Nhân vật Anna Karenina và sự soi chiếu từ nguyên mẫu đời thực

Lev Tolstoy – “con sư tử” của văn học Nga thế kỉ XIX – đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại từ chất liệu tươi ròng của đời sống. Mỗi nhân vật được ông khắc họa luôn trở thành những điển hình nghệ thuật bất diệt, có tác động sâu đậm đến mọi tầng lớp xã hội. Trong số này, Anna Karenina được coi là một tiểu thuyết hiện thực xuất sắc, phản chiếu xã hội Nga sau cải cách nông nô vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, vừa lột trần bản chất mục ruỗng của giai tầng phong kiến, vừa bóc mẽ sự huênh hoang rởm đời của giai cấp tư sản đang lên. Nhân vật chính của tiểu thuyết là điển hình cho số phận người phụ nữ Nga thế kỉ này, những người dám yêu, dám sống hết mình nhưng rốt cục vẫn không quẫy đạp thoát ra nổi thế giới tàn nhẫn, đầy những giả dối, lọc lừa.

15823480
Nàng Anna Karenina trong minh hoạ  tác phẩm của nhà văn Lev Tolstoy

Xây dựng nhân vật Anna Karenina, Lev Tolstoy đã lấy nguyên mẫu từ một người phụ nữ có thật là bà Maria Alexandrovna Gatun – người con gái đầu lòng được thi sĩ Pushkin hết mực yêu thương. Điều này lí giải vì sao khi đến tham quan bảo tàng quốc gia về nhà văn vĩ đại ở Moskva, người ta có thể được ngắm chân dung của bà Maria trong phần giới thiệu cuốn tiểu thuyết Anna Karenina. Có thể nói, nàng Anna trong tiểu thuyết của Tolstoy đã “mượn” những nét ngoại hình nổi bật của bà Maria Gatun và đại văn hào của chúng ta vô cùng thích thú khi sử dụng những chi tiết miêu tả lấy chất liệu từ hiện thực.

Đây là lời kể của bà Tachiana – em vợ nhà văn – trong cuốn sách Cuộc sống của tôi ở Iaxnaya Poliana:
“Cửa ra vào ở phòng đệm mở ra, một bà khách lạ mặc áo nhung đen có viền đăngten bước vào. (…) Người ta giới thiệu tôi với bà. Lev Nikolaievic còn ngồi bên bàn. Tôi nhận thấy ông chăm chú nhìn bà khách như thế nào. Đi đến bên tôi ông hỏi:
Ai đấy?
Bà Gatun, con gái nhà thơ Pushkin.
Chà, ra là thế – ông dài giọng – bây giờ thì tôi hiểu… cô hãy nhìn xem bà ấy có những búp tóc Arap sau gáy đó. Những búp tóc thuần chủng lạ lùng”.

Những ấn tượng về người phụ nữ quý phái, quyến rũ trong cuộc gặp gỡ tình cờ ấy đã trở thành những hồi ức mãnh liệt, khơi gợi cảm hứng sáng tác cho Tolstoy – như chính ông từng tâm sự:
“Ngày ấy, cũng vào giờ này đây, sau bữa cơm trưa trên chiếc đivăng, tôi nằm thiu thiu đang cố đấu tranh với cơn ngủ trưa, không hiểu sao bỗng nhiên xuất hiện trước mặt tôi cái khuỷu tay để trần xinh đẹp của một người phụ nữ quý tộc. Bất giác, tôi bắt đầu ngắm nhìn. Thế là đôi vai, cái cổ và cuối cùng toàn thân người đàn bà kiều diễm trong bộ quần áo vũ hội hiện ra, hình như cứ nhìn chằm chằm vào tôi, với đôi mắt buồn thảm như van nài. Thế rồi đôi mắt tuy đã biến mất, nhưng tôi không thể nào quên được cái ấn tượng ấy, nó cứ bám chặt lấy tôi suốt ngày đêm và để thoát khỏi cái nhìn ấy tôi phải tìm cách thể hiện nó. Đấy là điểm khởi đầu của Anna Karenina”.

Thật thú vị là khi đọc tác phẩm, người đọc không khó nhận ra những đường nét đặc trưng về “chiếc áo viền đăng ten” và “búp tóc thuần chủng” của Maria trong những dòng miêu tả sắc nét về Anna:
“Anna không mặc màu hoa cà như Kitty muốn, nàng mặc áo nhung đen cổ hở rất nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc trên ngà voi, cổ và đôi cánh tay tròn với cổ tay nhỏ nhắn. Áo nàng đính toàn ren Vonido. Trên mớ tóc đen không chút cầu kì, gài dải hoa păngxe nhỏ, cùng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăngten trắng. Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xõa xuống thái dương và gáy. Chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp”.

Tolstoy đã tạc lại chân dung của Anna trên trang viết giống hệt như họa sĩ Nakaro đã từng vẽ Maria Gatun ở thời điểm năm 1860 khi bà đã lấy chồng được vài năm.

Nhưng cần phải nhấn mạnh một điều, tài năng của Tolstoy là ở chỗ ông đã không bê nguyên xi hiện thực đời sống thô ráp vào tác phẩm mà luôn có sự tìm tòi, tưởng tượng, tái hiện và khắc họa nhân vật theo  điển hình nghệ thuật đúng nghĩa. Anna có thể giống Maria về ngoại hình nhưng tuyệt nhiên không giống về tính cách và số phận. Maria lấy chồng, hạnh phúc trong sự lựa chọn của mình còn Anna thì không. Maria chỉ bất hạnh khi người chồng của cô tự sát oan uổng nhưng Anna thì đau khổ kiệt cùng khi không có được tiếng nói chung với người chồng vô cảm, vô tâm. Sức tưởng tượng vô hạn và tấm lòng vĩ đại của Tolstoy đã tạo nên một nhân vật là hợp thể của những nguyên mẫu khác nhau nhằm chuyển tải những ý đồ mà nhà văn muốn thể hiện. Như sau này vợ ông kể lại:
“Tối hôm qua, anh ấy nói với tôi rằng anh đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu nhưng bị sa ngã. Anh nói rằng nhiệm vụ của anh là làm cho người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế thì tất cả những nhân vật và những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy”.

Vậy đó, chính trí tưởng tượng kì diệu đã dẫn dắt thiên tài Lev Tolstoy sáng tạo nên cuốn tiểu thuyêt xuất sắc này. Cùng với sự trải nghiệm của mình, từ những điều trăn trở trong tâm trí, ông đã tưởng tượng trên cơ sở những điều có thật. Từ  “vẻ dịu dàng thùy mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều, cặp mắt xám long lanh nhưng xẫm lại dưới bóng đôi hàng mi dày, sức quyến rũ kì lạ đến ma quái” của nàng Anna đến “đôi tay đầy mồ hôi” của bá tước Karênin, sự vô tư của ông Oblônxki… tất cả đều là những chi tiết thật đã được tổ chức và tái hiện lại qua trí tưởng tượng sống động của nhà văn.

