Không chỉ là quán cà phê chất lượng, Adiuvat còn là nơi tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc, được giới thiệu trên các web nổi tiếng như Archdaily, Archello.15
Quán cà phê Adiuvat nằm ở một góc nhỏ trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn. Giữa những tán me xanh rợp bóng mát, từ bên ngoài nhìn vào, quán không bề thế như những tiệm kinh doanh đồ uống lớn gần đó. Nhưng khi mở cánh cửa bước vào, bên trong là không gian hoàn toàn khác biệt với mùi cà phê thơm, những bản nhạc nhẹ nhàng và kiến trúc không bị trộn lẫn.
Theo chủ quán, nơi này được cải tạo từ một ngôi nhà cấp 4 với mặt tiền đá rửa điển hình xây từ trước năm 1975 đã xuống cấp. Mong muốn giữ lại điểm đặc trưng của nhà cũ, kiến trúc sư đã cân nhắc tái sử dụng hệ mái Fibro xi măng cũ, kết hợp những vật liệu và kỹ thuật thi công như tường đá rửa, sàn bê tông mài, gỗ và kính để tạo không gian đậm chất địa phương nhưng mang hơi thở của kiến trúc hiện đại.
Quán tuy có diện tích nhỏ nhưng rất thông thoáng nhờ việc sắp xếp bố cục không gian hợp lý. Quán có cách phân bố các mảng sáng tối, từ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn hài hoà, tạo điểm nhấn tại quầy pha chế – trung tâm của mọi ánh nhìn.
Quán có 2 tầng chia làm nhiều khu vực ngồi mang đến cho thực khách cảm giác khác nhau, không gây nhàm chán.
Buổi sáng khách có thể ngồi ở ban công tầng 2 ngắm đường phố Nguyễn Huệ dưới nắng sớm bên tán me xanh mát.
Buổi trưa, phòng gỗ là nơi lý tưởng để bạn thư giãn hoặc làm việc với ánh sáng dịu nhẹ, góc nhìn bên trái hướng về quầy bar, hay bên phải là khoảng giếng trời, nơi có hàng cây xanh được chiếu nắng rực rỡ.
Quầy bar dành cho ai muốn có sự tương tác với người pha chế, nhìn trực tiếp cách pha ly cà phê thủ công, hay trò chuyện và lắng nghe những điều thú vị về cà phê.
Giếng trời đem thêm ánh sáng tự nhiên vào quán đồng thời là chỗ trồng cây tạo không gian xanh và là nơi đặt máy rang xay cà phê.
Cà phê Adiuvat được rang xay tại chỗ theo những chuẩn mực thế giới. Bạn không những được thưởng thức cà phê pha kiểu Italy, Mỹ, Việt mà có cơ hội được trải nghiệm hạt cà phê xuất xứ châu Phi, châu Á hay châu Mỹ theo phương pháp pha ủ thủ công (hand-drip). Bởi thế, đây là nơi hội tụ của những người sành cà phê cả nước khi đến Quy Nhơn.
Với không gian tinh tế và cà phê chất lượng, đây là địa điểm ấn tượng để bạn có thể ghé thăm và giới thiệu với bạn bè.
Thay đổi phương pháp, thường sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ. Nhiều khi, rất nhiều chuyện, một khi thay đổi phương pháp làm việc, sẽ có thể cho ra những kết quả vô cùng khác biệt. Sống ở đời, thành bại đời người, thay đổi phương thức tư duy và niềm tin là điều vô cùng quan trọng.
01 Mua diêm
A đi mua thuốc lá, thuốc lá 29 đồng, nhưng anh ta lại không có diêm, A nói với người bán hàng: “Tiện ông tặng tôi một bao diêm đi!” Chủ tiệm không tặng.
B đi mua thuốc lá, thuốc lá 29 tệ, anh ta cũng không có diêm, B nói với chủ tiệm: “Bán rẻ một đồng cho tôi đi”. Cuối cùng, anh ta dùng 1 đồng kia để mua diêm.
Đây là ví dụ về hiệu ứng cận biên tâm lý đơn giản nhất.
