Biệt thự 5,2 triệu USD của anh trai Billie Eilish

Finneas O’Connell, anh trai của nữ ca sĩ Billie Eilish, sở hữu một căn biệt thự sang trọng sát biển ở thành phố nghỉ dưỡng Malibu (California, Mỹ).

Billie Eilish anh 1
Bất động sản được Finneas O’Connell mua vào tháng 9/2020 với giá 5,2 triệu USD.
Billie Eilish anh 2
Căn biệt thự được hoàn thiện vào năm 2005, có diện tích khoảng 116 m2 với 3 phòng ngủ và 2 phòng tắm. Các không gian sinh hoạt bên trong được thiết kế vừa trang nhã vừa gần gũi.
Billie Eilish anh 3
Phòng khách thoáng đãng, rộng lớn, được lát sàn gỗ cứng để tạo cảm giác sang trọng. Những ô cửa kính xung quanh đem đến cảnh sắc đại dương bao la.
Billie Eilish anh 4
Khu vực nhà bếp nằm sát phòng khách được sắp xếp gọn gàng, tinh tế với hàng loạt trang thiết bị nấu nướng hiện đại.
Billie Eilish anh 5
Khu vực ăn uống nhỏ nhắn có điểm nhấn là một chiếc đèn chùm tinh xảo. Bộ bàn ghế đơn giản đem lại cảm giác gần gũi.
Billie Eilish anh 6
Phòng ngủ chính thông thoáng, trang nhã, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, mang những tông màu sáng chủ đạo để tạo không khí nhẹ nhàng.
Billie Eilish anh 7
Phòng tắm chính sang trọng, rộng rãi với đầy đủ tính năng cao cấp, được chia thành những khu vực khác nhau.
Billie Eilish anh 8
Các phòng ngủ phụ đều có ban công và được trang bị khá đầy đủ tiện nghi.
Billie Eilish anh 9
Hiên nhà là địa điểm lý tưởng để gia chủ tận hưởng những phút giây thư thái.
Minh Đức / Zing

Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ

Ở bảo tàng nghệ thuật Lourve có một bức điêu khắc của Jean Goujon khiến những người lần đầu đi qua đều phải đỏ mặt xấu hổ khi nhìn vào. Đó là bức tượng một cô gái trẻ đang vạch bầu ngực cho gã đàn ông già nua bú. Không chỉ ở Lourve mà còn nhiều bảo tàng khác trên thế giới có những tấm điêu khắc, tranh vẽ về hai nhân vật này. 

Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 1.

 Tấm điêu khắc trong bảo tàng Lourve, Pháp.

Bức điêu khắc và nhiều tác phẩm tranh ấy mang một cái tên chung: Cimon and Pero, và nó mang một câu chuyện đậm tính nhân văn khiến người ta phải khóc, chứ không phải che mắt ngoảnh đi. Pero là con gái của Cimon. Hành động tưởng như ghê tởm ấy chính là tình cảm của cô con gái dành cho người cha đang chết dần chết mòn của mình.

Nếu không hiểu câu chuyện phía sau, hẳn nhiều người sẽ lên tiếng chế nhạo, cuời chê phía bảo tàng. Thật, làm sao có thể đặt một bức tượng, bức tranh vẽ cảnh tượng nhục dục ghê tởm ấy ngay trong khuôn viên bảo tàng nghệ thuật, vốn được biết dành cho sự tinh tế cao sang.

Tới ngày hôm nay, bức “Cimon and Pero” lại một lần nữa khuấy động mạng xã hội, từ Facebook đến Tumblr khắp nơi chia sẻ lại bức tranh của danh hoạ Rubens cùng câu chuyện cảm động về tình cha con ấy.

Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 2.

 Bức “Cimon and Pero” của danh hoạ Rubens vẽ năm 1640.

Câu chuyện mà tác giả kể đúng ở phần chi tiết cốt lõi: Pero đang sử dụng bầu ngực của mình để cứu sống người cha đang phải chịu án tử trong tù của mình. Tuy nhiên, thực tế, nguyên tác lại khác hơn một chút.

Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 3.

Nguyên gốc câu chuyện có tên Roman Charity, được ghi lại trong cuốn IV bộ Nine Books of Memorable Acts and Sayings of the Ancient Romans ( 9 cuốn sách về hành động và câu nói đáng nhớ của người La Mã cổ đại) của nhà lịch sử học Valerius Maximus viết vào những năm 30 Kỷ Công Nguyên. Hầu hết những câu chuyện trong sách đều dựa trên các khía cạnh cuộc sống đời thường của người Hi Lạp cổ. Roman Charity là chuyện về lòng hiếu thảo. 

Bởi vậy, chi tiết nói Cimon là chiến binh anh hùng của Puerto Rico là không chính xác

Ở truyện gốc, không có Cimon và Pero, chỉ có một người đàn bà bị Pháp quan kết án tử phải ngồi tù. Nhưng vì quản giáo thương tình đã không bóp cổ chết ngay, chỉ để mụ phải dần dần chết đói sau chấn song, đồng thời cho phép con gái vào thăm mụ, chỉ cấm không được tiếp tế đồ ăn. 

