Khách sạn bên bờ hồ Giảng Võ có toàn bộ gạch ốp bên ngoài và nội thất phủ vàng 24k.67
Khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake vừa khai trương đầu tháng 7. Cao 25 tầng nổi với 3 tầng hầm, công trình hơn 2.230 m2 này có thể chống chọi với động đất cấp 8. Chủ đầu tư cho biết, tòa nhà có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD.
120.000 m2 mặt ngoài của khách sạn được phủ vàng.
Bên trong, trần, phào của sảnh, cửa thang máy… của khách sạn đều được phủ vàng 24k, còn lan can cầu thang mạ vàng 18k. Ảnh: Dolce Hanoi Golden Lake.
Để bảo quản lớp vàng phủ bên trong, nhân viên khách sạn cho biết chỉ lấy khăn ẩm để lau chùi nội thất, không dùng bất kỳ hóa chất nào. Lớp gạch vàng bên ngoài tòa nhà có độ bền cao hơn trước thời tiết.
Theo chủ đầu tư, khách sạn có 360 phòng tiêu chuẩn 6 sao. Diện tích phòng tiêu chuẩn từ 40 – 48 m2, phòng cao cấp hơn rộng khoảng 70 – 90 m2. Cao cấp nhất là căn suite Tổng thống 184 m2 có thể phục vụ tới 10 khách; phòng penthouse Hoàng gia 170 m2… Ảnh: Dolce Hanoi Golden Lake.
Phòng nghỉ có giá từ khoảng 250 USD một đêm.
Toàn bộ phòng đều có nội thất và thiết bị vệ sinh phủ vàng 24k. Tùy vào vị trí phòng, nhà tắm có thể có view ra phố hoặc hướng ra hồ Giảng Võ.
Bồn cầu thông minh dát vàng có điều khiển từ xa. Bên cạnh bồn cầu còn có một bidet, bồn rửa quen thuộc với khách phương Tây.
Bể bơi vô cực ở tầng 24 rộng 225 m2 với tầm nhìn toàn cảnh ngắm thủ đô. Du khách được yêu cầu đi dép bông của khách sạn hoặc chân trần để không làm hư hại nền gạch dát vàng của bể.
Khu vực tắm tráng ngoài trời cạnh bể bơi cũng sử dụng gạch, vòi nước và kệ dát vàng.
Khách sạn còn có nhà hàng 5 sao phục vụ ẩm thực Á – Âu. Đặc biệt, dao dĩa, thìa, bát, đĩa… trong phòng tiệc đều được mạ vàng. Một bữa ăn gồm hai món khai vị, súp, ba món chính và một món tráng miệng có giá khoảng 3 – 4 triệu đồng.
Menu đặc biệt có những món ăn như bít tết thăn bò Angus, bào ngư Australia nguyên con, bánh ngọt… phủ vàng.
Nam Cao là một trong những gương mặt đầu tiên được Tô Hoài nhắc tới trong sách Những gương mặt (bài Một Lớp người). Cũng như các nhà văn lớp người cầm bút khi ấy Nam Cao hiện ra trong tác phẩm với bao diễn biến buồn vui, băn khoăn, trăn trở, khao khát, nỗi niềm, suy tư…
Bốn nhà văn, nhà báo: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nam Cao – Báo “Cứu quốc” (thứ nhất, thứ hai và thứ tư từ trái qua) và Nguyễn Huy Tưởng – Báo “Văn nghệ”. Ảnh: Trần Văn Lưu. Nguồn: Thể thao & Văn hóa.
Nam Cao lớn lên trong một gia đình khá giả bị sa sút. Bố Nam Cao buôn gỗ và có cửa hàng bán gỗ tiện ở Nam Định, nhưng do nghiện cờ bạc, rượu chè, cùng với việc tiền kiếm được không lại với ăn tiêu cơ nghiệp cứ xuống dần. Sau ông phải bán cả cửa hiệu, trở về làng, nghèo khó và gia đình lục đục hơn trước.
