Lạc bước trời Âu giữa các nhà thờ Nam Định

NAM ĐỊNH

Khám phá các nhà thờ tại Nam Định, hai bạn trẻ Minh Quang và Duy Anh ngỡ như đang lạc bước giữa châu Âu.

Minh Quang – Duy Anh là đôi bạn thân có sở thích du lịch và chụp ảnh. Hai bạn trẻ đã lên kế hoạch khởi hành đến Nam Định để tham quan các nhà thờ từ khá lâu và đã hoàn thành chuyến đi của mình trong 2 ngày 1 đêm.

Kế hoạch ban đầu của đôi bạn là đi được 15 nhà thờ, tuy nhiên thời tiết không cho phép nên họ quyết định đến nhà thờ Hưng Nghĩa và từ đó đi quanh các xã thuộc huyện Hải Hậu. Chia sẻ về cách tìm kiếm các nhà thờ, Minh Quang nói rằng đơn giản nhất là nhìn xung quanh tìm kiếm các công trình cao rồi lần theo dấu để đến.

Đền Thánh Hưng Nghĩa là một trong những nhà thờ to và đẹp nhất Nam Định. Nhà thờ có kiến trúc Gothic, mang tông màu tối đậm dấu ấn cổ điển. Nhìn từ xa, tòa thánh lộng lẫy như một lâu đài. Đền Thánh Hưng Nghĩa được xây dựng với các chi tiết tinh xảo và tỉ mỉ, gợi liên tưởng tới ngôi trường Hogwart trong loạt phim Harry Potter.

Dù đã qua tu sửa nhưng thánh đường Hưng Nghĩa vẫn có nét cổ kính, pha chút ma mị. Khoác lên mình một chiếc áo dạ, cộng thêm thời tiết se lạnh sẽ dễ dàng giúp bạn có bộ ảnh như được chụp ở châu Âu.

Nhà thờ Hải Nhuận nằm gần Đền Thánh Hưng Nghĩa. Nhà thờ được tu sửa trong 13 năm từ năm 1998 và đến nay đã hoàn thiện, với tông màu xám xanh, đậm dấu ấn kiến trúc Gothic.

Nhà thờ đổ Hải Lý là một công trình bị bỏ hoang, hiện tại chỉ còn khung bên ngoài. Tuy nhiên, vẻ điêu tàn kèm bức tượng gạch đổ nát đã khiến nó trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch khi tới tham quan bãi biển Hải Lý.

Minh Quang chia sẻ, xung quanh nhà thờ xuất hiện rất nhiều quán ăn làm giảm đi không khí trang nghiêm và mất đi cái đẹp vốn có của nó.

Giáo xứ Tang Điền nổi bật với lối kiến trúc pha giữa phương Tây và Việt Nam. Nhà thờ có tông màu vàng và đỏ chủ đạo.

Nhà thờ có khuôn viên rộng với một hồ nhỏ bên cạnh. Hiện tại nhà thờ đã đóng cửa nhưng du khách vẫn có thể chụp ảnh bên ngoài.

Nói về ấn tượng của mình, Minh Quang chia sẻ rằng anh cảm thấy rất choáng ngợp vì độ dày đặc của các nhà thờ tại đây. Các nhà thờ có lối kiến trúc châu Âu, và những công trình này đều lớn. Thiết kế của chúng tinh xảo tới từng viên gạch, mang lại cảm giác vô cùng ấn tượng và bắt mắt.

Từ TP. Nam Định có thể di chuyển 35 – 40 km để đến địa bàn huyện Hải Hậu và tham quan các nhà thờ. Cứ cách khoảng 1-2 km là có một công trình. Minh Quang chia sẻ, người dân ở đây dễ tính và thân thiện, nên hai bạn cũng rất thoải mái và thuận lợi để hoàn thành bộ ảnh mang đậm dấu ấn châu Âu này.

Trung Nghĩa Võ

Ảnh: Minh Quang – Duy Anh

Đến tuổi xế chiều, có 4 mất mát con người cần thiết phải trải qua

Đến tuổi xế chiều, có 4 mất mát con người cần thiết phải trải qua
Khi vào tuổi trung niên, có nhiều kinh nghiệm do va vấp nhiều, nhưng chúng ta vẫn không tránh được mà phải đối diện với 4 mất mát sau.

Thế sự vô thường. Sinh diệt là chuyện tất yếu ở đời. Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải đối mặt với những mất mát. Nhẹ thì ta mất một thỏi son, một cặp kính hay chú cún cưng. Nặng thì ta mất đi một người bạn, một người thương hay một công việc mơ ước. Chúng ta buồn bã, vật vã, thậm chí còn rơi vào đường cùng bế tắc. Khi vào tuổi trung niên, va vấp nhiều, nhưng chúng ta vẫn không tránh được mà phải đối diện với 4 mất mát sau.

