Sử dụng tông màu trắng và gỗ làm chủ đạo, các kiến trúc sư đã tạo ra không gian đậm chất Á Đông nhưng vẫn giữ được tính hiện đại.
Căn hộ có diện tích 75 m2 gồm một phòng khách, phòng ngủ, bếp và nhà vệ sinh tại chung cư Homyland, quận 2 (TP.HCM) với tổng chi phí thi công nội thất là 400 triệu đồng.
Căn hộ sử dụng tông màu chủ đạo trắng và gỗ mang đến không gian ấm áp và nhiều sức sống. Sự lựa chọn này cũng thể hiện được sự cá tính của gia chủ.
Phòng khách được các kiến trúc sư của Sun Concept thiết kế thành một góc đặc biệt với chất liệu gỗ, cói, nhung và tre cùng các khối màu sắc gam nóng đan xen.
Ngăn cách phòng khách và khu vực ăn uống là kệ tivi có khả năng xoay. Đây cũng là điểm đặc biệt giúp các thành viên có thể giải trí ở bất cứ không gian nào của căn nhà.
Do diện tích không quá lớn nên mọi khu vực trong căn hộ đều được bày biện gọn gàng, kết hợp chi tiết khéo léo và linh hoạt.
Khu vực bếp được bố trí gọn gàng, đảm bảo tiện nghi cho người nấu. Một số chi tiết được dùng bằng chất liệu mây, tre đan nhưng vẫn giữ được sự sang trọng cho không gian.
Tủ quần áo và bàn làm việc được bố trí ngăn nắp với chất liệu tự nhiên, thống nhất trong tổng thể căn nhà.
Một góc nhỏ trong phòng ngủ được bài trí theo phong cách Nhật Bản để làm nơi thư giãn sát cửa sổ.
Phòng ngủ có diện tích khá rộng nên hệ thống chiếu sáng được bố trí hợp lý tạo sự gọn gàng và thoáng mát trong gam màu trắng, gỗ.
Nội thất với màu trung tính như be, nâu, vàng và cây xanh kết hợp giúp không gian nghỉ ngơi giữ được sự trang nhã, thanh bình.
Quán bún đậu mắm tôm của chị Nguyễn Thị Nhung ở PhnomPenh.
Mỗi ngày quán Bún đậu mắm tôm của chị Nguyễn Thị Nhung ở thủ đô PhnomPenh đón hàng trăm lượt khách tới thưởng thức. Quán hút khách vì đồ ăn ngon và những chi tiết nhỏ như đôi quang gánh, bình hoa sen… đậm chất Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Nhung (quê Thanh Hóa) chia sẻ với Trí Thức Trẻ, chị lấy chồng ở Campuchia được 3 năm. Một lần, chị thèm món bún đậu mắm tôm – món khoái khẩu của chị khi còn ở Việt Nam – nên chị mở quán bún đậu mắm tôm. Đến nay đã được hơn một năm.
Vốn tham gia các lớp học nấu ăn trước đó, cùng với việc mẹ ruột ở Thanh Hóa có thể gửi mắm và các nguyên liệu khác sang, chị Nhung mở quán Tofu Homemade. Quán bán bún đậu mắm tôm, bún chả và nhiều món Việt khác.
Một sự ủng hộ tuyệt vời nữa đó là từ mẹ chồng chị Nhung. Chị Nhung cho biết, mẹ chồng chị là người Việt Nam, lại giỏi nấu ăn nên hỗ trợ chị trong việc chọn được nhiều đồ ngon cho quán, chẳng hạn như món lòng lợn, thịt trong menu của quán.
“Mẹ chồng tôi sống ở Campuchia hơn 20 năm rồi. Mẹ tôi lại nấu ăn khéo nên thường đi chợ giúp tôi”, chị Nhung chia sẻ.
Chị Nhung cho biết khách đến quán chủ yếu là khách Việt, một phần khách Campuchia. Quán cũng nhận ship các món ăn cho khách không ghé quán được.
Quán được trang trí bằng thúng mủng nong nia, bình hoa sen, bát sành… đậm chất Việt.
