Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá

Bộ ảnh Hòn Yến của nhiếp ảnh gia trẻ Cao Kỳ Nhân cho thấy một góc rất đáng khám phá của Phú Yên, khiến bạn trẻ nhìn thấy là muốn xách ba lô đi ngay.
Nước biển ở Hòn Yến vô cùng trong xanh /// Cao Kỳ Nhân

Nước biển ở Hòn Yến vô cùng trong xanhCAO KỲ NHÂNMột trong số những cảnh bờ biển đáng nhớ ở Phú Yên phải nhắc đến vẻ đẹp của Hòn Yến ở thôn Nhơn Hội (xã An Hòa, huyện Tuy An).Từ thành phố Tuy Hòa tới Hòn Yến đi dọc theo Quốc lộ 1A khoảng 15km về phía Bắc, rồi rẽ phải ở ngã ba Phú Điềm, đi thẳng theo đường bê tông khoảng 5km ra biển, qua làng chài Nhơn Hội, hoặc cũng có thể theo đường biển từ thành phố Tuy Hòa qua các xã An Phú, An Chấn, An Mỹ, rồi đi thẳng đến thôn Hội Sơn (xã An Hòa).Người dân địa phương gọi là Hòn Yến vì ngày xưa nơi này có nhiều chim yến về làm tổ. Quần thể Hòn Yến gồm Hòn Yến, Hòn Sụn, Bàn Than, Gành Yến, Hòn Choi, Vũng Choi, tạo thành một quần thể thắng cảnh tự nhiên bên bờ biển, được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2018. Trong đó, Hòn Yến là điểm nhấn nổi bật của quần thể. Từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm là mùa đẹp nhất ở nơi đây. Vào mùa này biển Hòn Yến rất đẹp, nước xanh ngắt và thay đổi màu sắc thường xuyên nhờ ánh nắng.Bờ biển ở đây vẫn còn nguyên sơ, các cây bàng, cây phi lao, cây xương rồng mọc lên cùng nắng và gió. Theo truyền thuyết, nơi này từng là một đảo xa ngoài biển, trải qua thăng trầm của thời gian, cát xâm lấn biển và ngày nay hòn đảo ở gần ở khoảng vài chục mét.

Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 1Toàn cảnh Hòn Yến

Hòn Yến còn được biết đến là nơi nuôi tôm hùm giống của Phú Yên. Những chiếc lồng nuôi tôm hùm hình vuông đầy màu sắc, khi nhìn từ trên cao chúng tạo nên những mảng màu tuyệt đẹp giống như những tấm vải thổ cẩm.

Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 2
Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 3

Một điểm đặc sắc khác của Hòn Yến là nghề đánh bắt cá cơm ngần và ruốc. Các ngư dân ở Hòn Yến, Phú Yên dùng những chiếc lưới mắt nhỏ để đánh bắt ruốc và cá cơm. Lưới sẽ được thả từ từ xuống biển, thuyền sẽ chạy thành vòng tròn để vây cá lại. Nên họ gọi đây là đánh lưới vây. Lưới sau khi thả ra hết nó sẽ trở thành 1 chiếc lưới khổng lồ, khi thuyền bắt đầu kéo lưới lên thì những chiếc lưới này sẽ tạo nên nhiều hình dáng đẹp mắt đến kinh ngạc: lúc thì như chiếc lá, lúc thì hình trái tim…

Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 4
Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 5
Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 6
Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 7

So với những điểm hấp dẫn ở tỉnh, hòn Yến là một trong những điểm đến du lịch Phú Yên được đến thưởng ngoạn bởi rất nhiều du khách.Những năm gần đây Hòn Yến nổi lên nhờ rạn san hô cạn nằm sát bờ tuyệt đẹp, có thể nói đây là cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc hiếm có tại Việt Nam. Vào dịp thủy triều rút, các rạn san hô dần lộ ra với đa thể loại và nhiều sắc màu. Mọi người có thể lội nước và ngắm san hô chứ không cần phải lặn. San hô rất nhạy cảm và dễ chết, nên khách tham quan cần phải có ý thức bảo vệ, không giẫm đạp, bẻ gãy san hô.

Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 8
Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 9
Hòn Yến trong xanh đẹp tựa thiên đường hút bạn trẻ đến khám phá - ảnh 10

Cao Kỳ Nhân là một nhiếp ảnh gia chuyên về phong cảnh, đã có một số giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Với anh, đi chụp trước tiên là để trải nghiệm, chiêm ngưỡng cảnh đẹp cũng như khám phá văn hóa vùng miền, sau đó là muốn chia sẻ để mọi người biết tới vẻ đẹp tiềm ẩn của quê hương, đất nước.@ Thanh niên

Hoạn quan thời Lê đông cỡ nào, được tin dùng ra sao?

Vào thời kỳ chúa tin dùng hoạn quan, nhiều người có địa vị cao, đang trong độ tuổi trưởng thành và là bố của nhiều trẻ con, tự biến mình thành hoạn quan để tiếp cận chúa.

Trong số các sử liệu viết về đời sống xã hội Đại Việt thế kỷ 17-18, những bút ký, du ký, khảo cứu của người phương Tây, điển hình là tác phẩm Mô tả vương quốc đàng ngoài (A Description of the Kingdom of Tonqueen) của Samuel Baron, xuất bản lần đầu năm 1685, hay tác phẩm Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị Đàng ngoài (Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin) của J. Richard, xuất bản lần đầu 1778… là những tư liệu quý, có giá trị, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời Lê Trung hưng.

Mặc dù vẫn còn những hạn chế (người viết chưa hiểu cặn kẽ tình hình Việt Nam, hoặc có những nhận xét, đánh giá phiến diện…), nhưng những tác phẩm này đã trình bày những điều mới mẻ, khác với lối chép sử biên niên của người bản xứ và ở một khía cạnh nào đó nó còn khách quan, khoa học hơn. Và từ những tác phẩm này, độc giả được biết thêm nhiều mặt của đời sống chính trị xã hội Đại Việt vào thế kỷ 17-18, qua nhãn quan của người phương Tây. Hơn nữa, độc giả còn được tiếp cận những thông tin về đối tượng hiếm khi được sử sách trong nước nhắc tới, đó là hoạn quan và vị trí, vai trò của họ trong đời sống chính trị thời bấy giờ.

Nhiều người có địa vị cao tự thiến để trở thành hoạn quan

Trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị Đàng ngoài, J. Richard cho biết, phần lớn hoạn quan được tuyển vào cung vua phủ chúa đều là những người dị tật bẩm sinh mất đi khả năng làm đàn ông ngay từ nhỏ (hoặc do tai nạn mất bộ phận sinh dục). Những trường hợp này sau khi được gia đình khai báo, sẽ thuộc quản lý nuôi dưỡng của nhà nước, còn gia đình sẽ hưởng một số quyền lợi ưu tiên. Khi đến tuổi có thể làm được những công việc cần thiết, họ sẽ được triệu vào cung để phục dịch vua chúa.

Tu lieu phuong Tay,  Dang Ngoai,  Dang Trong,  cung vua,  phu chua,  Trinh Cuong,  Trinh Giang,  Trinh Doanh,  Samuel Baron. J. Richard,  Jean Koffler,  Hoang Nhan Dung,  Hoang Cong Phu,  hoan quan,  sung ai,  tin dung,  cat nhac,  vi tri cao,  bat chap hau hoa,  vi loi ich anh 1
Tranh minh họa phủ chúa Trịnh trong tác phẩm Mô tả vương quốc đàng ngoài của Samuel Baron, xuất bản năm 1685. Ảnh tư liệu.

J. Richard cũng cho biết, vào thời kỳ chúa tin dùng hoạn quan, nhiều người có địa vị cao, đang trong độ tuổi trưởng thành và là bố của nhiều trẻ con, tự biến mình thành hoạn quan để tiếp cận chúa, chiếm lòng tin của ông ta và bằng cách đó để leo lên những địa vị cao hơn. Đã có một số người chết sau lần dao kéo đau đớn này.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thời Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái (1720-1729), trong hàng quan lại, ngoài Văn ban và Võ ban (cùng bộ máy giúp việc Lục phiên thuộc phủ chúa, tương ứng với Lục bộ của vua, thâu tóm mọi quyền lực), chúa Trịnh Cương còn đặt ra Giám ban với các chức: Tổng thái giám, đứng đầu Giám ban, hàm Chánh tam phẩm (ngang với Đô Ngự sử, chỉ đứng sau Thượng thư hàm Tòng nhị phẩm); Đô thái giám hàm Tòng tam phẩm; Thái giám hàm Chánh tứ phẩm; Thiếu thái giám hàm Tòng tứ phẩm; Đồng trị giám sự hàm Chánh ngũ phẩm; Tả hữu thiếu giám hàm Tòng ngũ phẩm (hơn quan Tri phủ tại địa phương hàm Tòng lục phẩm đến hai bậc).

Phẩm trật đã lớn, thực quyền của hoạn quan còn quan trọng hơn, vào thời kỳ này hoạn quan còn được trực tiếp tham gia chính sự. Ở Đàng Trong, tình hình tương tự, các chúa Nguyễn cũng rất sủng ái và tin dùng hoạn quan.

