Những bức ảnh giành giải từ cuộc thi Earth Photo 2020

Loạt ảnh từ cuộc thi Earth Photo 2020 cho thấy tác động tàn khốc mà con người gây nên trong mối quan hệ với thiên nhiên.

Earth Photo 2020 là cuộc thi và triển lãm quốc tế được tổ chức bởi cơ quan Lâm nghiệp và Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh. Thông qua những câu chuyện trong mỗi bức ảnh, ban tổ chức muốn nâng cao nhận thức và thảo luận về vấn đề môi trường. Trong hình, bức ảnh chiến thắng hạng mục video của phóng viên Sean Gallagher. Năm 2018, các đám cháy đã thiêu trụi diện tích rừng kỷ lục ở miền Bắc và miền Trung Campuchia. Khoảng 1.800 đám cháy được ghi nhận vào giai đoạn cao điểm. Nạn phá rừng cũng khiến Campuchia chỉ còn khoảng 3% rừng nguyên sinh trên cả nước.

Bức ảnh này đã được xếp hạng nhất trong chủ đề “Con người”. Ảnh được chụp tại khu tự trị Di Lương Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Khoảng 4,7 triệu người từ hơn 10 dân tộc đang sống trong khu vực vùng núi có diện tích 60.000 km2 ở ngã ba tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Đàn ông vùng này thường ra ngoại tỉnh làm ăn, để lại người già và trẻ em ở nhà. Trong ảnh, một người đàn ông đang nhớ về gia đình.

Cảnh hoang tàn này được nhiếp ảnh gia Jonk chụp ở một khách sạn tại Bồ Đào Nha. Thông qua tác phẩm, Jonk muốn nêu quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. “Thiên nhiên mạnh mẽ hơn chúng ta. Dù bất kỳ điều gì xảy ra với con người, thiên nhiên sẽ luôn ở đó”, ông nói.

Cảnh tượng như vùng đất chết này thực chất là một cánh đồng. Yi Sun, chủ nhân bức ảnh, đặt tên cho nó là “Làm ruộng cạn”. Bức ảnh ghi lại hậu quả kinh hoàng của hạn hán đến vùng Aragon (Tây Ban Nha) suốt nhiều thập kỷ. Thông qua tác phẩm này, Yi Sun muốn nhấn mạnh ảnh hưởng khi con người tác động đến môi trường.

Người chiến thắng hạng mục “Biến đổi của rừng” là Charles Xelot với tác phẩm “Cây chết”. Đây là tác phẩm thuộc bộ ảnh về hậu quả của việc cháy rừng. Trong bức ảnh này, Xelot đã sử dụng ánh sáng nhân tạo để làm nổi bật cái cây trơ trụi. Thông qua việc này, tác giả muốn nhắc nhở lửa là một phần hệ quả của con người với thiên nhiên. Chính những hành động ấy biến cảnh quan thiên nhiên không còn tự nhiên như thưở ban đầu. Bức ảnh được chụp vào 2 năm sau một vụ cháy rừng. Thân cây chết còn nguyên nhưng mang một màu xám xịt.

Người chiến thắng hạng mục “Biến đổi khí hậu” là Joe Habben. Cảnh tượng trong ảnh là điều người dân ở Venice (Italia) phải chứng kiến hàng năm khi mực nước dâng cao. Thủy triều là một phần của tự nhiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mọi thứ đã trở nên nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu.

Người thắng chung cuộc là Jonk với tác phẩm “Nhà hát”. Tác phẩm cho thấy niềm đam mê của tác giả với mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Ở những địa điểm bị con người bỏ lại, sự sống thiên nhiên sinh sôi nhanh chóng. Trong năm 2018, Jonk còn xuất bản một cuốn sách với tựa đề “Biên niên sử đương đại”. Trong tác phẩm này, Jonk bàn về vị trí của con người trên Trái Đất và mối quan hệ với thiên nhiên.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN 

Làm thế nào để tìm kiếm sức mạnh nội tại trong mỗi người?

Sức mạnh nội tại chính là nguồn dự trữ bạn có trong hành trình vượt qua các bước ngoặt và thường là những đoạn đường khó đi trong đời.

Tôi hay đi leo núi và thường phải phụ thuộc vào những thứ có trong balo của mình. Sức mạnh nội tại chính là nguồn dự trữ bạn có trong hành trình bạn vượt qua các bước ngoặt và thường là những đoạn đường khó đi trong đời. Chúng gồm có tâm trạng tích cực, kiến thức cơ bản, lòng chính trực, bình an nội tại, lòng quyết tâm và một trái tim ấm áp.

Các nhà nghiên cứu còn xác định thêm các sức mạnh khác nữa, chẳng hạn như lòng trắc ẩn với bản thân, sự gắn kết an toàn, trí tuệ cảm xúc, tính lạc quan học được, phản xạ thư giãn, lòng tự trân trọng, khả năng dung nạp căng thẳng, khả năng tự điều hòa, năng lực phục hồi và năng lực thực thi.

Ý tưởng về sức mạnh nội tại

Tôi sử dụng từ sức mạnh với nghĩa rộng để bao gồm cả các cảm giác tích cực như bình tâm, sự mãn nguyện, và sự quan tâm, cũng như các kỹ năng, các xu hướng và góc nhìn hữu ích, cộng với các đặc tính được biểu hiện ra ngoài như sinh khí hay sự thư thái. Không giống như các trạng thái tinh thần thoáng qua, sức mạnh nội tại là các nét đặc trưng ổn định, là nguồn sống khỏe mạnh bền vững, là hành động cũng như đóng góp hữu hiệu và thông thái cho mọi người.

