Nhà sàn trong Khu di tích Phủ Chủ tịch là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với người dân và du khách quốc tế mỗi dịp lễ Tết.
Nhà sàn Bác Hồ là kiến trúc bằng gỗ hai tầng, mái ngói, được xây dựng năm 1958. Ngôi nhà có kiến trúc của nhà sàn dân tộc Tày – Thái ở Việt Bắc. Công trình có chiều dài 10.5 m, rộng 6.2 m, cao hai tầng.
Trước khi thiết kế, Bác Hồ trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh rất kỹ về nguyện vọng của mình đối với ngôi nhà. Bác muốn làm ngôi nhà sàn giống như đã ở Việt Bắc; tầng 1 thoáng rộng, tầng 2 có hai phòng, giữa hai phòng có vách ngăn tận dụng làm giá sách, xung quanh có hành lang.
Nhà sàn là nơi ở lâu nhất và cũng là những năm tháng cuối đời của Bác, gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Đây vừa là di sản kiến trúc, vừa là di sản văn hóa, chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao.
Trước nhà là cầu ao, nơi Bác Hồ thường cho cá ăn, thư giãn, mỗi khi Bác vỗ tay là đàn cá bơi đến.
Tầng dưới nhà sàn để trống, là nơi Bác Hồ thường làm việc vào mùa hè, cũng là nơi Bác cùng Bộ Chính trị họp bàn quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Đây cũng là nơi Bác tiếp khách.
Tầng trên có hai phòng, một phòng làm việc và một phòng ngủ.
Phòng ngủ của Bác Hồ.
Nhà sàn Bác Hồ là phần quan trọng trong quần thể Khu di tích Phủ Chủ tịch đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2009.
Du khách thăm nhà sàn Bác Hồ. Chiếc cầu thang và lan can được xây dựng thêm, kế bên nhà sàn để thuận tiện cho việc tham quan.
Từ năm 1970 đến nay, Khu di tích đã phục vụ, đón tiếp hơn 80 triệu lượt khách tham quan, trong đó có khách quốc tế đến từ hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Xung quanh nhà sàn là khu vườn rợp bóng cây xanh với nhiều loại cây được mang từ mọi miền đất nước về đây trồng.
Nhà sàn Bác Hồ là công trình giản dị phản ánh rõ tính cách và tâm hồn của Người; một công trình đậm bản sắc truyền thống, gần gũi và hòa hợp cùng thiên nhiên.
Con đường rợp bóng cây xanh nối từ Phủ Chủ tịch sang nhà sàn Bác Hồ.
Những cây bưởi trong vườn cây trái trong Khu di tích đang đơm trái.
Ngôi nhà sàn bình dị soi bóng xuống mặt hồ giữa xum xuê cây trái. Cầu ao trước nhà luôn là nơi thu hút du khách đến ngắm đàn cá.
Trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, trung bình mỗi ngày Khu di tích đón 6.000 – 8.000 lượt khách. Vào dịp lễ lớn như 19/5, 2/9 lượng người tham quan có thể đạt 50.000.
Khách Việt Nam đến tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch không mất phí. Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2). Các tháng 11 – tháng 3 năm sau: Sáng: 8h – 11h. Chiều: 13h30 – 16h. Các tháng 4 – 10: Sáng: 7h30 – 11h. Chiều: 13h30 – 16h.
Hãy пhớ ɾằпg, còп tɾẻ là còп khỏe, còп khỏe là còп làm được пhiềᴜ việc. Đừпg lãпg ρhí bất cứ một giây một ρhút пào tɾôi qᴜɑ!
1. 5% người khi về già hối hận vì không biết cách yêu thương bản thân
Để yêu người khác đúng cách, tốt nhất, chúng ta nên học cách yêu thương chính bản thân mình. Có biết quý trọng bản thân, biết chăm sóc bản thân thì mới thấy yêu một người thật khó. Bước đầu tiên nên đầu tư vào bản thân mình, chính là đầu tư vào sức khỏe, bởi lẽ có đống tiền cũng chẳng mua được sức khỏe đâu.
