Được coi là “viện dưỡng lão” của 7 người bạn thân, căn biệt thự được thiết kế vô cùng hiện đại để chủ nhân hoàn toàn có thể ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.
Chủ nhân sở hữu căn biệt thự đáng mơ ước ấy đều đã ngoài 30, kinh tế tự chủ, độc lập, lại yêu thích du lịch, đã từng cùng nhau thực hiện nhiều chuyến du lịch, nghỉ lại ở rất nhiều homestay. Vì vậy, họ đã mong ước, ấp ủ có được một nơi để họ vừa nghỉ ngơi, thư giãn, vừa có thể tụ họp lại, nấu nướng và trò chuyện với nhau.
Màu trắng là màu chủ đạo của ngôi nhà. Trên diện tích đất 700m2, căn biệt thự được xây dựng với kiến trúc hiện đại có nhiều khung cửa kính để tận hưởng vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh. Căn biệt thự có 3 tầng và 10 phòng ngủ riêng biệt. Phía trước ngôi nhà là cánh đồng lúa, phía sau là đồi núi, khung cảnh tuyệt đẹp này chính là view triệu đô mà nhiều người luôn ao ước.
Phòng sinh hoạt chung của ngôi nhà gây ấn tượng với những bức tường kính trong suốt. Trong căn phòng này, mọi người vừa uống trà, vừa trò chuyện cùng nhau và tận hưởng khung cảnh bát ngát, xanh rì của đồng lúa cũng như sự hùng vĩ của núi đồi.
Các phòng ngủ đều được thiết kế như những căn phòng nghỉ dưỡng, xung quanh đều được lắp tường kính để hưởng trọn vẻ đẹp thiên nhiên. Mỗi một căn phòng ngủ đều được thiết kế theo một phong cách khác nhau. Thậm chí, có căn phòng có bồn tắm được thiết kế cạnh giường ngủ để tận hưởng sự riêng tư ngọt ngào. Cách trang trí, sắp xếp đồ đạc trong phòng cũng được tối giản để chủ nhân có những khoảng không gian nhất định.
Căn biệt thự này nằm ở vùng ngoại ô, thuộc làng Nen Keng, Quảng Đông, cách trung tâm thành phố 1,5 giờ lái xe. Phía dưới sân được kê thêm bàn ghế gỗ để phục vụ những buổi thưởng trà hay tiếp khách.
Tờ vé số biến chàng trai 23 tuổi thành triệu phú USD và hiện thực hóa giấc mơ có một trang trại, nhưng anh vẫn tiếp tục cuộc đời cao bồi.
Cho đến năm 23 tuổi, Neal Wanless vẫn là một anh nông dân trẻ, nghèo sống tại trang trại ở quận Mission, bang South Dakota, Mỹ. Khoảng 48% dân số của quận này thuộc diện khó khăn, gia đình anh cũng không ngoại lệ. Anh sống cùng cha, mẹ và em trai tại một khu trại nhỏ. Ngoài làm nông, cha anh còn bán sắt vụn để kiếm sống qua ngày.
“Chúng tôi thực sự vất vả”, Wanless tâm sự.
Tuy nhiên, năm 2009, cuộc đời anh thay đổi 180 độ. Wanless tiện tay mua một tờ vé số khi đi mua gas tại cửa hàng tiện lợi địa phương. Anh vốn không trông đợi gì nhiều từ tờ giấy may rủi kia.
Thế nhưng, may mắn thay, tấm vé số Powerball đã mang về cho anh giải thưởng lên đến 232,1 triệu USD, biến anh trở thành người giành được giải xổ số độc đắc lớn nhất tại bang tính đến thời điểm đó. Kỳ diệu hơn, các con số may mắn trên tờ vé số chính là ngày sinh của Wanless, của em trai anh và cả ông anh.
Neal Wanless – chàng cao bồi Mỹ trúng độc đắc hơn 232,1 triệu USD năm 2009. Ảnh: Wall Street Journal.
Khi nhận được tin thắng giải, Neal Wanless bất ngờ đến nỗi anh không thể làm gì khác ngoài việc ngồi bất động trên ghế suốt hồi lâu. Cha anh không kiềm chế nổi, chạy thẳng ra ngoài sân và la hét trong vui mừng.
