Non nước Na Hang

TUYÊN QUANG

Sương mây lảng bảng trên các đảo đá vôi phủ đầy cây xanh ở hồ Na Hang, nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ.19

Một sớm yên bình trên hồ Na Hang thuộc hai huyện Lâm Bình và Na Hang, cách trung tâm TP Tuyên Quang khoảng 110 km. Na Hang là nơi hợp lưu giữa hai sông Gâm và Năng, quanh hồ là núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8.000 ha.

Bộ ảnh Na Hang, sơn thủy hữu tình do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tùng Dương, sống và làm việc tại Hà Nội, thực hiện trong một chuyến đi gần đây tới Tuyên Quang.

Mây trôi bồng bềnh trên những hòn đảo đá vôi ở Na Hang, nơi vốn được xem như một vùng đất cổ. Hồ Na Hang xuất hiện trong truyền thuyết là nơi chim phượng hoàng bay về, tạo thành 99 ngọn núi, ngày nay được ví là “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”.

Mây sớm bao phủ dãy núi, đảo đá vôi khiến người xem ngỡ như lạc vào chốn bồng lai.

Du khách có thể bắt đầu hành trình từ bến thuyền Na Hang để ngao du sơn thủy, khám phá hồ thủy điện, ngắm các đảo đá như núi Pắc Tạ hay núi đá Cọc Vài Phạ (cọc buộc trâu trời).

“Na Hang nhìn ở góc nào cũng say đắm lòng người”, anh Tùng Dương chia sẻ khi chụp ảnh ở dãy núi soi bóng đối xứng trên mặt hồ.

Cảnh hồ Na Hang nguyên sơ, nước trong xanh như ngọc, ven hồ là những cánh rừng nguyên sinh trải dài.

Hồ Ha Nang không gợn sóng và mang nét riêng ngay cả khi bầu trời chuyển mưa.

Hành trình khám phá hồ Na Hang thường dài 4 – 5 tiếng, ngoài việc ngắm cảnh quanh hồ, du khách có thể dừng chân ở đền Pắc Tạ, hang Phia Vài hay thác Mơ. Với người thích mạo hiểm, thác Khuổi Nhi là nơi không thể bỏ qua.

Trốn phố về với non nước Na Hang khiến lòng người trở nên thư thái.

Theo các tài liệu, rừng nguyên sinh Na Hang gồm những cây gỗ đinh, nghiến, trai quý hiếm hàng nghìn năm tuổi, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung. Khu bảo tồn này còn giúp bảo vệ nguồn nước cho hồ thủy điện và điều tiết lũ vùng hạ lưu.

Hiện nay, Na Hang hội đủ những yếu tố làm nên quần thể du lịch sinh thái lý tưởng ở Tuyên Quang, khi vừa kết hợp du lịch sinh thái, mạo hiểm và du lịch hồ thủy điện.

Từ trên cao nhìn xuống, hồ Ha Nang ẩn hiện trong màn mây, cuốn hút du khách. Sau hành trình, du khách có thể nghỉ ngơi tại các homestay ở bản Nặm Đíp, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình. Tại đây, khách ngủ trong nhà sàn truyền thống của người Tày, nghe biểu diễn đàn tính và thưởng thức đặc sản vùng cao với trứng rán lá hôi, thịt lợn mán hay cá nướng bắt lên từ lòng hồ.

Huỳnh Phương / VietnamExpress

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng!

Cuộc sống đa chiều, ai cũng có cách nhìn nhận và đánh giá của riêng mình. Trong bộ ảnh này, cùng khám phá góc nhìn từ tác giả Marco Melgrati, thử xem bản thân có bao nhiêu trong này.

Marco Melgrati là một họa sĩ minh họa tự do người Ý, và những bức tranh mới mẻ của anh về thực tế đáng buồn của cuộc sống đã thu hút được một lượng lớn người theo dõi. Tính đến nay, chàng họa sỹ sống ở Lithuania có hơn 330 nghìn người theo dõi trên Instagram và người hâm mộ. Điều họ thích ở những bức ảnh của anh ấy là cách phản ánh sự thật của xã hội hiện đại bằng con mắt nghệ thuật đầy ẩn ý và tinh tế.

Dưới đây là 8 hình ảnh minh họa kích thích tư duy của anh ấy.

1. Chúng ta đánh giá bản thân dựa trên những điều thấy trên trực tuyến

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 1.

Ngày nay, rất nhiều người không tự tin vào bản thân và họ đánh giá chính mình bằng phản ứng mà họ nhận được từ những người khác trên mạng. Thay vì lo lắng về việc bạn nhận được bao nhiêu lượt thích trên một bức ảnh trên Instagram, hãy nhớ rằng bạn cũng có giá trị như những người mà bạn ngưỡng mộ trên mạng.

Bạn tuyệt vời nhất khi bạn là chính bạn chứ không phải nhờ nút “like” hay “comment” của ai đó trên mạng xã hội.

