Ngôi nhà ‘siêu dị’ được thiết kế để ẩn mình trong tán cây

Ngôi nhà 'siêu dị' được thiết kế để ẩn mình trong tán cây
Một studio kiến ​​trúc đã thiết kế ngôi nhà sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường và gần như ẩn mình giữa những tán cây của một khu bảo tồn thiên nhiên ở Nam Phi.
Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 1.

Frankie Pappas, một studio kiến ​​trúc có trụ sở tại Johannesburg, Nam Phi đã thiết kế một ngôi nhà ở khu bảo tồn sinh thái Bushveld. Nó “tàng hình” tới mức mà mắt thường hầu như không thể nhìn thấy được.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 2.

Được gọi là The House of the Big Arch, ngôi nhà len lỏi giữa những vách đá sa thạch đỏ và khu rừng ven sông của Khu sinh quyền Waterberg, cách thành phố khoảng ba giờ đi xe về hướng bắc.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 3.

Theo yêu cầu của chủ sở hữu, các nhà thiết kế đã chú ý tối đa để tôn trọng môi trường xung quanh khi xây dựng ngôi nhà.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 4.

Trước khi bắt tay vào dự án, nhóm kiến trúc sư đã quét laser toàn bộ khu đất và sử dụng mô hình ‘rừng kỹ thuật số’ 3D thu được để lên dự án thiết kế.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 5.

“Bất kỳ chỗ lồi và lõm nào trong sơ đồ của tòa nhà đều do cây cối cho phép chúng tôi xây dựng”, nhóm nghiên cứu viết trong phần mô tả dự án của họ, đồng thời lưu ý rằng không có cây xanh nào bị phá bỏ trong suốt quá trình xây dựng.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 6.

Kết quả là một tòa nhà dài, hẹp với nhiều góc cạnh được tùy chỉnh đã xuất hiện giữa các tán cây.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 7.

Lối vào ngôi nhà chỉ rộng 11 feet, khoảng 3,3 mét.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 8.

Khu vực chính bao gồm sảnh khách ngập nắng, phòng ăn và nhà bếp …

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 9.

… cộng với một khu vực ngoài trời với lò sưởi.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 10.

Những cây cầu gỗ sẽ nối các phần khác nhau của tòa nhà.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 11.

“Cổng vòm lớn” này là thứ tạo nên cái tên của ngôi nhà, có một băng ghế xích đu nhỏ bên dưới.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 12.

Thiên nhiên như hòa mình vào trong kiến trúc của ngôi nhà, ở từng ngóc ngách.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 13.

Nó cũng có một hầm chứa rượu và thực phẩm.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 14.

Do vị trí xa xôi, ngôi nhà không có lưới điện, hoạt động dựa vào hệ thống thu gom nước mưa và các tấm pin mặt trời.

Ngôi nhà siêu dị được thiết kế để ẩn mình trong tán cây - Ảnh 15.

“Kiến trúc này có thể tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”, các kiến trúc sư cho biết.

Tham khảo Business Insider

Hé lộ mức lương tại Facebook: Thấp nhất 1 USD, cao nhất lên tới hơn nửa triệu USD!

Hé lộ mức lương tại Facebook: Thấp nhất 1 USD, cao nhất lên tới hơn nửa triệu USD!
Công ty do Mark Zuckerberg đồng sáng lập chỉ trả cho anh vỏn vẹn 1 USD/năm.

Tuy là nhà đồng sáng lập và CEO của Facebook với khối tài sản trị giá 107 tỷ USD, Mark Zuckerberg lại là một trong những người có mức lương thấp nhất tại đây. Không kể chi phí đi lại bằng máy bay và bảo đảm an ninh, công ty này chỉ trả lương cơ bản cho Zuckerberg vỏn vẹn 1 USD/năm.

Trở lại năm 2012, Zuckerberg từng nhận mức lương và thưởng lên tới 770.000 USD/năm nhưng giờ đây tỷ phú trẻ tuổi này đã trở thành nhân viên được trả lương thấp nhất công ty.

