Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tại Nhà Trắng vào năm 2009, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cùng vợ chuyển về sinh sống tại một ngôi nhà ở thị trấn Crawford, tiểu bang Texas.
Ngôi nhà tọa lạc tại trang trại Prairie Chapel của vị cựu tổng thống. Điền trang này được hoàn thiện vào năm 2001, có diện tích lên đến 647 ha, và từng được mệnh danh là Nhà Trắng miền Viễn Tây.
Căn nhà được bao quanh bởi những loại thực vật phong phú, đa dạng, và đặc trưng của bang Texas.
Khu vực ăn sáng thông thoáng, cởi mở, mang vẻ đẹp mộc mạc và cổ điển với những nội thất được làm bằng gỗ.
Phòng khách sang trọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhờ vào các cánh cửa bao quanh. Điểm nhấn tại đây là chiếc bàn do chính vợ ông Bush thiết kế.
Phòng ăn chính trang nhã, được trang hoàng bởi nhiều nội thất cầu kỳ cùng chiếc kệ sách độc đáo.
Nhà bếp rộng rãi, hiện đại, mang tông màu be thanh lịch, được trang bị đầy đủ công cụ nấu nướng cao cấp.
Cách không xa nhà chính là một căn nhà dùng để tiếp đón khách khứa đến ở lại, mang phong cách kiến trúc Anh quốc thế kỷ 18.
Hồ bơi ngoài trời được bao quanh bởi thảm cỏ cùng hàng cây cao lớn, đem đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Một trong những khu vực thư giãn nổi bật trong ngôi nhà chính là căn phòng vẽ của vị cựu tổng thống Mỹ.
Phòng ngủ chính thanh lịch, rộng rãi, mang những gam màu nhẹ nhàng để đem lại cảm giác thư thái. Điểm nhấn của căn phòng là chiếc ghế bành có họa tiết tinh xảo.
Thời đi học, Pháp văn của Napoleon không tốt, chữ viết không đẹp, nhưng được đánh giá là có tư chất, sáng dạ.
Napoleon là một nhân vật đặc biệt, vĩ đại, hấp dẫn trong lịch sử Pháp cũng như lịch sử thế giới. Cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm, tài năng của ông là chủ đề của hàng nghìn cuốn sách trong suốt hai thế kỉ qua. Trong số những cuốn sách về ông được dịch ra tiếng Việt, Napoleon đại đế nổi lên bởi tầm vóc, quy mô, giàu sử liệu.
Tiếng mẹ đẻ của Napoleon là Corse, một thổ ngữ địa phương khá giống tiếng Genoa. Ông được dạy đọc và viết bằng tiếng Italy ở trường, và học tiếng Pháp khi gần 10 tuổi, thứ tiếng ông luôn nói với giọng Corse rất nặng, với ‘ou’ cho ‘eu’ hay ‘u’ khiến ông phải đón nhận mọi lời trêu chọc tại trường học và trong quân đội.
Kiến trúc sư Pierre Fontaine, người trang trí và tân trang cho nhiều cung điện của Napoleon, từng nghĩ “thật không thể tin nổi một người ở địa vị của ông ấy” lại nói với khẩu âm nặng đến thế.
Chân dung Napoleon của họa sĩ Antoine-Jean Gros.
Không thành thạo tiếng Pháp
Napoleon không mấy thành thạo về ngữ pháp hay phát âm tiếng Pháp, cho dù vào thời kỳ chưa có việc chuẩn hóa phát âm, điều này chẳng mấy quan trọng và ông cũng không bao giờ gặp bất cứ khó khăn nào trong việc làm người khác hiểu mình.
Trong suốt cuộc đời mình, nét chữ viết tay của Napoleon, cho dù mạnh mẽ và kiên quyết, luôn rất tháu tới mức nguệch ngoạc.
Thời thơ ấu của Napoleon thường được mô tả như một vòng xoáy của những nỗi lo âu, nhưng chín năm đầu đời của ông ở Ajaccio trôi qua đơn giản và hạnh phúc, giữa gia đình, bè bạn và vài người hầu trong nhà.
