Đàn chim quý trên sông Đầm

QUẢNG NAM

Sau một ngày kiếm ăn, khoảng 4.000 con chim cò ốc đậu kín sông Đầm nghỉ ngơi và tối đến tung cánh lên bầu trời tìm chỗ ngủ.

Sông Đầm, có diện tích mặt nước rộng 200 ha và 300 ha ven bờ, trải dài xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú, cách trung tâm TP Tam Kỳ khoảng 4 km. Nơi đây có thảm thực vật, hệ động vật đa dạng, cá tôm, lau sậy, cói, sen, súng hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ.

Mặt sông bèo phủ kín, người dân, du khách phải di chuyển bằng thuyền.

Thời gần gần đây chim cò nhạn, còn gọi là cò ốc, tên khoa học là Anatomus oscitans, về sông Đầm kiếm thức ăn. Chúng có trong Sách đỏ Việt Nam.

Mỗi sáng cả đàn bay đến tìm ăn ốc, ếch, nhái, cua, côn trùng lớn… trên sông và ruộng lúa ven sông. Loài chim này thích ăn ốc bươu vàng. Trước đây, tại địa phương, ốc bươu vàng cắn phá gây thiệt hại nhưng từ ngày chim đến, diệt loài ốc này giảm thiệt hại cho người trồng lúa.

Khoảng 14h mỗi ngày, sau khi ăn no nê đàn cò ốc chao cánh đậu kín trên những bãi cọc do người dân cắm làm chuôm, chà dụ cá vào ở để đánh bắt.

Loài cò ốc có mỏ vàng xám dài hơn 10 cm; đầu, cổ và phần bụng màu trắng. Đôi chân màu đỏ, dài khoảng 20 cm; sải cánh dài và rộng. Trọng lượng mỗi con hơn một kg.

Ngoài loài chim này, trên sông Đầm còn có hàng ngàn con cò trắng về đây, đậu xen lẫn đàn chim hoang dã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Chập tối, đàn chim bay đi tìm nơi trú ngụ và sáng hôm sau quay lại sông Đầm tìm kiếm thức ăn. Thời gian này rất thích hợp để du khách đến đây chiêm ngưỡng đàn chim hoang dã di cư đến.

Gần đây, nhiều người đến tham quan sông Đầm và ngắm đàn chim hoang dã.

Tại địa phương có nhiều thuyền chuyên chở du khách khám phá phong cảnh và ngắm đàn chim hoang dã. Mức giá 200.000 đồng một thuyền chở từ 4 đến 10 người.

Để bảo vệ đàn chim, thời gian qua TP Tam Kỳ ban hành quy định cấm săn bắt và trồng nhiều cây tạo cảnh quan.

Quảng Nam quy hoạch sông Đầm như một công viên lớn. Tỉnh đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế và trong nước nghiên cứu, phát triển phục hồi hệ sinh thái sông. Sông Đầm phải được bảo tồn nguyên trạng và lấy hệ sinh thái ở đây làm nền tảng để định hướng cho hoạt động du lịch.

Đàn cò ốc trên sông Đầm. Video: Đắc Thành.

Đắc Thành / VNEXpress

5 điểm hấp dẫn của đàn bà tuổi 40, nhan sắc không phải là tất cả

Phụ nữ giống như rượu lên men, càng để lâu càng ngon, hương càng nồng, vị càng đậm.

Bước vào tuổi trung niên, phụ nữ đối đãi với cuộc sống càng thêm phần kiên cường, bền bỉ và đảm đang; đối với tình cảm thêm phần thành thục, lý trí, đối với tương lai lại thêm phần tự tin, bao dung hòa ái.

Phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên chính là bước vào ngã rẽ cuộc đời, là thời khắc giã từ lứa tuổi thanh xuân để nghênh đón một thời kỳ mới của cuộc sống.

Vậy đâu là yếu tố để tạo nên một người phụ nữ có đủ đầy sức lôi cuốn cũng như hương vị ngọt ngào, càng sống càng tự tin yêu đời, người người say mê, người người kính trọng?

Dưới đây chính là 5 yếu tố nền tảng để tạo nên một người phụ nữ như vậy.