Kiểu thứ nhất: Chủ tiệm cho rằng mình chỉ có thể kiếm được tiền từ một sản phẩm, cái còn lại mình không kiếm được tiền. Chỉ số cảm giác kiếm được tiền là 1.
Kiểu thứ 2: Ông chủ cảm thấy cả hai sản phẩm mình đều kiếm được tiền, chỉ số cảm giác kiếm tiền là 2.
Vậy thì tất nhiên tâm lý sẽ nghiêng về kiểu thứ 2.
Cũng như vậy, kiểu tâm lý này còn được áp dụng trong các chiêu mua một tặng một, khách hàng cho rằng có một sản phẩm mình không phải bỏ tiền ra mua, được miễn phí nên sẽ mua mà rất ít khi suy nghĩ, nhưng thực ra thì là hiệu ứng tâm lý đang “tác quái” mà thôi, thực ra số tiền bạn chi ra cho một sản phẩm cũng đã bằng chính số tiền của cả hai sản phẩm, bởi lẽ nhà bán hàng sớm đã tăng giá sản phẩm đầu tiền lên ít nhất là gấp đôi rồi!
Cảm ngộ:
Thay đổi phương pháp, thường sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.
Nhiều khi, rất nhiều chuyện, một khi thay đổi phương pháp làm việc, sẽ có thể cho ra những kết quả vô cùng khác biệt. Sống ở đời, thành bại đời người, thay đổi phương thức tư duy và niềm tin là điều vô cùng quan trọng.
02 Doanh thu 1mm
Có nhà máy sản xuất kem đánh răng nọ, sản phẩm của họ rất xuất sắc, bao bì cũng rất tinh tế, rất được lòng khách hàng, doanh thu tăng 10 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10% đến 20%.
Nhưng vào năm thứ 11, hiệu suất bị đình trệ, và hai năm tiếp theo cũng vậy. Các nhà quản lý công ty đã tổ chức các cuộc họp cấp cao để thảo luận về các biện pháp đối phó.
Trong cuộc họp, chủ tịch công ty đưa ra lời hứa rằng nếu ai có thể giải quyết được khủng hoảng trước mắt, giúp lợi nhuận công ty tăng trở lại, người đó sẽ được thưởng 200 triệu.
Có một giám đốc trẻ tuổi đứng lên, đưa cho chủ tịch một tờ giấy, chủ tịch sau khi xem xong, lập tức kí tấm séc 200 triệu cho cậu giám đốc này.
Trong tờ giấy viết: mở rộng phần đầu tuýp kem đánh răng hiện tại thêm 1mm.
Người tiêu dùng mỗi sáng đều sẽ lấy một lượng kem đánh răng dài như nhau, nhưng lượng kem đó lại rộng thêm 1mm, vậy một ngày, lượng kem đánh răng được tiêu thụ sẽ là bao nhiêu?
Công ty ngay lập tức thay đổi bao bì. Năm thứ 14, doanh thu của công ty tăng 32%.
Cảm ngộ:
Đối mặt với những thay đổi của cuộc sống, chúng ta thường có thói quen tư duy theo kiểu truyền thống.
Thực ra, chỉ cần bạn mở rộng đường kính trái tim và trí tuệ mình ra thêm 1mm thôi, bạn sẽ nhìn thấy được rằng những thay đổi trong cuộc sống đều có mặt tích cực của nó, tràn đầy những cơ hội và thách thức.
03 Hiện tượng con ếch
Có người từng làm qua một thí nghiệm, bắt một con ếch bỏ vào một nối nước nóng, con ếch cảm nhận được sự thay đổi mạnh mẽ nên đã ngay lập tức nhảy ra ngoài, phản ứng vô cùng nhanh chóng.
Nhưng nếu cho con ếch vào nồi nước lạnh, rồi từ từ đun ấm lên, bạn sẽ phát hiện ra, con ếch khi mới bắt đầu vẫn rất vui vẻ bơi đi bơi lại trong nồi.
Nhiệt độ trong nồi nước cứ ngày một nóng dần lên, nhưng con ếch lại không phát hiện ra điều này, vẫn vui vẻ tận hưởng.