2. Đôi khi điều sai lại là điều đúng

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 2.

Mọi người thường lo lắng về việc phá vỡ các quy tắc của xã hội vì họ không muốn bị đánh giá, nhưng đôi khi phương pháp được chấp nhận thực sự không phải là phương pháp tốt nhất. Hình ảnh này khuyến khích mọi người chấp nhận rủi ro mà không cần lo lắng, vì rủi ro có thể được đền đáp và có thể cải thiện tình hình của họ.

3. Mạng xã hội quy định cuộc sống của chúng ta

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 3.

Ngày nay, mọi người bị ám ảnh bởi mạng xã hội, và dường như Facebook đã trở thành một tôn giáo. Hầu hết mọi người kiểm tra Facebook, Instagram và Twitter của họ mỗi ngày, nhưng hình ảnh này khuyến khích mọi người đặt điện thoại xuống để có thể tận hưởng thế giới xung quanh.

4. Việc làm hiện tại có làm chúng ta hạnh phúc không?

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 4.

Trong hình ảnh này, những người lao động giống như những con ong trong một tổ ong, điên cuồng hoàn thành công việc cho một mục tiêu lớn hơn. Nhưng mục tiêu lớn hơn không phải của riêng họ; đó là mục tiêu của công ty sử dụng họ. javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

Hình ảnh này khuyến khích mọi người theo đuổi ước mơ của chính họ, thay vì của người khác.

5. Khát vọng trở thành bất cứ điều gì bạn muốn

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 5.

Xã hội có thể bảo bạn phải hành động theo một cách nhất định và làm những điều nhất định, nhưng bạn không nên rập khuôn. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn trong cuộc sống – đừng để người khác nói với bạn rằng bạn không thể.

Trong thời đại ngày nay, đừng mãi ở trong vòng tròn an nhàn của chính mình. “Dám nghĩ lớn” mới có thể tạo nên sự khác biệt. Thành công không phải là chính mình mà là trở thành phiên bản khiến chính mình phải kinh ngạc!

6. Hình ảnh có thể lừa dối

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 6.

Một người nào đó có thể trông xinh đẹp trong một bức ảnh tự sướng mà bạn nhìn thấy trên mạng, nhưng đó không nhất thiết là đại diện thực sự về cuộc sống của họ. Rất nhiều người tìm kiếm sự cố gắng xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trên mạng và họ thường chỉ miêu tả những phần tích cực trong cuộc sống của mình. 

Đừng so sánh bản thân với những người bạn thấy trên mạng, vì bạn chỉ nhìn thấy những thứ mà họ muốn bạn thấy.

7. Tập trung vào tình yêu, không phải phương tiện truyền thông xã hội

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 7.

Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người bỏ bê những người thân yêu của họ để dành thời gian trực tuyến. Điều này có thể hủy hoại các mối quan hệ; thay vì nhìn vào màn hình điện thoại di động, hãy đặt điện thoại xuống và kết nối với những người bạn yêu thương.

Mạng xã hội đã ăn sâu vào cuộc sống của nhiều người. Họ gần như bị cuốn vào trong vòng xoáy không có hồi kết ấy. Điện thoại trở thành vật bất ly thân, thậm chí còn quan trọng hơn tất thảy!

8. Bạn quyết định bạn là ai

8 bức ảnh bóc trần sự thật trần trụi của cuộc sống hiện đại: Sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng! - Ảnh 8.

Những người khác có thể đánh giá và nhận định bạn là ai, nhưng bạn mới là người quyết định; bạn có thể là bất cứ ai, bất cứ điều gì bạn muốn trở thành.

Thùy Anh

Theo Nhịp sống kinh tế

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa”

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa”
Hôm nay, chúng tôi đã chọn ra 5 nhà tâm lý học có ảnh hưởng đến thế giới như Freud, Jung và Adler… đồng thời rút ra 34 sự thật về cuộc sống từ những câu danh ngôn và kinh điển của họ. Hãy cũng nhau nói về cái gọi là “Sống”!

Nghe nói, trong năm 2020, có rất nhiều người suy ngẫm về cuộc đời. Loài người người chúng ta thực ra cũng chỉ là một sản phẩm tình cờ trong quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Có một tiết học gia chỉ ra rằng, bản chất cuộc đời chính là “vô ý nghĩa”, thế giới này tuyệt đối không dễ dàng để ai đó sống tốt, sống ở đời là phải không ngừng tiếp nhận đau khổ, chấp nhận khó khăn.

Milton Erickson, cha đẻ vĩ đại của thuật thôi miên hiện đại cho biết: Bản thân cuộc sống sẽ mang đến cho bạn những nỗi đau, và trách nhiệm của bạn là tạo ra niềm vui!

Còn có người cho rằng, con người vốn dĩ không có tôn nghiêm và tự do, bởi lẽ chúng ta không được tự do lựa chọn hành động của mình, chính môi trường và xã hội sử dụng phần thưởng và hình phạt để kiểm soát hành động của chúng ta.