Hé lộ mức lương tại Facebook: Thấp nhất 1 USD, cao nhất lên tới hơn nửa triệu USD! - Ảnh 1.

Đồng sáng lập và CEO của Facebook.

Trong khi đó, rất nhiều nhân viên khác của Facebook, từ kỹ sư phần mềm đến giám đốc sản phẩm, copywriter và luật sư có thể nhận mức lương khá thoải mái với 6 con số.

Nhưng cụ thể là bao nhiêu? Mới đây, Business Insider đã tiếp cận được với dữ liệu tiền lương do chính phủ Mỹ công bố để tìm hiểu rõ hơn mức lương cụ thể của nhân viên Facebook tại Mỹ.

Dữ liệu trên được lấy từ đơn xin thị thực do các công ty nộp lên hàng năm, theo đó những công ty này được yêu cầu cho biết chính xác số tiền họ định trả cho mỗi người lao động nếu đơn xin được chấp thuận.

Mặc dù vậy, dữ liệu này vẫn có những hạn chế nhất định như chỉ cho biết mức lương cơ bản của người lao động và không bao gồm khoản thưởng hay trợ cấp cổ phiếu. Ngoài ra, nó cũng chỉ cho thấy mức lương của một vị trí cụ thể tại công ty. Ví dụ, nếu Facebook không có ý định thuê một nhà phân tích thuế về thị thực, họ sẽ không cung cấp bất cứ thông tin chi tiết nào về số tiền họ được trả.

Về mặt pháp lý, các công ty bắt buộc phải trả cho nhân viên là người nước ngoài mức lương tương đương với lao động trong nước. Dưới đây là mức lương cụ thể của nhân viên Facebook tại Mỹ:

Dữ liệu và kỹ thuật

Nhà khoa học dữ liệu: Từ 110.659 USD đến 216.331 USD

Kỹ sư phần mềm: Từ 110.000 USD đến 280.000 USD

Kỹ sư dữ liệu: Từ 110.000 đến 195.424 USD

Nhà khoa học nghiên cứu: Từ 135.000 USD đến 250.527 USD

Giám đốc kỹ thuật: Từ 171.000 USD đến 280.000 USD

Quản lý chương trình kỹ thuật: Từ 111.636 USD đến 225.000 USD

Kỹ sư sản xuất: Từ 110.000 đến 221.597 USD

Quản lý, kỹ thuật: Từ 284.200 đến 345.221 USD

Thiết kế sản phẩm: Từ 105.000 USD đến 199.355 USD

Kỹ sư phát triển giao diện người dùng: Từ 110.000 USD đến 225.000 USD

Giám đốc sản phẩm: Từ 110.000 USD đến 240.000 USD

Kỹ sư bảo mật: Từ 115.000 USD đến 215.000 USD

Phần cứng và mạng

Kỹ sư ASIC & FPGA: Từ 145.000 USD đến 205.000 USD

Kỹ sư điện: Từ 125.000 USD đến 205.000 USD

Nhà khoa học về quang học: Từ 140.000 USD đến 180.359 USD

Kỹ sư phần cứng: Từ 155.000 USD đến 208.192 USD

Kỹ sư mạng: Từ 78.499 USD đến 180.000 USD

Chính sách, nội dung, nghiên cứu

Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu và truyền thông: 665.500 USD