Khi nhiệt độ trong nồi đã lên tới 70-80 độ, nó cảm thấy bị uy hiếp, muốn nhảy ra ngoài, nhưng đã không còn kịp nữa.
Bởi lẽ chân con ếch đã không còn nghe lời nó, muốn nhảy cũng không nhảy được, cuối cùng đành chết bỏng trong nồi nước nóng. Đây chính là câu chuyện về “con ếch trong nồi nước ấm”.
Cảm ngộ:
Thứ nhất, sự thay đổi của môi trường lớn có thể quyết định thành bại của chúng ta.
Sự thay đổi của môi trường xung quanh nhiều khi rất khó để nhận biết, chúng ta luôn luôn phải ở trong trạng thái chú ý quan sát, học hỏi nhiều hơn, cảnh giác nhiều hơn, đồng thời hoan nghênh thất bại một cách vui vẻ, có như vậy, mọi thứ mới không trở nên quá trễ.
Thứ hai, môi trường quá thoải mái thực ra lại tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Phương thứ sống mà bạn quá quen thuộc cũng có thể là phương thức sống nguy hiểm nhất. Không ngừng đổi mới, sáng tạo, phá bỏ mô thức cũ, tin rằng mọi thứ đều có thể cải thiện.
Thứ ba, muốn phát hiện ra những thay đổi nhỏ trong xu thế, bạn phải “dừng lại” và suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau, và không ngừng học hỏi là cách tốt nhất để phát hiện ra những thay đổi.
04 Cái tâm bình phàm
Có người hỏi một thiền sư rằng: “Thiền sư, Ngài có chỗ nào khác với người bình thường hay không?
Thiền sư nói: “Có”
“Là chỗ nào vậy?”
Thiền sư đáp: “Lúc thấy đói thì ta ăn cơm, lúc buồn ngủ ta sẽ đi ngủ.”
“Đây làm sao coi là điểm khác biệt được, ai chẳng như vậy, có gì khác đâu cơ chứ?”
Thiền sư đáp: “Tất nhiên là khác rồi!”
“Tại sao vậy?”
Thiền sư đáp: “Người khác lúc ăn cơm vẫn luôn nghĩ tới chuyện khác, không chuyên tâm cho chuyện ăn uống; người khác đi ngủ cũng luôn nằm mơ, ngủ không ngon giấc.
Còn ta ăn cơm là ăn cơm, chẳng nghĩ chuyện gì; nằm ngủ cũng không bao giờ mộng mị, vì vậy ngủ rất ngon. Đây chính là điểm khác biệt giữa ta và người khác.”
Cảm ngộ:
Trên đời này, rất khó có thể bình thản, toàn toàn tâm ý để tận hưởng một cái gì đó, chúng ta phần lớn đều mất đi một “cái tâm bình phàm”.
Chỉ khi bạn dùng trái tim của mình đi cảm nhận sinh mệnh, cảm nhận những thứ tốt đẹp xung quanh, bạn mới có thể tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Thợ khảm là những nghệ sĩ thực thụ. Người thợ An Nam đã dùng những dụng cụ thô kệch để làm công việc vô cùng tinh tế.
Chúng tôi đi qua một cái cửa vào một phố lớn có trồng cây, hai bên là những cagnas (căn nhà) nhỏ lợp tranh. Đó là phố des Incrusteurs (phố Thợ Khảm, nay là phố Tràng Tiền và phố Hàng Khay, Hà Nội).
Thợ may Hà Nội
Khu Nhượng địa tuy gần, vẫn là ở ngoại vi thành phố. Trước đây, Hà Nội có tường thành và hào nước bao quanh. Ngày nay về phía sông, di tích của các công trình ấy chỉ còn có một cổng với hai trụ xây bằng gạch trên đắp hai con rồng.
Thợ may Hà Nội mở hiệu ở phố này. Chúng tôi đến với họ trước tiên. Đó là vì khi từ Pháp ra đi, chúng tôi rất mù mờ về Bắc Kỳ, chẳng hiểu sao cứ nghĩ rằng khí hậu ở đó cũng như ở Nam Kỳ, nóng bức quanh năm.