Sau này, ông rất rộng lượng với bà nhũ mẫu mù chữ Camille Illari của mình. Chỉ đến khi ông được gửi tới Pháp – “lục địa” như người Corse vẫn gọi – để trở thành một sĩ quan và một quý ông Pháp, những rắc rối mới xuất hiện.
Là một phần trong chính sách tích cực nhằm Gallicia hóa giới tinh hoa của đảo, vào năm 1770, Marbeuf ban hành một sắc lệnh tuyên bố tất cả cư dân Corse có thể chứng minh vị thế quý tộc trong hai thế kỷ sẽ được phép hưởng những đặc quyền rộng rãi của giới quý tộc Pháp.
Bố của Carlo, Joseph, đã được chính thức công nhận là quý tộc bởi Đại Công tước Tuscany, và do vậy được Tổng Giám mục Pisa công nhận là “một quý tộc Florence”.
Cho dù tước hiệu chẳng giúp kiếm được gì nhiều ở Corse, nơi không có chế độ phong kiến, nhưng Carlo vẫn đăng ký để dòng họ Bonaparte được công nhận là một trong số 78 dòng họ quý tộc của hòn đảo, và đến ngày 13/9/1771, Hội đồng Tối cao Corse, sau khi đã tìm hiểu nguồn gốc của dòng họ này tới tận gốc gác Florence của họ, tuyên bố chính thức thừa nhận họ thuộc giới quý tộc.
Carlo giờ có thể ký tên một cách hợp pháp là “de Buonaparte” lần đầu tiên và tham gia Hội đồng Corse. Ông cũng có thể đăng ký xin học bổng hoàng gia cho các con trai mình, những đứa con khiến ông gặp khó khăn lớn trong việc chu cấp học hành cho chúng với thu nhập của mình.
Nhà nước Pháp sẵn sàng chu cấp giáo dục cho 600 cậu con trai của các quý tộc Pháp nghèo, nhưng yêu cầu mỗi ứng viên phải chứng minh mình là quý tộc, không thể trang trải các chi phí học tập, và có khả năng đọc viết tiếng Pháp.
Cậu bé Napoleon 9 tuổi đã đạt được hai trong ba yêu cầu. Để đạt yêu cầu cuối cùng, vào tháng 1/1779, cậu được gửi tới Autun ở Burgundy để bắt đầu một kỳ học tiếng Pháp cấp tốc.
Bá tước de Marbeuf với tư cách cá nhân đã giúp cho hồ sơ của Carlo qua được hệ thống quan liêu Pháp, chuyện mà sau đó đã làm nảy sinh tin đồn rằng ông là tình nhân của Letizia, và rất có thể chính là người bố thực sự của Napoleon – một lời phỉ báng được nhà Bourbon cũng như các tác giả Anh thường viện dẫn.
Sách Napoleon đại đế. Ảnh: OP.
Cậu bé sáng dạ
Cũng như Napoleon tìm cách tôn vinh bản thân trong suốt cuộc đời mình, các kẻ thù của ông cũng tìm ra đủ phương cách khôn khéo để làm suy giảm huyền thoại về ông.
Năm 1797, cuốn tiểu sử đầu tiên về người hùng quân sự 28 tuổi bắt đầu xuất hiện, một cuốn sách mang tên Quelques notices sur les premières années du Buonaparte (Vài ghi nhận về những năm đầu đời của Buonaparte) được Hiệp sĩ de Bourgoing dịch từ một tác giả người Anh không rõ tên.
Cuốn sách này tuyên bố Letizia đã “thu hút sự chú ý” của Marbeuf, và Huân tước Andrew Douglas, người đã từng ở Autun với Napoleon, dĩ nhiên không hề biết thành viên nào khác của gia đình Bonaparte, nhưng đã chứng thực cho sự chính xác của việc này trong một bài giới thiệu ngắn.
