Cuộc sống ở Việt Nam cuối thế kỷ 19

Cuốn “Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ” của nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils lưu lại hình ảnh con người, sinh hoạt, văn hóa nước ta cuối thế kỷ 19.

Ảnh chụp cảnh voi và ngựa chờ vua ở cổng Ngọ Môn, Huế.

Ảnh chụp vua Duy Tân ngự giá giữa các thị vệ.

Tang lễ hoàng thái hậu Từ Dụ.

Người Thái ở Thanh Hóa uống rượu sau khi săn được hổ.

Người H’Mông Hoa ở vùng núi phía Bắc.

Thợ chạm vùng đồng bằng sông Hồng.

Gia đình một viên quan ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Phu xe cút kít.

Phụ nữ miền Nam.

Một gánh hát ở Sài Gòn xưa.

Người Thượng ở Tây Nguyên.

Bữa cơm của những phụ nữ Nam Kỳ.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Những cuốn sách với tình tiết kỳ bí của văn học Việt

Từ Thế Lữ, Di Li đến Phan Cuồng, nhiều ngòi bút đã chinh phục bạn đọc bằng những tình tiết kỳ bí.

Những tình tiết trong văn học dân gian đã trở thành chất liệu để các nhà văn Việt khai thác hiệu quả trong tác phẩm của mình.

Vàng và máu

Vàng và máu là cuốn sách do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành. Cuốn sách là tập hợp một số truyện ngắn ly kỳ khác của Thế Lữ.

Truyen ky bi anh 1
Bìa sách Vàng và máu. Nguồn ảnh: NN.

Ở Vàng và máu, câu chuyện xoay quanh hành trình đi tìm nơi chôn giấu vàng của người Hoa. Nơi được cho là cất chứa kho báu chính là ngọn núi Văn Dú, ngọn núi luôn mang một vẻ u uẩn, “mù mù lam tím nhô lên trên những hàng rừng xanh chi chít um tùm”.

Người Thổ coi Núi Văn Dú như một sinh vật có linh hồn, khó tính, khó chiều, có quyền năng quyết định số phận của con người nơi đây.

Không ít người phải bỏ mạng nơi đây vì biết nguy hiểm nhưng vẫn tò mò, cố chấp đến gần ngọn núi. Thế Lữ miêu tả đến lũ quạ cũng không dám bén mảng tới miệng hang.

Bằng cách phân mảnh cốt truyện, tuyến nhân vật được triển khai ở nhiều tầng lớp xã hội. Cuốn sách trở nên cuốn hút và thuyết phục hơn nhờ có góc nhìn đa chiều.

Trại hoa đỏ

Trại hoa đỏ của Di Li mở ra không khí của một miền quê xa xôi, bụi bặm và rùng rợn với nhiều chi tiết huyền bí.

Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết là gia đình Lưu, Vĩ và cậu con trai tên Bảo. Cả gia đình họ đang trong hành trình từ thành phố trở về một miền quê xa xôi để cải tạo xây dựng mảnh đất mà họ mới mua được. Ở vùng đất ấy, có thể nói là văn minh chưa có cơ hội đặt chân tới.

Không khí của cuốn tiểu thuyết được kéo căng từ đầu tới cuối bởi những chi tiết gay cấn, ám ảnh và đầy ma mị. Từ đầu truyện, hình ảnh một người đàn ông điên, nhe hàm răng áp chặt mặt vào cửa kính xe khiến Bảo bỗng tím tái mặt mày, chân tay lạnh ngắt.

Những con người lầm lũi thoắt ẩn thoắt hiện trong bóng đêm. Khi đi sâu vào trong làng, dưới đêm tối, hai mẹ con được nghe rất nhiều câu chuyện về những lời nguyền khác.

Những câu chuyện như đứa trẻ không thể lớn lên, những dòng tộc luôn có phụ nữ tự tử bằng cách treo cổ, người đàn bà tự sát để bảo vệ đứa con hoang của mình… khiến độc giả không thể rời mắt khỏi tiểu thuyết.

Trại hoa đỏ đã phơi bày được sự thật đau lòng, rằng suy cho cùng, sự mù quáng, tăm tối, lạc hậu, bảo thủ của con người chính là nguồn cơn đưa đẩy họ tới những bi kịch. Mặt khác, những điều ấy là công cụ hữu ích để những kẻ ác độc lợi dụng, điều khiển.

Truyen ky bi anh 2
Sách Có tiếng người trong gió. Ảnh: T.O.
Có tiếng người trong gió

Cuốn tiểu thuyết được tác giả Nguyễn Xuân Thủy cho ra mắt vào năm 2016. Tác phẩm là câu chuyện về vấn nạn buôn nội tạng người, những đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ đã bị cướp đi.

Tiểu thuyết dựng nên những không gian rợn người. Vườn Mả là nơi an nghỉ cuối cùng của những đứa trẻ tha hương, khi chúng chẳng còn công dụng gì nữa.

Với giọng văn tha thiết, chậm, cùng những chi tiết đầy ám ảnh, tác giả đã thành công khi lên án tội ác ghê rợn của những kẻ bị đồng tiền làm cho tha hóa. Đồng thời, tác giả cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu vẫn luôn quẩn quanh để con người níu lòng bước tiếp.

Đại Nam dị truyện

Cuốn tiểu thuyết của Phan Cuồng được lấy bối cảnh từ năm Cảnh Hưng thứ 43. Thế giới trong cuốn tiểu thuyết chìm đắm trong bầu không khí tâm linh, tín ngưỡng đầy ma mị.

Ở đó, hai thế giới âm – dương vẫn có những liên kết với nhau. Việc liên kết ấy được diễn ra thông qua những con người dị năng. Đó là nhân vật Phạm Đình Phong, mắc tật “nghiện” ngửi mùi thối.

Phong có thể giúp người làng làm chuyện kết nối với người âm. Và việc làm ấy đã trở thành nghề, nghề khâm niệm. Chính nghề ấy đã nuôi sống dòng họ Phạm tới 8 đời vẫn chưa dứt.

Cuốn sách lấy bối cảnh lịch sử nhưng theo tác giả Phan Cuồng từng khẳng định: “Đây không phải cuốn sách về lịch sử và cũng không có giá trị tham khảo về mặt lịch sử”.

Truyen ky bi anh 3
Sách Lý triều dị truyện. Ảnh: Nhã Nam.
Lý triều dị truyện

Là sự tiếp nối thành công của Đại Nam dị truyện, cuốn Lý triều dị truyện ra mắt độc giả năm 2017. Nhân vật trong Lý triều dị truyện vẫn là những con người có xuất thân thấp kém nhưng dị năng.

Bối cảnh của tiểu thuyết diễn ra dưới triều Lý. Những dị truyện vẫn là điểm nhấn của cuốn sách. Thân Lợi là một lão phù thủy “mê tâm thuật” để dễ bề sai khiến.

Trải qua quá trình tu tập cùng pháp lực bẩm sinh, Thân Lợi đã được làm giáo chủ của Xương Cuồng giáo. Tuy nhiên, y còn muốn trở thành thần Xương Cuồng.

Trong hành trình ấy, đã có không ít những chuyện xảy ra. Đó là câu chuyện bản hủi cô lập, kết hôn cận huyết sinh ra những đứa con dị dạng; chuyện linh miêu, một loài có sở thích đặc biệt với loại thịt đã thối rữa…

Ý An / Sách hay / Zing

Khi còn trẻ, ghét nhất là những người nịnh bợ, nhiều năm sau, tôi nhận ra người nịnh bợ mới thật sự lợi hại

Khi còn trẻ, ghét nhất là những người nịnh bợ, nhiều năm sau, tôi nhận ra người nịnh bợ mới thật sự lợi hại
Người vừa giỏi tâng bốc, vừa có năng lực, đắc “thượng”. Người có năng lực, thế nào cũng được, đắc “trung”. Người chỉ biết tâng bốc, xu nịnh, nhưng lại vô năng, đắc “hạ”. Cuối cùng, không biết nói lời dễ nghe, lại vừa không có năng lực, hai chữ thôi, “ngõ cụt”

Khi còn trẻ, tôi rất ghét những người hay nịnh bợ, tâng bốc người khác.