Theo tường thuật của Jean Koffler, y sĩ riêng của chúa Nguyễn (sách Xã hội Việt Nam quan bút ký của người nước ngoài, tác giả: nhà nghiên cứu Lê Nguyễn): Tại vương phủ, có 3 thái giám quyền uy cao nhất. Viên Tổng thái giám giữ quyền quản lý ngân khố, các khoản cho của vương phủ, phủ Tôn nhơn và của phi tần. Hai thái giám khác phụ trách thương mại và chỉ có họ mới bán cho người nước ngoài những mặt hàng quan trọng như vàng, sắt, ngà voi…

Chúa tin dùng hoạn quan vì lợi ích, không đếm xỉa đến hậu họa ra sao

Trong tác phẩm Mô tả vương quốc đàng ngoài, Samuel Baron cho biết chúa đặt quá nhiều tin tưởng vào lũ hoạn quan vô dụng và đánh đổi quá nhiều điều chỉ lấy một số lợi ích nho nhỏ từ đám người này.

Bằng giọng mỉa mai, khinh bỉ, Samuel Baron viết: “Bọn hoạn quan – thật là giống sâu bọ của loài người, những loài ký sinh, những kẻ chỉ biết nịnh bợ vua chúa – đông tới 400 hoặc 500 tên trong triều đình. Chúng rất kiêu căng và hống hách, vô lý khiến người dân vừa e ngại, vừa ghét cay ghét đắng chúng. Thế mà vua và chúa lại ưu ái chúng, dùng chúng vào hầu hết công việc trong nội cung và cả trong các vấn đề quốc gia đại sự”.

Tu lieu phuong Tay,  Dang Ngoai,  Dang Trong,  cung vua,  phu chua,  Trinh Cuong,  Trinh Giang,  Trinh Doanh,  Samuel Baron. J. Richard,  Jean Koffler,  Hoang Nhan Dung,  Hoang Cong Phu,  hoan quan,  sung ai,  tin dung,  cat nhac,  vi tri cao,  bat chap hau hoa,  vi loi ich anh 2
Một viên hoạn quan nhiều quyền thế. Hình ảnh cắt ra từ phim Thằng Cuội, 1989.

Đề cập đến bước tiến thân của hoạn quan, Samuel Baron cho hay những hoạn quan trẻ tuổi thường làm phục dịch và những công việc tẻ nhạt là cùng với đám hầu gái được phép ra vào chốn hậu cung để phục vụ vua chúa và các cung tần mỹ nữ. Sau khoảng 7 đến 8 năm phục vụ, họ sẽ từng bước tiến thân lên các vị trí và thậm chí được đặt vào những vị trí danh vọng như quan đầu tỉnh hoặc tướng lĩnh quân đội. Trong khi đó, nhiều người xứng đáng hơn nhiều, như các quan văn và quan võ thì lại bị thất sủng và rơi vào cảnh bần hàn.

Samuel Baron cho rằng việc chúa cất nhắc, tin dùng hoạn quan không phải xuất phát từ tài năng hay tiếng tăm mà là từ những lợi ích của những tên này đem lại (không đếm xỉa đến hậu họa ra sao). Khi những tên này chết, những của cải chúng tích lũy bằng những thủ đoạn xấu xa sẽ thuộc về chúa. Kể cả phụ thân và mẫu thân của tên này còn sống thì chúa vẫn là người thừa kế chính thức.

Tu lieu phuong Tay,  Dang Ngoai,  Dang Trong,  cung vua,  phu chua,  Trinh Cuong,  Trinh Giang,  Trinh Doanh,  Samuel Baron. J. Richard,  Jean Koffler,  Hoang Nhan Dung,  Hoang Cong Phu,  hoan quan,  sung ai,  tin dung,  cat nhac,  vi tri cao,  bat chap hau hoa,  vi loi ich anh 3
Các thái giám trong hoàng cung triều Nguyễn. Ảnh tư liệu.

Samuel Baron cũng nói đến hậu quả của việc chúa quá tin dùng hoạn quan, khi nhắc tới trường hợp Ong-Ja-Tu-Le (Ông già Tư lễ), tức hoạn quan Hoàng Nhân Dũng, mà sử ta chép là có âm mưu nổi loạn dưới thời chúa Trịnh Tráng, bị phát giác và bị xử tử. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: (Năm 1653), Nhân Dũng là tên hoạn quan được yêu, làm đến chức chưởng Tư lễ giám, thiếu bảo, tước quận công, được ban họ tên là Trịnh Lãm. Quyền lộc to quá, ngày càng kiêu căng, phóng túng, ngầm mưu với thủ hạ là Trần Nhân Liễn nuôi giấu người có yêu thuật là Tuyên Đức để xướng khởi loạn. Việc bị phát giác, đưa xuống triều thần xét tội. Nhân Dũng bị chém bêu đầu, bọn Nhân Liễn, Tuyên Đức đều bị lăng trì, thị chúng.

Còn trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị Đàng ngoài, J. Richard đề cập đến trường hợp chúa Trịnh Giang vì quá tin lời hoạn quan Hoàng Công Phụ, nên đã cách ly hoàn toàn với thế giới, để cho viên này tác oai tác quái. Trịnh Giang vốn bị sét đánh suýt chết, mắc bệnh kinh quý, tinh thần bất định, hay hoảng hốt sợ hãi. Hoàng Công Phụ cho đào đất làm cung Thưởng Trì dưới hầm cho Giang ở. Chúa ở hẳn dưới hầm, không còn biết việc triều chính. Sau triều thần phủ liêu phải đứng lên lập Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, sau đó triệt hạ phe cánh Hoàng Công Phụ. Cũng kể từ đây Giám ban bị bãi bỏ hẳn.

Minh Châu / Sách hay / Zing

Cuốn sách bom tấn về tình yêu ‘phức tạp’ của bà Melania với TT Trump

“Tình yêu là một phạm trù phức tạp song tình yêu của ông bà Trump còn phức tạp hơn”, Mary Jordan, tác giả cuốn tiểu sử về Đệ nhất Phu nhân Melania Trump chia sẻ.

Nhà báo Mary Jordan của tờ Washington Post đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn để hoàn thành tác phẩm The Art of Her Deal: The Untold Story of Melania Trump (Tạm dịch: Chuyện chưa kể về Melania Trump).

Dựa vào thông tin từ các nhân viên và quản gia làm việc tại Nhà Trắng, nhà báo Jordan cho biết vợ chồng tổng thống không thường xuyên ngủ chung.

Gắn kết theo cách đặc biệt

“Tôi chưa từng thấy cặp vợ chồng nào ít gần gũi đến vậy. Họ thường ở chung một toà nhà song không xuất hiện cạnh nhau. Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân đều hạnh phúc khi có không gian của riêng mình”, Jordan chia sẻ.

Melania Trump anh 1
Dù ít khi xuất hiện bên nhau, tình cảm giữa vợ chồng tổng thống không hề nguội lạnh. Ảnh: Chicago Tribune.

Dù vậy, tình cảm giữa vợ chồng tổng thống không hề nguội lạnh. “Sau mỗi bài phát biểu, ông Trump thường gọi điện cho vợ. Ông chủ Nhà Trắng hiếm khi tin tưởng ai song ông ấy luôn đặt niềm tin vào vợ mình. Trong khi đó, bà Melania xem chồng làm việc qua TV”, bà Jordan cho biết.

Nữ nhà báo cũng miêu tả mối quan hệ của vợ chồng tổng thống “khá bất thường song luôn có sự gắn kết đặc biệt”: “Ông Trump yêu bản thân, yêu công việc và muốn có không gian riêng. Bà Melania hoàn toàn chấp nhận điều này”.

“Không ai biết rõ bà ấy”

Trước khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà Melania Knauss từng là một siêu mẫu người Slovenia. Là đệ nhất phu nhân thứ hai của Mỹ sinh ra tại nước ngoài, bà Melania thường được giới truyền thông miêu tả là một người khó đoán.

Melania Trump anh 2
Trước khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà Melania Knauss từng là một siêu mẫu người Slovenia. Ảnh: CNN.

Bà Melania khá kín tiếng và có rất ít cố vấn thân cận, hầu hết trong số đó đã ký thoả thuận không tiết lộ danh tính.

“Trong 30 năm làm phóng viên, tôi từng điều tra nhiều nhân vật kín tiếng bậc nhất như ông trùm băng đảng ma tuý ở Mexico hay công chúa Nhật Bản. Song việc thấu hiểu bà Melania là nhiệm vụ khó khăn nhất”, Jordan viết trong cuốn sách.

Tác giả cũng thường gặp khó khăn khi muốn tìm kiếm thông tin về đệ nhất phu nhân: “Dù là tâm điểm của dư luận nhưng bà ấy sống như một bóng ma vậy. Mọi người đều biết đến Melania song không ai biết rõ bà ấy”.

Để tìm hiểu thêm về đệ nhất phu nhân, nhà báo Jordan đã đến Slovenia, Áo, Pháp và Italy, những nơi bà Melania từng gắn bó trước khi chuyển đến Mỹ vào năm 1996. “Bà Melannia thuộc giới siêu giàu khi đặt chân đến New York. Mọi thứ xảy ra trước đó đều khá bí ẩn”.