Trên thế gian này, chân tướng của cuộc sống, thực sự là như vậy ư?

Cùng xem xem những nhà tâm lý có ảnh hưởng sâu sắc, xem xem họ phát hiện ra được những chân tướng nào?

Alfred W. Adler nói: “Không có ai sống trong thế giới khách quan cả, chúng ta đều sống trong thế giới chủ quan mà mỗi thứ đều được trao cho ý nghĩa của riêng nó.”

Carl Gustav Jung nói: “Hãy nhẫn nại với thế giới còn khiếm khuyết này, cũng đừng đánh giá quá cao sự hoàn hảo của mình.”

Sigmund Freud nói: “Toàn bộ hoạt động tâm lý của chúng ta gần như là đang tìm kiếm sự vui vẻ, tránh sự đau thương, và cũng tự động tiếp nhận sự điều chỉnh của nguyên tắc “duy lạc” (chỉ có niềm vui).”

Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa”, bạn cho nó ý nghĩa ra sao, thì nó sẽ mang ý nghĩa như vậy.

Hôm nay, chúng tôi đã chọn ra 5 nhà tâm lý học có ảnh hưởng đến thế giới như Freud, Jung và Adler… đồng thời rút ra 34 sự thật về cuộc sống từ những câu danh ngôn và kinh điển của họ. Hãy cũng nhau nói về cái gọi là “Sống”!

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 1.

Carl Gustav Jung

Carl Gustav Jung (1875-1961) là một bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sĩ, ông nổi tiếng nhờ thành lập một trường phái tâm lý học mới có tên là “tâm lý học phân tích” nhằm phân biệt với trường phái phân tâm học của Sigmund Freud. Và ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông.

Carl Jung đã đưa ra những khái niệm rất lạc quan về con người.

1. Nhiệm vụ của con người, là nhận thức những nội dung xuất phát từ tiềm thức.

2. Hiểu được “bóng tối” của chính mình là cách tốt nhất để đối phó với mặt tối của người khác.

3. Những chuyện mà bạn vẫn chưa nhận thức ra, sẽ thay đổi vận mệnh của bạn.

4. So với việc làm một người tốt, tôi thà làm một người hoàn chỉnh.

5. Bạn càng thông minh, sự đơn thuần của bạn càng ngu ngốc. Thông minh chinh phục thế giới, nhưng đơn thuần lại chinh phục được tâm hồn.

6. Bạn đừng bao giờ có cái suy nghĩ thay đổi được người khác.

Phải học cách giống như mặt trời, chỉ cần phát ra ánh sáng và nhiệt, phản ứng tiếp nhận ánh sáng mặt trời của mỗi người là không giống nhau, có người cảm thấy chói mắt, có người lại cảm thấy ấm áp, có người thậm chí còn muốn trốn tránh nó. Trước khi hạt phá đất nảy mầm, sở dĩ không có bất kì hiện tượng nào, đó là bởi vì vẫn chưa tới thời gian chín muồi.

Chỉ có bản thân là cứu tinh của chính mình

7. Người khác hiểu chúng ta đôi khi còn hơn cả chúng ta hiểu chính mình.

8. Mọi thành tựu của con người đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng sáng tạo. Vậy thì chúng ta không có quyền đánh giá thấp trí tưởng tượng.

9. Mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

10. Cách chúng ta nhìn nhận sự vật sẽ quyết định tất cả, chứ không phải bản thân sự vật đó như thế nào.

Ngay cả một cuộc sống hạnh phúc cũng có những nét vẽ đen tối của nó, nếu không có “nỗi buồn” để đem lại sự cân bằng, vậy thì 2 chữ “hạnh phúc” sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Kiên nhẫn và điềm tĩnh chấp nhận mọi sự thay đổi trên thế giới, là cách tốt nhất để giải quyết mọi việc.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 2.

Burrhus Frederic Skinner

Burrhus Frederic Skinner (1904-1990), thường được gọi là BF Skinner, là một nhà tâm lý học, nhà hành vi, tác giả, nhà phát minh và nhà triết học xã hội người Mỹ. Ông là giáo sư tâm lý học Edgar Pierce tại Đại học Harvard từ năm 1958 cho đến khi nghỉ hưu năm 1974.

11. Giáo dục là gì, là những gì còn lại sau khi học sinh quên hết những gì đã học ở trường. (Câu nói nổi tiếng này đã được ca ngợi và trích dẫn bởi Einstein)

12. Sau khi mắc một sai lầm đáng xấu hổ, chúng ta thường cố gắng làm như thể chúng ta chưa từng làm gì cả. Chúng ta sẽ chống lại mọi tình huống mà chúng ta đánh mất phẩm giá của mình.

13. Hành vi của con người, trông thì có vẻ như là tự phát, nhưng nó thực sự được điều khiển bởi kết quả của hành động. Ví dụ, một đứa bé thỉnh thoảng gọi một tiếng mẹ, người mẹ nghe thấy liền mỉm cười và vuốt ve, vậy là đứa trẻ học được cách gọi mẹ.