Nhiều ngày trôi qua, quản giáo ngạc nhiên vì mụ vẫn còn sống, chỉ hơi mệt mỏi tiều tuỵ mà thôi. Thế là vị quản giáo bí mật theo dõi những lần thăm mẹ của cô con gái kia có gì khuất tất hay không. Rồi ông phát hiện ra trong cuộc thăm viếng, cô con gái vạch bầu ngực của mình ra để mẹ bú sữa để bà không chết đói trong tù. 

Chuyện đến tai Pháp quan không lâu sau đó, nhưng vì cảm động với sự hiếu thảo của cô con gái dành cho mẹ, vị Pháp quan đã trình báo lên Bồi thẩm đoàn và quyết định thả tự do cho người đàn bà về với con gái.

Vốn đã là truyện thì thường có dị bản, mà “Cimon and Pero” chính là dị bản của câu chuyện người mẹ bú sữa con gái trong tù bên trên. Cimon có vai trò thay thế bà lão, còn Pero, vẫn mang nhiệm vụ cô con gái hiếu thuận tìm mọi cách nuôi bố mẹ trong tù. 

Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 4.

 Tác phẩm cùng đề tài khác của hoạ sĩ Peter Paul Reubens.

Cimon bị kết tội tử hình phải ngồi tù và đang bị bỏ đói trước khi hành hình. Pero không muốn cha phải chịu khổ đau đã lén lút để cha bú sữa trong những lần thăm cha. Cuối cùng vụ việc bị phát hiện, nhưng vì sự đẹp đẽ phía sau hành động ấy, Cimon đã được trả tự do cùng con gái hiếu thảo của mình.

Câu chuyện về lòng hiếu thuận La Mã đã trở thành cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nghệ sỹ ở thế kỷ 17, 18. Bức điêu khắc của Jean Goujon là một trong số đó. Ngoài ra, còn có bức tranh sơn dầu của danh hoạ Peter Paul Rubens.

LƯƠNG HỒNG PHÚC, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

BỐN NỮ HOÀNG VIỆT NAM LÀ AI?

‘Nước ta có bốn nữ hoàng’ 
– nỗi đau cho phụ nữ Việt Nam

BBC 

Một cựu giáo viên dạy tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nói bà ‘vừa buồn cười vừa đau’ về một số quan chức nữ ở Việt Nam bị dư luận chế nhạo trong thời gian qua. 
Bên lề một hội thảo tư về Việt Nam học ở Porto, Bồ Đào Nha, hồi trung tuần tháng 7/2019, nhà giáo Phạm Chi Mai, người đã có thâm niên 55 năm trong nghề, bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về bốn nhân vật quan chức nữ bị người dân cười nhạo vì có những hành động và lời nói ‘phản cảm’ hay ‘ngớ ngẩn’. 

“Ngoài trên mạng ra, ngay cả khi tôi đi chợ, các bà bán rau cũng đọc cho nhau nghe. [Họ nói] Việt Nam bây giờ hơn nước Anh rồi. Nước Anh có một nữ hoàng, còn Việt Nam chúng mình có bốn nữ hoàng”.
Bà Phạm Chi Mai kể thêm chi tiết vì sao bốn nữ lãnh đạo lại được người dân mệnh danh là nữ hoàng Mít, nữ hoàng Dép, nữ hoàng Lon và nữ hoàng Lu. 
“Đấy là điều mà người ta cười và chế nhạo.
“Chế nhạo thứ nhất là óc đậu phụ của những người phụ nữ như vậy mà lại đi làm quan chức. Thứ hai, họ chế nhạo những người đưa những phụ nữ đó lên và để họ ở vị trí như vậy với những câu nói ngớ ngẩn đến như thế.
“Chúng tôi vừa buồn cười mà vừa đau cho người phụ nữ Việt Nam.
“Họ lại đưa cả mặt lên. Nói thật, tôi là phụ nữ mà trông thấy những gương mặt đó tôi cũng thấy phản cảm. Đó là điều rất bất lợi cho lãnh đạo của chính quyền.” 
Bốn ‘nữ hoàng’ là ai? 
 Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy TP.HCM: Hồi đầu tháng 1/2019, rất nhiều người xem và chia sẻ một clip có hình ảnh bà Thân Thị Thư bóc mít ăn và chăm chú xem điện thoại trong lúc ngồi ghế chủ tọa buổi gặp mặt báo chí đầu năm. Đây là chủ đề cho nhiều facebooker bình luận về cách văn hóa ứng xử của một người nữ lãnh đạo. 
– Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM: trong một buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, một phụ nữ trong khán phòng do quá bức xúc đã rút chiếc giày đang đi và ném thẳng vào bà Tâm. Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người ném giày, sau đó cho BBC biết bà và người dân bức xúc vì Ủy ban Nhân dân quận 2 mập mờ trong việc đền bù cho người dân khi xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận. Bà Dương cho biết bà đã bị phạt 750.000 đồng về tội “ném vật dụng vào người khác” và “đã nộp phạt rồi.”
– Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch: Cuối tháng 6/2019, Bộ Văn hóa có công văn chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca – Cola. Bà Ninh Thị Thu Hương giải thích đó là vì chiến dịch “Mở lon Việt Nam”của hãng này thể hiện sự không trang trọng, gây phản cảm. Trả lời báo Tuổi trẻ, bà Ninh Thị Thu Hương nói: “Hãy giả sử người người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ “lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề”. Sau đó, có chuyên gia ngôn ngữ đã lên tiếng phản biện và cho rằng tên chiến dịch quảng cáo này không có gì là phản cảm. Cộng đồng mạng cũng dậy sóng với nhiều bài viết chế nhạo cách giải thích của bà Hương. 
– Bà Phan Thị Hồng Xuân, Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa IX, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM: ngày 12/7, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 15, PGS Phan Thị Hồng Xuân đã đề xuất ý kiến các hộ gia đình nên trang bị một lu to để chứa nước nhằm chống ngập vào mùa mưa. Đề xuất này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, đa số là chế nhạo, trên mạng xã hội và truyền thông trong nước. Sau đó bà Hồng Xuân đã nộp đơn xin nghỉ phép dài ngày vì ‘cần nghỉ ngơi sau biến cố quá lớn với bản thân’, theo các báo Việt Nam. 
‘Cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục’
Bình luận về tình hình nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhà giáo Phạm Chi Mai chia sẻ với BBC:
“Đây cũng là một điều làm chúng tôi buồn quá đi. Vì ngay cả người đứng đầu cao nhất của Bộ Giáo dục cũng làm cho dân chúng tôi trong ngành không thấy phục – không thấy phục về cách ứng xử, về thái độ đối với công việc chung, về cái cảnh mà trong khi họp quốc hội ông ngồi ngủ gật…chưa kể việc ông dung túng những sai trái cực kỳ nhiều”.