Ý tưởng về sức mạnh nội tại có thể ban đầu nghe có vẻ trừu tượng. Nào ta hãy đưa nó xuống mặt đất với vài ví dụ cụ thể sau. Báo thức vang lên và bạn muốn ngủ nướng, thế là bạn tìm đến sức mạnh ý chí để rời giường. Giả dụ bạn có con nhỏ, lũ trẻ đang cãi vã bực dọc, thay vì quát thét thì bạn tìm về nơi nào đó bên trong, vững vàng thay vì giận dữ.

gieo trong hanh phuc anh 1
Sức mạnh nội tại chính là nguồn dự trữ bạn.

Bạn bối rối với một sai sót trong công việc, thế là bạn gợi nhớ lại cảm giác mình có giá trị từ các thành quả trước đây. Bạn căng thẳng với những cạnh tranh xung quanh, thế là bạn tìm đến sự bình yên trong vài hơi thở ra thật sâu. Bạn thấy buồn vì không có ai đồng hành, thế là bạn tìm sự ủi an khi nghĩ đến những người bạn mình đang có.

Trong suốt ngày dài của bạn, các sức mạnh nội tại vẫn luôn vận hành tự động bên trong tâm trí, chẳng hạn như cảm giác về tầm nhìn, về lòng tin, hay là cảm giác tự nhận thức về bản thân.

Có một ý tưởng nổi tiếng trong y khoa và tâm lý học rằng cách bạn cảm nhận và hành động, cả trong hành trình đời mình cũng như trong hoàn cảnh hay các mối quan hệ đặc thù, được quyết định bởi ba yếu tố: thách thức bạn đối mặt, điểm yếu ớt mà các thử thách này gây ra, và các sức mạnh bạn có để xử lý được các thử thách này và bảo vệ được điểm yếu ớt của mình.

Đương đầu với khó khăn, nền tảng cho hạnh phúc

Ví dụ, thách thức từ một người chủ hay chỉ trích có thể bị phóng đại lên nhiều lần bởi điểm yếu hay lo âu của một người, nhưng người này hoàn toàn có thể đương đầu bằng cách tìm đến sức mạnh bên trong của mình, tự xoa dịu bản thân và cảm giác được tôn trọng từ người khác.

Tất cả chúng ta đều có những điểm yếu ớt dễ bị tổn thương. Cá nhân tôi ước gì mình không quá dễ bị lo âu và tự chỉ trích bản thân như vậy. Và cuộc sống thì không bao giờ thiếu thử thách, từ chuyện vặt như cuộc gọi nhỡ cho đến những vấn đề lớn hơn như tuổi già, bệnh tật và cái chết.

Bạn cần có sức mạnh đương đầu với khó khăn và những điểm yếu ớt, và khi một trong hai điều này phát triển lên, thì sức mạnh của bạn cũng phải tiến triển tương ứng với chúng. Nếu bạn muốn cảm thấy ít căng thẳng hơn, ít lo âu, bực dọc, khó chịu, ít cảm thấy trầm uất, thất vọng, cô đơn hơn, ít cảm giác tội lỗi, bị tổn thương, hay cảm giác thiếu thốn, thì sức mạnh bên trong sẽ giúp được bạn.

Sức mạnh nội tại là nền tảng cho một cuộc đời hạnh phúc, hiệu quả và tràn đầy yêu thương. Ví dụ, nghiên cứu trên một sức mạnh, cảm xúc tích cực đã cho thấy nó có thể giảm bớt căng thẳng và tính phản ứng thụ động, giúp chữa lành các vết thương tâm lý và cải thiện năng lực phục hồi, tình trạng khỏe mạnh nói chung, và mức độ mãn nguyện trong cuộc sống. Cảm xúc tích cực khuyến khích ta tìm kiếm cơ hội, tạo ra những vòng lặp tích cực và thúc đẩy thành công. Chúng còn làm tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trái tim của chúng ta, và nuôi dưỡng một cuộc đời lành mạnh dài lâu.

Trung bình có khoảng một phần ba sức mạnh của một người là bẩm sinh, được tích hợp sẵn vào trong tính khí di truyền, tài năng, khí sắc và nhân cách của họ. Hai phần ba kia được phát triển theo thời gian. Bạn có được bằng cách nuôi trồng chúng.

Đối với tôi đây là tin tốt, bởi lẽ điều đó có nghĩa là chúng ta có thể phát triển hạnh phúc và các sức mạnh nội tại có lợi cho sự hài lòng, tình yêu, và tính hiệu quả, cũng như sự thông tuệ và bình an nội tâm. Tìm hiểu cách làm thế nào để nuôi trồng các sức mạnh bên trong này có lẽ là điều quan trọng nhất bạn từng học.

Sách hay / Zing

Toàn cảnh nỗi ô nhục của quân đội Pháp trong Thế chiến II

Quân đội Pháp hùng mạnh hàng đầu châu Âu chính thức bại trận chỉ sau 1 tháng 15 ngày, đây có lẽ là nỗi ô nhục lớn nhất trong lịch sử quân sự nước này.

Toàn cảnh nỗi ô nhục của quân đội Pháp trong Thế chiến II

Nước Pháp là một trong những mục tiêu của Đức trong “Chiến dịch phía Tây” với mong muốn thôn tính không những Pháp mà còn cả Hà Lan, Bỉ và Luxembourg.

Tham gia chiến dịch, phía phe phát xít có Đức và Italia, phía Đồng Minh có Quân đội Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Canada, Luxembourg. Trong đó, sự hỗ trợ của phía Anh và Canada cho các nước đồng minh của mình ở châu Âu là rất lớn. Đặc biệt là lực lượng Không quân Anh và Bộ binh Canada.

