Biệt thự cũ của Jennifer Aniston và Brad Pitt giá 44,5 triệu USD

Hai ngôi sao Hollywood dành 3 năm để sửa chữa biệt thự ở Beverly Hills, một trong những khu phố cao cấp nhất của Los Angeles, nhưng chỉ sống cùng nhau 2 năm tại đây.

biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 1
Ngôi nhà cũ của tài tử Brad Pitt và vợ cũ Jennifer Aniston ở Beverly Hills, Nam California, đang được rao bán với giá 44,5 triệu USD. Nó được niêm yết lần đầu tiên vào tháng 5/2019 với giá 49 triệu USD và giảm giá vào tháng 10/2019. Ảnh: Mansion Global.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 2
Cặp đôi mua biệt thự Beverly Hills với giá 13,1 triệu USD vào năm 2001 từ luật sư Ken Ziffren, và mất 3 năm để cải tạo trước khi dọn đến. Chủ sở hữu hiện tại của căn biệt thự là Jonathan Brooks, giám đốc điều hành quỹ phòng hộ. Ông mua lại bất động sản vào năm 2006 sau khi Aniston và Pitt ly hôn, theo Wall Street Journal. Ảnh: MLS.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 3
Ngôi nhà được xây dựng những năm 1930 bởi kiến trúc sư Wallace Neff và thuộc sở hữu của vợ chồng cựu diễn viên Fredric March và Florence Eldridge. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 4
Bất động sản rộng có tổng diện tích 1.115 m2 được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp với 4 phòng ngủ, phòng khách cỡ lớn và không gian ngoài trời rộng rãi. Ảnh: Mansion Global.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 5
Phòng khách được thiết kế với không gian mở với cửa kính từ trần đến sàn, hướng mặt ra hồ bơi và lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 6
Nội thất thiết kế theo phong cách hiện đại, từng chi tiết đều được chau truốt. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 7
Căn bếp được thiết kế với hai tông màu đen trắng chủ đạo và sàn được lót bằng đá cẩm thạch. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 8
Phòng ăn với lò sưởi và sàn lót đá cẩm thạch có sức chứa đến 20 chỗ ngồi. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 9
Quầy bar của biệt thự có sàn gỗ được lấy từ một lâu đài Pháp 200 năm tuổi. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 10
Sân tennis được doanh nhân Brooks xây dựng thêm sau khi mua lại ngôi nhà từ Brad Pitt và Jennifer Aniston. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 11
Khu vực hồ bơi được thiết kế độc lập ngoài trời, có hàng rào cây xanh xung quanh để đảm bảo riêng tư. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 12
Không gian ngoài trời còn có khu tổ chức tiệc nướng, các buổi liên hoan nhỏ cùng bạn bè. Ảnh: Business Insider.
biet thu,  biet thu xa xi,  Jennifer Aniston,  Brad Pitt anh 13
Căn biệt thự đang được rao bán với mức giá cao ngất ngưởng nhưng được đánh giá là phù hợp nếu so sánh với bất động sản ở khu vực này. Theo Wall Street Journal, một ngôi nhà gần đó từng thuộc về nam diễn viên kỳ cựu Danny DeVito mới được bán với giá 66 triệu USD. Ảnh: Business Insider.

Thu Hằng / Zing

9 nguyên tắc của nhà quản lý giỏi nhất trong thế kỷ 20

Đáng đọc: 9 nguyên tắc của nhà quản lý giỏi nhất trong thế kỷ 20

Hướng về khách hàng là một tinh thần quan trọng trong các doanh nghiệp, hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng là điều tối quan trọng trong làm ăn kinh doanh.

Jack Welch (1935-2020)

Bắt đầu từ việc trở thành chủ tịch và CEO trẻ nhất trong lịch sử 100 năm của General Electric (GE) vào năm 1981, Jack Welch đã dùng 20 năm thời gian để tăng vốn hóa của GE lên hơn 30 lần, đạt 450 tỷ USD.

Dưới sự lãnh đạo của ông, GE đã đạt được thành công vô cùng to lớn, cũng chính vì vậy mà Jack Welch trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.

Tạp chí Fortune gọi ông là “Nhà quản lý giỏi nhất của thế kỷ XX”, ông còn được gọi là “CEO hàng đầu của thế giới” hay “Doanh nhân người Mỹ đương đại thành công và vĩ đại nhất”.

Năm 2001, khi thôi giữ chức CEO của General Electric, Jack Welch đã có một bài phát biểu từ chức trong công ty.

Trong bài phát biểu này, ông đã chia sẻ 9 nguyên tắc mà ông tin là có liên quan đến tương lai của các doanh nghiệp, chẳng hạn như trung thực là giá trị quan cốt lõi, thay đổi không phải là điều xấu, tinh thần hướng tới khách hàng là đặc điểm của một công ty tuyệt vời, tự tin là khả năng lãnh đạo quan trọng nhất hay mất đi 20% tài năng hàng đầu là thất bại của nhà lãnh đạo…

19 năm sau, khi nhìn lại bài phát biểu này, 9 gợi ý của Jack Welch khi đó quả thực vẫn chưa hề lỗi thời.

Dưới đây là 9 bài học cho các nhà quản lý giỏi nhất mà Jack Welch chia sẻ trong buổi phát biểu của mình.

Đáng đọc: 9 nguyên tắc của nhà quản lý giỏi nhất trong thế kỷ 20 - Ảnh 2.

1. Trung thực, giá trị quan cốt lõi

Đầu tiên, trung thực. Giá trị quan cốt lõi của một công ty cũng như tất cả các nhân viên là sự thành tín.

Có người hỏi tôi lo lắng chuyện gì về công ty nhất, chuyện gì có thể khiến tôi mất ăn mất ngủ, thứ tôi lo lắng, không phải là nghiệp vụ của nhân viên, mà là lo có người sẽ làm ra mấy chuyện phạm pháp ngu xuẩn, hủy hoại danh tiếng của công ty, đồng thời hủy hoại cả tiền đồ của chính mình.

Chúng ta cần duy trì giá trị quan này bằng cái tâm, đừng để bất kì nhân viên nào trong công ty hoài nghi lập trường giá trị quan này của bạn.

Trong mỗi một phương diện cuộc sống nghề nghiệp, bạn luôn phải là tấm gương của sự trung thực trong làm việc, đừng bao giờ để nhân viên dưới trướng thất vọng về mình.

2. Thay đổi, không phải chuyện xấu

Thứ hai, thay đổi. Hãy luôn nghĩ rằng, thay đổi là điều tốt, đừng vì lo lắng mình không thể gánh vác được tất cả mà mất ăn mất ngủ.

Thay đổi không phải chuyện xấu, có thay đổi, mỗi một giây phút đều là một cơ hội mới. Thay đổi không phải nguy cơ, hãy thay đổi, hãy cho mọi người thấy khả năng lãnh đạo của bạn.

Thay đổi có thể sẽ gây ra sự hoang mang, nhưng tất cả những gì bạn cần là dũng khí, đồng thời hưởng thụ quá trình này.

Cá nhân tôi cho rằng thay đổi sẽ chuyển hóa thành một lợi thế mạnh mẽ cho công ty, vì vậy, hãy nắm bắt nó cho thật tốt.

Đáng đọc: 9 nguyên tắc của nhà quản lý giỏi nhất trong thế kỷ 20 - Ảnh 4.

3. Tinh thần hướng tới khách hàng là đặc điểm của một công ty tuyệt vời

Thứ ba, khách hàng, đây chính là khởi nguồn tài sản của công ty. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lớn lại quá chú trọng vào công việc nội bộ.

Tôi cho rằng có hai điểm có thể đẩy định hướng và sự hài lòng của khách hàng của GE lên một tầm cao mới: thứ nhất là thái độ trong phục vụ khách hàng, đây là điều quan trọng nhất để kết nối mọi thứ, từ khi sản phẩm còn ở công xưởng cho tới tay người tiêu dùng, từ lúc tiếp nhận được đơn hàng cho tới lúc xuất đơn hàng; tiếp theo là người lãnh đạo, họ phải là người xem khách hàng là trung tâm, giá trị quan này phải ăn sâu vào tâm họ.

Hướng về khách hàng là một tinh thần quan trọng trong các doanh nghiệp, hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng là điều tối quan trọng trong làm ăn kinh doanh.

4. Tận dụng tốt lợi thế quy mô lớn

Thứ 4, là quy mô và kết cấu của tổ chức. Bạn cần phải biết rằng, doanh nghiệp lớn cũng có những sai sót cố hữu riêng của họ, nhưng chúng ta đồng thời cũng phải tận dụng tốt lợi thế quy mô này.

Công ty của chúng tôi mỗi năm tiến hành hàng trăm cuộc sát nhập, đây là điều bình thường, và chúng ta cần phải tận dụng tốt nó.

Chúng ta phải đặt cược vào công nghệ và chấp nhận rủi ro, tiếp tục dám thử thách, bởi lẽ đây là một lợi thế bạn có. Bạn nhiều cơ hội và nguồn lực hơn những doanh nghiệp nhỏ, vì vậy, bạn luôn có thể không ngừng xông lên.

Bạn phải làm việc chăm chỉ, thiết lập vai trò làm gương cho các doanh nghiệp nhỏ, làm cho mỗi nhân viên đều có thể cảm nhận được rằng mình là một phần có ích trong doanh nghiệp, tích cực thưởng và ăn mừng khích lệ thành công của nhân viên, nói không với chủ nghĩa quan liêu, không sợ bày tỏ sự bất bình trong một khâu nào đó, giảm bớt các cấp bậc quản lý, thể chế cồng kềnh với quá nhiều cấp độ sẽ làm giảm hiệu quả, gia tăng khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên.

Đáng đọc: 9 nguyên tắc của nhà quản lý giỏi nhất trong thế kỷ 20 - Ảnh 6.

5. Xây dựng sự tự tin cho nhân viên là tài năng quan trọng nhất của một lãnh đạo

Thứ 5, tự tin, đơn giản hóa và hiệu suất. Tự tin là một nhân tố vô cùng quan trọng, sự tự tin của con người có được thông qua trải nghiệm các thăng trầm cuộc đời.

Một trong những trách nhiệm của một nhà quản lý đó là không ngừng “bơm” thêm sự tự tin cho nhân viên của mình.

Tôi đã từng chứng kiến không ít trường hợp những nhân viên từng rất mờ nhạt, sau này, thông qua không ngừng tích lũy kinh nghiệm mà trở nên tự tin hơn rất nhiều.

Bạn bắt buộc phải để nhân viên có cơ hội được thử, đi mạo hiểm, từ đó lấy được thành công. Bởi lẽ, mỗi một lần thắng lợi, là một viên gạch xây dựng nên bức tường tự tin cho mỗi người.