Nói về chuyện sa sút này, Tô Hoài cho biết thêm cứ trông vào cuộc đời mấy anh em Nam Cao thì có thể tưởng tượng ra phần nào. Nam Cao, anh lớn nhất, được học đến tốt nghiệp tiểu học lên tới bậc thành chung, mười một năm. Các em trai không không biết cửa trường học ở đâu. Người thì gồng thuê gánh mướn, sống đời cố nông. Người vào Nam Kỳ làm phu cao su. Riêng có người em út, năm 1945 còn là thiếu nhi, đến năm 1954, được đi học thành kỹ sư.
Nam Cao lấy vợ sớm. Vợ chồng Nam Cao lấy nhau do cha mẹ gả bán từ khi còn ít tuổi, theo phong tục thông thường thời ấy. Lấy vợ chưa đầy 1 năm thì Nam Cao vào Sài Gòn làm việc sổ sách cho người cậu ruột tên là Ngôn – người có nhiều ảnh hưởng nhất đến quyết định tham gia hoạt động sau này của Nam Cao. Ông Ngôn sau bị Pháp truy lùng và trục xuất về quê vì liên quan đến Nam Kỳ khởi nghĩa.
Tô Hoài cho biết trong sáng tác, Nam Cao thường viết rất thật, thật đến nỗi bất cứ sáng tác nào của ông, Tô Hoài cũng có thể tìm ra và đoán được chuyện này Nam Cao thấy ở đâu, nghe ai kể, nhân vật ấy là ai.
Lần ấy, sau khi viết xong tiểu thuyết Sống mòn (tên ban đầu là Chết mòn, Nam Cao nói “Bao giờ những người trong tiểu thuyết này chết đi, mình mới đem in thành sách. In bây giờ thì không dám nhìn mặt ai nữa!”.
… và cũng rất thương người
Tô Hoài cũng cho biết không những viết rất thật, Nam Cao còn rất thương người. Tô Hoài kể, một lần ông và Nam Cao rủ nhau đi từ Hà Nội xuống Nam Định để tìm cái viết.
Nhà văn Nam Cao. Ảnh: Trần Văn Lưu. Nguồn: Thể thao & Văn hóa.
Đêm đó, hai ông tìm chỗ ngủ, sục sạo các nhà trọ, nhà nào cũng chật khách. Hai ông đến nhà săm (tiếng Pháp là Chambre – nhà chứa trọ, phòng cho thuê thường có gái điếm). Nhà này cũng không còn phòng trống.
Hai ông trở ra cửa thì có tiếng gọi lại: “Các anh ở tạm phòng em vậy. Em đi ngủ nhờ nhà bạn cũng được”. Dù biết đây là gái làm tiền loại thuê tháng nhà trọ, nhưng hai ông vẫn bằng lòng vì lúc này rất khó tìm được chỗ ngủ.
Rồi thì cô gái này cũng chẳng đi đâu cả. Đêm hôm đó, Tô Hoài nghe thấy tiếng khóc ri rỉ bên cạnh đầu, rồi tiếng Nam Cao rì rầm khuyên can gì đó. Tô Hoài không thủng đầu đuôi câu chuyện ra sao. Sáng ra Nam Cao kể lại với giọng rất xúc động.
Nam Cao nói nhờ hỏi chuyện tình cờ mà biết được hóa ra cô ấy là em của một người bạn ở Sài Gòn. Chẳng may yêu đương lỡ dở rồi cuộc đời chồng con mấy phen đau đớn, rồi giận đời đen bạc, cô cắt tóc đi tu, rồi sa chân lỡ bước tới đây…
Tô Hoài thì không tin, nhưng trông nét mặt của Nam Cao ông không dám nói.
Nhà văn Tô Hoài.Ảnh: Trần Văn Lưu. Nguồn: Thể thao & Văn hóa.
Trở về nhà Tô Hoài ở Nghĩa Đô, Nam Cao hì hục viết. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông viết xong một truyện lấy tên Một đời người, theo câu chuyện cô gái điếm kể đêm ấy ở nhà săm Phương Đông. Chỉ có điều Nam Cao đặt tên cho nhân vật một cái tên rất “đầm” là cô Suy – gian.