Bà nói thêm về những vụ việc như cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng hay cô giáo bắt học sinh tát bạn. 

“Chúng tôi bản thân là giáo viên, bản thân là người mẹ, và đặt mình vào tâm trạng một đứa bé 12 tuổi đứng giơ mặt cho các bạn tát, mỗi bạn tát 10 cái. Rồi cô giáo tát một cái cuối cùng là 231 cái. Và chúng tôi nói rằng cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục.

“Bộ trưởng Bộ giáo dục mà không nghiêm khắc, không biết dạy những người làm công tác giáo dục thì sẽ tạo ra những chuyện như thế này thôi.”

“Tất nhiên đây là số nhỏ vì đây chỉ là một trong số hàng triệu giáo viên nhưng nó là tha hóa đến mức cùng cực về đạo đức nghề nghiệp. Đó là cái tôi thấy không thể nào chấp nhận được với tư cách một người làm giáo dục.”

Theo Tễu Blog

80 năm thành lập ấp Hà Đông (Đà Lạt): Tổng đốc Hoàng Trọng Phu có vai trò như thế nào?

Cư dân ấp Hà Đông (Đà Lạt) những năm 1940

Bước chân thư thái đưa tôi đến với Đà Lạt sử quán thuộc doanh nghiệp tranh thêu XQ. Nơi này, có ngôi đền mang tên Hơi thở tổ tiên Đà Lạt. Trong đền, có mấy câu dường như nói thay cho tất cả: “Hãy nghe tiếng nói trong nước/ Hãy nghe tiếng nói trong lửa/ Và nghe trong gió tiếng ai oán của lùm cây/ Đó là tiền nhân/ Họ không chết/ Và không bao giờ chết”.

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu

Năm 1892, cậu ấm Hoàng Trọng Phu (con trai Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải) cùng cậu ấm Thân Trọng Huề (con trai Tổng đốc Thân Văn Nhiếp) và cậu ấm Lê Văn Miến (con trai Án sát Lê Năng Nghiêm) được Nam triều cử sang Pháp học trường thuộc địa (École Coloniale) tại Paris (Pháp). Lúc mới về nước, vì có cha đang làm quan, nên ông chỉ làm thông ngôn cho vua Thành Thái ít tháng. Sau đó, ông ra làm Án sát tỉnh Bắc Ninh, năm 1897 làm Tổng đốc Ninh Thái (Bắc Ninh và Thái Nguyên). Năm 1906, Hoàng Trọng Phu kế vị cha làm Tổng đốc Hà Đông.

Trước năm 1945, Hà Đông là tỉnh lớn và quan trọng của miền Bắc. Trong hơn 20 năm làm Tổng đốc Hà Đông, Hoàng Trọng Phu đã có nhiều công lao phát triển các làng nghề, dân sinh xã hội của tỉnh Hà Đông.

