10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới

Thánh đường St.Patrick ở New York hay nhà thờ chính tòa Milan là những nhà thờ nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, được du khách bình chọn vào top 10 nhà thờ tráng lệ nhất.

Vương cung thánh đường Đức Bà, Montreal, Canada

Vương cung thánh đường Đức Bà là nhà thờ đầu tiên ở Canada được xây dựng theo phong cách Phục Hưng. Nhà thờ này được xây trong thời gian ngắn, từ năm 1824 đến năm 1829. Tại thời điểm đó, đây là nhà thờ lớn nhất Bắc Mỹ. Ảnh: Shutterstock.

Thánh đường St. Patrick, New York, Mỹ

Được xây vào năm 1879, từ những khoản tiền đóng góp của người dân New York, thánh đường St. Patrick là biểu tượng của lòng vị tha và tự do tôn giáo. Ngày nay, với những tòa nhà chọc trời nằm bao quanh, nhà thờ cổ kính này thật sự trở thành một sự đối lập thú vị thu hút du khách đến New York. Ảnh: iStock.

Nhà thờ Lớn Brasília, Brasília, Brazil

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Brazil nổi tiếng Oscar Niemeyer, nhà thờ Lớn Brasília trông giống như những bàn tay vươn tới thiên đường, với 16 cột bê tông nặng 90 tấn nhưng nhìn vô cùng mềm mại. Để vào trong nhà thờ, du khách sẽ phải đi qua một đường hầm tối dẫn xuống lòng đất, bởi chỉ có trần nhà bằng kính và tháp chuông của nhà thờ nằm trên mặt đất. Ảnh: Shutterstock.

Thánh đường Las Lajas, Nariño, Colombia

Du khách đến thăm Thánh đường Las Lajas cần băng qua một cây cầu nằm bên hẻm núi, giữa biên giới Colombia và Ecuador. Nhà thờ được xây dựng ngay giữa hẻm núi, với con sông Guáitara chảy phía dưới. Theo truyền thuyết, thánh đường này là nơi Đức Mẹ Maria từng xuất hiện, vì thế Las Lajas trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt người đổ về đây mỗi năm. Ảnh: iStock.Video Player is loading.PauseCurrent Time 1:09/Duration 1:15Loaded: 0%Progress: 0%UnmuteFullscreen

Nhà thờ Hallgrímskirkja, Reykjavic, Iceland

Nhà thờ Hallgrímskirkja là tòa nhà cao nhất ở thành phố Reykjavic, được hoàn thành vào năm 1986. Bên cạnh thiết kế độc đáo, tối giản, Hallgrímskirkja còn thu hút du khách với cây đàn đại phong cầm cao hơn 15 m, nặng 25 tấn đặt bên trong nhà thờ. Ảnh: iStock.

Vương cung thánh đường Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha

Thánh đường Sagrada Familia được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1800, nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thiện. Theo kế hoạch, tới năm 2026, đội ngũ thi công sẽ hoàn thành thêm 6 toà tháp, để kỷ niệm 100 năm ngày mất của Antoni Gaudí, kiến trúc sư thiết kế nhà thờ. Sau khi hoàn tất, thánh đường này sẽ trở thành nhà thờ cao nhất châu Âu, với chiều cao gần 172 m và tổng cộng 18 tòa tháp. Ảnh: Shutterstock.

Nhà thờ chính tòa Firenze, Florence, Italy

Nhà thờ chính tòa Firenze với lớp mái ngói đỏ rực được nhiều du khách coi là biểu tượng của thành phố Florence, Italy. Nơi đây giống như một tác phẩm nghệ thuật thực sự, với những tấm đá cẩm thạch màu trắng, hồng, xanh lá được lát bên ngoài. Bên trong, nhà thờ có gần 44 cửa sổ kính màu cũng như nhiều bức tranh tường đẹp mắt. Ảnh: Shutterstock.

Nhà thờ chính tòa Milano, Milan, Italy

Với diện tích gần 12.000 m2, có sức chứa đến 40.000 người, nhà thờ chính tòa Milano là một trong 5 nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới. Du khách tới đây sẽ có cơ hội dạo bước trên mái nhà thờ và ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của Milan. Ảnh: iStock.

Nhà thờ Chúa Cứu thế, St. Petersburg, Nga

Nhà thờ đầy màu sắc nổi bật ở St. Petersburg này nằm trên vị trí nơi Sa hoàng Alexander II bị một nhóm các nhà cách mạng ám sát vào năm 1881. Nhà thờ không chỉ có vẻ ngoài lộng lẫy, mà không gian bên trong cũng có rất nhiều bức tranh khảm đá rực rỡ. Ảnh: Shutterstock.

Nhà thờ Thánh Mary Magdalene, Jerusalem, Israel

Sa hoàng Alexander III cho xây dựng nhà thờ này vào năm 1888, gần Vườn Gethsemane, nơi Chúa Jesus đã cầu nguyện lần cuối cùng trước khi Người bị bắt đem đi đóng đinh vào thập giá, để tưởng nhớ mẹ của ông. Những tòa tháp vòm mạ vàng của nhà thờ Thánh Mary Magdalene nổi bật và đối lập với cánh rừng xanh rì trên núi Olive. Ảnh: Wiki.