Chủ quán sinh năm 1990 cho biết, mỗi ngày chị bán được khoảng gần 100 suất, cả bún đậu, bún chả…. Ngoài ra quán cũng bán nhiều đồ uống đậm hương vị Việt khác.
Chị Nhung cho biết thêm, để giữ được hương vị Việt, chị nhập nhiều nguyên liệu từ Việt Nam như mắm (mẹ ruột chị gửi từ Thanh Hóa), đậu từ Bắc Ninh và nhiều gia vị khác chị nhập từ Việt Nam sang. Bún, thịt, rau chị mua tại Campuchia.
Vải chăn con công, chị Nhung dùng để bọc các đồ trang trí.
Chủ quán cho biết thêm, bình thường quán chị có khoảng 4 người phục vụ. Chị chỉ muốn chăm chút vào quán, chưa muốn mở thêm chi nhánh vì muốn ổn định chất lượng kho khách hàng.
Bên ngoài quán.
Hai vị khách Campuchia tới quán Bún đậu mắm tôm của chị Nhung.
Văn hóa truyền thống cho rằng vận mệnh của con người là có thể biết trước được, đồng thời người xưa cũng rất coi trọng việc dự đoán vận mệnh của một người. Đây chính là điều mà cổ nhân gọi là “thông hiểu số mệnh”.
(Tranh minh họa qua Kknews.cc)
Mạnh Tử nói: “Việc mình không có ý làm mà thành, đó là do ý Trời vậy. Việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới, đó là do mệnh Trời vậy.”
Trong “Đổng Trọng Thư truyện” có viết: “Thiên lệnh chi vị mệnh”, lệnh của Trời được gọi là mệnh. Bởi vậy, “mệnh” và Trời là có liên quan với nhau, cũng được gọi là “nhân mệnh quan thiên”. Vậy nên, mệnh cũng được gọi là “thiên mệnh”, là tiên thiên, là điều “khi sinh mang theo đến”, hay cũng nói là Trời định.
Khổng Từ giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, người không biết mệnh thì không phải là người quân tử. Khổng Tử cũng cho rằng: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, con người khi đến tuổi 50 thì nên hiểu được thiên mệnh là gì.
Vì sao cần biết được mệnh? Cổ nhân giảng: “Dự tắc lập, bất dự tắc phế”, ý tứ là việc gì mà có sự chuẩn bị trước thì cũng sẽ thành, không có sự chuẩn bị trước thì thường sẽ dở dang. Từ xưa đến nay, cầu lợi tránh hại, cầu may tránh hung là bản năng của con người. Biết được vận mệnh thì có thể ứng phó được với những điều nguy hiểm xảy ra trong đường đời phía trước. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là “biết mệnh” thực sự.
“Biết mệnh” thực sự thể hiện qua những câu nói như: “Sống chết có số, phú quý do trời”, “Đại phú nhờ vào mệnh, tiểu phú nhờ vào cần”, “Cái được là do ta may mắn, cái mất là do mệnh của ta”, “Một đời đều là mệnh, nửa điểm không do người”… Đây đều là quan niệm của con người chân chính tin vào mệnh. Vậy nên, người xưa giảng rằng, “Bằng lòng với mệnh trời thì không có lo lắng”.
Chưa hết, trong kinh điển của người xưa thì có một phần trọng yếu nói về mệnh. Dịch Kinh trong Tứ Thư Ngũ Kinh được xếp hạng đứng đầu trong các kinh thời cổ đại, nó vượt qua cả Khổng giáo, bởi vì Khổng Tử cũng chỉ là chỉnh lý, ghi chép Dịch Kinh, sau đó dành cả đời tham ngộ mà thôi. Mà Dịch Kinh trên thực tế là một bộ sách tràn đầy các vấn đề về âm dương, thái cực, bát quái, bói toán. Hệ Từ trong Dịch Kinh chính là dùng thể Từ (một thể loại văn học cổ điển của Trung Hoa) để gieo quẻ đối với quẻ tượng. Cuốn Dịch Truyện đi kèm chính là những chú thích, nhận thức tâm đắc trong nghiên cứu Dịch Kinh.
