Cùng một tên gọi nhưng món bánh bèo ở Hải Phòng, Nghệ An, Huế… lại không giống nhau. Mỗi vùng miền có cách chế biến, thưởng thức độc đáo riêng.
Bánh bèo ở đất cảng Hải Phòng có ngoại hình giống món bánh đúc, nhưng mang hương vị đặc trưng riêng. Đó là vị bánh mềm tan, thoảng hương lá chuối, quyện cùng cái ngậy béo của nhân thịt, nước chấm hài hòa. Nước dùng từ xương được ninh kĩ hòa cùng các gia vị như tỏi, ớt, giấm tạo nên bát nước chấm đặc biệt. Ảnh: Bachuaviahe.
Bánh bèo Nghệ An có nhiều nét tương đồng với món bánh bột lọc trần xứ Huế. Bánh xứ Nghệ được làm từ bột lọc, vắt thành hình tròn dẹt, gập đôi lại để giữ nhân bên trong. Khi chín, vỏ bánh trong để lộ phần nhân tôm và thịt nạc bắt mắt. Khi thưởng thức, bạn sẽ thêm hành khô và rưới nước mắm lên. Bánh bèo rán và bánh bèo lá là những lựa chọn khác khi khám phá ẩm thực Nghệ An. Ảnh: Xuydongnat126.
Bánh bèo Quảng Bình: Những miếng bánh tròn, trắng mướt xếp sát nhau trên đĩa như những lá bèo trên mặt sông. Bột bánh là bột gạo được hòa với nước theo tỉ lệ chuẩn, cho vào khuôn tròn dẹt, hấp chín trên lửa vừa. Bên trên mặt bánh là lớp mỡ óng ánh được phết đều, phần tôm chấy đỏ gạch, tóp mỡ giòn rụm. Nước mắm mặn ngọt, ấm nóng tạo nên sức hút trong hương vị. Ảnh: Thanhloan093.
Bánh bèo chén xứ Huế: Đúng với cách “ăn hương ăn hoa” của người dân cố đô, bánh bèo được thưởng thức trong những chén nhỏ. Phần bánh vừa miệng với lớp vỏ mỏng, trắng đục, đầy ắp nhân tôm chấy, tóp mỡ, hành phi, mời gọi thực khách “chén chồng chén”. Bánh được chan cùng nước mắm đủ vị mặn, ngọt, cay. Ảnh: Nhiso1008.
Bánh bèo Quảng Nam được đựng trong những chén nhỏ như món bánh xứ Huế. Tuy nhiên, lớp bột thoảng hương lá dứa, được đổ dày hơn giúp thực khách no lâu. Bánh chín khéo là bánh có xoáy ở giữa để đổ sốt tôm lên trên. Phần tôm được nấu thành sốt đặc với bột năng, có mùi tỏi băm đặc trưng. Khi ăn, thực khách chan thêm nước mắm nguyên chất dầm tỏi, ớt xanh. Ảnh: Foodyhoian.
Bánh bèo Bình Định đúng điệu được làm từ ruốc cá ngừ vị tôm, thêm chút mỡ hẹ, rắc ít đậu phộng giã nhỏ hoặc tóp mỡ giòn tan. Nước mắm chan bánh bèo phải đủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt. Món bánh đất võ ngon khi được thưởng thức lúc còn nóng. Ảnh: Quynhon77vlog.
Bánh bèo miền Tây là loại bánh ngọt, có màu xanh của lá dứa. Khi ăn, người bán cho thêm phần nhân đậu xanh, chan nước cốt dừa và rắc mè rang lên trên chiếc bánh. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị hài hòa của vỏ bánh ngọt dịu, nước cốt dừa béo ngậy và mè rang bùi thơm. Ảnh: Cassiechit.
