Bên trong Bảo tàng Maurice Long của Hà Nội xưa

Bảo tàng Maurice Long là bảo tàng kinh tế đầu tiên và có quy mô lớn nhất Đông Dương. Hiện vật trưng bày trong bảo tàng phản ánh diện mạo kinh tế – văn hóa Đông Dương thời thuộc địa.

Khánh thành năm 1902, nhà đấu xảo (vị trí Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội ngày nay) là một nhà triển lãm có quy mô lớn bậc nhất Đông Dương xưa. Vào thập niên 1920, công trình được chuyển thành Bảo tàng Maurice Long để tưởng nhớ Toàn quyền Đông Dương Maurice Long (1866-1923).

Sảnh lối vào chính Bảo tàng Maurice Long. Đây là bảo tàng kinh tế đầu tiên và có quy mô lớn nhất Đông Dương. Hiện vật trưng bày trong bảo tàng là các sản phẩm phản ánh thành tựu kinh tế và bản sắc văn hóa Đông Dương những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Phòng trưng bày trung tâm của bảo tàng. Có thể nhìn thấy ở đây những sản phẩm thủ công mang đậm chất truyền thống của người Việt như đồ gốm sứ, đồ gỗ cẩn xà cừ… Nhiều hiện vật có giá trị cao được trưng bày trong tủ kính.

Một góc phòng trưng bày trung tâm, phía sau quầy trưng bày các sản phẩm tự nhiên.

Trong phòng trưng bày những sản phẩm đặc trưng của Đông Dương. Hiện vật ở nơi đây được bảo quản trong các tủ kính.

Phòng trưng bày lâm sản với các sản phẩm lằm bằng gỗ, tre và mây.

Khung cảnh nhìn từ lối vào của một phòng trưng bày phụ với bộ bàn thờ được sơn son thếp vàng, chạm khảm tinh xảo.

Những người phụ nữ sản xuất thảm lụa thủ công tại một gian của bảo tàng.

Tượng ông Toàn quyền Đông Dương Maurice Long được đặt trong bảo tàng. Trong Thế chiến II, công trình đã bị phả hủy khi quân Đồng minh tấn công các vị trí của quân Nhật ở Hà Nội. Đến năm 1978, chính phủ Liên Xô xây tặng cho nhân dân Hà Nội một cung văn hóa tại nơi đây. Công trình khánh thành vào 1/9/1985, mang tên Cung văn hóa Hữu Nghị Việt – Xô…

Red Vietnam

Cận cảnh cung điện vàng “núp bóng” nhà cấp 4

Cận cảnh cung điện vàng "núp bóng" nhà cấp 4
Chỉ đến khi bước vào bên trong của ngôi nhà cấp 4 bạn mới thấy sự sang trọng, cầu kỳ đáng ngạc nhiên đến mức nào.

Tin chắc rằng bất cứ ai nhìn vào bề ngoài của ngôi nhà sang chảnh này đều phải thốt lên 2 chữ “trời ơi”, “thần kỳ”. Ngôi nhà có sự tương phản giữa thiết kế bên ngoài và bên trong này nằm ở làng Novaya Razvodnaya, gần Irkutsk, thuộc khu đất rộng 620 m2.

Cận cảnh cung điện vàng núp bóng nhà cấp 4 - Ảnh 1.

Vẻ ngoài “cấp 4” của ngôi nhà trông rất bình thường…

Cận cảnh cung điện vàng núp bóng nhà cấp 4 - Ảnh 2.

…cho đến khi bước vào bên trong

Cận cảnh cung điện vàng núp bóng nhà cấp 4 - Ảnh 3.

Khung cảnh sang trọng và sanh chảnh đến bất ngờ mang phong cách hoàng gia.

Vẻ ngoài của ngôi nhà này chẳng khác là mấy so với các ngôi nhà trong làng. Sử dụng màu sơn trắng và lắp nhiều cửa kính để đón nhiều ánh sáng tự nhiên nhất, bên ngoài ngôi nhà này được thiết kế khá hiện đại.

Tuy nhiên, khi mở cửa chính bước vào bên trong, một thế giới khác thật sự khiến chúng ta phải choáng ngợp.