Cuộc sống với tổng thống Mỹ

Năm 1998, bà Melania gặp ông Trump tại thành phố Manhattan. Nhà báo Jordan nhận xét: “Ở những năm 1990, ông Trump là một con người khác: giàu có và chưa tham gia chính giới. Ông ấy khá quyến rũ và hài hước nên có thể thu hút nhiều phụ nữ”.

Melania Trump anh 3
Năm 2005, bà Melania kết hôn với ông Trump tại Palm Beach, bang California. Ảnh: Business Insider.

Theo nhà báo Jordan, đây là thời đại của giới siêu mẫu và các đại gia thành lập một nhóm gọi là “The modelisers”: “Nếu bạn có tiền, bạn tha hồ tiệc tùng với các chân dài. Ông Trump có tham gia các buổi tiệc nhưng không hề nhậu nhẹt. Ông ấy chỉ muốn chụp ảnh với siêu mẫu để lên mặt báo. Sau đó, ông ấy quay trở lại làm việc”.

Năm 2005, bà Melania kết hôn với ông Trump tại Palm Beach, bang California. Đám cưới “bạc tỷ” được trang hoàng lộng lẫy, thu hút nhiều khách mời nổi tiếng, bao gồm vợ chồng Bill và Hilary Clinton với tư cách người đứng đầu nhà đài CNN.

Mười năm sau, bà Melania ủng hộ ông Trump tham gia tranh cử tổng thống và ông đã đánh bại Hilary Clinton, nhà báo Jordan dẫn thông tin từ cố vấn chính trị Roger Stone.

Nhà báo Jordan nhận xét về tính cách của đệ nhất phu nhân: “Chưa ai từng nhìn thấy bà Melania rơi nước mắt. Vợ chồng tổng thống đều quan tâm đến hình ảnh trước công chúng, đặc biệt là Melania. Bà ấy không thể hiện cảm xúc trước đám đông, không bao giờ nóng nảy hay la hét”.

Khi cảm thấy bị xúc phạm, bà Melania sẽ đáp lại bằng sự lạnh lùng và thờ ơ. “Bà Melania thể hiện sự khó chịu bằng cách bỏ đi và trở nên vô hình. Ông Trump không hề thích điều này, ông ấy chỉ muốn người vợ trẻ đẹp luôn ở bên”, tác giả Jordan cho biết.

Nữ nhà báo lấy ví dụ về việc bà Melania từng đột ngột hủy bỏ chuyến đi đến Davos. Bà Melania nhất quyết không đi dự sự kiện cùng ông Trump sau khi nghi án ngoại tình của ông Trump với Stormy Daniels và Karen McDougal bị tiết lộ.

Mẹ kế và con riêng

Cuốn sách của Mary Jordan còn tiết lộ mối quan hệ rạn nứt giữa “mẹ kế” Melania và “con riêng” Ivanka Trump. Theo đó, cô con gái từng thuyết phục cha đổi tên Văn phòng Đệ nhất Phu nhân thành Văn phòng của Gia đình Đệ nhất song bị bà Melania từ chối.

Melania Trump anh 4
Cuốn sách của Mary Jordan còn tiết lộ mối quan hệ rạn nứt giữa “mẹ kế” Melania và “con riêng” Ivanka Trump. Ảnh: Reuters.

Ivanka từng gọi bà Melania là “bức chân dung” để ám chỉ sự ít nói của bà. Trong khi đó, bà Melania cũng cảm thấy Ivanka quá đỏng đảnh nên gọi cô là “nàng công chúa”.

Tác giả Jordan nhận xét: “Mối quan hệ giữa mẹ kế và con riêng luôn phức tạp. Trong trường hợp này, mẹ kế và con riêng không có quá cách biệt về mặt tuổi tác”.

Cả đệ nhất phu nhân và “ái nữ” của tổng thống, Ivanka Trump, đều là cựu người mẫu. Giới truyền thông cho rằng hai người phụ nữ quyền lực luôn ngầm cạnh tranh và có sức ảnh hưởng lớn đối với ông Trump.

Theo nhà báo Jordan, bà Melania đã thuyết phục chồng chọn Mike Pence, thay vì Chris Christie hay Newt Gingrich, cho vị trí phó tổng thống. “Bà Melania đọc rất nhiều và luôn chủ động tìm hiểu mọi thứ”, Jordan nhận xét.

Melania Trump anh 5
Cả Đệ nhất Phu nhân và “ái nữ” của tổng thống, Ivanka Trump, đều là cựu người mẫu. Ảnh: Getty Images.

Vợ chồng tổng thống từng trải qua bao thăng trầm và bà Melania có thể bị tổn thương khi ông Trump ngoại tình, theo cuốn sách. Song tác giả Jordan khẳng định: “Đệ nhất Phu nhân là người tham vọng, người trụ lại, là một chiến binh. Bà ấy thích chiến thắng”.

Uyên Uyên / Zing

Ngoại thành Hà Nội có một “cổ trấn” trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc

Đến với làng cổ Đường Lâm, trải nghiệm một nét đẹp làng quê Bắc Bộ với những nếp nhà cổ kính và con người thì lại vô cùng mến khách.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 1.

Cổng vào làng Mông Phụ được xây bằng đá ong, với 2 cánh cổng làm bằng gỗ lim, bên trái là cây đa cổ thủ, bên phải là hồ nước xanh mát.

Một thời gian dài làm việc đã dần khiến những người có cuộc sống nơi phố thị cần phải tái tạo lại sức lao động bằng cách đi du lịch, nhưng chỉ có một ngày cuối tuần thì việc đi đâu và làm gì thực sự sẽ là một điều cần phải cân nhắc.

Đã từ lâu những tòa nhà cao ốc, văn phòng điều hoà mát lạnh như bó buộc con người ta vào một lối sống tách rời tuổi thơ của những đứa trẻ đất Bắc lớn lên bên cây đa, bến nước, sân đình. Ấy thế mà lại may, cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km có một “cổ trấn” trăm năm nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, ẩn chứa bên trong bao điều thú vị.

Chủ nhật này thay vì làm lười bản thân bằng những trận ngủ nướng đến quá trưa và lê la cà phê cho tới tối thì bắt đầu một cuộc hành trình đến vùng đất mang đậm nét văn hoá Bắc Bộ – Làng cổ Đường Lâm.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 2.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 3.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 4.

Quanh làng cổ Đường Lâm nơi đâu cũng thể hiện nét cổ kính từ những bức tường đá ong đến con đường lát gạch.

Để thực hiện một chuyến “đi bụi” chúng tôi chọn phương tiện bằng xe máy, dọc theo Quốc lộ 32 qua Hoài Đức, Đan Phượng rồi thẳng tiến đến làng cổ Đường Lâm trong một sớm ngày mùa, hương thơm của lúa dẫn chúng tôi đến với cổng làng.

Nơi đây vào mùa Hè mới thấy câu nói cửa miệng của người dân xứ Đoài “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”, thời tiết nắng như đổ lửa vào buổi sáng sớm thôi thúc chúng tôi đến những địa điểm tham quan thật nhanh.

Ở làng cổ Đường Lâm 5 gồm làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Để tham quan hết địa điểm du lịch này cần phải có lộ trình thích hợp, du khách có thể chọn đi bộ, thuê xe đạp hoặc xe ôm để đến từng chặng của cuộc hành trình bắt đầu từ đình làng Mông Phụ và kết thúc ở rặng duối hơn 1.000 năm tuổi.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 5.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 6.

Những ngôi nhà đá ong cũ kỹ được trả giá bạc tiền tỷ cũng… không bán

Mua vé rồi bước qua cổng làng đi không xa sẽ bắt gặp đình làng Mông Phụ với lối kiến trúc cổ, xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính.

Đến Đường Lâm cũng là đến với vùng đất mà những ngôi nhà cổ được xây bằng những viên đá ong, trải qua lớp lang thời gian, bên ngoài cổ kính rêu phong như đang bao bọc lấy “viên ngọc” vô giá của nơi đây. Dẫn lối vào những ngôi nhà cổ là con đường lát gạch, bờ tường vàng óng khiến cho du khách đến đây luôn có cảm giác “cổ trấn” Đường Lâm đã làm thời gian ngừng lại đã bao năm.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 7.

Ngôi làng sở hữu tới 956 nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850… Được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của làng quê Bắc Bộ với 5 gian, 2 chái. Gian giữa để thờ có bàn thờ, 2 bên được bày biện với sập gụ, tủ chè, bàn ghế tiếp khách thể hiện nề nếp gia phong của các cụ ngày xưa.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 8.

Giới thiệu những nét văn hóa của gia đình, người chủ nhà được du khách kỷ niệm lại những đồng tiền đặc trưng của nhiều quốc gia.

Nhà cổ nơi đây có tường xây bằng đá ong, cột kèo trong nhà bằng gỗ lim, mái ngói đua ra ngoài thềm, phía ngoài sân thường là nơi đặt vại tương, bể và giếng nước và những vật dụng đặc trưng liên quan đến nông nghiệp.