Sự đánh đổi ấy thực sự đem lại may mắn và lợi ích cho người đàn ông, không chỉ tại một thời điểm mà có lẽ là suốt cuộc đời.3 lời khuyên Một người đàn ông nọ ra ngoài làm việc, lăn lộn suốt 20 năm, khi muốn nghỉ việc để về quê, ông chủ đã hỏi rằng người này rằng: “Cậu muốn nhận được tiền lương làm việc 20 năm hay muốn nhận 3 lời khuyên của tôi?”
Người đàn ông đáp lại: “Ngày mai tôi lên đường về quê, sáng mai tôi trả lời anh được không?”
Ông chủ đồng ý, nhưng tối đó người đàn ông mất ngủ. Sáng sớm hôm sau, anh ta nói muốn có được 3 lời khuyên từ ông chủ.
Vì thế ông chủ cho anh ta 3 lời khuyên:
Một là, đừng tìm kiếm những con đường tắt không thể đi, trên đời này không có chuyện gì là dễ dàng, bất luận là làm gì đi nữa, chỉ có làm việc một cách nghiêm túc và thực tế mới là cách tốt nhất.
Hai là, đừng tỏ ra quá tò mò với những việc mà bản thân biết rõ đó không phải là việc tốt, nếu không, rất có thể cậu sẽ mất mạng vì việc này.
Ba là, đừng đưa ra bất kì một quyết định nào trong khi cậu đang nóng nảy mất kiểm soát, nếu không, quyết định đó có thể sẽ trở thành nỗi tiếc nuối suốt cuộc đời cậu.
Nói xong ông chủ đưa cho anh ta một ít tiền cùng 3 cái bánh mì và dặn: Chiếc bánh to nhất sau khi về đến nhà mới được ăn.
Chuyện xảy ra trên đường về quê và lợi ích to lớn của 3 lời khuyên
Người đàn ông bắt đầu lên đường, thoáng cái mà đã vài ngày trôi qua…
Ăn hết nửa cái bánh mì đầu tiên, không lâu sau đến một ngã ba, anh ta hỏi thăm: Xin hỏi, đi tới XX thì đi đường nào gần hơn?
Người qua đường thứ nhất trả lời: Đi con đường nhỏ gần hơn.
Người qua đường thứ hai trả lời: Đi con đường lớn an toàn hơn.
Vì đang trông mong được gặp vợ nên người đàn ông đã chọn đi con đường nhỏ.
Đi được một đoạn thì nghe thấy có người nói gần đó có sơn tặc, anh liền nghĩ tới lời khuyên đầu tiên của ông chủ dành cho mình: Đừng tìm kiếm đường tắt không thể đi.
Anh ta quay lại và đi con đường lớn. Đi được vài ngày, chiếc bánh bao thứ hai cũng chỉ còn một nửa.
Người đàn ông tìm được một quán trọ rẻ tiền để nghỉ qua đêm. Nửa đêm nghe thấy có tiếng con gái khóc, anh không ngủ được, quyết định thử ra ngoài xem sao.
Bỗng nhiên khi đó, anh nhớ tới lời khuyên thứ hai của ông chủ: Đừng quá tò mò với những việc mà bản thân thấy rõ đó không phải là việc tốt. Vì vậy, người đàn ông lại quay về phòng ngủ.
Sáng ngày hôm sau, chủ quán kinh ngạc hỏi: Anh vẫn còn sống sao? Anh bối rối không hiểu chuyện gì nên hỏi lại, lúc này chủ quán nói rằng có một người phụ nữ bị điên, muốn dùng tiếng khóc để dụ người ra ngoài sau đó sát hại, tối qua khách nghỉ trọ chỉ có một mình anh còn sống.
Người đàn ông thở dài: Trời ơi…
Rồi anh ta lên đường đi tiếp. Vài ngày nữa lại trôi qua, khi ăn hết chiếc bánh mì thứ hai, người đàn ông đã ở cách nhà không xa.
Nghĩ tới việc về nhà gặp được vợ, anh ta càng thêm hào hứng, xúc động.
Trời vừa tối, người đàn ông cũng về tới nhà mình. Chuẩn bị gõ cửa vào nhà, anh ta nghe thấy trong nhà có tiếng của đàn ông.