Qua những trang viết, chúng ta như được thả mình vào dòng đời của nàng Anna. Anna là người đàn bà không được hưởng hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Vì hoàn cảnh bố mẹ mất sớm, nàng buộc phải lấy bá tước Karênin, “lấy chồng không phải vì tình yêu hoặc không hề biết đến tình yêu”, đành chấp nhận một nếp sống “yên ổn nhưng buồn tẻ, sang trọng nhưng u uất”. Tám năm trời đằng đẵng bên người chồng vô vị, chưa lúc nào ngọn lửa sống nhiệt thành có thể lụi tắt trong tâm hồn nàng. Tận đáy lòng, nàng đã tự nhủ về quyền được hưởng hạnh phúc của mình: “Sống không phải là tội ác, rằng Chúa đã tạo ra cho mình là người như vậy, mình cần phải sống và yêu”. Nên ngay sau cuộc khiêu vũ với Vrônxki ở Moskva, trái tim nàng đã xao động và nhen nhóm một khát vọng yêu đương. Buổi đầu nàng cố cưỡng lại những xao động này. Vì chính nàng cũng đang bị ràng buộc bởi biết bao quy ước khắt khe của lễ giáo phong kiến và nhà thờ. Anna do dự, đã từng tìm gặp Vrônxki để yêu cầu chấm dứt, từng “cảm thấy mình có lỗi”. Nhưng rốt cục, niềm khao khát tiềm ẩn trong “người đàn bà trẻ trung, có ánh sáng ma quỷ trong tâm hồn” ấy đã bùng lên và tình yêu đã giành phần thắng. Kể từ đây, nàng chấp nhận hi sinh cho tình yêu, gạt bỏ hết mọi ràng buộc lễ giáo và “kiên quyết không dừng lại trước bất cứ một cái gì trên con đường tội lỗi của mình”.

Tất cả những chi tiết trên đây đều là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú nhưng bất kể ai khi đọc tiểu thuyết này đều có thể tìm ra một mảnh tâm hồn mình trong bóng dáng Anna. Những khao khát sống của nàng, những hình dung và ước vọng của nàng về tình yêu dường như cũng thật như chính bản thể của ta. Đó là vì khi tưởng tượng và xây dựng ra các nhân vật, nhà văn Tolstoy đã nhập thân và đặt mình vào logic phát triển tâm lí của họ một cách trọn vẹn.

Nói như nhà văn: “Các tính cách con người luôn luôn vận động, những người bình thường không hề chú ý đến sự phân tán riêng biệt của họ, còn nhà nghệ sĩ thì phải biết nắm được những nét điển hình và giúp chúng ta phân tích các tính cách con người. Điều này có ý nghĩa lớn lao về nghệ thuật”. Thật không phải ngẫu nhiên mà nhân vật Anna giàu sức biểu trưng và ám ảnh như thế. Phép biện chứng tâm hồn đã dựng nên nét chân dung bên trong của nhân vật, khiến cho ta không thể nào quên được những diễn biến tâm lí tinh tế, những suy nghĩ phức tạp, những đoạn độc thoại nội tâm mang đầy tâm trạng.

Như vậy, với mỗi nhà văn, việc tìm được cho mình một nguyên mẫu để đưa vào tác phẩm đều thật cần thiết và đáng quý. Nhưng nguyên mẫu chỉ là điểm gợi hứng, điểm bắt đầu cho sự sáng tạo, nó không thể trùng khít với nhân vật trong tác phẩm. Một nhà văn tài năng luôn biết gạn lọc, tìm tòi những nguyên mẫu khác nhau từ đời sống để xây dựng nên những nhân vật điển hình có giá trị bền vững với nhân loại. Và Tolstoy chính là một thiên tài như thế.

NguyenthiHongHoa / Vannghe Quandoi

Người khôn ngoan có “3 điều ít nói, 3 chuyện ít quản”: Bớt lời bớt mẫu thuẫn, ít quản ít lo âu

Sống trên đời, con người sẽ trải qua rất rất nhiều chuyện, hơn thế là có thể nắm bắt được cơ hội phát triên hay khiến bản thân trưởng thành hơn theo năm tháng. Nhưng có những lúc để tránh phải đi “đường vòng”, chúng ta nên áp dụng những kinh nghiệm mà người xưa đã để lại, từ đó giúp cho cuộc sống trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Tăng Quốc Phiên – là một vị tướng nổi tiếng thời nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời cũng là một nhà Nho lỗi lạc. Ông không phải là một người chỉ biết đọc sách suông, thực tế là tầm nhìn quân sự lẫn chiến lược của ông vượt xa người thường. Sự thành công của Tăng Quốc Phiên và cách ông đối nhân xử thế có rất nhiều mối liên quan. Trong cuốn “Băng giám” (tạm dịch), ông đã để lại một đạo lý: “3 điều nên ít nói, 3 chuyện nên ít quản”.

3 điều nên ít nói

Sự thật hiển nhiên là chẳng ai thích phải nghe những lời khoác lác, “ba hoa chích chòe” hay những lời to tát cả. Nếu bạn cứ ngày ngày nói những lời như vậy sẽ khiên mọi người nghĩ rằng bạn là người thích khoe khoang, không đáng tin cậy và bạn dễ dàng đánh mất đi hình tượng của mình. 

Những lời thiếu tự tin sẽ lại khiến cho ai cũng nghĩ bạn là người tự ti, nhưng trong xã hội hiện đại này nếu như năng lực giao tiếp không có, thì làm sao mà đi đến thành công được cơ chứ? Đồng thời, sự tự tin cũng như là một lời khẳng định bản thân, cùng với sự hiểu biết, có kiến thức thì sẽ càng được mọi người đánh giá cao hơn. 

Điều thứ 3 chính là những lời xui xẻo, đây có thể là những câu than vãn, hay phàn nàn về tâm trạng không tốt của mình, việc này chúng ta nên làm với tần số ít, nếu như thường xuyên làm như vậy sẽ tạo nên một hình ảnh xấu và “cố định”, đóng đinh trong mắt mọi người. 

Người khôn ngoan có “3 điều ít nói, 3 chuyện ít quản”: Bớt lời bớt mẫu thuẫn, ít quản ít lo âu - Ảnh 2.

3 chuyện ít quản

Chuyện đầu tiên nên ít quản chính là đừng thay người khác đưa ra lựa chọn. Nếu như bạn không có những nền tảng hay điều kiện nhất định thì khi giúp người khác đưa ra lựa chọn, điều này có thể đem lại hậu quả không mấy tốt đẹp cho người đó. Mà từ những kết cục như vậy rất dễ khiến cho mối quan hệ hai bên bị ảnh hưởng, không những thế cũng khiến cho mối quan hệ có vết rạn. Vì vậy, nếu như trong trường hợp không nắm rõ được tình hình, vạn lần đừng đưa ra những chủ ý lung tung. 