Những ngôi nhà cổ được giữ gìn nguyên vẹn, từ những từ nhỏ nhất như chum vại, cối đá cũng thuộc vào hàng đồ cổ, đã có đại gia vào hỏi mua một ngôi nhà cổ trong làng với giá lên tới 7 tỷ nhưng nhận lại là cái lắc đầu. Bởi không chỉ là một nét đẹp góp phần xây dựng lên làng cổ, mà hơn thế nữa những ngôi nhà có nhiệm vụ cao cả, dành để thờ phụng tổ tiên, nơi mà các con cháu trong dòng tộc có thể trở về gặp gỡ nhau trong những dịp trọng đại.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 9.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 10.

Cũng chính từ cách sống nơi đây, khi đến làng cổ Đường Lâm điều ấn tượng nhất là tình cảm của các gia đình dành cho du khách, sẽ chẳng có chuyện chèo kéo khách hay toàn tính lừa lọc là góc khuất ở một số khu danh thắng, mà đến đây lại mọi người nhẹ nhàng và niềm nở.

Tôi còn ấn tượng lắm những câu nói của cô bé cho hàng nước khi mới đến cổng làng, “anh vào ngồi nghỉ rồi uống nước, nếu có muốn đi xe đạp thì qua chỗ em, còn anh thích đi bộ thì em có tấm bản đồ tặng anh đi vào khỏi bị lạc”, “cháu ơi vào nhà cô ăn cơm trưa, nay có gà và canh chua ăn cho lại sức…” , thử hỏi có mấy nơi người dân lại nhẹ nhàng đến thế.

Thưởng thức quà quê và check-in mệt nghỉ

Nổi tiếng chẳng kém gì làng Cự Đà, làng Bần, món tương ở Đường Lâm gần như nhà nào cũng có, được làm từ ngô, đỗ, hoặc gạo nếp ủ trong những chiếc chum sành với mùi thơm nức mũi. Tại các địa điểm thăm quan quanh làng cổ ta vừa có thể chụp ảnh bên những chiếc chum cổ và còn có thể mua trực tiếp thứ đặc sản đậm chất đồng quê này về làm quà thì chẳng còn gì bằng.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 11.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 12.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 13.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 14.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 15.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 16.

Ghé thăm nhà cổ của gia đình bà Dương Thị Lan, ông Nguyễn Văn Hùng và ông Hà Nguyên Huyến thì coi như đã đi chơi hết nửa làng cổ, những địa danh đặc biệt tiếp theo khi đến với vùng đất 2 vua vẫn còn trước mắt. Lúc này trong làng bạn có thể di chuyển bằng xe đạp hay xe ôm để đến những địa điểm tiếp theo để có thể tiết kiệm thời gian.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 17.

Ngôi bảo tháp cổ kính tại chùa Mía

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 18.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 19.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 20.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 21.
Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 22.

Chùa Mía, đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền là những di tích lịch sử khi đến với vùng đất Đường Lâm uy nghi cổ kính.

Ngoại thành Hà Nội có một cổ trấn trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc - Ảnh 23.

18 cây duối trồng bên đền – lăng Ngô Quyền được ghi nhận là cây di sản Việt Nam vì đã hơn 1.000 tuổi, nơi đây là địa điểm cuối cùng của buổi du lịch trọn vẹn tại vùng đất nối tiếng xứ Đoài với biết bao trải nghiệm thú vị.

Theo Haley / Nhịp sống Việt

Cuối thế kỷ 21 Việt Nam ‘có thể chỉ còn 62 triệu dân’?

Newborn

Sinh suất giảm mạnh khiến 23 quốc gia ‘đông dân’ sẽ chỉ còn một nửa vào cuối thế kỷ 21, còn một số nước khác như Nga, Việt Nam có dân số giảm gần một phần ba, theo công trình đăng trên The Lancet.

Nhật Bản có số nhân khẩu sụt giảm thuộc hàng nhanh và đều nhất, từ 128 triệu năm 2017, ở đỉnh cao, xuống dưới 53 triệu năm 2100.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Y khoa Anh, The Lancet, được các báo lớn, và đài BBC tóm lược, nêu ra hiện tượng dân số giảm và già đi ở nhiều quốc gia.

Bài về các kịch bản phát triển nhân khẩu, sinh suất của 195 quốc gia nêu tên 23 nước gặp vấn đề lão hóa dân số nhanh và đều.

Ngoài Nhật Bản còn có Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Thái Lan và Hàn Quốc, trong nhóm nước “dân số giảm đi một nửa” hoặc quá một nửa, tính đến 2100.

Ví dụ nước Ý sẽ giảm dân số từ 61 xuống còn có 28 triệu. Ba Lan từ 38 xuống 15 hoặc 13 triệu, tùy mô hình dự báo.

Việt Nam tuy không thuộc nhóm 23 nước nói trên nhưng sẽ ghi nhận dân số giảm đi đáng kể, có thể tới 1/3, theo một trong hai kịch bản.

Tài liệu của The Lancet viết rằng, Việt Nam hiện có dân số (2017) là 94.12 triệu người.

Theo kịch bản bình thường (reference scenario), tới năm 2100, nước này sẽ chỉ còn 72.85 triệu.

Baby and granddad

Nhưng theo kịch bản SDG pace (sustainable development goal), thì dân số Việt Nam sẽ chỉ còn 62.76 triệu vào cuối thế kỷ 21.

‘Hạ cánh nơi anh’: Trốn khỏi Bắc Hàn lên phim miền Nam

Dịch bệnh và khủng hoảng nội tại có thay đổi triều đại?

Tương tự như vậy, dân số Nga sẽ giảm từ 147 triệu xuống 106 triệu, hoặc thậm chí 89 triệu vào năm 2100, theo hai kịch bản khác nhau.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan có con số giảm dự báo cao nhất: từ 70.63 triệu (2017) xuống 34.66 triệu, hoặc 33.20 triệu (SDG scenario).

Trung Quốc sẽ vẫn còn đông dân nhưng cũng giảm đi gần một nửa: từ 1.4 tỷ vào năm 2024, xuống 732 triệu năm 2100.

Ấn Độ sẽ thay chân Trung Quốc ở vị trí đông dân nhất thế giới.

Anh Quốc hóa ra có dân số giảm không quá tệ, từ 75 triệu ở đỉnh năm 2063 xuống 71 triệu vào 2100.

Dự án của The Lancet cũng nêu ra một số tiên đoán về cơ cấu dân số thế giới:

  •  Trẻ dưới 5 tuổi sẽ giảm từ 681 triệu năm 2017 xuống 401 triệu năm 2100.
  •  Người già trên 80 tăng từ 141 triệu năm 2017 lên 866 triệu năm 2100.

Riêng về vùng Hạ Sahara, dân số tại đây sẽ tăng gấp ba, lên trên ba tỷ người năm 2100, BBC News hôm 15/07 cho biết trong phần về châu Phi khi giới thiệu về dự án nghiên cứu của The Lancet.

Công trình này nói Nigeria sẽ trở thành quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, sau Ấn Độ (930), với số dân 791 triệu.

Việc di cư của các sắc dân khác nhau và sự có mặt của người từ châu Phi ở nhiều nước và khu vực khác, sẽ là một câu chuyện của những năm từ nay đến hết thế kỷ 21.

Theo BBC

“Quỳ phục” ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

Nhóm ông lớn công nghệ (Big Tech) đang tiến hành một âm mưu phối hợp để vô hiệu hóa cuộc bầu cử ở Mỹ, bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến. (Tổng hợp)

Thung lũng Silicon đã trở thành địa danh nổi tiếng toàn cầu không chỉ bởi nó toạ lạc ở vùng thung lũng Santa Clara trù phú của nước Mỹ, nơi có những vườn cây ăn trái ngút ngàn tầm mắt, mà nó còn đại diện cho những bộ óc sáng tạo công nghệ đột phá, là trụ sở của nhóm Big Tech đầy quyền lực với các ông lớn như Apple, Google, Facebook, Oracle…

Khác biệt

Vài tháng gần đây, có một điều dễ nhận thấy là nhóm ông lớn công nghệ (Big Tech) đang tiến hành một âm mưu phối hợp để vô hiệu hóa cuộc bầu cử ở Mỹ, bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến Facebook, Twitter và Youtube.

Trong khi các CEO và quản lý hàng đầu của nhóm Big Tech đang sử dụng quyền lực của mình để kiểm duyệt những người Mỹ chân chính theo phái bảo thủ truyền thống, thì họ lại để mặc cho truyền thông cánh tả, chính trị gia cánh tả, những kẻ tội phạm sử dụng các nền tảng trực tuyến để tuyên truyền dối trá, kích động bạo loạn và chia rẽ nước Mỹ.

Trong 8 năm cầm quyền, cùng với sự “chống lưng” của các tỷ phú đô la cánh tả, Barack Obama đã góp sức gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng.Trong 8 năm cầm quyền, Barack Obama đã gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng. (Tổng hợp)

Trong 8 năm cầm quyền, Barack Obama đã gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng. 