Bên cạnh đó, rất nhiều kinh điển thời xưa là bao hàm thuật toán mệnh, vô cùng phong phú: Lục Hào, Mai Hoa Dịch Số, Tứ Trụ Bát Tự, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm, Thiết Bản Thần Số, tướng mặt, tướng tay, v.v..
Trong sử sách đã ghi chép lại rất nhiều các “cao thủ” tinh thông về thuật số đoán mệnh như: Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong, Lưu Bá Ôn, v.v., quả thật là không sao kể hết.
Trong tu luyện của Phật gia, Đạo gia còn xuất hiện một loại “thần thông” kỳ diệu là “túc mệnh thông”. Người có được loại thần thông này có thể trực tiếp nhìn thấy được quá khứ, hiện tại, tương lai, thậm chí đời trước kiếp trước, nhiều kiếp nhiều đời của người khác. Chuyện này cũng được đặc biệt ghi lại rất nhiều trong kinh điển Phật giáo.
Vậy thì có người sẽ nghĩ rằng, phải chăng việc cố gắng trong cuộc đời là vô ích?
Kỳ thực đoán mệnh chính là căn cứ theo dịch số, mệnh số, căn cứ theo quy luật vận hành phổ quát của toàn thể mà suy đoán ra vận mệnh của con người. Trong vũ trụ này, sự vận hành của các hành tinh đều có định số, đều có quỹ đạo. Trên trái đất này, sự vận hành của bốn mùa, mưa nắng đều có quy luật. Trong một đất nước, sự hưng suy của một vương triều là đều có thể thấy. Với một gia đình, tương lai tốt xấu đều có thể phán đoán ra. Ngay đến con người bình thường cũng không thoát khỏi sinh, lão, bệnh tử.
Nhìn vào một con cá trong dòng chảy, có thể suy tính được nó trôi về đâu. Nhìn vào một con người trong lịch sử luân hồi lâu dài của sinh mệnh lại càng có thể hiểu được họ sẽ làm gì, họ vướng mắc vào điều gì, họ không thích làm cái gì, từ đó có thể biết được họ sẽ lựa chọn như thế nào trong các sự kiện xảy ra trên đường đời của mình. Như vậy thì sự vận hành của sinh mệnh đều có thể thấy được.
Cổ nhân cho rằng sinh mệnh con người phân chia thành đại vận, tiểu vận, lưu niên. Sự vận hành của mệnh, chính là vận mệnh, là vận trình khác nhau mà mệnh biểu hiện ra. Do đó sinh mệnh của con người ngoài định số ra thì cũng có biến số, biến số ít hay nhiều là do lựa chọn của sinh mệnh, là do dũng khí, chính khí của sinh mệnh đó trước nguy nan. Từ đó mệnh có thể thành may hay rủi, hoặc là trước may sau rủi, hoặc là trước rủi sau may.
Xưa nay người được xưng là “biết mệnh” thì cũng đồng thời hiểu được câu nói “Lạc đạo an mệnh”, vui với đạo Trời, tôn kính đạo Trời, thì tự nhiên biết mệnh, tự nhiên an mệnh. “An mệnh” ở đây nghĩa là thuận theo vận mệnh của bản thân mà hành xử, là dũng cảm đương đầu với những khó khăn thử thách, là thăng hoa của nội tâm bao dung thản đãng. Nếu hiểu “an mệnh” với nghĩa tiêu cực, chán nản, thì chính là chưa “biết mệnh” vậy.
Nuối tiếc vì đã không đủ dũng cảm sống thực với chính mình mà sống theo mong muốn của những người khác là nuối tiếc hàng đầu của đa phần những người sắp từ giã trần thế.
Cuốn sách của một cựu y tá chuyên chăm sóc những người đang cận kề cái chết, đã hé lộ những điều họ nuối tiếc nhất khi sắp phải từ giã cuộc sống.