5 điểm hấp dẫn của đàn bà tuổi 40, nhan sắc không phải là tất cả - Ảnh 1

Vẻ đẹp tâm hồn

Đối với phụ nữ, sắc đẹp và sự hấp dẫn cần phải tách biệt. Làm sao để người phụ nữ càng sống càng đẹp, sức hấp dẫn càng nhiều, vẻ đẹp từ nội tâm tới bề ngoài đều không ngừng tăng thêm?

Cổ nhân có câu, tướng mạo thể hiện nội tâm của con người. Vẻ đẹp bề ngoài có thể dần theo năm tháng mà phai mờ, nhưng bù đắp lại, sức hấp dẫn của tâm hồn lại không ngừng tăng cao.

Tu dưỡng cho mình một tâm hồn phong phú, một sự yêu đời đến từ nội tại chính là sức hấp dẫn của người phụ nữ.

Nhân cách

Nhân cách ở đây bao hàm cả sự thấu hiểu về tình yêu thương, thấu hiểu sự trân quý, thấu hiểu sự thiện đãi bản thân. Và cũng là sự thấu hiểu thiện đãi vạn sự vạn vật và tôn trọng người khác.

Nhân cách của người phụ nữ chính là sự bảo đảm cho tương lai của chính mình, là tấm vé thông hành sáng giá nhất.

Học tập không ngừng

Một người phụ nữ có kiến thức phong phú luôn luôn là người phụ nữ có sức hấp dẫn, không chỉ có vậy nó còn giúp họ thêm phần tự tin.

Kiến thức của nhân loại như biển trời rộng lớn, và thông thường nhân cách của người phụ nữ phần nhiều có liên quan đến kiến thức của bản thân họ.

5 điểm hấp dẫn của đàn bà tuổi 40, nhan sắc không phải là tất cả - Ảnh 2

Là một người phụ nữ bước vào tuổi trung niên, bạn không chỉ cần bồi dưỡng nhân cách mà còn cần nâng cao kiến thức cho chính mình.

Khi một người phụ nữ có nhiều kiến thức, gặp người, gặp việc sẽ biết xử lý ra sao cho hài hòa êm ấm.

Tình cảm

Kỳ thực, không chỉ là phụ nữ mà bất kỳ ai cũng vậy, khi bước vào tuổi trung niên cần đặc biệt chú trọng các mối quan hệ xã giao của bản thân mình.

Đối với việc kết giao bạn bè phải có nguyên tắc làm người của mình. Cổ nhân thường dạy: Vật họp theo loài, người phân theo nhóm, bạn bè cũng chính là gương mặt đại diện của chúng ta.

Bao dung

Cổ ngữ có câu, phúc đức tại mẫu, phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên cũng là lúc bước vào độ nuôi dạy con cái dần dần bước vào xã hội, đi học đi làm. Khi đó thân làm mẹ càng phải thấu hiểu rằng sự bao dung độ lượng là điều vô cùng cần thiết.

Người có lòng bao dung lớn bao nhiêu thì đường đời rộng mở bấy nhiêu.

Bao dung cũng chính là nét đẹp truyền thống của dân tộc, là đức tính trên mọi đức tính của người phụ nữ, và là bí quyết của mọi bí quyết gìn giữ gia đình.

Theo Thanh Tâm / Giadinhmoi

12 dấu hiệu của người sống chân Ƭhật, không sống đạo đức giả

Nhiều nghiên cứu cho rằng sự thành thật của lãnh đạo mang lại hiệu quả công việc cao hơn rất nhiều trong việc thúc đẩy tinh thần nhân viên. Tính trung thực cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để đánh giá EQ của một người.

1. Không cố lấy lòng người khác

Người chân thật biết rõ vị trí của mình, thậm chí, họ chấp nhận có người thích họ và có người không thích họ để từ đó biết hài hòa các mối quan hệ.

Họ không mưu cầu cách phô trương, phóng đại bản thân cũng như tạo ấn tượng thái quá trong mắt người khác; vì thế, cách nói chuyện thân thiện, tự tin của họ sẽ được chú ý hơn nhiều.

2. Tôn trọng và tiếp thu ý kiến của người khác

Chẳng ai muốn tiếp tục nói chuyện với một người đã luôn có thành kiến và không muốn lắng nghe. Vì thế, những người chân thật nhờ có sự cởi mở của mình mà luôn tiếp cận và thu hút người khác dễ dàng hơn.