Đầu tiên, ông đã khôi phục các làng nghề cho tỉnh Hà Đông vốn đã nổi tiếng với “the La, lụa Vạn, chồi Phùng”.Toàn tỉnh có 136 ngành nghề với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt là ngành tơ lụa, khảm trai, thêu ren.

Ông mời nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Văn Đông ở làng Nhân Hiền, phủ Thường Tín, về làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Bách nghệ (trụ sở trường Đại học Bách khoa – Hà Nội ngày nay), thành lập Hội Tiểu canh nông công nghệ Hà Đông. Ông cử các phái đoàn mang sản phẩm thủ công (the, lụa, mây tre đan) tham dự triển lãm tại thủ đô nước Pháp. Ông quan tâm phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc trở thành điểm sáng về kinh tế. Nhiều lần chính ông đã chu cấp tiền cho người Vạn Phúc mang lụa đi tham gia triển lãm ở Paris.

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu còn chọn các nghệ nhân đưa sang Trung Quốc học nghề lụa tơ tằm, sang Nhật học sơn mài, rồi cả nghề mộc nghề bạc, mở cả bảo tàng mỹ nghệ cho các nghệ nhân làng La Cả, La Khê…

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu

Những cư dân đầu tiên ấp Hà Đông

Tuổi trẻ hướng ngoại, thích phiêu lưu. Là công nhân xếp chữ của tờ báo tiếng Pháp mang tên La Voulté, vô tình ông Ngô Văn Bính đọc cột tin đăng tải chương trình tuyển người di dân vào Đà Lạt do Tổng đốc Hà Đông là Hoàng Trọng Phu chiêu mộ. Thế là ông xin đi.Xa Hà Nội vào Đà Lạt lập nghiệp.Năm đấy ông Ngô Văn Bính mới 18 tuổi.

Cùng đi với ông chuyến đó còn hơn 30 người ở các làng Quảng Bá, Nghi Tàm, Ngọc Hà, Tây Tựu, Vạn Phúc, Xuân Tảo, gồng gánh, cuốc xẻng, nồi niêu, xoong chảo, lục tục lên tàu ra ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội trên đường Lê Duẩn – PV).Ông Bính nhớ mãi câu hỏi của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu trước khi lên đường: “Vì sao cháu đi?”.Ông Bính thưa: “Dạ… Bẩm quan lớn, cháu thích đi xa”.

Trước đó, ông Ngô Văn Bính đọc trên Tạp chí Nam Phong bài “Lâm Viên hành trình nhật ký” của Nam tước Đoàn Đình Duyệt. “Từ EoGió trở lên, xe chạy nhanh được quãng chừng 50 km. Đường lúc này bằng phẳng, có chỗ như miền Trung Châu. Ven đường có độ năm, ba cái sách (xóm cô rào) của người Thượng.Nhà lụp xụp, thô sơ.Đất trồng lúa mỗi nơi chỉ được độ một, hai khoảnh nhỏ, còn lại là đất trống mênh mông, nhìn ra thấy hoang vu cả ngàn dặm tới tận cùng tầm mắt.Nếu di dân lập ấp, khai khẩn canh tác thì có thể có được hai, ba trăm thôn”.Nhật trình đó đã kích thích thêm máu giang hồ bẩm sinh trong con người Ngô Văn Bính.

Ấp Hà Đông xưa sình lầy trải dài theo thung lũng từ phía thượng nguồn hồ Vạn Kiếp, khu Cité de Coux tới giáp ấp Nghệ Tĩnh. Ấp Nghệ Tĩnh do quan Quản đạo Đà Lạt là Phạm Khắc Hòe đưa dân Nghệ Tĩnh vào lập ấp sau ấp Hà Đông vài năm. Ấp Hà Đông rất nhiều trăn. Đêm trăng, trăn lừ lừ trườn lên, xuyên qua những bụi lau sậy đung đưa; khi thì đen sì trong bóng tối, lúc lấp lánh dưới ánh trăng…

Để mai sau con cháu nhớ về cội nguồn

Quản đạo đầu tiên của Đà Lạt là Trần Văn Lý nhận thấy Đà Lạt là vùng khí hậu mát mẻ, nhiều đất hoang chưa khai phá, nhu cầu rau quả tươi sống của người Pháp cũng tăng lên. Bản thân từng làm Tri phủ Thọ Xuân (Thanh Hóa), quá am hiểu nông dân miền Bắc thiếu đất canh tác, Quản đạo Trần Văn Lý đã đề nghị Tổng đốc tỉnh Hà Đông Hoàng Trọng Phu đồng thời kiêm Chủ tịch Ủy ban tương tế xã hội Trung ương Bắc Kỳ di dân vào lập ấp tại Đà Lạt.

Nhận lời đề nghị của Quản đạo Trần Văn Lý, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đã giao cho Thương tá Canh nông tỉnh Hà Đông là Lê Văn Định xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện việc di dân Hà Đông vào lập ấp tại Đà Lạt.