Nhà chiến lược nội dung: Từ 115.000 USD đến 180.000 USD

Giám đốc chương trình chính sách: 150.000 USD

Chuyên gia sáng tạo: 112.172 USD

Nghiên cứu trải nghiệm khách hàng: Từ 120.000 USD đến 162.000 USD

Kinh doanh, quản lý, và các vị trí khác

Giám đốc tiếp thị sản phẩm: Từ 110.779 đến 205.680 USD

Giám đốc tài chính: Từ 145.000 USD đến 180.000 USD

Đối tác kinh doanh nhân sự: Từ 153.000 USD đến 220.500 USD

Nhà phân tích kinh doanh: Từ 130.000 USD đến 201.676 USD

Nhà phân tích bảo mật: 145.089 USD

Quản lý sự kiện: 143.343 USD

Cố vấn chính: 210.000 USD

Theo báo Tổ Quốc

Mỹ ra mắt máy bay có hình dáng kỳ dị

Mỹ ra mắt máy bay có hình dáng kỳ dị
Sau bao ngày chờ đợi, chiếc máy bay có hình viên đạn Celera 500L cuối cùng đã được ra mắt.

Ba năm trước, tháng 4 năm 2017, một chiếc máy bay hình viên đạn bí ẩn đã được phát hiện tại sân bay hậu cần nam California.

Thiết kế bất thường của nó ngay lúc đó đã dấy lên những đồn đoán trên trang website quân sự The War Zone rằng, nó sẽ làm việc cho Otto Aviation có trụ sở tại California và quá trình sản xuất chiếc máy bay này được giữ kín như bưng.

Và giờ đây vào cuối mùa hè của một năm kỳ lạ nhất trong lịch sử hàng không, chiếc Celera 500 L cuối cùng đã được ra mắt thế giới với tầm bay gấp đôi chiếc máy bay đã từng thấy trước đây.

Chiếc máy bay cá nhân này có sức chứa sáu người và hứa hẹn bay với tốc độ máy bay phản lực nhưng tiêu hao năng lượng thấp hơn 8 lần.

Trên website của mình, Otto Aviation cho biết, cho tới nay chiếc máy bay này đã thực hiện thành công 31 chuyến bay và hiệu quả của nó đã được chứng minh vào năm 2019. Otto Aviation thông báo chiếc Celera 500 L này tiết kiệm nhiên liệu nhất và đạt hiệu quả thương mại.

Otto Aviation được thành lập vào năm 2008 và là chi nhánh của Otto Laboratories thuộc Bill Otto. Công ty cho biết, Celera 500 L sẽ rất tiết kiệm nhiên liệu so với các máy bay phản lực. Chi phí vận hành cũng rất khiêm tốn, chỉ với 328 USD/ giờ bay.

Giám đốc điều hành của công ty Bill Otto cho biết: “Mục đích của chúng tôi luôn là tạo ra một chiếc máy bay tư nhân và an toàn có thể cho phép bay trực tiếp giữa các thành phố trong nước Mỹ với chi phí có thể so sánh với chi phí vận chuyển hàng không thương mại.”

Chiếc Celera 500 L này có thể bay tới các thành phố của Mỹ mà không cần phải dừng lại nạp nhiên liệu.

Bên trong máy bay là cabin có chiều cao 1,88m và có sáu ghế ngồi hạng nhất.

Hiện nay Otto Aviation đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm thành công nhưng họ vẫn đang trong quá trình chờ phê duyệt của Cục hàng không dân dụng liên bang.

Nếu thị trường taxi bay phát triển, loại máy bay này rất phù hợp giữa thời đại dịch COVID-19 và có thể tránh được các sân bay đông đúc và đem loại lại lợi nhuận lớn.

Trước đại dịch, Paris đã công bố rằng họ đang làm việc với Aiibus để sản xuất taxi bay trong thành phố trong thời điểm diễn ra thế vận hội Olympic 2024.

Công ty Transcend Air có trụ sở tại Boston cũng đang làm việc để triển khai các chuyến đi giữa các thành phố của Mỹ bằng máy bay 6 chỗ ngồi, dự kiến ra mắt vào năm 2024.