Theo lý thuyết, tổng số tiền thưởng của Wanless là 232,1 triệu USD. Trên thực tế, anh chàng may mắn khi ấy có hai lựa chọn: một là nhận đủ 232,1 triệu USD trong vòng 30 năm; hai là chỉ nhận 88,5 triệu USD ngay lập tức. Wanless hài lòng với phương án thứ hai.
“Tôi sẽ không phung phí”
Dù số tiền thực nhận ít hơn dự tính ban đầu khá nhiều, nó vẫn đủ để gia đình anh có thể hưởng thụ cả đời. Dẫu vậy, chàng cao bồi chọn đầu tư và lao động. Anh chia sẻ với truyền thông khi đó: “Tôi muốn cảm ơn Chúa đã phù hộ và ban cho tôi khối tài sản khổng lồ này. Tôi sẽ không phung phí nó”.
Wanless thành lập một quỹ từ thiện và quyên góp cho bệnh viện trẻ em địa phương. Anh cũng tham gia vào tổ chức phi lợi nhuận Make-A-Wish nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Wanless trích một phần tiền thưởng của mình để thực hiện ước mơ sở hữu một trang trại. Anh kể: “Trúng xổ số chỉ khiến ước mơ làm chủ trang trại của tôi càng mãnh liệt hơn. Tôi đã có thể nghỉ hưu sớm và hưởng thụ phần đời còn lại. Thế nhưng, tôi yêu làm nông, yêu chăn nuôi. Chăn nuôi thực sự là một công việc vất vả, nhưng nếu bạn yêu công việc của mình thì không có gì là khó khăn”.
Trang trại của Wanless tại South Dakota. Ảnh: Wall Street Journal.
Wanless khởi nghiệp với một trang trại rộng khoảng 7.000 mẫu Anh (khoảng 2.832 ha). Trong nhiều năm sau đó, anh tiếp tục làm việc và mở rộng mảnh đất của mình.
Đến nay, ở tuổi 34, Wanless đã gây dựng được một trang trại rộng gần 50.000 mẫu Anh (hơn 20.234 ha), trải dài trên nhiều ngọn đồi với đồng cỏ xanh mướt và một con sông nhỏ thơ mộng. Đây được đánh giá là một trong những trang trại tư nhân giá trị nhất từ trước đến nay tại bang.
Trang trại trong mơ
Theo Wall Street Journal, trang trại này hiện là nhà của hơn 3.000 gia súc nhỏ, 1.600 cặp bê và khoảng 1.000 còn ngựa hoang. Hươu la, linh dương sừng nhánh, gà tây hoang dã và gà gô cũng xuất hiện tại trang trại. Wanless còn cho biết phần lớn đất đai của anh đều cho các chủ trang trại địa phương thuê, vì vậy, anh chỉ sở hữu một số ít gia súc tại đây.
Ngôi nhà giữa trang trại của Wanless. Ảnh: Wall Street Journal.
Dù đã giàu có, Wanless vẫn giữ phong cách sống bình thường, không phô trương. Anh vẫn giữ đôi giày cao bồi cùng những món đồ cũ của mình và gần như không đánh bóng bản thân bằng món đồ hiệu đắt tiền nào. Anh cũng tiếp tục công việc “chăn bò” yêu thích, chăm sóc gia súc hàng ngày trong trang trại.
Trong những năm qua, Wanless đã xây dựng bốn ngôi nhà trên khu đất này cho gia đình cũng như khách khứa và các chủ trại, tất cả do anh tự tay thiết kế và lên ý tưởng trang trí theo đúng phong cách cao bồi.
Năm 2019, Wanless may mắn gặp được người nửa kia của mình – một cô gái cao bồi yêu chăn nuôi như anh. Họ nhanh chóng tạo dựng một gia đình nhỏ. Cả hai dự định sẽ dành nhiều thời gian hơn tại trang trại gia súc của nhà ngoại ở British Columbia, Canada.
Mới đây, cặp vợ chồng son cũng đã mua một ngôi nhà ở bang Arizona làm tổ ấm cho mùa đông sắp tới. Vì vậy, Wanless có dự định bán khối bất động sản khổng lồ của mình để tận hưởng cuộc sống bên gia đình.
Người xưa có câu: “Biết đủ là phúc.” Nếu bạn không biết đủ và dừng sự so sánh lại đúng lúc, bạn nhất định không thể có được hạnh phúc.