Duy trì tâm thái cởi mở vô cùng quan trọng trong một cuộc giao tiếp, hãy cố gắng bỏ qua sự phán xét và thành kiến đủ để hiểu điều đối phương quan tâm.

3. Có cá tính của riêng bản thân

Biết bản thân là ai, không gải tạo, không đóng vai người khác chính là điểm mạnh của người chân thật. Họ được tự do sống cuộc đời của mình mà không mưu cầu cảm giác vui sướng từ ý kiến đánh giá của những người khác.

Họ làm những gì họ tin là đúng và nếu ai đó không thích điều họ làm thì cũng chẳng sao cả bởi họ có các nguyên tắc chỉ đạo của bản thân và tự đo lường chính mình.

12 dấu hiệu của người sống chân thật, không sống đạo đức giả - Ảnh 2.

4. Luôn rộng lượng, hào phóng

Chỉ những người nhỏ nhen mới sợ người khác tỏa sáng hơn mình nếu chẳng may mình cung cấp cho người đó cơ hội hay phương thức cần để thực hiện công việc.

Còn những người chân thật ngược lại, họ chẳng ngần ngại thể hiện ra rằng họ muốn đồng nghiệp của mình thành công bởi bản thân họ đã luôn tin vào khả năng của mình và thành công của người khác không làm họ trở nên tồi tệ.

5. Tôn trọng mọi người

Người chân thật biết cách hành xử đúng đắn với những người xung quanh.

Cho dù đối phương là ai, ở vị trí nào, làm nghề gì, chắc chắn người chân thật vẫn luôn lịch sự và tôn trọng bởi họ hiểu rằng dù họ có cư xử tốt đến mấy trong bữa ăn thì chỉ một hành động xấu cũng khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa.

6. Không bị cám dỗ bởi vật chất

Hạnh phúc đối với người chân thật phải đến từ bên trong, đơn giản chỉ là những niềm vui bé nhỏ, những khoảnh khắc được ở bên gia đình, bạn bè. Với họ, hạnh phúc không cần những thứ hào nhoáng vật chất bên ngoài.

Chạy theo thời thượng không chắc mới là tốt.

12 dấu hiệu của người sống chân thật, không sống đạo đức giả - Ảnh 4.

7. Đáng tin cậy

Người chân thật thường được đánh giá là người nói đúng những gì họ nghĩ và làm đúng những gì họ cam kết.

Bởi tính cách như vậy nên dĩ nhiên, họ sẽ nhận được rất nhiều sự tin cậy từ phía những người khác.

8. Có bản lĩnh

Nhiều người tự ái khi nhận được nhận xét của những người xung quanh nhưng với người chân thật, họ không coi đó là một cuộc tấn công cá nhân, cũng không cảm thấy bị sỉ nhục và không bắt đầu âm mưu trả thù của mình.

Thậm chí, họ có thể đánh giá một cách khách quan các phản hồi tiêu cực và xây dựng, chấp nhận những gì có hiệu quả và đưa nó vào thực tế.

9. Tập trung toàn tâm toàn ý vào cuộc đối thoại

Người chân thật biết tạo ra sự kết nối và tìm kiếm chiều sâu ngay cả trong những cuộc trò chuyện ngắn ngủi.

Chính bởi vậy, đối phương sẽ sẵn sàng trả lời những câu hỏi có tính thiện chí liên quan đếnnhững khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của đối phương.

12 dấu hiệu của người sống chân thật, không sống đạo đức giả - Ảnh 6.

10. Sống thật là chính mình

Người chân thật không dựa vào ánh đèn sân khấu hay một thành tích lóng lánh của người khác đế sống.

Họ không cần sự ngưỡng mộ của người khác để cảm thấy bản thân mình tốt lên; chính vì thế, họ sẽ lặng lẽ bắt tay vào làm những điều mình cần phải làm.

11. Không sống đạo đức giả

Nhiều người đạo đức giả thậm chí không nhận ra những sai lầm của bản thân. Còn người chân thật sẽ tìm cách tự mình giải quyết những vấn đề của chính mình trước.

Họ nói là làm và nói gì làm nấy, giữ đúng cam kết. Và mọi việc họ làm dựa trên sự tự nhận thức của họ.