Quân Đức đã khéo léo sử dụng đơn vị tấn công mồi, đánh lạc hướng quân Đồng Minh sau đó tung đòn hiểm hóc vào eo biển Manche cô lập lực lượng chủ lực Đồng Minh ở phía Bắc, cắt đường tiếp vận từ Anh sang Pháp, đòn đánh hiểm hóc đến nỗi sau này chính người Anh còn phải thừa nhận may mắn lắm họ mới sơ tán được lực lượng của mình ra khỏi Pháp trước khi quá muộn.

Sử dụng chiến thuật Blitzkrieg, các đơn vị thiết giáp của Đức tạo thành các mũi nhọn chọc sâu qua phòng tuyến của Đồng Minh và quân đội Pháp. Thậm chí các đơn vị thiết giáp này còn không có bộ binh tùng thiết, nhiệm vụ của bộ binh tùng thiết là… dọn dẹp bãi chiến trường mà các mũi thọc sâu này đã đi qua.

Kèm theo sức mạnh của không quân, khả năng thiện chiến của binh lính Đức và lực lượng thiết giáp với sức mạnh vượt trội, lần lượt từng lớp phòng thủ của Quân đội Pháp bị xuyên thủng trong thời gian ngắn đến ngạc nhiên, mũi tiến công mồi nhử của Đức cũng dành được nhiều thắng lợi bất ngờ dù nhiệm vụ của họ chỉ là vừa đánh vừa nhử quân Đồng Minh.

Phần lớn các hệ thống phòng thủ, hầm hào, pháo đài của Pháp ở biên giới phía Đông của nước này được xây dựng theo kiểu cũ, nhằm chống lại những đợt tiến công như trong Thế chiến thứ nhất và hoàn toàn tỏ ra bất lực trước những đơn vị thiết giáp thọc sâu của Đức.

Trước sự kháng cự yếu ớt của Pháp và quân Đồng Minh, người Đức ngay lập tức thừa thắng xông lên, họ đưa vào cuộc chiến những đơn vị tinh nhuệ nhất nhằm chứng tỏ cho cả thế giới biết ở châu Âu ai mới thực sự làm chủ.

Với phe Đồng Minh, mũi tiến công “mồi nhử” của Đức đã là một vấn đề cực kì đáng ngại, đến khi người Đức tung ra mũi tiến công chủ lực nhắm vào eo biển Manche, quân Đồng Minh chính thức vỡ trận.

Quân Đồng Minh đã tổ chức chiến dịch Dynamo nhằm sơ tán lính Anh, lính Canada và một số lượng lớn lính Pháp ra khỏi lãnh thổ nước này. Dù chiến dịch đã thành công tốt đẹp, nhưng đây vẫn được coi là một chiến dịch di tản đáng hổ thẹn của quân Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai khi mà liên quân 5 nước không thể chặn nổi 2 mũi tiến công của Phát xít Đức và Italia.

Những con tàu chật ních lính Anh và Pháp trên đường sơ tán. Tất cả những binh lính này đều còn đầy đủ vũ khí và đạn dược nhưng họ chọn bỏ chạy thay vì ở lại chiến đấu tiếp.

Với những người Pháp, việc cầm súng bỏ chạy là điều không thể chấp nhận được trong một cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

Những tù binh Anh và Pháp bị quân Đức giam giữ sau khi chiến dịch kết thúc. Kết thúc chiến dịch, sau 1 tháng 15 ngày phía Đức đã toàn thắng, đạt được mục tiêu đề ra, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đầu hàng, phía Anh và Canada rút quân hoàn toàn khỏi châu Âu.

Tổng cộng, phía phe Trục có 30.000 lính thiệt mạng, hơn 100.000 bị thương và gần 20.000 mất tích, phía Đồng Minh có tới 360.000 chết và bị thương kèm theo 1.900.000 lính bị bắt làm tù binh.

Chiến dịch cho thấy sự thất bại thảm hại của tuyến phòng thủ “chặt chẽ bậc nhất châu Âu” mà người Pháp dày công xây dựng từ sau Thế chiến thứ nhất, đây cũng là trận chiến mở đầu cho giai đoạn vàng son của quân đội Phát xít Đức khi họ đánh đâu thắng đó cho đến khi vấp phải những người Liên Xô quả cảm.

Ngày 10/5/1940, quân Đức đã duyệt binh ở thủ đô Paris, Pháp, những tướng lĩnh Đức vui tính còn chọn đường duyệt binh giống y hệt con đường mà lính Pháp đã đi khi họ duyệt binh mừng thắng lợi của mình sau khi đánh bại Đức hồi Thế chiến nhất. Nước Pháp chính thức thất thủ.

Theo KIẾN THỨC 

Đột quỵ não không chừa 1 ai: Bác sĩ Việt tại Mỹ chỉ ra cách để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Đột quỵ ngăn ngừa được không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não, khoảng 5 triệu người trong số đó tàn phế vĩnh viễn và 5 triệu người tử vong. Đột quỵ não là căn bệnh không chừa một ai và dù ở độ tuổi thấp người trẻ cũng hoàn toàn không miễn nhiễm với đột quỵ.

PGS BS Wynn Huỳnh Tran, tại trung tâm y khoa Wyn Medical Center, Los Angeles, Mỹ đã có bài viết chi tiết về căn bệnh đột quỵ và các cách để giảm nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là nguyên văn bài viết của bác sĩ:

——-

Mấy hôm nay, tôi bàng hoàng nghe tin một người tôi quen qua đời vì đột quỵ.

Tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về làm sao ngăn ngừa hay tầm soát đột quỵ. Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ phân tích lại bệnh đột quỵ, đặc biệt loại đột quỵ nguy hiểm do vỡ túi phình, các khuyến cáo ngăn ngừa, các xét nghiệm có thể giúp ngăn ngừa và cách tầm soát đột quỵ.

Đột quỵ là gì?

– Đột quỵ là do một vùng não bị mất oxygen đột ngột do mạch máu bị ngưng tuần hoàn. Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke), chiếm phần lớn (85-90%) và đột quỵ do vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%). Loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua)

– Đột quỵ là một quá trình phát triển bệnh từ từ, không có triệu chứng, đến một giai đoạn nhất định thì bùng phát như giọt nước tràn ly. Với đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke) thì quá trình này bắt đầu từ cao huyết áp không kiểm soát, cao mỡ, tiểu đường, và các yếu tố viêm như hút thuốc lá khiến mạch máu dần dần bị nghẹt. Với trường hợp vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke) cũng vậy, thường bắt đầu bằng cao huyết áp không kiểm soát, dẫn đến xơ vữa cứng động mạch làm dễ vỡ khi áp lực trong mạch máu quá lớn.

Đột quỵ do vỡ túi phình mạch máu não (brain aneurysm rupture)

Đột quỵ não không chừa 1 ai: Bác sĩ Việt tại Mỹ chỉ ra cách để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 1.

Hình minh họa của PGS BS Wynn Huỳnh Trần.

– Loại đột quỵ vỡ mạch máu do túi phình (Aneurysm) là loại nguy hiểm hơn do vỡ mạch máu dạng này thường lớn, tổn thương nhiều hay toàn bộ vùng não, và khó can thiệp. Vỡ túi phình thường dẫn đến xuất huyết dưới màng nhện (subarachnoid hemorrhage) khiến cho phần không gian dưới nhện, là nơi dịch não tủy lưu thông, bị nghẽn, khiến cho bệnh nhân bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong rất nhanh.

– Túi phình là giãn nở một đoạn của động mạch khiến cho thành mạch vùng này mỏng hơn so với chỗ khác (tương tự như phù ruột xe đạp). Thường túi phình phát triển chỗ nhánh rẽ của động mạch do thành mạch nơi này thường mỏng hơn so với chỗ khác.

– Túi phình trong não có nhiều kích cỡ khác nhau, từ vài milimet đến vài cm. Khoảng 6.5 triệu người Mỹ có túi phình trong não (1 trong 50 người), nữ có nhiều hơn nam, và túi phình thường xuất hiện trong khoảng tuổi 35 đến 60, phần lớn túi phình phát triển sau 40 tuổi. Phụ nữ, nhất là sau 55 tuổi, có rủi ro vỡ túi phình gấp 1.5 lần so với nam. Ước tính khoảng 50-80% túi phình cỡ nhỏ không bị vỡ (1). Kích cỡ túi phình trên 2.5 cm (khoảng 1 inch) là nguy hiểm do khả năng vỡ cao và khó chữa.

Triệu chứng vỡ túi phình

Đột quỵ não không chừa 1 ai: Bác sĩ Việt tại Mỹ chỉ ra cách để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 2.

Hình minh họa của PGS BS Wynn Huỳnh Trần.

Ngoài các triệu chứng thường gặp của đột quỵ như liệt yếu, thay đổi giọng nói… bệnh nhân bị vỡ túi phình còn có những triệu chứng sau:

– Mờ mắt hay mất thị lực, mí mắt sụp một bên, giãn đồng tử

– Nhức đầu kinh khủng, nhất là bên trong mắt

– Tê liệt và yếu

– Ói mửa và buồn nôn

– Cứng cổ, co giật, động kinh

Lưu ý là bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác ngoài những triệu chứng trên.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

Cách ngăn ngừa đột quỵ theo khuyến cáo của hội đột quỵ Hoa Kỳ và hội tim mạch hoa kỳ

– Ai cũng có rủi ro bị đột quỵ, càng lớn tuổi thì các rủi ro càng cao. Các khuyến cáo ngăn ngừa hiện nay nhằm vào kiểm soát các bệnh mãn tính (lâu dài), thay đổi lối sống, và cùng chủ động chăm sóc sức khỏe với bác sĩ.

– Hội đột quỵ Hoa Kỳ đưa ra 8 điều nhằm giảm rủi ro đột quỵ

+ Tìm ra rủi ro đột quỵ của mình dựa mình các yếu tố như huyết áp, các lab, và chỉ số khác. Hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên bệnh nhân nên thử tính toán rủi ro đột quỵ của mình tại https://ccccalculator.ccctracker.com/. Khi bệnh nhân biết rủi ro đột quỵ của mình, ví dụ như cao hay thấp, thì bệnh nhân sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh mãn tính khác, tập thể dục, hay đổi lối sống.

+ Ăn uống khỏe mạnh với chế độ cân bằng, gồm có rau củ quả tươi, chất xơ, đạm và chất béo vừa phải.

+ Giữ cơ thể vận động thường xuyên (physical active) như tập thể dục đều đặn. Tập thể dục được tính là 150 phút tập nhẹ mỗi tuần (hay gần 1g tập 3 lần mỗi tuần) hoặc 75 phút tập nặng (25 phút một lần và 3 lần mỗi tuần).