Plato từng nói: “Nếu bạn không vui, không hạnh phúc, thì hãy buông bỏ.”
Khi còn trẻ, nhiều người sẽ cảm thấy lời nói này của Plato thật hèn nhát, không có tư tưởng cầu tiến, nhưng sau khi trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, họ nhất định sẽ nhận ra, Plato thực sự là một trí giả.
Tại sao lại có những người sống rất mệt mỏi?
Nói trắng ra, bởi vì thứ họ mong muốn có quá nhiều. Phải chi họ có thể buông bỏ một vài thứ, có lẽ cuộc đời họ đã thư giãn hơn nhiều, hơn nữa sống cũng vui vẻ hơn.
Vì vậy, thứ Plato nói, không phải là từ bỏ hay thỏa hiệp với cuộc sống, mà thực chất đó là rũ bỏ những điều khiến ta phiền não, và theo đuổi những gì thực sự cần thiết.
Nếu một người có thể buông bỏ 3 điều này, người đó sẽ có thể càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Bỏ so sánh, làm chính mình
Xã hội học cho rằng, mỗi con người chúng ta đều có tính thích so sánh. Bởi vì thông qua việc so sánh với người khác, họ có thể hiểu được vị trí của mình trong xã hội.
Nhưng mọi thứ đều có mức độ, một khi so sánh quá đà, chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ, khiến bản thân sống vất vả.
Trong bộ phim “30 chưa phải là hết” có một tình tiết thế này:
Cố Giai mang chiếc túi xách 5 vạn tệ (172 750 000 VND), muốn gia nhập vào vòng bạn bè của các thái thái giàu có. Nhưng khi đến nơi Cố Giai mới phát hiện ra, chiếc túi mà các thái thái kia mang theo còn đắt hơn cô rất nhiều.
Điều này khiến Cố Giai thấy xấu hổ, nên khi chụp ảnh nhóm, Cố Giai đã giấu chiếc túi ra sau lưng.
Mặc dù người ngoài, bạn bè nhìn vào đều ngưỡng mộ cuộc sống của Cố Giai: có người chồng tốt, có đứa con đáng yêu,… nhưng bản thân cô ấy vẫn cảm thấy không hài lòng về điều đó. Bởi vì cô ấy luôn so sánh mình với người khác.
Nhưng nếu bạn cứ mãi so sánh với người khác, nỗi đau của bạn sẽ không bao giờ biến mất. Bởi vì sẽ luôn có một ai đó trên đời này giàu hơn bạn, sống tốt hơn bạn, điều kiện cao hơn bạn…
Như người xưa có câu: “Biết đủ là phúc.” Nếu bạn không biết đủ và dừng sự so sánh lại đúng lúc, bạn nhất định không thể có được hạnh phúc.
Mà như vậy, chứng tỏ bạn vẫn chưa đủ mạnh mẽ.
Bỏ niềm vui ngắn, lấy hạnh phúc dài
Lịch sử chứng minh con người có hai nhóm thừa hưởng 2 loại hạnh phúc khác nhau:
Lọai thứ nhất thường dựa vào niềm vui tức thì, chỉ nghĩ đến việc đi săn khi đói, chỉ tìm nước khi khát
Loại thứ hai biết chậm thỏa mãn, biết gieo hạt vào mùa xuân, và đợi gặt quả vào vào vài tháng tới…
Người trước trông hạnh phúc hơn, nhưng thực tế, họ đang khiến tương lai chết dần khi đang sống những ngày tháng quá an nhàn, vô kỉ luật, vô kế hoạch.
Người sau buông bỏ hạnh phúc hiện tại để đạt được cơ hội sống sót và niềm vui lâu dài sau này.
Hầu hết mỗi người chúng ta đều đang sống sót qua ngày bằng cách trì hoãn mục tiêu, và lựa chọn hài lòng trong vùng an toàn hiện tại. Thế nên, những người dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh cho tương lai, cố gắng học tập, đối mặt với thử thách bản thân thì ít. Mà những người lựa chọn niềm vui ngắn như game, phim ảnh… thì nhiều.
Tôi hiểu rằng ai cũng có vùng an toàn của riêng mình, và không ai muốn bản thân phải chịu đau khổ.