14. Con người là gì? Sự khác biệt giữa con người và những loài động vật khác đó là, con người có thể “ý thức được sự tồn tại của mình”.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

15. Mọi người thích sử dụng những gì họ cảm thấy để giải thích mọi thứ.

16. Hành vi của con người không phải tự do lựa chọn mà bị ảnh hưởng bởi môi trường và những kinh nghiệm hay kết quả mà chúng ta tích lũy được. Việc con người thực hiện một hành vi nào đó hay không thường phụ thuộc vào hậu quả của hành vi đó.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 3.

Johann Friedrich Herbart

Johann Friedrich Herbart (1776 -1841) là một triết gia, nhà tâm lý học và là người sáng lập ra nền giáo dục khoa học người Đức. Herbart đã mở rộng việc áp dụng kiến ​​thức tâm lý học vào hệ thống giáo dục trường học, và là người đầu tiên nhấn mạnh rõ ràng rằng sư phạm phải dựa trên tâm lý học.

17. Người ngu xuẩn không thể có đức hành.

18. Hi vọng, là chiếc bánh bao khi đói của người nghèo.

19. Kẻ xúc phạm người khác sẽ không bao giờ tha thứ cho người khác.

20. Khi ý chí của bạn đã sẵn sàng, bước chân của bạn cũng sẽ nhanh chóng và nhẹ nhành hơn.

21. Đối với những người lớn lên dưới áp lực của sự giám sát, sẽ không thể nào hi vọng họ đa tài đa nghệ, không thể nào hi vọng họ có khả năng sáng tạo, cũng không thể hi vọng họ có tinh thần quả cảm hay sự tự tin.

22. Đạo đức là mục đích cao nhất của loài người, cũng là mục đích cao nhất của giáo dục.

23. Lựa chọn nội dung bài giảng trên lớp học bắt buộc phải thống nhất với trải nghiệm và hứng thú của con trẻ, có như vậy mới tạo được hứng thú cho chúng.

24. Sở thích có nghĩa là hoạt động cá nhân, sở thích cần phải nhiều mặt.

25. Tâm lý học không nên khiến người khác cảm thấy kì lạ hay xa lạ, nó là thứ giúp tìm hiểu tổng quát về diện mạo vốn có của con người.

26. Một nhà giáo dục chân chính nên tránh xâm phạm tính cách của học sinh càng nhiều càng tốt, thay vào đó, nên làm xuất hiện những nét đặc trưng trong tính cách ấy.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 4.

Carl Ransom Rogers

Carl Ransom Rogers (1902 – 1987) là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông là một trong số những người sáng lập nên tiếp cận nhân văn trong tâm lý học, ông luôn nhấn mạnh rằng con người có khả năng tự điều chỉnh để phục hồi sức khỏe tâm thần, nhờ phương pháp tâm lý trị liệu “lấy thân chủ làm trung tâm”.

27. Một nghịch lý thú vị đó là, khi chúng ta tiếp nhận con người của mình, chúng ta sẽ có thể thay đổi.

28. Một cuộc đời đáng sống, là một quá trình, không phải một trạng thái; nó là phương hướng, chứ không phải là chung điểm.

29. Đối với hầu hết các câu nói mà chúng ta nghe được từ người khác, phản ứng đầu tiên của chúng ta là đánh giá hoặc phán xét trực tiếp về nó, thay vì đi hiểu nó. Cho phép bản thân hiểu người khác, điều này có giá trị rất lớn, và hiểu lẫn nhau là chính phương pháp làm giàu nhân đôi cho bản thân.

30. Khi không được coi trọng hoặc khẳng định, chúng ta sẽ cảm thấy mình bị xem thường, tâm trạng cũng trở nên tồi tệ. Khi được người khác coi trọng, chúng ta trở nên cởi mở, vui vẻ và thú vị hơn.

34 chân tướng cuộc sống mà bạn nên biết: Bản chất của cuộc sống chính là sự “vô nghĩa” - Ảnh 5.

Alfred Adler

Alfred Adler (1870-1937), một nhà tiên phong của tâm lý học nhân văn, người sáng lập ra tâm lý học cá nhân, lý thuyết của ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi ý chí cuộc sống luận của Schopenhauer và ý chí quyền lực luận của Nietzsche.

31. Trong xã hội ngày nay, người trẻ và người có tuổi đều giống nhau, thường hỏi những câu như này: “Sống là vì cái gì? Sống là để làm gì?” Tôi có thể nói rằng chỉ khi gặp phải khó khăn, họ mới hỏi những câu hỏi này, một khi cuộc sống thuận lợi mọi bề, không có khó khăn, nhưng vấn đề kiểu này sẽ chẳng bao giờ xuất hiện.

32. Không phải vì bạn không tốt nên mới có cảm giác tự ti. Dù là ai, dù có tài giỏi tới đâu, họ ít nhiều cũng có cảm giác tự ti, chỉ cần có mục tiêu, tất nhiên sẽ có cảm giác tự ti.