CNN

Paul Doumer – một nhân vật lịch sử đặc biệt và đầy phức tạp

Trong lịch sử chính trường nước Pháp, cựu Tổng thống Paul Doumer (1857 – 1932) là một gương mặt đặc biệt – từ gia cảnh xuất thân tới các chính sách gây tranh cãi nảy lửa cũng như những thành tựu đạt được. Ông là vị Toàn quyền trẻ nhất nước Pháp (39 tuổi) khi được chỉ định làm Toàn quyền Đông Dương (giai đoạn 1897 – 1902) và đã để lại một khối di sản lớn ở Đông Dương, đặc biệt tại Việt Nam.

Gia cảnh khác thường của một chính khách

Một năm trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Paul Doumer (tên gọi đầy đủ: Joseph Athanase Paul Doumer) đã được cử làm Bộ trưởng Tài chính. Sự kiện này đã gây sốc trong dư luận, là ”một hiện tượng lạ trong giới chính trị của nước Pháp’’. Bởi lẽ, phàm những ai được tiến cử vào chiếc ghế bộ trưởng trong nội các thường phải có xuất thân từ giới quý tộc và chững tuổi.

Với Bộ trưởng Paul Doumer, gia cảnh xuất thân của ông khá đặc biệt: Cha là công nhân lắp đặt đường ray (ngành Đường sắt) mất sớm, mẹ không nghề nghiệp. Bản thân ông lúc mới 13 tuổi vừa làm nhân viên chạy vặt, rồi làm thợ khắc ở một nhà máy sản xuất huân/huy chương, vừa tranh thủ học thêm vào buổi tối tại Học viện Kỹ nghệ Quốc gia – nơi ông sau đó đạt được tấm bằng tú tài khoa học và sau đó thêm tấm bằng cử nhân Toán. Khi 21 tuổi, sau khi được bổ nhiệm làm giáo viên trung học, Paul Doumer đã cưới con gái một viên thanh tra giáo dục và sau này họ có tới 8 người con (5 trai).

Trước khi làm Tổng thống Pháp trong một thời gian ngắn ngủi (1931 – 1932), ông Paul Doumer từng đảm nhiệm nhiều chức vụ cao: Bộ trưởng Tài chính, Toàn quyền Đông Dương, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện. Khi nhắc đến Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (giai đoạn 1897 – 1902), người Việt Nam thường nhớ đến những đóng góp lớn của ông khi cho triển khai những công trình cơ sở hạ tầng lớn như những cây cầu huyền thoại: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn), cảng Hải Phòng, và nhất là đường sắt (hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương, đường sắt Vân Nam…). Ngoài việc tạo lập khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên ở Đà Lạt, Paul Doumer còn đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa và khoa học, khi lập ra nhiều học viện nghiên cứu (Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp – EFEO, Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang…) nhằm mục đích phát triển dài lâu tại Việt Nam.

Người đặc biệt, nhưng ít được quan tâm

Có một điều ngạc nhiên là, một nhân vật đặc biệt như Paul Doumer – một người có khoảng 25.000 đường phố ở Pháp đặt tên ông – lại có ít sử gia quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện và khoa học. Nhiều người Việt Nam muốn tìm hiểu nhiều hơn về ông, nhưng ít có tài liệu nào ghi chép. Mãi tới năm 2004, một trong số những tác phẩm hiếm hoi nghiên cứu về Paul Doumer được Amaury Lorin viết và xuất bản với tên tiếng Pháp “Paul Doumer, gouverneur général de l’Indochine (1897 – 1902): Le tremplin colonial (Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa, do NXB L’Harmattan (Paris) ấn hành trong bộ sách Recherches Asiatiques (Nghiên cứu Châu Á).