Trong 8 năm cầm quyền, Barack Obama đã gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng. (Tổng hợp)

Cùng với các kênh truyền thông dòng chính, Barack Obama còn có “cơ quan” ngôn luận cho riêng mình, dễ dàng kiểm soát mọi luồng thông tin cho phép Đảng Dân chủ và những người cánh tả biến mưu đồ thành hành động thực tế.

Đó chính là nhóm Big Tech – một thế lực hùng mạnh trong Nhà nước Ngầm đã thể hiện quyền lực của mình trong mưu đồ hạ bệ Tổng thống Donald Trump – người đang chọn Nước Mỹ trên hết và đưa Nước Mỹ vĩ đại trở lại. Chính sách này của Tổng thống Trump khác biệt hoàn toàn với các thế lực Nhà nước Ngầm: Thúc đẩy Toàn cầu hoá.

Big Tech kiểm duyệt có chọn lọc

Khi đại dịch coronavirus Vũ Hán có vẻ giảm nhiệt tại Mỹ, đó cũng là thời điểm các thế lực ngầm khởi động một chiến dịch quyền lực đen mới. Các cuộc bạo loạn sau cái chết George Floyd đã được lên lịch trình một cách có chủ đích để nhấn chìm nước Mỹ trong bầu không khí “đấu tranh” bạo lực theo chủ nghĩa xã hội của đảng Dân chủ. Và phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách thức tuyên truyền và tổ chức các cuộc biểu tình bạo loạn.

Facebook, Twitter và Instagram, ba ông lớn truyền thông xã hội đã trở thành thế lực “bắt chẹt” người dùng mạng phải thay đổi ảnh biểu thị ủng hộ người da đen. Nói cách khác, cứ mở mạng ra là bạn sẽ nhìn thấy những thông điệp bất tận về đấu tranh chủng tộc, bãi bỏ lực lượng cảnh sát… Tựu chung là nhằm lật đổ Tổng thống Trump, và thay thế nền cộng hòa lập hiến của nước Mỹ thành một nước theo khuynh hướng chủ nghĩa xã hội của đảng Dân chủ.Twitter và Facebook tự động thay đổi logo thương hiệu và avatar của người dùng thành màu đen để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Black Lives Matter. (Tổng hợp)

Twitter và Facebook tự động thay đổi logo thương hiệu và avatar của người dùng thành màu đen để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Black Lives Matter. (Tổng hợp)
Twitter và Facebook tự động thay đổi logo thương hiệu và avatar của người dùng thành màu đen để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Black Lives Matter. (Tổng hợp)

Cái chết của George Floyd được giới cánh tả tôn vinh như thể là một vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, họ đã cố tình bỏ qua cái chết của Tony Timpa, một thanh niên da trắng 32 tuổi đã bị cảnh sát ngộ sát theo cách gần giống với George Floyd. Vụ việc này xảy ra vào ngày 10/8/2016, trong những tháng cuối cùng nhiệm kỳ của Barack Obama.

Không giống như vụ George Floyd, những cảnh sát liên quan đến cái chết của Tony Timpa không phải chịu áp lực dư luận. Đơn giản, nạn nhân là một người đàn ông da trắng. Vì lẽ đó, truyền thông cánh tả phớt lờ, cũng như không có bất kỳ cuộc biểu tình nào xảy ra tại Mỹ.

Sự phẫn nộ có chọn lọc trong cái chết của George Floyd chỉ để nhằm mục đích phục vụ chính trị của thế lực ngầm và hiển nhiên, Big Tech đã góp một phần lớn trong việc kiểm duyệt sự thật.

Big Tech không chỉ bóp nghẹt sự thật, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra.
Big Tech không chỉ bóp nghẹt sự thật, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra. (Shutterstock)

Big Tech không chỉ buộc những tiếng nói dám nói lên khía cạnh khác của câu chuyện phải câm lặng, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra. Điều này đồng nghĩa với việc Big Tech đã cố tình tước đoạt quyền tự do của người Mỹ, và thay thế bằng phương thức chủ nghĩa cộng sản toàn trị.Big Tech không chỉ bóp nghẹt sự thật, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra. (Shutterstock)

Big Tech kiểm duyệt quyền tự do của người Mỹ 

Khi công nghệ hoàn toàn chi phối mọi mặt của đời sống, đó là lúc những ông lớn công nghệ đã biến thành những gã khổng lồ kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Họ sẵn sàng trừng phạt hoặc uốn nắn suy nghĩ của chúng ta theo ý muốn của họ.

Một nghiên cứu cho thấy, người Mỹ trung bình dành 50 phút cho Facebook hoặc các ứng dụng xã hội khác như Snapchat, Instagramhay Twitter. Các nhà mạng này đã “tích” dữ liệu cá nhân của bất kỳ ai mỗi khi nhấn nút like, chia sẻ, tìm kiếm, mua sắm hoặc đăng ảnh. Google cũng đang phân tích hồ sơ thẻ tín dụng của hàng triệu người.

YouTube, Twitter đã biến thành phương tiện kiểm duyệt suy nghĩ thông qua kiểm soát ngôn ngữ bằng cách cảnh báo, chặn, hoặc khoá tài khoản bất kỳ ai đi ngược lại quan điểm lợi ích của họ.

Trên thực tế, chính cuộc sống hiện đại đã tước đoạt quyền riêng tư của con người. Tất cả mọi người đều đang bị theo dõi trên đường đi học hay đi làm, tại trường học, nơi làm việc hay địa điểm vui chơi, mua sắm. Năm 2018, ước tính Big Tech đã chi khoảng 19 tỷ đô la cho việc thu thập và phân tích dữ liệu người tiêu dùng.Big Tech thiết lập hệ thống AI nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, thông tin liên quan đến người dùng dựa vào hành vi của họ trên các nền tảng mạng xã hội. (Shutterstock)

C

Big Tech thiết lập hệ thống AI nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, thông tin liên quan đến người dùng dựa vào hành vi của họ trên các nền tảng mạng xã hội. (Shutterstock)
Big Tech thiết lập hệ thống AI nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, thông tin liên quan đến người dùng dựa vào hành vi của họ trên các nền tảng mạng xã hội. (Shutterstock)

Có bao giờ bạn hỏi vì sao Facebook, Instagram hay Twitter lại miễn phí? Đơn giản, bạn đang trả tiền cho họ bằng cách cung cấp miễn phí thông tin cá nhân của mình.

Theo Forbes, có khoảng 2 tỷ người đang sử dụng Facebook và cứ mỗi phút lại có khoảng 50.000 bức ảnh đăng lên Instagram, và 500.000 tweet trên Twitter. Mọi thứ bạn đăng lên mạng xã hội đều giúp Big Tech “hoàn thiện” hồ sơ dữ liệu cá nhân của chúng ta.

Hơn nữa, khi bạn sở hữu smartphone cũng đồng nghĩa bạn đang tự nguyện mang theo thiết bị theo dõi, vì Google Maps có thể ghi nhớ nơi bạn đến và lưu nó vào Dòng thời gian của Google.

Với quyền lực vô hình ấy, Big Tech đang thiết lập một bức màn sắt kiểm duyệt và kiểm soát kỹ thuật số. Facebook và YouTube đảm nhận vị trí “biên tập viên” khi bắt đầu hạn chế những tiếng nói trái chiều. Mục đích của các ông lớn này không phải nhằm cung cấp môi trường lành mạnh, an toàn cho người dùng mạng, mà là để xác lập quan điểm của họ là duy nhất hợp lệ.Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung tỏ ra rất hiểu điều người dùng muốn. Những gì liên quan đến sở thích của họ đều dễ dàng hiển thị trước mắt. (Pexels)

Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung tỏ ra rất hiểu điều người dùng muốn. Những gì liên quan đến sở thích của họ đều dễ dàng hiển thị trước mắt. (Pexels)
Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung tỏ ra rất hiểu điều người dùng muốn. Những gì liên quan đến sở thích của họ đều dễ dàng hiển thị trước mắt. (Pexels)

ĐCSTQ cũng tương đồng như thế. Thông qua mạng xã hội và các tính năng theo dõi khác, ĐCSTQ thu thập dữ liệu cá nhân, kiểm tra ID, nghe trộm thông tin để không chỉ kiểm duyệt ngôn từ của người dùng mạng, mà còn xác định khuynh hướng chính trị của tất cả người dân Trung Quốc.

Twitter kiểm duyệt Tổng thống nhưng lại ủng hộ kẻ bạo loạn và ĐCSTQ

Quyền hạn to lớn của các ông lớn công nghệ thêm một lần nữa khẳng định qua trường hợp của Tổng thống Trump, khi các bài đăng của ông trên phương tiện truyền thông bị thách thức bởi Twitter những hai lần gần đây… Twitter cũng là nền tảng mà ĐCSTQ lạm dụng nhiều nhất.