Rồi truyện Một đời người được đem bán cho Nhà xuất bản Cộng Lực, được chủ Nhà xuất bản ứng trước cho 80 đồng. Cuốn truyện này sau đó được nhà xuất bản đưa đi kiểm duyệt, nhưng bị bỏ chỉ vì cách đặt tên Tây cho nhân vật rồi bắt nó đi làm đĩ.
Hồi ấy, 80 đồng bạc không phải là nhỏ đối với những người giật gấu vá vai quanh năm như Nam Cao và Tô Hoài. Huống chi, Nam Cao còn vợ con nheo nhóc ở quê, tháng tháng đợi chồng gửi tiền về đỡ đần.
Ấy vậy mà, vào một buổi chiều, Nam Cao rủ Tô Hoài đáp tàu về Nam Định. Ông cầm theo 50 đồng tiền nhuận bút – bản quyền tác phẩm về để biếu cô gái điếm – cái cô mà Tô Hoài nghi ngờ là câu chuyện làm quà của cô điếm với khách làng chơi, còn Nam Cao thì cho là em của một người bạn cũ ở Sài Gòn, ông thương xót và nói nếu sẵn tiền sẽ đưa cả 80 đồng cho cô ấy.
Nhưng cuối cùng Nam Cao không gặp được cô gái điếm. Tìm mấy nhà săm cũng không thấy. Nam Cao ân hận mãi về lần không gặp này.
Tô Hoài còn nhấn mạnh Nam Cao còn rất nhiều chuyện tương tự như thế.
Cũng trong sách Những gương mặt (bài Một Lớp người), Tô Hoài còn kể về sự phát triển của con người và văn chương Nam Cao trong kháng chiến chống Pháp. Tiếc rằng khi đang ở độ chín, ông hy sinh khi mới 33 tuổi.
Với sự ra mắt đầy ấn tượng của công viên chủ đề VinWonders vừa khai trương vào đầu tháng 6, Phú Quốc đã hội tụ đầy đủ bốn “tứ trụ” giúp kinh tế đảo ngọc bứt phá trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới.
Công viên chủ đề – điểm sáng của ngành du lịch
Trong các loại hình vui chơi giải trí thì công viên chủ đề (theme park) là mô hình hấp dẫn nhất với mọi đối tượng du khách. Nghiên cứu bởi Grand View Research chỉ ra quy mô thị trường theme park toàn cầu dự kiến sẽ đạt 70,83 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,8% trong suốt giai đoạn dự báo.
Cũng theo tổ chức này, hệ thống công viên chủ đề tại Mỹ đạt mức tăng trưởng 4,7% trong nhiều năm. Tại Châu Âu, các công viên chủ đề của Đức được dự đoán thu về 759 triệu đô la trong vài năm tới, 652 triệu đô được chia sẻ cho các thị trường còn lại. Tại châu Á, thị trường theme park còn hấp dẫn hơn nữa: Nhật Bản đạt con số 1,7 tỉ đô từ các trò chơi mạo hiểm, Trung Quốc dự đoán sẽ theo đà tăng trưởng 8,3% các năm sắp tới với doanh thu 5,8 tỉ đô.
Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào thị phần giàu tiềm năng này. Với VinWonders Phú Quốc quy mô 50ha, Vingroup đã ghi danh Việt Nam vào bản đồ các công viên chủ đề lớn trên thế giới. Dù “sinh sau đẻ muộn”, nhưng sở hữu lợi thế về diện tích và công nghệ tối tân, VinWonders Phú Quốc hấp dẫn du khách với những hạng mục độc nhất vô nhị cùng nhiều trải nghiệm mới lạ.
Nền kinh tế đêm – nguồn lợi nhuận khổng lồ
Ước tính, kinh tế ban đêm đóng góp 6% GDP của Anh, 4% GDP của Úc… Tại Mỹ, mỗi năm New York thu về 19 tỷ USD từ nền kinh tế sau 17 giờ. Từ lâu, các nước láng giềng của Việt Nam như Singapore, Thái Lan cũng đã hình thành nên loạt khu kinh tế đêm để khai thác triệt để công suất du lịch và thụ hưởng nguồn thu to lớn này. Đặc biệt xứ sở Chùa Vàng luôn đứng top đầu về năng lực cạnh tranh du lịch.