1. Mất đi cơ hội thăng tiến trong công việc

Dạo gần đây, bạn tôi có than thở rằng: Sự nghiệp của anh đến đây coi như chấm hết. Tôi mới khuyên anh đừng vội nản chí. Anh cười gượng: “Khi đã bước qua tuổi 35, đây chính là cơ hội cuối cùng rồi. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, làm sao có thể cạnh tranh với lớp trẻ được nữa.” Với một người đi lên từ hai bàn tay trắng như anh, tôi hiểu anh đã phải nỗ lực rất nhiều.

Những người trung niên vẫn luôn ôm giấc mộng về một ngày được công thành danh toại. Sau nhiều năm lăn lộn cố gắng, họ vẫn không thể thắng nổi hiện thực tàn nhẫn. Khi mất đi cơ hội ngàn năm có một ấy, chúng ta đau khổ và tuyệt vọng. Dù không can tâm, chúng ta cũng chỉ có thể học cách chấp nhận.

Nhà triết học William James từng nói: “Chúng ta nên vui vẻ chấp nhận những chuyện đã xảy ra. Việc chấp nhận thực tại được coi là bước đầu tiên để vượt lên trên mọi nghịch cảnh.”

Người thông tuệ là người biết chấp nhận những chuyện không thể thay đổi được. Để từ đó, họ đi tìm một lối đi khác cho chính mình. Giống như một nhà triết học từng nói: “Dũng cảm là khi ta làm đổi thay những thứ có thể thay đổi được. Khoan dung là khi ta biết chấp nhận những thứ ta không thể nào thay đổi. Sự khác biệt giữa dũng cảm và khoan dung chính là trí tuệ.”

Suy cho cùng, công việc cũng chỉ là một phần của cuộc sống. Chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc. Việc chúng ta đi được bao xa hay đạt được những thành công nào cũng chỉ để làm cho cuộc sống thêm phong phú, vui vẻ và sung túc.

Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta đã chạm đến cái đỉnh cao nhất của đời người. Sau khi đã nỗ lực hết mình, bạn hãy cứ để mọi thứ tùy duyên. Đừng cưỡng cầu, suy sụp hay ganh đua với người đời. Hãy tìm ra điểm tựa tinh thần đích thực cho chính mình. Sống thật tốt ở hiện tại. Đó mới là hình dung chính xác nhất về một cuộc sống hạnh phúc.

Đến tuổi xế chiều, có 4 mất mát con người cần thiết phải trải qua - Ảnh 1.

2. Đứng nhìn con cái đang dần rời xa khỏi vòng tay mình

Gần đây, bạn tôi có mời tôi đến tham dự đám cưới con trai cô ấy.

Trong hôn lễ, chú rể nói với cô dâu rằng: “Từ nay về sau, anh muốn được cùng em ăn cơm, cùng em ngắm bình minh và hoàng hôn mỗi ngày. Anh sẽ che chở cho em khỏi mọi giông tố trong cuộc đời.”

Khi ấy, tôi để ý bạn tôi đang lau nước mắt. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi thấy cô ấy khóc sau hơn hai chục năm quen nhau. Trước đây, dù có khó khăn thế nào, tôi cũng chưa từng nhìn thấy cô ấy rơi lệ.

Sau khi hôn lễ kết thúc, tôi đùa với cô ấy rằng: “Người ta kết hôn chỉ có mẹ cô dâu mới khóc. Nhà cậu lại còn có thêm người, vậy tại sao lại phải khóc chứ?”

Cô ấy đáp: “Tớ cũng không biết phải nói thế nào nữa. Tớ vẫn nghĩ thằng bé vẫn còn bé bỏng như ngày nào. Không ngờ nó đã trở thành trụ cột của gia đình rồi. Dù biết thời gian trôi qua rất nhanh nhưng không nghĩ nó lại nhanh như thế.”

Nhớ lần đầu tiên đưa con đi học mẫu giáo, bé con khóc nức nở gọi mẹ. Rồi lần đầu tiên con phải đi học xa nhà, nhìn dáng vẻ cô đơn của con mà lòng xót xa. Vào kỳ nghỉ hè năm 3, con đã không về thăm nhà mà lựa chọn ở lại học thạc sỹ. Nhìn thấy con khôn lớn từng ngày, lòng mẹ vừa vui mừng nhưng cũng có chút man mác buồn… “Duyên phận giữa cha mẹ và con cái chung quy là một người luôn đứng ở phía sau để nhìn một người dần dần đi xa.”

Bố mẹ không thể đi theo con suốt đời. Dù lòng không nỡ, bố mẹ vẫn phải buông tay, lòng thầm cầu nguyện và chúc phúc cho con trên đường đời. Lần chia ly này là lần chia ly để nhen nhóm lên những hy vọng, là lần chia ly mà chúng ta can tâm tình nguyện nhất trong đời.

