Không có toàn cầu hóa, ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ trong vòng 3 đến 4 năm

Đã có nhiều tiên đoán về ngày sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng theo tiên đoán mới đây của ông Peter Zeihan – nhà phân tích người Mỹ về tình hình địa lý chiến lược Trung Quốc, thì “sự sụp đổ của ĐCSTQ trên thị trường quốc tế sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 đến 4 năm”.

Gần đây, ông Peter Zeihan đã đưa ra tiên đoán về sự sụp đổ của ĐCSTQ trên kênh truyền hình Fox New. Ông nói rõ: “Đây không phải cuộc chiến của thập kỷ hay thế kỷ. Đây cũng không phải là cuộc so găng ngang hạng. Điều này sẽ không kéo dài cả thế kỷ đâu. Nó có lẽ chỉ kéo dài khoảng 3 hay 4 năm thôi”.

Zeihan giải thích rằng lý do duy nhất mà ĐCSTQ là một quốc gia với nền kinh tế quan trọng là bởi vì Hoa kỳ đã tạo ra một trật tự toàn cầu như vậy (Toàn cầu hóa), và vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, Hoa kỳ đang rời bỏ trật tự này. 

“ĐCSTQ không có sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường/vành đai thương mại, và càng không thể ảnh hưởng cả hệ thống toàn cầu, cho nên đây thực sự là hồi kết của họ”, ông nói

Trong cuốn sách Tai nạn Siêu Cường: Thế hệ tới của sự Ưu thế của Hoa kỳ và sự Bất trật tự toàn cầu sắp tới (The Accidental Superpower: The next Generation of American Preeminence and the Coming Global Disorder), Zeihan đã phác họa tình hình trật tự kinh tế thương mại thế giới sau Thế chiến thứ II(1939-1945), chủ yếu là về Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh hải quân vượt trội nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô

Với Hội Nghị Bretton Wood, Ngân Hàng quốc tế (WB), Quỹ Tiền tệ thế giới (FMI), Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), trật tự kinh tế thương mại toàn cầu này được định ra, nhưng giờ đây Hoa kỳ không còn quan tâm nhiều đến trật tự kinh tế thương mại này nữa. 

Cuộc gặp gỡ Mao-Nixon vào năm 1972 cũng là lúc Hoa kỳ “dẫn dắt” ĐCSTQ vào trật tự kinh tế thương mại thế giới, sau đó Tổng Thống Bill Clinton đã cho phép ĐCSTQ tham gia vào WTO vào năm 2001.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, ĐCSTQ không tuân thủ bất kỳ “luật chơi” quốc tế nào, cũng không tôn trọng những lời cam kết của mình. Do đó, chính quyền Trump sẽ phải khôi phục lại trật tự thế giới, với màn mở đầu là khai chiến về thương mại và kinh tế với ĐCSTQ.

Ông Zeihan cho rằng ĐCSTQ không đủ sức mạnh để tạo ra một trật tự kinh tế thương mại mới, do đó, chính quyền này sẽ sụp đổ trong vòng 3 đến 4 năm.

Quả thực, Peter Zeihan có cái nhìn khác hẳn với quan điểm chung rằng “thị trường chứng khoán là tấm gương phản ánh tình trạng kinh tế của một quốc gia ở vào một thời điểm nhất định”. Câu này chỉ đúng với các nền kinh tế của các quốc gia tự do, dân chủ. Còn đối với một quốc gia độc tài như ĐCSTQ, thì không có gì minh bạch trên thị trường chứng khoán cả, cái gì cũng có thể bị che dấu, bưng bít. 

Một công ty “thân ĐCSTQ” (được “chống lưng” bởi các thế lực quan chức chính phủ), thì dù có bị thua lỗ, chính phủ vẫn bơm vốn đầu tư vào để vực dậy. Ông Zeihan cho rằng chính vì lẽ đó mà những tiên đoán trước đây về sự sụp đổ hay hạ cánh cứng, không an toàn của nền kinh tế Trung Quốc, phần lớn đều sai là ở chỗ này. 

Nếu đứng từ góc độ những nền kinh tế tự do Tây phương thì không thể nhìn ra bản chất của nền kinh tế Trung Quốc. 

Hơn thế nữa, xã hội phương Tây thường có một lối suy diễn rằng: chứng khoán, tài chính là “máu” của một nền kinh tế; nếu khủng hoảng tài chính, chứng khoán nổ ra, thì sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế; khủng hoảng kinh tế sẽ kéo theo khủng hoảng xã hội; và một khi có khủng hoảng xã hội thì sẽ có khủng hoảng chính trị.

Cái nhìn này chỉ đúng với các quốc gia dân chủ, còn đối với một nước độc tài như ĐCSTQ thì không đúng, ông Zeihan khẳng định.

Ông nói: “ĐCSTQ không thể vận hành bình thường nếu không có hệ thống toàn cầu… Nếu không có hệ thống toàn cầu thì sẽ không tồn tại ĐCSTQ”.