Nếu có ai đó nói mấy lời đó với tôi, tôi lập tức sẽ tránh xa họ.

Cũng như vậy, tôi cũng chẳng thể nói mấy lời tâng bốc người khác.

Còn nhớ năm đó sau khi tốt nghiệp, tôi đã hỏi một người anh của mình rằng, làm việc kiểu như ở công ty anh thì thế nào?

Anh ấy nói rằng dạo này đang đúng lúc mình phải mua quà tặng các sếp.

Đơn vị của họ có một “thói quen”, nhất định phải tặng quà cho các sếp, Tết đến Xuân sang hay các ngày lễ lớn, thế thôi chưa đủ, bình thường thình thoảng cũng phải nói mấy lời “ngọt ngào” với các sếp.

Nghe anh ấy nói vậy, cứ nghĩ tới chuyện ngày nào cũng phải nghĩ xem nên tặng quà gì để không kém đồng nghiệp là tôi lại rất băn khoăn về tương lai nghề nghiệp của mình sắp tới.

Nhưng qua nhiều năm, sau khi một lần nữa nhìn nhận lại cái vấn đề tâng bốc này, tôi lại có những cảm nhận mới.

Vừa hay gặp được một câu hỏi trên mạng xã hội rằng: Bạn nghĩ sao về mấy người hay tâng bốc, nịnh nọt nới công sở? Cá nhân tôi thì chẳng thích là bao.

Chúng ta cùng bàn về vấn đề này.

Khi còn trẻ, ghét nhất là những người nịnh bợ, nhiều năm sau, tôi nhận ra người nịnh bợ mới thật sự lợi hại - Ảnh 1.

Người hay tâng bốc nịnh nọt, chưa chắc đã là người xấu

Họ có thể là kiểu thói quen, cũng có thể là kiểu dễ phục tùng với quyền lực, hoặc cũng có thể là kiểu “thông minh”.

Kiểu thứ nhất là kiểu quá để ý tới ý kiến của người khácsợ xảy ra xung đột gì đó nên thường tự khiến mình tủi thân, mọi hành vi đều xoay quanh người khác.

Họ chính là như vậy, luôn muốn làm hài lòng tất cả những người xung quanh mình từ người thân bạn bè tới người yêu hay đồng nghiệp.

Chỉ có điều, khi mà đối tượng họ đối xử nhiệt tình là cấp trên, thì trong mắt người ngoài, đó lại là tâng bốc nịnh bợ.

Kiểu thứ 2, thực ra, phục tùng quyền lực là bản năng của phần lớn mọi người.

Bạn đã bao giờ nghe qua “thí nghiệm Milgram” chưa?

Năm 1961, Giáo sư Milgram, người đang là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ làm việc tại Đại học Yale đã cùng các cộng sự đăng quảng cáo tuyển người tham gia một cuộc thí nghiệm về “tác động của hình phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. 

Tổng cộng có 40 người tham gia.

Theo mô tả trên chuyên san Journal of Abnormal and Social Psychology, người tham gia đóng vai “giáo viên” sẽ đặt câu hỏi cho “học sinh”. Cả hai ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. 

“Giáo viên” lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần “học sinh” trả lời sai, “giáo viên” sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt “học sinh” với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt. 

Dĩ nhiên, “giáo viên” không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả và “học sinh” là người trong nhóm của Milgram, giả vờ kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.

Trong suốt thí nghiệm, các “giáo viên” tỏ ra không thoải mái và vô cùng lo lắng. Có người liên tục quệt mồ hôi trán, người thì gắng cười to một cách gượng gạo hoặc khóc lóc hỏi thăm tình trạng của “học viên”. 

Tuy nhiên, không có ai tỏ ý muốn ngừng lại trước mức 135 volt. Khi đến gần mức 300 volt, một số người xin dừng thí nghiệm và trả lại tiền. 

Nhưng khi được người giám sát đốc thúc và trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có bất trắc thì họ lại tiếp tục nhấn nút bất chấp những tiếng gào thét từ phòng bên kia.

Kết quả cuối cùng là chỉ có 14 trong số 40 “giáo viên” kiên quyết dừng thí nghiệm trước mức tối đa 450 volt, tức có đến 65% số người tham gia đi đến tận cùng.

Ông đưa đến kết luận rằng dưới sức ép của mệnh lệnh của những người có quyền, khi tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì con người có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức.

Cứ như vậy, “phục tùng quyền lực” đã chiến thắng sự “không nhẫn tâm”.

Chia sẻ câu chuyện này là muốn nói với các bạn một điều rằng, phục tùng quyền lực, nghênh đón quyền lực, là bản năng của con người.

Vì vậy, những người gọi dạ bảo vâng với cấp trên hay ông chủ, phần lớn họ chẳng qua cũng chỉ là tuân thủ cái bản năng của mình mà thôi.

Kiểu thứ ba, là kiểu “thông minh”, hay nói chính xác hơn thì là khôn lỏi, thông qua nịnh bợ tâng bốc để dễ dàng thăng tiến.

Làm 50%, nhưng lại ca ngợi mình làm 100%.

Bỏ ra 10% công sức, nhưng lại muốn chiếm 100% công lao.

Họ muốn đi đường tắt, và phương pháp đó của họ có thể sẽ làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của bạn.

Người không ưa thủ đoạn, không thích đi đường tắt sẽ cảm thấy ghét bỏ, không phục hoặc là hoang đường nực cười.

Nhưng tôi muốn nói một điều rằng, vì sao bị rất nhiều người ghét, nhưng những kẻ thích nịnh hót, tâng bốc lại vẫn có được lợi ích, vẫn thuận buồm xuôi gió?

Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì cấp trên cần.

Có cầu thì mới có cung, có người tâng bốc thì cũng phải có người thích tâng bốc thì họ mới tiếp tục không ngừng.

Nếu nghĩ ở tầng nghĩa này, có lẽ bạn sẽ không còn ghét bỏ một cá nhân nào nữa.

Khi còn trẻ, ghét nhất là những người nịnh bợ, nhiều năm sau, tôi nhận ra người nịnh bợ mới thật sự lợi hại - Ảnh 2.

Linh hoạt nhưng vẫn phải có nguyên tắc

Nói về người biết tâng bốc nịnh nọt, người khôn ngoan, không thể thiếu được Vương Hy Phượng trong tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, “Hồng Lâu Mộng”.

Nói về cái giỏi của Phượng Thư thì không kể xiết. Phượng Thư không phải người văn hay chữ tốt nhưng lại rất khôn ngoan, bản thân nàng luôn bô bô tự nhận mình là người tục, nhưng tinh ranh lại chẳng ai bằng.

Chỉ dùng chưa tới hết 50 chữ đã có thể khen ngợi, tâng bốc hết một loạt từ Giả Mẫu, Đại Ngọc, Hình phu nhân, Vương phu nhân và cả các chị em trong Giả phủ.

Linh hoạt, lanh lợi, biết tâng bốc người khác, lợi ích không về tay họ thì sẽ vào tay ai!

Kiểu người này là kiểu thường gặp nhất.

Nói thật ra thì người chỉ biết xu nịnh mà thành công, cũng chẳng có được bao nhiêu người.

Trên thực tế thì:

Người vừa giỏi tâng bốc, vừa có năng lực, đắc “thượng”.

Người có năng lực, thế nào cũng được, đắc “trung”.

Người chỉ biết tâng bốc, xu nịnh, nhưng lại vô năng, đắc “hạ”.

Cuối cùng, không biết nói lời dễ nghe, lại vừa không có năng lực, hai chữ thôi, “ngõ cụt”.

Có một kiểu người thực sự rất ngốc, năng lực của bản thân không quá giỏi, lại còn nói không với quyền lực, thậm chí còn cố tình giữ khoảng cách với cấp trên, thể hiện ta đây độc lập, không cần ai.