(Theo Business Insider)

Chống tham nhũng giúp Đại Việt có được thời kỳ toàn thịnh

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông với bộ luật Hồng Đức và thời nhà Nguyễn với bộ luật Gia Long. Đặc biệt, đời vua Lê Thánh Tông được ghi nhận là thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”.

Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”
Xử án thời xưa. (Ảnh minh họa qua nghiencuuquocte.org)
Vua Lê Thánh Tông khiến Đại Việt thịnh trị

Khi vua Lê thánh Tông (1460-1497) mới lên ngôi, đất nước chìm trong quốc nạn tham nhũng, tướng sĩ thì lo hưởng lạc; quan lại chia bè phái và tham nhũng; người dân đói khổ oán thán. Vua nhìn nhận rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.

Chính vì vậy, vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, nhằm tăng sức mạnh chống tham nhũng cho bộ luật này. Việc chống tham nhũng được tiến hành từ các quan to đầu triều xuống tận đến địa phương. Trong 722 điều bộ luật Hồng Đức thì có trên 40 điều thuộc về chống tham nhũng.

Điều 138 có đoạn quy định rõ như sau: “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền, bị cách chức. Từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày. Từ 20 quan trở lên, bị chém. Các ngươi ăn lễ từ 1 đến 9 quan, phải phạt 50 quan. Từ 10 đến 19 quan, phạt từ 60 đến 100 quan. Từ 20 quan trở lên, phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”. Việc xử phạt này không phân biệt giàu nghèo hay chức vụ đảm trách.

Luật Hồng Đức cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật ngày xưa, chỉ tham ô một quan tiền là mất chức, 20 quan tiền là bị tử hình.

Sách sử còn ghi chép lại chuyện Lê Bô phạm tội tham ô bị buộc vào tội “Hình”, có viên quan là Trần Phong xin cho Lê Bô nộp tiền chuộc tội thay vì phải chịu “Hình”. Thế nhưng vua Lê Thánh Tông cho rằng nếu cứ phạm tội rồi dùng tiền chuộc tội thì người giàu có sẽ không phải chịu tội, chỉ còn người nghèo khó thì phải chịu tội hay sao? Vua cho rằng Trần Phong đề xuất như thế là trái với tổ tông và trị tội cả ông ta nữa.

Vua Lê thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ nữa, nạn tham nhũng đang tàn phá đát nước bị đẩy lùi và dẹp bỏ.

Những quan thanh liêm, thực sự phục vụ cho dân đều được trọng dụng, thậm chí những người từng bị hàm oan trước đây thì cũng được minh oan. Ví dụ như vụ án “Lệ Chi viên” khiến Nguyễn Trãi bị tru di tạm tộc cũng được minh oan trong thời gian này. Từ đó bậc hiền tài an tâm phục vụ dân chúng, người dân được yên ổn.

Thời vua Lê Thánh Tông cũng có nhiều hiền tài xuất chúng giúp vua trị nước. Vua nghe dân chúng đồn nhau có ông Vũ Tự làm quan rất thanh liêm, nên quyết định thử xem tin đồn có thật không.

Vua biết Vũ Tự vừa xử cho một người thắng kiện, liền bí mật mang một mâm lễ vật quý gửi người này mang đến cho Vũ Tự để hậu tạ. Người này vào đêm khuya liền mang lễ vật tới.

Vũ Tự hỏi: “Anh có biết ta là ai? Việc xét xử là theo luật vua ban, anh cho ta là người thế nào mà dám làm chuyện phi pháp này?”

Người đó đáp: “Bẩm thượng quan, tập tục là thế, đây là tấm lòng thành tri ân…”

Vũ Tự nói ngay: “Ta há phải theo tập tục quái gở này để chịu ô danh như những kẻ tham lam khác hay sao?”

Nói xong ông sai gia nhân đuổi người này về. Vua Lê Thánh Tông sau đó đã trọng thưởng cho Vũ Tự, đính vào cổ áo triều phục của ông hai chữ “liêm tiết”.

Sử sách thời này có ghi nhận rằng thời kỳ này “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”. Dân gian có câu rằng:

Đời vua Thái Tổ, Thánh Tông
Thóc lúa đầy đồng, chẳng mất mát chi.

Lật khắp phần về “Thánh Tông Thuần Hoàng Đế” ở “Kỷ nhà Lê” của “Đại Việt sử ký toàn thư”, chúng ta có thể thấy rằng vua Lê Thánh Tông đã ban ra rất nhiều luật lệ chống tham nhũng, thậm chí đến cả quan tiến cử mà đánh giá sai nhân cách người được tiến cử thì cũng bị vạ lây.

Nhà Nguyễn xử lý nghiêm tham nhũng

Thời nhà Nguyễn việc tham ô tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc. Bộ luật Gia Long ra đời có 400 điều thì có 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng. Trong đó điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ.