Đừng để tâm đến những chuyện vô nghĩa là chuyện thứ hai mà Tăng Quốc Phiên khuyên chúng ta ít quản lại. Xã hội đang thay đổi một cách nhanh chóng, mỗi một phút mỗi một giây đều vô cùng quan trọng, vì thế những việc vô bổ thì đừng nên để nó “hòa lẫn” vào cuộc sống, điều đó sẽ khiến chúng ta lãng phí thời gian một cách vô ích. 

Cuối cùng, nhất quyết đừng xen vào những chuyện tình cảm của người khác. Có những lúc những cặp đôi sẽ cãi vã, lúc đó họ sẽ tìm đến những người xung quanh để trút bầu tâm sự, ngay lúc đó, nhất định bạn đừng đưa ra những ý kiến không mấy hay ho vì có thể họ chỉ là nóng giận tức thời, và sau khi cả hai hòa giải, bạn bỗng nhiên sẽ trở thành một người “tệ hại”. Vì thế, trong những thời khắc không cần thiết, đừng vì một giây phút không “quản” được miệng của mình mà làm những việc không suy nghĩ.

Theo Sina

Vì sao người Việt giàu chọn nhập tịch đảo Cyprus, Saint Lucia, Bồ Đào Nha

Hộ chiếu Malta có quyền lực hơn nhiều lần hộ chiếu Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Hộ chiếu Malta có quyền lực hơn nhiều lần hộ chiếu Việt Nam

Không chỉ tới Mỹ, Canada, Úc hay châu Âu, nhiều người Việt chọn nhập tịch các quốc gia xa lạ như Cyprus, Saint Lucia và Grenada. Đâu là lý do đằng sau các quyết định này?

Định cư tại các quốc gia phát triển là giấc mơ của nhiều gia đình Việt. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, các điểm đến dần trở nên đa dạng hơn.

Caribe và Địa Trung Hải là hai khu vực đang được nhiều người Việt lựa chọn.

“Mỹ và Canada là các điểm đến truyền thống, nhưng gần đây bắt đầu có sự thay đổi. Nhiều người chọn vùng Caribe để phục vụ cho việc đi lại dễ dàng giữa các nước”, ông Dominic Volek, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Henley & Partners, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

Henley & Partners là một công ty chuyên về đầu tư di cư (investment migration), với hai hình thức đầu tư để cư trú (residence-by-investment) và đầu tư để nhập tịch (citizenship-by-investment).

Ông Volek cho biết năm 2019, Việt Nam chiếm 20% lượng khách hàng của công ty trong khu vực Đông Nam Á.

“Số người giàu ở Việt Nam rất lớn. Họ quan tâm tới vấn đề đi lại toàn cầu và chính sách an sinh. Có thể nói Việt Nam là thị trường màu mỡ, tương tự Nigeria và Ấn Độ”, ông nói.

Saint Lucia, Grenada, Antigua và Barbuda

Saint Kitts & Nevis, Antigua & Barbuda, Grenada, Dominica và Saint Lucia là những nơi mà nhiều người Việt chọn để đầu tư nhập tịch trong những năm gần đây.

Tìm hiểu về các quốc gia này, để trở thành công dân, bạn chỉ cần đủ điều kiện tài chính và đáp ứng quy định của chính phủ mà không cần phải đến đó sống, không cần biết ngôn ngữ.

Ông Volek cho hay: “Các khách hàng Việt Nam của chúng tôi thường chọn các đảo quốc như Saint Lucia, Saint Kitts & Nevis và Grenada”.

Đảo quốc Grenada ở vùng Caribe xa xôi được nhiều người Việt chọn để nhập tịch.
Chụp lại hình ảnh,Đảo quốc Grenada ở vùng Caribe xa xôi được nhiều người Việt chọn để nhập tịch.

Ông chia sẻ thêm:

“Một gia đình Việt Nam có bốn người có thể lấy quốc tịch tại đây trong vòng sáu tháng mà không cần rời Việt Nam. Tổng chi phí khoảng 150.000 đến 250.000 USD. Khi có hộ chiếu những nước này, họ có thể tới nhiều nước mà không cần thủ tục thị thực phức tạp”.

Cụ thể, muốn nhập tịch vào Saint Kitts & Nevis, một người cùng gia đình lên đến bốn thành viên có thể thực hiện một trong những cách sau: hiến tặng 150.000 USD vào Quỹ phát triển bền vững; hoặc, mua một bất động sản trị giá tối thiểu 200.000 USD trong bảy năm, hoặc mua một bất động sản 400.000 USD trong năm năm.

Sau khi đầu tư hoặc hiện tặng các khoản trên, người nộp đơn và các thành viên gia đình sẽ được cấp quốc tịch trong vòng 60 ngày.

Người mang hộ chiếu Saint Kitts & Nevis có thể tới 156 quốc gia mà không cần xin thị thực trước. Đây là sự khác biệt lớn, bởi người mang hộ chiếu Việt Nam chỉ có thể được miễn thị thực tại 54 quốc gia.

Đảo quốc nhỏ bé Saint Lucia có hộ chiếu rất "quyền lực"
Chụp lại hình ảnh,Đảo quốc nhỏ bé Saint Lucia có hộ chiếu rất “quyền lực”

Saint Kitts & Nevis, Antigua & Barbuda, Grenada, Dominica và Saint Lucia là những đảo quốc nhỏ bé trong vùng biển Caribe, trong đó nước lớn nhất về diện tích là Dominica, với 750 km2, chỉ bằng 1,3 lần đảo Phú Quốc, còn nước lớn nhất về dân số là Saint Lucia với 181.000 người, thậm chí chưa bằng dân số Phú Quốc.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nước này là GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam rất nhiều và hộ chiếu của họ quyền lực hơn Việt Nam nên đang được nhiều người Việt Nam lựa chọn.

“Việc đi lại dễ dàng là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định chọn nhập tịch”, ông Volek chia sẻ.

Đầu tư để nhập tịch vào Grenada cũng có thể là bước chuyển tiếp để đến Mỹ theo diện thị thực E-2.

Cyprus và Malta

Lý do mà người Việt dịch chuyển hướng từ Mỹ, Canada sang các quốc gia như Cyprus, Malta là do việc nhập tịch dễ dàng hơn. Trong khi hộ chiếu của Cyprus và Malta mạnh như Singapore, được miễn thị thực tới hơn 180 nước.

“Sự hấp dẫn của Cyprus và Malta nằm ở chỗ bạn sẽ trở thành công dân EU. Nếu trở thành công dân bất cứ quốc gia thành viên nào trong EU, bạn sẽ được hưởng quyền tự do cư trú”, ông Volek nói.