Một cơ thể ốm yếu, chỉ vì thời tiết giao mùa mà cũng ngã bệnh, thì giàu đến đâu cũng chỉ tốn tiền vào chữa bệnh. Nhưng chẳng có mấy người khi còn trẻ dành một sự ưu tiên đặc biệt cho sức khỏe của mình. Ấy vậy nên, lúc còn trẻ cứ ăn uống vô độ, thức đêm thức khuya, đến khi về già mắc đủ thứ bệnh rồi mới trách mình thì chẳng còn có ích gì.
2. 57% người khi về già hối hận vì không biết trân quý bạn đời
Người ta có nói “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu” nhưng người ta đâu có biết nên vợ nên chồng đã là một cái duyên trời định. Những người yêu nhau nguyện thề bên nhau lẽ dĩ nhiên là vì tình yêu, còn khi kết hôn, trân trọng nhau phần nhiều âu cũng là vì chữ “nghĩa”.
Say rồi mới biết rượu nặng, yêu rồi mới biết tình nặng. Đánh giá về phương diện tình cảm, nhiều người cho rằng khi có được rồi thì thường không biết trân quý, “có không giữ” nên khi vuột mất mới tiếc nuối khôn nguôi.
3. 62% người khi về già hối hận vì không biết giáo dục con cái
Lẽ tất yếu, con cái là tất cả tài sản đối với bố mẹ, chính thế mà hầu hết bố mẹ chấp nhận hi sinh tất cả, chịu đựng tất cả đau thương và tủi nhục để dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất.
Từ những việc nhỏ nhặt nhất, bố mẹ cũng không muốn con động tay động chân, nâng niu từng chút một, bao bọc trong nhung lụa, chiều chuộng hết mực, chỉ cần con cái sung sướng thì bố mẹ có phải chịu chịu khổ đến mấy cũng không sao cả. Nhưng tình yêu ấy lại chỉ khiến đứa trẻ trở nên ngày càng ích kỉ, yếu đuối và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác.
Nhiều bố mẹ vì muốn con cái mình mai sau phải giỏi giang, tài năng, làm ông nọ bà kia, để nở mặt nở mày với họ hàng nên cách duy nhất mà bố mẹ thấy đúng đắn là thúc, ép con học, càng ngồi trên bàn học nhiều giờ đồng hồ chứng tỏ là con chăm chỉ, có ý chí, rồi lại cả thúc, ép con học thêm học nếm, học tràn lan mà chẳng hề quan tâm đến cảm xúc của con.
Cách giáo dục như vậy chỉ càng khiến con áp lực, căng thẳng ở cái tuổi đáng nhẽ ra phải vui chơi, khám phá thế giới và học cách sống. Bố mẹ nào chẳng yêu con hết mực nhưng yêu thế nào cũng cần phải học.
4. 73% người về già hối hận vì không có định hướng cho bản thân
Định hướng bản thân rất quan trọng vì đó là quyết định chính xác nhất cho cuộc đời cả một con người. Nhưng không phải ai cũng làm được vì đến bản thân mình muốn gì còn chẳng biết, làm sao định hướng được cho bản thân. Sống trong một nền văn hóa đã quen “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, vậy nên định hướng bản thân chắc có lẽ là một khái niệm còn khá xa lạ. Vả lại, định kiến, dư luận xã hội vẫn còn nặng nề nên những thói quen cũ vẫn cứ tiếp tục diễn ra.
5. 92% người về già hối hận vì không nỗ lực hết mình khi còn trẻ
Tuổi trẻ chỉ có một lần, nên nhiều người quan niệm rằng hãy cứ thoải mái làm những điều mình muốn để khi về già không cần phải tiếc nuối. Làm những điều mình muốn, nhưng phải là những gì giúp ích cho bản thân, rất hiếm những người trẻ nhận ra điều này khi chưa trải qua sóng gió cuộc đời.