Cơn nóng nảy ập đến, người đàn ông định cầm chiếc rìu xông vào nhà và giết người đàn ông đó thì bất ngờ nhớ tới lời khuyên thứ 3 của ông chủ: Đừng đưa ra bất kì một quyết định nào trong khi cậu đang nóng nảy mất kiểm soát, nếu không, quyết định đó có thể sẽ trở thành nỗi tiếc nuối suốt cuộc đời cậu.
Chính nhờ nghĩ tới lời khuyên đó mà người đàn ông bình tĩnh trở lại và ngồi ngoài cửa chờ cả đêm.
Sáng sớm hôm sau, anh ta gõ cửa, người vợ thấy chồng thì vui mừng khôn xiết, nhưng anh ta lại tỏ ra lạnh nhạt hỏi: Người đàn ông đó là ai?
Người vợ mỉm cười trả lời: Đó chính là con trai của chúng ta. Sau khi anh đi thì em đã…
Lúc này, người đàn ông mới nhận ra cậu thanh niên kia trông giống mình như đúc.
Cha con lần đầu gặp nhau không kìm được cảm xúc, cả hai ôm chầm lấy nhau cùng bật khóc.
Sau một hồi hỏi han vợ con, người đàn ông lấy ra chiếc bánh mì cuối cùng, định cùng chia sẻ với vợ và con trai. Vừa cắt chiếc bánh ra, anh ta phát hiện bên chiếc bánh có chứa tiền lương anh làm việc suốt 20 năm qua. Ngoài ra trong đó còn có một mẩu giấy đề dòng chữ: Hãy viết ra cảm xúc của bạn!
Bạn đọc thân mến, đọc xong câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn cùng mọi người nhé!
Trong khắp cõi đất có người ở này, có lẽ không có nước nào trọng kính và tôn sùng hồn và xác người quá cố bằng dân nước An Nam.
Tác giả: Alexandre De Rhodes.
Nguồn: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Nguyễn Khắc Xuyên dịch, NXB Khoa học xã hội.
Khi người nào vừa tắt thở thì họ giữ ba điều này để tôn kính người chết:
Thứ nhất, họ kiếm một quan tài lộng lẫy nhất có thể có được theo khả năng của họ để liệm xác. Những người giàu có thì sắm rất đắt tiền một cỗ quan tài chạm trổ, sơn son thếp vàng rất tinh xảo.
Thứ hai, họ lo cho có thật nhiều người đi theo đám tang. Gia quyến, thông gia, bạn bè không bao giờ thiếu, còn mời tất cả cư dân sở tại trong số đó thường có quan tòa, ông có mặt trong tất cả những đám người sinh quán ở đó. Nếu người quá cố thuộc hàng quý tộc thì có cả dân cư miền lân cận. Nếu là một quan tòa hay một tướng lãnh thì có đội quân binh đi theo đám tang với cờ xí và đồ võ trang như khi đi trận. Hầu hết trong các đám tang, họ có thói quen mở đầu đám bằng một tấm trướng lụa cao khoảng năm mươi gang tay, có bốn người khỏe mạnh cầm, trên đó viết bằng chữ vàng tên người quá cố, những chức sắc và chức vụ lúc sinh thời và mấy lời khen ngợi công lao hiển hách. Con cái, nếu còn sống và vợ thì đi trước linh cữu, mặc áo tang, thảm thiết rêu rao những việc tốt và những ân cần săn sóc mình đã nhận được ở người quá cố. Họ làm vẻ buồn rầu và giọng thương xót, họ rên rỉ, khóc lóc làm cho mọi người động lòng thương. Có khi họ quay về linh cữu, lăn xuống đất để cho người khiêng giẫm chân lên. Theo cách thức tôi đã nói, tất cả đám tang tiến tới nơi chôn cất thường xa thành phố chừng mấy dặm.