Ở đây, ĐCSTQ khác hẳn với dân tộc Trung Hoa, giới chức Hoa kỳ hiện nay có lẽ đã phân biệt rất rõ ràng. Ông Zeihan cho rằng, một khi Hoa kỳ rút khỏi WTO, hạn chế thương mại với ĐCSTQ, thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển dịch khỏi Trung Quốc, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ như “cá thiếu nước” và ĐCSTQ có lẽ chỉ còn chờ… giãy chết. 

Tâm An / NTD

Tỷ phú Larry Ellison – hai lần bỏ học, nổi tiếng ăn chơi

Doanh nhân Larry Ellison – nhà đồng sáng lập Oracle – nổi tiếng là “dân chơi” Thung lũng Silicon và sở hữu khối tài sản 67 tỷ USD.

nha sang lap Oracle anh 1
Larry Ellison – nhà đồng sáng lập Oracle – nổi tiếng là một trong những tỷ phú ăn chơi nhất làng công nghệ Mỹ. Ông có sự nghiệp khác biệt so với nhiều nhà sáng lập khác tại Thung lũng Silicon. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 2
Lawrence Joseph Ellison sinh ra và lớn lên trong gia đình thiếu vắng người cha ở Bronx, New York. Bị chẩn đoán viêm phổi khi chỉ mới 9 tháng tuổi, Ellison sau đó được gửi đến Chicago làm con nuôi. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 3
Ellison từng bỏ ngang việc học tại hai trường đại học. Ông vào Đại học Illinois rồi bỏ dở hồi năm thứ hai khi mẹ nuôi qua đời. Sau đó, Ellison tới Đại học Chicago nhưng cũng chỉ theo được một học kỳ. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 4
Năm 1966, chàng thanh niên Ellison ở tuổi 22 chuyển đến Berkeley, California. Tại đây, ông kinh qua nhiều vị trí tại các công ty như Wells Fargo và Amdahl. Trong quá trình đó Ellison, tranh thủ gom góp kiến thức về máy tính và lập trình. Ảnh: Vanity Fair.
nha sang lap Oracle anh 5
Bước ngoặt trong sự nghiệp của Ellison đến khi ông vào làm việc tại hãng điện tử Ampex. Công ty này có hợp đồng dữ liệu với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) với tên mã “Oracle”. Năm 1977, Ellison và các cộng sự Bob Miner và Ed Oates thành lập Phòng thí nghiệm phát triển phần mềm với nguồn vốn ban đầu vỏn vẹn 2.000 USD. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 6
Năm 1982, công ty đổi tên thành Oracle Systems sau khi tung ra sản phẩm chủ lực về quản trị dữ liệu. Doanh số của Oracle nhanh chóng bùng nổ. Năm 1986, Oracle phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu và huy động được 55 triệu USD. Ảnh: AP.
nha sang lap Oracle anh 7
Năm 1990, bê bối doanh số bán hàng khiến Oracle sa thải tới 400 nhân viên, tương đương 10% nhân lực. Ellison thừa nhận đây là “sai lầm để đời” của bản thân. Công ty của ông bị đẩy đến bờ vực phá sản. Ảnh: Reuters.
nha sang lap Oracle anh 8
Ellison và Oracle chật vật nhiều năm sau đó cho đến khi ổn định nhân sự và phiên bản Oracle7 đứng vững trên thị trường. Từ đó, Oracle vươn lên thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực dữ liệu. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 9
Là cổ đông lớn của hãng, tài sản của Ellison gia tăng nhanh chóng giúp ông thỏa mãn các đam mê đắt đỏ. Ông chiến thắng trong cuộc đua du thuyền các đại gia vào năm 1995. Ông còn tích cực tài trợ cho đội đua thuyền buồn Oracle Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
nha sang lap Oracle anh 10
Ellison gây xôn xao vì mối quan hệ sứt mẻ với Marc Benioff, ông chủ Salesforce. Benioff từng là nhà đầu tư của Oracle và nhận hàng triệu USD đầu tư từ Ellison khi xây dựng công ty riêng. Mâu thuẫn nảy sinh khi Oracle bắt tay với đối thủ của Salesforce. Mối quan hệ giữa hai người xấu đi trong nhiều năm. Tuy nhiên, Ellison vẫn hưởng lợi từ Salesforce do nắm giữ cổ phần ở công ty trị giá 115 tỷ USD. Nguồn: Business Insider.
nha sang lap Oracle anh 11
Steve Jobs từng mời Larry Ellison vào hội đồng quản trị Apple, nhưng ông từ chối vì quá bận rộn với công ty của mình. Ảnh: Reuters.
nha sang lap Oracle anh 12
Oracle thâu tóm hãng phần mềm quản lý nhân sự PeopleSoft với giá 10,3 tỷ USD vào năm 2004, tiếp đến là Sun Microsystems vào năm 2010. Ellison rời bỏ ghế CEO của Oracle vào năm 2014, hiện ông giữ vị trí chủ tịch và giám đốc công nghệ. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 13
Mãi đến năm 49 tuổi Ellison mới chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú USD. Theo Forbes, giám đốc công nghệ của Oracle sở hữu khối tài sản ròng 67 tỷ USD. Ảnh: Business Insider.
nha sang lap Oracle anh 14
Tháng 12/2018, Ellison trở thành “người nhà” với tỷ phú Elon Musk khi gia nhập hội đồng quản trị Tesla. Ông chủ Tesla thường xuyên ca ngợi Ellison. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 15
Ellison nổi tiếng chơi ngông và có cuộc sống cá nhân phức tạp. Năm 2012, ông mua 98% cổ phần của đảo Lanai thuộc quần đảo Hawaii. Ông thâu tóm hãng hàng không giá rẻ Hawaii Island Air. Tuy nhiên, Ellison đã phải bán hãng hàng không này vào năm 2014. Ảnh: Business Insider.
nha sang lap Oracle anh 16
Ellison sở hữu nhiều bất động sản đắt tiền như biệt thự Astor Beechwood ở Newport, Rhode Island cùng nhiều dinh thự ở California. Ông đầu tư vào giải quần vợt Indian Wells. Ảnh: Reuters.
nha sang lap Oracle anh 17
Ellison còn là nhà từ thiện nổi tiếng với cam kết quyên tặng 95% tài sản khi qua đời. Tháng 5/2016, ông quyên góp 200 triệu USD cho trung tâm điều trị ung thư thuộc Đại học Nam California. Ảnh: AP.
nha sang lap Oracle anh 18
Larry Ellison kết hôn và ly hôn tới 4 lần. Hiện ông đang hẹn hò với người mẫu kiêm diễn viên Nikita Kahn. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 19
Hai người con của Ellison khá thành công trong lĩnh vực nghệ thuật. Con gái Megan (ảnh) nổi tiếng với vai trò nhà sản xuất phim và từng được đề cử Oscar. Cô còn là nhà sáng lập hãng phim Annapurna Pictures. Con trai David sở hữu công ty điện ảnh Skydance Media. Ảnh: Getty.
nha sang lap Oracle anh 20
Cùng Elon Musk, Larry Ellison là đại gia công nghệ hiếm hoi ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.