Tự tin, nó thúc đẩy con người ta hành động, giao tiếp bằng ngôn ngữ súc tích mà không cần biệt ngữ kinh doanh, biểu đồ phức tạp hay báo cáo dài dòng. Người tự tin nói năng đơn giản đúng trọng tâm, không phức tạp hóa vấn đề.

Thế giới ngày nay đang thay đổi quá nhanh, và không có thời gian cho sự phức tạp hóa. Trong bối cảnh thông tin toàn cầu, tốc độ là tất cả, sự tự tin và đơn giản là chìa khóa của tốc độ, chúng ta cần hành động táo bạo và trực tiếp.

6. Làm sao để quản lý 4 kiểu giám đốc bộ phận

Thứ 6, về năng lực lãnh đạo. Nó được thiết lập trên cơ sở thành tín, nhưng ngoài điều đó ra, bạn còn cần 4 loại năng lực khác.

Thứ nhất, là khả năng thích ứng với tốc độ toàn cầu hóa; thứ hai là khả năng hiệu triệu sự tích cực chủ động của tổ chức; thứ 3, sự can đảm khi đưa ra những quyết định khó khăn; thứ 4 là khả năng chấp hành tuyệt đối, truyền đạt quyết sách, không để thuộc hạ thất vọng.

Đây là 4 tiêu chí để đo lường nhân viên và chính bạn.

Khi quản lý người, hãy ngẫm về bản thân mình, căn cứ vào các loại hình nhà quản lý mà đánh giá đồng đội của mình.

Theo tôi, có 4 loại giám đốc và cách quản lý họ như này. Thứ nhất, có cùng giá trị quan với công ty và tạo ra được thành tích, thăng chức cho anh ta.

Thứ hai, vừa không công nhận giá trị quan của công ty, vừa không cho ra thành tựu, loại trừ. Thứ 3, tán đồng giá trị quan doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa cho ra thành tích, cho họ thêm một cơ hội.

Thứ 4 là kiểu mà bạn nên đề phòng nhất, không tán đồng giá trị quan của công ty nhưng lại cho ra thành tích, kiểu người như này không thích hợp để xuất hiện ở đây, bởi họ chính là những con dơi hút đi sức sống của cả một tập thể.

Bất luận ở trường học, doanh nghiệp, cơ quan hay nơi nào khác, đâu đâu cũng sẽ có những người ích kỉ, thành tích tuy rất tốt, nhưng họ có thể hi sinh người khác, đặt lợi ích của mình lên trên đầu, đè đầu cưỡi cổ người khác, tìm mọi cách để trèo lên cao.

Là một nhà quản lý, hãy học cách phán đoán và có những tính toán cũng như sắp xếp nhất định cho nhân viên dưới quyền mình, để đảm bảo cho ra được hiệu suất cũng như sự lành mạnh cho doanh nghiệp của mình, đừng để một vài con sâu lại làm rầu nồi canh ngon lành của bạn.

Đáng đọc: 9 nguyên tắc của nhà quản lý giỏi nhất trong thế kỷ 20 - Ảnh 8.

7. Đánh mất đi 20% những người tài năng nhất, là sự thất bại của một nhà quản lý

Thứ bảy, liên quan tới nhân viên. Công việc của một nhà quản lý là thu hút những người tài giỏi nhất về với mình.

Bạn là một phần của nhóm có ưu thế nhất, nhóm giỏi nhất và nhóm được ngưỡng mộ nhất. Vì vậy, câu hỏi đặt ra mỗi ngày là, thuộc hạ của tôi là giỏi nhất ư? Đoàn đội của tôi có giỏi nhất hay không?

Bạn nên là người tập hợp những người tài giỏi lại, bạn sở hữu tiếng tăm đủ để thu hút người tài, bạn sở hữu đủ nguồn lực để tập hợp lại những người tài năng nhất.

Đừng tuyển dụng chỉ vì số lượng, đó là điều đáng xấu hổ, chúng ta chỉ cần những nhân tài giỏi giang nhất, đó chính là nghĩa vụ của một nhà lãnh đạo.

Có được nhân tài, việc bạn cần làm chính là hết mình yêu thương, đồng thời khích lệ họ với phần thưởng xứng đáng, tạo ra một môi trường làm việc mà không ai nỡ rời đi.

Để mất đi 20% người tài giỏi nhất chính là thất bại của nhà quản lý, giữ lại 10% người tệ hại nhất cũng là một sai lầm.

Đừng giữ lại một ai đó chỉ vì lòng tốt, hay tống khứ ai đó chỉ vì một vài nguyên nhân không chính đáng nào đó, đó là điều ngu ngốc nhất trong quản lý kinh doanh.

8. “Mức độ thoải mái” sau khi được nhân lên thì chính là ưu thế

Công ty hàng chục, hàng trăm hay hàng ngàn con người, nếu mỗi người đều có quyền lên tiếng, thì đó chính là ưu thế lớn của cả công ty.

Nếu bạn trông thấy một giám đốc bộ phận nào đó chỉ biết ngồi trên chiếc ghế giám đốc rồi tự cao tự đại ra vẻ ta đây, chức cao vọng trọng, không quan tâm tới ý kiến của ai, hãy đuổi anh ta đi.

Thứ mà chúng ta cần là một công ty “thoải mái”, nơi mà mỗi người, bất kể là chức vụ ra sao, cũng đều có thể giải quyết được vấn đề.

Đáng tiếc là phần lớn các công ty thì lại đều không có ưu thế này, vì vậy, nếu sở hữu nó, tuyệt đối đừng đánh mất.

9. Học hỏi từ các ý tưởng tới từ bên ngoài

Cá nhân tôi cho rằng đây là sự thay đổi lớn nhất trong 20 năm qua của GE. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi lẫn nhau, học hỏi từ công ty khác, trên dưới trong ngoài công ty cùng học hỏi lẫn nhau.

Tri thức của thế giới đều là của chúng ta, bởi lẽ không ta luôn không ngừng tìm kiếm chúng.

Nhiều năm trước, Toyota đã dạy chúng tôi quản lý đầu tư, Motorola cho phép chúng tôi bắt đầu sử dụng Six Sigma, còn Cisco đã giúp chúng tôi đạt được số hóa.

Mỗi sáng ngủ dậy, chúng ta bắt buộc phải nhớ rằng mình cần phải tìm ra phương pháp cải thiện và phát triển đi lên, đừng để những quan điểm lỗi thời cắm rễ sâu bên trong chúng ta, đó là sai lầm nghiêm trọng, và tàn khốc hơn là rất nhiều công ty lớn đều mắc phải căn bệnh này, và còn muốn tiếp tục mắc căn bệnh này.

Học hỏi từ toàn cầu, đạt tới một tầm cao mới mỗi năm là điều mà một nhà quản lý cần nắm rõ và không ngừng thúc đẩy, phổ cập cho toàn bộ nhân viên của mình.Theo Báo Dân sinh

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này

Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO , bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho người qua đường tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.

Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Các loại dịch tiết này thường được bắn ra từ miệng, mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của họ.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này - Ảnh 1.

Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn.

COVID-19 chủ yếu lây truyền từ những người đã có triệu chứng, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ngay trước khi họ xuất hiện triệu chứng, khi họ tiếp xúc gần với những người khác trong thời gian dài. Những trường hợp không có triệu chứng có thể lây virus sang cho người khác, tuy vậy vẫn chưa rõ mức độ lây nhiễm, và cần có thêm nghiên cứu về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất. WHO cũng khuyến cáo thêm 2 cách truyền bệnh gián tiếp khác. Đó là:

1. Qua vật dụng, các bề mặt

Theo WHO, những người có virus SARS-COV-2 trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang.

Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này - Ảnh 2.

Do đó, cần rửa tay thường xuyên thật kỹ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt.

2. Qua đường khí dung trong các không gian chật, đông người

Một số thủ thuật y tế có thể sinh ra các giọt bắn rất nhỏ (gọi là giọt bắn li ti hoặc aerosol hô hấp) lơ lửng trong không khí trong thời gian lâu hơn. Khi thực hiện các thủ thuật y tế này trên người bệnh COVID-19, aerosol hô hấp có thể chứa virus COVID-19.

Những người khác có thể hít phải khí mang mầm bệnh nếu họ không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Do đó, WHO khuyến cáo tất cả nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật y khoa, trong đó có việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân phù hợp. Khách thăm không được phép vào các khu vực đang thực hiện các thủ thuật y khoa đó.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này - Ảnh 3.

Trước đây, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát ở một số khu vực có môi trường kín như nhà hàng, CLB đêm, khu vực thờ cúng, cầu nguyện hoặc tại các khu vực nơi người dân có thể đang la hét, nói chuyện hoặc hát hò… Tại các khu vực bùng phát dịch này, cũng không loại trừ khả năng bệnh lây nhiễm qua hạt khí dung, đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không gian tập trung đông người và không khí không đủ thông thoáng nơi người nhiễm bệnh có thời gian dài tiếp xúc với những người khác.

Ngoài ra, trong cuộc họp ngày 7/7 vừa qua, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO phát biểu về khả năng truyền bệnh COVID-19 qua không khí: “Chúng tôi cho rằng khí dung hoặc không khí là một trong những đường truyền chủ yếu của Covid-19”.

Tuy nhiên, giáo sư Benedetta Allegranzi, giám đốc chuyên môn về Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền Nhiễm của WHO, nhận định những bằng chứng về đường lây lan đó chưa rõ ràng: “Khả năng truyền qua không khí của Covid-19, đặc biệt tại những nơi đông đúc, kín khí, thông gió kém, là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cần thu thập và giải thích bằng chứng một cách rõ ràng”.

WHO khuyến cáo gì để người dân phòng tránh COVID-19?

WHO khuyến cáo thực hiện nhóm các biện pháp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 từ người sang người như sau:

– Hạn chế tiếp xúc gần giữa những người nhiễm bệnh và những người khác. Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc nhất 1 mét với những người khác.

– Tại các vùng dịch bệnh COVID-19 đang lưu hành và không thể đảm bảo áp dụng biện pháp này, thì cần đeo khẩu trang.

– Nhanh chóng xác định những người nhiễm bệnh để cách ly và chăm sóc, đồng thời mọi đối tượng tiếp xúc với người này có thể bị cách ly tại các cơ sở phù hợp.

– Rửa sạch tay và luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho khạc hoặc hắt hơi.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này - Ảnh 4.

– Tránh nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần, không gian kín và không thông thoáng khí. Đảm bảo thông thoáng không khí ở môi trường trong nhà, gồm nhà ở và văn phòng làm việc.

– Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, cần liên lạc với nhân viên y tế, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế không.

– Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ dịch COVID-19 đang lưu hành, nhân viên y tế cần phải luôn đeo khẩu trang y tế trong mọi hoạt động thường quy tại các khu vực lâm sàng trong cơ sở y tế.