Để được nhập tịch Malta, đương đơn cần thực hiện: hiến 650.000 euro vào quỹ phát triển của chính phủ, đầu tư 150.000 euro vào cổ phiếu hoặc trái phiếu do chính phủ chỉ định; mua bất động sản tối thiểu 350.000 euro trong năm năm hoặc thuê bất động sản trong năm năm với mức 16.000 euro mỗi năm. Trong các khoản trên, khoản hiến tặng là không thể thu hồi, còn các khoản đầu tư thì có thể thu hồi.

Có được hộ chiếu Malta sẽ đi lại dễ dàng hơn
Chụp lại hình ảnh,Có được hộ chiếu Malta sẽ đi lại dễ dàng hơn

Với hộ chiếu của Malta, một người có thể đi lại tự do trong EU và khối Schengen cũng như có thể đến 184 nước mà không cần xin thị thực trước.

“Khi nhập tịch Malta hay Cyprus, bạn sẽ có hộ chiếu mạnh như Singapore, được miễn thị thực tới 180 nước”, ông Volek chia sẻ.

Không chỉ đi lại dễ dàng, người có quốc tịch Cyprus hoặc Malta có thể tới các quốc gia khác trong EU, như Đức, Pháp, Ý, Bỉ… để sinh sống, làm việc, mua nhà. Con cái của họ được thụ hưởng nền giáo dục phát triển, có chi phí thấp hoặc miễn phí của các quốc gia này.

Bồ Đào Nha

Bên cạnh hình thức đầu tư nhập tịch (citizenship-by-investment), đầu tư cư trú (residence-by-investment) cũng được nhiều người Việt Nam lựa chọn. Với hình thức này, sau khi thực hiện một số khoản đầu tư và nộp phí, đương đơn sẽ được cấp giấy phép cư trú.

Một trong những điểm đến nổi lên thời gian gần đây là Bồ Đào Nha với chương trình “Thị thực vàng”.

Thông thường, hình thức đầu tư phổ biến là vào bất động sản, với mức từ 350.000 tới 500.000 euro. Một khi có giấy phép cư trú, bạn có thể tới Bồ Đào Nha sinh sống, làm việc và con cái bạn tới đó học. Giáo dục cho con và nhu cầu đi lại cũng là lý do chính của nhiều người đi theo diện này.

Chẳng hạn như ông Trương Văn Hoàng, một doanh nhân tại TP HCM đã đầu tư định cư ở Hungary sau khi có được một số thành công nhất định ở Việt Nam. Ông đã chọn mua bất động sản ở Hungary với khoảng 5 – 7 tỉ VND và được cấp thẻ tạm trú. Với ông, đây là hình thức cho gia đình có thêm lựa chọn.

Doanh nhân Trương Văn Hoàng
Chụp lại hình ảnh,Doanh nhân Trương Văn Hoàng

Chia sẻ với BBC về hình thức đầu tư này, ông Hoàng nói:

“Tôi không bỏ quốc tịch Việt Nam, chỉ chọn có thêm một không gian để ở và đi lại dễ dàng hơn. Giống bạn muốn có thêm chỗ nghỉ ngơi ở Đà Lạt vậy vì mùa hè ở Hungary thích lắm”.

“Đồng thời, cách đầu tư này cũng giúp cho gia đình tôi dễ dàng đi lại, con cái thụ hưởng nền giáo dục tốt hơn. Hiện con tôi đang theo học ở đây, dự tính sẽ học hết đại học ở trường quốc tế tại Hungary”.

“Học trường Hungary bằng tiếng Hungary thì miễn phí. Còn học quốc tế tiếng Anh thì mất phí nhưng không cao hơn so với trường Việt Úc ở Việt Nam”, ông Hoàng chia sẻ.

Ông Hoàng cho biết thêm: “Để mamg cả gia đình, vợ con qua Hungary, tôi đã đóng cho công ty đứng ra làm dịch vụ là gần 2 tỉ VND, còn lại khoảng 5 tỉ là đầu tư vào bất động sản. Điều kiện là bạn phải luôn duy trì một bất động sản, không được bán hết”.

Với Hungary, ông Hoàng chia sẻ rằng tùy thuộc vào việc đóng thuế, cống hiến thì mới được cấp quốc tịch. Hiện tại, gia đình ông vẫn đang ở Hungary bằng thẻ định cư: “Có nhiều người Việt Nam sống ở đây 30 năm vẫn chưa có quốc tịch”, ông cho biết.

Với chính sách của Bồ Đào Nha, chính phủ nước này không yêu cầu phải sống nhiều ngày ở đấy để duy trì giấy phép cư trú. Mức yêu cầu chỉ là sống tối thiểu bảy ngày/năm trong năm năm. Một điểm hấp dẫn nữa là một người có giấy phép cư trú ở Bồ Đào Nha sẽ không cần xin thị thực khối Schengen.

Theo đó, sau năm năm kể từ khi nhận thẻ cư trú, nếu đương đơn duy trì khoản đầu tư, sống mỗi năm bảy ngày tại đó, đạt được trình độ tiếng Bồ Đào Nha cấp cơ bản, thì có thể làm hồ sơ nhập tịch, trở thành công dân EU.

Các điểm đến truyền thống

Bên cạnh các điểm đến mới, các thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, Canada, New Zealand… vẫn là lựa chọn hàng đầu của các gia đình người Việt.

Với Mỹ, loại thị thực EB-5 là hình thức phổ biến nhất và thường có mức đầu tư tối thiểu là 900.000 USD. Sau đó, bạn có thể có thẻ xanh và tới Mỹ sống một thời gian đủ theo quy định thì xin nhập tịch.

Mỹ vẫn là thị trường quan trọng.
Chụp lại hình ảnh,Mỹ vẫn là điểm đến truyền thống. Úc và New Zealand là xu hướng mới.

Đại diện Henley & Partners chia sẻ: “Việt Nam có rất nhiều nhà giàu mới nổi và họ ngày càng trở nên toàn cầu hóa. Quy mô công ty họ cũng được mở rộng nên họ cần đi lại nhiều để làm việc. Do đó, nhu cầu tăng lên từng năm”.

“Canada cũng là địa chỉ được nhiều người lựa chọn và chương trình định cư dạng này chỉ có ở Quebec. Nhưng hiện chương trình cũng đã đóng và có thể sẽ mở lại vào quý 2 năm 2021”, ông nói.

Cũng theo công ty này, khách hàng Việt Nam thường nằm trong độ tuổi 40 – 60, là các doanh nhân thành đạt. Bên cạnh đó là những người trẻ thành công sớm.