Napoleon không mấy để ý tới lời gièm pha này, cho dù ông từng có lần nói rõ với nhà toán học và hóa học Gaspard Monge rằng mẹ mình đã có mặt ở căn cứ của Paoli tại Corte chiến đấu chống lại lực lượng của Marbeuf khi ông được thụ thai.
Là hoàng đế, ông đã cố gắng thể hiện sự rộng lượng với con trai Marbeuf, và khi con gái Marbeuf, phu nhân de Brunny, bị một toán lính cướp đi trong một chiến dịch của ông, ông đã “đối xử với người phụ nữ này cực kỳ chu đáo, dành cho bà ấy một đội hộ tống được lấy từ kị binh cận vệ của mình, đưa bà ấy đi trong tâm trạng vui vẻ và hài lòng” – ông khó có thể làm vậy nếu bố của phu nhân de Brunny đã quyến rũ mẹ ông và cắm sừng bố ông.
Người ta còn đồn đại rằng Paoli là bố đẻ thực sự của Napoleon, một tin đồn cũng đã bị bác bỏ.
Nền giáo dục mà Napoleon nhận được tại Pháp đã biến ông thành người Pháp. Điều đấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên với độ tuổi còn niên thiếu của ông, với độ dài thời gian mà ông đã ở đó cũng như với sự vượt trội về văn hóa của nước này so với phần còn lại của châu Âu vào thời kỳ đó.
Giấy cấp học bổng ông được trao (tương đương với mức sinh hoạt phí của một cha phó xứ) đề ngày 31/12/1778, và ông bắt đầu theo học tại trường dòng do Giám mục Autun quản lý từ hôm sau.
Ông không trở về đảo Corse trong gần tám năm. Tên ông xuất hiện trong sổ bộ của trường là “Cậu Neapoleonne de Bonnaparte”.
Hiệu trưởng của ông, Tu viện trưởng Chardon, nhớ lại về ông như sau: “một tính cách trầm tư và rầu rĩ. Cậu ta không có người bạn nào và thường đi thơ thẩn một mình… Cậu ta có tư chất và sáng dạ… Nếu bị tôi mắng mỏ, cậu ta đáp lại với giọng lạnh lùng, gần như hách dịch: ‘Thưa cha, con biết rồi’”.
Chardon chỉ mất ba tháng để dạy cậu bé kiên định, thông minh và có nghị lực học tập này nói và đọc tiếng Pháp và cả viết những đoạn văn ngắn.
Bốn CEO sắp ra điều trần trước Quốc hội Mỹ đang điều hành 4 hãng công nghệ sở hữu quyền lực và tài sản khó ai bì kịp.
Ngày 29/7, CEO của Apple, Amazon, Google và Facebook cùng nhau tham gia phiên điều trần trước hội đồng chống độc quyền của Ủy ban lập pháp Mỹ. Đây được xem là “bộ tứ quyền lực” Big 4 của làng công nghệ Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. 4 con số dưới đây sẽ giúp chúng ta mường tượng phần nào về quyền lực của các hãng này.
Tổng giá trị vốn hóa của 10 công ty đại chúng lớn nhất Mỹ. Nguồn: Axios
5 nghìn tỷ USD
Đây là giá trị vốn hóa gộp lại của Apple, Amazon, Alphabet (công ty mẹ Google) và Facebook . Apple, Google, Facebook dễ bị tổn thương nếu kinh tế tiếp tục suy thoái vì Covid-19, khác với Amazon, công ty thương mại điện tử đang “thăng hoa” trong đại dịch. Dù vậy, trong thời gian hiện tại, họ vẫn là 4 trong 5 hãng công nghệ giá trị nhất nước Mỹ trên thị trường chứng khoán. Thành viên thứ 5 chính là Microsoft.
5 năm trước, 6 công ty còn lại trong top 10 có giá trị bằng 90% Big 4. Tuy nhiên, hiện giờ họ chỉ bằng khoảng 75%.
773 tỷ USD
Đây là doanh thu thường niên gộp của Big 4 trong năm tài khóa 2019. Doanh thu Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela; Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Apple 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam; Amazon 280,5 tỷ USD, tương đương GDP Pakistan.