Nhưng nếu cứ trì hoãn đau khổ, để tương lai về già bạn không còn đủ sức đối mặt với nó, thì tốt nhất hiện tại khi còn trẻ, nên tìm cơ hội nhảy khỏi đó.
Bernard Shaw từng nói: “Tự chủ là bản năng mạnh nhất của con người.”
Những người mạnh mẽ thực sự, sẽ có khả năng tự chủ mạnh mẽ, có thể buông bỏ hạnh phúc tức thời bất cứ lúc nào để đón nhận niềm vui lâu dài.
Bỏ người không đáng, chăm sóc chính mình
Cách đây một thời gian, tôi nhìn thấy trên mạng có người hỏi rằng: “Bạn trai cũ mời đi dự đám cưới, có nên đi không?”
Có người nói nhất định phải đi, hơn nữa cần makeup cho thật đẹp, phải đẹp hơn cô dâu mới được.
Có người lại bảo đừng đi, không cần tự rước lấy nhục như thế, lỡ đến nơi đối phương khiến cô ấy mất mặt thì sao?
Lướt mãi, tôi mới tìm thấy một câu trả lời khác biệt:
“Đừng đi, đi rồi cũng chỉ thêm nút thắt trong lòng. Tốt hơn hết là bạn hãy sống cuộc đời mình và làm chính mình, điều đó sẽ tốt cho tất cả mọi người.”
Nietzsche từng nói trong tác phẩm “Bên kia thiện ác” rằng:
“Nếu bạn chiến đấu với con rồng hung ác quá lâu, bạn cũng sẽ trở thành một con rồng hung ác.”
Trong cuộc sống, không phải ai cũng xứng đáng để chúng ta kết giao bạn bè. Đừng vì cố gắng mở rộng quan hệ xã hội mà tạo ra những rắc rối vô nghĩa.
Nhiều người thường thắc mắc tại sao tôi lại xóa bạn bè, dù đó là bạn lâu năm, mà không để danh bạ “phong phú” để tiện nhờ vả sau này. Bởi vì đối với tôi, cuộc sống luôn là nên dựa vào sức mình, mục tiêu tôi kết bạn không phải vì để tiện nhờ vả.
Nếu những người đó không xứng đáng, tốt hơn hết bạn chỉ nên quan tâm đến cảm xúc và cuộc sống của chính mình.
Cuộc sống là một quá trình dài, đầy rẫy những sự lựa chọn. Đừng cố nắm trong tay quá nhiều, vì có thể phút chót lại chẳng thể giữ được gì.
Người Việt “toàn cầu hóa” và đã… đi quá xa: Xuất khẩu lao động, lấy chồng ngoại quốc, du học, nhập cư nước ngoài, ngay đứa trẻ sinh ra nơi nông thôn cũng đã không còn ở trong lũy tre làng nữa rồi.
Chiến tranh ở Trung Đông, dịch bệnh ở châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, mãi đâu đâu, Nhà nước cũng phải đưa máy bay chở về nước. Chết trong xe đông lạnh, đi trồng cần sa. Hy hữu như dạo nào có cướp biển ở Bắc cực, rồi nổ lớn ở Beirut, Liban cũng thấy ở những nơi ấy đều có người Việt.
Khi có hoạn nạn, người ta mới chạy về với gia đình. Họ bảo tại cuộc sống, ở đâu có tương lai tốt hơn thì tôi tới đó. Đúng ngay rồi.
Thỉnh thoảng (mà luôn thấy) bà con, nhất là các mẹ bỉm sữa khoe hình con nhỏ đang đùa giỡn ở quê, trong vườn, dưới mưa cũng có. Ngày xưa ít về quê, chỉ thích du lịch xa sang chảnh, chứ về quê muỗi mòng, chả có gì.
Nay dịch Covid-19, nhiều người chạy về quê. Đầu tiên là các cô, các bà giúp việc, thấy “động” ở thành phố là bỏ chủ chạy về nhà, bởi dưới quê yên lành. Nghe tin tức thấy sức mạnh của vùng nông thôn. Trong khi các xí nghiệp, công ty, nhà hàng “chết chìm” vì con SARS-CoV-2 thì gạo Việt Nam xuất khẩu đã vượt Thái Lan xưa nay luôn đứng đầu.