+ Theo dõi cân thường xuyên. Cân nặng, đặc biệt là thừa cân và béo phì là những rủi ro rất nguy hiểm cho đột quỵ

+ Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ

+ Kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hay cao mỡ. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ

+ Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, ngay cả khi các bệnh đã kiểm soát hoàn toàn. Một số bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định thì ngưng thuốc.

+ Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cùng với bác sĩ, hỏi các câu hỏi liên quan và tìm ra cách chăm sóc thích hợp nhất cho quý vị.

Có nên tầm soát đột quỵ bằng siêu âm động mạch cảnh?

– Tầm soát là cách tìm bệnh sớm mà chưa có triệu chứng. Hiện nay ngăn ngừa đột quỵ chủ yếu dựa vào các khuyến cáo nói trên. Trường Y khoa Harvard có phân tích một bài về siêu âm động mạch cảnh, là cách mà quý vị có thể nghe nói trong việc tầm soát đột quỵ.

– Động mạch cảnh là động mạch chính cung cấp máu lên não từ tim. Chúng ta có 2 động mạch cảnh ở hai bên cổ. Khi bác sĩ kiểm tra mạch đập ở cổ là kiểm tra mạch này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đột qụy có liên quan đến hẹp động mạch cảnh, vì vậy, siêu âm động mạch cảnh được xem là một cách có thể tầm soát đột quỵ sớm.

– Thực tế thì đột quỵ phức tạp hơn nhiều so với việc siêu âm động mạch cảnh. Các nghiên cứu chỉ ra phần lớn đột quỵ xảy ra ở bệnh nhân không bị hẹp động mạch cảnh. Và quan trọng hơn, việc đo lường chính xác độ hẹp của động mạch cảnh lại tùy thuộc vào kinh nghiệm của chuyên viên siêu âm. Vì vậy, trường Harvard và tổ chức chuyên khoa như Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng siêu âm để tầm soát đột quỵ.

Xét nghiệm tìm túi phình trong não (brain aneurysm)

– Hiện nay, các bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân làm xét nghiệm tìm túi phình trong não nếu không có các điều kiện sau:

+ có bệnh sử về túi phình trong não

+ bị đột quỵ xuất huyết dưới nhện

+ có người thân bị túi phình trong não

+ có các bệnh di truyền như Marfan Syndrome, Ehlers-Danlos syndrome IV, hoặc đa nang thận (Polycystic kidney disease)

PGS-TS BS Huỳnh Wynn Trần, Trung tâm y khoa Wynn Medical Center, Los Angeles, Hoa Kỳ

Theo Trí thức tre

Đằng sau hậu trường, Obama chưa bao giờ rời đi

Đằng sau hậu trường, Obama chưa bao giờ rời đi

Cuốn sách mới của cựu tổng thống Barack Obama trong một hiệu sách ở Washington vào ngày 17 tháng 11 năm 2020. (Nicholas Kamm / AFP qua Getty Images)

Việc xuất bản cuốn hồi ký mới của Barack Obama được sắp xếp theo chu kỳ tin tức, bất kể kết quả của cuộc bầu cử như thế nào. Những ý kiến ​​được thể hiện trong cuốn sách “Miền đất hứa” (A Promised Land) – về nước Mỹ, chủng tộc, Donald Trump, v.v. – sống động hơn bất cứ điều gì mà ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã phát biểu trong năm tranh cử cuối cùng của ông ta.

Và vì vậy, ngay cả sau khi Biden và giới báo chí tuyên bố ông ta đắc cử tổng thống, Biden vẫn tiếp tục bước đi dưới cái bóng của ông chủ cũ của mình.

Đó là một sự cố ý. Obama muốn mọi người hiểu rằng Biden là “hình đại diện” cho nhiệm kỳ thứ ba của Obama. Giờ đây, Obama có thể hoàn thành công việc “chuyển đổi nước Mỹ về cơ bản” như ông ta đã nói vài ngày trước cuộc bầu cử năm 2008. Hillary Clinton được kỳ vọng rằng ít nhất, bà ta sẽ bảo vệ những gì mà bà được thừa hưởng từ Obama. Nhưng chiến thắng của Trump, người đã vận động để hủy bỏ các sáng kiến ​​chính sách đối nội và đối ngoại của Obama, khiến vị tổng thống da màu sắp mãn nhiệm chỉ có hai sự lựa chọn – ngồi yên chứng kiến người kế nhiệm phá bỏ di sản của mình, hoặc tìm mọi cách để ngăn ông ta lại.

Cuộc đảo chính là bằng chứng cho sự lựa chọn của Obama. Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, các thành viên Đảng Dân chủ và các nhân vật truyền thông đã nhắm mục tiêu vào “vòng tròn” của Trump trong bốn năm qua không chỉ đơn giản là để bảo vệ các đặc quyền của Nhà nước ngầm. Đây là những quan chức, cấp phó và cận thần, những người sẽ không dám thực hiện một nỗ lực táo bạo như vậy trừ khi nó được chấp thuận từ phía trên.

Mục đích của cuộc đảo chính là ngăn Tổng thống Trump phá hủy di sản của Obama cho đến khi ông ta tìm được cơ hội để quay trở lại.

Theo một ý nghĩa nào đó, Obama chưa bao giờ rời đi. Ông ta là tổng thống đầu tiên, trong vòng một thế kỷ, ở lại Washington sau khi kết thúc nhiệm kỳ; Woodrow Wilson đã bị đột quỵ và không thể dễ dàng rời thủ đô. Obama giải thích rằng ông và đệ nhất phu nhân muốn con gái út của họ tốt nghiệp trường trung học tư thục trước khi họ chuyển đi. Con của họ đã vào Đại học Michigan vào mùa thu năm ngoái, nhưng với chu kỳ bầu cử năm 2020 đang diễn ra, nhà lãnh đạo trên thực tế của Đảng Dân chủ sẽ không đi đâu cả.