Ông Lê Văn Định đã đứng ra vay 500 đồng từ quỹ của Ủy ban tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ (thời giá khi đó, 2 đồng mua được 1 tạ gạo – PV). Trong đó, ông trích ra 300 đồng gửi vào Đà Lạt nhờ Quản đạo Trần Văn Lý chuẩn bị cơ sở vật chất ban đầu để ổn định cuộc sống của di dân.Phần còn lại, ông Định dùng mua vé tàu hỏa và cấp cho những người được tuyển chọn vào đợt đầu chi tiêu và mua sắm công cụ.

Đầu năm 1938, hơn 30 nam giới, do chức sắc của các làng xã ven Hồ Tây đề cử, đã được tuyển chọn tập trung về trụ sở Hội Tiểu canh nông công nghệ Hà Đông. Tại đây, họ lại được ông Vũ Đình Mấm – Tham tá Canh nông tỉnh Hà Đông hướng dẫn thêm về cách trồng rau và hoa.

Ngày 29/5/1938, nhóm cư dân đầu tiên gốc Hà Đông gồm 33 người (27 nam, 6 nữ) là những nông dân khỏe mạnh thạo nghề làm vườn được huấn luyện kỹ càng phương thức canh tác tiên tiến theo mô hình châu Âu đã lên tàu hỏa vào Đà Lạt. Đầu năm 1939, thêm 19 người vào ấp. Từ năm 1940 đến năm 1942 lại thêm 47 người. Cuối năm 1943, thống kê cả ấp Hà Đông đã có tới 57 gia đình cùng nhau chung lưng xây dựng quê mới. Trong số đó có ông Ngô Văn Bính.

Sau tết Kỷ Mão (1939), mang theo 2.000 củ lay-ơn vào Đà Lạt, chỉ 2 tháng sau, thấy đây là vùng đất làm ăn tốt, ông Bính đã viết thư về quê động viên cha mẹ đến xin với ông Lê Văn Định tạo điều kiện cho vào Đà Lạt. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Bồng, cũng được Tổng đốc Hoàng Trọng Phu viết giấy giới thiệu vào Đà Lạt (năm 1941).

Theo lời kể của ông Ngô Văn Bính và ông Ngô Văn Ngôn cho con cháu, năm 1940 Tổng đốc Hoàng Trọng Phu vào thăm ấp. Bà con cử ông Ngô Văn Ất đến gặp và xin được lấy tên của Tổng đốc đặt cho tên ấp là ấp Hoàng Trọng Phu. Nhưng Tổng đốc đã khéo léo từ chối và đề nghị bà con nên lấy tên là ấp Hà Đông để mai sau con cháu nhớ về cội nguồn. Đề nghị này cũng được chính quyền Đà Lạt chấp thuận.Cái tên ấp Hà Đông chính thức ra đời từ đó.Ngày nay, ấp Hà Đông thuộc phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Cụ Thiếu Hà Đông

Năm 2010, trong một lần tham gia thực hiện cuốn sách “Vạn Phúc xưa và nay”, tôi đã tiếp cận với tài liệu của các cụ cao tuổi trong làng còn giữ được. Đó là cuốn “Les Industries Familiales de Hadong” (Nghề truyền thống Hà Đông) do Tổng đốc Hoàng Trọng Phu viết. Cuốn sách mô tả chi tiết về các làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Đông, trong đó có nghề dệt gấm, nghề dệt the lụa và nghề dệt lĩnh ở làng Vạn Phúc.

Trong Lời nói đầu, đề tại Hà Đông ngày 15/7/1932, tác giả Hoàng Trọng Phu viết: “Trong các tỉnh ở Bắc Kỳ, hình như Hà Đông tập hợp được phần lớn các nghề có tầm quan trọng đặc biệt bởi sự đa dạng và sự phát triển của ngành nghề. Những đồ dùng bằng đồi mồi, đồ gỗ, và nhất là the lụa và hàng thêu của Hà Đông được tất cả người sành ưa chuộng”.

Ngoài làm kinh tế, ông còn cổ súy phong trào chấn hưng Phật giáo tại Bắc Kỳ những năm 1930. Trong đó, có Tạp chí Đuốc Tuệ của Phật giáo Bắc Kỳ, ấn bản do ông và ông Nguyễn Năng Quốc đứng đầu, ra đời tháng 11/1934. Ông cho trùng tu các danh thắng như chùa Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay); chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay); và mở mang xây dựng ấp Thái Hà.Ông còn tham gia các hoạt động chính trị xã hội khác như thành viên Hội đồng quản lý Hội Khai trí Tiến đức; Chủ tịch Ủy ban tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn bản xứ Bắc Kỳ…

Năm 1937, ông Hoàng Trọng Phu từ nhiệm Tổng đốc Hà Đông, người kế tiếp công việc của ông là một vị Tổng đốc từ Thái Bình lên. Nhưng rồi người kế nhiệm đã không tiếp tục phát triển các ngành kinh tế do ông vạch ra. Vì thế, năm 1941, mong muốn tiếp tục phát triển các ngành nghề thủ công tại Hà Đông nên ông đã đề nghị với triều đình Huế đưa con rể là Hồ Đắc Điềm đang là Án sát tỉnh tỉnh Bắc Ninh về làm Tổng đốc Hà Đông.