Có người bảo, dù bệnh dịch lây lan, bà con nông dân vẫn ra đồng sản xuất, chả sợ gì “con Covid”, chả thấy ai đi cày phải giãn cách với ai. Ừ thì làm nông vất vả, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, ừ thì lúa gạo không nhiều lời bằng sản xuất công nghiệp, nhưng thử hỏi, ai bị “con Covid” ngăn bước ghê hơn. Thế nên nhà quê vẫn là hậu phương lớn.
Một mẹ khoe trên mạng hình đứa con tập đi trên cái sân gạch nhà quê trước căn nhà ngói ba gian truyền thống Bắc Bộ. Bà ngồi bậu cửa coi cháu chơi dưới sân. Gà chạy xa xa, đống rơm đầu hè vàng rôm và cây cối xanh um. Lời còm: Chạy về với bu là yên nhất.
Có các cặp vợ chồng đem con về quê gửi ông bà bên nội, bên ngoại. Gì chứ ngày nay gia đình có xe riêng đâu phải quá giàu hay đại gia. Nhà cách thành phố vài chục cây số thì quá gần. Ở đó mới có đất rộng, mới có vườn trồng cây hay ao thả cá.
Về quê bình yên. Thiếu thứ gì thì ra thị tứ mua về xài. Tivi, tủ lạnh, quạt điện có cả. Chả thiếu gì tân tiến. Rau trái có thể tự trồng, “con Covid” nó chưa dám làm gì ở nơi gió lộng thoáng mát tràn trề nắng gió. Ở quê có hát karaoke cũng vang cánh đồng chứ đâu có chui phòng lạnh như thành phố. Ở thành phố cái gì cũng gần như chui vào hộp. Vào thang máy, ngồi ô tô, xe buýt, cà phê, nhà hàng, karaoke máy lạnh. Nhà ở cũng đóng cửa mở máy lạnh. Ra đường, ra chợ, vào bệnh viện người đông như khán giả xem những trận túc cầu hai đội đều hay. Tất cả trong hộp “con Covid” nên nó mới lộng hành.
Bây giờ kiếm mảnh đất xa xa, chưa thành đất vàng hay kim cương, không mê chuồng chim chung cư đông đúc to sừng sững dù bên bờ sông (cũng là loại hộp mới mà thôi) mà đắt lòi mắt. Kiếm miếng đất theo kiểu “chạy về với bu” đang là xu hướng. Nghe các mẹ bỉm sữa nói với nhau thế, các chuyên gia bất động sản có ý kiến gì không?
Cầu Nhật Tân – Hà Nội, một câu chuyện tiêu biểu liên quan đến vốn ODA của Nhật Bản. Ảnh: Hải Nguyễn – Tuấn Anh
Mới đây, cuốn “Cường quốc trong tương lai – vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030” của tác giả Hamada Kazuyuki đã được phát hành tại Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đánh giá Việt Nam có nền kinh tế phát triển nổi bật nhất Châu Á; có đủ tham vọng, tầm nhìn và năng lực chuyển mình thành cường quốc trong tương lai, thách thức các cường quốc hiện tại. Đến 2048, Việt Nam sẽ nằm trong top 20 của thế giới về quy mô kinh tế.
Dự báo không thể coi thường
TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – nhận định: “Dự báo này không thể coi thường. Các lý do để Việt Nam được đưa vào danh sách này bao gồm: Việt Nam là một nước đông dân, tầng lớp thượng lưu giàu có ngày càng tăng; dân số trẻ, thị trường tự do cởi mở, gần gũi với Nhật Bản; tinh thần dân tộc mạnh mẽ đi kèm với một đường lối ứng xử linh hoạt với Trung Quốc, mà ông đánh giá là “Việt Nam đang có chiến lược đối ngoại vô cùng khôn ngoan”. Ông Hamada cho rằng, với một chính quyền ổn định, Việt Nam đang thu hút rất nhiều nước trên thế giới qua chiến lược “Trung Quốc +1” nhằm chuyển hướng đầu tư sang một nước khác ngoài Trung Quốc. Những yếu tố được đánh giá cao khác bao gồm: Việt Nam có một lớp người trẻ năng động, có tinh thần thách thức, yêu thích khám phá cái mới, là môi trường cởi mở cho việc áp dụng công nghệ và phát triển các ngành dịch vụ mới. Đây cũng là một dịp để ta nhìn lại các tiềm năng, cơ hội hiện tại, cũng như các vấn đề mà đất nước đang đối mặt để có thể bứt phá đến một viễn cảnh cường quốc. Đất nước ta đang trong một giai đoạn lịch sử, đứng trước cánh cửa của những cơ hội lớn, xin dẫn lời tác giả cuốn sách, hẳn là dành cho lớp người trẻ Nhật Bản, thay cho lời nhắn nhủ đến người trẻ Việt: “Tuy nhiên, tương lai có lẽ sẽ là thời đại của sự chọn lựa tùy cơ ứng biến. Sẽ không còn các siêu cường quốc và năng lực của từng cá nhân sẽ được phát huy tối ưu. Giờ đây, chúng ta đang đứng trước cửa ngõ để bước vào thời đại đó. Phải chăng chúng ta nên thử lấy dũng khí, mở cánh cửa ấy, đặt chân vào thế giới mới. Lúc đó, chắc hẳn quý vị sẽ có trong tay tấm hộ chiếu đến các cường quốc trong tương lai”.