33. Tình yêu ngọt ngào cần tới sự chân thành, tin cậy, không giấu giếm, không ích kỉ.

Giả sử cả hai vợ chồng đều quyết tâm giữ tự do cá nhân, vậy thì quan hệ tình cảm chân thành sẽ chẳng thể xảy ra.

Trong quan hệ tình cảm, nhất định phải có sự ràng buộc hợp tác.

34. Không ai có thể có được ý nghĩa cuộc sống tuyệt đối, mọi ý nghĩa cuộc sống mà chúng ta có được đều chỉ là tương đối, nó nằm giữa sự thật và ngụy biện.

Thế nào là ý nghĩa cuộc sống?

Đáp án là: Quan tâm tới đồng loại của mình, biến mình thành một phần trong đồng loại ấy.

Nghĩa là lồng cái nghĩa nhỏ của bản thân vào cái nghĩa lớn của cả nhân loại, giống như nước sông đổ ra biển lớn vậy.

Theo Thiên Y / Dân Sinh

Một Việt Nam phát triển vào năm 2045

Mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045 rất thách thức, nhưng Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội và động lực để hướng tới tầm nhìn đó.

Bà Phạm Chi Lan là một trong những thành viên lâu năm thuộc Ban nghiên cứu của Thủ tướng dưới thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Với uy tín đó, cách đây nhiều năm, bà được mời tham gia xây dựng báo cáo Việt Nam 2035. Đây là báo cáo dự báo về tương lai của Việt Nam nhắm tới dịp 50 năm sau đổi mới.

Năm 2016, báo cáo Việt Nam 2035 được công bố, lần đầu tiên những kịch bản tương lai của Việt Nam tầm nhìn 20 năm đã được tính đến. Bà Chi Lan cho rằng đó là một trải nghiệm thú vị khi bản thân cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu về tương lai của Việt Nam. Tương lai ấy được đo đếm, lượng hóa qua những con số, kịch bản cụ thể.

Hai năm sau, vào kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố tầm nhìn Việt Nam 2045, hướng tới dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước, với tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ. Khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước phát triển, thu nhập cao.

Và cách đây vài ngày, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh tầm nhìn này trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945 – 2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Bà Chi Lan cho rằng dù tầm nhìn 2035, hay xa hơn tới 2045 thì đều là những nhiệm vụ rất thách thức, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam trở nên thịnh vượng.

Trong bài viết của mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra những mục tiêu rất rõ ràng, hướng tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI chứ không chỉ một hay vài nhiệm kỳ sắp tới.

Theo đó, 5 năm nữa, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, khi đó Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

tam nhin viet nam 2045 anh 1

Phân tích cụ thể về những mục tiêu này, PGS TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, cho rằng có nhiều cách hiểu và phân loại nước phát triển, nước thu nhập trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cách chia của Ngân hàng Thế giới (WB) và đang được nhiều nước áp dụng.

WB phân loại các nước có thu nhập trung bình ở khoảng 1.000-12.000 USD/người/năm. Trong số này lại chia làm 3 nhóm: nhóm thu nhập trung bình thấp, nhóm thu nhập trung bình và nhóm thu nhập trung bình cao.

Nhóm thu nhập trung bình thấp là khoảng 1.000-4.000 USD, nhóm thu nhập trung bình khoảng 4.000-8.000 USD, nhóm thu nhập trung bình cao khoảng 8.000-12.000 USD. Cũng có một số cách chia tính vượt 7.000 USD là nhóm thu nhập trung bình cao. Sau khi vượt mốc 12.000 USD thì được coi là nước có thu nhập cao.

Kết thúc năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam là khoảng 2.800 USD. Nếu tính cả quy mô nền kinh tế bị bỏ sót, con số có thể đạt trên 3.000 USD. Như vậy, Việt Nam đã thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình, nhưng là trung bình thấp.

Do đó, nhiều ý kiến đề xuất đến cuối nhiệm kỳ tới là 2025, thu nhập bình quân đầu người có thể đạt mức 5.000 USD/người/năm và vượt lên trên nhóm thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, mục tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể vượt 7.000-8.000 USD và thuộc nhóm thu nhập trung bình cao.

Dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước 2045, mục tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể vượt mốc 12.000 USD và thuộc hàng nước có thu nhập cao.

Trong khi đó về nội hàm thế nào là nước công nghiệp đang căn cứ theo quy ước của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO). Tiêu chí chủ yếu là hàm lượng công nghiệp chế biến, chế tạo trong toàn ngành công nghiệp và chia bình quân đầu người.