Hầu hết đều “cố gắng” ăn chơi trác táng cho bằng bạn bằng bè, ngông cuồng, chìm đắm trong những cám dỗ mê hoặc. Cứ thế, cứ thế, cả một đời trôi qua mang đầy nuối tiếc… Sức trẻ còn dồi dào mà không biết tận dụng để làm những việc có ích thì khi về già, hối hận cũng không đủ bù vào những mất mát ấy.
Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.
Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.
Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.
Nhân chuyện một cuốn sách của Trần Trọng Kim vừa bị thu hồi ở Việt Nam, các bạn tìm hiểu ít nhất năm việc lớn chính phủ của ông làm được năm 1945:
1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam
Đây là tên nước ‘ước mơ’ của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.
Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.
Được Nhật Bản trao trả ‘độc lập’, vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.
Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.
Riêng phái cộng sản chưa dùng tên này cho ba đảng đầu tiên của họ mà từ 1930 đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.
Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.
Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.
2.Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục
Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.
Chụp lại hình ảnh,Hà Nội thời Pháp: phố mang tên nhà thám hiểm thực dân Jean Dupuis ở lối vào Ô Quan Chưởng
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.
Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.
Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.
Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.
3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ
Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.
Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.
Chụp lại hình ảnh,Quân Nhật đi xe đạp qua cầu Long Biên vào Hà Nội tháng 9/1941
Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).
Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.
Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.
Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.
Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.
Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận – cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ – mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.
4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập
Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận – bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật – Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp.
Chụp lại hình ảnh,Sau khi trao quyền lại cho chính phủ Việt Minh, cựu hoàng Bảo Đại khi đó ngoài 30 tuổi, giữ chức Cố vấn tối cao một thời gian với cái tên công dân Vĩnh Thụy
Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.
Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.
Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.
Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.
Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, vua Bảo Đại đã viết:
“Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.
Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân.”
Đặc biệt, theo lời nhà vua, “Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả.”
Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.
Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.
5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng
Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.
Nội các này đã tan rã trong làn sóng cách mạng nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.
Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.
Được biết vua Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.
Chụp lại hình ảnh,Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam rút lui để cũng khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cách mạng và cộng hòa
Tại Hà Nội, tuần hành của Tổng hội Công chức ngày 19/08 bị ‘cướp cờ’ biến thành biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng do những người cộng sản lãnh đạo.
Dù vậy, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại đã không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình và cũng không yêu cầu quân Nhật can thiệp.
Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.
Theo chính lời ông Trần Trọng Kim kể lại, quốc gia Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào giai đoạn tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong các năm 1945-46.
Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.
Cuối cùng Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, mà xã hội gọi là Chung ‘con’, cũng bị tống giam và khả năng ngồi tù như Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng là không nhỏ. Cả hai chính trị gia bị lộ này đều có điểm chung – họ từng làm vương làm tướng dưới thời Ba Dũng, tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của nhiệm kỳ trước. Nếu Ba Dũng thay ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư ở đại hội 12, khó tưởng tượng hai vị này ở vào hoàn cảnh như hiện nay. Và vụ Chung ‘con’ gặp đại hoạ cũng khẳng định điểm tựa của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong đại hội 13 không gì khác hơn chính là sự tiếp nối của cuộc chiến chống tham nhũng.
Điều có thể thấy rõ trong mấy năm qua là bức tranh kinh tế của Việt Nam không có gì đột phá và dịch bệnh Covid-19 chỉ làm cho mọi thứ thêm ảm đạm. Cực chẳng đã Việt Nam cũng đành phải huỷ các hợp đồng khai thác dầu khí ngoài Biển Đông do sức ép của ông láng giềng bốn tốt và 16 chữ vàng. Điều này khiến thiệt hại từ bồi thường hợp đồng và nguồn thu từ dầu khí lên tới nhiều tỷ đô la.