Hamada Kazuyuki, sinh năm 1953, tại tỉnh Tottori, là một chính khách Nhật Bản, ông hoạt động ở tuyến đầu trong lĩnh vực ngoại giao của Nhật Bản như Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông đồng thời cũng là một học giả kinh tế chính trị uy tín, lấy bằng tiến sĩ Chính trị học tại Đại học George Washington (Mỹ) và Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khoa học Tương lai Quốc tế. Ông Hamada đưa ra 5 cột trụ để tạo nên một cường quốc: Mức độ hài lòng của cư dân sinh sống trong quốc gia đó; khoan dung với tính đa dạng, các công nghệ và ý tưởng mới dễ dàng ra đời và phát triển; có thể tiếp nhận, vận dụng an toàn và sử dụng linh hoạt các công nghệ mới; đưa ra các giá trị quan mang tính phổ biến có thể thu hút nhiều người trên thế giới “muốn thành công dân của nước đó”; có nguồn tài nguyên để trở nên giàu có (bao gồm tài nguyên nhân lực, du lịch…). Với 5 cột trụ đó, ông nêu tên 7 quốc gia và liên minh mà ông cho rằng sẽ có mặt trong bản đồ cường quốc, lần lượt gồm: Triều Tiên, Việt Nam, Indonesia, Israel, Iran, Oman và Liên minh Châu Phi.
Cuốn “Cường quốc trong tương lai – vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030” của Hamada Kazuyuki.
Chạm vào trái tim người Nhật
Theo Hamada Kazuyuki, tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam, những người sở hữu khối tài sản có khả năng đầu tư hơn 30 triệu USD (tương đương 3,3 tỉ yên) tăng đến mức 13% trong 5 năm, vượt hơn 10.000 người. Với tốc độ như thế, năm 2026, tỉ lệ gia tăng tầng lớp giàu có sẽ vượt trội so với Trung Quốc, Ấn Độ, lọt vào danh sách hàng đầu thế giới.
Tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam rất cao. Dân số được dự đoán sẽ nhanh chóng đạt con số 100 triệu người, độ tuổi trung bình là 26 tuổi. Người trẻ nhiều, kinh tế phát triển cũng nhanh nên nhu cầu tiêu dùng vô cùng mạnh mẽ. Nhựa sống tràn đầy trên đường phố giống như giai đoạn lâu dài phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau chiến tranh. Không chỉ co cụm ở các thành phố lớn mà đi đến đâu cũng có thể nghe tiếng khóc, tiếng cười của con trẻ, bắt gặp hình ảnh chúng chạy vòng quanh. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển, năng lượng trẻ tràn ngập như thế trên thế giới rất hiếm.
Chỉ riêng thị trường quốc nội phát triển nhanh chóng, Việt Nam cũng đã có nhiều khả năng để trở thành một cường quốc trong tương lai. Lẽ ra một nước xã hội chủ nghĩa thì sẽ toàn là doanh nghiệp quốc doanh nhưng hiện nay việc tư nhân hóa đang phát triển nhanh chóng. Hơn thế, từ cơ sở hạ tầng cho đến sản xuất chế tạo, tinh thần khởi nghiệp cực kỳ thịnh hành cũng đáng được đề cập.