Thực ra, sống ở đời, luôn có lúc nọ kia, con người trong đối nhân xử thế cũng nên có lúc nọ lúc kia, linh hoạt lên một chút.

Tốt nhất là hãy giống như đồng xu ngày xưa, bên ngoài tròn trịa, linh hoạt, bên trong vuông thành sắc cạnh, có nguyên tắc riêng.

Quá tròn lại khiến người khác thấy giảo hoạt, quá vuông thành sắc cạnh lại dễ tự làm tổn thương bản thân, ngoài tròn trong vuông là phương pháp đối nhân xử thế tuyệt vời nhất.

Theo Trithuctre

Những ông lớn trong ‘vũ trụ’ mạng xã hội 3,8 tỷ người

So găng những ông lớn trong 'vũ trụ' mạng xã hội 3,8 tỷ người
Mạng xã hội trở thành ngành kinh doanh béo bở những năm gần đây khi thu hút được phân nửa dân số thế giới sử dụng. Infographic dưới đây cho thấy tương quan về lượng người dùng truy cập hàng tháng (MAU) giữa các nên tảng phổ biến nhất.
So găng những ông lớn trong vũ trụ mạng xã hội 3,8 tỷ người - Ảnh 1.
So găng những ông lớn trong vũ trụ mạng xã hội 3,8 tỷ người - Ảnh 2.
Facebook

Facebook đang khá “bận rộn” đối mặt với làn sóng tẩy chay quảng cáo của nhiều doanh nghiệp cũng như dồn sức giải quyết vấn đề lan truyền thông tin sai lệch. Dù vậy, giá cổ phiếu công ty vẫn tăng liên tiếp khi nền kinh tế truyền thống phải đối mặt với những dự báo không mấy khả quan. Lượng người dùng truy cập hàng tháng của Facebook đang tịnh tiến đến 3 tỷ – cột mốc mà chưa công ty nào đạt được.

Snapchat

Snapchat và founder Evan Spiegel trải qua chặng đường không mấy êm ả từ đợt IPO năm 2017. Giá cổ phiếu công ty này ở mức gần 4 USD vào năm 2018, cho thấy sự dè chừng của nhà đầu tư khi tính năng Story xuất hiện trên Intagram. Gần đây, cổ phiếu Snapchat đã vượt mốc 20 USD, song khả năng kiếm tiền và sinh lời lâu dài của công ty còn chưa được rõ ràng.

YouTube

Cạnh tranh trực tiếp với truyền hình truyền thống hay hình thức streaming trực tuyến, nền tảng này thu về 15,1 tỷ USD năm 2019 – doanh thu gần gấp đôi năm 2017. Nhận đầu tư bởi công ty mẹ Alphabet, YouTube ra đời nhiều dịch vụ như YouTube Âm nhạc (hợp nhất từ Google Âm nhạc), YouTube Premium (gói xem video không quảng cáo) và YouTube Originals (trải nghiệm video gốc khi đã đăng ký). Có thể nói tương lai của YouTube sẽ không đơn giản dừng lại ở video.

WeChat

Nền tảng xã hội lớn nhất Trung Quốc, WeChat tăng trưởng mạnh mẽ với số lượng người dùng khổng lồ: 1,2 tỷ. Trực thuộc tập đoàn Tencent Holdings – nằm trong bộ tứ công nghệ BATX ( Baidu, Alibaba, Tencent và Xiaomi) – đối thủ với các hãng cùng chiến tuyến của Mỹ.

Reddit

Tin đồn lên sàn của Reddit đã “rục rịch” trên Phố Wall một thời gian. Dù điều này chưa xảy ra, Reddit vẫn gặt hái thành tựu đáng kể. Với 430 triệu lượt truy cập hàng tháng năm 2018 so với 330 triệu năm 2012, trang web này tiếp tục thu hút người dùng mới.j

Instagram

Kể từ khi được mua lại ở mức 1 tỷ USD, Instagram đóng vai trò quan trọng tạo nên vị thế của Facebook ngày nay. So với Facebook, trang mạng xã hội này thu hút khán giả trẻ hơn với những tính năng mới như Story hay Reel.

Twitter

Lịch trình bận rộn cũng không làm khó Jack Dorsey – người kiêm nhiệm tới hai vị trí CEO tại Twitter và Square. Twitter đã sinh lời hai năm vừa qua với thu nhập ròng năm 2018 và 2019 lần lượt là 1,2 và 1,5 tỷ USD. Công ty này cũng đang đối mặt với nạn tin tức giả và những lùm xùm tương tự trên nền tảng của họ.

TikTok

Nếu nói rằng không có sự PR nào là PR xấu, thì 2020 là năm của Tiktok. Các cáo buộc liên quan đến vi phạm quyền riêng tư, lệnh cấm ứng dụng từ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và liên tiếp các cuộc đàm phán mua lại một phần từ Mỹ xuất hiện trên khắp các mặt báo. Người mua lại tiềm năng có thể kể đến Microsoft, Twitter và Oracle.

Mạng xã hội vào “guồng thử thách”?

Bất chấp cạnh tranh gay gắt, không thể bác bỏ rằng số người sử dụng mạng xã hội chiếm nửa dân số thế giới và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Các công ty trong “vũ trụ” này đã tiến xa tới đâu?

So găng những ông lớn trong vũ trụ mạng xã hội 3,8 tỷ người - Ảnh 3.

Sự phổ biến của mạng xã hội cũng phát sinh nhiều vấn đề. Các tập đoàn như Facebook nhận thức được họ đang trong thế gọng kìm giữa các đảng phái chính trị. Khi quan ngại về quyền riêng tư, dữ liệu gia tăng, mạng xã hội sẽ đóng vai trò định hình tương lai của chính phủ, doanh nghiệp và chính trị.

Chỉ thời gian mới trả lời được sẽ có bao nhiêu người nữa sử dụng mạng xã hội, khi nhiều nơi trên thế giới mới phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.

Theo Bảo Linh / NDH

Facebook đạt hơn 2,7 tỷ người dùng trên toàn cầu

Facebook đạt hơn 2,7 tỷ người dùng trên toàn cầu
Covid-19 đã mang lại nhiều thuận lợi cho Facebook, nhưng công ty này nói rằng nhiều bấp bênh đang chờ đón…

Theo trang CNN Business, báo cáo kết quả kinh doanh mà Facebook công bố ngày 29/10 cho biết lượng người dùng hàng ngày và hàng tháng ở Mỹ và Canada – một khu vực chủ chốt của Facebook – đã giảm nhẹ trong quý 3 so với quý 2, đồng thời dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn. Số lượng người dùng cụ thể của từng thị trường không được Facebook công bố.

Trên phạm vi toàn cầu, báo cáo của Facebook cho thấy một bức tranh tươi sáng hơn, cả về tình hình tài chính và lượng người dùng.

Doanh thu Facebook tăng 22% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21,47 tỷ USD và vượt dự báo của giới phân tích. Lợi nhuận ròng tăng 29%, đạt 7,85 tỷ USD.

Trong quý, Facebook có 2,74 tỷ người dùng hàng tháng, tăng 12% so với cùng kỳ 2019. Nếu tính cả các ứng dụng khác do Facebook nắm quyền kiểm soát, gồm Instagram, Messenger và WhatsApp, lượng người dùng đạt 3,21 tỷ người, tăng 14%.

Facebook cho biết, trong quý 3, lượng người dùng sử dụng Facebook hàng ngày và hãng tháng “phản ánh mức độ sử dụng gia tăng do người dùng trên toàn cầu phải ở trong nhà và dùng các sản phẩm của chúng tôi để kết nối với những cá nhân và tổ chức mà họ quan tâm”.

Tuy nhiên, Facebook trước đó đã cảnh báo rằng khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, mức độ sử dụng Facebook của người dùng trên toàn cầu có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ trong tương lai gần.