12. Khiêm tốn

Khoe khoang không xấu nhưng nhiều người không thích tính cách phóng đại. Người chân thật có tính cách khiêm tốn, tự tin vào những gì bản thân đã làm được. Bởi họ luôn biết mình là ai và đủ tự tin để có thể thoải mái ở vị thế của mình.

Theo TapchiHoaky

Dự án Cần Giờ: Đừng để có lỗi với nhân dân

Toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Vinhomes Cần Giờ
Chụp lại hình ảnh,Toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Vinhomes Cần Giờ

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) thường được coi là cơ sở để hợp thức hóa một dự án.

Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870ha đã được Bộ Tài Nguyên Môi Trường thông qua 12/6/2020. Nhìn lại nội dung thẩm định này, ta có thể thấy nhiều điều chưa được làm rõ.

Để bạn đọc không nhầm lẫn, hình ảnh dưới đây mô tả vị trí của dự án. Dự án không nằm trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Đây cũng là lý do cơ bản nhiều ngày qua các Facebooker và người nổi tiếng nhấn mạnh rằng vị trí này của dự án không ảnh hưởng gì đến môi trường cả, chẳng có gì phải hi sinh ở đây cả.

Hình ảnh mô tả vị trí của dự án

Tuy nhiên, thông tin tôi có được lại cho thấy câu chuyện phức tạp hơn nhiều so với quan niệm đơn giản là “nằm xa không ảnh hưởng” mà những người ủng hộ chọn lựa đưa ra tranh luận.

Vào năm 2018, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ gửi cho Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (thuộc Vingroup) một văn bản có nội dung như sau:

“Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường nguồn nước của hệ thống sông rạch kết nối với Biển Đông. Tuy khu vực thực hiện dự án không nằm trong ranh giới Rừng phòng hộ Cần Giờ, nhưng việc ô nhiễm môi trường (đặc biệt là nguồn nước), từ một số loại chất thải (chất thải rắn, dầu mỡ, tăng độ đục của nước sông…) phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ động vật – thực vật rừng ngập mặn vốn có tính nhạy cảm rất cao với các tác nhân thay đổi môi trường”.

Văn bản này được gửi đến Vingroup vào tháng 6/2018, trước khi ĐTM được phê duyệt một thời gian dài.

Ý kiến trên đây từ Ban quản lý rừng phòng hộ có hai ý rõ rệt:

1. Rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước của hệ thống sông rạch kết nối với Biển Đông.

Trong nội dung ĐTM của dự án mà chúng tôi có được chỉ viết một câu: “khu vực quy hoạch không làm giảm diện tích rừng ngập mặn và không tác động trực tiếp đến Khu dự trữ sinh quyển”

Có thể chủ đầu tư dự án cho rằng chỉ cần không đụng vào đất rừng ngập mặn thì không ảnh hưởng gì. Trong khi đó, khoảng cách từ nơi dự án khổng lồ san nền lấp biển đó tới lõi rừng chỉ 18km.

Phản hồi trên của BQL rừng ngập mặn cần giờ còn cho thấy một nguy cơ khác: nếu nguồn nước thay đổi, bị ô nhiễm hoặc biến động, hệ sinh thái này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì độ nhạy cảm cao.

Trong khi đó, trong ĐTM dự án ước tính họ sẽ san lấp mặt bằng với hơn 137 triệu m3 cát lấy từ nơi khác, và nạo vét 11 triệu m3 đất của bãi triều Cần Giờ để làm biển hồ nhân tạo.

Bản ĐTM cũng cho thấy dự án này cần đến năm trạm xử lý nước thải sinh hoạt tương đương công suất 66.000m3/ngày đêm, và hai trạm xử lý nước thải y tế công suất 1.000m3/ngày đêm.

Lượng nước thải này khi đẩy ra môi trường sẽ tác động ra sao lên nguồn nước thường xuyên ra vào hệ thống kênh rạch trong rừng ngập mặn? – Bản ĐTM không hề nói tới.

2. Ô nhiễm môi trường như chất thải rắn, dầu mỡ, tăng độ đục của nước sông… phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ động vật – thực vật rừng ngập mặn vốn có tính nhạy cảm rất cao

Ý này cũng bị hội đồng thẩm định ĐTM thắc mắc nhiều lần trong phiên họp thẩm định ĐTM sau đó.