Việt Nam hiện là quốc gia nhận viện trợ vốn ODA lớn nhất của Nhật Bản và đang nâng cấp cơ sở hạ tầng hết sức mạnh mẽ như sân bay, cảng biển, đường cao tốc. Có một câu chuyện tiêu biểu liên quan đến vốn ODA. Cây cầu Nhật Tân ở Thủ đô Hà Nội nằm trên tuyến đường nối liền Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến trung tâm Hà Nội với tổng chiều dài khoảng 3.800 mét. Cầu hoàn thành tháng 1.2015 nhờ vốn ODA, một vài vị trí trên cây cầu đánh dấu mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam – Nhật Bản có treo tấm biển thiết kế quốc kỳ Nhật Bản, trên đó ta có thể thấy dòng chữ “Cây cầu này được hoàn thành nhờ vào sự hợp tác của Nhật Bản. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn Nhật Bản”. Cho đến nay, Nhật Bản cũng đã đầu tư khoảng 7.000 tỉ yên vốn ODA cho Trung Quốc, xây dựng Cảng hàng không quốc tế ở Bắc Kinh, Thượng Hải. Thế nhưng, chẳng có đâu bày tỏ lòng biết ơn hay thể hiện việc cậy nhờ vào Nhật Bản. Có câu “Làm ơn đừng nên nhớ, mang ơn chớ nên quên”, không thể ép người ta mang ơn và không làm điều đó mới là điểm khác biệt của người trưởng thành. “Biết ơn” là tính dân tộc của người Việt Nam mà điều này chắc chắn đã chạm vào trái tim của người Nhật.
Tinh thần biến đau thương thành sức mạnh
Chiều cao và thể trạng trung bình, dáng người nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa tinh thần chiến đấu và nghị lực ngoan cường. Tinh thần đoàn kết vượt qua nghịch cảnh, không nao núng dù kẻ địch là một nước lớn đã kết thành những chuỗi gene trong con người Việt Nam. Có lẽ vì có khí chất này nên hiện nay trên đất nước Việt Nam, rất nhiều nhà khởi nghiệp xây dựng các hình thức kinh doanh mới. Không chỉ đi theo các ngành dịch vụ, sản xuất chế tạo đã có, mà hiện nay còn có cả những doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học vũ trụ ra đời. Một công trình mà hiện nay Việt Nam đang dồn sức đầu tư là đài thiên văn. Khi xây dựng đài thiên văn ở miền Bắc, người ta nhấn mạnh “Từ bây giờ là thời đại của vũ trụ”, “Chúng tôi cũng đang hướng ra vũ trụ”. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh; đài thiên văn cũng dùng để tăng cường trạm radar phục vụ cho việc nắm bắt thường xuyên các hành động ngoài biên giới.
Từng là một nước nghèo, bị tàn phá, trì trệ, không đủ lương thực do chiến tranh, nhưng nhờ cải cách, Việt Nam đã làm dịu thiết chế kinh tế xã hội chủ nghĩa cũ, bẻ lái sang áp dụng nền kinh tế thị trường. Thành quả bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, đến khi bước vào những năm 2000, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt kỷ lục 7,6% một năm trong vòng 10 năm.
Tuy vẫn duy trì mối quan hệ với cả Trung Quốc nhưng Việt Nam vẫn không gạt hết e dè với nước này từ ký ức chiến tranh hay vấn đề tranh chấp chủ quyền. Dường như đối với Việt Nam, Moskva và Nga mới chính là điểm gốc ban đầu. Không những không vứt bỏ những di sản từ thời Liên Xô mà Việt Nam còn gắn kết mạnh mẽ với văn hóa, kinh tế Nga bây giờ. Ở Việt Nam, có những trung tâm mua sắm có vốn đầu tư của Nga, cả những cơ sở thường xuyên trình diễn xiếc của Nga. Các buổi triển lãm sản phẩm của Nga diễn ra hàng năm. Khách tham quan du lịch đến từ Nga cũng đông. Văn phòng Du lịch Quốc gia Liên bang Nga khu vực Châu Á do Tổng cục Du lịch Liên bang Nga quản lý toàn bộ khu vực Châu Á được đặt tại Hà Nội. Không phải là Tokyo hay Bangkok mà là Hà Nội, nhìn qua đã có thể hình dung mối gắn kết sâu sắc giữa Nga và Việt Nam. Đối với Nga, Việt Nam là đầu tàu chiến lược để tiến vào ASEAN. Có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của Nga ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Liên Xô cũ cũng là đất nước đổ bao công sức và chi viện nhiều nhất vào ngành đường sắt và nhà máy phát điện của Việt Nam. Ngoài ra, máy bay chiến đấu hay tàu ngầm của quân đội Việt Nam gần như 100% là hàng sản xuất của Nga. Mối giao lưu về quân sự giữa Việt Nam và Nga đã rất phát triển.