Vì vậy, ngoài quân phục không mấy tiện dụng, chúng tôi chỉ mang theo quần áo mỏng. Tháng hai, vừa tới vịnh Hạ Long đã khổ sở vì mưa rét. Nghe nói về mùa đông ở xứ này chưa bao giờ có băng tuyết, nhưng có những ngày nhiệt độ xuống tới hai, ba độ trên độ không.
Quần áo mang từ châu Âu sang thế là chưa đủ. May sao, tới Hà Nội chúng tôi thấy các đồng nghiệp ở hải quân mặc những bộ com-lê dạ tuyệt đẹp do thợ An Nam may cắt, thế là chúng tôi làm theo ngay.
Hiệu may cũng giống mọi cửa hàng tiểu thương khác ở Hà Nội, giống một lán bán hàng lớn mở ra mặt phố. Căn nhà tranh được ngăn đôi theo chiều rộng bằng một tấm phên tre. Gian ngoài quay ra đường là cửa hàng và xưởng thợ, gian trong là chỗ gia đình ở.
Chúng tôi thấy các nghệ nhân vắt chéo chân ngồi trên bàn làm việc như thợ may ở mọi xứ khác. Ba cho họ biết ý muốn của chúng tôi và để lại một bộ quần áo của chúng tôi làm mẫu.
Họ nói nội hai ngày sẽ may cho chúng tôi một bộ vest dạ xanh, đúng kích thước, giá bảy đồng bạc (khoảng 30 franc). Thật chẳng đáng bao nhiêu.
Tôi khuyên các bạn nào sắp sang Bắc Kỳ mà muốn sắm quần áo thì hãy ráng đợi để bàn việc ấy với thợ may Hà Nội.
Sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ. Ảnh: Đông A.
Nghề khảm
Phố Thợ Khảm được đặt tên theo nghề khảm xà cừ vào gỗ quý là một trong những nghề chính của xứ này. Thợ khảm là những nghệ sĩ thực thụ.
Ở Pháp, ta đã thấy vài tác phẩm của họ. Nhưng phải tận mắt xem họ làm việc mới thấy họ đã kiên nhẫn như thế nào, mất bao nhiêu thời gian và khéo léo đến mức nào để tạo nên những đóa hoa đẹp, những đường cong tuyệt mỹ bằng xà cừ óng ánh sắc màu khảm trên những đồ vật, những cái tráp mà chỉ dùng những dụng cụ thô kệch.
Nghề này phải do nhiều loại thợ, mỗi loại có chuyên môn riêng biệt, thực hiện. Đầu tiên là thợ mộc. Mỗi đồ vật để khảm sẽ được làm từng chi tiết rồi lắp lại với nhau.
Việc lắp này không dùng đinh mà bằng cách đục mộng tạo những gờ, những rãnh khi tra vào khớp với nhau và gắn bằng keo có pha nhựa sơn.
Có hai loại gỗ được dùng làm đồ khảm: Hoặc là loại xứ này gọi là trac hay tiac (gỗ trắc) hoặc là moun (gỗ mun) rất hiếm lấy trong các khu rừng ở thượng du Bắc Kỳ. Gỗ mun được ưa chuộng hơn vì thớ mịn, xà cừ khảm vào bền hơn. Thêm nữa, sắc gỗ mun đen như mực, làm chỗ khảm nổi hơn là trên màu tím của gỗ trắc. Do đó, ở Bắc Kỳ, giá đồ khảm gỗ mun gấp ba gỗ trắc.
Lắp xong, món đồ được chuyển sang thợ vẽ. Người này vẽ những hình cần khảm lên giấy can rồi chuyển cả món đồ cùng giấy can cho thợ khảm. Thợ khảm đồ lại những hình vẽ đó ngay lên món đồ rồi chọn xà cừ để khảm.
Xà cừ được lấy từ những vỏ ốc lớn bằng đầu trẻ con đánh ở ven biển Côn Đảo, đưa về đến Hà Nội, giá mỗi vỏ vào khoảng sáu mươi centime. Thợ chạm cưa vỏ ốc thành những mảnh hai, ba cm2 óng ánh đủ mọi màu sắc, từ màu xanh của ngọc lục bảo đến màu hồng. Họ thật sự có tài phối hợp các màu, tạo cho hình khảm hiệu quả tương phản đáng kinh ngạc.