PGS.TS Lương Văn Thanh viết trong bản thẩm định ghi ngày 12/10/2018: “Thi công kè biển sẽ là hạng mục gây ô nhiễm nguồn nước và thủy sản hơn nhiều so với san lấp cát, tuy nhiên chưa thấy [dự án] đề cập đến khả năng gây ô nhiễm do thi công các bờ kè bao quanh.”

Ông Thanh cũng thắc mắc tuyến đê kè bao dự án phía biển “chiếm tới 3/4 chiều dài bờ biển huyện Cần Giờ thì sẽ tác động thế nào tới sự phát triển rừng ngập mặn của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ? Ảnh hưởng tới mức nào? (Chưa thấy dự báo tác động này trong ĐTM)”.

Chỉ riêng nội dung Chương 3 của báo cáo ĐTM đưa ra, các nhà nghiên cứu đã liên tục đặt câu hỏi về tác động đến đa dạng sinh học, chưa rõ về hiện trạng tài nguyên sinh vật, cũng như không rõ môi trường sẽ chịu ảnh hưởng ra sao khi tính đến lượng cát khổng lồ san lấp đổ vào và làm kè biển.

Trong giải trình mà công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ gửi cho UBND TPHCM viết họ kỳ vọng sẽ đón 9-10 triệu lượt khách tham quan/năm khi thực hiện dự án ở quy mô 2.870 ha.

Số lượng du khách khổng lồ này và những vấn đề về rác thải, tiếng ồn, ô nhiễm nước… đã không được đề cập gì đến trong đánh giá tác động môi trường.

Hình minh họa cho bài viết
Chụp lại hình ảnh,Hình minh họa cho bài viết

Đánh giá ảnh hưởng rừng trong… hai trang giấy

Trong biên bản phiên họp đánh giá về bản ĐTM này, hầu hết các nhà khoa học và giới chuyên gia đều đặt câu hỏi về hiện trạng và tác động tương lai đến khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Không có câu hỏi nào được trả lời. Phần đánh giá này trong ĐTM dài… 2 trang giấy. (Trang 199-201 – ĐTM)

Trong nội dung hai trang giấy, ĐTM chủ yếu nêu hiện trạng đất đai, thừa nhận khi san lấp sẽ làm tăng độ đục tại khu vực rộng lớn và vùng ảnh hưởng sẽ lớn hơn 2.718 ha. ĐTM cho rằng kè chắn sóng, đê biển, đê chắn sóng “không tác động nhiều đến môi trường sống các loài” (trong khi các ý kiến của giới chuyên gia hoàn toàn ngược lại).

ĐTM thừa nhận “dự án sẽ thu hẹp khu vực kiếm ăn của các loài chim” tại khu vực dự án, và lý giải chim sẽ… chuyển sang khu vực lân cận đi ăn nên kết luận là “không gây tác động lớn đa dạng về chim trong khu vực”.

Trong hai trang giấy này, nhiều lần cụm từ “tác động không lớn”, “không tác động” được lặp lại chỉ trong nội dung từ hai đến ba dòng, không có giải thích, bằng chứng hay lý luận khoa học gì thêm, cho thấy những người thực hiện ĐTM này đã không có tìm hiểu kỹ lưỡng đến những tác động nghiêm trọng đến rừng ngập mặn mà các nhà khoa học nêu ra.

Đến ngày 28/1/2019, khi Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường ký phê duyệt văn bản ĐTM này (2), nội dung về rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn còn bị bỏ ngỏ tại điều kiện 3.1 là “tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo tác động của việc thực hiện Dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” – chứng tỏ nội dung này đã không được bổ sung làm rõ – dù dự án được duyệt.

Tại sao Bộ Tài Nguyên Môi Trường có thể phê duyệt một dự án trong khi nó vẫn chưa trả lời được các câu hỏi mà chuyên gia và các nhà nghiên cứu chất vấn? Đặc biệt phần đánh giá về rừng ngập mặn Cần Giờ này chính là cốt lõi của những tranh cãi vừa qua giữa các bên chống và ủng hộ dự án này.

Đến thời điểm thực hiện bài viết này, tôi được biết Vingroup vẫn chưa bổ sung thêm phần nội dung cho điều kiện 3.1 trên, và cũng không công bố thêm thông tin gì về phần này, nhưng dự án Đô thị Du Lịch Cần giờ đã được bật đèn xanh.

Cát lấy từ đâu ra?