Dự báo về năm 2021, Facebook cho biết công ty sẽ tiếp tục đối mặt với “mức độ bấp bênh lớn”.

“Chúng tôi tin rằng đại dịch đã góp phần đẩy nhanh sự dịch chuyển thương mại từ ngoại tuyến sang trực tuyến, và chúng tôi đang nhận được nhu cầu gia tăng về quảng cáo nhờ sự tăng tốc này. Thương mại trực tuyến là nguồn quảng cáo lớn nhất của Facebook, nên bất kỳ thay đổi nào trong xu hướng này cũng sẽ gây trở ngại cho tăng trưởng doanh thu quảng cáo của chúng tôi trong 2021”, báo cáo của Faebook có đoạn.

Ngoài ra, Facebook cũng đề cập đến những thách thức khác, bao gồm thay đổi phần mềm iPhone có thể dẫn tới mất doanh thu quảng cáo Facebook, cũng như nhưng khó khăn về pháp lý.

Kết quả kinh doanh của Facebook được công bố một ngày sau khi Tổng giám đốc (CEO) Mark Zuckerberg của mạng xã hội lớn nhất thế giới ra điều trần trước một ủy ban thuộc Thượng viện Mỹ, cùng với CEO Jack Dorsey của Twitter và CEO Sundar Pichai của Google. Trong cuộc điều trần này, ba vị CEO đối mặt hàng loạt câu hỏi về chống độc quyền, tin giả về bầu cử, can thiệp bầu cử…

“Mặc những thách thức mà cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mang lại, Facebook vẫn là một nền tảng được các nhà quảng cáo lựa chọn để tiếp cận với một lượng lớn khách hàng”, nhà phân tích Debra Aho Williamson của eMarketer nhận định.

Trước thềm bầu cử ở Mỹ vào tuần tới, Facebook tiếp tục chịu sự giám sát gia tăng về cách mạng này xử lý tin giả và nỗ lực của các lực lượng nước ngoài nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử.

Theo Cafe

Thiên tai và các… nghị quyết!


Bão Molave ở Hội An, ngày 28/10/2020. Photo Reuters via MXH
Bão Molave ở Hội An, ngày 28/10/2020. Photo Reuters via MXH

Bão Molave vừa qua, nhiều nơi ở miền Trung tan hoang, cư dân chưa hoàn hồn thì lũ quét, sạt lở xảy ra dồn dập. Ba vụ sạt lở xảy ra trong 24 giờ ở tỉnh Quảng Nam (một ở xã Trà Leng, một ở xã Trà Vân cùng thuộc huyện Nam Trà My, một ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn) đã chôn sống vài chục người (1). Chưa kể khoảng 200 công nhân đang thi công Thủy điện Đăk Mi 2 bị lũ cô lập ở huyện Phước Sơn, Quảng Nam (2)…

***

Quảng Nam là một trong những tỉnh dẫn đầu Việt Nam về số lượng các dự án thủy điện. Tính đến 2016, tại Quảng Nam có 10 dự án thủy điện được Bộ Công Thương phê duyệt và 32 dự án thủy điện do chính quyền tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Đó cũng là lý do Quảng Nam nổi tiếng vì hạn hán vào mùa khô do thủy điện tích nước, động đất liên tục ở những huyện liền kề Thủy điện Sông Tranh 2…

Tháng 9 năm 2016, Thủy điện Sông Bung 2 vỡ cống dẫn dòng, hai công nhân thiệt mạng, một ngôi làng ở xã La Ê, huyện Nam Giang bị xóa sổ và nghe tin này, vài ngàn dân ở hai xã Đại Sơn, Đại Lãnh, huyện Đại Lộc vội vàng chạy lên núi lánh nạn vì đã từng suýt chết khi Thủy điện A Vương, Thủy điện Đăk Mi xả lũ… Sau tai nạn ấy, một số lãnh đạo cấp huyện ở Quảng Nam đề nghị cảnh giác với thủy điện vì… mất nhiều, được ít (3)!

Chẳng phải đến lúc ấy các viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền địa phương mới nhìn ra thủy điện là phong trào mất nhiều, được ít. Trước đó ba năm, sau khi thẩm tra các công trình thủy điện, Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường của Quốc hội Việt Nam đã cảnh báo phong trào xây dựng thủy điện tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường cả về chất lượng lẫn hủy diệt rừng (4).

Song chẳng cảnh báo, khuyến cáo nào ngăn được thủy điện. Oán thán về thủy điện do lũ lụt, hạn hán càng ngày càng trầm trọng nên tháng 3 năm 2017, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu gia tăng kiểm soát quy hoạch, đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình thủy điện, loại bỏ các dự án, công trình không hiệu quả, không an toàn, ảnh hưởng bất lợi tới dòng chảy, môi trường, đời sống dân chúng, buộc chủ đầu tư trồng rừng thay thế (5)…

Tuy nhiên chỉ đạo vừa kể giống như… chiếu lệ! Ngay trong năm 2017, chính quyền nhiều địa phương tiếp tục đề nghị… bổ sung nhiều dự án vào quy hoạch thủy điện và Quảng Nam tiếp tục đi tiên phong. Giữa năm 2017, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam nhất trí… bổ sung bốn dự án vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Nam Trà My dù nhiều đại biểu không tán thành vì không cần thiết và chưa tính kỹ về tác hại (6)…

Vị trí ba vụ sạt lở đất vừa xảy ra ở huyện Nam Trà My và huyện Phước Sơn đều nằm trong khu vực bị tác động của các dự án thủy điện mà chính quyền tỉnh quảng Nam đề nghị và HĐND tỉnh Quảng Nam… nhất trí bổ sung cách nay hơn ba năm vì… quy mô nhỏ, chẳng mất bao nhiêu rừng nên ảnh hưởng đến tự nhiên và môi trường sinh thái không đáng kể!

***

Tuy mưa bão, lũ lụt, hạn hán luôn song hành với sinh hoạt của nhiều thế hệ người Việt nhưng chưa bao giờ lũ quét, sạt lở cả ở rừng núi lẫn bờ, sông, bờ biển tại Việt Nam lại nhiều và trầm trọng như 20 năm vừa qua. Đây là khoảng thời gian tương ứng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa để khẳng định sự ưu việt của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cách nay hai năm, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn loan báo, từ 2000 – 2015, ở Việt Nam có 250 vụ lũ quét, sạt lở. Vào thời điểm đó, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho biết, chỉ khảo sát 10 tỉnh vùng núi ở miền Bắc Việt Nam, đã xác định được 10.266 điểm có nguy cơ sạt lở đất, trong đó 2.110 điểm nguy cơ có khối lượng trượt đất lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

Chuyên gia nhiều ngành từng cảnh báo nhiều lần, lũ lụt, lũ quét, sạt lở không đơn thuần do mưa bão. Đó là hệ quả của đốn trụi rừng ở những khu vực có độ dốc lớn nên trời mưa, nước dồn vào sông, suối nhanh, nhiều hơn, đất bị phong hóa trầm trọng hơn và mức độ liên kết trong kết cấu suy giảm. Thủy điện chỉ là một trong những nguyên nhân. Cho phép tận thu đủ loại tài nguyên (khoáng sản, cát sông, cát biển,…), di dân thiếu viễn kiến và phóng tay phê duyệt đủ loại dự án, kể cả dự án giao thông bất chấp khoa học và hậu quả khiến cấu trúc địa chất biến dạng nên sạt lở xảy ra khắp nơi, cả ở đồng bằng, khu vực ven sông, ven biển.

***

Ngoài Nam Trà My, Phước Sơn, các huyện Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Tiên Phước, Quế Sơn ở Quảng Nam, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh ở Quảng Bình, Hướng Hóa, Cam Lộ, Đăkrong, Gio Linh, Triệu Phong, Vĩnh Linh ở Quảng Trị, A Lưới, Phong Điền, Hương Thủy, Nam Đông, Hương Trà ở Thừa Thiên – Huế, Trà Bồng, Ba Tơ, Đức Phổ, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa ở Quảng Ngãi, Sa Thầy, Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plong, Ngọc Hồi, Ia H’Drai, Đăk Tô, thành phố Kon Tum, Đắk Hà ở Kon Tum cũng vừa được cảnh báo: Nguy cơ xảy ra sạt lở đang ở mức rất cao (7).