Cận cảnh cung điện vàng núp bóng nhà cấp 4 - Ảnh 4.

Tổng thể ngôi nhà khiến người xem không thể rời mắt…

Cận cảnh cung điện vàng núp bóng nhà cấp 4 - Ảnh 5.

…và trầm trồ thán phục.

Không biết chủ nhân căn nhà này đã chi bao nhiêu tiền cho nội thất nhưng cách bày trí giống như trong Cung điện Peterhof nằm ở Saint-Peterburg, được Peter đại đế cho xây dựng để cạnh tranh với Cung điện Versailles của Louis XIV ở Pháp.

Mang phong cách chủ đạo là rocona và baroque, ngôi nhà được chọn màu sơn chủ đạo trắng vàng, đồ đạc được mạ vàng và không thiếu đèn chùm lộng lẫy. Được biết, căn nhà này được xây dựng từ năm 2000, bao gồm 5 phòng ngủ, một phòng khách lớn, văn phòng, phòng chờ, phòng thay đồ…Phía bên ngoài có hai gara, hồ bơi, ao và một thác nước.

Vì chủ nhân ngôi nhà này vốn có nguồn gốc hoàng tộc nên ngôi nhà cũng được định hình xây dựng và trang trí theo phong cách hoàng gia. Hiện, ngôi nhà này đang được rao bán nhưng chi tiết giá chưa được tiết lộ. Sau khi những hình ảnh về ngôi nhà này được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông nước Nga tuần qua, rất nhiều người để lại bình luận vô cùng bất ngờ về vẻ ngoài tối giản của nó.

Theo Người đưa Tin

Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc

Nguồn: Stephen S. Roach, “Rethinking the Next China”, Project Syndicate, 25/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 7 năm qua, tôi đã dạy một khóa được nhiều người theo học ở Yale có tên là “Tương lai Trung Quốc”. Ngay từ ban đầu, tôi tập trung vào những mệnh lệnh chuyển đổi trong nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc, cụ thể là tiến trình chuyển đổi từ mô hình nhà sản xuất thành công lâu nay sang mô hình ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng của hộ gia đình. Tôi dành nhiều sự lưu tâm cho những rủi ro và cơ hội của sự tái cân bằng này cũng như những hệ quả liên quan đối với sự phát triển bền vững của Trung Quốc và nền kinh tế thế giới nói chung.

Trong khi nhiều “viên gạch” chủ chốt của tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc đã được đặt vào đúng vị trí, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bực của ngành dịch vụ và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, thì rõ ràng đang xảy ra một chiều hướng chuyển đổi vừa mới mẻ vừa quan trọng khác: Trung Quốc đang chuyển đổi từ một kẻ tìm cách thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa thành kẻ lèo lái tiến trình đó. Trên thực tế, Trung Quốc của tương lai đang đặt cược nhiều hơn vào mối liên kết của mình với một thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, và theo đó tạo ra một loạt những rủi ro và cơ hội mới.

Rõ ràng là có điều gì đó không ổn đã xuất hiện trong những năm qua. Chiến lược chuyển đổi này phản ánh rất nhiều dấu ấn lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, cụ thể là sự chú trọng của ông vào “Giấc mơ Trung Hoa”. Ban đầu, giấc mơ này là một thứ gì đó như một khẩu hiệu của chủ nghĩa dân tộc, được định hình như một tiến trình phục hưng giúp Trung Quốc giành lại vị trí nổi trội trên thế giới trong quá khứ, tương ứng với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của nước này.

Nhưng hiện nay Giấc mơ Trung Hoa đang được định hình thành một kế hoạch hành động cụ thể, tập trung vào kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” (OBOR). Sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng liên khu vực đầy tham vọng này là một sự kết hợp giữa hỗ trợ kinh tế với khuếch trương quyền lực địa chiến lược, được hỗ trợ bởi những thiết chế tài chính mới do Trung Quốc dẫn dắt: Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển Mới (thuộc BRICS), và Quỹ Con đường Tơ lụa.

Đối với những ai đang nghiên cứu sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc, thì tiến trình này khó có thể được xem là một diễn tiến tầm thường. Dù tiến trình chuyển đổi vẫn đang diễn ra, tôi xin mạn phép nhấn mạnh ba hàm ý có thể có.