Trong giới chính trị, không có gì bí mật về việc Obama ủng hộ Kamala Harris. Bà ấy đầy tham vọng và lôi cuốn, và không có bất kỳ ý tưởng hay quan điểm mạnh mẽ nào của riêng mình, không gây ra mối đe dọa nào cho ông ta. Bà ấy là người thừa kế lý tưởng của Obama, nhưng các cử tri sơ bộ lại thấy bà ấy giả tạo và khó ưa, và bà ấy đã bị loại khỏi cuộc đua vào đầu tháng 12. Obama sẽ tìm cách để khôi phục lại bà ấy, nhưng, trong khi chờ đợi, ông ta cần một “con ngựa” để cưỡi qua các cuộc bầu cử sơ bộ.

Vị phó chủ tịch một thời của Obama nói chuyện luyên thuyên và không mạch lạc, hay bỏ dòng, và về thứ tư trong cuộc đua ở Iowa. Tuy nhiên, vào tuần đầu tiên của tháng 3, cơ sở của Obama đã đẩy Amy Klobuchar, Pete Buttigieg và Elizabeth Warren ra để củng cố sự ủng hộ phía sau Biden. Trong thời buổi của coronavirus, một chính trị gia bị mất phương hướng một cách rõ ràng đã phản ánh tình trạng của đất nước.

Tự nguyện đóng cửa là hình mẫu hoàn hảo cho những người Mỹ buộc phải ở nhà. Và Obama ở đây để đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đã làm như vậy.

Vào tháng 4, trong một hội nghị trực tuyến, ông ta đã yêu cầu các thị trưởng đảng Dân chủ không mở cửa trở lại các thành phố của họ cho đến khi việc xét nghiệm và giám sát coronavirus được thực hiện trên toàn quốc. Việc đóng cửa các hoạt động kinh tế của các thành phố lớn của Hoa Kỳ sẽ hạn chế bất kỳ sự phục hồi kinh tế nào, và do đó sẽ cản trở cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump. COVID-19 cũng trở thành nền tảng cho chiến dịch bỏ phiếu qua thư lớn, mà Obama đã quảng bá trong cùng tháng đó với một loạt các tweet liên tiếp cảnh báo các cử tri Dân chủ rằng ông ta là người thúc đẩy chiến dịch Biden.

Khi các chi tiết về cuộc đảo chính bắt đầu lọt qua vòng phong tỏa của giới truyền thông, Obama đã chơi trò biện hộ. Vào tháng 5, ông ta đã làm rò rỉ một phần cuộc gọi điện thoại với các quan chức Đảng Dân chủ, trong đó ông ta bày tỏ sự thất vọng rằng Bộ Tư pháp đã bác bỏ cáo buộc chống lại cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump, Michael Flynn. Ông ta cũng nói rằng Flynn nên bị buộc tội khai man. “Khuyến nghị” này của Obama sau đó đã sớm được thẩm phán đưa ra trong vụ án Flynn, thẩm phán đã chỉ định một cựu công tố viên đưa ra lập luận để buộc tội vị tướng ba sao đã nghỉ hưu về tội khai man.

Trong suốt mùa xuân và mùa hè, các hồ sơ đã được giải mật cung cấp bằng chứng về vai trò trực tiếp của Obama trong hoạt động chống lại Tổng thống Trump. Những hồ sơ này cho thấy rằng vào tháng 1/2017, ông ta đã giao nhiệm vụ cho James Comey tiếp tục cuộc điều tra giả mạo của FBI nhắm vào Flynn. 

Hồ sơ cũng ghi lại rằng John Brennan đã nói với ông ta vào tháng 7/2016 rằng Clinton đã bật đèn xanh cho một hoạt động nhằm phỉ báng Trump là một điệp viên của Nga. Nhiều tháng sau, Obama đã chỉ đạo Brennan đưa ra một đánh giá của cộng đồng tình báo phỏng theo chiến dịch bôi nhọ của Clinton nhằm làm mất tính hợp pháp không chỉ của nhiệm kỳ tổng thống của Trump mà còn cả cuộc bầu cử.

“Russiagate” đã làm phát sinh một cuộc điều tra cố vấn đặc biệt, cuộc điều tra này đã chuyển thành một cuộc luận tội, được thay thế bằng việc đảng Dân chủ vũ khí hóa virus Corona Vũ Hán, và sau đó là sự tấn công và cướp bóc các thành phố của Hoa Kỳ.

Cho dù bây giờ Obama có thể củng cố di sản của mình hay không, thực tế là ông ta đã ghi dấu ấn vào vị trí độc nhất của mình trong lịch sử Hoa Kỳ — ông ta là tổng thống đầu tiên can thiệp vào quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, trong bốn năm. Và thay mặt ông ta, cuộc đảo chính đang diễn ra đã đẩy một quốc gia đến bờ vực thẳm để tái thiết lập nó lại theo hình ảnh của ông ta.

Tác giả: Lee Smith là tác giả của cuốn sách mới xuất bản gần đây “Cuộc đảo chính vĩnh viễn: Kẻ thù trong và ngoài nước nhắm vào Tổng thống Mỹ như thế nào”.

