Bất động sản xa xỉ ưa thích của các tỷ phú Nga

Agalarov là một khu vực hào nhoáng dành riêng các tỷ phú Nga, nằm cách thủ đô Moscow khoảng 48 km. Dự án được phát triển bởi tỷ phú người Nga Aras Agalarov.

ty phu Nga anh 1
Tỷ phú địa ốc Aras Agalarov được mệnh danh là “Donald Trump của nước Nga” vì ông thường đặt tên các dự án nhà đất theo tên của mình. Khu Agalarov được hoàn thiện vào năm 2009, cách trung tâm thủ đô Moscow khoảng một giờ lái xe.
ty phu Nga anh 2
Giá nhà ở tại đây dao động từ 6 triệu USD đến 50 triệu USD, người dân không được chụp ảnh những ngôi nhà này nếu không có sự cho phép của gia chủ.
ty phu Nga anh 3
Bao quanh khu dân cư cao cấp này là cảnh sắc thiên nhiên phong phú với nhiều loại thực vật khác nhau cùng các bãi cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ.
ty phu Nga anh 4
Cư dân ở Agalarov có thể đến dùng bữa tại một nhà hàng sang trọng mang phong cách Italy, chuyên phục vụ các món ăn châu Âu và Azerbaijan.
ty phu Nga anh 5
Hồ bơi rộng rãi với hàng ghế để ngắm cảnh và sưởi nắng.
ty phu Nga anh 6
Hầu hết phương tiện tại đây là những xe hạng sang. Thậm chí một số người còn dùng trực thăng để đi lại giữa Moscow và Agalarov.
ty phu Nga anh 7
Một khách sạn hào nhoáng, mang phong cách cổ điển, chỉ có thể được đặt phòng bởi cư dân của khu Agalarov.
ty phu Nga anh 8
Trung tâm thể thao tại đây có diện tích gần 465 m2 với những tiện nghi như phòng gym, các sân tennis, và sân đấm bốc.
ty phu Nga anh 9
Phí thành viên của CLB chơi golf tại khu dân cư này lên đến 15.000 USD mỗi năm.
ty phu Nga anh 10
Khu dân cư Agalarov có diện tích khoảng 300 ha với 260 ngôi nhà. Một số tiện ích cao cấp khác ở đây có thể kể đến khu vực spa và ngôi trường được dạy bằng tiếng Anh.

Minh Đức / Zing

Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống? Đáp án rất bất ngờ

Hãy làm bài trắc nghiệm nhỏ này để xem điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì nhé!

Nhìn vào hình ảnh này, bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống nhất: bộ xương, hệ cơ bắp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa?

Bạn hãy lựa chọn và xem luận giải.

LUẬN GIẢI

1/ Bộ xương

Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống? Đáp án rất bất ngờ - Ảnh 1.

Nếu bạn chọn bộ xương thì bạn là người cần sự ổn định. Đối với bạn, điều quan trọng nhất là được mọi người ủng hộ. Nhiều lần, bạn tuân thủ các quy tắc để cảm thấy an toàn mà không dám tùy biến.

Trong thực tế cuộc sống, có nhiều sự việc không lường trước được. Vì vậy, bạn cứ sống tự nhiên đi, không cần gò mình theo nguyên tắc.

2/ Cơ bắp

Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống? Đáp án rất bất ngờ - Ảnh 2.

Nếu bạn chọn hệ cơ bắp thì bạn là người cần cảm giác mạnh mẽ để bảo vệ mình. Bạn có một tính cách mạnh mẽ và đã làm việc chăm chỉ để có được mọi thứ như ý muốn.

Đối với bạn, cống hiến và quyền lợi đi đôi với nhau. Bây giờ bạn cần lấy thêm cảm xúc. Bạn đã nỗ lực hết mình để tạo ra nơi trú ẩn an toàn, nhưng bạn đã bỏ qua một số thứ quan trọng nhất trong cuộc sống: tình yêu, tình bạn, gia đình. Hãy gắn kết lại và bạn sẽ thấy rằng mọi thứ được cải thiện.