– Nhân viên y tế cũng cần sử dụng thêm các trang dụng cụ bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ khi chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Các chi tiết về nhân viên y tế có tại đây và đây.

(Nguồn: WHO)

Theo Đỗ Đỗ / Báo Dân sin

Trung Quốc đang tái cấu trúc Liên Hợp Quốc mô phỏng theo hình ảnh của chính mình như thế nào

Trung Quốc đang tái cấu trúc Liên Hợp Quốc mô phỏng theo hình ảnh của chính mình như thế nào

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 69 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 9 năm 2014 tại Thành phố New York (Ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

Những nỗ lực của Trung Quốc để biến Liên Hợp Quốc thành một công cụ để đạt được tham vọng bá quyền của mình có thể sẽ phá hủy cơ quan này từ bên trong.

Sự lạc quan của chủ nghĩa tân cổ điển đã bị thách thức bởi những lo ngại gia tăng về việc Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong Liên Hợp Quốc (LHQ) và các cơ quan chuyên môn. Hiện tại, bốn trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ do các công dân Trung Quốc đứng đầu, bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ( ICAO). Và với đóng góp tăng lên 12% ngân sách thường xuyên của LHQ, vượt Nhật Bản ở mức 8,5%, Trung Quốc hiện là quốc gia đóng góp tiền lớn thứ hai cho LHQ.

Vai trò lãnh đạo lớn hơn của Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã gây ra sự nghi ngờ rằng họ có thể lợi dụng để chuyển đổi các tổ chức theo cách phù hợp với lợi ích của mình. Sự nghi ngờ về vai trò mở rộng của Trung Quốc tại LHQ có nền tảng vững chắc, vì Bắc Kinh đã đồng hóa chương trình nghị sự địa chính trị lớn của họ, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (UN SDGs), làm câm lặng những chỉ trích về hồ sơ vi phạm nhân quyền của họ, cung cấp các ưu đãi tiền tệ để đảm bảo sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên khác và đưa thêm nhiều công dân của mình vào LHQ.

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong hệ thống LHQ

Từ năm 2007, vị trí tổng thư ký của Bộ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (DESA) đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc nắm giữ, tạo cơ hội cho chính phủ Trung Quốc định hình lại các chương trình phát triển của LHQ theo lợi ích của họ. Theo Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), Trung Quốc đã quảng bá BRI của mình dưới vỏ bọc SDGs. Liu Zhenmin, người đứng đầu đương nhiệm của DESA, đã công khai tuyên bố rằng BRI phục vụ các mục tiêu của SDGs tại một hội nghị chuyên đề cấp cao. DESA cũng tán thành chương trình do Trung Quốc tài trợ, “Cùng nhau xây dựng vành đai và con đường hướng tới SDGs“, phê duyệt hiệu quả của BRI trong việc đạt được các Mục tiêu. Hơn nữa, Tổng thư ký LHQ António Guterres, đảm bảo rằng hệ thống của Liên Hợp Quốc sẵn sàng cùng Bắc Kinh đạt được SDGs tại Diễn đàn Vành đai và Con đường 2017.

Mặc dù, nói chung, Liên Hợp Quốc hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc theo BRI và mong đợi những thành tựu của họ trong SDGs, điều cần lưu ý là BRI không bao giờ hoàn toàn là một kế hoạch phát triển quốc tế. Bằng cách nghiên cứu kế hoạch chi tiết của BRI, không khó để nhận ra tham vọng địa chính trị của Trung Quốc nhằm xây dựng các kết nối không bị ảnh hưởng giữa các nút chiến lược trong khu vực. Ví dụ, việc xây dựng Đặc khu kinh tế Kyaukphyu và cảng nước sâu trực thuộc BRI sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương mà không đi qua eo biển Malacca và vùng biển tranh chấp nặng nề ở Biển Đông, nơi các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ liên tục hành trình. Bằng cách dỡ hàng hóa tại cảng nước sâu, hàng hóa, đặc biệt là dầu thô từ Trung Đông, có thể được vận chuyển đến Côn Minh bằng tàu hỏa, đảm bảo huyết mạch năng lượng của Trung Quốc trong trường hợp xung đột vũ trang.

Một mối quan tâm khác liên quan đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc là Bắc Kinh đã gây áp lực buộc họ phải hạn chế sự tham gia của các nhóm nhân quyền vào các sự kiện quan trọng. Chẳng hạn, Dolkun Isa, chủ tịch của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, đã bị cản trở tham dự Diễn đàn Thường trực của Liên Hợp Quốc về các vấn đề bản địa bởi người đứng đầu và đương nhiệm của DESA. Ngay cả khi số lượng tin tức ngày càng tăng cho thấy cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Tân Cương, bao gồm cả tra tấn thể xác và diệt chủng văn hóa, Trung Quốc vẫn tiếp tục hạ thấp bản chất bạo lực của chính sách của mình trong khi cho rằng cái gọi là biện pháp bình thường hóa và cải tạo giáo dục của mình làm cho Tân Cương trở thành nơi an toàn hơn. Hơn nữa, Trung Quốc đã thực hiện các bước tiếp theo để cản trở hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ bằng cách kêu gọi các chế độ hà khắc khác như Ả Rập Xê Út, Algeria và Nga đứng lên ủng hộ sự cai trị của Trung Quốc.

Bên cạnh việc kêu gọi các quốc gia thành viên có khuynh hướng độc tài, Trung Quốc còn cung cấp các khuyến khích kinh tế để đổi lấy quyền lãnh đạo trong Liên Hợp Quốc. Trước cuộc bầu cử tổng giám đốc thứ 9 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) vào năm 2019, Trung Quốc đã cắt giảm 78 triệu đô la nợ của chính phủ Cameroon để ứng cử viên được đề cử của họ rút đơn ứng cử sau đó. Trong khi đó, Trung Quốc đã thất bại trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu bằng cách gây lây truyền quốc tế trên khắp châu Á và châu Âu với hàng triệu con lợn bị chôn sống. Tuy nhiên, Qu Dongyu, ứng cử viên Trung Quốc, sau đó đã được bầu, trở thành người có quốc tịch Trung Quốc đầu tiên giữ chức vụ này – bất kể tranh cãi bầu cử và khủng hoảng an ninh lương thực có nguồn gốc từ quê nhà của ông ta.

Thành công của Qu chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Với sự lãnh đạo của họ trong bốn trong số 15 cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc và nhiều văn phòng chi nhánh do các quan chức cấp cao của Trung Quốc lãnh đạo, lãnh đạo Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, coi thường những gì phục vụ lợi ích tập thể tốt nhất. Trường hợp được biết đến nhiều nhất là việc liên tục từ chối cho Đài Loan tham dự các hội nghị thường niên của WHO và ICAO, khiến các nhà lãnh đạo của đất nước này trong lĩnh vực khoa học y tế và hàng không bị cô lập khỏi các hợp tác quốc tế. Sự phong tỏa của Trung Quốc đối với Đài Loan không chỉ “phớt lờ” quyền của người dân Đài Loan mà còn gây ra những tổn thất đáng lẽ đã có thể tránh được nếu Đài Loan có thể chia sẻ những thực tiễn tốt nhất của mình với thế giới mà không gặp rào cản.

Đáng chú ý nhất, vì COVID-19 đang gây tổn hại tới hàng ngàn sinh mạng bên ngoài nơi khởi phát của nó – Trung Quốc – truyền thông quốc tế hiện đang xem xét mô hình kiểm soát dịch bệnh của Đài Loan khi nước này ngăn chặn thành công lây nhiễm cộng đồng mặc dù là một trong những nước đầu tiên báo các về các ca nhiễm bệnh chính thức. Một thực tế không thể phủ nhận là WHO đã lan truyền những thông điệp sai lệch. Chẳng hạn, Tổng thư ký Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhiều lần đề nghị rằng các quốc gia thành viên không cần phải áp đặt lệnh cấm du lịch từ Trung Quốc, ca ngợi các biện pháp nặng tay muộn màng của Trung Quốc, và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát cho đến khi nó biến thành đại dịch. Sự không nhất quán của Tedros trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và miễn cưỡng chỉ trích những nỗ lực trước đó của Trung Quốc nhằm che đậy ổ dịch đã làm hỏng vị thế chuyên môn của WHO, khiến một số nhà phê bình mỉa mai đổi tên thành Tổ chức Y tế Trung Quốc (CHO).

Nỗ lực mới nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc là đề cử Wang Binying làm ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng giám đốc của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Tham vọng của Trung Quốc phản tác dụng khi liên tục vi phạm quyền sở hữu và hành vi cơ hội của họ tại Liên Hợp Quốc đã gây ra báo động đáng kể về sự kiểm soát của họ đối với tổ chức đằng sau các quy định về quyền sở hữu quốc tế. Mối quan tâm ngày càng tăng đã thúc đẩy Hoa Kỳ hành động, và dẫn đến chiến thắng của Daren Tang, ứng cử viên người Singapore được Mỹ hậu thuẫn. Nhưng khi năm cơ quan khác của Liên Hợp Quốc được lên kế hoạch thay đổi lãnh đạo, sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để chế ngự tham vọng của Trung Quốc.

Khi các quốc gia thành viên bỏ phiếu ủng hộ tư cách thành viên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 1971, một trong những lập luận phổ biến là không nên bỏ qua một quốc gia có dân số hơn 1 tỷ người. Trung Quốc càng sớm được đưa vào cộng đồng quốc tế, thì càng sớm học cách chơi cùng với các chuẩn mực quốc tế, cuộc tranh luận đã diễn ra như vậy. Thật không may, các biện pháp hiện tại của Trung Quốc cho thấy kết quả khác hẳn. Các tiêu chuẩn quốc tế đang bị bóp méo.

Một LHQ bị vô hiệu hóa và sự gia tăng của các xung đột phân phối

Mặc dù hành vi hợp tác của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc dường như là một hình mẫu cho các quốc gia mới nổi, nhưng thực tế, nó đang làm tổn hại đến bản chất của hợp tác quốc tế. Để hợp tác quốc tế được bền vững, các tổ chức quốc tế cần không chỉ có lợi cho các bên liên quan mà còn đáng tin cậy. Các bên liên quan, đặc biệt là các cường quốc, phải sẵn sàng mang lại lợi ích ngắn hạn cho mục đích tăng cường các lợi ích của hợp tác lâu dài. Ví dụ, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những người đóng góp hàng đầu cho các dự án phát triển của Liên Hợp Quốc, mặc dù, như các nước phát triển, họ sẽ không được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án này.

Nền tảng của việc xây dựng một quan hệ đối tác đáng tin cậy là sự chuyên nghiệp và vô tư. Trong 75 năm lịch sử, phần lớn nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc đã được các thành viên của mình tôn trọng do các hoạt động và dự án của họ được thực hiện bởi một nhóm công chức quốc tế tuyên thệ giữ nguyên tính trung lập hành chính, và các nhận định đánh giá được đưa ra một cách chuyên nghiệp và vì lợi ích tập thể của cộng đồng quốc tế (trái ngược với lợi ích quốc gia đơn phương).

