Bút tích của các vua nhà Nguyễn trên châu bản ngoài giá trị nội dung, còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc như những bức thư pháp sống động.
Sáng 3/1/2019, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức khai mạc triển lãm “Thư pháp của các hoàng đế nhà Nguyễn”.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng bút tích bằng mực son của 10 vua nhà Nguyễn qua 100 châu phê trên châu bản (tài liệu duy nhất tại Việt Nam và cũng là số ít trên thế giới lưu giữ được bút tích trực tiếp của các vị vua về mọi vấn đề của đất nước trên văn bản). Theo ban tổ chức, mặc dù không chủ tâm thể hiện chữ viết theo lối thư pháp, nhưng châu phê của các vua nhà Nguyễn trên châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao. Những nét bút son còn ghi dấu lại này đã tạo nên sự độc đáo hiếm có của một loại hình văn bản hành chính đẹp mắt như những tác phẩm nghệ thuật. Bút tích của các vua nhà Nguyễn trên châu bản ngoài giá trị nội dung, thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm trị quốc, an dân; còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc như những bức thư pháp sống động.
Bút tích của vua Gia Long, vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn trên châu bản hiện còn không nhiều. Tuy nhiên, qua các nét bút của vua, có thể thấy, dù với quá nửa cuộc đời bôn ba chinh chiến nhưng chữ của ông vẫn thể hiện sự hàm dưỡng cao. Trong ảnh là bút phê của vua trên văn bản của Thái Y viện, cơ quan chữa bệnh cho vua và hoàng gia.
Bút tích phê duyệt của vua Minh Mạng, vị vua thứ 2 triều Nguyễn trên Châu bản thể hiện sự năng động, quyết đoán của vua trong việc củng cố chế độ quân chủ tập quyền. Lời phê của vua trên những bản tấu của địa phương báo cáo tình hình thu hoạch mùa màng và giảm thuế cho dân còn thể hiện sự quan tâm của ông đối với nền nông nghiệp của nước nhà cũng như đời sống nhân dân lao động. Qua bút tích hiện còn, có thể thấy chữ của ông có căn cốt, cân xứng, kỹ thuật bài bản, uyển chuyển. Trong ảnh là châu phê của nhà vua về việc chẩn cấp cho dân phu tu bổ đường và nạo vét sông.
Là người siêng năng việc nước, mọi công việc nội trị và ngoại giao, vua Thiệu Trị đều noi theo đời trước, mong giữ gìn những thành quả đạt được. Lời phê của Hoàng đế Thiệu Trị trên Châu bản rất dung hòa, nhẹ nhàng. Ở góc độ thư pháp, ông chú trọng việc nhấn nhá ở đầu các nét và sử dụng liên bút nhiều. Trong ảnh là châu phê của vua về việc đúc tiền và châu phê về việc vua đi ngự giá ra Bắc, đoạn từ Hà Tĩnh qua Nghệ An bằng thuyền.
Tự Đức là người đặc biệt yêu thích thơ văn, vì thế trên rất nhiều văn bản, lời phê của vua còn dài hơn tấu trình của quan. Qua nội dung lời phê của Tự Đức có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử, kinh tế – xã hội, chính trị, ngoại giao của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ 19. Đây là thời kỳ đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Trong ảnh là lời châu phê thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với giáo dục, đào tạo, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Vua Khải Định là người thích cuộc sống xa hoa, chuộng sự yên ổn hưởng thụ. Trong thời gian ông tại vị, mọi quyền hành đều do người Pháp nắm, ông chẳng có chút quyền hạn nào. Bởi vậy, nội dung châu phê của vua Khải Định trên châu bản chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn kịch, thăng bổ và thưởng phạt quan lại. Trong ảnh là lời phê của vua liên quan đến việc cầu đản; việc nhận lễ mừng, dâng biểu khánh chúc…
Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, được sang Pháp du học từ nhỏ. Nét đặc sắc trong bút phê của vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn – Hoàng đế Bảo Đại là ông phê bằng cả chữ Pháp, chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Nội dung bút phê của vua Bảo Đại trên châu bản, chỉ là những việc có liên quan đến tế lễ, ban phát sắc bằng huy chương cho quan lại, còn mọi công việc cai trị khác do người Pháp quyết định. Trong ảnh là lời châu phê của vua về việc dự trù ngân sách cho Nam triều và bổ dụng một viên quan lại.