Áp dụng công thức này sẽ biết mình còn lại bao nhiêu thời gian để sống: Kết quả sẽ khiến nhiều người thảng thốt

Bạn còn bao nhiêu thời gian để sống trên cõi đời này? Con số sẽ khiến không ít người giật mình thảng thốt.

Tính toán thời gian còn lại của chính mình

Ông Shimada Shinsuke, một nam diễn viên nổi tiếng người Nhật đã về hưu, từng nói với các sinh viên của Học viện Nghệ thuật NSC Yoshimoto rằng:

“Nếu tuổi trẻ có thể mua được bằng tiền, cho dù phải bỏ ra 100 triệu yên tôi cũng bằng lòng. Bởi vậy, nếu bạn đang có tuổi trẻ thì đồng nghĩa với việc bạn đang có 100 triệu yên trong túi. 

Nhưng nếu bạn không biết sử dụng số tiền ấy thì nó sẽ dần dần biến mất. Vì lẽ đó, chúng ta phải biết cách sử dụng nó sao cho hợp lý”.

Tiền có thể tích lũy dần dần, cũng có thể bộc phát tăng lên, nhưng thời gian thì không thể tự có thêm được. Nên nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta lúc này là phải ý thức được mình còn bao nhiêu thời gian và hiểu quỹ thời gian còn lại quý giá đến nhường nào.

Có một thuật ngữ chuyên dụng trong ngành sản xuất có tên là “tuổi thọ” (Hours of Life).

Cái được gọi là tuổi thọ chính là khoảng thời gian mà thiết bị, máy móc hoặc các linh kiện bên trong có thể hoạt động hiệu quả nhất khi được sử dụng trong điều kiện nhất định. Và tất nhiên, con người cũng có tuổi thọ.

Người ta nói rằng vào năm 2045, tuổi thọ trung bình của con người có thể đạt tới 100 tuổi. Nhưng đến độ tuổi này, con người ta liệu còn có thể phát huy hết năng lực của mình hay không?

Tôi rất hoài nghi về điều này, vì vậy tôi kiến nghị mọi người tạm đặt tuổi thọ trung bình của mình là 80 tuổi.

Giả sử năm nay bạn 30 tuổi, thì cách tính như sau:

(80 tuổi – 30 tuổi) × 365 ngày × 15 giờ = 273.750 giờ. Đây là khoảng thời gian còn lại của một người ở độ tuổi 30.

Áp dụng công thức này sẽ biết mình còn lại bao nhiêu thời gian để sống: Kết quả sẽ khiến nhiều người thảng thốt - Ảnh 2.

Cho dù bạn có sắp xếp cuộc sống sinh hoạt hợp lý đến đâu, thì thời gian ngủ và thời gian sinh hoạt (bao gồm cả giặt giũ, vệ sinh, mặc quần áo…) sẽ chiếm ít nhất 9 tiếng đồng hồ, vì vậy thời gian còn lại mỗi ngày chỉ còn khoảng 15 giờ đồng hồ.

Tiếp theo, hãy thử tính toán lượng thời gian còn lại sau khi đã trừ thời gian ngủ và sinh hoạt tối thiểu của bạn:

(80 tuổi – số tuổi hiện tại) × 365 ngày × 15 giờ = số thời gian còn lại.