Điều thứ ba, hết các dân ở nước An Nam đều tin dị đoan và không sợ tổn phí chọn nơi thuận lợi để chôn xác cha mẹ. Họ điên rồ tin rằng tất cả vận tốt của gia đình về của cải, danh vọng, cả sức khỏe đều phụ thuộc vào việc chọn đất để mả. Để làm việc này họ dùng một số người gian dối biết thuật xem đất cát gọi là thầy địa lý. Thầy đem địa bàn xoay xở trong cánh đồng và dùng một ít dụng cụ toán học khác, chăm chỉ làm như thể tìm vàng, sau cùng vờ như tìm được chỗ thuận tiện để chôn xác, dĩ nhiên những người thừa kế trả công họ khá hậu hĩ và tức khắc làm nhiệm vụ sửa soạn và thu xếp chỗ đặt theo lệnh và chỉ thị của kẻ gian xảo đã kiếm được đất tốt. Hoặc (để nâng cao giá trị nghề mình) ông sử dụng một đồ nghề chỉ định đâu là chỗ đặt đầu, đâu là nơi chân mình tới, để cho người quá cố nghỉ yên và không về quấy rối con cháu. Thực ra, thường dân không lo để mồ để mả cha mẹ ở những nơi bí ẩn và xa đường cái quan, trái lại người giàu sang rất cẩn thận vì sợ có kẻ thù phạm đến mồ mả cha mẹ và cha mẹ oán phạt con cháu đã không săn sóc bảo đảm an toàn cho mình.
Nếu ai phạm tới mồ mả bất cứ bằng cách nào, mặc dầu mộ đó ở nơi công cộng, đều bị phạt rất nặng.
“Thời tang tóc”
Theo tập quán bất khả xâm phạm ở dân nước này thì con cái để tang cha mẹ, vợ để tang chồng ba năm. Về cách để tang thì có sự khác nhau và kỳ dị về áo mặc; cách thông thường và chung cho mọi người là tóc. Phái nam không có tang thì để tóc phía trước cắt nửa vòng tròn trên trán, khi có tang thì để tóc dài xuống tới mắt, khá vướng. Trái lại phái nữ có tang thì cắt một phần tóc không cho dài ra, suốt ba năm tang nếu là người góa bụa thì cấm và bị phạt nặng nếu tái giá trong thời gian này, gọi là thời tang tóc.
Hết tang thì họ bốc mộ và sau khi đã tẩm hương thơm xương cốt và bọc trong vải trắng thì họ đặt vào một cái tiểu, đậy lại như trước. Hoặc nếu người quá cố chết ở ngoài quê quán thì họ đưa về chôn ở nơi sinh trưởng. Nếu sau đó xảy ra tai họa gì cho bản thân họ hay con cháu họ và các thầy pháp, như đã nói ở trên, bảo phải cất mộ hay dời mộ thì họ lại đào lên và đem tiểu chứa hài cốt, thu xếp chôn cất chu đáo ở nơi khác, để các người được nghỉ ngơi an toàn hơn, nhìn đồng ruộng thảnh thơi không có hòn đá nào làm mất an tĩnh và do đó không còn phá hoại con cháu.
Bà đồngThật là sửng sốt khi thấy người Đàng Ngoài khờ dại để cho các thầy pháp lợi dụng chữa chạy cho cha mẹ họ hàng và con cái đau yếu, khi họ chết lại còn dùng chúng. Sau khi người ốm tắt thở thì thầy pháp cùng gia đình buồn sầu của người chết đi tới nhà một bà đồng được người ta trọng nể. Bà này khấn phái ma thuật gọi hồn dưới danh hiệu người qua đời để tới nhận và yên ủi gia đình mình vừa gây nên tang tóc. Hồn tức thì nhập vào thân xác bà đồng và lay động rất dữ dội, trên khuôn mặt lúc thì đỏ như sắt nung, khi thì nhợt và tựa như màu mỡ gà rồi đen đáng ghê sợ, để tỏ ra có người dữ dằn nhập vào bà. Sau đó bà đồng làm giả tiếng người chết, gọi tên một người trong gia đình và bàn về một công việc trước đây cả hai đã làm chung với nhau, lại còn quả quyết về cảm tưởng của mình hay đưa ra những cảm nghĩ mới để thi hành. Điều này làm cho cả gia đình khóc lóc và cảm phục, quỳ xuống đất để tôn kính hồn người họ đã nghe và thấy mới đây, lúc này họ tin là đang hiện diện. Thế rồi họ hỏi mấy câu và hồn trả lời không rõ, với những lời lẽ hai nghĩa làm cho họ rất khổ tâm.