Điều 111 quy định:

Quan lại dùng uy thế (chức vụ) vô cớ bắt trói người và tra khảo họ nơi tư gia (không kể có thương tích hay không thương tích) thì tăng hơn người thường hai bậc tội. Nếu nạn nhân chết, người ấy bị xử treo cổ.

Năm 1816 thượng thư bộ Binh là Đặng Trần Thường bị xét xử. Trong thời gian làm quan ở Bắc thành đã nhũng nhiễu tham ô tiền thuế điền và ao đầm của dân, nên y bị khép vào tội tử hình và tịch biên hết tài sản.

Xử phạt thời xưa. (Tranh qua kienthuc.net.vn)

Tháng 5/1823, một ông quan làm việc tại Phủ Nội vụ tên là Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng bị phát hiện, bị đưa ra giữ chợ Đông Ba xử chém cho dân chúng được chứng kiến.

Tháng 11/1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ: “chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”.

Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”
Xét xử thời xưa. (Tranh qua baophapluat.vn)

Thời vua Tự Đức, có ông quan Vũ Đinh nổi tiếng là chính trực. Một hôm ông phát hiện người coi kho lấy trộm một ít tiền rồi lén ra quán uống rượu. Số tiền chẳng đáng bao nhiêu nhưng không hiểu vì sao chuyện lọt đến tai vua Tự Đức, vua xem cáo trạng rồi phê rằng

Nhất nhật nhất tiền,
Thiên nhật thiên tiền.
Thắng cứ mộc đoan,
Thủy trích thạch xuyên.
Tội bất dung tru,
Lý ưng xử trảm.

Tạm dịch:

Một ngày một đồng,
Ngàn ngày ngàn đồng.
Dây cưa đứt gỗ,
Nước giọt thủng đá.
Tội không dung tha,
Lệnh truyền xử chém

Thời nhà Nguyễn các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử chém trước dân chúng nhằm thị uy, các quan đều sợ mà không dám nhũng nhiễu của dân.

*****

Việc chống tham nhũng của vua Lê Thánh Tông cũng như của thời nhà Nguyễn thật đáng học hỏi, nhất là hiện nay khi mà xã hội đang chìm ngập trong vấn nạn tham nhũng. Nhưng nếu chỉ lặp lại cách dùng luật pháp như thời vua Lê Thánh Tông hay thời nhà Nguyễn để áp dụng vào vấn nạn tham nhũng ngày nay của xã hội Việt Nam thì thật sự là chưa đủ. Luật pháp hiện đại có những mặt còn kiện toàn hơn luật pháp thời xưa, vậy thì tại sao vẫn xảy ra việc chém giết, trộm cướp, tham nhũng? Bởi vì kẻ làm quan dẫu sao cũng nắm trong tay luật pháp, vậy nên dù luật pháp có kiện toàn thì vẫn không làm khó được họ. Nguyên nhân gốc rễ âu chính là vấn đề đạo đức của người làm quan vậy.

Khổng Tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính.” Còn Lão Tử thì bàn rằng: “Pháp lệnh càng tăng trộm cắp càng nhiều.” Khi pháp luật càng phức tạp và nghiêm ngặt thì cũng có nghĩa là tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội bấy giờ đã xuống thấp. Lúc này nếu không thể tập trung vào sự đề thăng đạo đức, thì cũng chỉ có thể dùng hình pháp để ngăn cấm gian tà, giúp tạm thời kéo dài sự tồn tại của chế độ xã hội mà thôi.

Để giải quyết tận gốc những vấn nạn như tham nhũng thì không có gì khác hơn là khiến cho cả quan và dân cùng tu đức, mà việc đó trước hết phải bắt đầu từ giáo dục. Hãy làm thế nào để các em học sinh có được nhân cách, biết cách làm người, trở thành những công dân tử tế, trở thành những vị quan mẫu mực thật sự vì dân. Tất nhiên, điều đó chắc chắn sẽ không thể nào có được bằng những bài giảng về triết học khó hiểu trong môn giáo dục công dân (cấp 3) và triết học đấu tranh giai cấp (bậc đại học). Chương trình giáo dục của nước ta mới chỉ chạm được đến được cái vỏ thành tích của cái gọi là đạo đức mà thôi, chứ chưa hề chạm được tới đạo đức chân chính…

Trần Hưng / Shoha

Ngỡ ngàng với màn đạp xe trên không trong lễ khai mạc giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới

Những khoảnh khắc độc nhất vô nhị này được ghi lại tại lễ khai mạc của giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới Tour de France.

Vào ngày 16/9 vừa qua theo giờ địa phương, chặng thứ 17 của giải đua xe đạp Tour de France đã được khai mạc và nhận được không ít sự chú ý của báo chí cũng như những người yêu thể thao.

Đặc biệt, trong lễ khai mạc lần này, ban tổ chức đã sắp xếp một tiết mục ra mắt có một không hai từ trước tới nay.

Ngỡ ngàng với màn đạp xe trên không trong lễ khai mạc giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Nguồn Chinanews.