3/ Hệ tuần hoàn

Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống? Đáp án rất bất ngờ - Ảnh 3.

Nếu bạn chọn hệ tuần hoàn thì bạn là người đa cảm. Tình yêu và đam mê là tất cả với bạn. Bạn luôn dồn tâm huyết vào mọi việc bạn làm.

Đôi khi bạn say mê đến nỗi quên mất bản thân. Do đó, bạn cần sống cho chính mình. Yêu bản thân và cho mình một khoảng cách với người khác.

4/ Hệ thần kinh

Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống? Đáp án rất bất ngờ - Ảnh 4.

Nếu bạn chọn hệ thần kinh thì bạn là người rất lý trí. Bạn thông minh, học hỏi nhanh chóng. Bạn vốn tò mò nên tiến bộ nhanh.

Nhưng mặt khác, bạn hơi bi quan nên bạn cần thay đổi lối suy nghĩ. Hãy nhớ rằng bạn hiểu biết nhiều hơn bạn tưởng. Hãy ra ngoài và bạn sẽ thấy rằng thế giới không hề đáng sợ.

5/ Hệ tiêu hóa

Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể cần thiết nhất cho sự sống? Đáp án rất bất ngờ - Ảnh 5.

Nếu bạn chọn hệ tiêu hóa thì bởi bạn là người rất biết chăm sóc bản thân, thích những thú vui trong cuộc sống và giữ gìn sức khỏe – hạnh phúc. Đôi khi bạn hơi ích kỷ, tập trung quá nhiều vào bản thân.

Cho nên, bạn cần thay đổi cách sống. Bạn cần lắng nghe và học hỏi mọi người cho dù họ khác bạn. Nếu bạn sống khiêm tốn một chút thì sẽ trưởng thành hơn.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Nguồn bài và ảnh: Namas Test / Shoha

Lê Hữu Trác kể chuyện tình của mình thế nào trong ‘Thượng kinh ký sự’

Trong tác phẩm ‘Thượng kinh ký sự’, đại danh y Lê Hữu Trác đã kể lại chuyện ông tình cờ gặp lại “người cũ” trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Lê Hữu Trác, tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, một nho gia và đại danh y Việt Nam cuối thời Lê mạt. Ông sinh năm 1721 (có tài liệu viết 1724) , người xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, thị trấn Hải Dương (nay thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên). Cha và chú ông đều đỗ tiến sĩ và làm quan đến đại thần. Lúc còn trẻ Lê Hữu Trác theo cha học tập ở kinh thành Thăng Long và nổi tiếng hay chữ.

Năm ông 19 tuổi ông bỏ con đường khoa cử gia nhập quân đội của chúa Trịnh, sau đó rời quân ngũ về quê mẹ ở xã Bầu Thượng, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tại đây, ông mắc một chứng bệnh dai dẳng, may nhờ một danh y họ Trần cứu chữa. Từ đó, ông quyết định rời bỏ quan lộ, dốc lòng nghiên cứu y học và trở thành đại danh y nổi tiếng.

Cuộc gặp tình cờ trong một hoàn cảnh đặc biệt
Năm 1782 (tháng Giêng, năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng 42) ông được triệu về kinh để chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và Thế tử Trịnh Cán. Từ chuyến đi kéo dài ngót 2 năm này, ông đã viết lên cuốn Thượng kinh ký sự kể lại hành trình từ Hương Sơn, Hà Tĩnh về Thăng Long.

Chuyen tinh dai danh y Le Huu Trac anh 1

Tác phẩm Thượng kinh ký sự (Phan Ngọc dịch, NXB Hà Nội phối hợp với Omega plus ấn hành năm 2020). Ảnh: Minh Châu.
Tác phẩm cũng kể lại thời gian Lê Hữu Trác sống ở Kinh Thành biết bao biến động lớn, tả lại sự giao du của công hầu khanh tướng thời Lê mạt và lúc nào cũng mong muốn thoát khỏi vòng công danh phú quý về với núi cũ non xưa ở Hương Sơn.