3. Sức khỏe suy giảm

Khi bước vào tuổi trung niên, nhiều người chợt nhận ra những dấu hiệu suy giảm sức khỏe. Ngày trước, bạn có thể thức xuyên đêm mà vẫn có thể đi làm vào sáng hôm sau. Bây giờ, chỉ cần một hôm đi ngủ muộn là hôm sau bạn đã cảm thấy đuối sức rồi.

Khi còn trẻ, bạn cả năm chẳng cần uống một viên thuốc nào. Còn bây giờ, bạn lại mang đủ thứ bệnh trong người: nào là mất ngủ, nào là huyết áp cao,… Hầu như ai ở tuổi này cũng đối mặt với bệnh tật.

Năm trước, tôi vẫn nghĩ mình còn trẻ, nên chẳng mấy chú tâm đến việc giữ gìn sức khỏe. Mấy tháng trước, tôi bị viêm ruột thừa, phải nhập viện phẫu thuật. Dù cuộc phẫu thuật rất thành công, tôi vẫn có thể tự cảm nhận được rằng, sức mình không còn như xưa. Vì vậy, tôi buộc phải thay đổi để đối xử tốt hơn với bản thân mình.

Haruki Murakami từng nói: “Thân thế giống như một ngôi đền của mỗi người. Dù cho bên trong đang tôn thờ điều gì, bạn cũng nên giữ gìn sự dẻo dai, đẹp đẽ và thuần khiết của thân thể.

Chỉ cần có một vấn đề nhỏ xuất hiện cũng đủ để khiến sức khỏe của ta suy giảm ít nhiều.Vì vậy, bạn đừng ỷ mình còn trẻ mà thức khuya. Hãy biết yêu thương và trân trọng bản thân để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự liều mạng mù quáng chỉ giúp bạn tự huỷ hoại bản thân nhanh chóng hơn mà thôi. Ngày trước, chúng ta chỉ biết đem sức khỏe để đổi lấy tiền. Nhưng khi đến tuổi trung niên, ta lại phải bỏ chính những đồng tiền kiếm được ấy ra để hi vọng có được một sức khoẻ tốt hơn.

Muốn tránh khỏi bi kịch trớ trêu này, chúng ta phải biết trân trọng sức khỏe ngay từ bây giờ. Hãy duy trì một chế độ ăn uống khoa học, chăm chỉ tập thể dục, không thức khuya. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời. Cho dù khó đến đâu, chỉ cần bạn kiên trì, tương lai chắc chắn thu hái được quả ngọt.

Đến tuổi xế chiều, có 4 mất mát con người cần thiết phải trải qua - Ảnh 2.

4. Phải nói lời vĩnh biệt với cha mẹ

Trong đám tang của mẹ, cậu bạn tôi, dù đã đầu hai thứ tóc, vẫn bật khóc như một đứa trẻ. Nhìn thấy cảnh này, tôi cũng phải rớt nước mắt. Khi đến tuổi trung niên, tôi thường phải đi dự tang lễ mà người qua đời đa phần đều là cha mẹ của người thân, bạn bè hay đồng nghiệp.

Khi cha mẹ già, họ không còn khỏe mạnh như ngày trước. Một trận cảm nhẹ, một lần bị ngã, đôi khi chỉ là một giấc ngủ bình thường, cũng có thể đem cha mẹ vĩnh viễn rời xa chúng ta.

Con người ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử. Nhưng khi mọi thứ thực sự xảy ra, khó có người nào giữ được cho mình sự bình thản. Bạn tôi từng viết cho người cha qua cố rằng: “Bố, con vừa thử gọi vào số điện thoại của bố. Đã không còn ai nghe máy ở phía bên kia nữa. Con thực sự rất hi vọng sẽ có ai đó nghe máy. Dù cho đó có là người lạ đi chăng nữa,con cũng sẽ lắng nghe họ. Bố à, năm mới vui vẻ nhé, con yêu bố nhiều lắm!

Bạn tôi là con út trong nhà. Từ nhỏ, anh với cha như nước với lửa, không thể hòa hợp với nhau. Khi lớn lên, anh mới dần hiểu được tấm lòng của cha. Vì vậy, anh quyết tâm phấn đấu để đạt được thành công như ngày hôm nay. Tiếc thay khi anh toàn tâm toàn ý muốn báo hiếu cha, cha anh lại đột ngột qua đời. Chuyện nuối tiếc nhất trên đời chính là khi con cái muốn báo hiếu, cha mẹ lại không còn.

Phận làm con xin hãy quý trọng từng giây phút cha mẹ còn sống trên đời. Bởi vì, cha mẹ đang ngày một già đi. Họ có thể rời xa chúng ta bất cứ lúc nào. Đó là một sự chia ly tất yếu phải diễn ra trong đời. Ngoài việc biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, chúng ta cũng nên sống thật tốt để cha mẹ yên lòng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới bớt day dứt khi nhìn cha mẹ lìa xa cõi đời.