Lượng thời gian sống trên đời (không bao gồm thời gian ngủ và sinh hoạt) của chúng ta từ khi sinh ra là 438.000 giờ.

Theo những công thức ở trên, hẳn mỗi chúng ta sẽ tự tính toán được rằng mình đã tiêu hao mất bao nhiêu thời gian và còn lại bao nhiêu thời gian. 

Liệu có ai không giật mình thảng thốt khi tính ra lượng thời gian thực sự còn lại của mình, đặc biệt là những người đã bước sang con dốc bên kia của cuộc đời?

Đời người, nếu tính theo đơn vị năm, nghe có vẻ là dài nhưng trên thực tế lại chẳng hề dài.

Hãy khôn ngoan trong việc quản lý thời gian

Nhà tư vấn kinh doanh nổi tiếng thế giới Kenichi Ohmae đã từng nói thế này:

“Con người chỉ có ba cách để thay đổi. Thứ nhất là thay đổi cách quản lý thời gian, thứ hai là thay đổi môi trường sống, thứ ba là thay đổi đối tượng giao tiếp. Nếu chỉ được chọn một trong ba thì chọn thay đổi cách quản lý thời gian là phương pháp hữu hiệu nhất”.

Hãy nhìn thẳng vào số tuổi thọ của mình để cho bản thân cơ hội lần nữa xem xét lại kế hoạch quản lý thời gian cho quãng đời còn lại của mình.

Áp dụng công thức này sẽ biết mình còn lại bao nhiêu thời gian để sống: Kết quả sẽ khiến nhiều người thảng thốt - Ảnh 4.

Việc cân nhắc lại những kế hoạch quản lý thời gian, đồng nghĩa với việc xem xét lại phương thức thiết lập kế hoạch cuộc sống của bạn. Nói cách khác, đây cũng là dịp để nhìn lại thái độ của bạn với cuộc sống hiện tại.

Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu đến các bạn một câu danh ngôn của Benjamin Franklin, ông là một trong những “ông tổ lập quốc” của nước Mỹ. Ông nói:

“Nếu bạn yêu mạng sống mình thì đừng lãng phí thời gian. Bởi mạng sống chính là thời gian”.

Bài viết này được biên soạn và trích dẫn từ cuốn sách “Cách người giàu quản lý thời gian và tiền bạc” của tác giả Toji Kazuya, bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Theo Pháp Luật & Bạn đọc

Mẹ của Bill Gates, Elon Musk, Donald Trump

Phía sau thành công của các nhân vật nổi tiếng là sự hỗ trợ, khích lệ đến từ những người mẹ.