Amaury Lorin sinh năm 1972, tại Angers (Pháp), tốt nghiệp cao học ngành Sử học đương đại (Viện Nghiên cứu Chính trị Paris – IEP), đã thực hiện nhiều chuyến khảo cứu tại các nước Đông Dương cũ, đặc biệt tại Việt Nam và Campuchia, hiện là tiến sĩ Lịch sử tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris. Tại Pháp, cuốn sách nói trên đã được trao 2 giải thưởng: Giải Auguste Pavie (Prix Auguste Pavie) của Viện Hàn lâm Khoa học hải ngoại năm 2005 và giải của Hội Nhà văn chiến binh (Prix des écrivains combattants) năm 2006. Tại Việt Nam, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Cộng đồng Pháp ngữ (1970 – 2020), tác phẩm “Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa” đã được Omega Plus Books và NXB Thế giới ấn hành phiên bản Việt (do Nguyễn Văn Trường dịch) trong khuôn khổ ”Tủ sách Pháp ngữ – Góc nhìn Sử Việt’’.

Một trang sử được lật giở

Viết cuốn lịch sử lý thú này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Bộ Thuộc địa và các kho tư liệu của Chính quyền Đông Dương được chuyển về lưu trữ ở Pháp, tác giả Amaury Lorin đã làm sáng tỏ một trang sử thuộc địa Pháp chưa được nhiều người hiểu một cách tường tận một thời kỳ tồn tại đan xen những khoảng tối, sáng lẫn lộn, đặc biệt nổi lên một nhân vật đầy phức tạp với một nghị lực đáng kinh ngạc và một sự nghiệp có một không hai.

Theo Amaury Lorin, công cuộc thực dân hóa của Pháp có vô vàn khoảng tối cũng như điểm sáng, nó tích cực đối với một số đông này và tội lỗi với số đông khác đã làm dấy lên ở nước Pháp những cuộc tranh luận nảy lửa, đôi khi thành những cuộc luận chiến. Có hai vấn đề thúc đẩy tác giả biên soạn cuốn sách này. Thứ nhất, khoản nợ chính xác của Đông Dương thuộc Pháp (1858 – 1954) trong 5 năm nhiệm kỳ của Paul Doumer (1897 – 1902) là bao nhiêu, có hợp lý khi cho đó là một “bước ngoặt lớn” hay không? Thứ hai, đâu là vai trò ngược lại của Đông Dương đối với sự hình thành, chín muồi của Paul Doumer về mặt cá nhân cũng như bản lĩnh chính trị, người được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Pháp năm 1931?

Amaury Lorin cũng chia sẻ việc ”thiếu hiểu biết về Paul Doumer’’ là ”bất công và có cái gì đó thật mẫu thuẫn, trong khi thế hệ những người Pháp trẻ như tôi coi Paul Doumer chỉ là một vị tổng thống mờ nhạt… Nói một cách chính xác hơn, sự thăng tiến khác thường của ông qua nhiều chức vị cho tới chức quan tòa tối cao rồi sau đó là vận kết thúc sự nghiệp bi thảm của ông mà sau này mọi người được biết quả là đã khiến người ta đánh giá thấp, thậm chí còn làm lu mờ đi tầm quan trọng dẫu sao cũng có tính quyết định của những năm làm việc ở Đông Dương này đối với sự nghiệp mà ông theo đuổi một cách đầy năng nổ sau này tại chính quốc’’.

Trong “Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa”, tác giả Amaury Lorin đã đề cập tới nhiều chi tiết quan trọng liên quan tới Paul Doumer trong thời gian làm việc tại Đông Dương – từ lúc chấp nhận các thách thức, rủi ro khi đến xứ lạ, tới việc có phát ngôn để đời về phương thức hành động ”Cai trị toàn cõi, không cai quản từng xứ’’, cải tổ bộ máy chính quyền, rồi ra các chính sách thuế thân, thuế đất cùng nhiều loại thuế khác. Dù các yếu tố đó đã khiến dư luận cả ở chính quốc lẫn khu vực thuộc địa đều bất bình, nhưng kết quả thu được lại chứng tỏ tầm nhìn tài năng của một nhà quản trị và nhà kiến thiết, thuyết phục được sự nhìn nhận của chính quyền Pháp, trong đó có không ít người ở phe đối lập.