Người thợ khảm sửa giũa. Ảnh của Hocquard trong sách.
Ngoài vỏ ốc nói trên, người ta còn dùng vỏ một loại trai khác bắt ở các lạch sông tỉnh Thanh Hóa có phản quang thật kỳ lạ: Màu lục, màu đồng, màu vàng ròng… giá rất đắt. Chọn xà cừ xong, người thợ tạo hình cho từng mảnh rồi ráp lại với nhau như một tranh ghép để khảm vào gỗ.
Trước hết, họ dùng đá bọt mài cho mảnh xà cừ bóng lên rồi kẹp vào cái kìm cắm trên một súc gỗ lớn, sau đó ngồi xổm lấy giũa giũa cho mảnh xà cừ thành hình theo ý mình.
Phải chứng kiến tận mắt người thợ An Nam đã dùng những dụng cụ thô kệch thế nào để làm công việc tinh tế ấy. Làm sao mà với chiếc giũa to bằng đầu bút chì, họ tạo được những đường nét xà cừ chỉ dày nửa mm và xoắn như tay bám của cây nho.
Chất lượng giũa lại tồi, chốc chốc là biến dạng, người thợ phải dừng công việc, đặt giũa trên đe rồi dùng một dụng cụ như con dao to đập xuống để nắn lại.
Tạo hình xà cừ rồi, phải xoi gỗ để gắn vào. Phần lớn thời gian trẻ con từ mười đến mười hai tuổi làm việc này: Các chú thợ nhỏ dùng dao khắc khắc sâu một mm vào gỗ theo các hình đã đồ lại. Phải thật chắc tay, nếu khắc sâu quá hoặc rộng quá, mảnh xà cừ khảm vào sẽ lỏng, làm giảm chất lượng sản phẩm.
Công đoạn tiếp theo là dùng một loại keo có chứa nhựa cây để gắn xà cừ vào những hình tương ứng đã khắc. Gắn xong, thợ phải hơ nóng sản phẩm ở mức độ thấp để keo chảy ra trám vào những chỗ còn trống. Cuối cùng, đánh bóng xong là công việc hoàn tất.
Charles Édouard Hocquard – bác sĩ quân y Pháp – tới Việt Nam từ 1884 đến 1886. Ông đã ghi chép, chụp ảnh về cảnh vật, con người, lối sống nhiều vùng như Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế… Cuốn sách không chỉ là áng văn du ký mà còn là nguồn tư liệu về nước ta cuối thế kỷ XIX.
Trải qua hàng nghìn năm, nhưng những câu nói của Tào Tháo vẫn còn giá trị lớn đối với hậu thế cho đến ngày nay.
Dù là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhưng người ta không thể phủ nhận những gì mà Tào Tháo đã làm được. Hình tượng Tào Tháo được mô tả khá tiêu cực, đặc biệt là trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, thế nhưng tài năng và sự mưu lược của con người này đã để lại cho hậu thế những bài học vô cùng giá trị.
Những câu nói của Tào Tháo không chỉ là từng là kim chỉ nam giúp ông tạo được những thành công to lớn trong cuộc đời mình, mà còn khiến người đời sau phải suy ngẫm rất nhiều.
1. “Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”
“Người không vì mình trời chu đất diệt”, có thể nói rằng đây là triết lí sống của Tào Tháo. Chính sự đa nghi của bản thân khiến ông không thể tin vào ai khác ngoài chính mình. Với Tào Tháo, bất cứ ai bên cạnh cũng có thể trở mặt, quay lưng với mình, nên con người này chọn các sống ngờ vực và luôn nắm thế chủ động chứ không bao giờ để bản thân bị đâm sau lưng. Còn đối với chúng ta, câu nói này ý muốn nhắc nhở đừng quá tin người mà hãy có chút đề phòng bởi không gì là không thể xảy ra ở cuộc sống này.
2. “Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược”
Điều này ý muốn nói bản lĩnh của con người, luôn tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, thì tuyệt đối cũng không phủ nhận những gì mình đã làm được.