Lượng cát khổng lồ 137,616 triệu m3, theo công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ cần để đắp nền được báo cáo lấy từ các mỏ như sau:

10 mỏ đã khảo sát và giao cho Công ty Cần Giờ: 30,21 triệu m3

Cát và nền tận dụng từ phần đào biển hồ với chiều sâu đào -4m: 30 triệu m3.

Nguồn nạo vét sông Soài Rạp và Lòng Tàu: 20 triệu m3.

Vùng khảo sát mới tại Cần Giờ – TPHCM: 63,65 triệu m3.

Bản giải trình này cũng liệu kê các mỏ cát tại Đồng Bằng Sông Cửu Long như các lựa chọn bổ sung/thay thế nếu các mỏ bên trên không được cấp phép: Mỏ cát Bình Đại (Sông Cửa Đại, Bến Tre) – 4 triệu m3; Mỏ cát Sông Tiền, Đồng Tháp (140 triệu m3), Mỏ cát trên Sông Tiền, Đồng Tháp do Công ty TNHH MTV xây lắp và vật liệu xây dựng Đồng Tháp khai thác, hơn 4,9 triệu m3; mỏ cát Sông Hậu, Sóc Trăng 1,6 triệu m3. Tổng khối lượng cát kỳ vọng từ các mỏ này là 150,5 triệu m3.

Đây là điểm làm nổi bật quan ngại của các nhà khoa học ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với tình trạng sạt lở nghiêm trọng và khai thác cát ồ ạt đang diễn ra trong khu vực này.

Nhiều năm qua, khai thác cát ở đồng bằng sông cửu long đã gây sạt lở, sụt lún nghiêm trọng hai bên bờ, làm thay đổi dòng chảy. Theo một nghiên cứu từ Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, tổng khối lượng khai thác cát dọc sông Tiền và sông Hậu vào khoảng 28 triệu m3/năm, trong khi đó lượng bùn cát đổ về hạ lưu mỗi năm một giảm vì các hồ chứa và thủy điện ở thượng nguồn tiếp tục tăng lên. Nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã cấm khai thác cát và Việt Nam đã cấm bán cát sang nước ngoài để bảo vệ khu vực Đồng Bằng. (4)

Một dự án như khu Đô thị Du lịch Cần Giờ, với kỳ vọng khai thác đến hơn 137 triệu m3 cát có thể gây ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài về môi trường đến các mỏ cát/nguồn cát mà công trình này nhắm tới.

Và hầu hết chúng đều nằm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Không rõ “tiềm lực ngủ yên”, “rừng vàng biển bạc” hay mong mỏi giàu có của bà con Cần Giờ sẽ được hiện thực hóa ra sao bằng một dự án lấn biển, nhưng Cần Giờ – trước hết là khu rừng làm lá phổi xanh và quả thận của cả TPHCM – làm sạch không khí và nước thải từ toàn bộ các thành phố công nghiệp ở khu vực Đồng Nai – Sài Gòn trước khi đổ ra Biển Đông.

Khu rừng này sẽ ra sao nếu một dự án khổng lồ mọc lên với kè nhân tạo, kè chắn sóng, biển nhân tạo?

‘Chúng tôi đã hết sức thận trọng’

Mới nhất, tại một cuộc họp báo ngày 20/7, lần đầu tiên Vụ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Bộ TN-MT) đã trả lời các câu hỏi về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Hải. Vụ trưởng Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, nói:

“Đây là dự án có quy mô lớn, nằm kế cận vùng chuyển tiếp khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nên chúng tôi đã hết sức thận trọng trong quá trình thẩm định và phê duyệt ĐTM. Qua nhiều bước bổ sung, chỉnh sửa, ĐTM của dự án đã được thông qua bởi hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa học hàng đầu, được tiến hành thận trọng và tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật”.

“Với biện pháp thi công xây dựng tiên tiến, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam cao nhất, kết quả đánh giá báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua các mô hình toán cho thấy dự án lấn biển Cần Giờ tác động không đáng kể đến khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”.

Ông Hải cũng nói:

“Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấn biển Cần Giờ được thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 điều 25 Luật bảo vệ môi trường. Quá trình xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên – Môi trường đặt mục tiêu phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Mọi hoạt động phải dựa trên sự phát triển bền vững sinh thái, đảm bảo mục tiêu bảo tồn nguyên vẹn rừng ngập mặn Cần Giờ và có các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. Đồng thời hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với dòng chảy, xói lở, thoát nước…

Qua nhiều bước bổ sung, chỉnh sửa, báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được thông qua.”