Bà giáo Hồ Thị Thể Tần, cháu ngoại Tổng đốc Hoàng Trọng Phu kể: “Ông ngoại nói với cha tôi: – Bây giờ toa phải giúp moa chấn hưng lại kinh tế Hà Đông”. Vậy là cha tôi tiếp tục những công việc ông ngoại tôi đã làm”.

Hà Đông dưới thời Tổng đốc Hồ Đắc Điềm được nâng cấp thêm một bước phát triển mới, với cả nhà hát cùng rạp chiếu phim. Nhưng đó lại là câu chuyện chúng tôi muốn kể vào một dịp khác./.

…………………………………………………………………..

Box: Hướng tâm trí nhân dân vào việc làm

Do có nhiều công lao với Nam triều, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu được phong Võ hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, nên được gọi là cụ Thiếu Hà Đông. Năm 1937, ông về nghỉ hưu tại ấp Thái Hà và mất tại đây vào năm 1946, thọ 75 tuổi.

Mới đây, trong cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926 – 2010)”, NXB Hà Nội (2014) những người biên soạn đã dẫn lại những đánh giá về Tổng đốc Hoàng Trọng Phu của viên Công sứ Pháp ở Hà Đông như sau: “Bằng cách đem lại mối lợi, ông (Hoàng Trọng Phu – PV) đã thành công trong việc thắt chặt dây liên lạc giữa các gia đình, hướng tâm trí người ta vào việc làm ăn, xua đuổi sự nhàn rỗi thường là nguyên nhân sinh ra nhiều tật xấu. Nền kinh tế phát triển giúp cho ông quan đầu tỉnh bản xứ rất lớn trong công việc cai trị về phương diện chính trị”.

KIỀU MAI SƠN / Văn Hóa Nghệ An

Rò rỉ ghi âm CNN bàn luận dùng vụ khủng bố 11/9 để uy hiếp TT Trump chuyển giao

Tối 2/12, Tổng thống Donald Trump đã tweet một bản tin từ tài khoản của James O’Keefe, người phụ trách Tổ chức tin tức phi lợi nhuận Project Veritas chuyên vạch trần khuynh hướng cánh tả và hủ bại. Không rõ làm cách nào tổ chức này đã ghi âm được các cuộc họp qua điện thoại của ban biên tập truyền hình CNN – một trong những hãng truyền thông mà ông Trump luôn gọi là “hãng tin giả”.

"Sixties" New York Series Premiere Party : News Photo

Ảnh: Jeff Zucker, Tổng Giám đốc CNN)

Ông James O’Keefe cam kết rằng, bắt đầu từ 7 giờ tối ngày 1/12 (giờ Mỹ), sẽ liên tiếp công bố ghi âm các cuộc họp sáng của CNN.

Trong ghi âm đầu tiên được ông đưa ra, biên tập cấp cao và tổng giám đốc của CNN đang thương lượng về biện pháp cụ thể làm thế nào để buộc ông Trump chuyển giao quyền lực. Trong đó, hai người nói rằng hãy dùng ví dụ tòa tháp đôi bị nổ sập để uy hiếp ông Trump.

Theo một bài viết được TT Trump chia sẻ trên trang RedState được ký tên bởi Mike Miller, đoạn đầu có viết: 

“Là một cây bút chính trị lâu năm, một trong những mục tiêu yêu thích của tôi là CNN. Tôi rất thích đốt bỏ cái kênh tự gọi mình là “Cái tên Đáng tin Nhất trong giới Báo chí” một cách lố bịch. Tôi đính kèm thương hiệu này để bồi thêm một cú nữa – như là một mô tả sai lệch nực cười về một kênh đã trải qua 8 năm như là kênh tin tức riêng của Obama, 4 năm như là kênh tin tức về ‘hội chứng hỗn loạn’ của Trump, và bây giờ biến hình một cách chóng mặt thành cơ quan ngôn luận cho Biden.”

Ông James O’Keefe của tổ chức Project Veritas nói với Mike Miller rằng, sáng sớm thứ Ba ngày 1/12, ông đã gọi điện cho tổng giám đốc CNN là Jeff Zucker nói:

“Zucker, ông có đó chứ? James O’Keefe đây. Chúng tôi đã nghe các cuộc gọi từ kênh CNN của ông trong khoảng hai tháng nay, và đã ghi âm lại mọi thứ. Tôi chỉ muốn hỏi ông một vài câu hỏi nếu ông có thời gian.

Ông có cảm thấy mình vẫn là cái tên đáng tin cậy nhất trong giới báo chí, bởi vì tôi phải nói là từ những gì tôi nghe được trong những cuộc điện thoại này là, tôi không hề biết điều đó; chúng tôi có nhiều bản ghi âm cho thấy ông không phải là một kênh truyền thông độc lập.” 