  • Kiểm duyệt Tổng thống Trump và những người bảo thủ

Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng” Big Tech đều bị Twitter trừng phạt. Họ là những nghị sĩ, nhà văn, nhà báo, luật sư, nhà bình luận chính trị, diễn viên…

Trong số đó có những gương mặt cực kỳ nổi trội như Phó Tổng thống Mike Pence, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, con trai Tổng thống là Donald Trump Jr. cũng đều bị Twitter đình chỉ, cấm, chặn quảng cáo, và kiểm duyệt. Tháng 9/2018, Giám đốc điều hành Twitter – ông Jack Dorsey đã phải ra điều trần trước Quốc hội và cho biết Twitter không sử dụng hệ tư tưởng chính trị để đưa ra quyết định, nhưng các bằng chứng cho thấy điều ngược lại.Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng” Big Tech đều bị Twitter trừng phạt. (Getty)

Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng" Big Tech đều bị Twitter trừng phạt.
Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng” Big Tech đều bị Twitter trừng phạt. (Getty)

Năm 2017, tài khoản Twitter cá nhân của Tổng thống Trump đã từng biến mất một cách bí ẩn, và được khôi phục một cách kỳ lạ 11 phút sau đó mà không có lời giải thích nào cho đến khi Twitter thông báo đơn giản do sơ suất của một nhân viên.

Với 81,7 triệu người đăng ký, tài khoản @realDonaldTrump là một trong 10 tài khoản được theo dõi nhiều nhất trên mạng Twitter. Tuy nhiên Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey cũng chẳng e dè, ngay cả đó là đương kim Tổng thống Mỹ bằng cách kiểm duyệt trắng trợn những tweet của ông.

Twitter đã không ngần ngại dán nhãn “cần kiểm chứng” kèm link thông tin kiểm chứng vào một số tweet của Tổng thống Trump khi ông viết rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận phiếu. Có điều, các đường link kiểm chứng của Twitter đều dẫn tới một loạt bài báo của CNN, NBC News, Washington Post… – là các kênh truyền thông cánh tả ủng hộ nhiệt tình “sáng kiến” bỏ phiếu qua thư của Đảng Dân chủ.

Khi các cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd vượt khỏi tầm kiểm soát, Tổng thống Trump đã cảnh báo trong một tweet rằng: “…khi cướp bóc bắt đầu, tiếng súng cũng nổ theo”. Đây là lúc Twitter thể hiện quyền lực ngầm và thực hiện bước đi chưa từng có: Ẩn dòng tweet đó và cáo buộc Tổng thống Trump là  “tôn vinh bạo lực”.

Twitter đã không ngần ngại dán nhãn “cần kiểm chứng" kèm link thông tin kiểm chứng vào một số tweet của Tổng thống Trump khi ông viết rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận phiếu.

Twitter không ngần ngại dán nhãn “cần kiểm chứng” kèm link vào một số tweet của Tổng thống Trump khi ông viết rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận phiếu.

Ảnh chụp màn hình)

Twitter dựa vào Chính sách và Điều khoản dịch vụ của công ty để trừng phạt những cá nhân, tổ chức “khuyến khích bạo lực, hoặc tấn công trực tiếp, hoặc đe dọa người khác dựa trên chủng tộc, sắc tộc, quốc gia, khuynh hướng tình dục, giới tính, bản sắc giới tính, tuổi, khuyết tật, hoặc bệnh nghiêm trọng…” Tuy nhiên, những quy tắc này dường như được thực thi một cách cảm tính, và chỉ áp dụng cho những người theo Đảng Cộng hòa bảo thủ.

Còn các nghị sĩ Đảng Dân chủ, truyền thông cánh tả, các phái cấp tiến tự do, các nhóm cực đoan, bạo lực như Antifa và đặc biệt là ĐCSTQ thì được tự do chia sẻ.

  • Tiếp tay cho Antifa, Black Lives Matter

Sau khi kiểm duyệt tweet của Tổng thống Donald Trump về các cuộc bạo loạn, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey đã đưa #BlackLivesMatter làm tiêu đề trên tài khoản Twitter chính thức.

Không những thế, Jack Dorsey còn hỗ trợ và tiếp tay cho các tổ chức cực đoan bằng cách cho phép những kẻ bạo loạn Antifa sử dụng nền tảng Twitter thúc đẩy bạo lực, và bỏ qua mọi hành động cướp bóc, giết người, coi thường luật pháp của chúng.

Jack Dorsey - Giám đốc điều hành Twitter - hỗ trợ và tiếp tay cho các tổ chức cực đoan bằng cách cho phép những kẻ bạo loạn Antifa sử dụng nền tảng Twitter thúc đẩy bạo lực.
Jack Dorsey – Giám đốc điều hành Twitter – hỗ trợ và tiếp tay cho các tổ chức cực đoan bằng cách cho phép những kẻ bạo loạn Antifa sử dụng nền tảng Twitter thúc đẩy bạo lực. (Getty)

Hiện cả Facebook và Twitter đều đang công khai đồng lõa trong việc giúp đỡ nhóm khủng bố nội địa này, khi cả hai nền tảng vẫn tiếp tục cho phép duy trì Rose City Antifa có trụ sở tại thành phố Portland (bang Oregon). Không chỉ tấn công bạo lực với người dân vô tội, Rose City Antifa lộng hành tới mức còn đăng clip “khoe khoang” về việc tấn công tàn bạo nhà báo độc lập người Mỹ gốc Việt Andy Ngo, khiến anh bị tổn thương não.

Mặc dù những hành vi bạo lực kinh hoàng của Antifa, Black Live Matter rõ ràng đã vi phạm các tiêu chuẩn Chính sách của Facebook và Twitter, nhưng hai ông lớn này đều không có bất cứ động thái nào trừng phạt Rose City Antifa.

Cả Mark Zuckerberg lẫn Jack Dorsey dường như không bận tâm đối với những sự kiện đầy bạo lực ấy khi vẫn cho phép Facebook và Twitter của Rose City Antifa vẹn nguyên thách thức pháp luật.

  • Khuyến khích những người theo Đảng Dân chủ làm càn

Có lẽ vì mải kiểm duyệt các tweet của Tổng thống Trump mà Twitter đã cho phép một bức ảnh giả được tạo ra để truyền bá thông tin sai lệch, khi nữ diễn viên Debra Messing – một người theo cánh tả chống Trump chia sẻ bức ảnh Adolf Hitler cầm cuốn Kinh Thánh, và đặt ngay cạnh bức ảnh tương tự của Tổng thống Trump.

Nữ diễn viên Debra Messing - một người theo cánh tả chống Trump chia sẻ bức ảnh Adolf Hitler cầm cuốn Kinh Thánh, và đặt ngay cạnh bức ảnh tương tự của Tổng thống Trump. 
Nữ diễn viên Debra Messing – một người chống Trump chia sẻ bức ảnh Adolf Hitler cầm cuốn Kinh Thánh, và đặt ngay cạnh bức ảnh tương tự của Tổng thống Trump. (Ảnh chụp màn hình)

Hàng ngàn người đã chia sẻ tweet này trong đó có cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Marianne Williamson mà không hề bận tâm đó là bức ảnh đã bị photoshop. Ngay cả khi bức ảnh chưa qua chỉnh sửa, việc so sánh một kẻ tội đồ và một Tổng thống do dân bầu là điều kỵ huý. Thay vì xem xét các chính sách thực tế, những người cánh tả cực đoan đã cố tình so sánh chính quyền Tổng thống

Cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Marianne Williamson cũng chia sẻ bức ảnh mà không hề bận tâm rằng nó vốn đã bị photoshop. (Ảnh chụp màn hình)
Trump với Đức Quốc xã.Cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Marianne Williamson cũng chia sẻ bức ảnh mà không hề bận tâm rằng nó vốn đã bị photoshop. (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi Twitter thường xuyên kiểm duyệt Tổng thống Trump và những người thuộc Đảng Cộng hoà về những gì họ gắn cho là thông tin sai lệch, thì gã khổng lồ truyền thông xã hội này lại cho phép nhiều cáo buộc sai lệch như vụ ảnh giả Hitler này được lan truyền mà không có sự trừng phạt nào. Thậm chí, Trưởng Bộ phận Kiểm soát thông tin của Twitter là ông Yoel Rot còn cổ vũ cho những hành động sai trái này khi tuyên bố: “Thực tế có chủ nghĩa phát xít trong Nhà Trắng”. 

Nữ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez, một trong bốn “tứ quái” của Đảng Dân chủ tại Quốc hội gồm Ilhan Omar, Rashida Tlaib, và Ayanna Pressley đã đăng clip cổ vũ bạo lực lên Twitter, trong đó cô đã liên kết với Antifa. Video đã có tới 2,5 triệu lượt xem.

Con gái của nữ nghị sĩ Ilhan Omar đã sử dụng Twitter để tiếp tế đồ cho những kẻ bạo loạn. Cha con Tổng chưởng lý Keith Ellison thì đăng đàn công khai trên Twitter tuyên bố ủng hộ Antifa.