Cũng trong tác phẩm, Lê Hữu Trác còn kể lại chuyện ông gặp lại “người xưa” trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Chuyện kể rằng, hôm ấy có 2 bà sư đến nhà trọ của Lê Hữu Trác tại Kinh thành Thăng Long để khuyến hóa (quyên tiền) đúc chuông chùa Huê Cầu (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên). Một bà nói mình trụ trì ở chùa Yên Tử, một bà nói mình là con gái quan Tả Thừa tư ở Sơn Nam, người làng Huê Cầu. Lê Hữu Trác hỏi nhỏ một ni cô còn trẻ tuổi đi theo thì được biết bà sư già này chính là người hẹn ước với ông ngày trước.

Nghĩ thầm bà sư già chùa Huê Cầu không biết mình nên đến đây, Lê Hữu Trác bèn nói rõ họ tên và quê quán xem ý tứ bà như thế nào. Bà sư già chùa Huê Cầu nghe vậy có ý thẹn. Bà bảo bà sư chùa Yên Tử “Chúng ta đi thôi”.

Lê Hữu Trác cố giữ nhưng bà không chịu. Ông đưa ít tiền và hỏi 2 bà trọ ở nơi đâu, song 2 bà nói chưa định nghỉ ở đâu cả, rồi giã từ đi.

Lê Hữu Trác bèn gọi một người nhà lanh lợi bảo anh ta đi theo 2 bà, rồi dặn hỏi những người xung quanh chỗ 2 bà trọ xem các bà đến đây từ bao giờ, còn ở lại mấy ngày nữa, nhưng phải giữ kín không cho 2 bà biết. Anh người nhà đi sau 2 giờ đồng hồ về thưa 2 bà ở trọ trong chùa Liên Tôn. Họ mới đến trọ được vài hôm, còn ở Kinh khuyến hóa lâu.

Ngày hôm sau, Lê Hữu Trác gọi một người học trò đến và kể cho anh nghe chuyện ông gặp “người cũ” thế nào; chuyện hẹn ước giữa ông với bà hồi trẻ và nhờ anh ta tiếp cận bà nói lên những mong muốn của mình với bà.

Mong chuộc lấy cái tội ngày xưa
Theo lời kể của Lê Hữu Trác với anh học trò thì lúc còn nhỏ, nhà ông có dạm cô con gái con quan Thừa tư tham chánh ở Sơn Nam, đã làm lễ vấn danh và ăn hỏi rồi nhưng có việc trở ngại, ông phải từ hôn về ở luôn Hương Sơn.

Chuyen tinh dai danh y Le Huu Trac anh 2

Chân dung Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Khoảng 5, 6 năm sau, Lê Hữu Trác lên kinh thì nghe tin quan Thừa tư tham chánh qua đời. Ông hỏi thăm thì người ta nói là quan có một cô con gái lạ kỳ. Trước có một công tử hỏi đã đủ lục lễ rồi sau không thành. Cô bảo mình đã có người dạm hỏi, tức là đã có chồng. Nay vô duyên chồng bỏ, còn mặt mũi nào lấy chồng nữa, bèn thề suốt đời không lấy ai.

Lê Hữu Trác nghe vậy trong lòng hoảng hốt: “Mình thu xếp công việc không chu đáo, có trước chẳng có sau, khiến cho cô ta ôm hận. Mình thực là người bạc hạnh! Tội này đeo đuổi lấy mình, không biết có cách nào gỡ được”.

Sau đó, Lê Hữu Trác chạy về Huê Cầu thì được biết sau khi quan Thừa tư tham chánh mất, người anh ép gả cho một anh đồ nghèo nhưng cô không nghe. Có người còn nói: Con gái quan lỡ hứa, trên không dòm xuống, dưới không với đến, cho nên vẫn ở vậy. Nghe vậy, ông tạm yên lòng trở về Hương Sơn.