Jeff Zucker ngây người một lát, rồi nói bằng một giọng bị kinh hoảng: “Uhm.., cảm ơn vì đã gọi.” Sau đó, ông ta cố bình tĩnh kiểm soát cuộc gọi và nói tiếp:

“Vậy tất cả mọi người, tôi nghĩ theo tình hình này chúng ta sẽ cài đặt một hệ thống mới và chúng ta sẽ họp lại sau. Chúng ta sẽ hoàn tất cuộc gọi sau.”

Sau đó, Jeff Zucker đã lập tức ngừng cuộc họp điện thoại và hét lớn: 

Làm cái quái nào mà thằng O’keefe khốn nạn đó có thể ghi âm được các cuộc họp …[từ bậy] của chúng ta? Trong những … [từ bậy] đến hai tháng!!!”

Dưới đây là toàn văn nội dung 3 phần ghi âm được công bố đầu tiên bởi ông James O’Keefe:

Đoạn ghi âm thứ nhất: Dùng khủng bố 11/9 để uy hiếp ông Trump chuyển giao

Cuộc gọi bắt đầu với phóng viên Jamie Gangel, cho biết các chính trị gia cánh tả đang yêu cầu bà báo cáo về vấn đề TT Trump rời nhiệm sở.

Jamie Gangel: Tôi muốn nhấn mạnh một chút những gì Michael nói về chuyển giao [quyền lực] và Trump, vì sáng nay tôi đã nói chuyện với nhiều người cả hai phía. Và tôi cứ nghe mãi một điều từ phía người đảng Cộng Hòa gồm cả người chưa bước ra chúc mừng Biden và cả phía người đã bước ra, và phía người đảng Dân Chủ, [họ nói] rằng chúng ta phải, như đã biết, các hãng truyền thông lớn phải rất cẩn thận và phải có trách nhiệm việc không để cho Trump có nhiều khoảng trống để có thể lấy lý do không thoái vị, vì họ cảm thấy việc chuyển giao có thể xảy ra.

Và như mọi người biết đó, ngoài [báo cáo] tóm tắt tình hình an ninh quốc gia, điều then chốt cần bắt đầu ngay, họ thật sự không muốn chúng ta phóng đại việc Trump không phải đang rời khỏi văn phòng. Mà tôi đang chuẩn bị có nhiều bài báo cáo về đúng việc đó cuối ngày hôm nay, nhưng đó là bức tranh chung, tôi muốn nhấn mạnh điều Michael nói.

Jeff Zucker: Được. Đồng ý

Nhưng phần gây sốc nhất của cuộc gọi là nhà sản xuất thực địa Stephanie Becker yêu cầu hãng tin thảo luận về khả năng một vụ tấn công khủng bố 11/9 khác có thể xảy ra nếu TT Trump không hỗ trợ quá trình chuyển giao cho ông Biden.

Stephanie Becker: Về vấn đề: tại sao việc phải làm cho quá trình chuyển giao diễn ra đúng đắn là quan trọng, Báo cáo của [Ủy ban] 11/9 nói, một trong những vấn đề [khi đó] là thất bại trong quá trình chuyển giao. Vì vậy, nếu muốn có một ví dụ cụ thể về điều gì sẽ xảy ra khi không có quá trình chuyển giao tốt, thì hãy nhìn vào Tòa tháp đôi.

Jeff Zucker: Đúng. Tôi cho rằng đây là luận điểm quan trọng. Tôi nghĩ rằng điều ấy đã hơi hơi lộ ra hôm qua [khi nói đến] vấn đề an ninh quốc gia. Tôi cho rằng rất cần thiết nêu lại chi tiết này. Tôi cho là nên, nên gợi ý để người ta nghĩ đến sự liên quan giữa vụ 11/9 và thiếu sót trong vấn đề chuyển giao.

—-

Báo cáo Ủy ban 911 (911 Commission Report) được nói trong ghi âm là chỉ sau sự kiện tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, lưỡng đảng đã thành lập một ủy ban điều tra về vụ việc này và đưa ra báo cáo đầu tiên. Trong báo cáo nhắc đến sau cuộc tổng tuyển cử năm 2000, sự trì hoãn thời gian chuyển tiếp tổng thống giữa chính quyền Clinton và chính quyền Bush, đã gây ra sự trì hoãn công việc của chính phủ mới. Có người cho rằng, đối với nước Mỹ  “thời kỳ chuyển tiếp tổng thống” là thời kỳ nước Mỹ yếu đuối, bởi vì sự biến động của nhân viên an ninh của hai chính quyền là nhân tố có thể gây ra mất an toàn đối với an ninh quốc gia.

Theo một bản tin ngày 10/11 của CNN có tiêu đề “Quyền lợi trì hoãn chuyển tiếp của ông Trump sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc gia và an toàn công chúng”, “Tổng thống Trump hiện đang lợi dụng tất cả để ngăn cản và trì hoãn chuyển tiếp Nhà Trắng cho Tổng thống đắc cử Biden”; “Theo báo cáo của Ủy ban 911, khi công tác quá độ của ông Bush bị trì hoãn trong cuộc tổng tuyển cử năm 2000, ông đã trì hoãn xây dựng đội ngũ an ninh quốc gia của mình, đây là một trong những nguyên nhân gây ra vụ tấn công ngày 11/9/2001.”