Năm tài chính của Facebook, Alphabet và Amazon tương đương năm dương lịch 2019, còn của Apple lệch hơn do năm tài chính của hãng bắt đầu từ quý IV dương lịch (quý IV/2018 tới quý III/2019).
420 tỷ USD
Đây là tổng số tiền mặt mà Big 4 đang nắm giữ, dựa theo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất. Trong đó, Amazon có 49,6 tỷ USD, Facebook có 60,3 tỷ USD, Alphabet có 117,2 tỷ USD còn Apple có 192,8 tỷ USD.
Số tiền mặt khổng lồ giúp họ có khả năng thực hiện các khoản đầu tư lớn, thôn tính đối thủ nhỏ, mua lại cổ phần thường hay đối phó với khủng hoảng.
4,6 tỷ
Đây là số người kết nối với Internet trên Trái đất tính đến tháng 7/2020, theo thống kê của Statista. Big 4 muốn kết nối bất kỳ ai có thể lên mạng với hàng hóa, sản phẩm và người khác. Quy mô của họ tương ứng với số người mà họ với tới. Tất nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng chào đón 4 công ty. Chẳng hạn, Trung Quốc đóng cửa với Facebook, Google ; Amazon chỉ hoạt động tại một vài nước và không thể đột phá vào các thị trường quan trọng như Trung Quốc. Thiết bị đắt tiền của Apple cũng không dành cho số đông.
Bất chấp các hạn chế này, Big 4 vẫn hoạt động ở quy mô vô tiền khoáng hậu: Google vượt mốc 2 tỷ người dùng đối với bộ sản phẩm G Suite vào đầu năm nay, YouTube đạt mốc 2 tỷ người dùng hàng tháng từ năm 2019; Facebook có 2,6 tỷ người dùng hàng tháng vào quý I; cuối năm 2019, Apple có 1,5 tỷ thiết bị đang sử dụng; Amazon không công bố số tài khoản song năm 2018, CEO Jeff Bezos tiết lộ vượt mốc 100 triệu thành viên Prime tại Mỹ.
Có thể nói bộ tứ quyền lực đang định hình cuộc sống của mọi người: hàng hóa họ mua, nội dung giải trí, cách kết nối với gia đình, bạn bè, cách họ nhìn nhận thế giới. Quyền lực đáng sợ này lại nằm trong tay một số ít công ty của một số người đứng đầu.
USS Nimitz nhận thêm nhiên liệu tại Biển Đông, 7 tháng Bảy, 2020.
Ngày 12 Tháng Bảy là kỷ niệm bốn năm ngày Tòa án Quốc tế ở The Hague tuyên bố Đường Lưỡi Bò mà chính quyền Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông nước ta hoàn toàn vô giá trị. Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kinh vẫn bất chấp phán quyết đó, và Philippines là nước đệ đơn kiện hầu như cũng quên luôn!
Năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bỗng dưng nhắc nhở tất cả mọi người đừng quên bản án của Tòa Quốc tế! Ông Pompeo nhấn mạnh việc Trung Cộng tiếm nhận 90 phần trăm vùng biển Đông Nam Á là “hoàn toàn bất hợp pháp.” Ông nhắc đến tên nhiều hòn đảo của các nước từ Việt Nam, Indonesia đến Malaysia đã bị Trung Cộng chiếm đóng phi pháp, trong đó có Vanguard Bank (Bãi Tư Chính) của nước ta.
Trước khi ông Pompeo nói, hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã song song tiến vào vùng biển Đông Nam Á, đem theo cả hạm đội đầy đủ vũ khí thao dượt tác chiến, liên tiếp hai tuần lễ. Mẫu hạm Nimitz cũng tập trận cùng hải quân Ấn Độ, trong Vịnh Bengal, trước khi qua Trung Đông. Quân Ấn Độ và quân Trung Cộng mới bắn nhau ở vùng biên giới trên Hy Mã Lạp Sơn, mỗi bên chết mấy chục người.