Khi sự sống mới bắt đầu, vũ trụ sẽ cho bạn mượn một số thứ. Sau một thời gian, vũ trụ sẽ quay về để lấy lại những thứ đó. Đối diện với những mất mát là bài học cần thiết cho mỗi người. Sau những lần mất mát, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, sâu sắc hơn và không còn mang nhiều nỗi sợ nữa. Mong bạn hãy biết trân trọng những gì đang có. Đừng lo sợ mọi thứ sẽ mất đi. Hãy cứ yêu thương thế giới này và rồi thế giới này sẽ quay lại yêu thương bạn.

Theo Trithuctre

Một thoáng Văn Cao

Hồi còn đánh Mỹ, tôi làm việc ở Vụ Văn hóa quần chúng. Chị Băng, vợ anh Văn Cao làm ở Ban B, cùng trong ngôi nhà 51- Ngô Quyền, Bộ Văn hóa. Hồi ấy giá gạo ngoài ở Thái Bình lên đến 3 đồng một ký. Người Thái Bình đói kéo nhau về Hà Nội ăn xin. Một buổi trưa tôi ngồi uống nước chè chén 5 xu (ghi sổ nợ) ở cái quán xế bên cửa Bộ. Chợt nhìn thấy Văn Cao cùng với Đoàn Văn Chúc – Giảng viên Trường Đại học Văn hóa vịn vai nhau, chếnh choáng, xỉêu vẹo đi ngang qua. Tôi ơi ới gọi hai anh vào uống nước, hút thuốc. Lâu không gặp Văn Cao, tôi sửng sốt thấy gương mặt anh bạc trắng như tờ giấy, hai má hóp sâu, chòm râu lơ thơ làm cho khuôn mặt anh càng thêm nhọn hoắt. Trong quán lúc này có bốn năm người khách. Họ đều nhìn anh. Và tôi biết chắc là họ không biết anh là ai.

– Anh hút thuốc lào đi. Tôi đưa điếu cày cho anh, nói với chị chủ quán: – Chị cho tôi gói thuốc lào

Văn Cao chậm rãi thông điếu, hỏi chị chủ quán:

– Thuốc lào của chị là thuốc lào Tây hay thuốc lào ta?

Chị chủ quán ngơ ngác:

– Làm gì có thuốc lào Tây ạ?

Tôi cười giải thích:

– Ý anh ấy muốn hỏi thuốc lào của chị là thuốc lào mậu dịch hay thuốc lào chui. Thuốc lào mậu dịch là thuốc lào Tây.

Chị chủ quán nói:

– Thế thì thưa ông anh, thuốc lào Tây ạ, em không có thuốc lào ta.

Một ông khách móc túi lấy gói thuốc lào bọc trong túi giấy bóng, đưa cho anh:

– Tôi có thuốc lào ta đây. Chính hiệu Tiên Lãng, mời ông ăn thử.

Văn Cao đỡ gói thuốc lào, vê một điếu bỏ vào nõ, nói với ông khách:

– “Ăn thuốc” đó mới đúng là ngôn ngữ của người ghiền thuốc lào – Văn Cao rít một hơi tận sức, từ từ nhả khói – Đúng là chính hiệu Tiên Lãng, ông cho tôi xin thêm điếu nữa?

– Mời ông cứ tự nhiên.

Văn Cao hỏi tôi:

– Quán có tiền đó không, cho mình vay 5 đồng. Hai thằng từ sáng đến giờ chỉ toàn rượu suông, muốn đi ăn bát cháo.

– Em chỉ có ba đồng, anh cầm tạm.

Văn Cao bỏ tiền vào túi. Hai người đứng lên, lại vịn vào nhau, xiêu vẹo dắt nhau đi.

Ông khách cho thuốc lào ái ngại nhìn theo hai người đi khuất ở ngã tư Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo:

– Nhìn cái nước da trắng bệch của ông ta mà tôi phát sợ. Chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa.

Tôỉ hỏi ông:

– Ông có biết ông ấy là ai không?

– Không, tôi đoán là dân ở Thái Bình mới lên. Từ hôm gạo lên 3 đồng một ký, dưới đó nhiẻu người đứt bữa…

Tôi nói:

– Ông ta là người đã viết một bài hát mà mỗi lần hát ìên, cả nước phải đứng nghiêm, kể cả cụ Hồ.

Ông khách trợn tròn mắt:

– Ông ta là nhạc sĩ Văn Cao?

– Đích thị là Văn Cao!

Ông khách đang uống dở hớp nước, ngồi ngẩn ra một lúc lâu như người bị nghẹn, rồi buông lửng một câu:

– Thế thì còn ra thế nào nữa…!

Lát sau chị Băng từ trong cửa Bộ đi ra. Vừa nhìn thấy tôi, chị túm lấy hỏi:

– Từ sáng tới giờ anh có thấy anh Văn đi ngang qua đây không?

– Anh vừa đi cách đây hai mươi phút. Anh hỏi vay tôi năm đồng, tôi chỉ có ba đồng đưa cho anh.