Nhân tố Covid-19 và chính quyền Trump
Ông Dominic Volek, Giám đốc kinh doanh của Henley & Partners
Chụp lại hình ảnh,Ông Dominic Volek, Giám đốc kinh doanh của Henley & Partners

Đại diện công ty Henley & Partners nói rằng Covid-19 gây khó khăn lớn cho thị trường và có nhiều tác động tới lựa chọn của khách hàng.

Ông Volek nói: “Tôi nhận thấy có sự quan tâm của khách hàng giàu có tới một số nước khác, chẳng hạn Úc và New Zealand, nơi chống dịch Covid-19 rất tốt. Sau khi đầu tư, bạn sẽ có giấy phép cư trú để đến sống ở đó, cách xa các điểm nóng dịch bệnh”.

Với Úc, mức đầu tư từ 1,5 tới 5 triệu AUD. Tại New Zealand, mức đầu tư từ 3 triệu đến 10 triệu NZD.

Bên cạnh dịch bệnh, chính sách dưới thời Tổng thống Donald Trump cũng khiến Mỹ, vốn là điểm đến được lựa chọn hàng đầu, trở nên phức tạp.

“Xét tình hình hiện tại và cách mà chính phủ Mỹ điều hành, dịch bệnh, bạo động, và giờ là một cuộc bầu cử sắp tới, có vẻ có nhiều khách hàng tìm kiếm các lựa chọn khác”, ông Volek chia sẻ.

Chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có nhiều thay đổi
Chụp lại hình ảnh,Chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có nhiều thay đổi.

Đại diện Henley & Partners phân tích thêm: “Khi bầu cử diễn ra ở bất cứ nước nào, ta sẽ thấy có hiện tượng phe này chống lại phe kia. Điều đó tạo ra tình trạng không chắc chắn. Nếu bạn không quan tâm tới kết quả bầu cử, thì bạn có thể vẫn chọn. Nhưng nếu bạn quan ngại về tình hình hiện tại và kết quả bầu cử, bạn có thể phải cân nhắc”.

Dù thế, ông Volek vẫn khẳng định Mỹ là thị trường rất quan trọng.

  • Bùi Thư / BBC News Tiếng Việt

Sự đối lập của hai cuộc cách mạng Mỹ (1776) và Pháp (1789) đến ngày nay

Năm 1776 tuyên ngôn độc lập Mỹ được công bố, thắng lợi của cuộc Cách mạng độc lập này không chỉ là khai sinh ra nước Mỹ hiện đại, mà còn là giá trị phổ quát của nhân loại cận đại lần đầu tiên được thực hiện ở tầng diện chính phủ quốc gia. Loại giá trị phổ quát này là sự tiếp nối của tín ngưỡng và đạo đức truyền thống của nhân loại trong xã hội cận đại, chứ không phải là cắt đứt và vứt bỏ đối với truyền thống. 

Mở đầu tuyên ngôn độc lập nói: “Tất cả mọi người được tạo ra (created) đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể tước đoạt …”

Cảnh ký bản Hiến pháp Hoa Kỳ được vẽ năm 1940 bởi Howard Chandler Christy.

Chính là vì thừa nhận sự tồn tại của Sáng thế chủ (Creator), nên người ta mới có thể tôn trọng lẫn nhau từ căn bản, công dân mới có thể có được quyền lợi và tự do mà không bị chính phủ bức hại, đây là căn bản của tinh thần lập quốc của Mỹ. Tinh thần này đã dìu dắt nước Mỹ vượt qua từng trắc trở cho đến ngày hôm nay. 

Nếu nói Cách mạng độc lập của Mỹ là trong khuôn khổ tín ngưỡng đạo đức truyền thống được triển hiện trong thời khắc nhân loại bắt đầu bước vào xã hội cận đại, thì cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 chính là sự ra đời của một loại lực lượng khác, một lực lượng muốn cắt đứt truyền thống nhân loại lần đầu tiên hiện hình trong Cách mạng Pháp. 

Tranh minh họa cách mạng Pháp (Ảnh chụp bởi WikiImages/ Pixabay)

Hai cuộc cách mạng chỉ cách nhau 13 năm, dùng thước đo lịch sử, thì Cách mạng Pháp và Cách mạng độc lập Mỹ gần như đồng thời xảy ra. 

Cách mạng Mỹ bảo vệ tự do của cá thể công dân, trái ngược lại, Cách mạng Pháp lại nổi tiếng với bạo lực khủng bố. Trong Cách mạng Pháp, khủng bố bạo hành và phẩm chất tốt đẹp bị gắn liền với nhau, sinh mạng cá nhân không có chút giá trị khi đối mặt với cuộc cách mạng, trong lịch sử nhân loại lần đầu tiên xuất hiện một chính phủ chính thức xác định khủng bố bạo lực là chính sách.

Đoạn đầu đài trở thành biểu tượng của khủng bố. Chỉ trong thời kỳ đỉnh cao của chính trị khủng bố của Jacobin từ năm 1793 – 1794, số người bị xử tử ở Paris và các nơi khác đã lên đến trên 40.000 người, còn có nhiều người chưa chính thức được tòa án tuyên án liền bị giết hại. Ví dụ cuộc đại thảm sát trong nhà tù vào tháng 9/1792, số người bị hại vào khoảng 2.700 người, bao gồm cha xứ và tu nữ, những người cách mạng đã lôi họ từ trong nhà tù ra, và lấy danh nghĩa “chính nghĩa” để hành quyết họ ngay tại chỗ. 

Rất nhiều người bị sát hại chỉ vì quan điểm chính trị của họ bị cho là “phản nhân dân”, còn đại đa số chỉ vì nghi ngờ không căn cứ, hoặc là vì một số ân oán riêng tư nên bị mượn cơ hội giết hại. 

Vì sao hai cuộc cách mạng lại có sự đối lập đến như vậy? Bởi vì Cách mạng Mỹ là sự tiếp nối của tín ngưỡng truyền thống và đạo đức của nhân loại, còn Cách mạng Pháp lại hủy hoại và đạp đổ mọi giá trị truyền thống và tín ngưỡng từ trước của nhân loại, cố gắng thay đổi triệt để xã hội…

Trong Cách mạng Pháp, tất cả truyền thống như tôn giáo, luân lý, nghệ thuật, đều cần dùng tư tưởng cách mạng phán xét sàng lọc. Cách mạng Pháp hầu như không có gì không thay đổi, tất cả đều lấy “lý tính của cách mạng” làm mục tiêu. Trong thời gian diễn ra cách mạng, thậm chí thay đổi mỗi ngày 24 giờ, mỗi giờ 60 phút thành mỗi ngày 10 giờ, mỗi giờ 100 phút. Truyền thống tôn giáo mỗi tuần 7 ngày bị đổi thành 10 ngày, mỗi tháng có 30 ngày thành có 3 tuần. 