Tình hình xã hội cũng không được cải thiện khiến những “cột điện” tiếp tục tìm tới các xứ tư bản để rồi chết ngạt trong thùng công-ten-nơ trong năm ngoái hay phải bỏ ra cả triệu đô để mong có cuốn hộ chiếu thứ hai mà người ta vừa mới phát hiện ra. Không ngạc nhiên khi ông Trọng chọn chống tham nhũng để lập công dâng đại hội 13.
Nhưng ông Trọng bước vào đại hội 13 với tuổi cao hơn và sức khoẻ yếu đi trông thấy. Mặc dù vậy ông không phát đi tín hiệu nào cho thấy điều này ảnh hưởng tới tham vọng tiếp tục ở lại thêm từ nửa tới cả nhiệm kỳ nữa. Nó làm cho ông giống Lukashenko ở Belorusia, Putin ở Nga và Tập ở Trung Quốc. Chỉ có điều sức khoẻ của ông, điều giờ là bí mật quốc gia, kém xa họ.
Sau đại hội 12 người ta cũng đã đồn đoán ông Trọng sẽ ở lại nửa nhiệm kỳ để tìm truyền nhân. Nhưng rồi truyền nhân ông tìm không ra không những cho chân tổng bí thư mà cả ghế chủ tịch nước ông Trần Đại Quang để lại sau này. Với chiếc lò nướng tham nhũng mà từ “củi khô” Đinh La Thăng tới “củi tươi” Nguyễn Đức Chung đều cháy rực, ông Trọng làm cho nhiều quan to lo ngay ngáy. Trong một chế độ mà các quan chức được coi là “bậc thầy” tham nhũng, những ai chưa bị lộ đều ngán chiếc lò của ông Trọng. Điều này cũng có nghĩa là số người muốn hạ bệ ông Trọng, trong đó có cả vây cánh trước đây của ông Nguyễn Tấn Dũng, không hề ít. Và nếu ông Trọng không may rớt đài như ông Dũng ở đại hội 12, một cuộc nổi dậy của phe ăn dày có thể làm cho cánh hẩu hiện nay của ông Trọng điêu đứng. Có lẽ đây là lý do dù đã già và yếu nhưng ông Trọng vẫn phải giữ chặt lấy cả hai ghế mà phải uỷ viên bộ chính trị mới được ngồi như hiện nay.
Sau khi ông Nguyễn Đức Chung bị tống giam, trong số những bình luận về vụ này có câu “ở Việt Nam không có đúng với sai, chỉ có thắng hay thua”. Hiện giờ phe ông Trọng cũng đang thắng cả người dân trong nhiều vụ việc trong đó có vụ Đồng Tâm hồi đầu năm. Với tình hình hiện nay câu “phe nào thắng thì nhân dân đều bại” của Nguyễn Duy lại vẫn đúng.
Các tiêu chí để đánh giá một quốc gia phát triển bao gồm thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ và mức sống cao cùng một số phép đo khác liên quan đến chất lượng cuộc sống.
Thuật ngữ các nước phát triển được sử dụng để chỉ những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người (thu nhập bình quân của mỗi người dân) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người cao, mức sống cao (chất lượng, số lượng hàng hóa và dịch vụ sẵn có trong xã hội), tuổi thọ cao (tuổi thọ trung bình dự kiến của công dân tại một quốc gia) và các phép đo khác liên quan đến chất lượng cuộc sống của cá nhân.
Tuy nhiên, các tiêu chí phải có sự tương quan thích hợp. Một quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhưng cơ sở hạ tầng kém và bất bình đẳng về thu nhập cũng không được xem là nền kinh tế phát triển.
Mặt khác, những yếu tố phi kinh tế như chỉ số phát triển con người (HDI), trình độ học vấn, tỷ lệ biết chữ và trình độ chăm sóc sức khỏe cũng phản ánh mức độ phát triển của một quốc gia.
