Làng Đinh Ốc Lĩnh (Trung Quốc) là điểm du lịch thu hút du khách bởi sự biến mất kỳ lạ của muỗi gần 1 thế kỷ dù được bao quanh bởi nhiều cây xanh và ao, hồ.
Nằm trên ngọn đồi của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ở độ cao 700 m so với mực nước biển, ngôi làng Đinh Ốc Lĩnh là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Khách Gia (Hakka). Dân tộc này sở hữu lịch sử và văn hóa phong phú được chứng minh bằng những ngôi nhà, bức tường bằng đá độc đáo. Ảnh: Tachihlin.
Văn hóa và kiến trúc của ngôi làng đẹp như tranh vẽ dần bị lu mờ bởi bí ẩn hút khách hơn. Đó là sự vắng mặt của loài muỗi. Ảnh: K.sina.cn.
Được bao quanh bởi rừng cây tươi tốt, rải rác trong làng là các ao nước tù đọng, Đinh Ốc Lĩnh đáng lý sẽ có nhiều muỗi, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, những sinh vật hút máu nhỏ bé được cho là đã biến mất gần một thế kỷ qua. Hầu hết dân làng đều tin rằng hiện tượng này liên quan đến hòn đá hình con cóc mà một số người tôn thờ ở đây. Ảnh: Aigei0w.
Hòn đá được cho là đại diện của Thần Cóc. Muỗi không xuất hiện bởi miệng cóc hướng về ngôi làng và ăn sạch chúng. Lời giải thích phổ biến khác được đưa ra gắn liền với thói quen thu gom rác thải của người dân địa phương và chôn nó trên sườn đồi gần ngôi làng. Một số người cho rằng điều này giúp nơi đây không còn muỗi. Ảnh:Tachihlin.
Mọi lời giải thích đưa ra lý giải về hiện tượng muỗi biến mất đều không đủ căn cứ khoa học và sức thuyết phục. Do đó, người dân địa phương hy vọng các chuyên gia có thể sớm đưa ra câu trả lời cho bí ẩn này. Ảnh: News.chinaxiaokang. Sau 100 năm, lý do Đinh Ốc Lĩnh không có muỗi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, biến nơi đây trở thành một trong những ngôi làng bí ẩn nhất Trung Quốc. Vào năm 2016, khi tờ People’s Daily đưa tin về bí ẩn không có muỗi này, ngôi làng trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: Tachihlin. Du khách tới đây hầu hết với mục đích kiểm chứng sự không tồn tại một cách kỳ lạ của muỗi trong ngôi làng. Ngoài ra, ngôi làng cũng là nơi để tận hưởng không gian trong lành, yên tĩnh, thanh bình. Ảnh: Tachihlin.
Làm ngành tài chính, công nghệ, thậm chí là chăm sóc móng tay… nhưng họ đều ghi dấu ấn đậm nét về kinh doanh trên đất Mỹ.
Đoàn Trí Trung – “Ngôi sao đang lên” của chip LED
Được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ).
Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.
Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED.
Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan
Charlie Tôn Quý – “Vua” nails tại Mỹ
Doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng “hái ra tiền” tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý – một nhân vật với mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của chuyên gia Alan Phan.
Doanh nhân gốc Việt nổi danh trên đất Mỹ
Charlie Tôn Quý cũng là người đàm phán được với “người khổng lồ” WalMart của Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.
Ông Alan Phan – một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những bluechip “hot” nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.
Bill Nguyễn – Người có duyên bán hàng cho Apple
Khởi nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn – doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu” – đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.
Năm ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.
Ông chủ khách sạn Trần Đình Trường
Khối tài sản trên 1 tỷ USD khiến cho Trần Đình Trường – ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) được biết đến như là một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất. Ông Trường sinh năm 1932 quê ở Hà Tĩnh, là ông chủ hãng vận tải đường biển Vishipco trong những năm trước 1975 tại TP.HCM. Từ năm 1975, ông sang Mỹ và kinh doanh khách sạn tại New York, Manhattan.
Năm 1984, ông bỏ tiền mua 2 máy bay trực thăng khoảng 3,2 triệu USD cho các tổ chức cứu trợ nạn đói tại Ethiopea. Đây cũng là doanh nhân đã tài trợ 2 triệu USD khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố hôm 11/9/2001 sau đó được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh năm 2003 vì hành động này.
Trần Đình Trường đã từ trần vào tháng 5/2012 tại Mỹ, song gia đình ông vẫn đang phát triển sự nghiệp do doanh nhân này gây dựng với việc kinh doanh, cho thuê khách sạn tại Mỹ.
Triệu Như Phát: Tỉ phú từ BĐS
Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.
Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm.
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt – Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.
Tỉ phú công nghệ Trung Dung
Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học.
Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996.
Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.
Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
Đài truyền hình Đông Phương (Trung Quốc) cho biết, với tốc độ dòng chảy 7.8000m3/giây thì sau 30 phút xả lũ, lượng nước được xả có thể lấp đầy Tây Hồ.