Rõ ràng CEO Jack Dorsey của Twitter đã tiếp tay cho việc thúc đẩy bạo lực trên khắp nước Mỹ, và nhắm mắt làm ngơ trước chủ nghĩa khủng bố, đồng thời lại kiểm duyệt những người muốn duy trì luật pháp và trật tự.Bạo lực lan rộng ở Mỹ có “công” không nhỏ nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của các nghị sĩ Dân chủ, truyền thông cánh tả và đặc biệt là CEO Twitter Jack Dorsey. (Getty)

Bạo lực lan rộng ở Mỹ có "công" không nhỏ nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của các nghị sĩ Dân chủ, truyền thông cánh tả và đặc biệt là CEO Twitter Jack Dorsey.
Bạo lực lan rộng ở Mỹ có “công” không nhỏ nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của các nghị sĩ Dân chủ, truyền thông cánh tả và đặc biệt là CEO Twitter Jack Dorsey. (Getty)
  • Phục vụ lợi ích cho ĐCSTQ

Trong khi kiểm duyệt từ Tổng thống Mỹ cho tới những tiếng nói công chính tại Mỹ, thì các ông chủ Big Tech lại rất sẵn lòng phục vụ các quan chức ĐCSTQ và giúp chế độ độc tài truyền bá những tin dối trá về đại dịch virus Vũ Hán.

Mặc dù ĐCSTQ cấm công dân của mình sử dụng Twitter nhưng chính quyền Bắc Kinh lại tận dụng nền tảng này làm vũ khí chống lại các quốc gia dân chủ, đặc biệt là Mỹ. Các quan chức ĐCSTQ đã sử dụng Twitter như một cơ quan ngôn luận để truyền bá rầm rộ những lời dối trá về nguồn gốc của virus là do quân đội Hoa Kỳ gieo rắc và thậm chí còn cáo buộc Tổng thống Trump là người phân biệt chủng tộc, khi ông gọi ‘Virus Trung Quốc’.

Twitter đã cho phép phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngang nhiên tweet khẳng định quân đội Mỹ là kẻ gieo rắc virus. Không những thế, Twitter còn tiếp tay lan toả một video ngớ ngẩn “Ngày xửa ngày xưa…” của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp với những tình tiết không đúng sự thật, qua cuộc trò chuyện của hai biểu tượng lego đại diện choĐCSTQ với tư cách là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm trong đại dịch và bức tượng Nữ thần Tự do ngu dốt và vô trách nhiệm đại diện cho nước Mỹ.

Twitter đã không áp dụng như nhau các quy tắc của nó. Những người bảo thủ nổi tiếng, những người thuộc Đảng Cộng hoà trong đó có cả Tổng thống Trump, đã bị kiểm duyệt hoặc xóa nội dung trong những tháng gần đây. Nhưng các quan chức ĐCSTQ và những kẻ bạo loạn lại không bị áp dụng theo cùng một tiêu chuẩn tương tự như vậy.

Hòa chung nhịp điệu với phe cánh tả, Twitter cũng chẳng cần che giấu hay ngần ngại thể hiện ý chí của mình bất chấp giới hạn đạo đức: ngăn chặn sự thật, phó mặc cho tin giả lan truyền, thúc đẩy sự hỗn loạn nhằm bôi nhọ danh dự, với mục tiêu cuối cùng là hạ bệ Tổng thống Trump. (Shutterstock)
Hòa chung nhịp điệu với phe cánh tả, Twitter cũng chẳng cần che giấu hay ngần ngại thể hiện ý chí của mình bất chấp giới hạn đạo đức: ngăn chặn sự thật, phó mặc cho tin giả lan truyền, thúc đẩy sự hỗn loạn nhằm bôi nhọ danh dự, với mục tiêu cuối cùng là hạ bệ Tổng thống Trump. (Shutterstock)

Facebook là cơ quan ngôn luận do ĐCSTQ kiểm soát

Một cuộc điều tra của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện do ông Michael McCaul đứng đầu để xác định cách thức các quan chức của ĐCSTQ sử dụng các nền tảng truyền thông để tuyên truyền cho thấy, Facebook là nền tảng đứng đầu “hợp tác” nhiệt tình nhất với chính quyền Bắc Kinh.

Cuộc điều tra kết luận: “Facebook đã cho phép một số cơ quan tuyên truyền do ĐCSTQ kiểm soát được tự do đăng thông tin sai lệch, có khả năng tiếp cận hàng triệu người Mỹ. Trong đó bao gồm China Daily, Tân Hoa Xã và CGTN (Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc), tất cả đều là những kênh tuyên truyền do ĐCSTQ tài trợ”.

Facebook đã cho phép các kênh tuyên truyền của ĐCSTQ được tự do đăng tải nội dung trên trang của mình, khiến độc giả Mỹ và thế giới đang phải tiếp nhận những tuyên truyền của ĐCSTQ mà không hề hay biết.

Hiện tại, Facebook cũng không có kế hoạch gỡ bỏ nội dung được gắn cảnh báo của các quan chức ĐCSTQ, cũng như không có hành động đầy đủ để ngăn chặn ĐCSTQ sử dụng Facebook để tuyên truyền và nói dối về đại dịch virus Vũ Hán.

Bằng cách sử dụng ngân sách khổng lồ để chạy quảng cáo, các kênh truyền thông được hậu thuẫn bởi ĐCSTQ đều có lượng người theo dõi rất lớn, thậm chí cao hơn cả New York Times, CNN...
Bằng cách sử dụng ngân sách khổng lồ để chạy quảng cáo, các kênh truyền thông được hậu thuẫn bởi ĐCSTQ đều có lượng người theo dõi rất lớn, thậm chí cao hơn cả New York Times, CNN…

Ngươc lại mới đây (18/6), Facebook đã xóa quảng cáo của chiến dịch Tổng thống Trump vì cho là đã sử dụng biểu tượng “nhạy cảm” mà một nhóm các nhà hoạt động cánh tả quy kết là biểu tượng của Đức Quốc xã (!?), mặc dù hầu hết người Mỹ và người Do Thái đều không nhận ra.

YouTube xoá các bình luận chỉ trích ĐCSTQ

Nền tảng YouTube thuộc sở hữu của Google đang lấy lòng các quan chức ĐCSTQ bằng cách xóa các bình luận có chứa những thuật ngữ mà các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc thường sử dụng để chỉ trích ĐCSTQ.

Hai trong số những bình luận bị YouTube tự động xóa gồm Gòngfěi có nghĩa là tên cướp cộng sản và Wǔmáodăng – đảng 50 xu, một thuật ngữ ám chỉ đội ngũ kiểm duyệt của ĐCSTQ được trả 50 xu cho mỗi bài chỉ trích ĐCSTQ đăng trên Internet mà họ xóa. Bất cứ khi nào người dùng mạng gõ cụm từ này bằng tiếng Trung, Youtube sẽ tự động xóa trong vòng 15 giây.

Bất chấp việc YouTube tuyên bố rằng đây là “lỗi hệ thống” và công ty đang cố gắng khắc phục, khó có thể tin rằng YouTube đã “vô tình” xoá các bình luận chỉ trích ĐCSTQ nếu xét đến “lịch sử” của Google đã từng bị vạch trần vì bí mật phát triển công cụ kiểm duyệt cho ĐCSTQ.

Một ví dụ khác về việc Youtube tự động xóa các comment có nội dung chỉ trích phong trào Black Lives Matter:

Điều đáng chú là, “lỗi hệ thống” này đã tồn tại trong suốt 6 tháng (tháng 10/2019) trước khi được các cư dân mạng chú ý cho thấy đây là chủ ý của Google. Google đã từng phát triển công cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly – một dự án gây tranh cãi liên quan đến việc loại bỏ tất cả những lời chỉ trích ĐCSTQ trên Google.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Google, chủ sở hữu của YouTube lại làm điều tương tự với nền tảng này trong khi đổ lỗi sai sót do “hệ thống”. “Tử huyệt” cho thấy Google đang dối trá chính là YouTube hiện bị cấm ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa là sự kiểm duyệt của Google đối với những lời chỉ trích ĐCSTQ xảy ra ở các quốc gia bên ngoài Trung Quốc, kể cả ở Mỹ nơi những người nói tiếng Trung bị hạn chế gõ những cụm từ đặc biệt này.

Tất cả cho thấy dường như Google và YouTube đang tìm mọi cách phục tùng ĐCSTQ để được thâm nhập thị trường Trung Quốc. Khi dự án Dragonfly bị rò rỉ vào năm 2018 trên tờ The Intercept, Google đã bị chỉ trích dữ dội bởi đã bán rẻ các giá trị Mỹ cho một thể chế độc tài tàn ác.

Tháng 6/2019, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Google cho biết họ đã “chấm dứt” dự án và “không có kế hoạch khởi động một công cụ Tìm kiếm tại Trung Quốc”. Nhưng thực tế chứng minh họ vẫn đang tiếp tục bí mật thông đồng với ĐCSTQ để kiểm duyệt và xóa sự thật khỏi Internet.

Khi dự án Dragonfly bị rò rỉ vào năm 2018 trên tờ The Intercept, Google đã bị chỉ trích dữ dội bởi đã bán rẻ các giá trị Mỹ cho một thể chế độc tài tàn ác. 

Khi dự án Dragonfly bị rò rỉ vào năm 2018 trên tờ The Intercept, Google đã bị chỉ trích dữ dội bởi đã bán rẻ các giá trị Mỹ cho một thể chế độc tài tàn ác. (Getty)

Google vẫn khoác bên ngoài lớp áo là ‘trọng tài chính của sự thật’ thì nay đã tự mình chọn hướng đi bắt tay với ĐCSTQ. Loại kiểm soát doanh nghiệp này, chẳng khác mấy ĐCSTQ và rõ ràng sẽ không có

chỗ trong một nền dân chủ.