3. “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”
Ở đây, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết “ruột gan” của mình cho người khác biết cũng như để họ thấu rõ tâm can của mình, và người thông minh là người biết giấu những điều cần giấu.
4. “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia!”
Đừng ngủ quên trên chiến thắng và đừng chết vì thất bại. Luôn lấy thất bại và chiến thắng để rút ra những bài học cho bản thân để bước những bước khôn ngoan hơn.
5. “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương”
Luôn học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lí trí quá nhiều sẽ làm hỏng việc lớn.
6. “Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin”
Tào Tháo nổi tiếng là nhà chính trị – quân sự rất giỏi trong việc dùng người. Và đây chính là một trong những thuật dùng người giúp ông thành công trong sự nghiệp nhà binh của của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải tin vào nó. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người. Thắng hay bại cũng ở đó mà nên.
7. “Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công!”
Phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lí chung của con người. Thế nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi việc đầu tiên là họ đã vượt qua nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì chiến thắng sẽ là điều dễ nắm bắt hơn.
8. “Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú.”
Ở đây không phải ý muốn nói sự thích thú tầm thường giữa quan hệ nam nữ, mà ám chỉ đến thứ quan trọng nhất của kẻ thù. Ở đây vừa hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.
9. “Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai”
Không nhận sai vì như vậy là nhu nhược, nhưng bản thân phải luôn biết điều khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và thay đổi để không đi vào vết xe đổ lần nữa.
10. “Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp”
Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà điềm tĩnh suy xét. Có như vậy, thì mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.
11. “Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh”
Ở đây Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người trong khi hành sự, nếu không có cảm giác tức giận, oán hận thì nhiệt tâm cũng như trí tuệ sẽ ngày một thờ ơ, dễ dàng chẳng quan tâm đến điều gì nữa cả.
Dù bị người đời lấy tên để ám chỉ cho kiểu người tệ bạc, dối trá, bất nhân bất nghĩa, nhưng nói một cách công bằng, Tào Tháo chính là một trong những nhà chính trị – quân sự kiệt xuất trong lịch sử Trung Hoa.
Nếu chủ trương về công tác nhân sự của đảng vẫn là quyết định tối hậu, bất khả tư nghị thì tổ chức đại hội đảng làm gì cho tốn kém?
Sau những Nhân dân, Quân đội nhân dân, tới lượt Công an nhân dân lên tiếng phê phán “các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, tung tin sai trái, bịa đặt” trước đại hội đảng (1).
Đây là lý do nên nhìn lại những thông tin chính thức liên quan đến đại hội đảng các cấp đã cũng như đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra trên khắp Việt Nam cho đến quý 1 năm tới để sắp đặt những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam…
***
Những thông tin liên quan đến việc nhiều tỉnh chi một vài tỉ cho việc sắm… cặp để các đại biểu được cử tham dự đại hội đảng… đựng tài liệu (2) như đã biết chỉ là… chuyện nhỏ. Theo một quy định do Văn phòng BCH TƯ đảng ban hành năm 2014 (Quy định 39/QĐ-VPTW) thì hệ thống công quyền có… nghĩa vụ phải trích ngân sách để đảng tổ chức đại hội ở tất cả các cấp (3). Chi phí mua cặp tuy cả tỉ nhưng chỉ là khoản chi… vặt trong số 13 khoản chi đã được… minh định tại Điều 3 của quy định vừa dẫn.
Theo đó, hệ thống công quyền phải vét công khố để bao đủ thứ nhu cầu từ ăn, ở, đi lại, thuê mướn mặt bằng tổ chức đại hội, trang trí, in ấn tài liệu, tuyên truyền đến bồi dưỡng cho lực lượng phục vụ, lực lượng bảo vệ,…
Trong 13 khoản mà Văn phòng BCH TƯ đảng… minh định là hệ thống công quyền phải… chi để đảng tổ chức đại hội ở tất cả các cấp, các ngành, có những khoản chi mà thường dân không thể lượng định về mức độ tốn kém khủng khiếp đến cỡ nào nếu như không xảy ra chuyện… chẳng may! Ví dụ như chi choxây dựng văn kiện (bao gồm soạn thảo, thẩm định, biên tập, chỉnh lý, hoàn chỉnh đến khi trình đại hội, chuẩn bị phương án nhân sự trình đại hội) và ông Nguyễn Quang Thuấn – người thứ 21 nhiễm COVID 19.