Ngược lại, những nỗ lực của Trung Quốc để biến LHQ thành một công cụ để đạt được tham vọng bá quyền của mình sẽ làm xói mòn sự tin cậy của tổ chức từ bên trong và khiến cho sự hợp tác quốc tế trở nên đơn phương. Do đó, cách tiếp cận hợp tác quốc tế của Trung Quốc sẽ đánh bại mục đích của Liên Hợp Quốc để giải quyết các xung đột phân phối lợi ích vì ngay sau đó, các bên liên quan khác sẽ nhận ra rằng hợp tác là một chiếc áo choàng để thúc đẩy lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Vô tư, công bằng và phổ quát là những giá trị cốt lõi của hệ thống LHQ. Điều kiện tiên quyết chính trị phân biệt và loại trừ mà Trung Quốc nắm giữ đã cản trở LHQ hoàn thành nhiệm vụ của SDGs để thúc đẩy sự thịnh vượng của tất cả mọi người. Khi bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc bắt đầu chuyển sự chú ý từ sự thất bại của chính quyền trung ương trong việc ngăn chặn đại dịch bằng cách đặt câu hỏi về vai trò của các quốc gia khác trong cơ chế lan truyền, hệ thống của Liên Hợp Quốc nên tiếp tục duy trì các giá trị cốt lõi của mình và chống lại việc trở thành người ủy quyền của Trung Quốc trong một trò chơi đổ lỗi có chủ ý.

Tác giả:

Tung Cheng-Chia là Trợ lý Nghiên cứu tại Quỹ Trao đổi Đài Loan-Châu Á.

Tiến sĩ Alan H. Yang là Giám đốc điều hành tại Quỹ giao dịch Đài Loan-Châu Á.

Thiện Nhân /DKN

THÁNG 11 ĐỎ: Đảng Dân chủ đưa Mỹ đến bờ vực ‘xã hội đỏ Biden’ như thế nào?

Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: Flickr).

Nhà bình luận Joel B. Pollak của trang tin Breitbart gần đây đã xuất bản một cuốn sách thú vị về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11 tới, giữa ứng viên đảng Cộng hòa – đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Cuốn sách có tựa đề “Tháng 11 Đỏ: Đất nước này sẽ chọn màu đỏ cho Trump hay màu đỏ cho chủ nghĩa xã hội?” (Red November: Will the Country Vote Red for Trump Or Red for Socialism?).

Bìa cuốn sách Red November của ông Joel B. Pollak (ảnh: Amazon).

Trong các cuộc bầu cử tại Mỹ, màu đỏ là biểu trưng cho đảng Cộng hòa, còn màu xanh là biểu trưng cho đảng Dân chủ. Cuốn sách của ông Pollak chỉ ra rằng, trong mùa bầu cử năm 2020, các cử tri Mỹ đứng trước 2 lựa chọn: Một là màu đỏ – bỏ phiếu cho Tổng thống Trump; Hai là một màu đỏ khác – bỏ phiếu cho ông Biden, người không công khai vận động cho chủ nghĩa xã hội, nhưng thực chất chương trình nghị sự của ông là chứa đựng các chính sách hướng tới chủ nghĩa xã hội.

Cuốn sách “Tháng 11 Đỏ” dựa trên những kinh nghiệm của chính ông Pollak trong quá trình đưa tin về cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ.

Breitbart chỉ ra rằng đảng Dân chủ đã có biến đổi đáng kế sau cuộc bầu cử sơ bộ, với các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được trưng bày ở vị trí trung tâm, và chương trình nghị sự cực đoan của cánh tả trở thành đường lối chính thống của Đảng Dân chủ.

Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, người tự xưng là người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ, đã từ bỏ cuộc đua giành vé đề cử của đảng Dân chủ vào tháng 4, không lâu sau khi có một cuộc khảo sát của NPR/PBS NewsHour/Marist cho thấy đa số người Mỹ không có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội.

Thượng nghị sỹ Bernie Sanders (bên trái) bắt tay Phó Tổng thống Joe Biden khi ông Sanders tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2 tại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 3/1/2013 (ảnh: Thượng viện Hoa Kỳ).
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders (bên trái) bắt tay Phó Tổng thống Joe Biden khi ông Sanders tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2 tại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 3/1/2013 (ảnh: Thượng viện Hoa Kỳ).

Phe cánh tả đã nỗ lực hết sức để xóa bỏ những chủ đề cấm kị xung quanh từ “chủ nghĩa xã hội”, và thay đổi về căn bản tương lai của Đảng Dân chủ – một tương lai mà họ hy vọng sẽ áp đặt lên toàn nước Mỹ, theo nhận định của nhà bình luận Pollak.

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã giành được đề cử của đảng Dân chủ để trở thành đối thủ của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử tháng 11. Tuy nhiên, ông Biden được đánh giá là “con ngựa thành Troia” của đảng Dân chủ, với vẻ bề ngoài không công khai cổ vũ chủ nghĩa xã hội, nhưng bên trong mang chứa các chính sách chủ nghĩa xã hội mà ông Sanders vận động.

Phó Tổng thống Mike Pence đã chỉ ra điều này trong một bài phát biểu hôm 17/7, trong đó ông Pence nói nếu Tổng thống Trump không tái đắc cử thì ông Biden sẽ đưa Mỹ sang chủ nghĩa xã hội.

Ông Biden nổi lên như là” ứng cử viên cánh tả nhất của Đảng Dân chủ ​​từ trước đến nay”, theo mô tả của ông Pollak mô tả trong cuốn “Tháng 11 Đỏ”. Theo Breitbart, cựu phó tổng thống Joe Biden là ứng viên có xu hướng cánh tả nhất trong lịch sử chính trị Mỹ. Ông Biden hứa sẽ tăng thuế ngay lập tức, chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sử dụng tiền thuế của liên bang để tài trợ phá thai,…  cùng với các đề xuất khác. Và, giống như các đối thủ của mình, ông Biden đề xuất chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người nhập cư bất hợp pháp.

Với chương trình nghị sự đó, đảng Dân chủ sẽ “hủy hoại chính đảng của họ – hoặc là sẽ mở ra một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xã hội chủ nghĩa mới”, theo nhận định của ông Pollak.

Ông Biden đã công khai thể hiện thiên hướng cánh tả  bằng việc công bố một “Lực lượng đặc nhiệm thống nhất của nhóm Biden-Sanders”, được ủy quyền bởi cả hai chính trị gia của đảng Dân chủ.

Giới quan sát nhận định, về bề mặt là ông Biden đang chạy đua làm Tổng thống, nhưng thực chất những chính sách cánh tả của ông Bernie Sanders đang thống lĩnh chương trình nghị sự của ông Biden. Phó Tổng thống Pence hôm 17/7 bình luận: “Tôi tưởng Joe Biden đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, nhưng nhìn vào chương trình nghị sự đoàn kết của họ, tôi thấy có vẻ Bernie đã thắng”.

Sự bấu víu của ông Biden vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang trải qua đại dịch toàn cầu COVID-19 và một cuộc phá hoại tựa như “Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc – với hàng loạt cuộc biểu tình phá hoại, bạo lực, cướp bóc, tự xưng là vì “Mạng sống của người da đen quan trọng” (BLM – Black Lives Matter).

Cư dân mạng so sánh các bức ảnh, phía trên là cảnh đập phá chùa chiền và tượng Phật trong thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, phía dưới là các cuộc phá bỏ tượng đài của những người biểu tình BLM và Antifa ở Mỹ năm 2020 (ảnh chụp màn hình Twitter).

Nhà bình luận Pollak cho rằng tình hình này cho thấy nước Mỹ đang đứng trước ngã ba đường: Màu đỏ cho Trump hay màu đỏ cho chủ nghĩa xã hội?

Biên tập viên kỳ cựu Pollak của Breitbart bình luận: “Đó là câu chuyện mà Andrew Breitbart (nhà sáng lập trang tin Breitbart) đã dự đoán từ một thập niên trước: rằng nước Mỹ sẽ ngày càng phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng giữa việc khôi phục lại lý tưởng lập quốc của Hoa Kỳ, hay là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dân chủ theo kiểu các đối thủ mà Mỹ đã đánh bại”.

Theo DKN

Khám phá chợ Đông Ba

THỪA THIÊN – HUẾ

Ngoài các mặt hàng đa dạng, ngôi chợ 121 tuổi còn nổi tiếng là thiên đường ẩm thực với nhiều món ngon, được lòng du khách.

Chợ Đông Ba là ngôi chợ lớn và lâu đời ở Huế, được xây dựng từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái. Chợ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo, trước đây gọi là phố Trường Tiền, phố chính của Huế. Đây là một trong những địa điểm được nhiều du khách ghé thăm khi có dịp đến thành phố Huế.

Sen là một mặt hàng du khách thường mua về làm quà khi đến Huế. Hạt sen trắng, bùi, thơm, trăm hạt như một. Nếu đến đây vào mùa sen, du khách sẽ mua được sen tươi và ngon. Nếu không, có thể mua sen khô được xâu thành chuỗi. Sen ở hồ Tịnh Tâm là loại nổi tiếng ở xứ Huế, có giá đắt gấp đôi sen thường, khoảng 300.000 – 350.000 đồng/ kg.

Chợ Đông Ba có khoảng 60 ngành hàng, từ mặt hàng cao cấp, xa xỉ đến mặt hàng bình dân. Chợ gồm ba lầu, được chia thành nhiều gian hàng phục vụ nhu cầu mua bán.

Tầng 1 có nhiều cửa hàng bán mắm và đồ khô. Có nhiều loại mắm đa dạng từ mắm ruốc, mắm cà, mắm cá rò, tôm chua… Có thể nói, mắm là một yếu tố không thể thiếu trong bữa ăn xứ Huế. Mắm ăn cùng cơm nóng trắng tinh, thơm dẻo hay kèm với thịt ba chỉ luộc là món ăn yêu thích của nhiều người dân nơi đây. “Người Huế thích ăn con tôm vừa, không to quá. Du khách thường chọn mua loại to tôm hơn vì nhìn đẹp và bắt mắt”, cô Na, một người bán tôm chua tại đây chia sẻ. Loại tôm chua ngon nhất có giá 100.000 đồng/ kg.