Cũng trong ngày 20/7 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập dự án Cần Giờ tại buổi làm việc với Thành ủy, UBND TP.HCM.

Theo tờ Tuổi Trẻ “Đề cập đến dự án lấn biển Cần Giờ và một số công trình trọng điểm khác, Thủ tướng cho biết cơ bản đồng ý với kiến nghị của TP.HCM và nêu rõ tinh thần trung ương ủng hộ TP.HCM phát triển xứng tầm.”

Dường như cấp lãnh đạo cao nhất đã chấp thuận cho dự án tiến hành.

Chỉ mong rằng, như lời ông Nguyễn Xuân Hải, chính phủ “sẽ kiểm tra, giám sát chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết” để không có lỗi với nhân dân.

Khải Đơn / Gửi cho BBC News Tiếng Việt

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Khi nước Mỹ “hắt hơi” vì Covid-19, cả thế giới cảm lạnh như thế nào?

Khi nước Mỹ "hắt hơi" vì Covid-19, cả thế giới cảm lạnh như thế nào?

Số ca nhiễm Covid-19 phá kỷ lục khiến nước Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới, tiếp tục loay hoay giữa chống dịch và ngăn nền kinh tế khỏi suy thoái.

Từ đầu tàu trở thành gánh nặng cho tăng trưởng

Trong những ngày tháng huy hoàng năm 2018, thời điểm Mỹ tiếp tục duy trì giai đoạn tăng trưởng kéo dài cả thập kỷ, nền kinh tế số 1 thế giới chính là đầu tàu kéo theo tăng trưởng toàn cầu. Các chính sách cắt giảm thuế và chi tiêu của chính phủ giúp có thêm tiền chảy vào thị trường, cả nội địa và quốc tế.

Nếu thời gian đó, Chính sách của Mỹ đẩy thế giới lên cao thì ngay lúc này, cách Chính quyền của Tổng thống Donald Trump ứng phó với đại dịch Covid-19 lại đe dọa kéo tụt cả thế giới. Số ca mắc mới liên tiếp phá kỷ lục ở Mỹ chính là nguy cơ cho bất cứ sự phục hồi kinh tế toàn cầu nào.

Giới chức từ Mexico tới Nhật Bản đều đã sẵn sàng cho bão tố. Xuất khẩu thì ảnh hưởng tới Đức, Canada. Họ đang dành mọi sự chú ý cho nước Mỹ với một cái nhìn thận trọng. Bất cứ cú sốc nào nữa với nền kinh tế Mỹ, chẳng hạn như đóng cửa trở lại, chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy không thể lường trước với cả thế giới.

“Cả thế giới sẽ có những tháng, thậm chí là những năm khó khăn phí trước. Điều đó đặc biệt đáng lo ngại khi số ca mắc Covid-19 mới vẫn liên tục tăng lên”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong một bản đánh giá về nền kinh tế Mỹ. Tình trạng bất ổn xã hội vì gia tăng đói nghèo là một trong những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế.

Khi nước Mỹ hắt hơi vì Covid-19, cả thế giới cảm lạnh như thế nào? - Ảnh 1.

Cụ thể, rủi ro trước mắt được xác định là một phần lớn dân số Mỹ sẽ phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về mức sống cũng như khó khăn kinh tế đáng kể trong vài năm tới. Điều này sẽ làm suy yếu thêm nhu cầu, vốn đã rất yếu, và làm trầm trọng hơn những cơn gió ngược với tăng trưởng.

Những điều này nói lên một sự thật nghiệt ngã: Mặc Chính phủ Mỹ đã chi tới 3.000 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế thông qua một loạt các chính sách, dịch bệnh vẫn reo rắc nỗi kinh hoàng ở Mỹ khi có tới hơn 3,9 triệu người mắc Covid-19 và hơn 141.000 người đã chết. Thậm chí, số ca mắc mới mỗi ngày còn liên tiếp phá kỷ lục với hơn 70.000 người, cao gấp 3 lần so với hồi tháng 5. Số người tử vong trung bình 7 ngày cũng đang tăng lên trong tháng 7 so với tháng 4.