Tổ chức này quy ước nước nào có giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người từ 1.000 đến 2.500 USD, hoặc giá trị này chiếm 0,5% toàn cầu trở lên là nước công nghiệp. Còn nước công nghiệp phát triển thì giá trị gia tăng công nghiệp chế biến chế tạo bình quân đầu người phải trên 2.500 USD.

tam nhin viet nam 2045 anh 2tam nhin viet nam 2045 anh 3
tam nhin viet nam 2045 anh 4tam nhin viet nam 2045 anh 5

PGS TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng một nước phát triển không chỉ có mức thu nhập cao, mà phải đảm bảo tăng trưởng xanh và bao trùm. Ông nhấn mạnh khi đó, nền kinh tế sẽ hiệu quả với năng suất cao, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sử dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, sự phát triển gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo cơ hội tham gia của người dân, công bằng trong phân phối kết quả tăng trưởng.

“Mục tiêu phải vừa nhân văn, vừa hiện đại, đó cũng là điều chúng ta luôn hướng đến: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ông nói.

2017 được coi là năm khá thành công của Chính phủ ngay đầu nhiệm kỳ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trước đó. Tuy vậy, khi chủ trì hội nghị Chính phủ với địa phương vào những ngày cuối năm, Thủ tướng nói rằng: “Có gì mà quá phấn khởi”.

Ông nhấn mạnh kể cả mức tăng trưởng 6,81% thì GDP bình quân đầu người năm đó đạt 2.385 USD, vẫn là một mức thu nhập quá thấp.

“Đó phải là nỗi buồn bực của lãnh đạo chúng ta mới phải”, ông nói.

Một năm sau, quy mô GDP Việt Nam đạt 244 tỷ USD và lọt vào nhóm 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi chia bình quân đầu người thì chỉ đạt 2.563 USD. Liên Hợp Quốc xếp thu nhập người Việt Nam đứng thứ 135 trên tổng số 192 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.

Nếu so sánh với Monaco, nền kinh tế có thu nhập bình quân lớn nhất năm 2019 ở mức 186.000 USD, gấp gần 73 lần Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam vẫn đi sau Hàn Quốc khoảng 40 năm, sau Thái Lan 14 năm, sau Philippines khoảng 6 năm… Nói vậy mới thấy chặng đường để Việt Nam vươn mình trở thành một nước có thu nhập trung bình cao, hay thu nhập cao là rất dài và rất thách thức phía trước.

tam nhin viet nam 2045 anh 6

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn cho rằng đặt mục tiêu cao là đáng hoan nghênh để có sự cố gắng, đồng lòng vươn lên. Ông cho biết quy mô GDP năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu đổi mới chỉ khoảng 12-13 tỷ USD. Thu nhập bình quân năm 1985 chỉ đạt 230 USD/người. Tuy nhiên, đến nay quy mô GDP đã đạt khoảng 260 tỷ USD, thu nhập bình quân đã tăng hơn 10 lần.

Ông Tuấn nhận định kinh tế Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ sau nhiều năm đổi mới. Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt sẽ rất thách thức bởi Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, biến động của tình hình thế giới, thiên tai, dịch bệnh, thị trường xuất khẩu, bài toán tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Đồng tình, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định để đạt được mục tiêu như đã đề ra, kinh tế Việt Nam sẽ phải đạt tăng trưởng cao và đều đặn trong nhiều năm. Nghĩa là Việt Nam phải duy trì tốc độ tăng trưởng 6,8-7%/năm trong 20-30 năm tới mới có thể hiện thực hóa tầm nhìn.

Trong báo cáo Việt Nam 2035, bà Lan cho biết có tới 4 kịch bản tăng trưởng GDP đã được đưa ra dựa trên mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam từ 4% đến 7%.

Nếu tăng trưởng liên tục 4%/năm, thì 2035 mới có mức thu nhập bình quân đầu người bằng Trung Quốc năm 2014 và Thái Lan năm 2010. Nếu tăng trưởng 5%/năm thì sau 15 năm nữa, Việt Nam sẽ bằng thu nhập của Malaysia năm 2001 và Brazil năm 2014.

tam nhin viet nam 2045 anh 7

Nếu tăng trưởng 6%/năm, Việt Nam bằng thu nhập của Malaysia năm 2010 và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013. Còn nếu tăng trưởng 7%/năm, 15 năm tới, thu nhập người Việt sẽ bằng Hàn Quốc năm 2003 và Malaysia năm 2013.

“Nếu từ năm 2003, kinh tế Hàn Quốc không thay đổi thì 2035 chúng ta mới đuổi kịp họ, nhưng phải tăng trưởng 7%/năm”, bà Phạm Chi Lan nói.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh đến từ Học viện Tài chính cho rằng khi quy mô nền kinh tế càng cao, thì để tăng thêm 1 điểm % sẽ càng khó. Trước đây Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 7-8%/năm nhưng là do xuất phát điểm thấp. Trong tương lai, xuất phát điểm cao hơn, sẽ là thách thức rất lớn cho sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Quảng Ninh đang được coi là một trong những “ngôi sao” phát triển của Việt Nam khi tăng trưởng GRDP hàng năm đạt mức 2 con số. Năm 2020, tỉnh này đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 6.500 USD, nghĩa là cao gấp đôi cả nước.