Lộ sáng một giai đoạn giao thời đặc biệt

Cuốn sách này chắc chắn sẽ góp phần giúp mọi người có thêm nhiều hiểu biết về một giai đoạn giao thời đặc biệt, về một giai đoạn bản lề hết sức đặc biệt xét ở mọi phương diện đối với lịch sử của Việt Nam, Campuchia, Lào trong thời kỳ thuộc địa, và rộng hơn nữa là đối với lịch sử của nước Pháp thực dân: Đó chính là thời khắc thiết lập bộ máy khai thác hợp lý và hiệu quả trên cõi Đông Dương sau khi cuộc chinh phục quân sự kết thúc (mà sau này được thay bằng từ bình định) và trước khi sứ mệnh kiến thiết bắt đầu.

Đó là còn chưa kể tới việc Paul Doumer được chỉ định làm Toàn quyền Đông Dương đúng vào thời điểm nước Pháp đã đạt được mục đích ban đầu của công cuộc chinh phục Đông Dương là sở hữu một cửa ngõ tiện lợi vào thị trường Trung Hoa khi mà trước đó đã có kết quả một số hiệp ước, hiệp định Pháp – Trung được ký kết và theo đó, đã công nhận một khu vực ảnh hưởng rộng lớn thuộc nước Pháp – bao gồm: 3 tỉnh phía Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông) cùng 2 tuyến đường sắt (Lào Cai – Côn Minh và Lạng Sơn – Nam Ninh) được nhượng lại. Ngoài ra, ở thời điểm đó, vịnh Quảng Châu Loan của Trung Quốc vẫn thuộc quyền quản lý hành chính của Liên bang Đông Dương.

Theo LÊ QUANG VINH / LAO ĐỘNG ONLINE

Vượt biên bằng đường … Đảng

Từ năm 1975 người Việt bắt đầu có cụm từ vượt biên. Vượt biên là hành động cuối cùng của tuyệt vọng khi sống dưới chế độ mới vừa chiếm được Miền Nam. Có hai loại vượt biên, bằng đường bộ và bằng đường biển. Trong cả hai loại này người muốn đi đều phải bỏ tiền ra cho người dẫn đường nếu là đi bằng chân đất xuyên qua những cánh rừng đầy máu và nước mắt của Campuchia để qua Thái Lan. Vượt biên bằng đường biển tuy không khổ nạn như đường bộ khi được ngồi trên những chiếc ghe đánh cá chạy ra hải phận quốc tế là xem như thoát, nhưng loại vượt biên này lại gặp nguy hiểm vì hải tặc, vì bão tố và bộ đội biên phòng.

Người Việt hải ngoại thấu hiểu cuộc đời của người tỵ nạn như thế nào khi chấp nhận vượt biên là chấp nhận chết trên biển hay trong rừng rậm Campuchia nhưng họ vẫn liều lĩnh ra đi, liều lĩnh chọn cuộc sống tự do trong cái chết và liều lĩnh đánh cược cả gia đình mình với vùng đất mới.

Ngày nay một số người vượt biên theo cách thứ ba: bằng đường Đảng.

Người chọn vượt biên bằng đường Đảng xem ra có khác với hai loại trên mặc dù mục đích vẫn là trốn chạy chế độ. Họ là những người thừa tiền và quyền lực. Họ là những người được Đảng bồi đắp và cho hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi.

Họ là Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường vượt biên sang Malta, là Hồ Thị Kim Thoa thứ trưởng Bộ Công thương vượt biên và biến mất tại Châu Âu, là Võ Kim Cự bay sang Canada sau khi tàn phá Vũng Án, rồi mới đây nhất là ba nhân vật được cơ quan truyền thông Al Jazeera của Qatar công khai hồ sơ vượt biên sang Cyprus và được cấp quốc tịch của đảo quốc này gồm ba người: Thứ nhất là Phạm Nhật Vũ, em ruột tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng, cùng với hai vợ chồng Nguyễn Phan Diệu Phương và Phạm Phú Quốc. Vũ đang bị giam giữ 3 năm với mức án đưa hối lộ, Phạm Phú Quốc thì đang là đương kim Đại biểu quốc hội thuộc đơn vị tp HCM. Vì là thành viên của quốc hội nên Quốc bị dư luận soi từng hành vi trong quá khứ và lý do khiến y phải vượt biên sang Cyprus bị cho là đang chuẩn bị chạy trốn vì vụ Thủ Thiêm.