Lần sau chót hai mẫu hạm của hải quân Mỹ cùng đi vào Biển Đông diễn ra năm 2014, khi cựu Tổng thống Obama tuyên bố “chuyển trục,” đưa lực lượng Mỹ từ vùng Địa Trung Hải qua Á châu; đồng thời Mỹ cũng đang vận động với 11 quốc gia ở Thái Bình Dương ký một hiệp ước thương mại tự do mà không cho Trung Cộng dự phần.
Sáu năm trước cũng như lần này, các chiến hạm Mỹ đi sát gần các hòn đảo Trung Cộng chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, mà không báo tin xin phép, để chứng tỏ nước Mỹ không công nhận họ làm chủ, dù Trung Cộng đã thiết lập những căn cứ quân sự trên đó.
Trong vòng một tuần, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, đưa thêm chiến đấu cơ J-11B tới phi trường quân sự trên Đảo Phú Lâm (Woody Island), hòn đảo rộng nhất trong Quần đảo Hoàng Sa, trước năm 1974 vẫn thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Quân khu Miền Nam Trung Quốc còn cho máy bay JH-7 tập trận hai ngày liên tiếp, bắn 3,000 phi đạn với chất nổ thật, trên những mục tiêu di động trên mặt biển. JH-7 là loại máy bay thả bom đặc biệt nhắm đánh các chiến hạm đang di chuyển. Lần chót oanh tạc cơ JH-7 được đem biểu diễn bắn hỏa tiễn thật ở Biển Đông là năm 2016, sau khi Tòa án quốc tế ở The Hague xử Philippines thắng kiện Trung Quốc.
Năm nay Trung Cộng lại biểu diễn đánh bom ở Biển Đông nước ta, trong khi hải quân Mỹ đang tập trận bất chấp những tín hiệu cảnh cáo, xua đuổi của các tàu Hải Giám. Không ai đoán trước được chuyện gì sẽ xẩy ra giữa hai cường quốc, trong lúc không khí ngày càng căng thẳng, từ khi có bệnh dịch Covid 19.
Xung đột Mỹ – Trung đang diễn ra trong nhiều lãnh vực: Cuộc chiến thuế quan, Huawei, Hồng Kông, nhân quyền của người Uyghurs, rồi mới đóng cửa lãnh sự quán Trung Cộng ở Houston và Trung Cộng trả đũa bằng tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Tổng thống Donald Trump đã gọi Coronavirus là Vi khuẩn Vũ Hán (Wuhan virus) và gọi tên Kung Flu để chế nhạo, còn nghĩ tới việc cấm vận cả 92 triệu đảng viên cộng sản Trung Quốc! Mỹ mới bán $180 triệu đô la vũ khí cho Đài Loan dù Trung Cộng ồn ào phản đối. Trong Tháng Bảy, người ta thấy một chiếc máy bay không người lái (spy drone) của Mỹ, được trang bị các loại máy do thám, bay qua vùng Biển Đông rồi đi về hướng Đài Loan!
Trong thế kỷ 21, hai nước Mỹ và Trung Quốc, làm chủ 40 phần trăm kinh tế thế giới, sẽ kình chống lẫn nhau, không thể nào tránh được. Năm 2018, ông Kissinger, từng làm cố vấn an ninh quốc gia cho mấy đời tổng thống Mỹ, đã nói, “Theo kinh nghiệm lịch sử thì Trung Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn sẽ xung đột.” Cuộc thương chiến do Tổng thống Trump khởi xướng sẽ còn tiếp tục, dù ông Trump tái đắc cử hay không. Cuộc chạy đua làm chủ hệ thống viễn thông G5 cũng vậy.