Bão Molave vừa qua, bão Yoni – trận bão thứ mười trong năm nay sắp sửa đổ vào, giống như mọi năm, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chỉ chờ để chỉ đạo – triển khai… tìm kiếm – cứu nạn. Trong hai thập niên vừa qua, chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo các… nghị quyết, chiến lược phát triển của… Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng để xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra được bao nhiêu ngàn tỉ và chi phí khắc phục đủ loại hậu quả, cộng với đủ loại thiệt hại cả về tính mạng lẫn tài sản của thường dân do lũ lụt, lũ quét, sạt lở ngốn hết bao nhiêu ngàn tỉ? Có tương xứng hay không?

Năm 2012, một số chuyên gia của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện Dự án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam” để xác lập hai loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đai (TLĐĐ) và Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ TLĐĐ. Sau tám năm, họ chỉ mới lập được Bản đồ hiện trạng TLĐĐ tại 22 tỉnh, thành phố và Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ TLĐĐ ở 15 tỉnh miền Bắc Việt Nam (8). Những chuyên gia này đã từng đề cập nhiều lần về việc xây dựng cơ sở dữ liệu các vùng nguy cơ, hệ thống quan trắc nhưng chẳng đến đâu vì… thiếu tiền.

Các chuyên gia địa chất cũng đã từng đề cập đến việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động mà theo ước đoán của họ, trị giá khoảng vài trăm triệu Mỹ kim song hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cùng… không bận tâm, dẫu chi tiêu cho hệ thống này chẳng thấm vào đâu so với các khoản đã chi cho hệ thống… cổng chào, tượng đài, nhà hát, quảng trường! Loạt bài do Tin tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam thực hiện hồi đầu năm ngoái về thực trạng sạt lở ở Việt Nam cho thấy… không màng là trở ngại lớn nhất đối với phòng ngừa thảm họa (9). Vào thời điểm đó, các chuyên gia đã lưu ý, ngay cả khi có đầy đủ cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc tự động mà không màng thì… vô nghĩa.

Hai vụ sạt lở ở lưu vực Rào Trăng (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) chính là ví dụ minh họa mới nhất cho… không màng. Giữa năm ngoái, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã từng cảnh báo, nguy cơ sạt lở ở lưu vực Rào Trăng rất cao (10) nhưng không ai màng nên không có giải pháp phòng ngừa, kế hoạch hành động nếu xảy ra thảm họa. Đó là lý do sau khi xảy ra sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3, các viên chức hữu trách từ trung ương đến địa phương (Phó Tư lệnh một quân khu, Phó Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố và thiên tai, Phó Chủ tịch tỉnh,…) mới dẫn nhau đi xem xét… hiện trường và có thêm 23 người uổng mạng vì một vụ sạt lở khác!

Mưa bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở ở miền Trung đã kéo dài cả tháng, dẫu thực tế chỉ ra, sự hiện diện của vô số công trình thủy điện khiến hậu quả của thiên tai càng ngày càng trầm trọng nhưng không viên chức hữu trách nào bận tâm. Thậm chí ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường, còn thản nhiên bảo rằng: Thủy điện nhỏ vẫn tồn tại trong quy hoạch với những hình hài mới vì hồi tháng 2 năm nay, Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết (Nghị quyết số 55-NQ/TW) về phát triển nhanh và bền vững của ngành điện đã xác định… “phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện tích năng” để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (11)!..

Cho đến giờ này, dù muốn, ráng tìm cũng không thể thấy chỗ để bấu víu mà hy vọng rằng tiến trình phát triển ở Việt Nam sẽ thật sự bền vững vì dựa trên kiến thức, thành tựu khoa học – kỹ thuật và sự hợp lý, hợp tình như thiên hạ. Mọi thứ, kể cả giải quyết những vấn nạn liên quan tới môi trường, phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào các… nghị quyết của Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng. Xứ sở tan hoang, dân chúng điêu linh đến mức nào cũng không thể ngăn các… nghị quyết!

Trần Văn / VOA

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ

Ngôi nhà với diện tích sử dụng 180 m2 do NH Village Architects thiết kế tại Long Biên, Hà Nội cho gia đình trẻ với 2 con nhỏ.

NGÔI NHÀ TẠI LONG BIÊN, HÀ NỘI CHAN HÒA ÁNH SÁNG, CÂY CỐI VÀ CÓ KIẾN TRÚC NHƯ MỘT THƯ VIỆN ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊN BÁO KIẾN TRÚC CỦA MỸ.
Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 1.

Thiết kế này dành cho gia đình gồm bố mẹ và hai con. Không gian thoáng, nhiều ánh sáng, vừa có nơi nghỉ ngơi, vừa có nơi chăm sóc, vui cho cho con cái. Kiến trúc ngôi nhà được đăng tải trên ArchDaily.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 2.

Nhà có nhiều mảng xanh, nhiều cửa sổ.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 3.

Ngôi nhà 3 tầng được bố trí không gian chung tại tầng 2. Thiết kế thông thoáng giúp mọi người trong gia đình dễ di chuyển và tiếp cận với nhau.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 4.

Giếng trời, nơi đón ánh nắng, gió vào nhà. Bên trong, những chiếc tủ đựng sách, đồ đạc… được xếp đặt trông giống như trong thư viện.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 5.

Trong căn nhà này, nhiều mảng xanh được bố trí xen kẽ giúp cho các thành viên trong gia đình gần gũi với thiên nhiên.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 6.

Ánh nắng chiếu xuống cầu thang.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 7.

Ngôi nhà “nhiều ngăn” nhưng thông thiên.

Ngôi nhà Hà Nội như thư viện nổi bật trên báo Mỹ - Ảnh 8.

Tầng trên và tầng dưới của ngôi nhà.

Đỗ Lan / Báo Dân Sinh

‘SỬ LIỆU VÔ GIÁ VỀ CHA ÔNG TA’

Theo giới phê bình, dịch thuật, những mô tả chi tiết, ảnh chụp chân thực trong “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” giờ đây là sử liệu vô giá, cho phép ta biết về đời sống cha ông.

Suốt nửa năm nay, làng xuất bản trở nên sôi động bởi câu chuyện ba nhà sách có tiếng đều làm cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ. Ấn bản đầu tiên ra mắt là của công ty sách Omega Plus qua bản dịch Thanh Thư; kế đến là công ty Đông A với bản dịch của Đinh Khắc Phách; cuối cùng là sách của Nhã Nam qua bản dịch Trương Quốc Toàn.

“Vậy Một chiến dịch ở Bắc Kỳ có gì đặc biệt khiến nhiều nhà sách cùng làm, có tới ba bản dịch và nhiều độc giả quan tâm như vậy?”, câu hỏi của nhà phê bình Mai Anh Tuấn đặt ra trong tọa đàm tối 18/10 tại Hà Nội như lời gợi mở để giới nghiên cứu, dịch thuật tìm về những giá trị của tác phẩm.

GHI LẠI PHONG CẢNH, CON NGƯỜI VIỆT VỚI TÂM THẾ KHÁM PHÁ

Để hiểu về tác phẩm, không thể không nhắc tới tác giả cũng như bối cảnh ra đời của cuốn sách. Ông Emmanuel Cerise – đại diện vùng Ile-de-France, Pháp tại Hà Nội – cho biết Charles-Édouard Hocquard (1853-1911) là một bác sĩ. Ông tình nguyện nhập ngũ và tới Việt Nam năm 1884, phục vụ trong quân đội viễn chinh.