Thanh Hương / Theo Epoch Times tiếng Anh

Đi tìm câu trả lời thế kỷ cho hiện tượng ‘nước Mỹ đỏ’ (Kỳ 2)

Đi tìm câu trả lời thế kỷ cho hiện tượng 'nước Mỹ đỏ' (Kỳ 2)

Nước Mỹ của Joe Biden sẽ đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các quyền của người dân sẽ dần bị tước bỏ, mở rộng sự kiểm soát của chính phủ và sự thao túng của ĐCSTQ. (Tổng hợp)

Những “kẻ ngốc hữu dụng” ấy là sản phẩm của “Cuộc trường chinh bên trong thể chế” đang hiện diện ở mọi vị trí của xã hội Hoa Kỳ hiện đại, từ những chính trị gia cánh tả, đến giới truyền thông cánh tả, đến giới giáo sư đại học cánh tả, đến các ngôi sao ca nhạc và các minh tinh Hollywood, các tỷ phú truyền thông và công nghệ…

Kỳ 2: Cuộc trường chinh bên trong thể chế

Xem lại Kỳ 1.

Nước Mỹ trong cuộc vận động phản văn hóa thập kỷ 60 trời long đất lở

Những linh hồn lạc lối

“America – nước Mỹ” là một ca khúc nổi tiếng của nhóm nhạc lừng danh Simon & Garfulken. Ca nhạc sĩ Paul Simon đã sáng tác ca khúc này nhờ cảm hứng từ chuyến đi xuyên nước Mỹ trong 5 ngày của anh với cô bạn gái Kathy vào năm 1964, chuyến đi để giúp anh tìm nước Mỹ – “I’ve gone to look for America”, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. 

Bắt đầu ca khúc là những cái nhìn lạc quan vui vẻ của người kể chuyện khi hai người chơi trò đoán lai lịch hành khách trên xe bus, rồi sau đó cảm giác này mờ dần đi. Cuối cùng khi người bạn đồng hành chìm vào giấc ngủ, người kể chuyện bắt đầu tỉnh táo và suy ngẫm về ý nghĩa của chuyến hành trình và nói lên cảm xúc thật của mình. 

Anh viết: “Kathy, I’m lost”. I said though I knew she was sleeping. “I’m empty and aching and I don’t know why” – “Kathy, anh lạc lối rồi”. Tôi nói dù biết cô ấy đang ngủ. “Anh trống rỗng và đau đớn và anh không biết tại sao”. Người kể chuyện sau đó đã nhìn chăm chăm ra ngoài cửa sổ, đếm những chiếc xe, rất nhiều những con người, những tâm hồn trống rỗng đang lang thang vật vã trên những con đường cao tốc, đường mòn nước Mỹ. Đó cũng là những linh hồn đang lạc lối và đau khổ như anh giữa những năm 60 của nước Mỹ. Tất cả họ đều đang tìm kiếm một nước Mỹ xa vời – “All come to look for America” – người kể chuyện viết thế.

Nhạc phẩm này ghi lại cảm xúc tuyệt vọng đặc trưng của những người Mỹ mất phương hướng trong cuộc vận động phản văn hóa lớn nhất của nước Mỹ từ khi lập quốc. Tạp chí Rolling Stone đã viết rằng: “nó đã ghi lại cảm giác bối rối và bồn chồn của nước Mỹ trong những năm chứng kiến các vụ ám sát Martin Luther King, Jr. và Robert F. Kennedy cũng như sự leo thang chiến tranh ở Việt Nam”.

Vì sao mà tinh thần thanh niên Mỹ lại trở nên trống rỗng và lạc lối đến thế? Chính là vì họ chịu ảnh hưởng sâu của những trí thức cánh tả, sản phẩm của sự xâm nhập của phong trào cánh tả từ những thập niên đầu thế kỷ 20 mà chúng ta đã đề cập ở trên.

Những kẻ “đầu têu” trong công cuộc phản văn hóa

Ở nước Mỹ sau Thế chiến 2 xuất hiện cái gọi là “Thế hệ sụp đổ” (Beat Generation) – đa số chỉ một nhóm các tác giả tại nước Mỹ những năm 50 sau thế chiến 2, họ dẫn đầu làm ra một cuộc vận động văn học và nghệ thuật làm bại hoại thế nhân. Những người này miệt thị những hiện tượng bại hoại đạo đức trong xã hội, nhưng lại từ đó mà lại rút ra những kết luận phản lại với đạo đức truyền thống, tiêu cực chán đời. 

Đa số các thành viên của “Thế hệ sụp đổ” đều thuộc dạng bất cần đời, họ cổ súy cho lý luận chủ nghĩa tự do, phóng đại quan niệm tự ngã, cự tuyệt giá trị quan truyền thống, mê đắm vào chủ nghĩa thần bí, thuốc phiện, phạm tội, sống cuộc sống phóng đãng không kiềm chế. Trên thực tế trong số họ có rất nhiều người chịu nhận ảnh hưởng rất sâu của tư tưởng phong trào cánh tả, như Jack Kerouac, trước khi thành danh đã từng viết một cuốn tiểu thuyết “Sự đản sinh của một người Chủ nghĩa Xã hội”, biểu đạt sự chống đối đối với xã hội chủ nghĩa tư bản. 

Một nhân vật đại biểu khác của cuộc vận động này là Allen Ginsberg, sau này công khai trở thành một người đồng hành với CNCS. Tác phẩm của những người này không tuân thủ các quy tắc, kết cấu thông thường của sáng tác truyền thống, về mặt hình thức cũng thường tạp loạn vô chương, ngôn ngữ thô tháo thậm chí thô bỉ. Hơn nữa, chúng phản luân thường đạo lý, từ phương diện tư tưởng cho đến văn hóa, đã trải đường cho cuộc vận động phản văn hóa những năm 60 trên phạm vi toàn thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội.