– Có khổ thân tôi không! Ở nhà khách người ta đợi suốt từ sáng tới gần trưa.

– Khách ở đâu đến mà quan trọng thế? Chắc là nhà báo quốc tế đến phỏng vấn anh về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.

Chị Băng nhăn nhó khổ sở:

– Khách từ Hà Giang xuống, ở Xí nghiệp chế biến chè. Họ muốn nhờ anh Văn vẽ cho cái nhãn chè. Người ta đem xuống 50 đồng với 10 gói chè loại 1. Chờ mãi không được thế là người ta đem tiền, đem chè đi nhờ họa sĩ khác.

Nghe chị kể tôi cũng thầm tiếc cho anh. 50 đồng với 10 gói chè Hà Giang loại 1. Chao ôi, thật đáng tiếc!

Hôm sau tôi gặp Văn Cao, kể lại chuyện hôm qua, hỏi anh:

– Sao anh lại bỏ dở một cái đơn đặt hàng ngon lành thế? Hay anh quên?

– Mình nhớ chứ, chỉ cần ngoạch trong nửa tiếng là có 50 đồng… Nhưng mình bỏ đi lang thang uống rượu suông với thằng Chúc và phải hỏi vay con gái.

Anh lắc đầu:

– Mình rất cần tiền mà cũng vô cùng chán tiền…

***

Tôi được quân đội cách mạng giáo dục từ ngày còn là một thiếu niên: “Nhân tài là báu vật của Tổ Quốc. Những người lính chúng ta có nhiệm vụ phải chăm nom, săn sóc, bảo vệ họ như con ngươi của mắt mình”.

Năm tôi 17 tuổi là lính trinh sát của Trung đoàn 101. Tôi được cử vào đội bảo vệ cho một nhóm văn nghệ sĩ có tên tuổi ở vùng tự do khu Bốn đi thực tế chiến trường. Chính uỷ trung đoàn Trần Quý Hai đã đến chỉ thị và dặn dò chúng tôi như vậy. Lúc đó chiến trường Thừa Thiên bom đạn đầy trời, chật đất. Sau hơn một tháng đội chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Hơn một chục trận càn vây ráp lớn nhỏ nhưng bọn giặc không đụng được cái lông chân của văn nghệ sĩ. Đội bảo vệ chúng tôi có 8 người, hy sinh mất hai. Còn tôi thì bị thương ở cẳng chân, suýt nữa phải cưa trên đầu gối. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, tôi đã trở thành người lính già đầu bạc, nhưng lời dặn dò của chính uỷ ngày đó vẫn còn tươi nguyên trong ký ức của tôi.

Năm nhạc sĩ Văn Cao 60 tuổi, tôi có làm bài thơ chúc thọ anh, trong đó có đoạn như sau:

Chúng tôi thường mơ đến anh
Như trẻ nhỏ mơ đến những anh hùng, truyền thuyết
Chúng tôi thường mơ
Một hôm nào đó nhạc sĩ Văn Cao bị bốnbề vây súng giặc
Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạncho anh
Chúng tôi thường mơ
Trên chiến trường quê hương Trị Thiên
Chúng tôi sẽ đánh một trận lừng danhđất nước
Trên sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Bồ
Để anh về anh viết trường ca
Như Trường ca Sông Lô!..

Phùng Quán / Vinadia / org.

Tức nước vỡ bờ chờ Đại hội 13

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tiến sát đến ranh giới chịu đựng cuối cùng của cả chính trường Việt khi ông ngày càng lớn tiếng hơn trong mạt sát. Dưới mắt ông, tất cả đều bẩn thỉu, suy thoái, chỉ mình ông là thánh nhân.

10 năm đứng đầu Đảng, ông chửi rủa các đồng chí của ông  “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”; là “cua cậy càng, cá cậy vây”; là “ghẻ lở”; là “họp có người ghi, đi có người chở, ở có người chăm, nằm có người bóp”…

Ông hô hào nhốt quyền lực vào chiếc lồng thể chế nhưng mình ông chiếm hai ghế và luôn ra mặt thể hiện uy quyền tuyệt đối của ông. Mỗi khi ông nhả ngọc phun châu là tất cả đều phải nhắc lại, phải noi gương Trọng Chủ tịch nhiều hơn Hồ Chủ tịch. 

Đất nước cả nhiệm kỳ qua lên đồng tập thể vì nhất nhất “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” hô vang, “cơ đồ đã bao giờ có được như ngày nay”, tôn suy lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng sang trang vẻ vang cho sử Việt.

Trọng, vì muốn tiếng thơm cho mình, đã phủ nhận mọi công lao của tiền nhân.

Tự đắc là “người đốt lò vĩ đại”, khi mà xuất thân từ dân đại học văn khoa, cả ngày thơ phú nên có hỗn danh “lú”, suốt cuộc đời làm chính trị chỉ đút chân gầm bàn, chưa từng tính nổi một phép nhân, chục tỷ không biết có mấy số 0… Cả một tập thể lấy thân cho ông đứng giương cờ, nhưng ông chỉ muốn duy ngã độc tôn.