Mọi người đồng ý rằng các ông Tập Cận Bình và Donald Trump không muốn chiến tranh giữa hai nước. Tổng thống Trump đã tỏ ra rất thân thiện, từng khen Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo Trung Quốc lớn nhất trong mấy thế kỷ – xác chết của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, nếu nghe được, chắc phải giật mình cựa quậy! Sau đó ông Trump còn nâng cấp, gọi ông Tập là nhà lãnh đạo số một trong suốt lịch sử Trung Quốc! Nói thế chắc đúng ý Tập Cận Bình! Vì các ông vua đời trước như Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thành Tổ, cho tới Càn Long chỉ lo bành trướng trên lục địa châu Á, còn Tập Cận Bình mở cả Con đường Tơ Lụa trên mặt biển và đang đem tiền cùng các cố vấn, công nhân, đến tận các nước châu Phi mua ảnh hưởng!
Nhưng một cuộc chiến tranh có thể bất ngờ bùng lên chỉ vì những biến cố nhỏ. Năm 2001, một máy bay tình báo Mỹ bị chiến đấu cơ Trung Cộng bám sát, tai nạn đã xẩy ra chỉ cách Hoàng Sa 160km. Người phi công Trung Cộng tử nạn còn máy bay Mỹ thoát nạn nhờ hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Chính phủ hai nước đã giàn xếp ổn thỏa.
Năm 2018 có lúc chiến thuyền hai bên đến sát gần nhau trong Biển Đông, chỉ cách 40 mét. Nếu vì trục trặc kỹ thuật mà tàu đụng nhau, có người chết, thì không biết chuyện gì sẽ xẩy ra!
Cuối năm 2018, Thiếu Tướng hồi hưu La Viện (LuoYuan) thuyết trình tại Học Viện Khoa học Quân sự, đã nói thẳng rằng Trung Quốc chỉ cần bắn hỏa tiễn vào một hay hai cái hàng không mẫu hạm là đủ cho Mỹ sợ rồi. Khuynh hướng diều hâu trong quân đội Trung Cộng có thể đang lên cao, và họ có thể tính toán liều lĩnh, khi muốn lợi dụng tình trạng nước Mỹ đang lâm bệnh Covid nặng nhất thế giới – ngay các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản cũng bị vi khuẩn đe dọa.
Điều đáng lo ngại trong lúc này là hai nước đang tiến từ những xung đột cụ thể, như mậu dịch hay ăn cắp sản phẩm trí óc, có thể thảo luận để giải quyết, sang những vấn đề không thể giải quyết vì có tính cách chiến lược lâu dài, cho tới các vấn đề chính trị căn bản, như cách tổ chức kinh tế của Cộng sản Trung Quốc,và việc Trung Cộng xâm lấn vùng Biển Đông.
Nguy hiểm nhất là trong khi tàu chiến và máy bay quân sự hai nước có thể đụng chạm ngoài ý muốn, thì mối bang giao đang chuyển, từ xung khắc biến thành thù nghịch. Mỗi bên không còn tin vào lời hứa hẹn của bên kia, và không ngần ngại nói công khai như vậy. Các con đường ngoại giao có khả năng tháo gỡ các xung đột có thể bị tắc nghẽn. Khi ông Mike Pompeo gặp ông Lưu Hạc ở Hawaii tháng trước, mà không hẹn gặp nhau lần nữa, nhiều người đã nhắc tới biến cố Nhật Bản bất ngờ tấn công Pearl Harbor năm 1941; để nhắc nhở rằng cuộc chiến Thái Bình Dương đã xẩy ra dù trước đó không ai tin Nhật Bản lại dại dột gây chiến với một nước lớn gấp bốn lần mình như thế!
Một yếu tố cũng đáng quan tâm là năm nay dân Mỹ sắp đi bầu. Nếu trước ngày bỏ phiếu mà có một vụ xung đột quân sự lớn thì, như kinh nghiệm cũ cho thấy, dân chúng Mỹ chắc chắn sẽ đoàn kết ủng hộ vị tổng thống đương nhiệm. Những cuộc tập trận của hai hàng không mẫu hạm Mỹ cũng như các lời tuyên bố lên án Trung Cộng của Ngoại trưởng Mike Pompeo đều có thể chuẩn bị cho một biến cố như vậy.