Theo thống kê của Mastercard (công ty về thanh toán và công nghệ toàn cầu), thủ đô của Thái Lan dẫn đầu bảng xếp hạng 20 điểm du lịch hút khách hàng đầu thế giới với 22,8 triệu du khách trong năm 2018. Trung bình mỗi khách du lịch sẽ ở lại Bangkok 4,8 ngày và chi tiêu 184 USD/ngày, cao hơn cả New York (Mỹ), London (Anh).
Tại Phú Quốc sắp tới đây, với hệ thống nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí được thiết kế đồng bộ và cực kỳ phong phú đa dạng, các hoạt động tại công viên chủ đề VinWonders cùng siêu quần thể Grand World gần kề sẽ đón bắt nguồn thu khổng lồ từ khai thác các hoạt động du lịch về đêm như mua sắm, ăn uống, các show biểu diễn nghệ thuật, trình diễn ánh sáng công nghệ cao, trải nghiệm ăn tối giữa lòng biển, ngủ qua đêm dưới lòng đại dương…
Grand World – Thành phố “không ngủ” tiên phong thắp sáng nền kinh tế đêm chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Namjavascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201011);}else{parent.admSspPageRg.draw(201011);}
Casino – Điểm đặc biệt hút khách Quốc tế
Một minh chứng cụ thể ở Singapore, năm 2010, casino được hợp pháp hoá lần đầu tiên với 2 casino lớn nằm trong tổ hợp nghỉ dưỡng du lịch là Marina Bay Sands và Resort World Sentosa Casino. Chỉ sau 1 năm, doanh thu của ngành du lịch nước này tăng đến 20%.
Nằm tiếp nối quần thể Vinpearl Phú Quốc – nơi có VinWonders và đại quần thể Grand World Phú Quốc là Tổ hợp Corona Resort Casino Phú Quốc – với Corona Casino đầu tiên tại Việt Nam mở cửa cho người Việt trong nước tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm dịch vụ với nhiều hạng mục giải trí có thưởng. Với sức hút vượt trội, casino là thỏi nam châm thu hút sự hứng thú, tò mò và là yếu tố quan trọng góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách, từ đó thúc đẩy sự gia tăng về doanh thu của các shop thương mại, phòng khách sạn gần kề.
Du lịch kết hợp mua sắm
Nhìn vào Hồng Kông, du khách dễ dàng thấy điểm đến này hấp dẫn nhờ hàng loạt các trung tâm thương mại đa dạng hàng hóa, đáp ứng hầu hết nhu cầu tiêu dùng của du khách. Theo thống kê, 5 trên 10 khách du lịch đến Hồng Kông sẽ chi phần lớn tiền cho nhu cầu mua sắm, số còn lại sẽ chi tiêu cho sở thích ẩm thực và khám phá văn hóa. Còn tại những thành phố du lịch nổi tiếng như London (Anh), Seoul (Hàn Quốc) và Osaka (Nhật Bản), bên cạnh các chi phí lưu trú và ẩm thực, đa số du khách chi từ 43,4% đến 49,4% ngân sách cho sở thích mua sắm.
Chắt lọc những kinh nghiệm thành công của Hồng Kông hay Seoul, Grand World Phú Quốc hội tụ những tinh hoa văn hoá thế giới như dòng kênh đào Venice – kỳ quan của nước Ý, các shop thương mại như Mallorca Shop, Shanghai Shop và Indochine Shop mang phong vị của nhiều nền văn hóa khắp thế giới.
Grand World Phú Quốc nhận được rất nhiều kỳ vọng của các nhà đầu tư
Nhìn chung đến thời điểm hiện nay, Phú Quốc đã hội tụ đủ “tứ trụ” từng làm toả sáng nền kinh tế du lịch của các nước Singapore, Thái Lan, Mỹ…. Bốn cột trụ của ngành công nghiệp không khói hiện đại đó chắc chắn mang lại nguồn thu dồi dào, bền vững cho các nhà đầu tư các sản phẩm lưu trú, shop thương mại, đặc biệt là các nhà đầu tư tại dự án Grand World Phú Quốc.