Báo chí nhấn mạnh tới nhân thân của Quốc là một doanh nhân và vài tờ báo không nhắc gì tới chức danh ĐBQH của ông ta. Theo tiết lộ của nhà báo Lưu Trọng Văn thì Quốc từng là tổng giám đốc các công ty nhà nước hàng đầu ở Sài Gòn như Tổng công ty Bến Thành, Tổng công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC) nhưng bị cho ngồi chơi xơi nước nhiều năm do dính chuyện ăn chia trong các vụ bán đất nhà nước cho Vạn Thịnh Phát dẫn đến Quốc chán nản xin thôi việc. Đó chính là lý do Quốc cùng vợ con bàn tính ra đi.

Quốc được Đảng “hiệp thương” cho ra ứng cử quốc hội ở quận 5, quận 10 và 11, là những quận có đông người Hoa làm ăn sinh sống. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển của thành phố chỉ là ghế bình phong của Quốc, công việc chính là kinh doanh tài chính cho đảng, ngồi ghế Tổng Giám đốc công ty đầu tư tài chính của Thành phố HFIC. Từ tháng 12/2019, Quốc lại được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận (IPC) nắm trong tay khối tài sản nhà nước khổng lồ.

Quốc có khả năng dính líu tới vụ Thủ Thiêm khi ngồi ghế TGĐ các công ty sử dụng tiền công quỹ tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng vào các dự án tái định cư của khu đô thị Thủ Thiêm.

Phạm Phú Quốc không phải là doanh nhân đơn thuần như Phạm Nhật Vũ mặc dù phía sau Vũ là Phạm Nhật Vượng, người được Đảng công khai ủng hộ bằng mọi thứ mà Đảng có. Phạm Phú Quốc được Đảng nắm tay dẫn di từng bước một cho tới khi tiến tới quyền lực nắm giữ và toàn quyền tiêu phí tiền bạc của công quỹ. Đảng đã cho phép Quốc mang đồng tiền kiếm được từ móc ngoặc để mua chiếc vé vượt biên sang Cyprus một cách hợp pháp mặc dù vẫn phải ra đi trong lén lút.

Vượt biên bằng đường Đảng là con đường mà hàng triệu đảng viên mơ ước. Tuy nhiên có một trở ngại nho nhỏ là con đường này không thể áp dụng cho Mỹ vì chính quyền này quá giàu có để từ chối mọi hành vi đút lót, mua chuộc vốn quen thuộc với các nước cộng sản. Vượt biên bằng đường Đảng tuy ít người tham gia nhưng mỗi lần tham gia là đất nước lại khuyết đi một số tiền rất lớn có thể dùng cho các mục đích an sinh xã hội.

Hai triệu rưỡi đô la mà Đai biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc trả cho cuốn hộ chiếu và quốc tịch Cyprus làm người dân xót xa bao nhiên thì lại là chất xúc tác không hề nhỏ cho đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam khiến họ nặn óc nghĩ ra cách làm tiền cho nhanh để vượt biên bằng đường Đảng.

Theo RFAVietnam.

Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường -  VnExpress

Nguyễn Thị Nguyệt Hường (sinh ngày 9 tháng 4 năm 1970, quê xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), là một doanh nhân và chính khách người Việt Nam. Bà từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XII, XIII; Quốc hội Việt Nam khoá XII và Quốc hội Việt Nam khoá XIII thành phố Hà Nội.