Tuy vậy, ông luôn coi mình là một bác sĩ, không phải một người lính. Điều này thể hiện trong nhiều cuốn sách ông đã viết. Đó cũng là lý do trên một số sách của ông, các nhà xuất bản thường đề tên tác giả là “Bác sĩ Hocquard”.

Ông Emmenuel nói về con người tác giả Hocquard: “Là người theo chủ nghĩa nhân văn, rất quan tâm tới con người, điều kiện sống của người xung quanh, đời sống, trang phục, đồ ăn thức uống”.

Bên cạnh đó, Hocquard còn là người đam mê nhiếp ảnh. Ông mang theo máy ảnh và chụp con người, phong cảnh, sinh hoạt tại mỗi nơi mình đến.

Tinh thần phiêu lưu, ưa khám phá, khả năng chụp ảnh đã giúp Hocquard thực hiện một “chiến dịch” khác. Đó là chiến dịch ghi chép, chụp lại cảnh quan, con người, đời sống người dân Việt.

Nguoi Viet cuoi the ky 19 anh 2

Dịch giả Trương Quốc Toàn nói khi dịch cuốn sách, anh cảm nhận ở Hocquard có tới vài con người khác nhau: Ông là bác sĩ quân y, nhưng khi đọc sách, ta dễ nghĩ ông sinh ra để làm nhà nghiên cứu văn hóa. Khi xem tranh, nhìn ảnh, ta có thể nghĩ ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa có tâm hồn nghệ sĩ.

Trong 24 tháng ở Bắc Kỳ và một thời gian ngắn ở Trung Kỳ, Hocquard không ở lại điểm nào quá lâu, mà di chuyển liên tục. Điều đó tạo cho ông cơ hội khám phá nhiều vùng miền khác nhau ở Bắc Kỳ.

Lượng thông tin, kiến thức ông tích lũy dầy lên từng ngày. “Kiến thức ông làm giàu được qua hàng ngày giống hiệu ứng hòn tuyết lăn, sau mỗi ngày kiến thức về Đông Dương thu nhập vào đầu ông tăng lên rõ rệt”, Trương Quốc Toàn nói.

Tố chất khám phá nổi trội trong con người Hocquard. Khi tới thành Bắc Ninh vào ban đêm, trời tối mịt, người mệt lử, ông chỉ biết vào nơi ngủ. Nhưng sớm hôm sau, khi ngủ dậy, ông lập tức đi khám phá ngay nơi mình nghỉ đêm qua.

“Quá trình dịch sách, tôi không còn nhận ra tác giả là bác sĩ quân y. Mỗi chương sách diễn ra đều cuốn hút như trang viết của một người khám phá, một nhà nghiên cứu văn hóa. Đọc sách ta thấy nhịp điệu chiến dịch ông tham gia dồn dập, hối hả. Có những lần ông tham gia chiến dịch, vừa quay về Hà Nội được 15 phút thì lại phải tham gia một chiến dịch tiếp theo”, dịch giả Trương Quốc Toàn chia sẻ.

Nguoi Viet cuoi the ky 19 anh 3
TÁC PHẨM BẢN LỀ TRONG TƯ LIỆU VỀ ĐÔNG DƯƠNG CUỐI THẾ KỶ 19

Theo nhà phê bình Mai Anh Tuấn, hiện nay chúng ta đang xuất bản, làm lại nhiều sách tác giả Pháp viết về Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ví dụ: Bắc Kỳ tạp lục, Nghệ thuật xứ An Nam, Lễ tang của người An Nam, Tâm lý người An Nam, Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ… Các cuốn này có thể gọi chung là “dòng sách Đông Dương”.

Tư liệu về Đông Dương có thể chia làm ba cấp độ. Cấp độ thứ nhất là sách của các học giả, nhà nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, với phương pháp khoa học. Cấp độ thứ hai là trang viết của các nhà báo, nhà văn hóa; cấp độ thứ ba là những trang viết của những người ưa khám phá, du khách…

Trong các tư liệu về Đông Dương, Một chiến dịch Bắc Kỳ nằm ở vị trí bản lề, có sự chuyển giao từ mô tả, ghi chép địa lý, phong tục tập quán đi tới nhận xét, khái quát.

Cuốn sách là ký sự, ghi chép, tường trình của tác giả. Ông dùng kỹ năng chụp ảnh khi viết sách. Bởi vậy tác phẩm có cái nhìn toàn cảnh, bao quát, đồng thời có cái nhìn cụ thể, cận cảnh.

Nhà phê bình Mai Anh Tuấn đánh giá những chi tiết, phát hiện nhỏ chính là sức mạnh của cuốn sách. Các mô tả như: Sinh hoạt thường ngày, cảnh quan địa lý, chân dung, tính cách con người được mô tả chi tiết, sống động giờ đây là nguồn tư liệu quý để bạn đọc hình dung về cha ông, cụ kị chúng ta.

Tác giả quan sát những khía cạnh đời thường, ví dụ, ông mô tả nghề lấy ráy tai, nghề tẩm quất phổ biến ở Hà Nội. Ông tả chi tiết trạng thái, dụng cụ… sinh động để ta mường tượng được sinh hoạt thị dân Hà Nội cuối thế kỷ 19.

Đồng quan điểm, dịch giả Trương Quốc Toàn nói: “Đây là sách tập hợp chân dung tương đối sinh động về con người Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ta muốn có câu trả lời cha ông, cụ kị mình như thế nào, có thói quen gì, hãy nhìn và đọc kỹ cuốn sách này”.

Nếu quan tâm tới văn hóa nước ta hơn 100 năm trước, những ghi chép trong sách rất bổ ích với người nghiên cứu.

Dịch giả Trương Quốc Toàn

Những bức ảnh ông chụp cho thấy hàm lượng thông tin lớn về văn hóa, từ nón quai thao, áo tơi của dân phu mặc… đều là tư liệu quý giá về người Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19.

So sánh với các tư liệu về Đông Dương, Một chiến dịch ở Bắc Kỳ có lợi thế vượt trội là ngoài trang viết đầy ắp thông tin còn là hình ảnh giàu giá trị.

Một chiến dịch ở Bắc Kỳ xuất bản lần đầu ở Pháp năm 1892, bao gồm 247 tranh khắc và 2 bản đồ, đã mô tả sắc nét cảnh quan, con người cùng những tập tục của người dân ở vùng đất mà tác giả đã khám phá.

Vào thời điểm xuất bản lần đầu, do bản quyền ảnh thuộc quân đội, cùng kỹ thuật in ấn chưa cho phép in ảnh vào sách, tạp chí nên toàn bộ hình ảnh chuyển sang tranh khắc.

Toàn bộ ảnh (hơn 400 bức) mà bác sĩ Hocquard chụp được lưu trữ ở nhiều đơn vị khác nhau như Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp, Viện Viễn Đông Bác Cổ, Thư viện Quốc gia Pháp…

Ấn bản Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của Nhã Nam mới phát hành ngoài tranh khắc còn có phụ bản là một số bức ảnh chọn từ các tác phẩm mà Hocquard đã chụp. Các bức ảnh này được mua bản quyền với chất lượng cao, cung cấp cho bạn đọc hình ảnh chân thực về cha ông ta hơn 100 năm trước.

Tân Tân / Zing

Chuyện nhảy đầm ở Việt Nam thời thuộc địa

Những năm 1930, hàng trăm số báo tranh cãi về đạo đức của người nhảy đầm. Có những người quả quyết lối chơi ấy sẽ sớm bị tiêu diệt.

Chuyện nhảy đầm ở Việt Nam thời thuộc địa

Trích từ cuốn Hà Nội bảo thế là thường của tác giả Nguyễn Trương Quý / Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn.

Đàn ông Việt Nam mang tiếng là không “lịch sự như Tây”, ông nào chiều chuộng phụ nữ chút là lập tức bị nghi ngờ có động cơ không trong sáng hoặc bị gọi là “nịnh đầm” – một cụm từ cũng lại mang dấu ấn Tây.