Gần đây, ông bắt đầu quan tâm mạng xã hội vì ông nghi ngờ đó không phải là thế lực thù địch gì mà đó chính là các đồng chí của ông. Ông hầm hè ra mặt khi chúng nó chế thơ ông, “tôi học 10B Nguyễn Gia Thiều; chẳng tích sự chi chỉ giáo điều”.

Ông hùng hổ, “giờ chống suy thoái còn quan trọng hơn cả chống tham nhũng”. Ông cho ông là Đảng, Đảng là ông.

Ông kich động dân ghét quan, chỉ yêu mình ông. Tổng Bí thư định hướng, tất cả tình yêu vô bờ bến đều phải dành cho lãnh tụ kính mến.

Quả nhiên, hiếm có thời kỳ nào mà dân ghét quan như thời kỳ Nguyễn Phú Trọng. Đến lòng trắc ẩn ít ỏi vốn có của người dân với quan cũng không còn.

Đảng cộng sản Việt Nam, vốn dĩ đã không còn mấy chỗ đứng trong lòng dân, với một người đứng đầu cuồng danh, chỗ đứng này càng trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

10 năm đứng đầu Đảng, Trọng còn khiến đất nước lâm vào tình trạng chia rẽ hơn bao giờ hết giữa hai miền Nam, Bắc. Đến độ, Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc với cư dân miền Nam luôn phải bắt đầu bằng câu cửa miệng, “tôi nói giọng Bắc nhưng tôi người miền Nam”.

O bế cho người miền Bắc, kiên định lập trường miền Bắc nhất định giữ ngôi vương, ông Trọng thách thức cả miền Nam, “xem chúng bay làm gì được ông?”.

Không giống như những nhiệm kỳ trước, chính trường chia năm xẻ bảy bởi các phe nhóm. Thời của Nguyễn Phú Trọng, chỉ có phân tranh hai miền Bắc, Nam.

Liên tục triệu tập các Hội nghị với đủ mặt các Ủy viên Trung ương về chầu ở Hà Nội, cướp diễn đàn, Nguyễn Phú Trọng lớn tiếng dạy dỗ về đạo đức, về thép đã không còn biết sợ, về dưới làn áo mỏng manh là trái tim, là hồn muôn trượng hơn tượng đài phơi những lối mòn…trong khi bản thân chỉ mải mê xây tượng đài cho chính mình.

Cái đích mà Trọng muốn nhắm tới, là hóa thân thành thánh cho cả chính trường và toàn dân quỳ rạp xuống vái.

Bây giờ, những kẻ theo hầu ông Trọng vẫn hão huyền với viễn cảnh loạn 12 sứ quân như thời tiền đại hội 12, chọi choảng nhau không đứa nào chịu đứa nào, cuối cùng phải tiếp tục suy tôn Nguyễn Phú Trọng tiếp tục trị vì, còn lại hết thảy  về vườn làm người tử tế.

Nhưng tức nước vỡ bờ đang chờ ở đại hội 13.

Thánh nhân Nguyễn Phú Trong, với cơn say thoát tục, đã thúc đẩy liên quân hai miền Trung, Nam bắt tay dẹp tan tác  liên quân miền Bắc.

Làm gì có loạn sứ quân? Giờ chỉ còn một bên rất mạnh và một bên rất yếu. Cứ người miền Bắc là “trảm”.

Dẫu vậy, cho đến lúc tàn canh, Nguyễn Phú Trọng chắc hẳn cũng không đời nào chịu thừa nhận bản thân đã đẩy miền Bắc vào “một bàn cờ thế phút sa tay”.

Vào thời điểm chỉ còn hơn một tháng nữa đến Đại hội 13, bất kể lãnh tụ Trọng và cánh hẩu của ông luôn cố rao giảng nhồi sọ dư luận về việc, “trăng chưa đến rằm trăng chưa tròn, chưa 30 chưa phải là tết, đến phút 89 vẫn có những cái chết”, thì người trong cuộc đều rõ ngôi vương sắp thuộc về ai.

Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, đã hiện thân là một kẻ sẵn sàng vì ghế mà bất chấp sự tồn vong của Đảng ta. Với con tốt thí là Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Vượng tính đốt cả rừng già để diệt vây cánh của đối thủ, hòng rộng đường đến ngôi vương.

Vụ án Hồ Duy Hải đột nhiên được khuấy lên vào tháng 11 năm ngoái, đúng lúc bắt đầu chốt phiếu các Ủy viên Bộ Chính trị khóa tới, khi mà cả Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đều nổi lên như những ngôi sao sáng.

Dù vậy, hai Bình vẫn thẳng tiến. Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội không cần che giấu thái độ tiền hô hậu ủng. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, bà Ngân đều ra sức khuyên dân chúng “lắng nghe phát biểu của Chánh án ở Quốc hội”.