Bronnie Ware, nữ y tá Anh từng làm công việc chăm sóc và xoa dịu những người sắp “gần đất, xa trời”, cho biết, bà vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện rất nhiều người đang hấp hối có cùng những nuối tiếc như nhau.
Bà Ware kể: “Các bệnh nhân của tôi là những người đã về nhà nằm chờ chết và nhìn chung phải trải qua một số thời khắc đặc biệt như nhau. Mọi người đã trưởng thành rất nhiều khi phải đối diện với ‘án tử’ của chính họ và một số thay đổi là hiện tượng phổ biến. Mỗi người trong số họ đều trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau: chối bỏ, sợ hãi, tức giận, hối tiếc, phủ nhận và cuối cùng là chấp nhận”.
Trong cuốn sách nhan đề “The Top Five Regrets Of The Dying: A Life Transformed By The Dearly Departing” của mình, bà Ware đã tổng kết 5 điều nuối tiếc phổ biến nhất ở những người đang hấp hối, đặc biệt là những người già cả, như sau:
1. Nuối tiếc vì đã không đủ dũng cảm sống thực với chính mình mà sống theo mong muốn của những người khác
Đây là nuối tiếc hàng đầu của đa phần những người sắp từ giã trần thế. Bà Ware cho rằng, khi con người nhận ra cuộc sống của họ gần kết thúc và hồi tưởng lại mọi sự một cách rõ ràng, họ dễ dàng nhìn thấy quá nhiều giấc mơ đã không được hoàn thành. “Hầu hết mọi người đã không thực hiện thậm chí chỉ một nửa số giấc mơ của họ và phải chết khi nhận ra rằng, đó là do họ đã hoặc không có lựa chọn nào đó”, bà Ware nhấn mạnh.
2. Nuối tiếc đã làm việc quá vất vả
“Ước gì tôi đừng làm việc cật lực đến như vậy” là câu cửa miệng của những người đàn ông sắp chết. Họ đã bỏ lỡ việc tận hưởng thời trẻ của con cái và mối quan hệ với bạn đời. Phụ nữ cũng có thể hối tiếc về điều này, nhưng thường chỉ từ các thế hệ trước đây, do nhiều chị em không phải là trụ cột gia đình.
3. Nuối tiếc đã không bộc lộ cảm xúc thực
Nhiều người đã phải kìm nén cảm xúc thực để giữ hòa khí với những người khác. Điều đó cũng đồng nghĩa, họ đôi khi phải “đeo mặt nạ” không mong muốn. Vì vậy, khi sắp “gần đất, xa trời”, không còn gì để mất, họ cảm thấy cay đắng và căm phẫn với sự kìm nén cảm xúc quá mức của chính mình.
4. Nuối tiếc đã không giữ liên lạc với bạn bè
Thông thường, nhiều người sẽ không thực sự nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của bạn bè cho tới những ngày cuối đời. Khi sắp chết, rất nhiều người cảm thấy hối hận vì đã để vuột mất những tình bạn vàng trong nhiều năm. Họ nuối tiếc sâu sắc rằng mình đã không đầu tư thời gian và sự chia sẻ đáng có cho những người bạn.
5. Nuối tiếc đã không để bản thân hạnh phúc hơn
Đây là một nuối tiếc phổ biến đến kinh ngạc ở những người sắp chết. Cho tới tận khi chết, nhiều người mới nhận ra rằng, hạnh phúc xứng đáng được đánh đổi bằng nhiều thứ. “Họ đã sống mắc kẹt trong những phong cách và thói quen cũ. Sự vừa lòng với ‘cái thân quen’ đã che phủ cảm xúc cũng như cuộc sống thể chất của họ. Sự sợ hãi thay đổi khiến họ phải giả vờ với người khác và giả vờ với chính bản thân rằng họ hài lòng, hạnh phúc, dù trong sâu thẳm vẫn mong muốn được cười thoải mái và làm những điều ngốc nghếch theo ý mình một lần nữa”, bà Ware nói.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (ảnh: Shutterstock).