Triển lãm còn giới thiệu bút tích còn lưu lại trên châu bản của các vua Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái và Duy Tân. Triển lãm mở cửa đón khách tham quan tự do các ngày trong tuần (trong giờ hành chính), tại tòa nhà Triển lãm – Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngôi nhà nằm giữa hồ cá và khu vườn xanh mát. Từ hiên nhà, chủ nhân có thể thư giãn, lắng nghe âm thanh của thiên nhiên.
Công trình quy mô 3.500 m2 tại Cần Giuộc, tỉnh Long An có tên gọi Am House là sản phẩm của 3 đơn vị kiến trúc cùng hợp tác thiết kế gồm AmDesign, Time Architects và CTA Creative Architects. Chủ nhà là người sống ở quận 7 (TP.HCM) và luôn phải đối phó với căng thẳng, áp lực trong công việc. Chính vì vậy, anh muốn có một nơi bình yên để gạt đi những lo toan và tái tạo năng lượng.
Ngôi nhà được thiết kế với 5 khối riêng biệt và được bố trí ngẫu hứng dưới mái tranh lớn, bao quanh là hồ cá koi.
Việc bố trí các khối nhà chia cắt đã tạo ra nhiều góc nhìn đa dạng từ cả bên trong và bên ngoài tòa nhà. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp thông gió tự nhiên và ánh sáng ban ngày cho mọi không gian.
Hệ thống mái che 3 lớp giúp ngôi nhà có thể tự giảm nhiệt và giữ nhiệt độ trong nhà thấp hơn ngoài trời. Toàn bộ trần gỗ được sơn cùng màu với tường bê tông ốp gỗ.
Sàn nhà không sử dụng gạch lát mà dùng bê tông mài tạo cảm giác thoải mái khi đi lại trên sàn, đồng thời có màu sắc hài hòa với tường và mái.
Các kiến trúc sư cũng bố trí thêm nhiều khe đón ánh sáng ban ngày cho các không gian giữa nhà, giúp nhận biết được sự chuyển động của thời gian trong suốt một ngày.
Hồ nước được thiết kế dọc theo hành lang 2 bên của ngôi nhà. Đây là yếu tố thân thiện với môi trường trong ý đồ thiết kế cảnh quan của đội ngũ thiết kế và góp phần giảm nhiệt cho ngôi nhà trong ngày hè vùng nhiệt đới.
Nội thất được lựa chọn với nguyên liệu chính là gỗ, vừa mang cảm giác mộc mạc nhưng vẫn giữ được vẻ sang trọng.
Khu vực nhà tắm và vệ sinh có thiết kế hài hòa với màu sắc chủ đạo của ngôi nhà. Hệ thống đèn vàng được bố trí để tránh cảm giác lạnh lẽo.
Công trình là tổ hợp của các giải pháp trong kiến trúc giúp chống nóng, thông gió trời, tương phản nhưng vẫn thống nhất giữa màu sắc, vật liệu để đưa thiên nhiên vào cuộc sống hiện đại của con người.
Am House được định nghĩa là một nơi yên bình, vui tươi và tự do, nơi người ở có thể gạt bỏ những bộn bề lo toan để tìm về với bình yên
Khi bạn cảm thấy chưa đủ hạnh phúc, cảm thấy số phận đối xử bất công với mình, hãy đến bệnh viện để quan sát những người đang chìm trong bệnh tật và lắng nghe những nỗi nghẹn ngào không nguôi.