Ông Thuấn là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng, thành viên của Tổ Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội 13. Tổ này đã cử Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư làm Tổ trưởng, dẫn 13 người, sang Ấn và Anh nhằm khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế – Xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch Phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm (2021-2025) để trình Đại hội 13 (4).
Đến giờ, người ta vẫn chưa rõ làm sao tổ công tác ấy có thể đạt những mục tiêu như vừa kể khi chỉ có hai ngày tại Ấn (25 và 26 tháng 2), bốn ngày tại Anh (từ 27 tháng 2 đến 1 tháng 3), tính cả thời gian di chuyển từ Việt Nam qua Ấn, từ Ấn sang Anh, rồi từ Anh trở về Việt Nam. Chỉ một điều có thể thấy rất rõ là qua những tài liệu bị tiết lộ sau khi ông Thuấn trở thành… người thứ 21 bị nhiễm COVID 19: Rõ ràng Xây dựng văn kiện phục vụ các đại hội đảng ngoạm mất của công quỹ những khoản tiền khổng lồ.
Cần lưu ý rằng, chi phí cho đợt công tác ở Ấn và Anh của Tổ Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội 13 chỉ là vài hạt muối bỏ vào đại dương mang tên… Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13. Chỉ ước định chi phí của đợt công tác vừa kể (vé máy bay hạng nhất, khách sạn năm sao,…) mà đã bình phẩm về lãng phí là mới thấy cây mà chưa thấy… rừng! Để chuẩn bị cho Đại hội 13, ngoài Tiểu ban Kinh tế – Xã hội còn có nhiều Tiểu ban khác.
Từ trung ương đến địa phương, cấp nào cũng có những Tiểu ban như: Tiểu ban Tổ chức – Tuyên truyền, Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Vật chất, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Điều lệ đảng… và Tiểu ban nào cũng được cấp tiền để vận hành từ tháng giêng năm ngoái (5).
Nhiều người bất bình khi trong bối cảnh như hiện nay, chính quyền tỉnh Lạng Sơn vẫn gửi cho Bộ Tài chính một công văn, đề nghị hỗ trợ… 86,5 tỉ để tổ chức đại hội đảng các cấp ở Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020 – 2025 (hơn 75.7 tỉ là chi cho đại hội đảng các cấp, hơn 10,7 tỉ làchi cho cải tạo sửa chữa công trình phục vụ đại hội đảng các cấp) (6). Bất bình như thế chưa… toàn diện. Việt Nam có tới 63 tỉnh, thành phố. Lạng Sơn thuộc loại… khiêm tốn về… cơ sở đảng nên chi phí có đáng gì so với nhiều tỉnh, thành phố khác!
***
Cứ nhìn vào các tài liệu, số liệu bị rò rỉ, có thể ước đoán, chi phí cho đại hội đảng các cấp và Đại hội Đại biểu đảng toàn quốc lần thứ 13 có thể nuốt hàng ngàn tỉ của công quỹ song ngoài yếu tố phung phí, còn phải bàn đến một yếu tố khác: Thực chất…
Cho dù giới lãnh đạo đảng đưa ra đủ thứ tuyên bố, cam kết về lựa chọn, sắp đặt nhân sự lãnh đạo các tổ chức đảng, qua đó sẽ lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam từ địa phương đến trung ương trong năm năm tới nhưng gian lận trong bầu chọn vẫn diễn ra khắp nơi: Đại hội đảng xã An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (7). Đại hội đảng xã Chu Phan, huyện Mê Linh, Hà Nội (8). Đại hội đảng thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (9)…
Xem và đối chiếu những vụ gian lận đã được hệ thống truyền thông chính thức tường thuật, có thể thấy chúng giống hệt nhau về phương thức, mức độ và qua đó chỉ có thể đưa ra một nhận xét: Gian lận tại các đại hội đảng đã trở thành… tập quán!