Hôm thứ Ba (22/9, giờ Mỹ), Tổng thống Trump có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc (LHQ). Người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng ông bác bỏ các cách tiếp cận sai lầm và lựa chọn “đặt nước Mỹ lên trên hết” để mang lại thịnh vượng và hạnh phúc cho Hoa Kỳ. Điều thú vị là, cách tiếp cận “phản giáo điều” của ông Trump đã và đang mang lại nhiều điều tích cực hơn cho thế giới.
“Toàn cầu hóa” là ý tưởng khá giống với mơ ước xây dựng một “thế giới đại đồng” của những người thiên tả, nó đề xuất cách tiếp cận hòa tan tất cả trong một “nồi lẩu”. Tôn chỉ trên bề mặt của nó nghe có vẻ rất hợp lý khi chủ trương tạo lập một môi trường phẳng để tất cả các quốc gia kết nối sâu hơn về kinh tế, văn hóa, thông tin, công nghệ… từ đó xây dựng một thế giới phồn vinh và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên điều này là không khả thi và dễ dẫn tới thảm họa.
Không khả thi vì thực tế cho thấy mong muốn hàng trăm năm qua của những người thiên tả về việc xây dựng một “thế giới đại đồng” cho tới nay đã không thể thực hiện vì một lý do đơn giản: nó phản lại các quy luật tự nhiên ngay cả ở mục đích và cách tiếp cận.
Thế giới tự nhiên là đa sắc màu, nhiều tầng thứ và hình thái, nó không phải do con người tạo ra, nó có hệ thống quy luật hình thành và vận động riêng. Con người chỉ là một phần tử trong thế giới này, trong khi mới chỉ có những hiểu biết hết sức sơ sài trên bề mặt về ý nghĩa và nội hàm của các quy luật đó, nhưng lại vội vàng muốn thay đổi nó nhằm cải biến mọi thứ theo điều mà mình tin rằng đúng thì liệu có thể đạt được mục đích?.
Dễ dẫn tới thảm họa vì khi tham gia trong một sân chơi chung, hệ thống “luật chơi” không thể ràng buộc được tất cả, chắc chắn sẽ luôn có khe hở. Đây là cơ hội cho những kẻ “xấu chơi” luôn tìm cách “lách” và tranh thủ điều đó để thủ lợi cho riêng mình. Thực tế cho thấy Bắc Kinh đã rất giỏi lợi dụng các xã hội mở như Hoa Kỳ để bòn rút lợi ích cho họ.
Thế giới công bằng hơn
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 75, ông Trump nói rằng “Chúng tôi đã hồi sinh Liên minh NATO, ở đó các quốc gia khác đang đóng góp vào ngân sách [chung] công bằng hơn nhiều”.
Vì coi “nước Mỹ trên hết” nên ông Trump yêu cầu các nước thành viên NATO thay vì ỷ lại vào Hoa Kỳ cả về tài chính, vũ khí và các hoạt động quân sự thì hãy tự chủ hơn, đóng góp nhiều hơn để xây dựng khối. Điều này ban đầu sẽ khiến các đồng mình của Mỹ bị sốc nhưng, có thể thấy, về lâu dài thì quyết định này của chính quyền Trump lại góp phần chấn hưng NATO.
Thật vậy, một quần thể mạnh và bền vững thật sự khi các thành viên trong đó đều mạnh và có mối quan hệ với các thành viên còn lại dựa trên sự chia sẻ công bằng về quyền lợi. Năng lực tiềm tại trong mỗi cá nhân hay, tập thể hoặc lớn hơn là quốc gia là rất lớn, nhưng năng lực đó sẽ bị ru ngủ bởi tâm lý dựa dẫm, không chịu vận động. Áp lực buộc phải chia sẻ nhiều hơn khiến các thành viên NATO phải vận động để tự đổi mới và gia cố sức mạnh quân sự của mình, và một cách tự nhiên sẽ làm sức mạnh của khối được gia cường đáng kể.
Chính quyền Trump cũng thể hiện cách cư xử công bằng và nhất quán trong quan hệ với các đồng minh. Hoa Kỳ dưới thời vị tổng thống thứ 45 cũng yêu cầu các đồng minh ở châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc chia sẻ gánh nặng tài chính cho việc duy trì lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại bán đảo Triều Tiên và các căn cứ của Nhật để bảo vệ an ninh trước hết cho hai nước này và khu vực.