Dân số đông đúc giữa giai đoạn kinh tế phát triển nên tình trạng ùn tắc giao thông ở các vùng đô thị rất nghiêm trọng. Hiện nay, Việt Nam đang phổ cập nhanh dịch vụ gọi xe và người dân cài ứng dụng vào smartphone để sử dụng. Ngay cả khi dịch vụ gọi xe này ra đời, xe ôm vẫn đặc biệt được ưa chuộng.
Yêu thích những điều mới mẻ
Hamada viết: Người Việt Nam vốn yêu thích những điều mới mẻ. Trong nước, 60 triệu người đang sử dụng Facebook, YouTube. Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về lượng người dùng Facebook (trong khi Nhật Bản nằm ngoài top 10 nước đứng đầu). Gần đây, ứng dụng nhắn tin Zalo cũng đang phát triển nhanh chóng. Trước đây, Wechat của Trung Quốc hay WhatsApp của Facebook được sử dụng ở Việt Nam, nhưng với mong muốn thoát khỏi sự dựa dẫm vào các ứng dụng của Trung Quốc và Mỹ, Zalo xuất hiện để mở rộng SNS (dịch vụ mạng xã hội) của riêng Việt Nam. Ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử JD.com (Jingdong) của Trung Quốc đang đầu tư và trở thành cổ đông của một công ty Việt Nam tên là Tiki. Họ có ý định củng cố chỗ đứng thông qua việc đầu tư vào Tiki, một doanh nghiệp có khả năng thành công tại Việt Nam hơn việc họ trực tiếp tiến vào thị trường Việt Nam. Với nhiều động thái tương tự, ngành công nghiệp IT của Việt Nam đang chứng tỏ là họ có tầm ảnh hưởng đến cả Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam đang ấp ủ một kế hoạch phát triển có thể sánh ngang tầm với thung lũng Silicon của Mỹ, hơn thế còn vượt qua thung lũng Silicon. Việt Nam liên tục có những động thái phát triển, áp dụng các dịch vụ mới có sử dụng IT trong nhiều lĩnh vực như y học, giáo dục, nông nghiệp, du lịch. Họ còn kêu gọi nhân lực, vốn và công nghệ từ khắp nơi trên thế giới.
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN gần đây trung bình vào khoảng 6% nhưng Việt Nam nằm ở top đầu với 6,8%. Hơn nữa, khi khảo sát ngôn luận ở Việt Nam, 82% người tiêu dùng trả lời rằng: “Thuế thu nhập năm nay tăng hơn năm ngoái”. 63% trả lời rằng: “Năm 2019 là thời điểm thuận lợi cho việc sử dụng tiền bạc”. Việc có 60%- 80% người tiêu dùng tự tin vào hầu bao của mình chứng tỏ kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
Với câu hỏi muốn dùng tiền mua gì và dự định mua gì, 40% người trả lời họ sẽ mua những thứ giúp tăng cường sức khỏe. Ở Việt Nam, người Nhật Bản tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ nên các thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm từ Nhật rất được ưa chuộng. Việc đánh giá cao các nhãn hiệu hàng hóa của Nhật Bản ở Việt Nam có thể giúp thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam, điều đó mang ý nghĩa lớn đối với cả hai bên. Aeon Mall của Nhật đã tiến vào thị trường Việt Nam, ở đó có bán nhiều bánh kẹo và thực phẩm từ Nhật và rất được ưa chuộng. Ngược lại, Nhật Bản cũng đang nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Đây cũng là một ví dụ cho mối quan hệ bổ khuyết lẫn nhau, tiềm năng cùng nhau phát triển rất lớn. Trung tâm thương mại Takashimaya cho đóng cửa trung tâm ở Thượng Hải, quyết định mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Đến nay, Takashimaya ở Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một điểm tham quan được nhiều người yêu thích, và họ cũng đã công bố kế hoạch tiến ra Hà Nội.