Ngỡ ngàng với màn đạp xe trên không trong lễ khai mạc giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: Nguồn Chinanews.

Theo đó, những người biểu diễn đã hóa trang thành các tay đua và treo mình lên cáp treo để tiến hành màn trình diễn đạp xe trên không nhằm cổ vũ cho những người tham gia giải đua lần này.

Màn trình diễn mạo hiểm và thú vị nói trên đã thu hút vô số sự chú ý của những người có mặt tại tại hiện trường.

Ngỡ ngàng với màn đạp xe trên không trong lễ khai mạc giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới - Ảnh 3.

Ảnh: Nguồn Chinanews.

Được biết, chặng đua thứ 17 của giải Tour de France năm nay sẽ đặt vạch xuất phát ở Grenoble và vạch đích tại Col de la Loze.

Tour de France là giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới và đồng thời cũng được biết tới là cuộc đua khó khăn bậc nhất trên toàn cầu.

Để có thể hoàn thành những chặng đua với nhiều đoạn địa hình khó khăn, phức tạp, những tay đua tham gia buộc phải có kỹ năng và sức bền bỉ cao mới có thể về tới vạch đích.

*Dịch từ báo nước ngoài. / Shoha

Đảo quốc rúng động vì chuyến bay hồi hương “toàn người Trung Quốc”: Một tỉnh phẫn nộ đòi ly khai

Đảo quốc rúng động vì chuyến bay hồi hương "toàn người Trung Quốc": Một tỉnh phẫn nộ đòi ly khai

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Solomon Islands, ông Manasseh Sogavare

Chỉ có 21 công dân Solomon Islands trong số 104 hành khách trên chuyến bay hồi hương từ Quảng Châu hôm 2/9, còn lại là người Trung Quốc – theo Radio New Zealand

Chuyến bay hồi hương toàn người Trung Quốc gây xôn xao

Đây là chuyến bay hiếm hoi đưa các công dân Solomon Islands bị mắc kẹt ở Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trở về nước. Đảo quốc ở Thái Bình Dương này đến nay chưa ghi nhận bất kỳ ca mắc nào.

Tuy nhiên, việc có đến hơn 80 trong 104 hành khách mang quốc tịch Trung Quốc trên chuyến bay thuê bao của Solomon Airlines – cất cánh từ Quảng Châu hôm 2/9 – khiến dư luận Solomon dậy sóng.

Vài ngày trước khi chuyến bay hạ cánh tại thủ đô Honiara, các chính khách bản địa cùng các tổ chức phi chính phủ đã thúc giục Thủ tướng Manasseh Sogavare hủy bỏ chuyến bay trên.

Dù Trung Quốc chỉ báo cáo số ca mắc hàng ngày rất ít trong những tháng gần đây, và nước này kiểm soát tốt dịch bệnh, song rủi ro đối với Solomon Islands được cho là rất lớn. Đảo quốc Thái Bình Dương đã phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng, nhiều người lo sợ chuyến bay có thể mang ca bệnh đầu tiên vào quốc gia 700 nghìn dân này và tàn phá hệ thống y tế yếu kém của họ.

Tỉnh trưởng tỉnh Malaita đông dân nhất của Solomon Islands, ông Daniel Suidani, tin rằng ban lãnh đạo đất nước đang đặt mối quan hệ mới với Bắc Kinh lên trên người dân. Solomon đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan vào năm ngoái để thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc Đại lục.

Hai ngày trước khi chuyến bay tới Honiara hạ cánh, ông Suidani đã tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý để đưa Malaita độc lập khỏi Solomon Islands.

“Chúng tôi tin là chính quyền [Solomon Islands] đang trở nên có nghĩa vụ và mang nợ với Trung Quốc, khi họ không còn cung cấp được những dịch vụ thiết yếu để bảo vệ sức khỏe của công dân,” CNN (Mỹ) ngày 18/9 dẫn lời ông Suidani nêu trong email.

“Đã đến lúc người dân Malaita xem xét liệu họ có sẵn sàng là một phần của đất nước” hay không – ông cho biết thêm.

Theo CNN, trong khi chính quyền của Thủ tướng Sogavare hoan nghênh Trung Quốc cùng những nguồn lợi kinh tế mà nước này mang tới, một số ý kiến lo ngại Bắc Kinh có thế lực quá lớn để có thể làm đối tác bình đẳng với Solomon Islands.

Giới chức nước này từng cân nhắc cho các nhà phát triển có liên hệ với chính phủ Trung Quốc thuê toàn bộ một hòn đảo, song thỏa thuận bị Tổng Công tố Solomon yêu cầu hủy bỏ. Solomon cũng xem xét khả năng thực hiện chính sách “bán quyền công dân” để đổi lấy đầu tư.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi CNN rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Solomon là “công bằng và cởi mở”.

“Bất kỳ tin đồn và sự vu khống nào cũng không thể tác động đến sự phát triển quan hệ hữu nghị” giữa hai nước – Bắc Kinh khẳng định.