Nhà giáo Trương Quang Đệ là một học giả, một người thầy uyên bác, đa tài. Tốt nghiệp khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Hà Nội những năm đầu khi hòa bình lập lại (1954), cùng khóa với những nhà giáo xuất sắc như Văn Như Cương, Phan Đình Diệu, Nguyễn Bảo…
Thầy giáo Trương Quang Đệ từng nhiều năm dạy toán, rồi được cử làm chuyên gia giáo dục một thời gian ở châu Phi. Với những năm học tập nghiên cứu tại Pháp, tiếp cận với nhiều nền văn hóa châu Âu, ông trở thành người thầy đào tạo nhiều giáo viên dạy tiếng Pháp và là chủ biên sách giáo khoa tiếng Pháp bậc THPT, là người vận động thành lập các trung tâm Pháp ngữ tại Hà Nội và TPHCM…
Ông cũng là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học, lý luận và triết học nổi tiếng của Pháp để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Cũng bởi “bỗng dưng lạc lối vào văn chương”, ông có nhiều nghiên cứu đặc sắc về ngôn ngữ, về thơ ca, về văn học và sáng tác, bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt; trong số này, Bâng khuâng cảm xúc về thời cuộc là tập sách mới nhất của ông, do NXB Văn hóa Văn nghệ xuất bản tháng 7-2020 .
Nhà giáo Trương Quang ĐệNhà giáo Trương Quang Đệ khiêm tốn nói về tập sách mới nhất của mình: “Trong cuốn sách này, độc giả sẽ tìm thấy những cảm nhận về thời cuộc của một người rất bình thường nhưng luôn trăn trở với những suy nghĩ cá nhân. Tác giả muốn qua cuốn sách này tìm được sự đồng cảm của bạn bè khắp nơi trong nước cũng như ngoài nước, và qua đó tìm được tình cảm của bạn bè đối với cá nhân tác giả. Tác giả nghĩ rằng đã may mắn sống trong một thời đại có nhiều biến cố lịch sử, một thời đại mà mọi thứ đều được thể hiện rõ nét, như lòng dũng cảm, lòng yêu nước… bên cạnh những trí tuệ và những cơ hội bị bỏ lỡ. Tất nhiên đây chỉ là những cảm nghĩ cá nhân, nhưng giá trị của nó nằm ở chỗ làm tài liệu tham khảo về một tiếng nói trong muôn vàn tiếng nói khác của người dân đối với vận mệnh đất nước thân yêu”.