Còn cái mà Vượng thu được, đó là, chưa bao giờ cả hệ thống tư pháp cũng như uy tín của chế độ, của Đảng ta nhờ đó mà bị tấn công dữ dội đến như vậy bởi “các thế lực thù địch”.

Chỉ còn Trọng, một lãnh tụ cuồng miền Bắc bỏ phiếu cho Vượng. Cuồng đến độ, Vượng lỗi lầm gì cũng đều được thứ tha. Nói là vậy, chứ kỳ thực, đã thoát tục, ngoài việc xây tượng đài cho mình, thì lãnh tụ Trọng lúc nào cũng “bay bổng cánh diều”, biết được bến bờ nào là tội lỗi để mà thứ tha hay không.

Vụ án Hồ Duy Hải khiến cho tất cả yếu nhân miền Nam phải hợp lực chơi canh bạc tất tay, không thể khoan nhượng.

Hai tháng sau, người đồng hương số 1 của Vượng, Hoàng Trung Hải được xướng tên. Tháng 2/2020, Hoàng Trung Hải mất ghế Bí thư Hà Nội, rút lui về pháo đài của Vượng, chịu cảnh sống không được, chết cũng không được.

Ở nơi mà Vượng đang gửi gắm rể hiền, “người miền Trung nói giọng Bắc” Vương Đình Huệ ngậm ngùi lên đường về thế chỗ Hải. Họ Vương theo Vượng nên đành  giã từ giấc mộng đế vương.

“Người miền Trung nói giọng Bắc” Phạm Minh Chính mặt mũi giờ lúc nào cũng sưng lên như cái lệnh, miệng thì ngày càng vẹo lệch kể từ khi đồ đệ Nguyễn Đức Chung “ăn năn” muốn xin cải tà quy chính để hưởng khoan hồng.

“Người miền Nam nói giọng Bắc” Nguyễn Thiện Nhân cũng bị truất ngôi bá chủ miền Nam để nhường chỗ cho “người miền Nam nói giọng miền Nam” Nguyễn Văn Nên thế thân, đảm bảo chắc chắn cho “người miền Nam nói giọng miền Nam” một ghế Ủy viên Bộ Chính trị khóa tới.

Cả một nhiệm kỳ hối lỗi tu thân, sửa mình, cung cúc phục vụ cả người miền Nam lẫn người miền Bắc, đến phút gần cuối, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình vẫn bị loại với án kỷ luật cảnh cáo vì “nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Sự “giã từ vũ khí” của Nguyễn Văn Bình là lời tuyên bố đanh thép về kết cục của những kẻ còn theo Vượng, cũng là phát pháo hiệu miền Nam đã hội tụ đủ sức mạnh thống lĩnh thiên hạ, chấm dứt thời kỳ trị vì tưởng như bất tận của người miền Bắc.

Tàn quân miền Bắc, Phạm Bình Minh, Tô Lâm đang được “xem xét thái độ” có hoàn toàn quay đầu về phương Nam. Nếu một lòng quy thuận, Phạm Bình Minh sẽ tiếp tục tại vị, nếu không, may mắn lắm thì được về làm thủ lĩnh thứ hai của “nghị gật”.

Nếu một lòng quy thuận, Tô Lâm sẽ tiếp tục tại vị, nếu không, tên anh sẽ cùng tên AVG, án còn đó, người còn đó, người dân đang chờ trông.

Cứ nhìn sự thảm hại của Tô Lâm ở Nghị trường Kỳ họp tháng 10, trình cái gì ra là bị vả luôn cái đó vào mặt, đủ thấy thủ lĩnh công an mạnh thế nào.

Trở về với câu chuyện của thánh nhân. Nguyễn Phú Trọng rao giảng xây dựng Đảng trong sạch, đoàn kết, vững mạnh, thì chỉ là những lời nói dối.

Bởi không một Đảng nào có thể mạnh khi người đứng đầu Đảng cuồng danh.

Vơ vét danh xưng cũng đáng tội không thua gì vơ vét tiền bạc, tham nhũng.

Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng tiền bạc nhưng bản thân ông lại tham nhũng danh vị.

Và ông  gây chia rẽ đất nước nhiều hơn bất kỳ lãnh đão Đảng nào trong lịch sử cận đại.

Đã thôn tính xong miền Bắc, một thời kỳ mới cho người miền Nam sắp bắt đầu, ngay sau Đại hội 13 vào cuối tháng 1 tới.

Trong một diễn biến có liên quan, người đứng đầu cơ quan hành pháp sau Đại hội 13, ông Trương Hòa Bình, một người miền Nam, đã về Nam Định, một thành phố thuộc Bắc Bộ, dự Đại hội Đảng bộ của tỉnh này.