Đảo quốc rúng động vì chuyến bay hồi hương toàn người Trung Quốc: Một tỉnh phẫn nộ đòi ly khai - Ảnh 2.

Thủ tướng Manasseh Sogavare của Solomon Islands gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc, tháng 7/2016 (Ảnh: Wikimedia)

Dấu ấn hiện diện của Trung Quốc

Tại thủ đô Honiara của Solomon Islands có các dấu tích cũ của trận chiến Guadalcanal nổi tiếng trong Thế chiến II. Hiện nay, một số khu đất này được dành cho dự án xây dựng sân vận động mới do Trung Quốc cấp vốn. Dự án này cũng trở thành “biểu tượng” của một cuộc đối đầu.

Sau khi Solomon giành quyền đăng cai Pacific Games 2023, nước này cần phát triển hạ tầng để phục vụ sự kiện. Vào tháng 7/2019, đồng minh hơn ba thập kỷ của họ là Đài Loan đồng ý hỗ trợ bằng một khoản vay. Nhưng chỉ 2 tháng sau đó, Solomon cắt đứt quan hệ với Đài Loan, khiến tương lai dự án sân vận động rơi vào bất ổn.

Từ năm 1983, Đài Loan đã rót hàng triệu USD vào đảo quốc Thái Bình Dương, gồm nhiều dự án phát triển – theo nghiên cứu của giáo sư Clive Moore từ Đại học Queensland, Australia. Đài Loan cũng đầu tư đáng kể vào các chính trị gia của Solomon.

Dù vậy, sức hấp dẫn về lợi ích kinh tế từ Trung Quốc là quá lớn. Jian Zhang, chuyên gia về an ninh châu Á tại Học viện Lực lượng quốc phòng Australia, nói với CNN rằng những cân nhắc về kinh tế là nhân tố cơ bản trong quyết định của Solomon Islands.

Thủ tướng Sogavare tuyên bố sau khi thiết lập quan hệ với Bắc Kinh: “Đất nước Solomon Islands chúng ta sắp gặt hái được những lợi ích lớn chưa từng có trước đây trong lịch sử quốc gia non trẻ của mình, trong mối quan hệ mới với nước CHND Trung Hoa.”

Trong nhiều năm, Trung Quốc Đại lục là đối tác thương mại lớn nhất của đảo quốc với kim ngạch nhập khẩu gỗ thô hàng triệu USD mỗi năm, theo thống kê của Observatory of Economic Complexity (OEC). Một số công ty xây dựng Trung Quốc khởi động các dự án tại Solomon vào năm 2018, bao gồm một cây cầu bê tông dài 96m.

67% trong kim ngạch xuất khẩu 869 triệu USD của Solomon là hàng hóa đến Trung Quốc, trong khi đảo Đài Loan chỉ chiếm 3%, khiến quyết định của một trong những nước nghèo nhất Thái Bình Dương trở nên không quá khó hiểu – theo CNN.

“Thành thật mà nói khi đề cập đến vấn đề kinh tế và chính trị thì Đài Loan hoàn toàn không có tác dụng gì với chúng tôi,” ông Sogavare nói trong phỏng vấn với đài ABC (Australia) trước thời điểm công bố cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Đảo quốc rúng động vì chuyến bay hồi hương toàn người Trung Quốc: Một tỉnh phẫn nộ đòi ly khai - Ảnh 3.

Ông Sogavare gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/10/2019 (Ảnh: Xinhua)

Một tháng sau khi thiết lập quan hệ, Trung Quốc cam kết sẽ cấp vốn khoảng 54 triệu USD cho Solomon Islands để tiếp tục dự án sân vận động Pacific Games. Đây không phải là khoản vay mà là một “món quà”.

Báo cáo từ truyền thông địa phương cho thấy dự án không có nhiều tiến triển do Solomon đóng cửa biên giới từ tháng 3/2020 để phòng chống đại dịch Covid-19. Theo một thông cáo của chính phủ, kể từ thời điểm trên chỉ có khoảng 800 công dân cùng số ít công nhân nước ngoài thiết yếu được phép nhập cảnh.

Khi chính phủ Solomon phê chuẩn chuyến bay Quảng Châu-Honiara kể trên, nhóm công nhân Trung Quốc đã có mặt trên máy bay. Tân đại sứ Trung Quốc tại Solomon Li Ming cũng đáp chuyến bay này để tới nhậm chức.

Dù nhà chức trách Solomon khẳng định toàn bộ hành khách có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-Cov-2 trước khi lên máy bay, quyết định cho phép lượng lớn người Trung Quốc nhập cảnh giữa thời điểm phong tỏa biên giới vẫn gây nhiều bất mãn.

Phó giáo sư Joseph Foukona của Đại học Hawaii, Mỹ, dự báo hôm 3/9, “sự xâm nhập của đại dịch [vào Solomon Islands] sẽ là thảm họa”.