Bà Hường cũng đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIV năm 2016 ở Hà Nội với tỉ lệ số phiếu cao nhất đơn vị bầu cử. Ngoài ra bà còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư TNG Holdings Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội; Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp, bỏ phiếu kín không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vào ngày 17 tháng 7 năm 2016 do bà không đủ tiêu chuẩn đại biểu vì bà có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.

Những thành tựu chính sách đối ngoại của Trump tạo nên kỷ lục ở Mỹ

Tổng thống Donald J. Trump trước khi phát biểu ủng hộ chương trình phân phối Hộp thực phẩm Nông dân cho các gia đình, vào ngày 24/8/2020, tại Flavor First Growers and Packers ở Mills River, NC (Shealah Craighead / Ảnh chính thức của Nhà Trắng).

Thậm chí chuyên gia bình luận của tờ báo Washington Post còn phải công nhận thành tích của ông Trump là “khổng lồ”.

Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chỉ đánh dấu một trong những thành tựu chính sách đối ngoại gần đây nhất của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Ý nghĩa của hiệp ước hòa bình này đã lập nên một kỷ lục ở Hoa Kỳ, điều này thậm chí đã được thừa nhận bởi ông David Ignatius, chuyên mục chính sách đối ngoại của Washington Post, một tờ báo cánh tả.

Theo The BL, ông Ignatius đã đồng ý với Tổng thống Trump khi ông nói rằng đó là một thành tích “KHỔNG LỒ” và đồng ý rằng đây là khúc dạo đầu cho các thỏa thuận mà Israel có thể thực hiện với các quốc gia khác trong khu vực như Bahrain, Omar và Morocco.

Việc ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên bay đến Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia và Tel Aviv ở Israel là một biểu tượng lịch sử đối với Phó Chủ tịch điều hành Martha Boneta của tổ chức ‘Các công dân vì nền Cộng hòa’ (CFTR), một tổ chức vận động hành lang cánh hữu của Mỹ. Bà nói:

Ông ấy [Trump] đã đánh bại ISIS, chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem và loại bỏ Qasem Soleimani, thiếu tướng Iran của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm người Mỹ, và đã trừng phạt Syria”.

Tổng thống Trump cũng đã bắt đầu cho rút quân khỏi Afghanistan và Syria và tuyên bố sẽ rút quân đóng ở Đức.

Ngoài ra, ông Trump đã chấm dứt thỏa thuận hạt nhân được coi là có hại với Iran và các thỏa thuận khí hậu Paris bất lợi cho Hoa Kỳ, đồng thời rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tham nhũng và yếu kém.

Ông cũng yêu cầu các thành viên NATO khác tăng cường đóng góp, trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để hạn chế nó lạm dụng kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ, đồng thời trừng phạt những hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Bà Boneta cũng đề cập đến các cuộc gặp thượng đỉnh và hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhằm chấm dứt các vụ thử tên lửa xuyên lục địa gây khó khăn cho Nhật Bản và các nước láng giềng trên Bán đảo Triều Tiên.

Ở châu Mỹ, Tổng thống Trump cũng đã ký một thỏa thuận thương mại mới với Canada và Mexico, trừng phạt kinh tế chế độ độc tài của Nicolás Maduro, người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela, và nối lại quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở Trung và Nam Mỹ.

Tương tự như vậy là những hành động nhất quán của Ngoại trưởng Mike Pompeo, luôn bao hàm tất cả các yêu cầu mà chính sách đối ngoại đòi hỏi — duy trì những mối quan hệ tốt đẹp của Hoa Kỳ với các đồng minh.

Tất cả những thành tựu này, hầu hết trong số đó là chưa từng có. Tổng thống Trump đã thiết lập một kỷ lục lịch sử cho nước Mỹ trong một chính sách đối ngoại được quản lý hoàn hảo, theo The BL.

Theo Jose Hermosa, The BL
Hương Thảo biên dịch
/ĐKN