Đầu tiên, Trung Quốc không thật sự thay đổi 180 độ. Là một nhà kinh tế học, tôi có xu hướng đặc biệt chú trọng vào các mô hình kinh tế và giả thuyết liên quan rằng các nhà lập chính sách có thể nhảy từ mô hình này sang mô hình khác. Tuy thế, nó không rõ ràng như vậy – đối với Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác.

Bất chấp những mục tiêu thực tiễn, giờ đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thừa nhận rằng chiến lược tăng trưởng nhờ vào tiêu dùng khó thực hiện hơn suy nghĩ ban đầu. Tỷ lệ tiêu dùng trong GDP chỉ tăng 2,5% từ năm 2010 – quá ít so với mức tăng thu nhập cá nhân mà người ta mong đợi sẽ đến từ mức tăng 7,5% trong tỉ trọng ngành dịch vụ và mức tăng 7,3% tỉ trọng dân số đô thị có thu nhập cao trong cùng thời kỳ.

Sự cách biệt lớn trên thực tế này phản ánh một mạng lưới an sinh xã hội đầy những lỗ hổng vốn tiếp tục khuyến khích người dân tiết kiệm nhằm phòng ngừa rủi ro. Điều này đang ngăn cản tăng trưởng tiêu dùng theo ý muốn của nước này. Dù vẫn thực hiện cam kết đô thị hóa và phát triển các ngành dịch vụ, nhưng Trung Quốc đã chọn dựa vào một nguồn tăng trưởng mới ở bên ngoài nhằm bù đắp cho mức cầu thấp ở trong nước.

Thứ hai, lần vươn ra toàn cầu này mang nhiều dáng dấp của mô hình nhà sản xuất cũ. Nó cho phép đưa năng lực sản xuất dư thừa trong nước đang tăng lên một cách đáng lo ngại sang đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng của dự án OBOR. Và nó dựa vào các doanh nghiệp quốc doanh (SOE) để thúc đẩy đầu tư, qua đó ngăn chặn những cải tổ vốn cần thiết bao lâu nay trong lãnh vực công nghiệp khổng lồ này của Trung Quốc.

Mặt bất lợi của sự ủng hộ mới xuất hiện gần đây dành cho mô hình nhà sản xuất là nó làm giảm ưu tiên dành cho mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng. Trong báo cáo công tác thường niên của Thủ tướng Lý Khắc Cường – một dạng tuyên bố chính thức về chính sách kinh tế – sự nhấn mạnh vào chuyển đổi cơ cấu sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng đã giảm rõ rệt trong hai năm qua (chỉ xếp thứ 3 trong cả hai năm 2016 và 2017, trong khi các sáng kiến bên cung được ưu tiên cao hơn).

Thứ ba, cách tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc phản ánh một sự thay đổi trong nền quản trị của nước này. Sự củng cố quyền lực trong nước của Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ là một phần của câu chuyện. Sự dịch chuyển quyền ra quyết định kinh tế từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Quốc Vụ Viện sang các tiểu nhóm lãnh đạo trực thuộc Đảng là đặc biệt quan trọng, tương tự như chiến dịch chống tham nhũng, tăng cường kiểm duyệt Internet, và các quy định mới đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Trớ trêu là quá trình tập trung quyền lực này quá rõ ràng. Sau tất cả, thì Tập Cận Bình đã sớm đưa ra lời hứa về việc phá bỏ những khối quyền lực thâm căn cố đế, và các cải cách đề ra tại Hội nghị Trung ương 3 hồi tháng 11 năm 2013 đã nhấn mạnh việc khuyến khích nhiều hơn vai trò quyết định của thị trường.