Hiện tại, chủ đầu tư Grand World Phú Quốc đang triển khai chính sách bán hàng hấp dẫn với cam kết tiền thuê 5%/năm trong 2 năm đầu tiên đối với shop thương mại và cam kết lợi nhuận tối thiểu 10%/năm trong 3 năm đối với condotel giúp nhà đầu tư an tâm với khả năng sinh lời ổn định.
Chế độ đa thê vẫn còn là thông lệ ở nước này, nơi những kẻ quyền quý không ai bị truy tố hay bị trừng phạt nếu lấy vợ bé; hoặc giữ vợ cả như những người có thế giá thường làm, hoặc bỏ vợ cả như thỉnh thoảng xảy ra nơi dân chúng.
Tác giả: Alexandre De Rhodes.
Nguồn: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Nguyễn Khắc Xuyên dịch, NXB Khoa học xã hội.
Phép thử rể tương lai
Về hôn nhân, tất cả thường theo cách thức như sau: cha mẹ đôi bên bắt đầu đề cập tới khế ước hôn nhân, ngay khi con cái còn nhỏ dại và còn ít tuổi, mặc dù thủ tục đầu tiên luôn luôn bắt đầu từ bên nhà trai. Họ muốn làm thông gia với một gia đình khác cùng ngang hàng với mình, thì họ nhờ một đệ tam nhân đến hỏi bên nhà gái xem có bằng lòng gả con gái cho con trai mình không. Nếu bằng lòng thì bên nhà trai sẵn sàng chính thức đề cập tới. Họ đến nhà gái mang theo phẩm vật và tiền cưới tùy theo gia cảnh. Khi đã nhận sính lễ thì sự hứa hôn được công nhận và kể từ lúc này hai bên không được tự ý từ chối trừ khi có lý do quan trọng.
Bố vợ tương lai có thể tìm hiểu phong cách, giá trị tinh thần và thân thế người rể tương lai. Ông đòi người rể tương lai đó vừa tới tuổi trưởng thành phải đến ở nhà mình. Ông giao cho công việc làm để thử, việc nhà cũng như việc ở ngoài. Nếu trong cuộc thử này, ông thấy có tính nết xấu, không có giáo dục, lười biếng và không biết cách quán xuyến thu xếp công việc nhà thì bấy giờ theo lương tri và thông tục cho phép, ông trả lại nhà trai cùng với tiền bạc đã nhận trước đây. Còn trái lại nếu ông hài lòng thì sau cuộc thử này ông giữ lại một hay hai năm hoặc lâu hơn, nếu con gái chưa tới tuổi lấy chồng.
Tiến hành hôn lễ
Trước hết phải thông báo cho cả họ hàng bên nhà trai cũng như bên nhà gái để xem có cản trở về huyết thống do luật nước cấm. Vì con của hai anh em, các cháu ở cấp nào tuy xa cũng không bao giờ được lấy nhau. Các cháu của anh em trai và chị em gái thuộc ba đời thì có thể lấy nhau, nhưng trong hai đời thì không được. Còn con của hai chị em gái có thể lấy nhau tuy mới có hai đời.
Khi đã báo tin cưới cho tất cả họ hàng gần (những người này không quên gửi quà tới cho buổi lễ thêm phần long trọng) thì cũng phải đưa tin cho quan cai trị và những vị kỳ hào nơi mình ở, cũng mời họ đến dự tiệc cưới vào một ngày đã chỉ định. Việc thông tin công cộng này thay cho việc thông báo chính thức và là việc rất cần thiết, vì nếu bỏ thì coi như không có phép cưới và không chính thức thành phép, có khi còn bị pháp luật và tục lệ trong nước trừng phạt như thể làm trộm vụng. Thế nên có thể biết rằng những hôn nhân trộm vụng đều bị truy tố, ngay cả nơi lương dân.