me cua cac ty phu noi tieng anh 1
Maye Musk, mẹ của Elon Musk, là một trong những người mẫu cao tuổi nổi tiếng trong làng thời trang. Ngoài ra, bà còn là một chuyên gia dinh dưỡng và điều hành công việc kinh doanh riêng. Bà Maye sinh ra ở Canada, chuyển đến Nam Phi cùng gia đình vào năm 4 tuổi.
me cua cac ty phu noi tieng anh 2
Năm 15 tuổi, mẹ của ông chủ Tesla bước chân vào nghề người mẫu. Bà Maye từng vào đến chung kết cuộc thi Hoa hậu Nam Phi năm 1969. Sau khi ly hôn, bà chuyển đến ở Canada với 3 con. “Tôi trở thành bà mẹ đơn thân vào năm 31 tuổi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy tội lỗi vì phải làm việc liên tục, bởi chẳng có lựa chọn nào khác”, bà cho hay.
me cua cac ty phu noi tieng anh 3me cua cac ty phu noi tieng anh 4
Bên cạnh Elon Musk, hai người con khác của bà gồm Tosca Musk và Kimbal Musk cũng đều gặt hái thành công nhất định trong sự nghiệp. Dù cả 3 con thành đạt, bà Maye Musk vẫn tất bật chạy show ở tuổi 70. Những năm gần đây, bà Maye hoạt động tích cực trong ngành thời trang. Năm 63 tuổi, mẹ tỷ phú Elon Musk còn xuất hiện trên bìa tạp chí New York với hình ảnh khỏa thân. “Tôi vẫn muốn tiếp tục công việc người mẫu nếu được ai đó thuê. Tôi chưa có kế hoạch nghỉ hưu”, bà Maye nói.
me cua cac ty phu noi tieng anh 5
Đằng sau thành công của tỷ phú Bill Gates có sự đóng góp quan trọng của bậc sinh thành, nhất là từ người mẹ tên Mary Maxwell Gates. Bà Mary Gates sinh năm 1929, là một doanh nhân có tiếng tại Mỹ. Bà là Chủ tịch Ủy ban điều hành của tổ chức United Way of King County, giám đốc Ngân hàng West Coast, lãnh đạo của tổ chức từ thiện Washington Gives, thành viên trong ban điều hành Đại học Washington.
me cua cac ty phu noi tieng anh 6
Bận rộn với sự nghiệp, bà Mary và chồng William vẫn ưu tiên việc dạy dỗ cậu con trai Bill Gates lên đầu. Mary Gates khuyến khích con tham gia bơi lội, chơi bóng đá, bóng bầu dục… Khi nhà sáng lập của Microsoft quyết định bỏ học, họ vẫn ủng hộ quyết định của con mình, dù theo lời người cha William, cả bà Mary và ông đều mong Bill Gates có bằng đại học.
me cua cac ty phu noi tieng anh 7
Jeff Bezos, người đứng đầu “đế chế” Amazon và được mệnh danh là người giàu nhất thế giới, ra đời tại bang New Mexico (Mỹ) vào năm 1964. Khi ấy, mẹ của vị tỷ phú, bà Jacklyn Bezos mới chỉ 17 tuổi và đang học dở cấp 3, còn cha ông học trên một lớp. Cả hai kết hôn nhưng cuộc hôn nhân sớm tan vỡ, bà Jacklyn thành mẹ đơn thân khi con trai được 17 tháng.
me cua cac ty phu noi tieng anh 8
Sinh con ở tuổi đời còn trẻ, bà Jacklyn mất nhiều thời gian và gặp khó khăn để tốt nghiệp trung học. Quyết tâm tiếp tục việc học của mình, Jacklyn đăng ký vào lớp học ban đêm và chọn các lớp học mà giáo sư sẽ cho phép học viên mang trẻ sơ sinh đến lớp. Chính tại đây, bà có duyên gặp gỡ Mike Bezos, người trở thành bố dượng của ông chủ Amazon sau này.
me cua cac ty phu noi tieng anh 9me cua cac ty phu noi tieng anh 10
Trên Twitter, tỷ phú Jeff Bezos thường xuyên dành lời ca ngợi đến mẹ mình, gọi bà là người “đưa ông tới thành công ngày hôm nay”.
me cua cac ty phu noi tieng anh 11me cua cac ty phu noi tieng anh 12
Donald Trump từng tiết lộ người mẹ gốc Scotland của ông là người thông minh và có ảnh hưởng lớn tới con trai. Bà Mary Anne MacLeod sinh năm 1912 tại Lewis, một hòn đảo phía tây Scotland (Anh) trong một gia đình ngư dân.
me cua cac ty phu noi tieng anh 13
Bà Mary đến Mỹ lần đầu năm 1928, khi được chị gái Catherine đang định cư ở New York giới thiệu công việc bảo mẫu cho một gia đình giàu có ở ngoại ô thành phố. Trong thời gian này, bà quen biết Fred Trump, một nhà đầu tư bất động sản. Tháng 1/1936, bà kết hôn với Fred và hạ sinh 5 người con.
me cua cac ty phu noi tieng anh 14
Tổng thống của nước Mỹ từng dành lời ca ngợi đến người mẹ quá cố trong cuốn sách “Nghệ thuật của sự trở lại” xuất bản năm 1997: “Một phần của những vấn đề tôi gặp phải với phụ nữ là thường so sánh họ với người mẹ tuyệt vời của tôi, Mary Trump. Mẹ tôi là người vô cùng thông minh”. Bà Mary qua đời năm 2000, thọ 88 tuổi.
me cua cac ty phu noi tieng anh 15
Bà Kokilaben Ambani là vợ của doanh nhân Ấn Độ quá cố Dhirubhai Ambani và là mẹ của Mukesh Ambani, tỷ phú giàu nhất châu Á. Bà Kokilaben Ambani (1934) có cha là nhân viên bưu điện, còn mẹ làm nội trợ. Cơ hội học hành cho một bé gái Ấn Độ thời điểm đó gần như không có và bà chỉ học hết lớp 10. Sau khi kết hôn, chồng bà Dhirubhai Ambani thuê giáo viên tiếng Anh dạy riêng để chuẩn bị cho việc bà xuất hiện trước công chúng và trong giới kinh doanh.
me cua cac ty phu noi tieng anh 16
Cũng giống 2 con trai Mukesh và Anil, bà Kokilaben Ambani có sở thích sưu tập siêu xe. Bộ sưu tập đồ sộ của bà có đầy đủ các nhãn hiệu trên thế giới, nhưng bà đặc biệt yêu thích Mercedes-Benz. Bà thường xuất hiện trong trang phục, phụ kiện màu hồng tại các sự kiện lớn lẫn ở nhà bởi đây là màu sắc bà đặc biệt yêu thích. Người mẹ hiện sống cùng gia đình con trai Mukesh Ambani tại tòa tháp 7 tầng trị giá 2 tỷ USD ở Mumbai.

Lật tẩy thủ đoạn “thổi giá” máy robot rosa gấp 4 lần

Tổng chi phí cho một máy robot rosa là 10,9 tỉ đồng nhưng các đối tượng đã “phù phép”, nâng lên tới 39 tỉ đồng!

Như Báo CAND đã thông tin, cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ việc liên quan đến một số hành vi có dấu hiệu tội phạm trong việc thực hiện các đề án lắp đặt máy, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tại BV Bạch Mai theo hình thức xã hội hóa.

Lật tẩy thủ đoạn “thổi giá” máy robot rosa gấp 4 lần - Ảnh 1.

Máy robot rosa bị nâng khống lên gấp gần 4 lần giá trị thực.

Kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định một số cá nhân tại Công ty cổ phần Công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) và Công ty cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (Công ty VFS) có thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với BV Bạch Mai, nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh. Ngày 31/8/2020, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty BMS và các đơn vị có liên quan.

Lật tẩy thủ đoạn “thổi giá” máy robot rosa gấp 4 lần - Ảnh 2.Các bị can Phạm Đức Tuấn (bên trái) và Ngô Thị Thu Huyền.

Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đức Tuấn (SN 1979, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty BMS) và Ngô Thị Thu Huyền (SN 1983, Phó Giám đốc Công ty BMS); quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Lê Hoàng (SN 1978, thẩm định viên Công ty VFS). Các bị can nêu trên đều bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4102);}else{parent.admSspPageRg.draw(4102);}

CQĐT đang làm rõ dấu hiệu nâng khống giá trị các thiết bị y tế để trục lợi, trong đó có những thiết bị, các đối tượng “thổi” giá lên cao gấp 4 lần, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng mỗi thiết bị. Điển hình là máy robot rosa, trợ giúp trong phẫu thuật thần kinh sọ não. Theo kết quả kiểm tra, đề án liên danh, liên kết tháng 01-2017 giữa Bệnh viện và Công ty CP công nghệ y tế BMS, Công ty CP công nghệ y tế BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết số 02/HĐKL/BVBM-BMS ngày 27-2-2017.

Theo đó, hệ thống phẫu thuật chính xác cao có sử dụng công nghệ lập kế hoạch và robot hỗ trợ rosa trong phẫu thuật sọ não (xuất xứ Pháp) có tổng giá trị đầu tư là 39 tỉ đồng. Vốn do bên B đầu tư, thời hạn liên kết là 7 năm (2017-2024). Sau khi trừ chi phí thuế TNDN và các chi phí chung (bao gồm cả chi phí bảo hiểm rủi ro và chi phí phải trả lãi vay ngân hàng), bên A được hưởng 50%, bên B 50% chệnh lệch thu chi.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ CV10/2019/BMS, ngày 22-10-2019 của Công ty CP công nghệ BMS cho thấy, giá của các thiết bị theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) là 7.056,59 triệu đồng. Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ là 2,5 tỉ đồng; chi phí thử nghiệm theo yêu cầu của Bộ Y tế là 1,08 tỉ đồng; thuế VAT 5% là 352,83 triệu đồng. Như vậy, tổng tất cả các chi phí khi mua máy robot rosa là hơn 10,9 tỉ đồng (10.989,42 triệu đồng). So với con số 39 tỉ đồng được ghi trong hợp đồng, số tiền bị đội vống lên gấp gần 4 lần!

Được biết, trong mua sắm thiết bị y tế, việc các bên làm đẹp hồ sơ, nâng giá trị thiết bị lên nhiều lần để chiếm đoạt tài sản là vấn đề rất nghiêm trọng, gây bức xúc lâu nay, gây thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước.

Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, mở rộng điều tra làm rõ các sai phạm tại BV Bạch Mai để xử lý nghiêm trước pháp luật và thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Theo Nguyễn Thanh / Công an nhân dân

Chính quyền Trump xem xét trừng phạt nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc

Ảnh: LuxPCGamerNews/Youtube.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Sáu (4/9) cho biết, chính quyền Trump đang xem xét liệt thêm nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC vào danh sách đen thương mại,theo Reuters.

Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang làm việc với các cơ quan khác để quyết định liệu có nên đưa ra hành động nhằm vào Tập đoàn Quốc tế sản xuất Bán dẫn SMIC hay không. Nếu SMIC bị liệt vào danh sách đen, các nhà cung cấp Mỹ khi làm ăn với công ty này sẽ buộc phải xin một giấy phép đặc biệt.

Trong khi vị quan chức của Lầu Năm Góc không nêu lý do đằng sau động thái này, nhưng các quan chức Mỹ khác cho biết mối quan hệ giữa SMIC và quân đội Trung Quốc đang được giám sát chặt chẽ

SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhưng vẫn đứng sau đối thủ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) của Đài Loan – công ty dẫn đầu thị trường trong ngành.

SMIC đã tìm cách xây dựng các xưởng đúc để sản xuất chip máy tính có thể cạnh tranh với TSMC. Tuy nhiên, công ty công nghệ này của Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những hạn chế mới từ Bộ Thương mại Mỹ.

Washington yêu cầu các nhà sản xuất chip của Huawei phải được Mỹ cấp phép nếu họ dựa vào công nghệ sản xuất chip của Mỹ. SMIC là một trong những nhà sản xuất chip cho Huawei.

Chính quyền Trump gần đây liên tục có các động thái nhằm vào các công ty Trung Quốc như Huawei, Tencent – chủ sở hữu mạng xã hội WeChat và Bytedances – chủ sở hữu mạng xã hội Tik Tok. Hôm 26/8, Mỹ đã liệt 24 công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì những thực thể này đã thúc đẩy các hoạt động xây dựng, quân sự hóa và làm phức tạp tình hình Biển Đông.