Kể xong câu chuyện, Lê Hữu Trác nói với anh học trò rằng nay gặp lại, thấy bà cô độc khổ sở, việc như thế này chẳng phải do ông gây đó sao. Nay chỉ còn một cách nuôi dưỡng bà đến trọn đời, để chuộc lại cái tội ngày xưa. Ông bảo với anh học trò đến thưa với bà nếu bà bằng lòng thì mời bà vè Hương Sơn, trong vườn nhà ông có một ngôi chùa do anh ông dựng lên có thể cung phụng đèn nhang.

Anh học trò đến chùa Liên Tôn thưa lại thì bà sư già chùa Huê Cầu sụt sùi đáp: “Cảm ơn cụ có lòng tốt . Tôi không gặp được chồng, phải cô độc, khổ sở như thế này cũng bởi cái số mệnh của tôi, chứ có dám trách ai đâu?… Xin ông về thưa với cụ: Tôi chưa được cái ân huệ của người, nhưng tấm lòng của người đã hiểu cho như thế, cũng đủ an ủi cái lênh đênh của cuộc đời tôi rồi”.

Chuyen tinh dai danh y Le Huu Trac anh 3

Một ngôi chùa ở Đàng Ngoài, tranh minh họa trong sách Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của Samuel Baron. Nguồn: Tư liệu của Royal Society of London.
Nghe những lời như vậy, Lê Hữu Trác thương cảm vô cùng, bèn làm bài thơ để giãi tỏ lòng mình, trong đó có câu (bản dịch Phan Ngọc): “Lầm người bởi sự vô tâm / Nhìn nhau, nay những luống thầm thở than / Một cười, giọt lệ chưa chan / Mắt trông xuân hết hoa tàn thương thay”.

Kể từ sau buổi đó, Lê Hữu Trác và bà sư già chùa Huê Cầu thường xuyên đi lại thăm hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên, không rõ cuộc đời bà sau này thế nào, vì trong tác phẩm Lê Hữu Trác chỉ nói thêm một việc là bà có nhờ ông tìm mua cho một cỗ áo quan tốt, sau này được về Hương Sơn, ông có gửi 5 quan tiền nhờ mua cỗ áo quan tặng bà.

Minh Châu / Sachs hay / Zing

Lê Hữu Trác kể chuyện tình của mình thế nào trong ‘Thượng kinh ký sự’

nguoisantin

Trong tác phẩm ‘Thượng kinh ký sự’, đại danh y Lê Hữu Trác đã kể lại chuyện ông tình cờ gặp lại “người cũ” trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Lê Hữu Trác, tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, một nho gia và đại danh y Việt Nam cuối thời Lê mạt. Ông sinh năm 1721 (có tài liệu viết 1724) , người xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, thị trấn Hải Dương (nay thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên). Cha và chú ông đều đỗ tiến sĩ và làm quan đến đại thần. Lúc còn trẻ Lê Hữu Trác theo cha học tập ở kinh thành Thăng Long và nổi tiếng hay chữ.

Năm ông 19 tuổi ông bỏ con đường khoa cử gia nhập quân đội của chúa Trịnh, sau đó rời quân ngũ về quê mẹ ở xã Bầu Thượng, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tại đây, ông mắc một chứng bệnh dai dẳng, may nhờ một danh y họ Trần cứu chữa. Từ đó, ông quyết định rời bỏ quan lộ, dốc lòng nghiên cứu y học và trở thành đại danh y nổi tiếng.

Cuộc gặp tình cờ trong một hoàn cảnh đặc biệt
Năm 1782 (tháng Giêng, năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng 42) ông được triệu về kinh để chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và Thế tử Trịnh Cán. Từ chuyến đi kéo dài ngót 2 năm này, ông đã viết lên cuốn Thượng kinh ký sự kể lại hành trình từ Hương Sơn, Hà Tĩnh về Thăng Long.

Chuyen tinh dai danh y Le Huu Trac anh 1

Tác phẩm Thượng kinh ký sự (Phan Ngọc dịch, NXB Hà Nội phối hợp với Omega plus ấn hành năm 2020). Ảnh: Minh Châu.
Tác phẩm cũng kể lại thời gian Lê Hữu Trác sống ở Kinh Thành biết bao biến động lớn, tả lại sự giao du của công hầu khanh tướng thời Lê mạt và lúc nào cũng mong muốn thoát khỏi vòng công danh phú quý về với núi cũ non xưa ở Hương Sơn.