Tập Cận Bình và Donald Trump sẽ không để cho chiến tranh lan rộng và kéo dài, nhưng một cuộc nổ súng ở Biển Đông vẫn có thể xẩy ra bất ngờ.
Sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 19 thì đường đi của ông Tập Cận Bình ngày càng gập ghềnh hơn, hàng loạt cách làm của nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay cuối cùng đã khiến Mỹ hiểu sâu sắc rằng thế giới tự do không thể cùng tồn tại với ĐCSTQ. Lịch sử cho thấy những “kỹ năng” để Trung Quốc tránh được tình cảnh hiện nay là thứ mà cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều có, nhưng Tập Cận Bình đã không biết sử dụng.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Pháp ngày 25/3/2018. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO / Shutterstock).
Hôm 26/6, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien đã có bài phát biểu với tựa đề “Ý thức hệ và tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ”, bài phát biểu chỉ ra rằng: “Chúng ta không thể tiếp tục mắc sai lầm nữa, đây là thất bại lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ từ những năm 1930, tại sao chúng ta lại phạm sai lầm như vậy? Tại sao chúng ta không hiểu bản chất của ĐCSTQ?”
“Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì chúng ta đã không chú ý kỹ lưỡng đối với ý thức hệ của ĐCSTQ. Thay vì lắng nghe những ngôn từ mà các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nói, thay vì chịu khó đọc những gì họ viết trong các tài liệu quan trọng, chúng ta lại tự bịt mắt bịt tai và chỉ tin những gì chúng ta muốn tin: nghĩ rằng các thành viên ĐCSTQ chỉ là những người Cộng sản trên danh nghĩa (nghĩ rằng họ không tin vào ý thức hệ cộng sản).”
Ông O’Brien nhận định Mỹ ngày càng sa đà vào sai lầm trong vấn đề ĐCSTQ, thất bại lớn này bắt đầu từ những năm 1930. Ông cho rằng người Mỹ phải tự kiểm điểm chính mình. Nhưng còn có nguyên nhân khác giải thích điều xảy ra này, đó là hai thế hệ lãnh đạo trong quá khứ của ĐCSTQ là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều rất giỏi ngụy trang.
Đối với bản thân ông Đặng Tiểu Bình, nếu ông ta không biết ngụy trang thì khó bảo toàn được sự nghiệp. Ông Đặng Tiểu Bình tồn tại được là dựa vào khả năng ngụy trang tài giỏi, trước đó thì luôn cung kính nhận sai trước ông Mao Trạch Đông, sau này thì thể hiện lòng trung thành với ông Hoa Quốc Phong. Khi Đặng có quyền lực trong tay thì ông ta lại đến Mỹ và ngụy trang trước thế giới tự do phương Tây, ông ta đội một chiếc mũ cao bồi khiến phương Tây lầm tưởng rằng ông ta “là cao bồi Texas chính hiệu”. Đây là lý do tại sao Lãnh sự quán Trung Quốc được mở ở Houston, là lý do tại sao phương Tây chấp nhận “cải cách mở cửa” của Trung Quốc.
Từ năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản: “Tuân thủ con đường xã hội chủ nghĩa, tuân thủ chuyên chính dân chủ nhân dân, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tuân thủ chủ nghĩa Mác – Lênin”. Tuy nhiên phương Tây lại tin rằng ông ta đang dẫn dắt Trung Quốc vào con đường tự do, có thể thấy rõ tài ba của ông Đặng Tiểu Bình trong thuật ngụy trang.
Nhưng ông Mao Trạch Đông cũng tương tự, và thậm chí còn “vượt trội”so với ông Đặng Tiểu Bình về thuật ngụy trang.