Mè xửng Huế thường được du khách phương xa mua về làm quà. Kẹo mè xửng vừa dẻo, vừa thơm mùi lạc, mùi vừng. Cách thưởng thức kẹo mè xửng Huế ngon đúng điệu là nhâm nhi với tách trà ướp sen thơm, có vị chát nhè nhẹ. Nếu không thích mè xửng dẻo, du khách có thể chọn mua mè xửng giòn, sẽ phù hợp với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Những chiếc nón bài thơ cũng được bày bán trong chợ với nhiều chất liệu và kiểu dáng, mỗi chiếc có giá từ 30.000 – 150.000 đồng. Có thể chọn mua nón lá sen, nón trơn hay nón vẽ với những danh thắng xứ Huế. Khi mua, du khách có thể yêu cầu người bán hàng thắt cho mình màu dây quai nón theo sở thích như tím, hồng, xanh…

Người Huế thích thưởng trà, nên trong chợ cũng có nhiều loại trà đa dạng từ hoa cúc, hoa hồng, sen, mướp đắng… Loại trà được nhiều du khách lựa chọn nhất là trà cung đình Huế bởi vị ngọt, thanh, dễ uống, là thức quà gọn nhẹ có thể mua về làm quà khi đi du lịch. Mỗi gói trà chứa 16 vị thảo dược, được cho là tốt cho sức khỏe, sắc đẹp. Gói trà có giá từ 80.000 – 100.000 đồng cho gói 500g.

Nhiều mặt hàng truyền thống đại diện cho tinh hoa của con người xứ Huế như nhang trầm, dầu tràm, kim hoàn làng Kế Môn, vàng mã hoa giấy làng Sình… đến ngày này vẫn được bày bán rất nhiều trong chợ. Ảnh: Journeys in Hue.

Sau khi dạo quanh khu chợ, du khách có thể ghé các cửa hàng nước để giải khát. Ở đây có các loại nước đa dạng như nước đậu phộng (lạc), nước đậu ván, nước đậu nành, rau má, hạt é… Mỗi ly nước có giá 5.000 – 10.000 đồng. Ngoài ra, du khách có thể thử sữa chua túi mát lạnh, được nhiều người bán hàng rong trong chợ với giá 5.000 đồng/ túi.

Đến chợ Đông Ba, du khách không nên bỏ qua các món ăn đặc sản Huế như bánh bèo, bánh lọc, bánh khoái, bún bò Huế, nem lụi… Du khách nên đến đây vào khoảng 15h bởi lúc này các gian hàng ăn mới bắt đầu mở cửa nhiều và trở nên nhộn nhịp. Các hàng quán hiện nay đã niêm yết sẵn giá của mỗi món ăn, giá dao động từ 10.000 – 20.000/ món.

Ngoài ra, còn có thể thưởng thức nhiều loại chè khác nhau như long nhãn hạt sen, chè xanh đánh, chè thập cẩm, chè đậu đỏ, chè khoai môn… Lạ nhất là chè bột lọc heo quay. Đây là sự kết hợp giữa mặn và ngọt, khiến du khách ai cũng thấy tò mò muốn thưởng thức. Vị ngọt của đường phèn và nhân mặn của heo quay tạo nên nét riêng biệt, có lẽ vì thế mà xưa kia nó đã từng được dùng để tiến vua. Mỗi ly chè có giá 10.000 – 15.000 đồng.

Mặt sau của chợ là khu bán thực phẩm, với các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt, rau… Du khách có thể ghé khu vực này để mua nem, chả, tré của xứ Huế. Một lưu ý cho du khách trước khi mua là nem, chả ở đây được làm rất cay, chứa nhiều tiêu bên trong. Ảnh: Journeys in Hue.

Vì là chợ lớn của khu vực miền Trung nên chợ Đông Ba là nơi tập trung của nhiều loại hoa, trái cây đến từ nhiều vùng miền. Nếu đến đây vào sáng sớm, du khách sẽ thấy nhiều tiểu thương tập trung tại chợ để thu mua hoa quả.

Du khách đến chợ nên để ý tư trang và vật dụng cá nhân vì không gian khá đông đúc. Ngoài ra, có thể mặc cả với những người bán hàng khi mua để có mức giá phù hợp hơn.

Ngân Dương / VNExpress

Những câu chuyện xử án anh minh của vị quan mệnh danh ‘Bao Công đất Việt’

Xử án
Ảnh minh họa cảnh xử án: Chụp màn hình Hình ảnh Việt Nam.

Sử sách ghi chép, Quận công Nguyễn Mại là người văn võ song toàn, vị quan thanh liêm, chính trực. Ông được mệnh danh là Bao Công của đất Việt.

Nguyễn Mại là người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh (nay là thôn Ninh Quang, xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông sinh năm 1655, năm 37 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (tức Hoàng giáp) khoa Tân Mùi, niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691) đời Lê Huy Tông.

Lúc đầu Nguyễn Mại làm quan ở bộ Lễ, sau được thăng chức Tả thị lang của bộ này. Ông từng được cử đi sứ nhà Minh, rồi làm Đốc trấn Cao Bằng, sau đổi về Đốc trấn Sơn Tây cho đến cuối đời. Ông mất năm 1720, thọ 66 tuổi, được truy tặng chức Lễ bộ Thượng thư, tước Quận công (đời Lê Dụ Tông).

Trong cuộc đời làm quan, Nguyễn Mại gắn bó nhiều năm với mảnh đất xứ Đoài (Sơn Tây). Ông được giới quan trường đương thời ca ngợi là vị quan thanh liêm, chính trực, xét xử các việc công minh, không sợ cường quyền. Nguyễn Mại từng thẳng thắn chỉ trích lối sống xa hoa của chúa Trịnh, chúa Trịnh dù có phần phật ý nhưng vẫn kính nể và trọng dụng ông. Chúa Trịnh cũng là người giao cho ông trọng trách giữ thủy quân, sau làm đốc trấn Cao Bằng rồi chuyển về trấn thủ Sơn Tây.

Quan lại thời xưa
Các vị quan lại thời xưa (ảnh minh họa: Wikipedia).

Cũng tại trấn Sơn Tây, hay mảnh đất xứ Đoài này, mà chúng ta được biết đến tài năng xử án của Nguyễn Mại. Dân gian xứ Đoài truyền tụng ông là Bao Công của đất Việt bởi sự sâu sát, gần gũi với dân và tài xét đoán các việc anh minh. Hầu hết các câu chuyện xử án của ông được lưu truyền trong dân gian, dưới đây là một vài trong số đó.

Vả mặt người mất trộm truy ra kẻ cắp

Sách Đăng khoa lục sưu giảng còn lưu lại câu chuyện Nguyễn Mại phân xử vụ tranh chấp giữa 2 người đàn bà. Những năm làm quan ở Sơn Tây, trong một lần vi hành, Nguyễn Mại đi bộ ngang chợ Bảo Khám (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) thì thấy một người đàn bà luôn miệng nói tục, “bới” cả tổ tông kẻ trộm ra chửi. Quan hỏi người dân mới biết bà này bị mất trộm một chiếc màn.

Ông gọi người đàn bà lại hỏi chuyện, rồi đột nhiên sai người trói bà, kết tội bà chửi chua ngoa. Sau đó, đàn ông, đàn bà trong xóm được gọi đến đông đủ. Nguyễn Mại sai từng người vả vào mặt người đàn bà mất trộm với lý do “đã chửi ngoa”. Dân làng ai nấy đều thương người mất trộm nên chỉ tát nhẹ, chỉ riêng một phụ nữ xuống tay rất mạnh.

Chị ta vừa tát xong, quan Nguyễn Mại liền cho giữ lại tra xét, nói rằng: “Ngươi chính là kẻ ăn trộm nên mới đánh người ta đau như thế”. Người phụ nữ này vội quỳ xuống nhận tội. Cũng chính từ vụ án này mà người dân Sơn Tây coi ông như “Bao Thanh Thiên”. Sau khi ông mất họ còn làm cả thơ văn ca ngợi công đức của vị quan thanh liêm.

Vụ án thóc nảy mầm

Một lần, Nguyễn Mại đi ngang qua ngôi chùa ở huyện Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), một nhóm ni cô báo có người bị mất chiếc áo lụa quý. Thấy vậy, quan sai lập đàn cúng. Các ni cô được giao mỗi người một tay nắm một ít thóc, một tay nắm lấy tay của người bên cạnh rồi cùng chạy quanh đàn. Trước khi các ni cô chuẩn bị chạy, ông nói: “Hễ là kẻ gian thì thóc trong tay lập tức nảy mầm”. Chỉ một hồi quan sát, Nguyễn Mại thấy một ni cô thường lén mở tay ra nhìn, gương mặt bồn chồn lo lắng. Lúc đó, ông yêu cầu tất cả dừng chân, nữ tu đó buộc phải nhận tội.

Bắt trai làng vét bùn tìm ra người trộm chuối

Một vụ án khác được Nguyễn Mại phân xử là ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Khi thấy một người đàn bà chửi bới ầm ĩ vì mất trộm buồng chuối sắp đến ngày thu hoạch, ông bèn tập trung tất cả trai làng, ra lệnh xuống ao làng vét bùn. Lúc cả nhóm nghỉ giải lao, ông lại sai phát cho mỗi người một miếng trầu để ăn. Đích thân ông phát trầu cho từng người và nhận thấy bàn tay của một thanh niên có vết nhựa thâm.

Ông lệnh bắt ngay anh ta, nói rằng đây là vết tích của nhựa chuối, sau khi ngâm bùn mới hiện rõ trên tay, khó rửa sạch ngay. Người thanh niên nghe vậy đã không thể chối tội.

Chia đôi mảnh lụa tìm được kẻ gian

Một vụ trộm khác được Nguyễn Mại phân xử cũng nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Hôm đó, ông vi hành ra chợ Sơn Tây liền gặp hai người phụ nữ giằng co, cãi vã om sòm. Đến gần, ông thấy cả hai đang giằng nhau một tấm lụa, ai cũng nhận mình là chủ nhân và nói người kia là phường ăn cắp… Nguyễn Mại ngăn hai người này lại rồi sai cắt tấm vải làm đôi, chia cho mỗi người một mảnh.

Vị quan xử án
Ảnh minh họa xử án thời xưa (ảnh chụp màn hình Học 247).

Lụa chia xong, ông quan sát thấy một trong hai phụ nữ vui vẻ ôm lụa bỏ đi, người còn lại đứng ôm mảnh lụa nước mắt lưng tròng. Ngay lập tức, ông sai bắt người đàn bà, trả mảnh lụa đã chia cho người còn lại và nói:“Phàm chỉ có người làm ra tấm lụa mới biết trân trọng, tiếc công sức của mình. Còn chỉ biết hưởng công sức người khác thì mới hí hửng nhường ấy”. Người đàn bà bị bắt sau nửa ngày giam đã thú nhận mình là kẻ trộm.

Thu phục và cảm hóa trộm cướp

Nguyễn Mại có cái uy của một vị quan xử kiện, nhưng mặt khác, ông cũng rất am hiểu tâm lý con người. Chính điều ấy đã khiến các tội nhân phải “khẩu phục, tâm phục”.