Bình quân thu nhập đầu người là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của quốc gia. Ảnh: Reuters.
Thế giới thứ nhất
Những nước phát triển còn được gọi là các quốc gia thuộc Thế giới thứ nhất, các nước công nghiệp phát triển, các nền kinh tế tiên tiến… Hầu hết quốc gia phát triển nằm ở Tây bán cầu, bao gồm Mỹ, Canada và các quốc gia Tây Âu. Australia và New Zealand cũng là những quốc gia phát triển.
Đa số nước châu Á không phải là nền kinh tế phát triển, nhưng một số ít đã đáp ứng được các tiêu chí cần thiết như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Các đặc khu hành chính của Trung Quốc bao gồm Hong Kong và Macau cũng được xếp vào nhóm nền kinh tế phát triển.
Khái niệm về các nước phát triển xuất hiện lần đầu trong Chiến tranh Lạnh. Năm 1952, nhà nhân chủng học và sử học người Pháp Alfred Sauvy (1898-1990) đặt ra thuật ngữ Thế giới thứ ba để mô tả tình trạng của những quốc gia nghèo khó trên thế giới.
Khi thuật ngữ này phổ biến, mọi người bắt đầu sử dụng cụm từ Thế giới thứ nhất để chỉ Mỹ và châu Âu, Thế giới thứ hai cho Liên Xô và các đồng minh. Theo thời gian, những thuật ngữ này trở nên lỗi thời. Các thuật ngữ quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển, vốn tập trung nhiều hơn vào yếu tố kinh tế, được sử dụng nhiều hơn.
Một tiêu chí đánh giá quốc gia phát triển là tuổi thọ trung bình dự kiến của công dân. Ảnh: Reuters.
Theo trang Investopedia, mặc dù không có quy chuẩn nghiêm ngặt để đánh giá một quốc gia phát triển hay đang phát triển, tiêu chí phổ biến nhất được sử dụng để xác định là GDP bình quân đầu người.
Một số nhà kinh tế quốc tế đánh giá GDP bình quân đầu người từ 12.000-15.000 USD/năm là đủ để đánh giá một quốc gia vào nhóm phát triển. Tuy nhiên, một số khác cho rằng mức GDP bình quân đầu người tối thiểu của một quốc gia phát triển phải trên 25.000-30.000 USD.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP bình quân đầu người của một số quốc gia phát triển tiêu biểu thế giới năm 2019 như Mỹ là 65.111 USD/năm, Australia 54.907 USD/năm, Đức 46.259 USD/năm, Nhật Bản 40.847 USD/năm. Dữ liệu cho thấy GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 là 2.715 USD/năm, tăng 5,79% so với năm 2018.
Chỉ số phát triển con người
Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mỹ cao gấp 24 lần của Việt Nam. Con số này của Đức, Singapore và Nhật Bản cao hơn Việt Nam lần lượt 17, 24, 14 lần. Trong số các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi trong khu vực, GPD bình quân đầu người của Trung Quốc là 10.262 USD/năm, Malaysia 11.415 USD/năm và Thái Lan 7.808 USD/năm, tức cao gấp Việt Nam từ 4-5 lần.
Tuy nhiên, một nền kinh tế phát triển không chỉ được đánh giá dựa trên GDP bình quân đầu người. Điển hình là trường hợp của Qatar. Đây là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới (69.688 USD vào năm 2019).
Tuy nhiên, nước này bị Liên Hợp Quốc xếp vào nhóm nền kinh tế đang phát triển. Nguyên nhân là quốc gia này có sự bất bình đẳng về thu nhập, thiếu cơ sở hạ tầng quan trọng, ít cơ hội giáo dục cho công dân có thu nhập trung bình và thấp.
Một yếu tố khác được sử dụng để xác định quốc gia có phát triển hay không là chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này xem xét ba yếu tố, bao gồm tỷ lệ biết chữ, mức độ tiếp cận giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, được định lượng thành con số chuẩn hóa từ 0 đến 1. Hầu hết nước phát triển có chỉ số HDI trên 0,8.