Xong các việc này rồi thì chú rể vì phải chịu tiền cưới xin cho cô dâu nên đem số tiền hai bên đã thỏa thuận đến nhà gái. Nhà gái không được giữ tiền, phải dùng tất cả vào việc sắm sửa áo quần và đồ dùng cho cô dâu. Dẫu sao để cho phải phép lịch sự thì ông bố thường cho con gái thêm tiền, tùy gia cảnh, để con đem theo về nhà chồng. Vì thực ra để sắm sửa thì đã dùng một phần ở tiền cưới đem tới từ hôm trước với nghi thức long trọng và cảnh trí tưng bừng, có những người thế giá nhất đến dự, nếu đôi tân hôn thuộc dòng họ sang giàu. Còn nếu là thường dân thì tất cả làm trong ngày cô dâu được đón về nhà chú rể.
Đoàn rước dâu về nhà trai, đứng vây quanh bàn thờ tổ tiên dựng ở phòng tiệc có hương hoa thơm phức. Ở đây bố chồng (hay người chú bác nếu bố chết) quỳ trước bàn thờ và cô dâu chú rể quỳ hai bên, ông thưa với tổ tiên: “Thưa thân phụ rất đáng kính, hôm nay cháu trai cưới cháu gái Mỗ… này và chính thức nhận làm bạn trăm năm, xin chứng kiến cho các cháu và phù hộ cho các cháu được hạnh phúc, sống lâu hòa hợp, được khang cường, hoan lạc và thịnh vượng, xin cho các cháu sinh con xinh đẹp, khỏe mạnh, ngoan ngoãn và đức hạnh làm cho cha mẹ vui mừng và sung sướng. Để tỏ niềm vui trong dịp cưới xin này, chúng con sửa mâm cỗ xin mời song thân trước hết làm gia chủ chứng kiến cho và xin phù hộ trước hết cho hai cháu tân hôn”. Khấn xong là vào tiệc. Hôn nhân chính thức thành và bền chặt, nhất là về phía người vợ, không bao giờ được bỏ nhà hay bỏ chồng, mặc dù người chồng được giữ quyền bỏ vợ vì một nết xấu vô danh nào đó hoặc vì thay lòng đổi dạ hay chán ghét.
Điều này ít thấy nơi dân nghèo khó, vì nơi kẻ quyền thế, họ thường lấy nhiều vợ, thế nên khá ít người bỏ vợ khi có bất hòa hay vì thay lòng đổi dạ. Thực ra theo luật nước này thì cấm người đàn bà có chồng không được lấy chồng khác.
Khi một trẻ vừa lọt lòng mẹ thì người ta dùng mực hay phẩm hồng vạch hình thập tự trên trán. Lần đầu tiên tôi thấy vẽ trên trán đứa bé, tôi đã hỏi cha mẹ vì cớ nào họ làm như vậy. Họ trả lời là để cho ma quỷ (thù địch của đứa bé) không làm hại trẻ hay gây tai họa cho đứa bé. Tôi gạn hỏi thêm xem họ biết tại sao hình đó có phép trừ tà ma thì họ không thể đáp gì hơn là họ giữ một tục lệ có từ lâu đời mọi người trong nước này đều làm.
Cuộc cách mạng đường phố ở Mỹ do chiến dịch “Người da đen đáng sống” (Black Lives Matter, BLM) nhằm chiếm giữ quyền lực đã tạm lắng xuống. Ngày 3/7, New York Times đã công bố tin ‘chiến thắng’: Cuộc cách mạng BLM xảy ra ở Mỹ với tổng số 4.700 lần vào tháng Sáu, trung bình 140 lần mỗi ngày, số người tham gia ước tính là từ 15 – 26 triệu (sai số khoảng 11 triệu), kèm theo là các hình ảnh của căn cứ ‘cách mạng’, không đề cập đến kết quả của cuộc cách mạng như: nổ súng, tấn công bạo lực, có bao nhiêu cửa hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ bị cướp bóc.
Đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông cánh tả đã bước vào vòng tiếp theo của cuộc chiến tranh dư luận quan trọng đó là: tập trung vào tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, Trump đã thất bại trong cuộc chiến với dịch bệnh và từ chối mở lại nền kinh tế cho đến tháng 11 – tức là không được nói hướng đi của ông Trump không chính xác, bởi kinh tế là điểm sáng trong thời kỳ ông nắm quyền, vì thế không được để điểm sáng này tiếp tục lan tỏa.