Thật sự, gập lại gần 400 trang sách, người đọc được cảm nhận nhiều hơn rất nhiều so với những gì tác giả đã nói ở trên. Những suy tư của tác giả về văn hóa, giáo dục, xã hội, thời cuộc… không chỉ làm chúng ta “bâng khuâng”, mà mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc và suy tư, day dứt. Từ những vấn đề muôn thuở của dân tộc, như “Tinh thần dân tộc”, “Nền học vấn nào mở đường vào khoa học”, “Nhân tố nào tạo nên sự phát triển”…, đến những vấn đề hết sức thời sự như “Tâm tư thời dịch Covid-19” hay “Thế giới sẽ ra sao sau dịch Covid-19?”…
Một điều hết sức đặc biệt khác của tập sách là do tác giả nhiều năm làm thầy giáo chuyên tâm nghiên cứu và truyền bá ngôn ngữ Việt và Pháp, nên tập sách còn như một cẩm nang ngôn ngữ cho thầy và trò trong các trường phổ thông, đại học; rất chuyên sâu và bổ ích, ít thấy xuất hiện ở tác phẩm hay công trình nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt nào. Có thể kể đến các bài viết: “Chữ quốc ngữ ký âm như thế nào?”, “Sắc thái xã hội – ngôn ngữ trong cách đánh vần và gọi tên chữ cái”, “Vài suy nghĩ về cách phát âm chuẩn tiếng Việt”, “Tìm một quy chế ổn định cho tiếng Việt và văn hóa Việt”…
Là một nhà văn, thú thực tôi quan tâm nhiều hơn những chân dung nhà giáo hay nhà văn – nghệ sĩ mà tác giả Trương Quang Đệ viết qua tập sách này. Phải nói rằng chân dung những nhà giáo Văn Như Cương, Nguyễn Đức Kiên, Cao Xuân Hạo…, hay những nghệ sĩ như Tân Nhân, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Nhật Ánh, được nhà giáo Trương Quang Đệ viết cực hay, nhiều tư liệu mới mẻ và nhiều cảm xúc mạnh mẽ. Nó làm lấp lánh lên tâm hồn người thầy giáo uyên bác, rất giàu cảm xúc và cũng rất nghệ sĩ, độ lượng với đời. Chính mảng viết chân dung này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn rất lớn của tập sách, của người trí thức uyên bác Trương Quang Đệ.
Tiến sĩ Bùi Mạnh Hùng (ĐH SP TPHCM) viết về thầy giáo Trương Quang Đệ: “Ông quả là hiện tượng hiếm thấy, nhiều đam mê và đa tài. Tuy nhiên, nhiều người quý mến và kính trọng ông trước hết vì nhân cách, vốn được nuôi dưỡng từ một gia đình trí thức yêu nước. Ông hiểu rộng, biết nhiều, tài hoa, nhưng khiêm nhường, nhìn nhận đánh giá con người và thời cuộc khách quan, công bằng, tỉnh táo và nhân hậu.”
Hơn lúc nào, Bâng khuâng cảm xúc về thời cuộc toát lên tất cả những vẻ đẹp này của nhà giáo Trương Quang Đệ, và đó chính là tinh hoa của cuộc đời ông!
Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chuyển khoảng 10.000 tỷ USD ra nước ngoài. Vậy ĐCSTQ đã rửa tiền như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một chuyên gia về các vấn đề xã hội và chính trị Trung Quốc.
Vào ngày 2/6 năm ngoái, tôi đã đề cập đến bốn chiến lược chính mà Hoa Kỳ sử dụng để đối phó với ĐCSTQ, trong đó bao gồm đóng băng và công bố tài sản của các quan chức ĐCSTQ tham nhũng. Hôm nay, trong bối cảnh toàn thế giới đang bao vây ‘diệt ĐCSTQ’, tôi muốn đề cập cụ thể về kế hoạch chạy thoát trong một đêm vào ngày tận của ĐCSTQ đã bị chết yểu.
Chúng tôi dựa trên dữ liệu do tổ chức ‘Liêm chính Tài chính Toàn cầu’ (Global Financial Integrity, GFI) công bố trên tạp chí kinh tế nổi tiếng nhất ở Anh Economist vào ngày 27/10/2012, để suy luận rằng ĐCSTQ đã chuyển khối tài sản lớn khoảng 10.000 tỷ USD ra nước ngoài trong 20 năm qua.
Chúng tôi đã đưa ra phương pháp tính toán cụ thể trong video, cũng phân tích sự thất lạc của khoản tiền này có ý nghĩa gì đối với ĐCSTQ, và ý nghĩa như thế nào đối với việc tái thiết kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ hậu Cộng sản.
Phương pháp mà tổ chức GFI điều tra số tiền được ĐCSTQ rửa rất đơn giản. Đó là so sánh tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do Trung Quốc công bố với tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do các nước khác công bố. Về lý, hai dữ liệu này phải nhất quán, nhưng họ phát hiện ra chúng có một khoảng cách rất lớn.