Lo lắng ở Malaita

Tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý nhằm ly khai Malaita được Tỉnh trưởng Suidani thông báo ngày 1/9. Sự kiện sẽ được diễn ra ngay trong tháng này. Ông cáo buộc chính phủ gây sức ép “đáng sợ” để buộc địa phương cho phép Trung Quốc hoạt động tại tỉnh này.

“Không một ai có thể nghĩ rằng họ có quyền lực độc đoán nào để áp đặt những quyết định tồi tệ với chúng tôi,” ông này nói.

Không lâu sau chuyến bay ngày 2/9, một vụ nghi ngờ vi phạm quy định cách ly đã được báo cáo. Cảnh sát bản địa cho biết họ đang điều tra vụ việc công dân Trung Quốc đang cách ly ở Honiara tuồn một gói hàng cho người ở bên ngoài cơ sở cách ly.

Đảo quốc rúng động vì chuyến bay hồi hương toàn người Trung Quốc: Một tỉnh phẫn nộ đòi ly khai - Ảnh 4.

Người dân tìm kiếm trong tàn tích các khu nhà bị cháy ở Chinatown vào tháng 4/2006, sau khi một số vụ bạo động và cướp bóc xảy ra ở Honiara, Soloman Islands (Ảnh: Getty)

Kêu gọi trưng cầu dân ý về ly khai của Suidani không hoàn toàn là hành động bột phát, CNN bình luận. Dù là đất nước nhỏ, Solomon Islands có hơn 63 ngôn ngữ bản địa khác nhau và các luồng văn hóa đa dạng – được thống nhất dưới một “mái nhà” khi thực dân Anh thiết lập nền bảo hộ tại đây vào năm 1893.

Sự đa dạng và chia tách này thường là căn nguyên cho các cuộc xung đột. Tại Malaita, nhiều dấu hiệu bất đồng xuất hiện vài tháng trước chuyến bay hồi hương ngày 2/9 – theo ông Foukona.

Vào năm ngoái, Tỉnh trưởng Suidani là một trong những tiếng nói phản ứng việc chính phủ Solomon cắt đứt quan hệ với Đài Loan, làm leo thang căng thẳng giữa chính quyền trung ương và địa phương.

Suidaini quan ngại các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đổ tới nước này và giành quyền kiểm soát doanh nghiệp cùng đất đai khỏi tay người dân bản địa. Ông cho hay đã có những người Trung Quốc làm việc trong ngành công nghiệp khai thác gỗ có mặt ở Malaita và không tôn trọng các quy định của địa phương.

“Tôi tin là phải loại bỏ sự phát triển bất hợp pháp này ra khỏi Malaita,” Suidaini nói với CNN. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc cho biết đã “yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc tuân thủ luật pháp địa phương và quy định quốc tế”.

Đảo quốc rúng động vì chuyến bay hồi hương toàn người Trung Quốc: Một tỉnh phẫn nộ đòi ly khai - Ảnh 5.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II thăm Soloman Islands năm 1982 (Ảnh: Getty)

Trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành hồi đầu năm, Suidani đã liên hệ nhờ Đài Loan hỗ trợ tỉnh Malaita chuẩn bị công tác phòng chống dịch. Đài Loan đã chuyển cho tỉnh này chuyến hàng 50 tấn gạo vào tháng 6, ngoài ra còn một chuyến hàng vật tư ý tế, song lô vật tư bị nhà chức trách ở Honiara chặn lại và tiến hành điều tra.

Phản ứng trước kêu gọi trưng cầu dân ý của Suidani, chính phủ Solomon Islands ra thông cáo gọi hành động của ông này là “phi pháp”, nhấn mạnh chính quyền địa phương không có vai trò đưa ra lập trường trong vấn đề đối ngoại.

Đến nay, vẫn chưa rõ cuộc bỏ phiếu mà Suidani tuyên bố có thể diễn ra hay không. Bộ Thể chế và Củng cố chính quyền cấp tỉnh của Solomon nói Tỉnh trưởng Malaita không có thẩm quyền pháp lý để tổ chức trưng cầu dân ý, và Bộ này có thể đình chỉ bất kỳ ngân sách hoạt động nào nếu nhận thấy nó không phục vụ lợi ích cộng đồng.

Ngay cả khi cuộc trưng cầu không thể diễn ra thì thế đối đầu giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan đã châm ngòi cho những bất ổn tại Solomon Island – chuyên gia Jian Zhang nói với CNN.

Hiện nay, 104 người – gồm 80 người Trung Quốc – trên chuyến bay hồi hương 2/9 vẫn đang cách ly tại thủ đô Honiara, và tác động của vụ việc này đến đâu vẫn còn là điều chưa thể xác định.

Theo Tổ Quốc

‘DÙ AI ĐẮC CỬ, CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI TRUNG QUỐC SẼ CÒN CỨNG RẮN HƠN’

Dù ai đắc cử tổng thống Mỹ tháng 11 tới, nhiều khả năng nước này vẫn sẽ giữ chính sách cứng rắn với Trung Quốc, theo cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trong nhiều thập kỷ, nước Mỹ đã theo đuổi chính sách xích lại gần hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã “bẻ lái” chính sách này trong nhiệm kỳ bốn năm qua của mình.