Nhưng lần vươn ra toàn cầu mới của Trung Quốc có một sự phi lý còn lớn hơn. Nó đi ngược lại phản ứng dữ dội của những người theo chủ nghĩa dân túy chống toàn cầu hóa đang nổi dậy ở nhiều nước phát triển. Là một nền kinh tế tập trung vào ngành sản xuất, Trung Quốc hưởng lợi rất nhiều từ tiến trình toàn cầu hóa, cả về tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và giảm nghèo đói nhờ số lượng người lao động dư thừa tìm được việc làm. Hướng tiếp cận đó hiện nay đã bị đình trệ bởi những mất cân bằng trong nước của Trung Quốc, sự suy giảm thương mại toàn cầu sau khủng hoảng 2008, và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ chống lại Trung Quốc. Và kết quả là các nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm tận dụng hơn nữa quá trình toàn cầu hóa đã đã vấp phải những thách thức trầm trọng từ chính mình.

Một Trung Quốc toàn cầu hóa hơn cũng đem lại những hệ quả quan trọng cho chính sách đối ngoại của nước này. Những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đặc biệt nổi bật, nhưng những “dấu chân”của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh cũng thu hút sự chú ý sát sao hơn. Có lẽ chiến lược mới này làm nổi lên vấn đề lớn nhất trong tất cả: Liệu Trung Quốc có lấp đầy khoảng trống bá quyền được tạo ra bởi cách tiếp cận “nước Mỹ trên hết” theo khuynh hướng biệt lập của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không?

Tóm lại, tương lai của Trung Quốc đang được định hình sẽ hướng ra bên ngoài nhiều hơn, sẽ quyết đoán hơn và tập trung quyền lực nhiều hơn so với những gì tôi hình dung khi bắt đầu dạy khóa học “Tương lai Trung Quốc” vào năm 2010. Đồng thời Trung Quốc không còn giữ nhiều cam kết đối với việc thực hiện các chương trình cải cách dựa trên thị trường với những điểm nổi bật như tăng tiêu dùng cá nhân và tái cấu trúc các doanh nghiệp quốc doanh. Khó mà biết được liệu điều này có làm thay đổi đích đến cuối cùng của quá trình tái cân bằng của Trung Quốc hay không. Tôi hy vọng là không. Nhưng chính vì lẽ đó, nó khiến việc dạy một khóa học ứng dụng trở nên thú vị hơn, khi mà trọng tâm của khóa học là một mục tiêu không ngừng thay đổi.

Stephen S. Roach là cựu Chủ tịch và kinh tế trưởng của Tập đoàn Morgan Stanley chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương. Ông còn là thành viên cấp cao tại Viện Jackson về các vấn đề toàn cầu của Đại học Yale, và là giảng viên cao cấp Trường Quản lý thuộc Đại học Yale. Ông là tác giả cuốn sách Unbalanced: The Codependency of America and China.

Copyright: Project Syndicate 2017 – Rethinking the Next China / Nghiên cưu Quốc tế

3 bộ phận cơ thể “trọng yếu” nhất: Biết chúng sợ gì mà tránh chính là cách để giảm bệnh tật

3 bộ phận cơ thể "trọng yếu" nhất: Biết chúng sợ gì mà tránh chính là cách để giảm bệnh tật
Tim, gan, phổi phải đảm nhận những nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Nếu chúng ta chăm sóc đúng cách, tránh những tác nhân khiến chúng “sợ” thì sức khỏe sẽ đảm bảo, bệnh tật giảm đi.

Vì sao muốn ít bệnh thì phải bảo vệ 3 bộ phận trọng yếu nhất sau đây?

Cơ thể con người là một cỗ máy mà ở nơi đó, bộ phận nào cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, có 3 bộ phận sau đây, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thẩm chí là tính mạng.

Lứa tuổi nào cũng cần chăm sóc sức khỏe, nhưng lứa tuổi sau 40, khi đã bước vào ngưỡng cửa trung niên, thì bạn cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận hơn.

Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc về cách bảo vệ các cơ quan nội tạng trọng yếu.

1. Bảo vệ trái tim

Trái tim là trung tâm của cơ thể con người, vì vậy sức khỏe của trái tim cũng là chìa khóa của sức khỏe con người.

Sau 40 tuổi là độ tuổi các bệnh tim mạch phổ biến hơn, tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài và tâm trạng không tốt có thể gây ra những tổn thương nhất định cho tim, lúc này chúng ta nên bảo vệ tim khỏi những tác hại.

3 bộ phận cơ thể trọng yếu nhất: Biết chúng sợ gì mà tránh chính là cách để giảm bệnh tật - Ảnh 1.