Điểm “cao minh” của ông Mao Trạch Đông là gì? Trong thời kỳ ở Diên An thì ông Mao Trạch Đông luôn duy trì liên lạc với đài phát thanh Moscow, phụng lệnh của Stalin khi đó là lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một thời gian sau đó ông ta đã thiết lập nên chế độ tàn bạo nhất trong thế kỷ 20 tại Trung Quốc. Mao đã lừa khiến cho người Mỹ tin rằng ông ta chân thành hướng đến tự do, dân chủ và quyền bầu cử phổ quát, để người Mỹ tin rằng ĐCSTQ và Đảng Cộng sản Liên Xô không có gì chung ngoại trừ hai chữ “cộng sản”, ĐCSTQ chỉ là một nhóm những người chân thành đi theo chủ nghĩa dân tộc.
Mao đã thông qua các hoạt động ngoại giao với các phóng viên cánh tả phương Tây và các thành viên của phái đoàn quan sát viên Mỹ để thuyết phục được người Mỹ tin rằng: so với Quốc dân Đảng thì ĐCSTQ chân thành và triệt để hơn trong hướng đến các giá trị phổ quát, ĐCSTQ xứng đáng hơn Quốc dân Đảng để trở thành đại diện của Trung Quốc. Thậm chí có những người Mỹ còn so sánh Mao Trạch Đông là Washington của Trung Quốc.
Thuật ngụy trang lừa dối của ông Mao Trạch Đông là hệ quả trực tiếp khiến người Mỹ không còn nỗ lực ủng hộ Chính phủ của Quốc dân Đảng sau Thế chiến thứ Hai, nhầm tưởng rằng ĐCSTQ có thể trở thành lực lượng xây dựng cho một Trung Quốc dân chủ trong tương lai. Nếu ông Mao Trạch Đông không ngụy trang lừa dối thì ĐCSTQ sẽ không thể đánh cắp được quyền lực, và cuộc sống của hàng chục triệu người Trung Quốc sẽ không ra đi oan uổng vì Cách mạng Văn hóa, còn văn hóa Trung Quốc ở Đại Lục sẽ không bị phá hủy.
Ở một mức độ tương tự nhất định trong thời ông Đặng Tiểu Bình, các nước tự do phương Tây cũng bị lừa là vì tin rằng ĐCSTQ khác với Đảng Cộng sản Liên Xô, ĐCSTQ chỉ theo chủ nghĩa dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản.
Đến thời ông Tập Cận Bình ngày nay thì mọi thứ đã đảo ngược. Ông Tập Cận Bình thuộc thế hệ Đỏ thứ hai, về cơ bản thì sự nghiệp quan trường của Tập diễn ra suôn sẻ, nhờ cuộc đấu quyền lực giữa hai phe là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào mà Tập Cận Bình “may mắn” trở thành lãnh đạo ĐCSTQ. Sau Đại hội 18 ĐCSTQ thì ông Tập Cận Bình đã thanh trừng được hàng loạt quan chức thuộc tầng chóp bu trong Đảng một cách đầy bất ngờ mà không gặp nguy hiểm. Một phần cũng vì những kẻ bị thanh trừng kia đã gây ra quá nhiều tội ác và bị quả báo, nhưng thành công này cũng khiến ông Tập tự mãn cho rằng ông ta có đủ khả năng xoay chuyển mọi thứ.
Niềm tin này của ông Tập Cận Bình lại được củng cố thêm thông qua hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ và nhiều chuyên gia luôn ca ngợi sức mạnh của ĐCSTQ và sự suy tàn của Mỹ. Sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, ông Tập Cận Bình nghĩ rằng sức mạnh của ĐCSTQ đã đủ để có thể xưng bá thế giới.
Gấu trúc chỉ là ngụy trang, lang sói mới là bản chất của ĐCSTQ, nhưng khi sói gây tai họa bừa bãi thì hiển nhiên thợ săn sói sẽ xuất hiện.
Ông Tập Cận Bình đã không sử dụng thuật ngụy trang của ông Mao Trạch Đông và ông Đặng Tiểu Bình, hệ quả là lần đầu tiên kể từ những năm 1930, ĐCSTQ đã lộ ra bản chất cho Mỹ và thế giới nhận ra. Trò lừa đảo kéo dài gần 90 năm đã bị phá hỏng, một kỷ nguyên mới của thế giới đang dần mở ra.