Cũng trong tác phẩm, Lê Hữu Trác còn kể lại chuyện ông gặp lại “người xưa” trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Chuyện kể rằng, hôm ấy có 2 bà sư đến nhà trọ của Lê Hữu Trác tại Kinh thành Thăng Long để khuyến hóa (quyên tiền) đúc chuông chùa Huê Cầu (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên). Một bà nói mình trụ trì ở chùa Yên Tử, một bà nói mình là con gái quan Tả Thừa tư ở Sơn Nam, người làng Huê Cầu. Lê Hữu Trác hỏi nhỏ một ni cô còn trẻ tuổi đi theo thì được biết bà sư già này chính là người hẹn ước với ông ngày trước.

Nghĩ thầm bà sư già chùa Huê Cầu không biết mình nên đến đây, Lê Hữu Trác bèn nói rõ họ tên và quê quán xem ý tứ bà như thế nào. Bà sư già chùa Huê Cầu nghe vậy có ý thẹn. Bà bảo bà sư chùa Yên Tử “Chúng ta đi thôi”.

Lê Hữu Trác cố giữ nhưng bà không chịu. Ông đưa ít tiền và hỏi 2 bà trọ ở nơi đâu, song 2 bà nói chưa định nghỉ ở đâu cả, rồi giã từ đi.

Lê Hữu Trác bèn gọi một người nhà lanh lợi bảo anh ta đi theo 2 bà, rồi dặn hỏi những người xung quanh chỗ 2 bà trọ xem các bà đến đây từ bao giờ, còn ở lại mấy ngày nữa, nhưng phải giữ kín không cho 2 bà biết. Anh người nhà đi sau 2 giờ đồng hồ về thưa 2 bà ở trọ trong chùa Liên Tôn. Họ mới đến trọ được vài hôm, còn ở Kinh khuyến hóa lâu.

Ngày hôm sau, Lê Hữu Trác gọi một người học trò đến và kể cho anh nghe chuyện ông gặp “người cũ” thế nào; chuyện hẹn ước giữa ông với bà hồi trẻ và nhờ anh ta tiếp cận bà nói lên những mong muốn của mình với bà.

Mong chuộc lấy cái tội ngày xưa
Theo lời kể của Lê Hữu Trác với anh học trò thì lúc còn nhỏ, nhà ông có dạm cô con gái con quan Thừa tư tham chánh ở Sơn Nam, đã làm lễ vấn danh và ăn hỏi rồi nhưng có việc trở ngại, ông phải từ hôn về ở luôn Hương Sơn.

Chuyen tinh dai danh y Le Huu Trac anh 2

Chân dung Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Khoảng 5, 6 năm sau, Lê Hữu Trác lên kinh thì nghe tin quan Thừa tư tham chánh qua đời. Ông hỏi thăm thì người ta nói là quan có một cô con gái lạ kỳ. Trước có một công tử hỏi đã đủ lục lễ rồi sau không thành. Cô bảo mình đã có người dạm hỏi, tức là đã có chồng. Nay vô duyên chồng bỏ, còn mặt mũi nào lấy chồng nữa, bèn thề suốt đời không lấy ai.

Lê Hữu Trác nghe vậy trong lòng hoảng hốt: “Mình thu xếp công việc không chu đáo, có trước chẳng có sau, khiến cho cô ta ôm hận. Mình thực là người bạc hạnh! Tội này đeo đuổi lấy mình, không biết có cách nào gỡ được”.

Sau đó, Lê Hữu Trác chạy về Huê Cầu thì được biết sau khi quan Thừa tư tham chánh mất, người anh ép gả cho một anh đồ nghèo nhưng cô không nghe. Có người còn nói: Con gái quan lỡ hứa, trên không dòm xuống, dưới không với đến, cho nên vẫn ở vậy. Nghe vậy, ông tạm yên lòng trở về Hương Sơn.