Ở phương Đông và phương Tây, tín ngưỡng tôn giáo đều là một bộ phận quan trọng của đạo đức truyền thống của nhân loại. Vì để thay thế Thiên Chúa giáo, Cách mạng Pháp đã tạo 2 loại “tôn giáo”, một là dựa vào “sùng bái lý tính” thuyết vô Thần, một loại là cách mạng tôn giáo “sùng bái tối cao” do lãnh tụ cách mạng Maximilien de Robespierre sáng lập. Chúng đều là bộ phận quan trọng tổ hợp thành phong trào loại bỏ Thiên Chúa giáo trong Cách mạng Pháp. 

Cách mạng Pháp dùng các khẩu hiệu như bình đẳng, tự do, bác ái, nhưng thực tế xảy ra lại là khủng bố đẫm máu, đây chính là khúc nhạc dạo đầu cho “Thiên đường Chủ nghĩa cộng sản tại nhân gian” về sau này. 

Nền móng tư tưởng Cách mạng Pháp được gọi là suy lý lý tính của “Thời kỳ Khai Sáng”, loại tư tưởng này được lấy tên là suy lý lý tính, mạnh mẽ phủ định và công kích tư tưởng truyền thống của nhân loại. 

Bài học của Cách mạng Pháp cho thấy dù là ngôn ngữ và tư tưởng của “Thời kỳ Khai Sáng” có hay đến thế nào đi nữa, sau khi người ta hoàn toàn tách khỏi đạo đức truyền thống trong cuộc sống hiện thực, thì cái ác trong nhân tính sẽ bị kích phát và phóng đại, biểu hiện của con người chính là hoàn toàn mất đi lý tính, cử chỉ biến thành giống như ma quỷ. 

Cách mạng Pháp kéo dài 10 năm, nhưng tư tưởng của nó chưa hề biến mất. Hầu như tất cả lãnh tụ cách mạng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tại châu Âu cận đại đều đang tự giác lấy Cách mạng Pháp làm tham chiếu, từ Karl Marx đến Jean Jaurès, rồi đến Lenin và Lev Davidovich Trotsky, đều như thế cả. Thế kỷ 19, Chủ nghĩa Xã hội được gọi là “sự tái lâm của năm 1789”. Đầu thế kỷ 20, một trong những lãnh đạo chính của phong trào Chủ nghĩa xã hội Pháp, người tham gia thành lập chi bộ tại nước Pháp của Công nhân Quốc tế, ông Jean Jaurès, từng nói: “Cách mạng Pháp là mở đầu của mở đầu của thế kỷ mới của nhân loại, nó đã chuẩn bị điều kiện cho cách mạng giai cấp vô sản sau này”. Còn Lenin thì chỉ ra: “Cách mạng Pháp mở đường cho thời đại mới của lịch sử nhân loại”. 

Trong Cách mạng tháng Mười năm 1917, những người Bolshevik (sau là Cộng sản Liên Xô) cũng tự so sánh mình với những người phái Jacobins trong Cách mạng Pháp, nhưng sự giết người tàn khốc của Cộng sản Liên Xô lại vượt xa rất nhiều so với đoạn đầu đài của phái Jacobins. 

Ông Arthur L.Herman, học giả lịch sử nổi tiếng người Mỹ, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Hudson, viết rằng: “Cách mạng Pháp đã trực tiếp kích phát tư tưởng Marx và Lenin, cho đến cách mạng cộng sản Nga, Trung Quốc, những cuộc cách mạng này đã xây dựng lên chính quyền tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại, sát hại hàng chục triệu người”. 

Nước Mỹ lập quốc từ năm 1776, đến nay đã trải qua gần 250 năm, tự có lịch sử và sứ mệnh của mình. Còn lực lượng phản truyền thống kia cũng truyền thừa qua các đời, từ Cách mạng Pháp năm 1789, Công xã Paris năm 1871, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, rồi đến Đảng Cộng sản Trung Quốc cướp chính quyền năm 1949, không chỉ có vậy, hiện nay Chủ nghĩa Cộng sản đã len lỏi khắp phương Tây, loại lực lượng này chưa bao giờ ngừng lại ý đồ làm biến dị nhân loại. 

Năm 2020 chính thức bắt đầu cuộc đối kháng Mỹ – Cộng, kèm theo nhân tố Chủ nghĩa Cộng sản kích động chia rẽ nội bộ nước Mỹ, gây rối loạn cho chính quyền Tổng thống Trump, những điều này đang viết nên hồi kết trong cuộc đối kháng giữa hai lực lượng chính và tà.

Hạ Văn / TrithucVN
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc

‘Chặt đứt’ ngành công nghệ bán dẫn: Chính quyền Trump ‘điểm tử huyệt’ ĐCS Trung Quốc

Việc chính quyền Trump ban hành đạo luật cấm tất cả các công ty trên thế giới đang sử dụng công cụ, thiết bị hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cung cấp sản phẩm điện tử cho Huawei, được xem là “độc chiêu” điểm vào tử huyệt của ngành công nghệ Trung Quốc (Ảnh: NTDVN tổng hợp).

Nếu nói về một cuộc bao vây toàn diện và “ra đòn” kinh tế nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì có thể kể đến việc chính quyền Trump ban hành đạo luật cấm tất cả các công ty trên thế giới đang sử dụng công cụ, thiết bị hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cung cấp sản phẩm điện tử cho Huawei. Đây có thể được xem là “độc chiêu” điểm vào tử huyệt của ngành công nghệ Trung Quốc.

Với giấc mộng bá quyền, ĐCSTQ muốn dẫn đầu thế giới về công nghệ để thực hiện trọn vẹn giấc mơ của mình. Ý định đó thể hiện rõ trong chiến lược “Made in China 2025” được Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra năm 2015, với mục tiêu đề ra là sau 10 năm sẽ tự cung cấp 70% nhu cầu về các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó công nghệ bán dẫn có tầm quan trọng hàng đầu.

Thậm chí, Trung Quốc còn dành hẳn một ngân quỹ trị giá 300 tỷ USD cho riêng ngành này để chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Mỹ. 

Vì sao công nghệ bán dẫn lại quan trọng đến như thế? 

Bán dẫn là loại vật liệu không thể thiếu được trong mọi sản phẩm điện tử ngày nay. Kể từ năm 1959, chất bán dẫn đã mở đầu một cuộc cách mạng “có một không hai” trong công nghiệp điện tử, và chi phối sự phát triển của mọi lĩnh vực công nghệ khác.

Để sản xuất hàng loạt với số lượng cao và giá thành hạ, công nghệ ASIC là lời giải tốt nhất, nhưng cũng tốn kém nhất để đầu tư trong thời gian thiết kế thử nghiệm, cho nên chỉ có những tập đoàn lớn với phương tiện tài chính dồi dào và nhiều chuyên gia lành nghề mới có thể đi vào hoạt động đầy rủi ro này.