Tin tức về những đại hội đảng đã được tổ chức ở chỗ này, chỗ khác còn làm thiên hạ sửng sốt, ngay cả khi người ta đã biết thế nào là “dân chủ trong đảng” và “dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Hồi trung tuần tháng 6, nhiểu cơ quan truyền thông chính thức loan báo, Thành ủy thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế) vừa kỷ luật bốn đảng viên là: Phó Bí thư kiêm Chủ tịch, Trưởng Công an kiêm Bí thư Chi bộ Công an, Phó Chủ tịch, Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ của phường Thủy Biều vì Vận động bầu cử trái quy định, xúi giục, lôi kéo, một số đảng ủy viên cùng đảng viên không chấp hành chủ trương về công tác nhân sự của đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ khi bầu ban thường vụ Đảng ủy phường Thủy Biều nhiệm kỳ 2020 – 2025 (10)….
Tại sao đã tổ chức đại hội đảng mà còn buộc đảng viên chấp hành chủ trương về công tác nhân sự của đảng và kỷ luật những đảng viên không tán thành sự lựa chọn – sắp đặt của tổ chức đảng cấp trên về nhân sự?
Nếu chủ trương về công tác nhân sự của đảng vẫn là quyết định tối hậu, bất khả tư nghị thì tổ chức đại hội đảng làm gì cho tốn kém? Quan trọng hơn, làm sao có thể ngăn chặn được những vở kịch khiến công chúng nổi giận như vở kịch mà Tỉnh ủy Bắc Ninh công diễn hồi trung tuần tháng 6: Chờ đại biểu dự Đại hội đảng thành phố Bắc Ninh bầu ra Bí thư rồi điều động Bí thư mới tái đắc cử đảm nhận công tác khác để chỉ định trưởng nam của Bí thư Tỉnh ủy thế chỗ?
Khi đảng tiếp tục dùng chủ trươngvề công tác nhân sự như một thứ… rọ, khóa miệng tất cả các đảng viên thì tất nhiên ngoài Bắc Ninh sẽ có Trà Vinh: Tỉnh ủy thản nhiên chỉ định Bí thư huyện ngay tại Đại hội đảng huyện Càng Long (11). Hoặc có Long Xuyên (tỉnh An Giang), Thành ủy thản nhiên chỉ định một đảng viên mới bị cảnh cáo vì “lối sống thiếu gương mẫu”, “kê khai tài sản không trung thực” làm Bí thư một phường của thành phố Long Xuyên (12)…
Khi không có đảng viên nào ở Bắc Ninh, Trà Vinh, An Giang,… dám lên tiếng phản đối chủ trươngvề công tác nhân sự của tổ chức đảng cấp trên thì đảng sẽ dựa vào đâu để xây dựng các tổ chức đảng “trong sạch, vững mạnh”, để… chỉnh đốn đảng? Chẳng lẽ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH TƯ đảng nhiệm kỳ mới lại tiếp tục nhận lương, hưởng các đãi ngộ chỉ để thảo luận, quyết định sẽ kỷ luật thêm bao nhiêu Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ nữa và khoe đó là thành tích như… BCH TƯ đảng nhiệm kỳ này?
***
Nếu không có những phản ứng hết sức dữ dội từ phía công chúng, liệu Tỉnh ủy Bắc Ninh có chỉ định người khác làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh và điều động con trai ông Nguyễn Nhân Chiến về làm Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Bắc Ninh?
Nếu chia sẻ những thông tin, bày tỏ những suy nghĩ về việc lựa chọn – sắp đặt nhân sự của đảng là thù địch, cơ hội chính trị, phản động như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang phê phán thì có một câu phải hỏi: Những cơ quan truyền thông dán nhãn nhân dân ấy là của… nhân dân nào? Một mặt, đảng tự nhận là “con em của nhân dân”, đề cao “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” và sự nghiệp là “của dân, do dân, vì dân”, mặt khác, đảng hướng dẫn Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… rủa những người chia sẻ thông tin, bày tỏ ý kiến về nhân sự đại hội đảng không tiếc lời thì nên xem loại “con em” đó là quý tử hay… nghịch tử?