Thời cổ xưa, quan niệm lịch sự không rõ ràng lắm, người ta hay nói đến những cấm đoán dưới nhãn chữ “Lễ”, chẳng hạn “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Hai người nam – nữ đứng gần nhau mà nói chuyện, ấy đã là việc tày trời, sau đó chỉ có thể thẳng tiến hôn nhân.

Đến một ngày, làn sóng Âu hóa ào đến, phép lịch sự kiểu Tây là phải biết nhảy đầm. Cuộc đổi thay giao tế đến ngỡ ngàng: Nam nữ dìu nhau đi mà không nhất thiết đến mục đích nào ngoài thể hiện phép lịch sự.

Đến cuối thế kỷ XIX, tiêu chí đạo vợ chồng vẫn “tương kính như tân”, giao tế là phải nâng khăn ngang mày, tóm lại là ở trong nhà còn giữ kẽ thế thì ra nơi công cộng chớ có ôm ấp nhau.

Tất nhiên có những hành vi vượt ra khỏi khuôn khổ Nho giáo. Văn chương thì ai cũng thuộc Truyện Kiều “Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” cùng “Ra tuồng trên bộc trong dâu”. Ca dao tục ngữ thì “Yêu nhau cởi áo cho nhau”, nhưng về nhà vẫn phải nói dối cha mẹ rằng “qua cầu gió bay”.

Trai gái đứng gần nhau, thậm chí đụng chạm mà không đi tới hôn nhân dễ xảy ra chuyện bê bối làng xã. Việc nhảy đầm xảy ra giữa hai người nam – nữ có khi không quen biết đã trở thành cú sốc cho xã hội khi được những thanh niên Tây học khởi xướng vào đầu thập niên 1930.

Dễ đến hàng trăm số báo những năm này đã tranh cãi về đạo đức của việc nhảy đầm và có người “dám cam đoan quả quyết cho lối chơi ấy, với ta tuy nay có bồng bột thật, song rồi chẳng bao lâu – trong một thời gian rất ngắn – nó sẽ (bị) tiêu diệt đi hết mà thôi… Nhảy đầm rồi sẽ chết! Chết một cách ngấm ngầm không ai còn muốn nhắc ra nữa làm gì”.

Sở dĩ vậy vì theo họ, cảnh “một cặp trai gái ôm nhau mà nhảy là một sự rất chướng, một lối chơi dâm ô: Phải đả đảo cho tiêu diệt!” (Phụ nữ tân văn, 31/8/1933).

Tuy vậy, lo ngại của các nhà đạo đức trong xã hội khi ấy chủ yếu nhắm vào việc đàn ông đem tiền đi cho vũ nữ hoặc các bà vợ bỏ bê thiên chức tề gia nội trợ, và nhất là lo lắng các cô tân thời mê nhảy sa ngã. Thậm chí, Vũ Trọng Phụng còn liệt “Gái nhẩy ở các tiệm khiêu vũ” là “một trong năm loại đĩ” ở Hà Nội.

Nhiều người Việt có đầu óc nhanh nhạy đã nhận ra nhảy đầm là một tấm giấy thông hành dự phần vào thế giới văn minh của giới cai trị.

Một sinh viên Việt Nam du học ở Pháp đã nói với Phạm Quỳnh rằng học nhảy đầm “để khi về nước, mình là người có chức phận, gặp khi quan trên mời dự tiệc ở Phó soái hay Chánh soái, mình biết ‘nhảy’ cho đúng cách, cho Tây bên ấy họ biết rằng mình đã thạo những cách lịch sự ở Paris” (Pháp du hành trình nhật ký – Phạm Quỳnh, 1922).

Nhưng lịch sự với ai thì các vị này không nói! Chẳng lẽ chỉ lịch sự làm hàng với các quan Tây? Tất nhiên, lý thuyết là lịch sự với phái nữ nhưng thực tế lại để ghi điểm trong mắt giới đàn ông, như thể biết dìu bạn nhảy trong điệu valse cũng có giá trị ngang với biết hút xì gà hay cầm gậy chơi gôn, hoặc để bước chân vào quan trường.

Chỉ hai chục năm, từ chỗ bị coi là trò dâm ô, khiêu vũ đã được khoác lên cái áo văn minh mà mỗi người đàn ông thành thị nên biết. Kèm theo sự biến đổi ấy là cách đàn ông bày tỏ tình cảm với phái nữ.

So sánh không hề khập khiễng thì khiêu vũ cũng như màn hát giao duyên cổ truyền, chỉ khác ở điệu bộ hay quy cách do âm nhạc dẫn lối. Cái nắm tay hay ôm eo của người đàn ông với bạn nhảy nữ vốn dĩ là cách phân biệt nam nữ, khi vào đời sống xã hội Việt Nam lại đem đến một cảm giác khuyến khích người nữ bộc lộ bản ngã nhiều hơn.

Đã có những chị em tân thời cổ vũ việc nhảy đầm bằng cách coi đó là một loại “thể dục” có tính thẩm mỹ. Đương nhiên “phi phụ nữ khiêu vũ bất thành”. Ngoại trừ số vũ nữ ít ỏi ở các tiệm nhảy, sự hưởng ứng của phụ nữ tân học quyết định phần còn lại của câu chuyện khiêu vũ.

Nhưng về phía đàn ông, liệu biết khiêu vũ đã khiến họ biết ứng xử với phụ nữ theo ý nghĩa nghiêm túc của môn giao tế có tính chất phổ quát – mà thực ra là theo chuẩn Tây phương – chưa?

Hay là chẳng cần đợi khiêu vũ, thị dân ở những nơi như Hà thành đã có sẵn khung cảnh thuận lợi để giao lưu nam nữ, việc nhảy đầm có lẽ chỉ như quả cherry trên đỉnh cái bánh ga tô cho đẹp?

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã ‘sao chép’ các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào?

Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã 'sao chép' các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào?
TỪ MỘT QUỐC GIA CHUYÊN ĐI SAO CHÉP THÀNH CÔNG NHƯ NHẬT BẢN, HỌ ĐÃ CHUYỂN MÌNH ĐỂ THÀNH NỀN KINH TẾ BỊ CÁC QUỐC GIA KHÁC ‘ĐẠO NHÁI’.

Nói đến sao chép, hàng giả hàng nhái, mọi người thường nghĩ đến Trung Quốc – công xưởng của thế giới trong nhiều mảng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chiến lược sao chép này lại là Nhật Bản và cũng chính nhờ nó, nước này mới vươn lên trở thành cường quốc.

Vai trò của Thiên hoàng Minh Trị

Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) của Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội mang tên Minh Trị Duy Tân, qua đó mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Mặc dù thời kỳ này vẫn còn nhiều xung đột giữa các phe phái duy trì chế độ cũ và mới nhưng Nhật Bản đã dần cải cách để chuyển mình nhằm tránh nguy cơ bị nước ngoài xâm lược và đô hộ.

Với mục tiêu hiện đại hóa đất nước, chính phủ Nhật Bản thời kỳ này đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển công nghiệp bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Nhật Bản đã học hỏi và sao chép những gì tinh túy nhất của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đêm về nghiên cứu, thay đổi và ứng dụng sao cho hợp lý nhất cho quốc gia mình.

Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã sao chép các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào? - Ảnh 1.

Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912)

Kể từ đây, Nhật Bản có hàng loạt thay đổi theo Phương Tây như thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay cho đồng tiền cũ, xây dựng những ngành khai khoáng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như đường sắt, đường bộ. Chính phủ cũng khuyến khích người dân kinh doanh, mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển công nghệ kỹ thuật, áp dụng các phương pháp sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất.

Trong thập niên 1870, Nhật Bản đã học hỏi đế quốc Phổ (tiền thân của nước Đức) trong tiến trình hiện đại hóa đất nước để trở nên hùng cường. Chính phủ đã thành lập nhiều doanh nghiệp quốc doanh thí điểm trong những ngành công nghiệp cơ bản.