Tim có 4 nỗi sợ mà bạn nên tránh kịp thời

1. Sợ sự mệt mỏi: Mệt mỏi có thể gây nhồi máu cơ tim, thậm chí suy tim. Do vậy, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, không để cho cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi.

2. Sợ huyết áp tăng cao: Điều này sẽ làm tăng khả năng tử vong ở bệnh nhân tim mạch vành. Giữ sự ổn định huyết áp là điều quan trọng.

3. Sợ buồn, bi quan lâu ngày: Đây là yếu tố dễ khiến cho bạn bị bệnh tim, tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với những người có thái độ sống lạc quan.

4. Sợ đổ mồ hôi: Mồ hôi là chất lỏng của tim, đổ mồ hôi nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch. Do vậy, khi có các vấn đề về mồ hôi ra nhiều, bạn nên tìm cách kiểm soát.

2. Bảo vệ phổi

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ngày càng tăng cao. Trong đó, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, khói bụi đều là những nguyên nhân liên quan có thể gây bệnh.

Đặc biệt những người trung niên hút thuốc càng phải chú ý bảo vệ phổi, vì thuốc lá đã đầu độc phổi từ nhiều năm trước đó. Hãy dừng ngay việc hút thuốc lá nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe.

3 bộ phận cơ thể trọng yếu nhất: Biết chúng sợ gì mà tránh chính là cách để giảm bệnh tật - Ảnh 2.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

Phổi có 5 nỗi sợ mà bạn cần tránh xa

1. Sợ bị “khô”. Cơ thể của bạn khi bị khô, phổi cũng khô, làm tiêu hao dịch cơ thể, gây khô miệng, khô mũi, khô da. Do đó, bổ sung nước, độ ẩm cho cơ thể là việc nên chú ý làm thường xuyên.

2. Sợ “lạnh”: Thời tiết lạnh hay cơ thể bị nhiễm lạnh thì chất dịch trong cơ thể có thể bị cô đặc lại, từ đó dễ sinh các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc biệt là vào mùa đông, khi đi ra ngoài.

3. Sợ “nhiệt”: Cơ thể bị quá nóng/nhiệt có thể dẫn đến tình trạng dễ bị ho, hen suyễn. Do đó, duy trì được nhiệt độ cơ thể thích hợp, cả bên trong lẫn bên ngoài là vô cùng cần thiết. Thông qua chế độ ăn uống và môi trường sống.

4. Sợ sự “phiền muộn và lo lắng”: Cảm xúc tiêu cực làm tổn hại khí phổi, hoặc làm cho khí phổi hoạt động không bình thường. Do vậy, bạn nên duy trì thái độ sống thư giãn, vui vẻ, thoải mái, giảm áp lực, tránh những lo lắng không đáng có. Nếu bị lo lắng, áp lực thì nên nhanh chóng giải quyết.

5. Sợ “khói bụi bẩn và khí độc hại”: Những yếu tố từ môi trường không sạch sẽ dễ gây ứ đọng đàm và trôi vào phế nang, không lưu thông được khí trên và dưới nên dễ gây bệnh ở đường hô hấp.

3. Bảo vệ gan

Sau 40 tuổi cần chú ý kiêng rượu, bồi bổ gan mật. Đây là điều nên ưu tiên hàng đầu để cơ thể đảm bảo được sự ổn định.

Đông y có câu nói nổi tiếng: “Dưỡng gan là dưỡng mệnh”. Sau tuổi 40, bạn càng phải chú ý bảo vệ gan, nhất là những người uống rượu bia lâu năm. Rượu bia có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, sau tuổi 40, hãy chú ý cai rượu và bồi bổ gan, kịp thời tránh xa “5 nỗi sợ” đối với gan:

3 bộ phận cơ thể trọng yếu nhất: Biết chúng sợ gì mà tránh chính là cách để giảm bệnh tật - Ảnh 3.

1. Sợ uống rượu bia: Đây là yếu tố làm hại gan, gây gan nhiễm mỡ, gan bệnh do rượu, xơ gan, v.v.

2. Sợ thức khuya: Thói quen này làm tổn thương huyết trong gan, tăng gánh nặng cho gan, làm cho gan không thể tự phục hồi. Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là khung giờ hoạt động tốt nhất của gan, giai đoạn này bạn cần ngủ sâu để gan thực hiện tốt các chức năng của mình.