Microsoft phản đối Mỹ, tuân thủ ĐCSTQ và giúp quân đội Trung Quốc 

Tháng 9/2019, khi Tổng thống Trump bắt đầu ra các quyết sách dần siết chặt Huawei thì vị chủ tịch kiêm Giám đốc pháp lý của tập đoàn Microsoft Brad Smith than phiền rằng, chính phủ Mỹ đối xử không công bằng với Huawei. Theo vị chủ tịch này thì Huawei nên được phép mua công nghệ của Mỹ, bao gồm cả phần mềm từ Microsoft của ông.

Vậy tại sao Microsoft lại hợp tác với Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc đang bị điều tra vì có các hành vi gián điệp chống lại Mỹ?

Ba Thượng nghị sĩ nổi tiếng của Đảng Cộng hòa là Tom Cotton, Josh Hawley và Marco Rubio đã viết một bức thư vào ngày 6/8/2019 cho Giám đốc điều hành Google là Sundar Pichai về mối liên hệ đáng ngờ của tập đoàn với Huawei. Trong thư có đoạn: “Thật khó để diễn giải quyết định của ông về việc giúp Huawei đặt các thiết bị nghe trộm vào hàng triệu ngôi nhà ở Mỹ ngoài việc đặt lợi nhuận lên trước an ninh quốc gia”. 

Tại sao Microsoft lại hợp tác với Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc đang bị điều tra vì có các hành vi gián điệp chống lại Mỹ? 
Tại sao Microsoft lại hợp tác với Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc đang bị điều tra vì có các hành vi gián điệp chống lại Mỹ? (Tổng hợp)

Bức thư cho thấy các nghị sĩ Cộng hòa đang nhắm tới các ông lớn Big Tech với mối quan hệ đáng ngờ với ĐCSTQ. Nhưng trong số các đại gia công nghệ, các thượng nghị sĩ dường như đã bỏ qua Microsoft của tỷ phú Bill Gates đã có mối quan hệ cực kỳ hữu hảo và sâu rộng với chính quyền Bắc Kinh.

Khi chính quyền Tổng thống Trump đẩy mạnh thương chiến với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ đã di rời ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc – bất chấp phải hứng chịu thuế quan cao như là “mức giá” cần thiết mà họ sẵn sàng chi trả để bảo vệ mối quan hệ của tập đoàn này với ĐCSTQ.

Chủ tịch của Microsoft tại Trung Quốc – ông Alan Crozier đã khoe khoang trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh (2018) rằng, Microsoft là đối tác toàn cầu đầu tiên cung cấp điện toán đám mây hàng đầu thế giới với Azure và Office365 tại Trung Quốc.

Microsoft cũng thiết kế Windows 10 đầu tiên cho chính quyền Bắc Kinh và các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ. Microsoft đã tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt của ĐCSTQ và thỏa hiệp các giá trị của Mỹ về quyền riêng tư, trong đó cấm các bài phát biểu chỉ trích nhà nước độc tài cũng như cho phép ĐCSTQ can thiệp vào các chính sách của công ty, và thực hiện quyền giám sát đối với tất cả người dùng sản phẩm của tập đoàn này.

Khi chính quyền Tổng thống Trump đẩy mạnh thương chiến với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ đã di dời ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc
Khi cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc trở nên căng thẳng, nhiều công ty Mỹ đã di dời ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc. (Getty)

Những thỏa hiệp này đã mở đường cho Microsoft “được” hợp tác với các trường đại học Trung Quốc để tạo ra một nền tảng AI. Các trường đại học này hoạt động theo nguyên tắc “hợp nhất quân sự”, một ý tưởng được đưa vào học thuyết của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình. Điều này có nghĩa là Microsoft đang hợp tác với các trường đại học này để gián tiếp hỗ trợ quân đội Trung Quốc.

Nhờ sự hỗ trợ của Microsoft, ĐH Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đã có thể phát triển ba dự án AI. Điều đó có nghĩa quân đội Trung Quốc đang sử dụng một công ty Mỹ (Microsoft) để đàn áp các dân tộc thiểu số, các nhà bất đồng chính kiến, các nhóm tín ngưỡng bằng các công cụ kiểm duyệt trí tuệ nhân tạo. Microsoft cũng đang hợp tác với ĐCSTQ trên các phần mềm drone và hệ thống nhận dạng giọng nói để theo dõi, giám sát công dân và tính điểm trong hệ thống xếp hạng xã hội của họ.

Âm mưu của nhóm Big Tech

Câu hỏi đặt ra là: Với sự hợp tác chặt chẽ của Microsoft với ĐCSTQ, gã khổng lồ công nghệ này phải giải thích mối quan hệ của tập đoàn với chính quyền Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ, và những hậu quả không lường trước được trong tương lai như thế nào? Tuy nhiên ranh giới giữa quốc gia và lợi ích nhóm đang bị mờ nhạt dần bởi sự sắp xếp của các ông lớn công nghệ trong câu chuyện Toàn cầu hoá.

Ranh giới giữa quốc gia và lợi ích nhóm đang bị mờ nhạt dần bởi sự sắp xếp của các ông lớn công nghệ trong câu chuyện Toàn cầu hoá.

Ranh giới giữa quốc gia và lợi ích nhóm đang bị mờ nhạt dần bởi sự sắp xếp của các ông lớn công nghệ trong câu chuyện Toàn cầu hoá. (Shutterstock)

Peter Thiel một tỷ phú nổi tiếng ở Thung lũng Silicon, là một trong số những nhà đầu tư hiếm hoi đặt niềm tin vào ứng cử viên Donald Trump khi ông ra tranh cử Tổng thống năm 2016, giờ đây là một trong số những tiếng nói mạnh mẽ hiếm hoi phản đối mối quan hệ ấm cúng giữa Big Tech với ĐCSTQ.

Ông cho biết: “Tất cả những gì cần làm là hãy nhìn vào cương lĩnh của ĐCSTQ: Tập Cận Bình đã bổ sung nguyên tắc ‘hợp nhất quân sự’, trong đó bắt buộc tất cả các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc phải chia sẻ với Quân đội Giải phóng Nhân dân”. 

Khi bạn muốn tìm kiếm thông tin nào đó, bạn vào Google. Khi bạn muốn có một trình duyệt tốt, chỉ cần tải Chrome. Bạn check email trên Gmail, xem video trên YouTube, tự viết bài quảng cáo trên Blogger và dùng hệ điều hành Android. Mọi thứ đều miễn phí. Khi ấy cuộc sống bạn đã lệ thuộc hoàn toàn vào các ông lớn Big Tech, và Google là một trong những đại gia khủng nhất trong thế giới mạng.

Google kiểm duyệt gần như tất cả các bản tin từ Google News và có quyền lực tuyệt đối về khả năng hiển thị các câu chuyện truyền thông giả mạo thống trị sự chú ý của công chúng. Google “tình cờ” giới hạn kết quả tìm kiếm ở những trang chủ yếu phù hợp với các câu chuyện toàn cầu hoá – nơi mà tiền bạc, quyền lực đi kèm với sự độc quyền.

Khi cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ số, Google trở thành một trong những công cụ đắc lực, giúp lèo lái lượng lớn công chúng suy nghĩ theo lối tư duy cánh tả, từ đó ngày càng bài xích, quay lưng với những giá trị truyền thống mà vô tình ủng hộ kẻ thù chung của nhân loại: ĐCSTQ. (Pexels)
Khi cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ số, Google trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp lèo lái lượng lớn công chúng suy nghĩ theo lối tư duy cánh tả, từ đó ngày càng bài xích, quay lưng với những giá trị truyền thống mà vô tình ủng hộ kẻ thù chung của nhân loại: ĐCSTQ. (Pexels)

Facebook cũng theo dõi kiểm duyệt thuật toán tương tự, xử phạt các trang web dám nói ngược với quan điểm của CEO Mark Zuckerberg – một người đang dự trù cho một vị trí thống trị toàn cầu và ấp ủ dự định ra tranh cử tổng thống vào một ngày đẹp trời.

Tất cả họ – nhóm Big Tech đều ủng hộ Barack Obama, Hillary Clinton, và thúc đẩy chính sách tự do của Đảng Dân chủ. Tất cả họ đều coi thường sự đa dạng trong suy nghĩ, và buộc mọi người phải đồng ý với các câu chuyện “hỗn loạn” của cánh tả trong mọi vấn đề, từ nạo phá thai, đồng tính luyến ái cho đến việc loại bỏ quyền sử dụng súng.

Tất cả họ đều tin vào sự kiểm duyệt, kiểm soát và đàn áp như là một cách để củng cố quyền lực và sự bất đồng quan điểm của họ.

Tất cả họ đều thù ghét Tổng thống Donald Trump khi ông thực hiện chính sách Nước Mỹ trên hết, bởi tất cả đều đặt lợi ích cá nhân và lợi nhuận lên hàng đầu, sẵn sàng từ bỏ qua an ninh quốc gia Mỹ để phục tùng kẻ thù của nhân loại: ĐCSTQ. 

Xuân Trường / NTD