Hạnh phúc là làm những gì bạn thực sự muốn
Với nhịp sống ngày càng tăng tốc, đại đa số xã hội hiện đại chìm đắm trong những lo toan mỗi ngày, sợ mình không thể bắt kịp nhịp sống của hầu hết mọi người, sợ mình “xa lạ” giữa đám đông.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rõ rằng, ai ai cũng có cách sống riêng. Đôi khi quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác cũng là gánh nặng. Nếu không chịu buông bỏ tâm lý áp đặt bản thân, áp lực cuộc sống sẽ luôn bủa vây bạn từ bốn phương tám hướng.
Hạnh phúc thực sự thường không nằm ở việc bạn đạt được bao nhiêu thành công hay có bao nhiêu người thích bạn, mà là bạn luôn kiên định với nguyện vọng ban đầu của mình, làm những gì bạn thực sự muốn làm và đi trên con đường bạn thực sự muốn đi, để bạn có thể sống xứng đáng với thế giới này. .
Hạnh phúc là có gia đình luôn ở bên
Dù bạn ở đâu, nhà vẫn là bến đỗ ấm áp nhất và là chỗ dựa vững chắc nhất cho bạn trên con đường phía trước.
Dù bạn có mệt mỏi thế nào thì gia đình là những người hiểu bạn nhất, có thể cảm nhận được nỗi đau đằng sau nụ cười của bạn.
Với gia đình, cuộc sống đời thường là một niềm hạnh phúc hiếm có.
Vạn vật vô thường, không biết khi nào đời người kết thúc. Do đó, khi còn thời gian, hãy cho gia đình thêm cơ hội để bầu bạn và sẻ chia lẫn nhau. Đừng đợi đến khi hết tuổi thọ rồi mới biết trân trọng, đừng đợi đến khi hết yêu thương rồi mới tiếc nuối. Vì đó sẽ trở thành những niềm nuối tiếc vô hạn, không gì bù đắp nổi.
Hạnh phúc là có một cơ thể khỏe mạnh
Có người đã nói: Khi bạn cảm thấy chưa đủ hạnh phúc, cảm thấy số phận đối xử bất công với mình, hãy đến bệnh viện để gặp những người đang chìm trong bệnh tật và lắng nghe những nỗi nghẹn ngào không nguôi.
Câu nói tuy tàn nhẫn nhưng lại rất thật.
Trong thời đại vật chất này, khó khăn sinh tồn khiến nhiều người đặt nặng vật chất hơn cả tính mạng của mình. Họ lầm tưởng rằng sức khỏe sẽ mãi mãi theo bên chân mà không cần giữ gìn. Đến lúc bệnh tật ập đến, họ không kịp trở tay.
Trên thực tế, điều quan trọng nhất trên thế giới mà tất cả mọi người không được phép lãng quên chính là sức khỏe của mình. Chỉ có cơ thể khỏe mạnh thì bạn mới có thể tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
Có những sự khắc nghiệt của thế gian, nhưng không gì đáng sợ bằng thời gian. Chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm, và không ai biết khi nào mình hết đời. Ai phải trưởng thành đều sẽ trưởng thành, ai phải già đi cũng sẽ già đi. Muốn thay đổi hay níu giữ đều vô ích.
Do đó, trong cuộc đời ngắn ngủi này, có thể làm những việc mình thích, có một thân thể khỏe mạnh, có những người mình yêu thương để bầu bạn, đây chính là hạnh phúc. Đừng đợi đến khi già mới nhận ra đáp án giản đơn!
Giống như câu nói: “The happiest person in the world is not the one who has everything but the one who is satisfied with everything he has.”
Người hạnh phúc nhất trên thế giới không phải là người sở hữu tất cả, mà là người hài lòng với những gì đang sở hữu.
Hà Nội vừa ban hành dự thảo quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm lấy ý kiến của công dân.