Mặc dù nhiều công ty trong ngành phải chịu thua lỗ nhưng chính phủ Nhật vẫn hỗ trợ nhằm tạo tiền đề tiên phong phát triển công nghiệp. Thời kỳ này các nhà tư bản cá nhân chưa dám đầu tư vào những mảng kinh doanh công nghiệp mới do sợ lỗ và chính phủ sẽ phải là người đi tiên phong.

Không chỉ sao chép con đường cải cách kinh tế của Phương Tây, Nhật Bản còn mua và học hỏi các máy móc của người Anh. Chính phủ Nhật thậm chí thuê hay có những chính sách ưu đãi nhằm thuyết phục các kỹ sư nước ngoài ở lại làm việc cho họ. Mặc dù chính phủ Anh cùng nhiều nước Phương Tây ngăn cấm nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách đưa các kỹ sư giỏi của nước ngoài về làm việc cho họ.

Năm 1843, khi đế quốc Anh bãi bỏ những hạn chế trong xuất khẩu máy móc với Nhật Bản thì các nước Phương Tây cũng gây áp lực để nước này ký các thỏa thuận về bản quyền. Dẫu vậy Nhật Bản phớt lờ các quy định này. Trong khi nước ngoài lên án gay gắt nạn sao chép các kỹ thuật thì người Nhật lại gọi đó là “sự tiếp thu” các công nghệ mới, một đặc trưng của tinh thần học hỏi.

Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã sao chép các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào? - Ảnh 2.

Xưởng làm bông tại Nhật

Đọc đến đây chắc có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra có sự tương đồng đáng kể trong quá trình hiện đại hóa nhờ sao chép giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Những tư liệu lịch sử của Phương Tây cho thấy những hàng giả hàng nhái thời kỳ này của Nhật Bản thường có công nghệ thấp, rẻ tiền và bị các nước coi thường. Tuy nhiên chính những hàng nhái này lại đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng quê Nhật Bản do nhắm đến những nhu cầu đời thường cấp thiết của thị trường trong nước. Nhờ đó, thị trường hàng nhái vẫn sống tốt và dần phát triển, qua đó giúp nền công nghệ Nhật Bản từng bước đi lên.

Thành cường quốc nhờ sao chép

Bước sang thập niên 1880, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trỗi dậy nhờ mảng dệt may, một ngành kinh doanh không đòi hỏi nhiều vốn hay công nghệ cao nhưng luôn có sẵn thị trường. Ban đầu chính phủ Nhật nâng thuế nhập khẩu bông thô để bảo hộ ngành trồng bông trong nước, sau đó chuyển dần các chính sách bảo hộ sang những nhà máy sản xuất bông vải rồi lan dần ra các mảng kinh tế quan trọng khác theo đúng những gì nền kinh tế Đức-Phổ đã từng cải cách.

Năm 1914, mảng dệt may đã chiếm tới 60% tỷ lệ xuất khẩu của Nhật Bản. May mắn hơn, Thế chiến I bùng nổ khiến công nghiệp tại Châu Âu gián đoạn, giúp các nhà máy Nhật Bản tiếp cận được nhiều thị trường hơn với hàng loạt mặt hàng như dệt may, thực phẩm, đồ hộp, xe đạp…

Bước sang thập niên 1920, nền công nghiệp Nhật Bản dần vững mạnh và chuyển dần từ nhập khẩu nguyên liệu thô sang các sản phẩm đầu vào thứ cấp. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh tại Nhật và dù mở cửa thị trường nhưng chính phủ vẫn can thiệp mạnh mẽ để định hướng cho nền kinh tế.

Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục tăng cường bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, trợ cấp và phát triển các công nghệ tiên tiến. Đến giai đoạn này, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến công nghiệp nặng và hóa chất. Nhằm tạo lợi thế cho xuất khẩu, mô hình các tập đoàn tài phiệt (Zaibatsu) được phát triển.

Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã sao chép các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào? - Ảnh 3.

Nhật Bản đã sao chép các ý tưởng thành công của nước khác để tự phát triển

Theo đó, một công ty thành công trong mảng chính sẽ phân nhánh kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn ở những mảng khác, tạo thành mạng lưới kinh doanh đồ sộ. Với vốn và tiềm lực của ngành kinh doanh chính, những Zaibatsu này dễ dàng mở rộng mạng lưới của mình hơn. Điều này cũng tương tự như khi các tập đoàn lớn như Samsung của Hàn Quốc ngày nay mở rộng từ mảng chính điện tử của mình sang các phân nhánh khác.

Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp năng suất tại Nhật tăng đáng kể, tạo tiền đề cho nền kinh tế bứt tốc. Ngay trước Thế chiến II, ngành công nghiệp nặng đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% tổng sản lượng toàn ngành cho Nhật Bản.

Khôi phục kinh tế bằng bắt chước

Trong thời kỳ bứt tốc kinh tế trước Thế chiến II và hồi phục hậu chiến tranh, Nhật Bản đều tích cực sao chép các sản phẩm Phương Tây mà chẳng thấy ngại ngùng gì. Thậm chí trong Thế chiến II, nước này cũng nhanh chóng đạo nhái các vũ khí của nước ngoài và thay đổi để thích nghi với quân đội nước mình.

Từ năm 1952, sản lượng sản xuất và khai mỏ của Nhật Bản tăng hơn 10 lần trong hai thập kỷ, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tăng trưởng kinh tế hai chữ số một cách bền vững. Rất nhiều người nghĩ rằng quốc gia này đã khám phá ra một hình thức quản trị kinh tế mới và không thể đánh bại. Thực tế, Nhật Bản chỉ làm lại những ý tưởng cũ và phát triển từ người Đức trước đó.

Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã sao chép các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào? - Ảnh 4.

Hàng loạt sản phẩm đạo nhái của Nhật với những mặt hàng gốc của nước ngoài

Con đường đạo nhái của Nhật Bản kéo dài tới tận thập niên 1970 và trở thành một phương pháp chính giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng hậu Thế chiến II. Từ sản phẩm gia dụng, thực phẩm, truyện tranh cho đến những thứ đơn giản như thiết kế thời trang đều có sự sao chép tại Nhật.

Những câu chuyện về các nhà sáng lập xe máy, đồ điện tử hay nhiều sản phẩm nổi tiếng khác của Nhật đều có chung đặc điểm là phải học nghề, tiếp thu kinh nghiệm lan truyền từ Phương Tây trước. Hầu hết các sản phẩm này mang tính bắt chước có cải tiến rồi mới dần tự nghiên cứu được công nghệ cho riêng mình.

Sau Thế chiến II, Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu mô hình kinh tế Mỹ và đạo nhái các sản phẩm bình dân. Ban đầu họ chưa chú trọng vào chất lượng mà chỉ mang tính học hỏi, thế rồi dần dần người Nhật cải tiến sản phẩm và đặt các tiêu chuẩn khắt khe lên hàng đầu làm lợi thế cạnh tranh.

Nhờ tận dụng sự bắt chước mà vào thập niên 1990, nền kinh tế Nhật trỗi dậy trở lại thành công với thu nhập GDP bình quân đầu người cao tới 23.796 USD, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. Đây cũng là thời kỳ mà thương hiệu “Made in Japan” trở thành biểu tượng cho chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, tinh thần dân tộc trọng chữ tín của người Nhật cũng thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dù chúng đẩy giá thành lên cao.

Trớ trêu thay, sự thành công của nền kinh tế Nhật cùng chất lượng sản phẩm đã khiến nhiều nước phải học hỏi. Nếu nhìn qua Hàn Quốc và Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đâu đó những dấu vết học hỏi từ con đường làm giàu của người Nhật. Không những thế, các sản phẩm của Nhật cũng bị làm nhái rất nhiều.

Ngày nay, từ vị thế phải đi mời chào chuyên gia hay đạo nhái sản phẩm, người Nhật đã có quyền tự hào khi nhiều nước phải học hỏi họ, sản phẩm của Nhật “được” làm nhái còn nền kinh tế trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia noi theo.

AB Theo Tổ Quốc