Khi ông còn làm Đốc trấn Cao Bằng, nơi đây thường có giặc cướp từ Quảng Tây (Trung Quốc) tràn sang. Nhận thấy họ chỉ là nông dân nghèo vì quá đói khổ, túng quẫn mới phải tràn qua biên giới đến Cao Bằng để cướp. Ông cho quân bắt lại rồi thả ra chứ không xét xử, cũng không làm công văn báo với quan lại vùng Quảng Tây, có nhiều lúc còn cung cấp lương thực cho họ để họ trở về. Ông cứ cho quân vây bắt rồi thả về nhiều lần như vậy. Cuối cùng đám giặc cướp cảm động trước ân đức của Nguyễn Mại mà không còn sang quấy nhiễu nữa.

Còn khi đang làm Đốc trấn ở Sơn Tây, thì một hôm công sở của ông chẳng may bị cháy, trại giam trộm cướp xứ Đoài cũng ở ngay gần đấy. Không ngần ngại, ông hạ lệnh thả họ ra, rồi nhờ họ giúp dập đám cháy. Khi đám cháy được dập tắt, các phạm nhân lại bảo nhau trở về trại giam để chờ quan Đốc trấn xét hỏi, chứ không một ai nhân cơ hội này mà chạy trốn.

***

Những câu chuyện trên đây chỉ là một phần nhỏ trong những vụ án nổi tiếng của Quận công Nguyễn Mại. Cho đến nay đã gần 500 năm kể từ khi ông qua đời, nhưng người dân xứ Đoài vẫn không quên truyền tai nhau những giai thoại đẹp về một tấm lòng trong sạch, một tài năng đức độ, một vị quan thanh liêm sáng suốt, và một vị Bao Công của nước Việt lưu danh muôn đời.

Chân tâm / DKN

Khát vọng mở ra tương lai mới cho công nghệ kết nối toàn cầu đang được bắt đầu như thế nào?

Tokyo muốn 10% bằng sáng chế liên quan trên toàn thế giới đến từ các công ty Nhật Bản. Mặc dù trên thực tế, người dẫn đầu đang là Samsung khi chiếm 8,9% bằng sáng chế về mạng 5G, tiếp theo là Huawei 8,3% và Qualcomm 7,4%. NTT Docomo của Nhật Bản đứng thứ sáu với 5,5% thị phần, theo Cyber Creative Institute.

Trong năm 2019, người ta vẫn còn nói về cách thức triển khai mạng 5G cũng như bàn về kế hoạch ra mắt các sản phẩm 5G. Trong năm này, mạng 5G đã được chính thức đưa vào hoạt động tại một số quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Anh cùng một số khu vực châu Âu. Trong khi đó, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác ở châu Âu, Đông Nam Á và Nam Mỹ dự định phủ sóng mạng 5G thương mại vào năm 2020. Trang tin chuyên về Android – Android Authority cho biết quá trình triển khai 5G sẽ bắt đầu với băng tần thấp và dưới 6GHz, trước khi nâng cấp chất lượng kết nối bằng công nghệ mmWave tại các thành phố lớn. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ cung cấp kết nối trên băng tần mmWave trong năm nay. Nói cách khác, 5G không còn là tương lai, là viễn cảnh xa xăm nào nữa mà đã ở ngay trước mắt chúng ta.

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào với tốc độ kết nối 5G, khi những chiếc tủ lạnh, máy giặt có thể trò chuyện với trợ lý thông minh của bạn, đưa ra các yêu cầu; thiết bị điều chỉnh nhiệt độ sẽ kết nối với những tấm rèm che cửa và có thể ra lệnh cho chúng kéo lên đón cho ánh nắng mặt trời vào nhà. Ngoài đường, những trụ đèn giao thông và biển cảnh báo sẽ xuất hiện ngay trong bảng điều khiển trên xe của bạn khi di chuyển, các phương tiện cũng có thể tự giao tiếp với nhau để giảm thiểu va chạm không đáng có.

Khát vọng mở ra tương lai mới cho công nghệ kết nối toàn cầu đang được bắt đầu như thế nào? - Ảnh 1.

Sáng bạn cần dậy sớm? Đồng hồ thông minh sẽ báo bạn thức dậy, sau đó, máy pha cà phê sẽ tự động pha đồ uống cho chủ nhân theo thói quen thường ngày. Bạn sẽ có một ly cà phê ưa thích để nhấm nháp chỉ sau một phút. Đó hoàn toàn là sự thật nếu như mạng 5G hoàn tất quá trình phổ cập của mình. Theo nghiên cứu, có hàng trăm ứng dụng có thể kết nối 5G trong “thời đại” IoT – Internet Vạn vật. Điều này là bởi vì 5G có thể xử lý nhiều thiết bị được kết nối cùng một lúc hơn so với 4G mà vẫn đảm bảo tính hoạt động ổn định của chúng. Chúng ta đang nói đến hàng triệu thiết bị ở đây. Trong khi 4G có thể xử lý tối đa 2000 thiết bị mỗi km2 thì với 5G, con số này tăng lên khoảng một triệu.

Hãy thử tưởng tượng, con số này sẽ khủng khiếp như thế nào nếu chúng ta nâng cấp 5G lên thành 6G.

Tầm nhìn của gã khổng lồ công nghệ

Samsung là một trong những tập đoàn công nghệ đầu tiên nhận ra quyền năng thay đổi thế giới của 5G. Giờ đây, công ty còn đi trước một bước khi đã bắt tay vào tăng tốc độ nghiên cứu mạng 6G để mang tới một thế hệ trải nghiệm siêu kết nối, giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn nhiều. Trong bạch thư gửi tới công chúng, gã khổng lồ Hàn Quốc dự báo rằng chúng ta sẽ thấy chuẩn mới với tốc độ siêu nhanh ra mắt trước khi thập kỷ kết thúc. Quãng thời gian này nhìn chung tương đương với khoảng chờ giữa 4G và 5G trước đây.

Khát vọng mở ra tương lai mới cho công nghệ kết nối toàn cầu đang được bắt đầu như thế nào? - Ảnh 2.

“Đối với 6G, chúng tôi tin rằng ITU-R sẽ bắt đầu nghiên cứu để đưa ra một tầm nhìn về 6G trong năm 2021” – Samsung nói. “Nếu tính đến xu hướng đẩy nhanh quá trình phát triển các chuẩn kỹ thuật đối với từng thế hệ mới, chúng tôi tin rằng giai đoạn hoàn thiện chuẩn 6G và thương mại hoá chuẩn mới này có thể diễn ra sớm nhất vào năm 2028, và giai đoạn thương mại hoá quy mô lớn có thể diễn ra vào khoảng năm 2030”.

“5G được thiết kế để đạt tốc độ truyền tải tối đa 20Gbps, còn với 6G, chúng tôi hướng đến mục tiêu tốc độ truyền tải tối đa 1.000Gbps” – công ty cho biết.

Cuộc đua tầm cỡ thế giới

6G về bản chất có thể coi là giống như 5G, nhưng tốc độ cao hơn, độ trễ thấp hơn và xử lý được khối lượng băng thông siêu “khủng”. Các nhà khoa học cho rằng 6G sẽ vượt ra ngoài mạng có dây, với các thiết bị hoạt động như ăng ten sử dụng mạng phi tập trung, không thuộc quyền kiểm soát của một nhà khai thác mạng duy nhất. Thông qua mạng 6G, các thiết bị được có thể coi như được kết nối miễn phí, vì tốc độ dữ liệu cao hơn và độ trễ thấp hơn, giúp kết nối giữa thiết bị gần như ngay lập tức.

6G sẽ biến các lĩnh vực khoa học viễn tưởng sẽ trở thành khoa học thực tiễn, khi tốc độ vượt quá 100Gbps có thể khiến các giao diện cảm giác có thể cảm nhận và trông giống như đời thực, có thể thông qua thiết bị như kính thông minh hoặc kính áp tròng…

Khát vọng mở ra tương lai mới cho công nghệ kết nối toàn cầu đang được bắt đầu như thế nào? - Ảnh 3.

Nhưng không chỉ có Samsung, hàng loạt các quốc gia cùng công ty nổi danh khác đang tích cực tham gia vào “cuộc đua 6G”. Nhật Bản hé lộ dự án về 6G trong cuộc họp báo vào tháng 1/2020. Quốc gia này cũng không giấu ý định muốn dẫn đầu các nỗ lực tiêu chuẩn hóa và các thách thức nghiên cứu đối với 6G. Bộ Truyền thông Nhật Bản công bố mục tiêu đầy tham vọng trong chiến lược “Vượt lên 5G” hồi tháng 4/2020: Chiếm 30% thị phần trạm gốc và cơ sở hạ tầng khác, tăng từ 2% hiện tại.

Tokyo cũng muốn 10% bằng sáng chế liên quan trên toàn thế giới đến từ các công ty Nhật Bản. Mặc dù trên thực tế, người dẫn đầu đang là Samsung khi chiếm 8,9% bằng sáng chế về mạng 5G, tiếp theo là Huawei 8,3% và Qualcomm 7,4%. NTT Docomo của Nhật Bản đứng thứ sáu với 5,5% thị phần, theo Cyber Creative Institute. Trên lý thuyết, các trạm thu phát sóng (BTS) dự kiến sẽ phải thay đổi cả về chất lượng lẫn số lượng để tương thích với mạng 6G. Mạng này có thể sẽ hỗ trợ tốc độ lên đến hơn 1 terabit/giây, nhanh hơn gấp 10 lần so với mạng 5G.