Đoạn ghi âm thứ hai: Miêu tả Trump như một kẻ thất thường và tuyệt vọng

Jeff Zucker: Được rồi. Tôi muốn nhấn mạnh lại lần nữa, các vị biết đó, tôi cho rằng chúng ta không thể bình thường hóa những gì xảy ra ở đây tuần trước với Trump và hành xử của Trump. Tôi nhắc lại điều David nói. David Chalian đã nói rằng, [hãy miêu tả] đây là một tổng thống, người biết mình đang thua, người biết mình đang gặp rắc rối vì bệnh (COVID-19), không rõ ông ta có bị các triệu ứng sau bệnh hay không, tôi không biết, nhưng mà ông ta đang hành xử một cách thất thường và tuyệt vọng, và chúng ta, chúng ta không được bình thường hóa cái đó.

Các vị cũng biết rồi, đó chính là điều chúng ta hy vọng xảy ra trong ba năm rưỡi, bốn năm qua. Nhưng hiển nhiên qua thời gian đã làm trầm trọng thêm, qua những gì chúng ta làm và những gì ông Trump làm. Tôi cho rằng chúng ta không thể để nó bình thường hóa. Ông ta [phải là] đâu đâu cũng hành xử thất thường vô lý. Và tôi nghĩ rằng chúng ta phải lái theo hướng đó.

Jeff Jucker: Kênh truyền thông của Trump, như các vị thấy đó, đã lập tức chuyển sang, thôi được rồi, tạm để đó. Việc vạch ra bộ mặt thật đã trở nên không có ý nghĩa nữa vào thời gần đây. [Chúng ta không thể] cáo buộc bê bối và kỳ vọng rằng mọi người sẽ tin và nghe theo. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta không nên tiếp tục nhắc lại những bôi nhọ không quan trọng nữa, nếu chỉ vì các truyền thông cánh hữu gợi ý rằng chúng ta nên làm thế.

Jeff Jucker: Nói thật lòng, nếu chúng ta mắc sai lầm, thì đó là do các bảng biểu (hình ảnh) của chúng ta quá lịch sự, và chúng ta cần làm theo Lindsey Graham cho tốt.

Jeff Jucker: Cả tấn việc đó. Hãy mạnh mẽ. Hãy nhạy tin. Hãy mau chóng. Hãy khôn khéo. Có rất nhiều tin tức ngoài kia, và Lindsey Graham thật sự xứng đáng.

Jeff Zucker: Mỗi cái trong cái gọi là các “bê bối” này của Trump. Mỗi thứ trong đó, nên nhắc lại lần nữa cẩn thận rằng, đây là điều sẽ lật lại ông ta bởi những người bỏ phiếu cho ông ta.

Jeff Zucker: Và, để trả lời luận điểm của David Chalian về chính trị, tôi không hiểu tại sao chúng ta phải kỳ vọng rằng bất kỳ ai trong những chính khách ấy là phải có lương tri và/hoặc kỳ vọng rằng chính trị là không nên hoàn toàn là đạo đức giả.

Còn về chúng ta mà kỳ vọng khác đi, thì đó là quá ngây thơ.

Đoạn ghi âm thứ ba: Tucker Carlson phân biệt chủng tộc, 

Trong các buổi họp qua điện thoại vào lúc 9 giờ sáng hàng ngày ở CNN, những nhân vật lãnh đạo hàng đầu cho rằng đối thủ của họ, Fox News, hay cụ thể hơn, ông Tucker Carlson, là phân biệt chủng tộc và truyền tin sai sự thật. Băng ghi âm cho thấy:

Marcus Mabry (Phó giám đốc chương trình toàn cầu của CNN): Đúng rồi. Tôi định nói rằng, nếu anh/chị định tường thuật chuyện đó, không thể nào tránh được việc phải nói về sự phân biệt chủng tộc rõ ràng (trần trụi) của Tucker Carlson. Mọi người biết đấy, điều đó thực sự thúc đẩy việc chống đa dạng [chủng tộc]. Trump xem show của Tucker Carlson và sẽ có phản ứng. Cũng giống như cái “White Supremacy Hour” (giờ về Da trắng Tối thượng) mà họ chiếu trên Fox News mỗi tối, tôi nghĩ rằng… Anh/Chị thật khó mà tách rời hai thứ khỏi nhau.

Marcus Mabry: Thứ mà Donald Trump đã làm tối qua, đối với bất cứ ai xem Fox News, ông ta chỉ đang phản ánh tất cả những sự bất bình mà ông ta nghe được ở Fox News mỗi tối. Đó là tất cả những gì ông ta đã làm.

Thanh Sơn / TrithucVN.