Nếu bạn thức khuya, vô tình làm cho gan không thể làm tốt chức năng của mình, từ đó mà gây ra bệnh.

3. Sợ tức giận: Nóng nảy và thái độ giận dữ có thể dẫn đến gan khí đảo ngược, dẫn đến bốc hỏa, nóng trong gan. Đông y cho rằng “nóng giận hại gan” là vì như vậy. Bạn nên điều chỉnh thái độ của mình để không tác động xấu đến khí trong gan.

4. Sợ nhìn lâu: Nhìn vào mục tiêu nào đó quá lâu (đọc sách, xem máy tính, điện thoại) sẽ làm tiêu hao gan và huyết, gây khô mắt, mờ mắt và các triệu chứng phức tạp khác. Hãy tranh thủ nhắm mắt an thần bất kỳ lúc nào bạn có khả năng làm việc đó.

5. Gan rất sợ nấm mốc: Trong nấm mốc chứa nhiều chất độc hại, có khả năng gây nhiễm độc từ aflatoxin, dễ có khả năng gây ra ung thư. Tránh ăn những thực phẩm ẩm mốc, thực phẩm cũ để lâu ngày.

*Theo Health/Secret / Trithuctre

Bắc Kinh giăng ‘mỹ nhân kế’ khắp thế giới, nhiều quan chức Mỹ sập bẫy

Nữ đặc vụ Phương Phương của ĐCSTQ đã thâm nhập với vòng tròn chính trị Đảng Dân chủ ở San Francisco (ảnh: Facebook).

Các chuyên gia tình báo Hoa Kỳ phân tích rằng ĐCSTQ đã thực thi “mỹ nhân kế” một cách rộng rãi và thâm nhập trên khắp Hoa Kỳ và thế giới, đồng thời tăng cường các hoạt động này trong thời gian đại dịch.

Theo bài viết được đăng trên trang EpochTimes, sau khi vụ việc nữ điệp viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Phương Phương bị giới truyền thông Mỹ phanh phui, thanh danh của Dân biểu Đảng Dân chủ Eric Swalwell cũng mất sạch. Chuyên gia tình báo phân tích, mục tiêu của gián điệp ĐCSTQ không chỉ là một số ít các chính trị gia, mà giới chính trị Hoa Kỳ từ lâu đã bị “thâm nhập hết sức sâu rộng”.

Giống như phiên bản của phim “Điệp viên 007” ngoài đời thực: Các nữ điệp viên trẻ trung và xinh đẹp thâm nhập giới chính trị Mỹ và sau đó cung cấp tình báo cho “ông chủ” là ĐCSTQ ở phía sau hậu trường.

Có ít nhất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn gián điệp của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ

Fox News ngày 10/12 dẫn lời một cựu sĩ quan quốc phòng và tình báo cho biết có ít nhất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn điệp viên của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ. Những điệp viên này thường có xuất thân trong các trường đại học hàng đầu, nói thông thạo tiếng Anh và thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Linkedin và Facebook để tiếp cận “con mồi”.

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Del Wilber cho biết các điệp viên tình ái thường là các cô gái trẻ trung xinh đẹp, nhưng cũng không nhất định. Gián điệp ĐCSTQ có đủ có nam lẫn nữ, thậm chí có khi họ còn tiếp cận những người đồng tình luyến ái.

Ông nói rằng các điệp viên sẽ ghi lại hành vi sai trái của con mồi bằng hình ảnh hoặc video để làm bằng chứng uy hiếp sau này. “Một khi bị nắm thóp, con mồi sẽ được yêu cầu hợp tác (với ĐCSTQ), nếu không hành vi của họ sẽ bị phanh phui, khi đó họ sẽ đối mặt với nguy cơ tan vỡ hôn nhân, và mất chức vụ trong chính phủ”.