10 quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số HDI cao nhất thế giới trong năm 2019. Ảnh: Human Development Report Office 2019.
Năm 1993, Liên Hợp Quốc bắt đầu sử dụng xếp hạng HDI để xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ theo chất lượng cuộc sống của công dân. Năm 2019, Na Uy được xếp hạng cao nhất với chỉ số HDI 0,954. Theo sau lần lượt là Thụy Sĩ (0.946), Ireland (0,942) và Đức (0,939).
Năm 2019, Việt Nam tiến sát mức cao về HDI và nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng HDI cao nhất trên thế giới. Với chỉ số HDI 0,63, Việt Nam chỉ cần thêm 0,07 điểm để tiến vào nhóm những quốc gia có HDI ở mức cao.
Đối với những quốc gia khó phân loại hơn, các chuyên gia kinh tế còn xác định tình trạng phát triển thông qua những yếu tố xã hội khác như tuổi thọ của người dân hay tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Hầu hết nền kinh tế phát triển đều có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp hơn 10/1.000 trẻ và tuổi thọ trung bình của người dân đạt từ 75 tuổi trở lên.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia giàu nhất thế giới khi kiểm soát lượng tài sản ròng trị giá khoảng 105,99 nghìn tỷ USD, tương đương gần 30% tổng tài sản ròng của toàn thế giới.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia giàu nhất thế giới tính theo tài sản khi kiểm soát khoảng 105,99 nghìn tỷ USD tài sản, tương đương gần 30% tổng tài sản ròng của toàn thế giới.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có giá trị tài sản ròng cao hơn Mỹ với 141,21 nghìn tỷ USD, hay khoảng 39% tổng tài sản của thế giới.
Sự nghèo đói của các nước kém phát triển cũng hiện rõ trong hình ảnh này khi châu Phi và châu Mỹ Latinh chỉ lần lượt kiểm soát 1,14% và 2,75% của cải thế giới.
Các nhà nghiên cứu tại Credit Suisse định nghĩa tài sản, hay “giá trị ròng”, là tổng của tất cả các tài sản tài chính trừ đi các khoản nợ. Người ta có thể tranh luận về phương pháp định nghĩa này, đặc biệt là vì nó liên quan đến giá trị của tài sản vô hình về địa lý hoặc địa điểm văn hóa. javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4092);}else{parent.admSspPageRg.draw(4092);}
Nhưng cách tính toán này tương tự như bảng cân đối kế toán của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, ngoại trừ việc, đây là bảng cân đối kế toán cho cả một quốc gia.
Việt Nam kiểm soát 0,22% tài sản toàn cầu, tương đương với 0,8 nghìn tỷ USD, theo tính toán của Credit Suisse.
10 quốc gia giàu có nhất thế giới xét theo tài sản
1. Hoa Kỳ: 105,99 nghìn tỷ USD
2. Trung Quốc: 63,83 nghìn tỷ USD
3. Nhật Bản: 24,99 nghìn tỷ USD
4. Đức: 14,66 nghìn tỷ USD
5. Anh: 14,34 nghìn tỷ USD
6. Pháp: 13,73 nghìn tỷ USD
7. Ấn Độ: 12,61 nghìn tỷ USD
8. Ý: 11,36 nghìn tỷ USD
9. Canada: 8,57 nghìn tỷ USD
10. Tây Ban Nha: 7,77 nghìn tỷ USD
Mỹ vẫn kiểm soát của cải nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với sự tăng trưởng đáng kinh ngạc về tài sản của những người giàu nhất.
500 người giàu nhất thế giới đã chứng kiến tài sản của họ tăng lên đáng kinh ngạc 1,2 nghìn tỷ USD chỉ trong năm ngoái, nâng giá trị tài sản ròng của họ lên 5,9 nghìn tỷ USD.