Nói tóm lại, không có một ngành nào hiện nay không sử dụng sản phẩm điện tử, và không có sản phẩm điện tử nào mà không chứa các Chip bán dẫn ngày càng cao cấp. Công nghệ bán dẫn đang chi phối sự phát triển lâu dài của mọi ngành công nghệ thế giới. 

Do đó, sự tụt hậu của các quốc gia có nghĩa là khả năng tiếp cận rất hạn chế về công nghệ bán dẫn mà chủ yếu là máy tính điện tử.

Dù tuyên truyền rất rầm rộ, rốt cuộc Trung Quốc đang ở ‘vị trí nào’ trong cuộc đua ‘công nghệ bán dẫn?

Tại sao Trung Quốc lại quyết tâm xây dựng và mở rộng các công ty công nghệ (sử dụng chất bán dẫn) trong chiến lược phát triển địa kinh tế -chính trị của mình? Có thể nói, nắm được thế mạnh về “công nghệ bán dẫn” là bước đầu trong kế hoạch thực hiện giấc mộng bá quyền của ĐCSTQ.

Vào cuối thập niên 1950, Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia lạc hậu, thiếu tiền, thiếu chuyên viên để có thể bắt đầu xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại. Đến đầu thập niên 1980, nước này vẫn chưa có một nhà máy sản xuất Chip thông dụng thế hệ một. 

Sau 40 năm quyết tâm xây dựng ngành bán dẫn, Trung Quốc đạt được gì? Bảng thống kê về doanh thu các nước trong lĩnh vực sản xuất Chip bán dẫn cho chúng ta một cái nhìn tổng quát:(Nguồn: ZVEI, báo cáo 2019)

Vào năm 2019, Trung Quốc chỉ mới đạt được thị phần 4% trên thế giới và chỉ mới sản xuất được các Chip có độ tích hợp vừa phải. Các Chip phức tạp như CPU đời mới trong smartphone của Huawei có độ tổng hợp và chính xác cao (7 nano mét), thì họ không đủ trình độ để sản xuất, mà phải giao bản thiết kế cho công ty TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) để chế tạo.

Kể từ 2005, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ Chip lớn nhất thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là năng lực sản xuất Chip của họ cũng tăng lên tương ứng. 

Ngay cả đến 2024, khi nền sản xuất Chip Trung Quốc được dự đoán có thể đạt 43 tỷ USD, thị phần của Trung Quốc trên thế giới cũng chỉ đạt 8,5%. Theo IC Insights, thị trường thế giới lúc ấy cũng có thể lên đến 507 tỷ USD. Do đó, việc vươn lên để giành vị trí của Hoa Kỳ được xem là một tham vọng… khó lòng thực hiện được của ĐCSTQ

Ngoài ra, năng lực sản xuất bán dẫn của các công ty Trung Quốc so với công ty các nước khác còn thấp. Trong 10 công ty hàng đầu dưới đây, Trung Quốc chỉ chiếm tỉ lệ công suất 3,7%. So với toàn thế giới thì tỉ lệ còn thấp hơn.Bảng xếp hạng doanh thu quý I/2020 (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: Company Reports, IC Insights Strategic Reviews Database

Bắt kịp các nước phương Tây về công nghệ bán dẫn – ‘ảo tưởng’ của ĐCSTQ

Qua các kênh thông tin rầm rộ của ĐCSTQ, thế giới dễ nhầm tưởng rằng Trung Quốc sẽ bắt kịp các nước phương Tây về công nghệ bán dẫn trong vài thập niên tới. Nhưng thống kê quốc tế lại có một… ngôn ngữ khác. 

Kể từ khi chiến lược “Made in China 2025” ra đời, Trung Quốc vẫn không ngừng khẳng định rằng đến cuối 2020, họ sẽ tự sản xuất 40% nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong nước, và sẽ đạt 70% đến năm 2025. Đồ thị sau đây cho thấy là Trung Quốc chỉ cung ứng được 15% nhu cầu bán dẫn nội địa, thay vì 40% vào năm 2020 và 70% năm 2025 theo kế hoạch (Nguồn: IC Insights)

Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất CPU và SoC cao cấp. Theo các chuyên gia đánh giá thì với công nghệ 19 nanomet đã lạc hậu hơn 8 năm, các công ty công nghệ Trung Quốc còn chưa thể “sánh ngang” với Samsung, nên việc “cạnh tranh” lại càng không thể.

Để thành công trong việc xây dựng nguồn sản phẩm bán dẫn đòi hỏi nỗ lực lớn về công nghệ, đầu tư tài chính khổng lồ, chuyên gia cao cấp… Nhưng với đường lối kinh doanh “đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ” – vốn đang bị Hoa Kỳ điều tra và chặn đứng, Trung Quốc khó lòng đi theo con đường kinh doanh “chân chính” được.  

Không có khả năng sản xuất linh kiện cao cấp: ‘Tử huyệt’ của ngành công nghệ Trung Quốc

Hiệp hội Công nghệ bán dẫn Hoa Kỳ đưa ra thống kê rằng: “Khoảng cách giữa nhu cầu thị trường Trung Quốc với công suất sản xuất nội địa ngày càng xa. Các nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc chỉ đáp ứng được 9% nhu cầu thị trường nội địa, phần còn lại do nhập khẩu… Hơn một nửa số lượng nhập khẩu xuất phát từ Mỹ”.

Công ty nghiên cứu thị trường bán dẫn IC Insights ở Arizona cho biết là Trung Quốc chưa có một công ty bán dẫn nào có thể sản xuất các linh kiện đặc thù cao cấp như: trung tâm xử lý tín hiệu, CPU, MCU… Các loại linh kiện này đang chiếm 1/2 thị trường Trung Quốc, tất cả đều phải nhập hoặc mua từ các công ty đa quốc gia vốn đã có hàng chục năm kinh nghiệm với hàng vạn nhân viên trên thế giới.

Do đó, nếu không tiếp cận được đến các nguồn cung cấp linh kiện, toàn bộ các ngành khác của Trung Quốc như điện tử dân dụng, công nghiệp tự động hóa, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu vũ khí hiện đại, ngành không gian, hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị 5G… sẽ bị chậm lại nhiều thập niên.

‘Đòn chí mạng’ của chính quyền Trump: cấm vận Huawei

Mặc dù từ giữa năm 2018, chính quyền Trump đã có lệnh cấm các công ty ở Mỹ không được phép cung cấp sản phẩm, dịch vụ và sở hữu trí tuệ cho Huawei, công ty Trung Quốc này có “đủ khôn ngoan” để đi đường vòng và tiếp tục thúc đẩy hoạt động của mình. Với đường lối kinh doanh “đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ” – vốn đang bị Hoa Kỳ điều tra và chặn đứng, Trung Quốc khó lòng đi theo con đường kinh doanh “chân chính” được. (Ảnh: getty images)

Các nước đồng minh cũng chưa tỏ dấu hiệu sẽ đi theo con đường cứng rắn của Mỹ. Ngoài ra, các liên doanh với công ty Mỹ đang hoạt động ở ngoại quốc thì không bị ràng buộc bởi lệnh cấm, cho nên họ vẫn có thể cung cấp sản phẩm cho Huawei, theo cách này hay cách khác. Đó chính là khe hở của lệnh cấm năm 2018, làm cho nó mất hẳn hiệu quả.