Tung lưới rộng rãi nhắm vào các quan chức cấp thấp

Nhiều cựu quan chức tình báo nói với kênh Fox News rằng, với những mục tiêu khác nhau, gián điệp Trung Quốc cũng có mục đích và động cơ khác nhau. Lấy Eric Swalwell làm ví dụ, họ không chỉ nhắm vào mục tiêu chính, mà còn “tung lưới” với những người xung quanh anh ta. Ví dụ, họ thiết lập liên lạc với nhiều bạn bè, trợ lý, cấp dưới, thực tập sinh… của anh ta, mục đích là một mẻ hốt gọn các mối quan hệ xã hội của “mục tiêu giá trị cao” này.

Nguồn tin cho biết, trong mấy thập kỷ trước, mục tiêu của hầu hết các điệp viên Trung Quốc là những phần tử tinh anh trong giới doanh nghiệp, các giáo sư trong các phòng thí nghiệm hàng đầu, nhưng về sau họ đã mở rộng sang lĩnh vực chính trị, lý do là bởi “việc gài bẫy các chính trị gia dễ hơn gài bẫy một CEO triệu phú rất nhiều”.
Nữ đặc vụ Phương Phương
 của ĐCSTQ đã trực tiếp nhận lệnh từ lãnh sự quán San Francisco. Một cựu quan chức CIA, Daniel Hoffman, tin rằng ngoài những trường hợp nhận lệnh trực tiếp từ lãnh sự quán giống như Phương Phương ra, còn có một số gián điệp “bay một mình”, mục đích là để thiết lập nhiều “niềm tin cá nhân” hơn với con mồi, do vậy càng khó bị phát hiện

Ông Hoffman nói: “Họ liên hệ với những người như Swalwell, và bắt đầu đào tạo anh ta khi còn là một quan chức cấp thấp, bởi các điệp viên Trung Quốc nhận ra rằng để tiếp cận với một nhân vật tầm cỡ đã thành danh thật sự rất khó”.

ĐCSTQ dùng thủ đoạn “mỹ nhân kế” trên khắp thế giới

Fox News đưa tin rằng “cạm bẫy sắc đẹp” của Bắc Kinh đã vượt ngoài biên giới Hoa Kỳ, hơn nữa đã “tung lưới” rộng rãi trên khắp thế giới. Ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Nixon tới Tổng Bí thư ĐCSTQ Mao Trạch Đông không lâu, các hoạt động gián điệp tình ái của ĐCSTQ đối với xã hội phương Tây đã bắt đầu gia tăng.

Có lẽ nổi tiếng nhất trong đó phải kể đến điệp viên hai mặt Trần Văn Anh với tên tiếng Anh là Katrina Leung. Bà ta đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực gián điệp giữa Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ (MSS). Tình báo của bà ta được gửi thẳng tới bàn làm việc của tổng thống Mỹ và lãnh đạo ĐCSTQ, bề ngoài thì bà ta đang làm việc cho cơ quan tình báo Mỹ, nhưng đằng sau lại âm thầm làm việc cho ĐCSTQ.
Trần còn có quan hệ tình ái với hai quan chức FBI. Hai quan chức này đã trở thành người tình cung cấp bí mật cho bà ta. Dưới thao tác của Trần, các hoạt động gián điệp của FBI chống lại ĐCSTQ đã bị ĐCSTQ nắm bắt được một cách dễ dàng.

Kênh BBC của Anh từng đưa tin rằng những gián điệp tình ái của ĐCSTQ được Cơ quan An ninh Quốc gia cấp tỉnh phân công nhiệm vụ, mỗi tỉnh chịu trách nhiệm cho các khu vực khác nhau trên thế giới. Ví dụ, Cơ quan An ninh Quốc gia Thượng Hải chịu trách nhiệm thâm nhập vào Hoa Kỳ, Bắc Kinh thâm nhập vào Nga, Thiên Tân thâm nhập vào Nhật Bản và Hàn Quốc…

Đầu năm 2011, các sĩ quan tình báo Pháp đưa ra cảnh báo rằng ĐCSTQ không ngừng bố trí các “nữ điệp viên xinh đẹp” để đánh cắp bí mật thương mại và bắt chẹt công dân. Những vụ việc như vậy bao gồm: một nữ điệp viên ĐCSTQ đã lên giường với một nhà nghiên cứu dược phẩm hàng đầu của Pháp và sử dụng đoạn phim để bắt chẹt anh ta.