Tuy vậy, phải thừa nhận rằng kể cả cuộc đua này có người thắng cuộc là ai đi chăng nữa thì rõ ràng, người được lợi lớn nhất vẫn là người dùng và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Theo Tổ Quốc

Bài toán về bệnh dịch Covid 19


Bán khẩu trang trên đường phố Afghanistan.
Bán khẩu trang trên đường phố Afghanistan.
Bệnh dịch Covid 19 lan tràn nhanh một phần cũng vì các nhà chính trị đã quên bài toán về “cấp số nhân” khi còn ở trường trung học. Họ không thấy trước rằng con số bệnh nhân gia tăng theo “cấp số nhân.” Còn hoạt động phòng ngừa và chữa trị của loài người thường tăng theo “cấp số cộng.”Thí dụ một chuỗi số bắt đầu với số 1, rồi cộng thêm 2, thành 3, cộng nhiều lần liên tiếp, ta có các số 1, 3, 5, 7, 9, 11 … Đó là một “cấp số cộng.” Cũng bắt đầu với số 1, nhưng làm tính nhân liên tiếp với số 2, kết quả sẽ là chuỗi các con số 1, 2, 4, 8, 16, 32 … Đó là cấp số nhân. Cấp số cộng tăng lên từ từ, cộng năm lần mới được số 11; còn với cấp số nhân thì đến lần thứ năm ta có số 32. Số 32 lớn gần gấp ba lần số 11 trong cấp số cộng.Nhìn vào biểu đồ số người mới bị bệnh Covid 19 ở Mỹ chúng ta hình dung được sự gia tăng theo cấp số nhân. Ngày15 tháng Ba chỉ báo cáo 667 người mới mắc bệnh. Đến ngày 4 tháng Tư đã vọt lên 33,725 người; trong ba tuần lễ đã tăng gấp 50 lần. Những con số thống kê này không hoàn toàn phản ảnh đúng số người mắc bệnh thật, nhưng cũng giúp chúng ta thấy một tình trạng tăng vọt.Ngày 30 tháng Sáu, nước Mỹ có 43,865 người mới mắc bệnh. Lúc đó Bác sĩ Anthony Fauci, đứng đầu Trung tâm ngăn ngừa bệnh dịch toàn quốc, đã báo động rằng con số đó sẽ tăng lên 100 ngàn mỗi ngày, nếu nước Mỹ không ngăn chặn tích cực hơn. Bác sĩ Michael Osterholm, Đại học Minnesota, còn đoán con số 100 ngàn người bệnh mới một ngày có thể xẩy ra trong ba tuần đến sáu tuần lễ, tùy theo người Mỹ có đồng ý với nhau về các phương pháp phòng ngừa hay không.Làm cách nào các chuyên gia tiên đoán những con số đó? Họ giả thiết vi khuẩn lan tràn qua loài người theo cấp số nhân, cũng gọi là theo một hàm số mũ, hay hàm số lũy thừa (exponential growth).Những ai đã học toán đến mục cấp số nhân thường biết câu chuyện cổ Ấn Độ, kể một ông hoàng thích đánh cờ Chess với 64 ô vuông, ông muốn thưởng cho người được coi là bầy đặt ra lối chơi cờ này. Được hỏi muốn thưởng cái gì, nhà sáng chế chỉ trên bàn cờ, xin đặt cho ô đầu tiên một hạt gạo, rồi sang ô thứ nhì 2 hạt, ô thứ ba 4 hạt, các ô khác cứ thế tiếp tục tăng gấp đôi. Ông hoàng chấp thuận. Nhưng khi đến ô thứ 64 thì tính ra tổng số các hạt gạo lớn đến nỗi cả xứ của ông hoàng Ấn Độ không có đủ! (Nếu quý vị tò mò, con số cộng lại sau cùng là hơn… 18 triệu triệu triệu hạt gạo (18,446,744,073,709,551,615).Bệnh Covid 19, may mắn, không tăng gấp đôi mỗi ngày như trên. Nếu cứ mỗi người bệnh đều lây sang cho hai người khác bị bệnh và chỉ hai người thôi, thì sau 33 lần truyền nhiễm tất cả thế giới, hơn bẩy tỷ người, sẽ bị bệnh hết!Nếu mỗi người bị vi rút corona xâm nhập đều lây lan khiến cho hai người khác, chúng ta gọi tỷ lệ lây nhiễm R=2. Khi R nhỏ hơn 1 thì số người bệnh tăng lên mỗi ngày sẽ giảm dần dần. Mục tiêu của các biện pháp ngăn ngừa bệnh là làm sao tỷ số R ngày càng nhỏ, cho đến khi triệt tiêu!Thí dụ, nếu R=1.5, tức là một người bệnh truyền cho 1.5 người khác (nói cách khác, hai người bị bệnh sẽ làm cho ba người lây), thì sau 10 lần truyền bệnh số bệnh nhân mới sẽ lên 58 người (1.5 lũy thừa 10). Nếu R giảm xuống bằng 1.4 thì sau 10 vụ lây nhiễm sẽ chỉ còn 29 bệnh nhân mới, nếu R=1.2 thì chỉ còn 6 người (1.2 lũy thừa 10).Con số người bệnh mới sẽ giảm rất nhanh khi R thấp hơn 1. Thí dụ, các người đã nhiễm vi khuẩn đều lo bảo vệ, không truyền bệnh cho người khác, có thể 10 người bệnh mới làm cho 9 người bị lây. Khi đó R= 0.9 thì sau 10 lần lây nhiễm, số con bệnh mới sẽ là một phần ba, tức là cứ ba người bệnh mới có một bệnh nhân mới (0.9 lũy thừa 10). Nếu R=0.5 (hai người có virus mới truyền cho một người khác) thì con số bệnh mới sẽ là 0.00097, tức là cứ 1000 người bệnh mới có một bệnh nhân mới. Tất nhiên khi R triệt tiêu, bằng số không, tất cả các người mang vi khuẩn đều bị cấm cung, cách ly, thì không còn ai bị lây lan nữa, chỉ cần lo chữa trị cho các người đang bịnh.Cho nên, muốn số bệnh nhân Covid 19 không tăng thêm nữa, rồi giảm xuống, chúng ta phải giảm tỷ số R, tức là giảm số người bị lây nhiễm do một người đã lỡ mang vi khuẩn rồi. Tất cả các biện pháp như cách ly xa hai mét, đeo mạng che miệng và mũi, không ho, không hát, không nói lớn tiếng trước mặt người khác, đều nhằm giảm tỷ số R này. Cho đến khi nó bằng số không.Tình trạng số người mang bệnh mới tăng lên mỗi tuần ở một số tiểu bang như Texas, California, Florida, Arizona, đều vì tỷ số R vẫn còn lớn hơn 1. Tỷ số R lên xuống tùy theo chính sách của chính quyền và thói quen của người dân.Từ giữa tháng Tư đến giữa tháng Sáu số người mới bị nhiễm đã giảm (từ 100 xuống 60 người cho mỗi triệu dân). Nếu cứ tiếp tục, Mỹ sẽ theo gót các nước Á châu và Âu châu trên đường trị bệnh Covid 19.Nhưng vào giữa Tháng Sáu, số người bị lây nhiễm tăng vọt, số con bệnh mới tăng gấp 4 trong bốn tuần lễ. Có thể giải thích một phần tăng vì nhiều người được thử nghiệm hơn; nhưng cũng còn các lý do khác, là trong thời gian đó người Mỹ đã thay đổi cách nhìn và cách “đối xử” với căn bệnh.Một cuộc nghiên cứu của công ty cho thấy mấy tuần lễ trước giữa tháng Tư, dân Mỹ bớt di chuyển xa nhà, bớt tới khách sạn, tiệm ăn, hay các nơi đông người như cửa hàng bán lẻ, và bớt tụ họp nhau hơn trước. Trong thời gian hàng tháng, người ta mới biết đến con Virus Corana, mới được loan báo về bịnh dịch, họ lo lắng và đề phòng kỹ. Nhưng từ giữa tháng Tư cho đến giờ, dân Mỹ gia tăng các hoạt động này.Việc kiểm kê các hành động trên đây do công ty Unacast thực hiện để cung cấp thông tin, bán cho các cửa hàng bán lẻ. Công ty này (Na Uy và Mỹ) theo dõi những cái máy điện thoại di động của dân Mỹ để biết có bao nhiêu người đi ăn tiệm, gặp gỡ nhau, hoặc đi xa nhà mình. Công ty SafeGraph cũng làm cùng một công việc như Unacast và cũng cho thấy kết quả tương tự.Nhiều tiểu bang ở Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp đề phòng từ giữa tháng Tư và đầu tháng Năm. Người ta đã chán cảnh cấm cung, tủa ra ngoài, rủ nhau đi uống rượu, ăn tiệm, vân vân và người này truyền vi khuẩn qua người khác mà không biết. Tỷ số R tăng lên. Giống Virus Corona được dịp tung hoành.Thường con vi khuẩn mất vài ba tuần mới gây ra các triệu chứng cho nên đến giữa tháng Sáu số người bệnh mới gia tăng mạnh, cho tới bây giờ.Một nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nhân mới tăng lên rất nhanh, như các bác sĩ Fauci và Osterholm báo động, là vì các tiểu bang đã “nới lỏng” trong lúc số người bị bệnh còn khá cao; đáng lẽ họ nên đợi cho tới khi con số bệnh nhân giảm xuống, như ở các nước Âu châu và Á châu.Nếu chúng ta bắt đầu một cấp số nhân từ số 1, rồi nhân gấp đôi liên tiếp, thì đến lần thứ 10 sẽ có con số 1,024 (2 lũy thừa 10). Nhưng nếu con số bắt đầu là 2, thì 2 lần 2 thành 4, rồi cứ thế tăng gấp đôi, đến lần thứ 10 ta sẽ có con số 1,048, 576 (4 lũy thừa 10), kết quả đã tăng thêm hơn một triệu. Nếu con số bắt đầu lại là 3, thì đến lần tăng gấp đôi thứ 10 kết quả sẽ là 60,466,176, tăng thêm 59 triệu nữa!Các nước Âu và Á châu nới lỏng các hành động ngăn ngừa bệnh, như cho mở cửa hàng, sau khi thấy số người mới bị bệnh giảm bớt trong vài tuần lễ, giống như bắt đầu một cấp số nhân với một con số thấp và khi tỷ số R cũng thấp. Tại hai phần ba các tiểu bang ở Mỹ, người ta nới lỏng cho kinh tế mở cửa khi số người mới bệnh vẫn lên cao và khả năng truyền bệnh, tức tỷ số R cũng cao.Tiểu bang Georgia đã mở cửa khi trong số mỗi triệu dân có 95 người bị bệnh, ở Texas con số là 44 người trên một triệu. Ở Pháp và Tây Ban Nha, kinh tế bắt đầu được mở cửa lại khi mỗi triệu dân chỉ có 13 đến 17 người bệnh, và con số đó cũng giảm dần. Kết quả thấy rõ là khác nhau.Trong các bài toán trên đây chúng ta chỉ chú ý đến hai con số, R là tỷ lệ số người bị lây nhiễm do mỗi người bị vi khuẩn corona xâm nhập, và con số người đã bị bệnh lúc bắt đầu gia tăng theo cấp số nhân. Cách tính giản dị này cũng giúp chúng ta hiểu tại sao chính sách của một số tiểu bang ở Mỹ đã sai lầm. Chỉ cần tăng con số R một chút, hoặc tăng con số bắt đầu lên một chút, kết quả sẽ sẽ khác đi, khác một trời một vực!Các cơ quan nghiên cứu tại CDC và các đại học sử dụng những mô hình còn tinh vi và phức tạp hơn, với nhiều biến số, đáng tin cậy hơn. Các nhà chính trị chỉ cần nhớ lại những bài học về cấp số nhân được dậy ở bậc trung học, họ sẽ thấy phải tin tưởng vào các nhà chuyên môn để hoạch định các chính sách dựa trên khoa học.VOA

Trận đấu Trump – Tập sang hiệp mới

Khi nhìn vào trận đấu tương lai, chúng ta thấy những tranh chấp về mậu dịch, về khiếm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là những vấn đề nhỏ và ngắn hạn.