Đáng chú ý trong dự thảo quy định đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng. Có thái độ ứng xử văn hóa, trang phục lịch sự, không có những hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Không đi, để các phương tiện giao thông đường bộ trên hè, lòng đường và các vị trí công cộng khác trong không gian đi bộ (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ); ngoài ra không dắt, thả vật nuôi, gia súc, gia cầm.
Hà Nội cũng lưu ý không tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập đông người trái pháp luật; tuyên truyền các nội dung trái pháp luật, tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng.
Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cần trở thành điểm du lịch hút khách. Ảnh: Phạm Thảo – Lê Anh Dũng
Không thực hiện hành vi dẫm, nằm lên thảm cỏ, ghế đá, ngắt hoa, trèo cây, bẻ cành, hái quả, chặt hạ, huỷ hoại cây xanh.
Tổ chức, cá nhân không bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm.
Không tổ chức hoạt động đánh bạc dưới mọi hình thức, tổ chức ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép theo quy định), bói toán, mại dâm, sử dụng ma tuý, các chất kích thích khác và có hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hoá, gây mất trật tự công cộng.
Không xả rác thải, chất thải, phóng uế, tiểu tiện, chất thải của vật nuôi không đúng nơi quy định. Không di chuyển hoặc làm hư hại các thiết bị tài sản, vật dụng, thiết bị kỹ thuật lắp đặt, trang trí tại không gian đi bộ và phụ cận.
Không viết, vẽ, chạm, khắc, bôi bẩn, treo, dán tờ rơi quảng cáo, rao vặt lên tượng đài và các công trình kiến trúc, cây xanh. Không bán hàng rong, đánh giầy, đeo bám khách du lịch để nài ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền dưới mọi hình thức.
TP yêu cầu không tự ý tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, trò chơi, ảo thuật,… sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống,… để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường, thu hút và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của không gian đi bộ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị âm thanh,… vào trong không gian đi bộ để tổ chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động.
Không tuyên truyền, lưu hành, phổ biến, trưng bày các sản phẩm văn hoá bị cấm.
Hôm 22/9, Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên công bố các mục tiêu dài hạn của Trung Quốc nhằm giảm lượng phát thải carbon.
Phát biểu này được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh “ô nhiễm tràn lan”.
Cam kết bảo vệ môi trường của ông Tập Cận Bình
Ông Tập phát biểu trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) rằng Trung Quốc sẽ mở rộng quy mô các mục tiêu phát thải theo Thỏa thuận chung Paris. Mức phát thải carbon sẽ đạt ngưỡng cao nhất trước năm 2030 và đạt mức trung hòa trước năm 2060.
“Thỏa thuận chung Paris đưa ra các bước tối thiểu cần thực hiện để bảo vệ trái đất – mái nhà chung của chúng ta, và tất cả các quốc gia phải thực hiện các bước đó, phải tôn trọng thỏa thuận,’’ ông Tập phát biểu.
Những cam kết của Trung Quốc đã được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hoan nghênh.
“Đây là bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu theo Thỏa thuận Paris. Chúng tôi sẽ làm việc với Trung Quốc để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết,” bà von der Leyen chia sẻ trong một bài đăng trên Twitter hôm 23/9.
Bà Ursula von der Leyen. Ảnh DPA
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, vấn đề lớn nhất đối với Liên minh châu Âu (EU) là quyết định của ông Tập không đề cập trực tiếp đến ngành than – ngành “đóng góp” lượng lớn khí thải carbon của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã và đang xây dựng các nhà máy nhiệt điện đốt than trong kế hoạch của Sáng kiến Vành đai Con đường.
EU đề nghị phê duyệt các cam kết mới của Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện đốt than ở trong và ngoài nước.
Bước đi táo bạo và đầy tính toán của Chủ tịch Trung Quốc
Theo SCMP, hợp tác với các quốc gia châu Âu để chống lại biến đổi khí hậu và giảm phát thải là mục tiêu nhất quán của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong những năm gần đây, và cả hai bên đều nhấn mạnh mối quan tâm và quyết tâm chung của họ về mục tiêu này.