Nếu duy trì tốc độ 11%/năm, vào 2030, thu nhập bình quân của người Quảng Ninh sẽ đạt khoảng 18.500 USD/năm, tương đương với thu nhập của một quốc gia phát triển. Như vậy, tỉnh này có thể về đích trước cả nước hàng chục năm trong tầm nhìn Việt Nam 2045.

Để có sự phát triển này, Quảng Ninh đang có sự đột phá rất lớn về cải cách thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Tỉnh này cũng chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, coi như động lực chính cho tăng trưởng. Đây cũng là những đột phá chiến lược, những động lực tăng trưởng mà Đảng đã xác định từ nhiều năm trước, trong xây dựng và phát triển đất nước.

Theo nhiều chuyên gia, từ câu chuyện của Quảng Ninh cho thấy mục tiêu thu nhập bình quân sắp tới là thách thức, nhưng không phải là không hiện thực hóa được trên phạm vi cả nước.

PGS TS Bùi Quang Tuấn cho rằng mục tiêu cao sẽ tạo ra khát vọng, nhưng cũng đi kèm sức ép. Các nhà lãnh đạo sẽ phải vận dụng hết trí tuệ, nguồn lực để phục vụ mục tiêu này.

Ông cho rằng trước mắt, cần rà soát lại tất cả các nguồn lực, đánh giá xem đã huy động và phát huy hết hay chưa. Từ đó, tìm ra cách thức để tạo đột phá trong một số lĩnh vực mũi nhọn.

Ông Tuấn nhấn mạnh cần tập trung và tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, giúp tận dụng lợi thế so sánh của Việt Nam. Ông cho biết bối cảnh hiện tại, Việt Nam trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực dồi dào, dư địa tăng trưởng còn lớn. Nếu áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sẽ giúp tăng trưởng nhanh, bắt kịp với thế giới.

Ông cũng mong muốn về thể chế cần phải xây dựng làm sao khuyến khích được sự sáng tạo, cống hiến nhiều hơn của người dân. Muốn thế phải có chính sách thu hút người tài trong và ngoài nước, ai có năng lực đều có thể cống hiến và sáng tạo.

“Chúng ta đang có lợi thế về nguồn nhân lực thì phải tận dụng. Và nếu không tận dụng thời kỳ dân số vàng này thì vĩnh viễn có thể không làm được”, ông nói.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng cần phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nghiệp Việt, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Ông nhấn mạnh đây phải là khu vực sáng tạo bậc nhất, năng suất cao nhất. Khi huy động được sự đóng góp của đội ngũ này, doanh nghiệp Việt sẽ lớn mạnh và vươn ra tầm thế giới. Hiện các nước phát triển đều có những doanh nghiệp vươn tầm khu vực và toàn cầu.

Trong khi đó, chia sẻ về quan điểm phát triển, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh để thu hẹp khoảng cách với các nước, Việt Nam phải phát triển nhanh và bền vững. Để làm được điều đó, ông cho rằng giai đoạn phải dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phải chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người để tạo sức mạnh phát triển. Ông mong muốn giai đoạn tới phải khơi dậy khát vọng dân tộc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước phát triển và thịnh vượng.

tam nhin viet nam 2045 anh 8

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng cần phải đổi mới thể chế rất mạnh mẽ, trong đó phát triển khu vực tư nhân, trở thành động lực cho phát triển. Vị chuyên gia kinh tế cho rằng mấu chốt là phải phân bổ nguồn lực của Việt Nam sao cho hợp lý.

Các quyết định về kinh tế nên dựa trên yêu cầu của thị trường chứ không phải yêu cầu khác. Phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả làm ưu tiên, khu vực nào, lĩnh vực nào, doanh nghiệp nào hiệu quả nhất thì được tập trung đầu tư.

Cuối cùng, bà Phạm Chi Lan cho rằng một nước phát triển, thịnh vượng thì phải có một xã hội hài hòa, công bằng, mọi đối tượng đều được quan tâm, nói cách khác là phải phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

“Nhân tố công bằng rất quan trọng, giúp đảm bảo xã hội, phát huy hết nguồn lực của người dân, tạo sự phát triển đồng đều, không để ai bỏ lại phía sau”, bà nói.

Ở tuổi 75, bà Phạm Chi Lan vẫn không ngừng nghiên cứu về kinh tế. Bà còn nhớ như in và có thể ngồi hàng giờ đồng hồ để nói về các số liệu, các nghiên cứu mình từng tham gia. Bà kể lại đã sát cánh cùng Ban nghiên cứu của Thủ tướng từ đầu những năm 90, đến nay bà chứng kiến biết bao sự thay đổi của đất nước.

Việt Nam đã vươn mình từ một nước thu nhập thấp trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Và trong tương lai tới, bà mong muốn Việt Nam sẽ thịnh vượng hơn, đạt được những mục tiêu đề ra, dù thách thức không nhỏ phía trước.