Việc Hoa Kỳ yêu cầu các nước chia sẻ tài chính cho hoạt động bảo vệ an ninh chung không có nghĩa là các nước trả tiền “thuê” Mỹ bảo vệ mình, mà thực ra là các nước cần phải chịu phần trách nhiệm duy trì các hoạt động phối hợp với quân đội Mỹ để bảo vệ an ninh cho họ, đa số trường hợp trong đó họ cần phải chia sẻ khoản tài chính nuôi chính quân đội hoặc nhân viên của họ, điều mà Mỹ đã phải “bao” trong nhiều năm. Ví như trường hợp của Hàn Quốc, chính quyền Trump đang yêu cầu Seoul chia sẻ việc chi trả lương cho hơn 4.000 nhân viên người Hàn làm việc trong các đơn vị lính Mỹ đồn trú tại bán đảo Triều Tiên.
Việc Mỹ rút nguồn tài trợ vốn có phần quá dễ dãi và yêu cầu các nước tự chủ cũng góp phần “thức tỉnh” các đồng minh. Vì khi một thực thể được “nuông chiều” quá mức đến một lúc nó có thể sẽ coi rằng tiền thuế của người dân Mỹ là “không khí” và Hoa Kỳ đương nhiên phải có trách nhiệm bảo vệ họ, thậm chí còn có thể dẫn tới ý nghĩ rằng nếu Mỹ không tài trợ thì họ sẽ không làm gì để bảo vệ chính quê hương của mình.
Trong bài phát biểu hôm thứ Ba, ông Trump nói rằng “Chúng tôi đã chống lại nhiều thập niên Trung Quốc lạm dụng thương mại”. Hành động này của chính quyền Trump cũng lại có tác dụng cảnh tỉnh các nước về mối đe dọa từ Bắc Kinh và tạo ra một môi trường hợp tác thương mại công bằng hơn trong bối cảnh ĐCSTQ đang “dụ dỗ” thế giới bằng luận điệu “trỗi dậy hòa bình” nhưng thực tế dùng nhiều chiêu trò ma mãnh để xâm nhập và thâu tóm các thị trường, đẩy nhiều nước nghèo vào bẫy nợ, trong khi dung túng cho việc sản xuất hàng giả, thao túng tiền tệ, bảo trợ thái quá doanh nghiệp trong nước, ăn cắp cũng như ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Bảo vệ các giá trị phổ quát, thúc đẩy phát triển
Khác với những người tiền nhiệm, Tổng thống Trump coi chính quyền Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là kẻ thù số một của nước Mỹ. Bắc Kinh cho thấy nó là thế lực đang từng ngày đe dọa những giá trị và quyền lợi của người Mỹ. Vậy nên, vì “nước Mỹ trên hết” ông Trump đã thực hiện hàng loạt hành động tấn công lực lượng này để đòi lại những gì mà chính quyền Trung Quốc tước đoạt của người dân nước ông và bảo vệ những giá trị mà người Mỹ tôn thờ.
Dấu ấn đậm nét nhất thể hiện ở việc chính quyền Trump đã giáng những đòn thuế nặng nề vào hàng hóa Trung Quốc khiến Bắc Kinh “choáng váng”. Việc chính quyền Trung Quốc suy yếu trước những “cú đánh” của chính quyền Trump vô hình chung khiến Bắc Kinh bớt hung hăng hơn và phải “nhìn trước ngó sau” trong những việc làm bất hảo đối với thế giới, nhất là đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, những nước đang phải chịu sức ép trực tiếp hàng ngày từ lực lượng này.