(Bài viết của tác giả Hà Thanh Niên được UP Media ủy quyền độc quyền cho Vision Times đăng lại, vui lòng không tùy ý in lại hoặc sao chép.)
—-ooOoo—-
Bạo lực của BLM không được định hướng nhà riêng của những người ủng hộ thường xuyên bị tấn công
Từ ngày 26/5 khi Minneapolis Floyd bị một sĩ quan cảnh sát làm thiệt mạng cho đến ngày 1/7 khi Khu tự trị ở Đồi Capitol (CHAZ) tại Seattle được cảnh sát dọn dẹp, những điều xảy ra trong hơn một tháng đã phơi bày cảnh hoang đường của nước Mỹ do các cuộc đấu tranh của phe Dân chủ chống lại phe Cộng hòa.
Đảng Dân chủ đã cổ vũ cho chính trị đường phố, hơn mười phương tiện truyền thông chính thống mà tiêu biểu như CNN, New York Times và The Washington Post cổ vũ cho chính trị đường phố, ngay bên ngoài Nhà Trắng xuất hiện “Khu tự trị Nhà Đen” (Black House Autonomous Zone). Vào thời điểm cảnh sát tại các bang theo Đảng Dân chủ đều được Defund (cắt giảm ngân sách), những người cánh tả cực đoan nghĩ rằng họ sẽ tiếp quản Chính phủ Mỹ trước thời hạn (nhóm chiến dịch của Biden đã tuyên bố thành lập Chính phủ tượng trưng), bởi vì bà Patrisse Cullors, người đồng sáng lập BLM, ngày 23/6 xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và tuyên bố rằng hiện nay không còn thực sự quan tâm đến Floyd, mà là một mục tiêu đơn giản hơn là làm cho Trump từ chức trước cuộc bầu cử tháng 11.
Điều này khiến nhiều người Mỹ đã ngạc nhiên rằng mục tiêu của BLM không phải là chống phân biệt chủng tộc mà là đảo chính.
Cùng với việc trong hơn một tháng BLM đã đập phá, cướp bóc và phóng hỏa trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các bang theo hướng Dân chủ, thái độ của người dân Mỹ đối với BLM đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ.
Vì Đảng Dân chủ rất ủng hộ BLM nên những nơi chính mà phong trào này đập phá và cướp bóc là ở các bang theo phe Dân chủ. Khu tự trị Đồi Capitol (CHAZ) ở Seattle là biểu tượng của cuộc cách mạng BLM này. Thị trưởng tại đó đã nhấn mạnh ủng hộ, còn cảnh sát được lệnh rút khỏi khu vực. Người biểu tình của BLM đã chiếm giữ khu vực này trong gần ba tuần, ngoài tình trạng vô chính phủ và quấy rối các doanh nghiệp xung quanh khiến trị an khu vực trở thành tệ hại, đã có nhiều vụ nổ súng ở khu vực “tự trị” nơi cảnh sát bị cấm vào, ít nhất là hai thanh thiếu niên thiệt mạng và ba trường hợp khác bị thương nặng. Theo cảnh sát Seattle, hàng loạt tội ác bạo lực đã diễn ra trong khu vực kể từ khi người biểu tình chiếm giữ một số khu gần Đồi Capitol vào tháng trước. Dưới áp lực của tất cả các bên, thị trưởng ban đầu ủng hộ quan điểm Defund Police đã phải đưa cảnh sát trở lại khu vực để dọn dẹp mớ hỗn độn.
Trung tâm cách mạng của BLM là New York bước vào “Tháng Sáu máu”. Trong ba tuần đầu tiên của Tháng Sáu đã có 125 vụ nổ súng ở thành phố New York, lên đến mức cao nhất trong 25 năm. Nhiều vụ án hình sự về cướp và giết người đã tăng mạnh. Giám đốc chiến lược kiểm soát tội phạm của cảnh sát thành phố là Michael LiPetri cho biết lần cuối cùng thành phố New York có một “Tháng Sáu đẫm máu” như vậy là vào năm 1996. Thời gian này các sĩ quan cảnh sát thành phố New York đã bị tấn công nhiều nhất, nhưng vẫn có nhiều người không từ bỏ cương vị do tần suất cao các vụ án xảy ra. Theo truyền thông cho biết, đối với Thị trưởng Bill de Blasio kể từ khi ông nhậm chức thì đây là ba tuần tồi tệ nhất trong trật tự công cộng, ông không còn có thể khoe khoang về sự an toàn của thành phố New York.