“Việt Nam sẽ là một đất nước thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, bà nói.

Hiếu Công / Zing

Đồ họa: Phượng Nguyễn – Ảnh: Hoàng Hà, Quỳnh Danh

Có vắc-xin cũng không cứu nổi nền kinh tế toàn cầu?

Có vắc-xin cũng không cứu nổi nền kinh tế toàn cầu?
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH MỸ ĐÃ YÊU CẦU CÁC BANG SẴN SÀNG CHO VIỆC PHÂN PHỐI VẮC-XIN VIRUS CORONA VÀO CUỐI THÁNG 10. PFIZER THÌ CHO RẰNG HỌ SẼ CÓ ĐỦ DỮ LIỆU ĐỂ YÊU CẦU CỤC QUẢN LÝ THỰC PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM MỸ CẤP PHÉP CHO LOẠI VẮC-XIN TIỀM NĂNG CỦA MÌNH VÀO THÁNG TỚI.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng khó có khả năng – nhưng không phải là không thể – rằng vắc-xin sẽ sẵn sàng trước ngày bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, với ít nhất 7 “ứng cử viên” đang được thử nghiệm ở giai đoạn ba, rất có khả năng ít nhất một loại vắc-xin thành công sẽ xuất hiện trong những tháng tới. Các công ty dược phẩm cũng đang chạy đua để phát triển những phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Một loại vắc-xin hiệu quả đã được coi là “viên đạn thần kỳ” và sẽ cho phép nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường như trước đây. Tuy vậy, có những lý do cho thấy tại sao quá trình phục hồi có thể diễn ra chậm: vắc-xin thường không hiệu quả 100% và sẽ có một số liều hạn chế để sử dụng. Việc phân phối có thể là một vấn đề, cả giữa các quốc gia với nhau lẫn bên trong những quốc gia đó. Ngay cả khi những thách thức đó được vượt qua, cũng có thể xảy ra trường hợp một số người chọn cách không chủng ngừa.

Trong một nghiên cứu gần đây, Neil Shearing, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics, đã viết rằng khi một vắc-xin được chứng nhận, mọi chuyện sẽ rất tiềm năng cho các nền kinh tế, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng vắc-xin sẽ thay đổi triển vọng kinh tế trong năm tới.

“Vắc-xin hiệu quả cao sẽ được sản xuất và phân phối nhanh chóng trong khi vắc-xin kém hiệu quả hơn phải đối mặt với những thách thức đáng kể về sản xuất và phân phối, do đó sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt vào năm 2021. Trong hầu hết các kịch bản, có khả năng là những biện pháp ngăn chặn, bao gồm ngăn cách xã hội và hạn chế đối với một số du khách nước ngoài, sẽ vẫn được áp dụng trong tương lai gần”, ông nói.

Thách thức đầu tiên là bản thân vắc-xin

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết họ muốn một loại vắc-xin có hiệu quả ít nhất là 70%, nhưng đã đặt ngưỡng tối thiểu đối với vắc-xin Covid-19 là 50%. Điều đó có nghĩa là mọi người được chủng ngừa vẫn có thể có nguy cơ bị lây nhiễm khiến họ không thể làm việc và tiêu tiền.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201018);}else{parent.admSspPageRg.draw(201018);}

Nguồn cung là một yếu tố quan trọng khác

Theo Shearing, số liệu từ các nhà phát triển cho thấy có thể sẽ có 1 tỷ liều trong năm nay, với 7 tỷ liều khác sẵn sàng để phân phối vào năm 2021. Tuy nhiên, những con số đó giả định rằng nhiều loại vắc-xin đã được chấp thuận và nguồn cung có thể trở nên thấp hơn đáng kể. Kim và ống tiêm chuyên dụng sẽ cần thiết để tiêm vắc-xin, nhưng các quốc gia, kể cả Mỹ, hiện không có đủ số lượng. Ngoài ra, trên toàn cầu còn bị tình trạng khan hiếm lọ thủy tinh để đựng vắc-xin. Một người phát ngôn cho biết WHO không mong đợi việc tiêm chủng sẽ diễn ra rộng rãi cho đến giữa năm sau.

Cuối cùng, nhiều người vẫn còn miễn cưỡng trong việc sử dụng vắc-xin

Theo một cuộc khảo sát do Deutsche Bank đặt hàng, chỉ 61% người dân ở Pháp nói rằng họ dự định tiêm vắc-xin nếu loại vắc-xin đó được chứng nhận trong sáu tháng tới. 70% đến 75% người Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ cũng cho biết điều tương tự. Ở châu Âu, chỉ phân nửa dân số đồng ý rằng “vắc-xin là an toàn”, ngân hàng này cho biết vào tuần trước.

“Nhìn từ góc độ của nền kinh tế toàn cầu, vấn đề không đơn giản như việc có hay không có vắc-xin”, Shearing kết luận.

Lê Thanh Hải / Theo Trí thức trẻ