Theo Reuters

Chuẩn bị Đại hội 13: Thách thức cho Đảng Cộng sản Việt Nam?

Một số lãnh đạo Việt Nam dự lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh
Chụp lại hình ảnh,Một số lãnh đạo Việt Nam dự lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh

Năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam đang đánh dấu 75 năm quốc khánh và ngày độc lập 2-9, đồng thời đảng cầm quyền cũng chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp nhóm họp vào đầu năm sau.

Nhân dịp này, một số nhà bình luận thời sự, chính trị Việt Nam từ trong nước và hải ngoại bàn về vấn đề gì có thể là thách đố lớn mà kỳ đại hội này có thể phải đương đầu, giải quyết.

Ông Lê Văn Sinh (nhà nghiên cứu lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội): Câu hỏi đặt ra với đảng này và cũng là với Đại hội 13 theo tôi là Việt Nam có thật sự là nước dân chủ, quyền tự do của người dân có được đề cao, tôn trọng và bảo vệ hay không. Đó là câu hỏi lớn mà các thế hệ lãnh đạo Đảng biết mà dân chúng càng biết rõ.

Ông Trần Tiến Đức (nguyên Vụ trưởng tuyên truyền cấp ủy ban nhà nước): Tôi thấy việc xây dựng một đảng cầm quyền vững mạnh, trong sạch, đi đôi với mở rộng dân chủ, tôn trọng quyền con người là điều người dân chờ đợi.

Nhà văn Võ Thị Hảo (nhà bất đồng chính kiến và tị nạn chính trị, từ Berlin, CHLB Đức): Theo tôi, đó là quyền lực có xu thế bị biến thành lạm quyền và tham nhũng, không thể chữa trị vì đảng Cộng sản tuyệt đối độc quyền. Hệ thống chính trị nhiều chỗ biến thành đường dây ngầm về quyền lực mà ngay cả những lãnh đạo cao nhất cũng hãi hùng về an nguy trong các cuộc tranh giành phe phái trước đại hội đảng.

Thêm nữa, đó là, sự đàn áp tự do ngôn luận, ngay cả sự kêu cứu của dân oan vẫn một lòng tin đảng vẫn bị đàn áp, đến mức năm 2020 này đã xẩy ra vụ tập kích và thảm sát Đồng Tâm; và đó là một nền kinh tế, chính trị và ngoại giao thiếu tự chủ, lệ thuộc và lép vế so với Trung Quốc và ngay cả một vài lãnh đạo có tâm nhất vẫn không thể quản lý nổi sự xâm lấn về mọi mặt của Trung Quốc với Việt Nam: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và ngoại giao.

Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ (Nhà phân tích chính sách công): Đảng CSVN vẫn khẳng định là lực lượng lãnh đạo mạnh mẽ, độc tôn đối với xã hội, đất nước. Đảng vẫn nhấn mạnh “kiên định” chủ nghĩa Marxism – Leninism, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đã lưu ý đến “đổi mới, sáng tạo”, đặc biệt trước thềm Đại hội 13. Hơn thế, “xây dựng và chỉnh đốn đảng” để tập trung quyền lực đang được thể hiện trong đại hội các cấp. Chống tham nhũng có thể vẫn được duy trì, nhưng không thể mang lại hiệu quả thực sự, khi “tự diễn biến, tự chuyển hoá” được đảng xác định là do bộ phận cán bộ, đảng viên, nghĩa là do họ “không rèn luyện”. Tuy nhiên, nguồn gốc của quá trình này là do bản chất của guồng máy đặc quyền đặc lợi.

Tiến sỹ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội trong quốc gia Việt Nam. Nội bộ đảng có những nguyên tắc bảo mật riêng, và vì thế tôi cũng như nhiều quốc dân đồng bào chẳng bao giờ có thể hiểu được đâu là “vấn đề lớn và căn cốt từ đại hội đến đại hội của họ”.

Nhưng với những trải nghiệm từ mấy chục năm nay, tôi hình dung rằng, mối quan tâm lớn nhất của những người cộng sản Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai vẫn là làm sao để đảng của mình đừng có “xuống hố cả nút”. Về nội bộ đảng, câu chuyện “củi lửa” chắc chắn sẽ còn nóng trước và sau đại hội 13.

Đối với những vấn đề lớn của đất nước như định hướng mô hình phát triển quốc gia hay củng cố mối đại đoàn kết toàn dân, tôi cũng chắc họ còn đang rất bí bách. Về mô hình phát triển quốc gia thì chính các nhà lý luận của đảng cũng đã phải thừa nhận là còn mù mịt.

Về các vấn đề khác liên quan đến lòng người, tiếng nói của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vụ Thủ Thiêm hay Đồng Tâm đều là không mấy dễ chịu. Đó cũng chính là những vấn đề mà cá nhân tôi, một quần chúng nhân dân đặt ra, nhưng nói thật, tôi không kỳ vọng đảng xử lý được.

Đảng Cộng sản không chấp nhận có đảng đối lập
Chụp lại hình ảnh,Đảng Cộng sản không chấp nhận có đảng đối lập
Có giải được vấn đề không?