Cũng giống như nhiều nhà khoa học kiệt xuất như Albert Einstein hay Isaac Newton, ông Trump tin vào Chúa, và dường như ông đã thấu hiểu một điều trong văn hóa truyền thống rằng con người cần khiêm nhường dưới Chúa và duy trì đạo đức phổ quát thì mới có được những điều tốt đẹp. Vì thế trong cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, người ta thấy ông Trump luôn lấy văn hóa truyền thống làm cơ sở, và cũng nhờ đó mà thành tựu trên cương vị tổng thống của ông có vẻ như đã đem lại nhiều lợi ích hơn cho thế giới, thông qua việc bảo vệ những giá trị mà người Mỹ truyền thống tôn thờ.
Giá trị mà nước Mỹ tôn thờ là những quyền cơ bản của con người, trong đó có “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Việc Bắc Kinh vì quyền lợi ích kỷ bất chấp sự thật lịch sử tuyên bố chủ quyền gần 90% diện tích Biển Đông là hành động o ép người dân của những quốc gia láng giềng, xâm phạm quyền sống và các quyền cơ bản của con người. Vì thế việc chính quyền Trump thúc đẩy các hoạt động trấn áp Trung Quốc trên Biển Đông, trên bề mặt là để bảo vệ ảnh hưởng của nước Mỹ, nhưng tác động sâu xa hơn là để bảo vệ những giá trị mà Hoa Kỳ coi trọng.
Để giữ nước Mỹ an toàn trước các hành vi phá hoại của gián điệp Trung Quốc, chính quyền Trump đã đẩy mạnh các hành động truy quét tình báo Hoa Nam trên khắp cả nước. Đồng thời với việc này, chính phủ Mỹ cũng “khóa tay” hàng loạt các công ty công nghệ Trung Quốc bị nghi ngờ thu thập thông tin tình báo cho Trung Nam Hải như ZTE, Huawei, và mới đây nhất là quyết định mạnh tay với ứng dụng đầy tai tiếng Tik Tok. Những hành động này của chính quyền Trump đã có tác dụng cảnh báo các quốc gia tự do trên thế giới về mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc.
Tổng thống Trump từng nói rằng Hoa Kỳ là một quốc gia dưới Chúa, người dân ở đây tôn thờ đấng sáng tạo chứ không tôn thờ chính phủ. Nên một giá trị cốt lõi nữa mà người dân Hoa Kỳ bảo vệ là tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, người Mỹ sẽ không đứng yên nếu giá trị này bị xâm hại cho dù nó ở bất cứ đâu trên thế giới. Người Mỹ cũng trân quý dân chủ như sinh mệnh mình. Vì là một người coi nước Mỹ trên hết, nguyện phụng sự nhân dân, Tổng thống Trump đã không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền tự do tôn giáo và dân chủ cho thế giới, đặc biệt ở những nơi mà những giá trị này bị coi là “cỏ rác”, như ở Trung Quốc, hay Venezuela.
Suy cho cùng những giá trị thực sự mà mỗi dân tộc tôn thờ đều là những điều cao cả, đó là những giá trị phổ quát, là sản phẩm của nền văn hóa dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm lịch sử chứ không phải là các giá trị được đề nghị trong những lý thuyết đã thất bại trên thực tế mà một nhóm người tự nghĩ ra.
Về nguyên tắc, lãnh đạo quốc gia được dân bầu là để bảo vệ những giá trị mà người dân tôn thờ và chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Như đã đề cập ở trên, xét trên tổng thể, những điều số đông người dân muốn đều là những điều tốt đẹp. Vậy thì lãnh đạo thực hiện theo ý chí của dân cũng chính là đang hướng tới cái tốt đẹp mà kiến tạo.
Có lẽ vì vậy mà ở cuối bài phát biểu tại LHQ, ông Trump nhắn nhủ lãnh đạo các quốc gia rằng chỉ khi họ thực sự quan tâm tới ý nguyện của người dân thì mới tìm thấy cơ sở thật sự để hợp tác, và khuyên họ hãy như ông, đặt đất nước lên trên hết.
Lãnh đạo mà hành động vì nguyện vọng tốt đẹp của người dân với tâm thái phụng sự chẳng phải sẽ làm cho đất nước đó phát triển và qua đó giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn? Vậy thì phương pháp tiếp cận và lời khuyên của ông Trump chẳng phải là chí lý, chí tình?