Sau năm 1960, càng có nhiều trào lưu tư tưởng biến dị hơn xuất hiện, như hippie, punk, goth v.v. Những trào lưu phản truyền thống này có ảnh hưởng rất lớn ở các thành phố lớn của phương Tây, dẫn dụ từng thế hệ thanh niên tôn sùng bạo lực, hút thuốc phiện, giải phóng tình dục, ăn mặc kiểu quái dị, văn hóa đồi phế, hắc ám và tử vong v.v.

Cuộc tấn công vào văn hóa truyền thống thập niên 60 ở phương Tây

Năm 1968, do Martin Luther King và Robert Kennedy bị ám sát, cùng với việc chiến tranh Việt Nam không ngừng leo thang, khiến cuộc vận động này đạt đến cao trào. Mùa xuân năm 1968, ước chừng hơn 2000 người hippie ăn mặc quái dị, tụ tập mấy ngày đêm liền ở công viên Cánh cổng vàng-San Francisco, dùng các loại hành vi quái đản như nhạc rock, diễn xướng, thi ca, thậm chí là lõa thể để biểu đạt sự phản kháng đối với xã hội. Mùa hè năm 1969, khoảng hơn 400 nghìn người cùng tụ tập tại vùng ngoại ô Woodstock. Khẩu hiệu mà họ hô lớn là “tình yêu, tự do, hòa bình”. Mấy trăm nghìn người trôi theo nhạc rock mà phóng đãng, cuồng hoan, không lý trí, không câu thúc, kéo người ta vào trào lưu dung tục thấp kém, suy đồi, đạo đức trượt dốc. Bởi vì ảnh hưởng quá lớn, nên được cho là lần tụ hội âm nhạc quan trọng nhất trong lịch sử nhạc Pop. Công viên trung tâm New York, công viên Cánh cổng vàng San Francisco, và vùng Woodstock cũng vì thế mà trở thành tượng trưng cho cuộc vận động phản văn hóa của nước Mỹ.

Thanh niên Mỹ thì phản chiến, phản văn hóa truyền thống, nhưng kinh phí thì lại được rót sang từ Liên Xô. Theo lời khai của Stanislav Louv, cựu quan chức thuộc cấp cao nhất của GRU (viết tắt của Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu Liên Xô cũ), người đào thoát khỏi Nga sang Mỹ vào năm 1992, hỗ trợ tài chính của Liên Xô cho tuyên truyền phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam tại các quốc gia phương Tây nhiều gấp đôi tài trợ quân sự và kinh tế cho Bắc Việt. Ông nói: “GRU và KGB đã tài trợ cho hầu hết các cuộc vận động và các nhóm phản chiến ở Mỹ và các nước khác.”

Lúc này ở châu Âu cũng đang diễn ra những cuộc vận động phản văn hóa kinh thiên động địa, như cuộc nổi loạn “Cơn bão tháng 5” của sinh viên Pháp mà trong đó hàng chục triệu người bị cuốn vào trên phạm vi toàn quốc, với cùng nguyên do là sự thù hận và phản kháng chống đối của các sinh viên trẻ đối với văn hóa và đạo đức truyền thống. Họ đòi tự do tình dục và phản đối khuôn phép. Cuộc vận động này cũng được gọi là “Cách mạng văn hóa của phương Tây”, một hô một ứng với Đại Cách mạng Văn hóa đang diễn ra ở Trung Quốc. Sự phản kháng chống đối của sinh viên đồng thời nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng Chủ nghĩa Xã hội (Socialist Party) và Đảng Chủ nghĩa Xã hội Cấp tiến (Radical-Socialist Party) của nước Pháp. Những đoàn diễu hành dài ngút tầm mắt ở Paris, tay giơ cao chân dung Mao Trạch Đông, miệng phát ngôn những tư tưởng của 3M (Mark, Mao, Marcuse) trở thành hình ảnh đặc trưng của cuộc vận động này.

Trở lại nước Mỹ, năm 1973, sau khi tổng thống Nixon tuyên bố kết thúc chiến tranh Việt Nam, phong trào phản chiến đã mất đi mục tiêu trực tiếp, phong trào sinh viên bắt đầu đi vào thoái trào. Tuy nhiên, những sinh viên cấp tiến được bồi dưỡng trong những phong trào sinh viên quy mô lớn vẫn không hề vứt bỏ “lý tưởng” của họ. Sau khi vào đại học, ưu tiên nghiên cứu của họ là các chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn như báo chí, văn học, triết học, xã hội học, giáo dục, nghiên cứu văn hóa v.v. Tốt nghiệp xong, họ vào làm việc ở những cơ quan có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa, xã hội như các tổ chức phi chính phủ, cơ quan chính phủ, cơ quan báo chí truyền thông và các trường đại học, trở thành các chủ nhiệm khoa, viện trưởng, nắm giữ quyền phát ngôn và quyền hành chính khá lớn ở các học viện, giữ chức vị giáo dục suốt đời tại các trường đại học, gieo rắc “lý tưởng chính trị” vào đầu những thế hệ sinh viên tiếp theo, tạo ra những phần tử cấp tiến giống họ. 

Và thế là mặc cho ở bên ngoài thế giới tự do người ta tung hô mừng rỡ khi CNCS ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và những học giả như Francis Fukuyama lạc quan tuyên bố: “Lịch sử đã cáo chung”. Giờ đây, “cuộc trường chinh bên trong thể chế” đã thực sự bắt đầu – từ trong tâm hồn người Mỹ.

Xem tiếp trang: 1 2 3 4 

Nguyên Vũ / NTD Vietnam.