Vào 9h sáng 8/7, hồ chứa nước của đập thủy điện Tân An Giang (Chiết Giang, Trung Quốc) mở tiếp cổng xả lũ số 2 và số 8, ghi nhận toàn bộ 9 cổng xả lũ được mở lần đầu tiên trong lịch sử sau 61 xây dựng, kể từ năm 1959.
Theo The Paper (Trung Quốc), sau khi 9 cổng được mở, hiện trường như đang trải qua trận mưa vô cùng lớn. Mặt sông tựa như mặt biển với từng đợt sóng lớn trắng xóa cuồn cuộn chảy.
Còn theo miêu tả của phóng viên báo Tiền Giang buổi tối, thì cảnh tượng chẳng khác gì cuồng phong gầm thét.
Đài truyền hình Đông Phương (Trung Quốc) cũng cho biết, với tốc độ dòng chảy 7.8000m3/giây thì sau 30 phút xả lũ, lượng nước được xả có thể lấp đầy Tây Hồ.
Do đập thủy điện xả lũ nên mực nước sông ở hạ du cũng không ngừng dâng cao. Tính đến hơn 10h cùng ngày, mực nước bề mặt sông cách gầm cầu Tử Kim chỉ khoảng 3m.
Trước việc đập thủy điện mở cửa toàn bộ 9 cổng xả lũ, toàn thành phố Hàng Châu đã bố trí 938 cơ sở lưu trú tránh lũ, khẩn cấp di chuyển 43.808 người tới nơi an toàn.
Trước đó, tính đến 6h ngày 8/7, mực nước trong hồ chứa nước đập Tân An Giang đã đạt 108.37m và nếu tiếp tục dâng cao, dự báo nó sẽ lập mực nước cao nhất trong trong lịch sử.
Dù chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt không ít thách thức, song một chuyên gia về khoa học chính trị tin rằng ông Trump sẽ tiếp tục tại vị sau cuộc bầu cử cuối năm nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
“Mô hình Primary dự đoán ông Trump có tới 91% cơ hội đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới”, Helmut Norpoth, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Stony Brook, nhận định với trang tin Mediaite hôm 7/7.
Thậm chí, theo mô hình của ông Helmut Norpoth, ông Trump không chỉ tái đắc cử mà còn nhận được 362 phiếu bầu của đại cử tri, nhiều hơn so với 304 phiếu bầu trong kỳ bầu cử năm 2016.
Giáo sư Norpoth, cha đẻ mô hình phân tích Primary, đã đoán đúng 5 trong 6 kỳ bầu cử tại Mỹ kể từ năm 1996. Ông cho biết, áp dụng mô hình này của ông có thể đoán đúng 25 trong số 27 kỳ bầu cử kể từ năm 1912 – khi bắt đầu có hình thức bầu cử sơ bộ.
Mô hình Primary tính toán cơ hội chiến thắng của các ứng viên tổng thống Mỹ dựa vào kết quả của các cuộc bầu cử sơ bộ và nhấn mạnh đến tầm quan trọng về mức độ nhiệt huyết mà các ứng viên tạo ra ở giai đoạn đầu của quá trình đề cử.
Nếu dự đoán của ông Norpoth là chính xác, thì cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng viên tổng thống hiện tại của đảng Dân chủ, sẽ đối mặt với thế bất lợi do ông đã thua trong hai cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở Iowa và New Hampshire.
Chuyên gia Norpoth nói, năm 2016, mô hình của ông dự đoán đúng ông Trump đắc cử một phần là do bỏ qua các kết quả thăm dò dư luận. “Các khảo sát dư luận và các dự báo dự trên kết quả thăm dò đều chỉ ra bà Hillary Clinton chắc chắn nắm phần thắng”, ông Norpoth nói. Bà Hillary gần như luôn dẫn trước ông Trump trong các khảo sát dư luận trước bầu cử và giành nhiều phiếu bầu phổ thông hơn, tuy nhiên kết quả cuối cùng ông Trump vẫn trở thành chủ nhân Nhà Trắng nhờ nhiều phiếu đại cử tri hơn.
Nhận định của ông Norpoth đưa ra giữa lúc có nhiều mô hình dự báo cho rằng ông Trump sẽ thua ông Biden trong cuộc bầu cử do hàng loạt yếu tố trong đó có tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và làn sóng biểu tình sắc tộc.
Mô hình dự đoán bầu cử của Oxford Economics dự đoán ông Trump sẽ gánh “thất bại lịch sử” do tình hình suy thoái kinh tế. Dự đoán này trái ngược với dự đoán trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ. Mô hình của Oxford Economics đã đoán đúng người chiến thắng xét về số phiếu bầu phổ thông ở 16 trong số 18 kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.
Một dự đoán khác của hãng tin Washington Post cho rằng ông Trump sẽ chỉ nhận được 24% số phiếu ủng hộ của đại cử tri nếu tình hình kinh tế cũng như tỷ lệ ủng hộ của ông tiếp tục đi xuống.
Mặc dù có nhiều dự đoán trái ngược, song tất cả đều có chung một nhận định rằng, kết quả cuối cùng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của ông Trump đưa nước Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, hạn chế tối đa tác động của nó đến nền kinh tế từ nay đến cuộc bầu cử.