Năm ngoái, Cơ quan An ninh M15 của Anh tuyên bố rằng ĐCSTQ đã dùng “mỹ nhân kế” để thâm nhập vào ngành công nghiệp máy tính của công ty Anh.

Năm 2008, M15 của Anh đã ban hành một tài liệu có tiêu đề “Mối đe dọa từ các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ” cho nhiều quan chức an ninh, ngân hàng và giám đốc điều hành công ty, cảnh báo rằng: “Như chúng ta đều biết, các cơ quan tình báo của ĐCSTQ lợi dụng quan hệ tình dục và hành vi phạm tội để bắt ép các con mồi phải hợp tác với chúng”.

Nhiều quan chức Hoa Kỳ nhận được cảnh báo của FBI

Trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax TV ngày 10/12, cựu Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grenell, nói rằng nhiều quan chức Mỹ đã bị gián điệp Trung Quốc quyến rũ.

“Cạm bẫy này đã thâm nhập rất sâu. Tôi có thể chắc chắn với mọi người rằng, có nhiều thành viên của Quốc hội, các thống đốc và các quan chức địa phương của Đảng Dân chủ đều đã trở thành mục tiêu của gián điệp”, ông Glennell nói.

Ông Richard Grenell trả lời phỏng vấn của Newsmax (ảnh chụp màn hình youtube).

Ông Glennell cho biết: “Tôi có thể nói một cách có trách nhiệm rằng trên thực tế, tôi biết nhiều người đã trở thành mục tiêu mà các gián điệp ĐCSTQ nhắm tới, và FBI đã tiến hành các cuộc họp giao ban phòng thủ đối với họ”. Ông Glennell giải thích, “[Họp bàn giao phòng thủ là] Khi cộng đồng tình báo biết rằng một chính trị gia hoặc bất kỳ cá nhân Mỹ nào có thể trở thành mục tiêu lợi dụng của chính phủ nước ngoài, cộng đồng tình báo sẽ can thiệp và cho họ biết những thông tin cơ quan tình báo hiện đang nắm giữ”.

Ông Glennell nói: “Họ (gián điệp Trung Quốc) đã thâm nhập vào giới học thuật và chính trị, chúng ta cần phải hành động”. Ông kêu gọi Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện điều tra các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ.

Các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ trở nên tràn lan hơn trong mùa dịch

Ông Glennell nói thêm rằng trong đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán càn quét toàn cầu, quy mô của các hoạt động gián điệp ĐCSTQ “đã tăng lên” đáng kể. “Kể từ khi cộng đồng tình báo tuyên bố rõ ràng rằng COVID-19 bắt nguồn ở Trung Quốc, danh tiếng của họ (ĐCSTQ) đã hoàn toàn mất sạch”, vậy nên nó đã gia tăng các hoạt động của mình.

Chủ tịch Hạ viện, Nancy Pelosi, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (10/12) rằng bà không lo lắng về việc Dân biểu Eric Swalwell có quan hệ tình cảm với nữ gián điệp Trung Quốc. Ông Glennell đã chỉ trích mạnh mẽ và nói bà Pelosi đã cố tình mơ hồ về điểm này.

Ông Glennell nói rằng các điệp viên được ĐCSTQ cử đến Hoa Kỳ đều là những nhân vật cao cấp, “Họ phải nói thạo được tiếng Anh, phải hiểu được lối sống của người dân Mỹ, nhưng đồng thời họ cũng phải hiểu rất sâu về văn hóa và chính trị của ĐCSTQ, vì họ muốn thâm nhập vào xã hội tầng chóp”.

Ông Richard Grenell là thành viên của Đảng Cộng hòa, đã có 8 năm làm việc tại Liên Hợp Quốc và là đại sứ Hoa Kỳ tại Đức trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Ông cũng nói thêm rằng các điệp viên ĐCSTQ cũng phân bố khắp Liên Hợp Quốc, “Họ đã tận dụng mọi khả năng có thể để thâm nhập vào các nơi trong Liên Hợp Quốc”.

Vũ Dương / ĐKN