Ông Trump coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh theo cách gian lận, vì vậy chính quyền ông đã đánh thuế tới 2/3 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm lượng đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ và hối thúc các đồng minh không dùng công nghệ Trung Quốc.

Các cố vấn của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden nói họ cũng có chung nhìn nhận về Trung Quốc như chính quyền Trump, rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh gây hại. Điều này cho thấy ngay cả nếu Mỹ thay đổi chính quyền những tháng tới, căng thẳng Mỹ – Trung vẫn sẽ ở mức cao.

Căng thẳng như vậy sẽ báo hiệu thêm những biến chuyển lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu vì họ phải tư duy lại chuỗi cung ứng và các hệ thống công nghệ, trong một thế giới ngày càng chia rẽ. Các nước sẽ đứng trước sức ép phải chọn bên.

chinh sach trung quoc cua Biden anh 2
Ông Tập và ông Biden (phải) tại một cuộc gặp ở Thành Đô năm 2011. Ảnh: CNN.
Ông Biden tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc

“Tôi nghĩ có nhận thức rộng rãi trong đảng Dân chủ rằng ông Trump nói khá chuẩn về những hành vi gian lận của Trung Quốc”, Kurt Campbell, quan chức cao cấp về châu Á trong Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Obama, nói với Wall Street Journal.

Các cố vấn của ông Biden nói họ sẽ đẩy mạnh chiến dịch tăng khả năng cạnh tranh của Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ cao chiến lược như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, và mạng thế hệ mới 5G, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Thuế mà ông Trump đã áp lên Trung Quốc có thể vẫn được duy trì. Dù phê phán cuộc chiến thương mại của ông Trump là gây hại, phía ông Biden không cam kết gỡ bỏ thuế, mà chỉ nói thuế sẽ được xem xét lại. Một số nghị sĩ Dân chủ trong Quốc hội đang vận động duy trì thuế nhằm bảo vệ người lao động Mỹ.

Tuy nhiên, hai ứng viên khác nhau về chiến thuật và thông điệp. Các cố vấn của ông Biden bác bỏ giọng điệu như Chiến tranh Lạnh của ông Trump, và chỉ ra rằng có tới hơn 500 tỷ USD hàng hóa qua lại xuyên Thái Bình Dương giữa hai nước vào năm ngoái, ngay cả trong thương chiến.

“Cách mà ông (Trump) đàm phán và đấu tranh với họ (Trung Quốc) là khá hỗn loạn”, ông Campbell nói.

chinh sach trung quoc cua Biden anh 3
Ông Biden (phải) đang lắng nghe khi ông Tập phát biểu tại một buổi họp ở Los Angeles năm 2012. Ảnh: AFP.

Phía ông Trump lại lập luận chính ông Biden đại diện cho hệ thống chính trị mà nhiều thập niên qua đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lớn mạnh, đồng thời đã lập ra hệ thống thương mại tự do khiến người Mỹ mất việc làm. Năm 2000, chính ông Biden, nghị sĩ đang có ảnh hưởng nhất về đối ngoại, ủng hộ kế hoạch của Tổng thống Bill Clinton cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thay đổi đáng kể so với trước

Việc cứng rắn với Trung Quốc cũng sẽ là thay đổi đáng kể đối với ông Biden và đội ngũ cố vấn đối ngoại. Hầu hết trong số họ đã phục vụ chính quyền ông Obama. Một số ý kiến cho rằng chính quyền Obama đã quá mềm mỏng với Trung Quốc.

Ông Biden nói sẽ hợp tác chặt hơn với các đồng minh trong một chiến dịch cùng gây áp lực lên Bắc Kinh. Ông cho rằng như vậy sẽ hiệu quả hơn ông Trump, vốn đang cùng lúc tranh cãi thương mại với nhiều đồng minh như châu Âu, CanadaMexicoHàn Quốc và Nhật Bản.

Ông Biden cũng nói sẽ ưu tiên hơn nữa việc hợp tác với Trung Quốc đối phó với thách thức toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Trong khi đó, ông Trump lại cố gắng cô lập Trung Quốc về vấn đề dịch bệnh, và coi nhẹ mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Trung Quốc là nước phát thải carbon nhiều nhất thế giới, và mọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Mỹ sẽ phải nhờ đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến việc cứng rắn với Trung Quốc trở nên khó hơn. “Liệu có nên giảm nhẹ cạnh tranh đi nếu có chút khả năng hợp tác? Nếu Trung Quốc cứ gắn hai điều đó với nhau thì sao?”, Thomas Wright, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại ở Viện Brookings, nói với Wall Street Journal.

chinh sach trung quoc cua Biden anh 4
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập rời một sự kiện ở Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AFP.