Khi được hỏi trước vấn đề hay những câu hỏi đặt ra đó, liệu Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam có giải quyết được hay không, các nhà bình luận nêu quan điểm của mình.

Ông Trần Tiến Đức: Tôi không hy vọng gì ở Đại hội 13. Thách thức lớn nhất là phải dám vượt qua những quan niệm đã lỗi thời, chấp nhận những thay đổi cho dù đau đơn, đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích đảng phái, đi theo con đường phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

Ông Lê Văn Sinh: Công tác chuẩn bị văn kiện chính trị và nhân sự Đại hội 13 không có gì khác các Đại hội trước đó của ĐCSVN. Khi các nhà lãnh đạo Đảng vẫn trung thành với học thuyết xây dựng xã hội Marxism – Leninism, vẫn xây dựng ở Việt Nam một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sẽ không có thay đổi căn bản về chính trị – xã hội cho đất nước.

Bà Võ Thị Hảo: Có thể giải quyết được, nếu Đại hội này thực sự thay đổi thể chế chính trị theo hướng đảng Cộng sản trao các quyền đương nhiên lại cho dân, chấp nhận lẽ công bằng là cạnh tranh cùng các đảng đối lập, thực hiện hệ thống tam quyền phân lập và tự do ngôn luận…

Tuy nhiên, điều này chưa thể có, nếu xét theo hiện trạng.

Ông Phạm Quý Thọ: Không thể giải quyết ở một đại hội, ở ĐH 13 này, vì đây là vấn đề thuộc bản chất chế độ đảng toàn trị, chuyên chế chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống ý thức hệ với các giá trị đối lập.

Viễn kiến tương lai thế nào?

Bình luận về viễn kiến, tương lai của đảng cầm quyền và chế độ mà năm nay đánh dấu 75 năm quốc khánh, cùng 90 năm tròn thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, các ý kiến nói với BBC:

Ông Lê Văn Sinh: Theo tôi, tương lai của chế độ và đảng cầm quyền ở Việt Nam là vô định. Chừng nào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn bị điều hành bởi hệ thống chính trị phi thị trường thì chế độ và đảng lãnh đạo chế độ đó không có tương lai.

Tương lai của Đảng phụ thuộc vào việc Đảng có dám tự đổi mới thành một đảng dân chủ hay không, có dám tiến hành cuộc cải cách chính trị thực sự hay không.

Bà Võ Thị Hảo: Trong tương lai gần, phe được cho là thân Trung Quốc vẫn thắng thế.

Trong khoảng 5 năm tới, e rằng đa số người dân sẽ càng nghèo, thậm chí kiệt quệ vì thể chế này và ảnh hưởng của Covid-19 cùng thiên tai. Đây là thách thức cực lớn cho đảng Cộng sản. Tương lai xa mà tất cả đều có thể, sự bất công và yếu tố địa chính trị, có thể góp phần tạo nên thời vận cho một nền dân chủ…

Tuy nhiên, tôi cho rằng người Việt Nam đương nhiên không thể tuyệt vọng. Bền bỉ giữ lương tâm và hành động dù nhỏ, dai dẳng cho đến một ngày thể chế đó phải thay đổi.

Tôi đang ở Đức, các bạn có thể ở các nơi khác trên thế giới, và chúng ta biết, người Việt Nam đương nhiên phải được hưởng những quyền lợi chính đáng như công dân trên hành tinh này ở các thể chế, quốc gia tiến bộ, văn minh, dù chậm.

Ông Phạm Quý Thọ: Chế độ đảng toàn trị có “sức sống dẻo dai”, bởi sự duy trì đàn áp, chuyên chế. Ngoài ra, những chính sách “sai – sửa” được áp dụng để thích ứng với tình hình mỗi khi “bị dồn đến chân tường”.

Người dân luôn mong muốn có sự thay đổi hướng đến các quyền tự do, dân chủ và mưu cầu hạnh phúc. Sự cải cách chính trị cần hướng đến nguyện vọng của nhân dân, sao cho họ có quyền bầu được người đại diện cho bản thân, tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn.

Ông Mai Thanh Sơn: Theo tôi, xét theo quy luật lịch sử, chế độ nào rồi cũng có hồi cáo chung để được thay thế bằng một chế độ khác ưu việt hơn, hợp lòng dân hơn. Vấn đề chỉ là khi nào và bằng cách nào?

Tôi, chắc cũng như đại đa số quốc dân Việt Nam khác, đều mong muốn có một sự chuyển đổi trong hòa bình, thông qua các cuộc đối thoại giữa những người anh em Việt, với tinh thần thượng tôn quốc gia/dân tộc thay vì dựa vào những người đồng chí có chung một ý thức hệ đã bị thế giới ruồng bỏ.

Triển vọng thì nhiều, vì hiện nay dân trí đã cao hơn so với dăm bảy thập niên trước. Nhưng thách thức cũng vô cùng lớn, bởi tất cả các nhà cầm quyền (cá nhân và tập thể) luôn có xu hướng bảo thủ. Việt Nam chắc chắn cũng không là ngoại lệ. Và các kinh nghiệm cũng cho thấy, sự sinh thành nào cũng đớn đau.

BBC