Trong khi đó, nước Mỹ tiếp tục rạn nứt sâu sắc về hàng loạt các vấn đề, trong đó đơn giản nhất là khẩu trang. Sau nhiều tháng khước từ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng cũng phải nói với người Mỹ rằng “đeo khẩu trang là yêu nước”. Trong khi đó, ở các quốc gia khác, đeo khẩu trang là việc làm bình thường, thậm chí được coi là lịch sự, trong dịch.

Với một số tiểu bang, chẳng hạn như Texas và California, lệnh phong tỏa 1 phần đã được áp dụng khi số ca mắc mới liên tiếp tăng cao. Điều này khiến các nhà phân tích chú ý tới một con số: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ. Sau nhiều tháng phục hồi khi các bang từng bước gỡ bỏ cách ly xã hội, con số người thất nghiệp ở Mỹ đang đứng trước nguy cơ tăng trở lại.

Thế giới lao đao vì Mỹ

Nền kinh tế Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ nên khi một công việc bị mất đi, nó sẽ kéo theo chi tiêu tiêu dùng thấp hơn. Điều kiện kinh doanh yếu kéo theo những khoản đầu tư thấp vào trang thiết bị hoặc vật tư sản xuất. Đây là lúc mà các vấn đề với nền kinh tế Mỹ, vốn chiếm ¼ GDP toàn cầu, gây tác động tới phần còn lại của thế giới.

Nhập khẩu theo năm của Mỹ tính tới tháng 5/2020 đã giảm hơn 13%, tương đương khoảng 176 tỷ USD. Ở Đức, nơi đang làm rất tốt việc ngăn chặn đại dịch Covid-19, xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 36% trong cùng kỳ. Các nhà phân tích nhận thấy rất ít triển vọng để con số này có thể cải thiện, nhất là doanh số bán ô tô ở Mỹ đã giảm 24% theo năm kết thúc vào tháng 6.

“Đó thực sự là một điều đáng thất vọng”, Gabriel Felbermayr, Chủ tịch Viện Kinh tế Toàn cầu Kiel, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài Deutschlandfunk của Đức. Ông Felbermayr nói rằng sự gia tăng các ca mắc Covid-19 đột biến ở Mỹ là không nằm trong dự tính.

Khi nước Mỹ hắt hơi vì Covid-19, cả thế giới cảm lạnh như thế nào? - Ảnh 2.

Tại Nhật Bản, tốc độ phục hồi dường như gắn liền với thành công của Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19. “Sự phục hồi của Nhật Bản sẽ thực sự bị trì hoãn nếu việc lây lan Covid-19 ở Mỹ không dừng lại và xuất khẩu sang Mỹ của các nước châu Á không tăng trưởng”, Hideo Kumano, cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, người đang là chuyên gia kinh tế trưởng của Dai-ichi Life Research Institute, cho biết.

IMF dự kiến GDP của Mỹ sẽ giảm 6,6% trong năm nay, con số được nhiều nhà phân tích chia sẻ. Ngân hàng Canada thì bi quan hơn khi dự báo GDP của Mỹ sẽ giảm 8,1% trong năm nay. Nó được hạ xuống 1 lần khi vấn đề dịch bệnh ở Mỹ diễn biến phức tạp.

¾ lượng hàng hóa xuất khẩu của Canada vào Mỹ. Những vấn đề với nền kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia láng giềng phía bắc. Ở biên giới phía nam, Mexico cũng phải đối diện với các vấn đề tương tự trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới ở nước này tăng kỷ lục.

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador đã có một chuyến công du đầy rủi ro tới Mỹ với chủ đề chủ yếu là kinh tế. Nhà lãnh đạo Mexico hy vọng một thỏa thuận thương mại giữa 3 nước Bắc Mỹ, có hiệu lực vào ngày 1/7, sẽ thúc đẩy kinh doanh và đầu tư ở Mexico. Tuy nhiên, với những gì đang xảy ra, mong muốn của ông Obrador sẽ khó lòng trở thành sự thực.

“Khi người Mỹ mất việc và sụt giảm thu nhập, nó sẽ gây ra những tác động trên toàn cầu. Chúng ta vừa tiến được một bước thì đã phải lùi 2 bước”, bà Elizabeth Crofoot, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Conference Board, cho biết.

Lan Anh / Trithuctre