Phương pháp rửa tiền này được gọi là ‘thương mại với hóa đơn sai’ (misinvoicing). Ví dụ: tôi mua một mặt hàng nào đó và đã thanh toán 1.000 USD; Khi bạn gửi hóa đơn cho tôi chỉ khai 800 USD, với 200 USD còn lại bạn có thể thay tôi trực tiếp gửi vào một ngân hàng nước ngoài.
Chỉ riêng năm 2011, số tiền được rửa bằng phương pháp này đã đạt tới 430 tỷ USD. Năm 2011, tổng số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do chính phủ Trung Quốc đưa ra là bao nhiêu? Đó là 3,6 nghìn tỷ USD. Từ đó có thể tính ra, tỷ lệ rửa tiền chiếm 12% tổng khối lượng xuất nhập khẩu được công bố.
Tổ chức GFI đã sử dụng phương pháp này để tính toán và phát hiện rằng từ năm 2000 đến 2011, ĐCSTQ đã rửa khoản tiền 3,2 nghìn tỷ USD ra nước ngoài. Nhưng đây không phải là phương thức rửa tiền duy nhất. GFI ước tính rằng tổng số tiền ĐCSTQ đã rửa trong 11 năm qua là 3,79 nghìn tỷ USD.
Bởi vì báo cáo được công bố vào năm 2012 nên không có dữ liệu sau năm 2012. Không có lý do nào khiến chúng ta tin rằng ĐCSTQ đột nhiên trở nên liêm khiết sau năm 2012. Vì vậy, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tương tự để suy luận rằng kể từ năm 2012, khối lượng xuất nhập khẩu hàng năm của ĐCSTQ đã tăng trung bình 6%. Tạm thời giả sử rằng tỷ lệ rửa tiền cũng sẽ không thay đổi.
Đây là công thức tính tỷ lệ theo phương thức cung và cầu. Từ năm 2012 đến 2019, tổng cộng 8 năm, khoảng 4.255 nghìn tỷ USD đã được rửa (430 tỷ USD x [1-1,06 ^ 8] / [1-1,06] = 4.255 nghìn tỷ USD).
Do đó, trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng phương thức khai khống hóa đơn để rửa khoảng 7,5 nghìn tỷ USD. Cộng thêm các kênh rửa tiền khác, ĐCSTQ đã rửa tổng cộng 8,83 nghìn tỷ USD (chúng tôi sử dụng tỷ lệ này trong báo cáo của GFI, [3.2 + 4.255] x 3.79 / 3.2 = 8.83 nghìn tỷ USD).
Nếu tính thêm ‘một vành đai, một con đường’, các dự án đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và các phương thức chuyển nhượng vốn khác, ước tính tổng tài sản mà ĐCSTQ chuyển ra nước ngoài đạt 10 nghìn tỷ
Những vấn đề hiện tại mà ĐCSTQ phải đối mặt là gì? Đó là, nếu Hoa Kỳ cấm các đảng viên ĐCSTQ và gia đình của họ đến Hoa Kỳ, thì việc rửa tiền của ĐCSTQ ở nước ngoài về cơ bản sẽ vô ích.
Tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng sẽ thuyết phục Liên minh Châu Âu (EU), Úc, New Zealand, Canada, Vương quốc Anh và Nhật Bản đóng băng tài sản ở nước ngoài của ĐCSTQ. Theo cách đó, ĐCSTQ đang thực sự đối mặt với tình trạng trong nước người dân sục sôi phẫn nộ, ngoài nước bốn bề vây khốn. Đây cũng là báo ứng đối với chính quyền tà ác và tập đoàn tội phạm phản nhân loại này.
Tôi đoán trong nội bộ ĐCSTQ hiện giờ đang rất hỗn loạn và họ không biết cách đối phó ra sao. Đây là lý do cho sự biến mất đột ngột của Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ khi đối mặt với thiên tai lũ lụt.