Cách tiếp cận quốc tế trái ngược của hai ứng viên cũng đến từ quá khứ của họ. Ông Biden có bốn thập kỷ trong chính phủ, tìm cách thúc đẩy hợp tác với lãnh đạo các nước, nhằm định hình trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt. Trái lại, ông Trump vào chính trường rất muộn, đem theo quan điểm chống lại trật tự sẵn có. Ông Trump còn đặt dấu hỏi về giá trị của các liên minh quân sự, như với Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hơn bốn thập kỷ qua, các tổng thống cả hai đảng ở Mỹ luôn tìm cách khuyến khích Trung Quốc hội nhập với thế giới. Họ cho rằng làm vậy sẽ có lợi cho Mỹ và tăng sự minh bạch khi Bắc Kinh tuân theo luật lệ quốc tế.

Chính quyền Obama – Biden ban đầu cho rằng ông Tập lên nắm quyền sẽ tiếp tục các chính sách tự do hóa thị trường của những người tiền nhiệm. Thế nhưng, chủ tịch Trung Quốc lại củng cố quyền lực, đảo ngược nhiều chính sách nói trên, khiến phía Mỹ phải thay đổi cách nhìn.

Gần cuối nhiệm kỳ Obama, Mỹ bắt đầu mạnh tay xử lý nạn đánh cắp qua mạng, thách thức yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và kiểm soát chặt hơn đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ. Ông Biden là người đi đầu trong việc chỉ trích Trung Quốc gian lận thương mại, nhưng về hành động thì đa phần chỉ dừng lại ở những kiến nghị lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva.

chinh sach trung quoc cua Biden anh 5
Cửa hàng đầu tiên của Huawei ở Thâm Quyến. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Tổng thống Trump lên nắm quyền đẩy nhanh quá trình cứng rắn với Trung Quốc. Ông chỉ trích WTO quá chậm chạp và yếu ớt. Ông đánh thuế 370 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chặn các công ty công nghệ Trung Quốc. Gần đây hơn, ông đổ lỗi cho Trung Quốc về dịch Covid-19, tăng tập trận trên Biển Đông, trừng phạt công ty, quan chức Trung Quốc, đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.

Kinh tế Mỹ bị tác động

“Dù ai đắc cử, chính sách của Mỹ với Trung Quốc sẽ còn cứng rắn hơn trong vòng 5 năm tới so với 5 năm qua”, theo Richard Haas, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời George W. Bush, giờ là giám đốc Hội đồng Đối ngoại, một viện chính sách.

Các nghị sĩ Mỹ đã đề ra hơn 200 dự luật về Trung Quốc trong phiên hiện tại (kéo dài một năm) của Quốc hội, gấp đôi số dự luật tương tự ở phiên trước. Trong thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew mùa hè qua, 73% người Mỹ cho biết có cái nhìn không thiện cảm về Trung Quốc. Năm 2011, con số đó chỉ là 36%.

chinh sach trung quoc cua Biden anh 6
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Tập tại một hội nghị về an ninh hạt nhân ở Washington năm 2016. Ảnh: Getty Images.

Một hướng phê phán của ông Biden là ông Trump đã gây thiệt hại cho nước Mỹ, mà không thể buộc Trung Quốc có những cải cách kinh tế mà Mỹ mong muốn. Hậu quả là xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sụt giảm, còn các công ty phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc chịu giá cao hơn và bị gián đoạn chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu của Moody’s Analytics năm 2019 ước tính chiến tranh thương mại khiến kinh tế Mỹ mất đi 300.000 việc làm, và 0,3% GDP. Quan chức của ông Trump lại nói những gì mất đi sau cùng sẽ được bù lại bởi các cam kết mua hàng của Trung Quốc theo thỏa thuận thương mại hồi tháng 1.

Ông Biden nói chính sách Trung Quốc của mình cũng sẽ nhấn mạnh việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Ông muốn Mỹ cạnh tranh với Bắc Kinh toàn cầu về những giá trị căn bản, không chỉ về thương mại – đây là chiến lược truyền thống của Mỹ mà ông Trump đã coi nhẹ.

chinh sach trung quoc cua Biden anh 7
Phó tổng thống Joe Biden ở một lễ đón tại Bắc Kinh năm 2011. Ảnh: AFP.

Một tổng thống Joe Biden sẽ phải xử lý những chia rẽ trong chính đảng Dân chủ về cách chống Trung Quốc. Một mặt sẽ là quân đội, khi một bên trong đảng muốn cắt ngân sách Lầu Năm Góc, còn bên kia muốn Mỹ tăng cường hỗ trợ các đồng minh ở châu Á.

Một vấn đề chia rẽ khác là thương mại. Nhiều người của đảng Dân chủ phản đối có thêm các hiệp định tự do thương mại. Những người khác lại cho rằng hiệp định tự do thương mại là cần thiết để củng cố các liên minh, cùng kiềm chế Trung Quốc.

Trước khi hết nhiệm kỳ, ông Obama đã đàm phán xong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước, và ông Biden cũng ủng hộ. Tuy nhiên, ông Trump đắc cử và rút Mỹ khỏi TPP. Giờ đây, chiến dịch ông Biden nói việc gia nhập lại TPP không phải là ưu tiên.

Trọng Thuấn Theo Wall Street Journal