Khi nhìn vào trận đấu tương lai, chúng ta thấy những tranh chấp về mậu dịch, về khiếm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là những vấn đề nhỏ và ngắn hạn.

Tổng thống Donald Trump mới nói rằng ông sẽ không bàn về “Thỏa hiệp Đợt 2” với Trung Quốc nữa, vì mối bất hòa do bệnh dịch “Kung Flu” gây ra! Nhưng ngoài mấy con vi rút Corona, ông Trump còn nhiều lý do khác để tạm ngưng nói chuyện với ông Tập Cận Bình.

Thứ nhất, thỏa hiệp Đợt 1 đang chạy chậm như rùa thì nói chuyện Đợt 2 làm gì?

Trung Cộng hứa sẽ mua thêm $200 tỷ hàng hóa trong 2 năm. Cho đến giữa năm nay, Trung Cộng mới mua $26.9 tỷ đô la hàngcủa Mỹ, bằng 45% số hàng phải mua như đã thỏa thuận. Về nông phẩm, mối quan tâm lớn nhất của ông Trump, Trung Cộng chỉ đặt hàng 39% con số đã hứa hẹn sẽ mua. Không thấy dấu hiệu nào là con rùa sẽ chạy nước rút, từ giờ cho đến ngày bầu cử.

Hơn nữa, tới sang năm ông Trump cũng không cần bàn về mậu dịch với Trung Cộng nữa nếu ông vẫn làm tổng thống. Vì ông nắm trong tay nhiều thứ vũ khí sẵn sàng đánh các đòn kinh tế khác. Và ông đã thử phát ra một chưởng mới.

Chính phủ Mỹ đang tung đòn nhắm vào năm công ty lớn của Trung Quốc. Ông Trump sẽ ra lệnh các cơ quan nhà nước không được mua hàng hóa và dịch vụ của bất cứ công ty nào nếu họ sử dụng các sản phẩm của Huawei (Hoa Vi), Dahua (Đại Hoa), ZTE Corp (Trung Hưng), Hikvision (Hải Khang Uy Thị), và Hytera Communications (Hải Năng Đạt Thông tín). Toàn là những xe thiết giáp của Trung Cộng trong trận chiến giành thị trường kỹ thuật viễn thông cao cấp.

Mỗi năm chính phủ Mỹ mua khoảng $500 tỷ hàng hóa. Công ty Amazon đang giành nhau với Microsoft một hợp đồng $10 tỷ mỹ kim với bộ Quốc Phòng về Cloud Computing. Amazon sẽ phải xét lại bao nhiêu thứ vẫn mua bên Tàu đem về dùng, như họ đã mua 1,500 cameras của Dahua về đo nhiệt độ cho nhân viên.

Dahua và Hikvision đứng đầu thị trường quốc tế bán camera và các dụng cụ kiểm soát, theo dõi khác, nhờ họ đã cung cấp cho một khách hàng lớn nhất ở Bắc Kinh, trong công tác kiểm soát dân chúng lục địa, nhất là người Hồi Giáo ở Tân Cương! Điện thoại di động của Huawei, Hytera và ZTE tràn ngập thế giới.

Nói đến Huawei thì chắc ai cũng biết tên rồi. Đó là công ty bán nhiều điện thoại tinh khôn (smartphone) đứng hàng thứ nhì thế giới, ít hơn Samsung nhưng nhiều hơn Apple. Chính phủ Mỹ đã nhắm vào Huawei từ lâu, coi đây là một mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia, nếu các thiết bị của họ được sử dụng trong hệ thống viễn thông mới G5.

Hệ thống 5G không chỉ là một mạng lưới điện thoại mà còn dùng để điều khiển rất nhiều thứ, gọi là Internet of things. Người ta sẽ dùng điện thoại tinh khôn coi biết tủ lạnh nhà mình còn rau cải hay không, quần áo mình xấy đã khô chưa, ông chồng mình đi đâu chưa về nhà. Hệ thống viễn thông mới cũng giúp các bà sai chiếc xe hơi điện đi đón mình ở chỗ nào lúc mấy giờ, điều chỉnh đèn xanh đỏ trên dường phố, kiểm soát không lưu ở các phi trường hay mực nước trong đập thủy điện.

Những người dùng iPhone biết rằng công ty Apple lúc nào cũng có thể vô máy của họ để “cập nhật” các app chứa trong đó, trong khi chủ nhân đang ngủ. Huawei cũng có khả năng đó!

Tất cả các tín hiệu phát đi hay truyền tới cái máy điện thoại đều chạy qua một “bộ óc.” Bộ óc có thể dùng cái điện thoại như một công an khu vực đi sát quý vị 24 giờ, nó biết quý vị đã gặp ai, đã coi những phim nào, mua quần áo ở đâu, giá bao nhiêu, vân vân.

Nếu Huawei đứng ra thiết lập Hệ thống G5 mới cho bất cứ nước nào thì họ cũng có thể cài những công an khu vực vào trong túi từng người dân dùng điện thoại ở xứ đó!

Mục tiêu của Cộng sản Trung Quốc là chế ngự thị trường viễn thông 5G trong tương lai; cho nên đã trợ cấp cho các sản phẩm của họ để có thể bán với giá rẻ hơn. Ai cũng biết rằng các công ty lớn ở Trung Quốc, dù bên ngoài là của tư nhân, cũng nằm trong vòng kiềm tỏa của đảng Cộng sản. Các công ty này không tôn trọng những quy luật của thị trường tự do. Huawei hay ZTE là những cánh tay nối dài của hệ thống tình báo, gián điệp. Những sản phẩm rẻ tiền của các công ty này, có thể đang bán ở Wal-Mart, sẽ tạo cơ hội cho Trung Cộng xâm nhập vào từng gia đình ở Mỹ cũng như các nước khác.

Chính phủ Mỹ nghi rằng công ty này quan hệ mật thiết với quân đội Trung Cộng. Đạo Luật Tình Báo Quốc gia của Trung Cộng năm 2017 nói rằng tất cả các tổ chức tư nhân phải hợp tác với mạng tình báo quốc gia!

Giáo sư Chris C. Demchak, ở Học viện Hải quân Mỹ (Naval War College) đã khám phá ra trong năm 2016, những thông tin chuyển từ Canada sang Nam Hàn đã được chuyển qua nước Tàu suốt sáu tháng. Hiện tượng này sẽ còn tiếp tục.

Một điều đáng lo nhất là các gián điệp phá hoại điện tử (hackers) của Trung Cộng có thể dùng hệ thống viễn thông do Huawei lập ra để lén vào quấy phá các nhà máy điện, phi trưởng, hải cảng, đập thủy điện, và nhiều thứ khác.

Chính phủ Anh quốc, sau khi đã tỏ ra không cần lo lắng gì về vai trò gián điệp của Huawei suốt một năm qua, bây giờ mới quyết định sẽ không mua dụng cụ nào của hãng này dùng trong đầu não của hệ thống G5 đang lập, và chỉ cho dùng trong 35% các bộ phận thuộc vòng ngoài. Năm ngoái, sau khi Tình báo nước Anh cho biết mối lo về gián điệp, công ty viễn thông BT Group, ở Anh, sẽ phá bỏ hết những dụng cụ của Huawei mà họ mua về dùng.

Các nước sẽ thay thế các dụng cụ của Huawei bằng những sản phẩm nào khi thiết lập hệ thống viễn thông mới G5?

Thủ tướng Boris Johnson, chịu áp lực của các dân biểu đảng Bảo Thủ, đã bắt đầu thương lượng với các công ty NEC của Nhật và Samsung của Nam Hàn để mua dụng cụ cho hệ thống G5 của nước Anh. Hai công ty này đã hợp tác từ năm 2018 trong lãnh vực G5 và Trí Khôn Nhân Tạo (AI, Artificial Intelligence).

Người Mỹ chắc chắn ủng hộ các công ty nhà, như Cisco, Juniper Networks, hay Qualcomm. Âu châu sẽ ưu đãi các công ty Ericsson của Thụy Điển hoặc Nokia của Phần Lan.

Tại Nhật Bản, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) sẽ bỏ ra hơn $600 tỷ đô la giúp các công ty như NEC, Fujitsu phát triển các dụng cụ dùng trong hệ thống G5. Công ty NEC đứng hàng đầu về dụng cụ viễn thông, đang hợp tác với NTT (Nippon Telegraph and Telephone), cùng đầu tư nghiên cứu để bán các dụng cụ cho hệ thống G5 khắp thế giới.

Các hệ thống viễn thông đang dùng như G4 nối kết người nọ với người kia, nhưng thế hệ G5 sắp tới sẽ nối liền đủ mọi thứ, từ các bộ phận dò tìm (sensors), các robots, các chiếc xe điện tự điều khiển, vân vân.

Hệ thống Viễn thông mới và Trí Khôn Nhân Tạo (AI) sẽ thay đổi cả chiến trường khi cho phép các máy móc cá nhân có thể liên lạc trực tiếp với nhau cùng với tổng đài.

Thử tưởng tượng một đại đội hành quân trong rừng, mọi người đi cách nhau hàng trăm mét, mỗi người lính đeo một cái đồng hồ nhờ đó biết các bạn mình đang ở vị trí nào, mà không cần dùng GPS. Một người bị bắn, bất tỉnh. Cái đồng hồ sẽ phản ứng ngay, trước hết “ra lệnh” cho cái nịt quanh ống quần của anh lính thắt chặt lại để cầm máu, bộ phận cấp cứu tự động chích adrenaline cho anh ta, và một bộ phận khác báo động cho các đồng đội cũng như cho bệnh viện dã chiến gần đó nhất. Cả đại đội được điều động, bộ phận cơ giới đến tiếp viện, và trực thăng bay thẳng tới cứu người lính bị thương,

Đây không phải là một chuyện khoa học giả tưởng nữa mà là sự thật, sẽ diễn ra nhờ hệ thống viễn thông G5 với Trí Khôn Nhân Tạo, trong thời đại “Internet cho đủ mọi thứ” (Internet of things).

Đứng trước một tương lai như vậy, các quốc gia sẽ phải lo lắng trước tình trạng các công ty của Trung Cộng như Huawei, Hytera và ZTE đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường viễn thông, được chính quyền cộng sản đứng đằng sau hỗ trợ.

Khi nhìn vào trận đấu tương lai này thì chúng ta thấy những tranh chấp về mậu dịch, về khiếm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là những vấn đề nhỏ và ngắn hạn!

Cho nên Tổng thống Donald Trump có đủ lý do khách quan để tuyên bố rằng ông không còn bận tâm về một “thỏa hiệp đợt 2” với ông Tập Cận Bình nữa! Những đòn ông sắp đánh trên các công Trung Cộng như Huawei, Dahua, ZTE, Hikvision và Hytera chỉ là bước đầu cho một chiến lược mới nhằm chặn không cho Trung Cộng bành trướng để nắm đầu thế giới!

VOA