Kể xong câu chuyện, Lê Hữu Trác nói với anh học trò rằng nay gặp lại, thấy bà cô độc khổ sở, việc như thế này chẳng phải do ông gây đó sao. Nay chỉ còn một cách nuôi dưỡng bà đến trọn đời, để chuộc lại cái tội ngày xưa. Ông bảo với anh học trò đến thưa với bà nếu bà bằng lòng thì mời bà vè Hương Sơn, trong vườn nhà ông có một ngôi chùa do anh ông dựng lên có thể cung phụng đèn nhang.

Anh học trò đến chùa Liên Tôn thưa lại thì bà sư già chùa Huê Cầu sụt sùi đáp: “Cảm ơn cụ có lòng tốt . Tôi không gặp được chồng, phải cô độc, khổ sở như thế này cũng bởi cái số mệnh của tôi, chứ có dám trách ai đâu?… Xin ông về thưa với cụ: Tôi chưa được cái ân huệ của người, nhưng tấm lòng của người đã hiểu cho như thế, cũng đủ an ủi cái lênh đênh của cuộc đời tôi rồi”.

Chuyen tinh dai danh y Le Huu Trac anh 3

Một ngôi chùa ở Đàng Ngoài, tranh minh họa trong sách Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của Samuel Baron. Nguồn: Tư liệu của Royal Society of London.
Nghe những lời như vậy, Lê Hữu Trác thương cảm vô cùng, bèn làm bài thơ để giãi tỏ lòng mình, trong đó có câu (bản dịch Phan Ngọc): “Lầm người bởi sự vô tâm / Nhìn nhau, nay những luống thầm thở than / Một cười, giọt lệ chưa chan / Mắt trông xuân hết hoa tàn thương thay”.

Kể từ sau buổi đó, Lê Hữu Trác và bà sư già chùa Huê Cầu thường xuyên đi lại thăm hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên, không rõ cuộc đời bà sau này thế nào, vì trong tác phẩm Lê Hữu Trác chỉ nói thêm một việc là bà có nhờ ông tìm mua cho một cỗ áo quan tốt, sau này được về Hương Sơn, ông có gửi 5 quan tiền nhờ mua cỗ áo quan tặng bà.

Minh Châu / Sachs hay / Zing

TT Trump gọi Đảng Dân chủ là “đảng của chủ nghĩa xã hội’’

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu (10/7), trong một cuộc họp bàn tròn với người Venezuela xa xứ đang sống tại Florida, đã gọi Đảng Dân chủ là “đảng của chủ nghĩa xã hội và xấu xa hơn thế”. Ông cũng ví ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden là “con rối” của những kẻ cánh tả cấp tiến.

President-elect Donald Trump looks on during a rally at the DeltaPlex Arena, December 9, 2016 in Grand Rapids, Michigan. President-elect Donald Trump is continuing his victory tour across the country. (Photo by Drew Angerer/Getty Images)

Đảng Cộng hòa là đảng của tự do, Đảng Dân chủ là đảng của chủ nghĩa xã hội và xấu xa hơn thế”, ông Trump nói.

Nói chuyện với các công dân Venezuela đã phải trốn chạy chế độ xã hội chủ nghĩa của nhà độc tài Nicolas Maduro, ông Trump cũng đã gọi ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden là “con rối” bị các nhà hoạt động cánh tả cấp tiến điều khiển. Những người cánh tả cực đoan này muốn kéo đổ các bức tượng của các nhân vật lịch sử và muốn thực hành chủ nghĩa xã hội tại Mỹ.

Bây giờ ông Joe Biden và những kẻ cánh tả cấp tiến đang cố gắng áp đặt một hệ thống tương tự – chủ nghĩa xã hội cộng – tại Mỹ. Ông Biden là con rối của ông Bernie Sanders, bà Alexandria Ocasio-Cortez và những chiến binh cánh tả, những người muốn kéo đổ tượng và đài tưởng niệm George Washington, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, Jesus”, ông Trump nói.