Các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc – quốc gia có lượng phát thải carbon lớn nhất thế giới – đang nắm bắt cơ hội đi đầu trong việc giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, trái ngược với Mỹ khi Washington chính thức thông báo với LHQ về việc rút khỏi Thỏa thuận Paris vào năm ngoái.
“Thông báo của Trung Quốc là bước tiến tích cực, quan trọng nhất đối với thế giới kể từ khi Thỏa thuận Paris được đưa ra,” người lãnh đạo ban phát triển của Quỹ Năng lượng Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ David Vance Wagner chia sẻ trên Twitter.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201018);}else{parent.admSspPageRg.draw(201018);}
Đây cũng là một bước đi táo bạo của Trung Quốc, nơi than đá chiếm khoảng 58% năng lượng tiêu thụ sơ cấp vào năm ngoái. Theo các chuyên gia, Trung Quốc phải trải qua một quá trình biến đổi đáng kể để đạt được mục tiêu trung hòa carbon và gần như chấm dứt nhu cầu sử dụng than đá trước năm 2060.
“Cam kết về khí hậu của ông Tập Cận Bình tại [Đại hội đồng LHQ]… rõ ràng là một bước đi táo bạo và có tính toán kỹ lưỡng. Nó thể hiện sự quan tâm nhất quán của ông Tập về việc tận dụng chương trình khí hậu cho các mục đích địa chính trị khác,” Li Shuo, cố vấn chính sách về khí hậu cấp cao của Greenpeace East Asia cho biết.
“Ông Tập đã quyết định đưa ra thông báo này chỉ vài phút sau bài phát biểu của Tổng thống Trump, và mục tiêu của chủ tịch Trung Quốc là rất rõ ràng,” ông Li nói.
Các bên ký kết Thỏa thuận Paris dự kiến sẽ đưa ra các mục tiêu phát thải sửa đổi vào cuối năm nay, tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có một số quốc gia – trong đó có Trung Quốc, cam kết chắc chắn về các mục tiêu của họ.
“Vấn đề bây giờ là, nếu Trung Quốc quyết định đi trước thì các nước khác có theo sau không? Và họ sẽ tiếp cận theo cách nào?,” ông Li phát biểu.
Khói bốc lên từ nhà máy điện gần Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc – nơi giới chức nước này thừa nhận là một trong những địa điểm ô nhiễm nhất hành tinh
Trung Quốc sẽ bước vào quá trình thay đổi chưa từng có
SCMP dẫn ý kiến các chuyên gia, Trung Quốc sẽ cần phải “đại tu” nền kinh tế xã hội của mình để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.
“Quy mô của sự chuyển đổi [cần thiết ở Trung Quốc] sẽ lớn chưa từng có,” ông Li Shuo bổ sung “đó là lý do tại sao đây là một cam kết táo bạo.”
Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (Bắc Kinh) cho biết, Trung Quốc sẽ phải giảm lượng khí thải carbon tới 90% trong giai đoạn này để đạt được mục tiêu trung hòa carbon – từ khoảng 14 tỉ tấn carbon trong năm ngoái xuống 1.5 tỉ tấn carbon trước năm 2050.
“Điều này yêu cầu Trung Quốc thực hiện chuyển đổi năng lượng, từ việc chuyển sản xuất điện từ than, dầu và khí đốt sang năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân,” ông Yang chia sẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Năng lượng, thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc vào năm 2018 cũng kết luận ngành điện là chìa khóa để đạt được mục tiêu tham vọng của ông Tập.
Tỷ trọng điện được sản xuất từ than và từ khí được ước tính sẽ phải giảm xuống lần lượt là 5.3% và 7.1% trước năm 2050 để đạt được mục tiêu.
Nguồn tin giấu tên nói với SCMP rằng kế hoạch 5 năm tới của Bắc Kinh về phát triển kinh tế và xã hội sẽ là chỉ số ban đầu đánh giá liệu Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu về khí hậu của mình hay không.