Nam Định là địa bàn rất nhỏ bé, côi cút, nhưng đã được đón tới 2 ủy viên Bộ Chính trị, trong khi, theo sự phân công của Bộ Chính trị, trừ nơi trọng yếu như Hà Nội,TPHCM, mỗi địa phương chỉ có 1 ủy viên Bộ Chính trị hoặc 1 bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo đại hội. Ông Phạm Bình Minh về cùng ông Trương Hòa Bình. Ông Minh là người con của Nam Định.

Theo dự kiến, Bí thư Nam Định Đoàn Hồng Phong sẽ ngồi ghế Bộ trưởng Tài chính, một Bộ quan trọng bậc nhất trong nội các.

Có thể đất nước sẽ hàn gắn, một khi lãnh đạo miền Nam trong lòng thấy, “tận chân trời mây núi có chia đâu”.

Nhưng lấy lại uy tín của Đảng sau thời kỳ chói lóa huyễn hoặc bởi “cơ đồ có bao giờ được như ngày nay”, vẫn là thách thức cực kỳ to lớn.

Sao Băng /  Tác giả gửi cho viet-studies  ngày 30-11-2020

Chủ tịch Ủy ban Nhậm chức từ chối gọi Biden là ‘tổng thống đắc cử’

Ông Roy Blunt trong một cuộc phỏng vấn với đài NBC News (ảnh chụp màn hình Youtube).

Ông Roy Blunt, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, chủ tịch Ủy ban Nhậm chức Tổng thống đã từ chối công nhận ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden là “tổng thống đắc cử”, theo Sound of Hope.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với chương trình State of the Union của CNN vào Chủ nhật (29/11), ông Blunt nói mặc dù đội của Biden hiện có thể sử dụng quỹ chuyển tiếp liên bang, nhưng kết quả bầu cử vẫn đang gây tranh cãi và quá trình bầu cử có thể sẽ tiếp tục cho đến đầu năm sau.

Ông Blunt cho biết ứng viên Biden đã thêm danh xưng “tổng thống đắc cử” vào hồ sơ tài khoản Twitter của mình, nhưng quá trình bầu ra “tổng thống đắc cử” chính hiệu vẫn tiếp tục cho đến khi các tiểu bang xác nhận kết quả bầu cử.


Ông Blunt nói thêm: “Khi Cử tri đoàn bỏ phiếu cho ông ấy, thì ‘Tổng thống đắc cử’ mới chính thức là ‘Tổng thống đắc cử’ thực sự. Chứ hiện danh xưng ‘Tổng thống bầu cử’ của ông Biden không phải là một chức danh chính thức”.

Trong trường hợp không có tranh chấp kiện tụng, các tiểu bang sẽ tự quyết định ngày chứng nhận kết quả bầu cử. Tiếp theo cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu vào ngày 14/12 và cuối cùng Hội nghị liên tịch Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố kết quả bầu cử vào ngày 6/1/2021.

Ông Blunt cho biết: “Về mặt kỹ thuật, tổng thống đắc cử phải do đại cử tri đoàn bầu ra, quá trình này diễn ra vào giữa tháng 12. Sau đó đến ngày 6/1, hội nghị liên tịch sẽ quyết định liệu có chấp nhận những lá phiếu đại cử tri đó không. Tôi là một trong bốn nghị viên tham gia hội nghị liên tịch. Đồng thời, sau khi tất cả các phiếu bầu đã được chấp nhận và kiểm đếm – thì toàn bộ quá trình mới kết thúc”.

Đề cập đến các tranh chấp pháp lý hiện tại, ông Blunt cho biết: “Chúng tôi đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình này. Khi quá trình xác nhận kết quả bầu cử ở các tiểu bang kết thúc, chúng ta sẽ có kết luận chính thức”.

Hiện tại, đã có nhiều cử tri đứng ra làm chứng cho cáo buộc gian lận, và nhóm pháp lý của TT Trump và một số thành viên Đảng Cộng hòa đã nộp đơn kiện ở các tiểu bang chiến trường. Một số trường hợp kháng án dự kiến ​​sẽ được chuyển đến Tối cao Pháp viện.
TT Trump đã tweet vào tuần trước: “Vụ việc của chúng tôi vẫn đang được triển khai một cách mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu hết mình. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng!” Ông cũng hứa sẽ chứng minh rằng mình đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Ngày 29/11, ông Matt Braynard, cựu giám đốc dữ liệu và chiến lược cho chiến dịch năm 2016 của TT Trump và cũng là một nhà nghiên cứu về tính toàn vẹn bầu cử, chia sẻ trên Twitter rằng FBI đã chủ động liên lạc với ông để yêu cầu cung cấp bằng chứng gian lận. Những dữ liệu này được thu thập trong “Chương trình Liêm chính Cử tri” do Brainard chỉ đạo. Trong hôm nay (1/12), chương trình sẽ gửi cho FBI tất cả các dữ liệu của mình, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại… của các nhân chứng.

Ngocj Mai / DDKN