Những phát biểu nêu trên của ông Trump đến khi tổng thống của Đảng Cộng hòa đang tìm cách thể hiện sự tương phản giữa ông với cựu Phó Tổng thống Biden và Đảng Dân chủ về các vấn đề văn hóa và xã hội, những chủ đề đã đang là một phần của những cuộc tranh biện sôi nổi trong những tuần gần đây, chẳng hạn như việc có nên hay không kéo đổ các bức tượng của các cựu lãnh đạo Mỹ và cắt ngân sách của các sở cảnh sát.

Ông Trump cũng cáo buộc ông Biden là một phần trong các chính sách “ủng hộ cộng sản” của chính quyền Obama liên quan tới chế độ Castro của Cuba. Ông Trump nhấn mạnh rằng nếu đắc cử, ông Biden có thể phó mặc số phận của người dân Mỹ cho “đám côn đồ xã hội chủ nghĩa”.

Ông Biden muốn cắt ngân sách cho cảnh sát, ông ta muốn gọi cảnh sát là kẻ thù, phó mặc số phận của mọi công dân Mỹ cho đám côn đồ xã hội chủ nghĩa hoặc một đám bạo loạn còn tồi tệ hơn chủ nghĩa xã hội”, ông Trump nói.

Trước phát biểu của ông Trump một ngày, cựu Phó Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm (9/7) đã có bài phát biểu đáng chú ý tại Dunmore, bang Pennsylvania, trong đó ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ đã công khai tầm nhìn kinh tế, tuyên bố sẽ “chấm dứt kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản cổ đông”.

Đã đến lúc phải chấm dứt kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản cổ đông. Lý tưởng về một doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm duy nhất đối với cổ đông của mình là không đúng, đó hoàn toàn là trò hề. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với công nhân, cộng đồng và đất nước của họ”, ông Biden nói tại Pennsylvania.

Bài phát biểu tại Pennsylvania là bước đầu tiên trong nhiều bước đi mà ông Biden sẽ thực hiện trong nhiều tuần tới để công bố chi tiết nghị trình kinh tế mở rộng vượt xa những gì ông đã đề xuất trong các cuộc thảo luận tranh cử sơ bộ.

Thay thế cho “chủ nghĩa tư bản cổ đông”, ông Biden đề xuất một hệ thống toàn diện hơn được xây dựng dựa trên quyền lực của các nghiệp đoàn lao động và dựa trên các cộng đồng “người da đen, da nâu và người Mỹ bản địa”, những người mà cựu phó tổng thống Mỹ cho rằng họ đã bị đẩy ra ngoài sự thịnh vượng kinh tế Mỹ.

Ông Biden cũng nhấn mạnh đến việc mở rộng chương trình chăm sóc y tế Obamacare và chi tiêu nhiều hơn cho lực lượng giáo viên.

Ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ nói rằng ông cũng sẽ cố gắng giải quyết “bất cập của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống” và sẽ đưa ra “nghị trình toàn diện về công bằng chủng tộc tại Mỹ”.

Như Ngọc / Trithucvn

Nhận diện 8 căn bệnh thời đại của người Việt

Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi: biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.

Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh, xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.

Trong thời đại ngày nay – thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.

Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.

1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa

Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân công công tác phân phối các quyền lợi vật chất – tinh thần. Họ hay gần gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc tầm thường hằng ngày.

Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo; ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.

Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các cấp có nhiều tham vọng.

2. Bệnh bảo thủ

Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới; ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa vời và sửa ngấm ngầm.

Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định. Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v…) họ đều theo những chuẩn mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý và nền văn minh thời đại.

3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa

Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ… đều có căn nguyên từ căn bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.

Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ…

4. Bệnh hám danh, hám địa vị

Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt, dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.

Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh, nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng. Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,

5. Bệnh nói dối

Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.

6. Bệnh đố kỵ, cố chấp

Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.

Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.

7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay

Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ “chui vào vỏ ốc”, sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng; nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.

Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.

8. Bệnh ham làm giàu bất chấp ruộng tâm, đạo lý, pháp luật

Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối, không kiềm chế.

Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó, giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát triển.

Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới, nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự đời của thế cuộc.

Theo TẦM NHÌN