Vì thế, đến tháng 5/2020, Mỹ giáng thêm một đòn chí mạng: cấm tất cả các công ty sử dụng thiết bị, phần mềm, công cụ thiết kế hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ (thuộc mọi nước khác) cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Huawei. Với biện pháp này, Huawei khó lòng tìm được đối tác cung cấp Chip cao cấp.

Vào giữa tháng 5/2020, công ty cung ứng quan trọng nhất của Huawei là TSMC (Đài Loan) đã từ chối các đơn hàng, chỉ ba ngày sau lệnh cấm của Mỹ, với tuyên bố: “Đó là một quyết định khó khăn cho chúng tôi [TSMC], khi Huawei là khách hàng quan trọng thứ hai của công ty, nhưng các nhà sản xuất Chip phải tuân theo quy định của Mỹ vì vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ”. 

Các nhà sản xuất Chip châu Âu như Infineon (Đức) và ST Microelectronics (Hà Lan) đều ít nhiều phụ thuộc vào sở hữu trí tuệ của Mỹ, cho nên việc Huawei tiếp cận những công ty này cũng sẽ không mang lại kết quả gì. Có vẻ như công nghệ bán dẫn Trung Quốc sẽ bị kéo lùi nhiều thập niên.

Châu Âu cũng đồng lòng ‘triệt hạ’ con “át chủ bài” Huawei – tham vọng thống trị ngành viễn thông của Trung Quốc

Không chỉ có Huawei, mà các tập đoàn smartphone lớn của Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. 

Trong tháng 6/2020, nước Anh cấm hẳn các công ty bản địa sử dụng sản phẩm của Huawei trong mạng lưới viễn thông (mặc dù vào tháng 1/2020, Thủ tướng Johnson còn cho phép Huawei tham gia 35%). 

Pháp chỉ gia hạn giấy phép sử dụng các thiết bị 5G của Huawei cho đến năm 2023 và 2028, tùy loại thiết bị, mặc dù trên thực tế, có lẽ không có công ty Pháp nào chịu mua thiết bị của Huawei, nếu biết rằng chúng sẽ bị cấm trong tương lai gần.

Công ty viễn thông lớn nhất châu Âu, Deutsche Telekom, đã giảm quan hệ với Huawei và tăng cường thương lượng với Ericsson trong dự án 5G. Về an toàn thiết bị viễn thông, EU vừa ra thông báo dài 44 trang, khuyến cáo các nước thành viên không được làm việc với các nhà cung cấp “có độ rủi ro cao”, dù không nói rõ tên công ty nào. 

Trước tình hình tồi tệ trước mắt, có vẻ như Huawei chỉ có thể chen chân vào vài thị trường ‘thân Trung’ như Trung Đông, Phi Châu và Nam Mỹ. 

Bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo cho rằng, biện pháp trừng phạt sẽ “nâng cao an ninh quốc gia trong thời đại mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm ưu thế trong các lĩnh vực mũi nhọn và kiểm soát các công nghệ nhạy cảm”. 

Tại sao Trung Quốc lần này phải bó tay?

Với những biện pháp trừng phạt từ trước của Mỹ, Trung Quốc luôn luôn tìm được giải pháp đối đầu. Tuy nhiên, “sự cố” xảy ra lần này giữa Huawei và Mỹ đã làm cho Trung Quốc bối rối khi đi tìm một lối thoát. Khoảng cách về công nghệ bán dẫn giữa Trung Quốc và phương Tây quá xa để phản ứng kịp thời cho một giải pháp trong ngắn hạn. 

Mặc khác, Trung Quốc chủ quan về sức mạnh thị trường của họ. Trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2001. Trong 20 năm qua họ đã tiến hành những thử nghiệm rất tinh vi để đo lường phản ứng và xây dựng chính sách thương mại với phương Tây. 

Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và biến thành một công xưởng của thế giới, đồng thời là thị trường “béo bở” đối với phương Tây. Họ đã tiến hành một chiến lược kinh doanh nhất quán: mua công nghệ, bản quyền và xuất khẩu thành phẩm để đẩy mạnh sản phẩm ứng dụng, chiếm lĩnh thị trường, gây ảnh hưởng chính trị, và sử dụng thặng dư thương mại để tiến hành xây dựng dần dần công nghệ bán dẫn cơ bản. 

Do đó, Trung Quốc cho rằng thị trường của họ có sức mạnh và không ai có thể tạo được sức ép bằng cách này hay cách khác. 

Trên thực tế, Intel không hề đưa các Chip chiến lược ra sản xuất ở ngoại quốc. Các hãng khác như Apple, Samsung, Sony… chỉ sản xuất thành phẩm cuối cùng ở Trung Quốc, chứ sản xuất Chip thì không đáng kể. Có vẻ như lần này, Trung Quốc phải “bó tay”

Tương lai ngành bán dẫn Trung Quốc sẽ ra sao?

Chính quyền Trump với con át chủ bài “bản quyền sở hữu trí tuệ”, chỉ cần kéo dài lệnh cấm và nới rộng các công ty trong danh sách đen, thì cũng đủ làm cho Trung Quốc điêu đứng, công việc nghiên cứu trong mọi ngành sẽ chậm lại, một số dự án nghiên cứu vũ khí, an ninh và không gian phải tạm ngưng vì thiếu linh kiện thiết bị. 

Hiện nay, với 4% thị phần bán dẫn so sánh với Mỹ đã đạt 50%, Trung Quốc dường như không có cách để thu hẹp khoảng cách này trong vài thập niên. 

Truyền thông Trung Quốc thường trích dẫn chiến lược “Made in China 2025” để tuyên truyền rằng họ đang bắt kịp Mỹ về công nghệ và sẽ vượt lên hàng đầu trong vài thập niên. Tuy nhiên, giờ đây đó là loại tuyên truyền sáo rỗng, là một ảo vọng viển vông nhất của ĐCSTQ.

Chính quyền Trump đã vô cùng quyết liệt trong việc dập tắt thảm họa “Trung Hoa mộng” về công nghệ của ĐCSTQ. Nếu xem “tương lai công nghệ bán dẫn” gắn liền với “tương lai của Trung Quốc”, thì đây có thể là “con bài” chiến lược để thế giới ngăn chặn phần sự bành trướng về kinh tế-chính trị của ĐCSTQ.

Tâm An / NTDVN