Phàm nơi nào nổ ra cách mạng BLM thì tình hình cũng giống như New York, trong bài viết “Phá vỡ thế giới cũ, tạo ra một thế giới mới: Khi cuộc cách mạng văn hóa Mỹ đang diễn ra”, tôi có liệt kê một số vụ án hình sự năm nay đã nổi lên trong khu vực cách mạng khốc liệt. Vì an ninh công cộng đã bị tổn hại nghiêm trọng nên người Mỹ không thể không xem xét biện pháp tự vệ. Vào ngày 1/7, Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) đã viết trên Twitter:
Vào Tháng Sáu người Mỹ đã mua 2,3 triệu khẩu súng, tăng 145% so với tháng 6/2019. Nhiều nhà bán lẻ báo cáo rằng hàng tồn kho của họ đã không còn. Kể từ Tháng Ba đến nay đã có 8,3 triệu khẩu súng được bán, có thể khiến năm 2020 trở thành năm cao nhất trong lịch sử.
—-ooOoo—-
Người giàu quyên tiền lại rước cuộc cách mạng, cũng khó thoát nạn
Xã hội phương Tây thực hiện phúc lợi cao, nhưng thực ra đây là cách để tránh nổ ra cuộc cách mạng của lớp người dưới đáy xã hội. Mỹ đã áp dụng một khuynh hướng phúc lợi như vậy, nhiều nhóm tư bản lớn đã liên minh với Đảng Dân chủ để loại bỏ tâm lý thù hận của lớp người nghèo trong xã hội. Mặc dù BLM này đã được lên kế hoạch cẩn thận: Theo cựu thị trưởng Giuliani của New York thì sự kiện đã được chuẩn bị trong ba năm, nhưng dù sao không phải là một đảng chính trị có tính tổ chức cao theo kiểu của Lenin, chủ yếu là phong trào quần chúng tự phát nên đã xảy ra nhiều chuyện bi hài mà thú vị nhất nhà nhắm vào chính những ông chủ đã hưởng ứng phong trào, dưới đây là một vài sự kiện được lưu hành rộng rãi trên Internet:
Nhóm biểu tình ủng hộ BLM viết chữ “Eat the Rich”, đập phá và đốt xe ô tô của người khác. (Ảnh: chụp màn hình video Youtube)
Ngày 27/6 một nhóm lớn BLM đã hét lên “Ăn của người giàu!” (Eat The Rich!) và “Xóa bỏ chủ nghĩa tư bản ngay bây giờ!” (Abolish Capitalism Now!), đã tấn công vào khu vực giàu có Beverly Hills ở Los Angeles. Khu nhà giàu này toàn những nhân vật cốt cán của Đảng Dân chủ và các ông chủ lớn nhỏ, như các ngôi sao Hollywood, đại gia công nghệ và giám đốc điều hành, nhiều người trong số họ là bạn cũ và nhà tài trợ của Hillary và Obama trong nhiều năm. Lần này các gia đình này cũng tích cực ủng hộ Defund The Police, không ngờ những người cách mạng mà họ ủng hộ đã tấn công đến cửa nhà họ để ăn của người giàu, khi tai ương đập vào họ phải kêu gọi cảnh sát (những người mà họ mới rũ bỏ) đến để giải cứu họ.
Ảnh ông bà Mark McCloskey cầm súng chĩa vào người biểu tình ủng hộ BLM nhằm ngăn họ tiến vào nhà mình – Ảnh cắt từ video Youtube
Ngày 28/6 tại St. Louis, ông Mark McCloskey và người vợ Patricia đã phải nổ súng ở sân trước nhà để ngăn chặn nhóm nổi loạn xâm nhập trái phép vào khu nhà riêng của họ. Những người này được cho là đã “diễu hành” qua nhà của McCloskey và hướng đến nơi ở của Thị trưởng Lyda Krewson. Hành động nổ súng này đã bị BLM và những người ủng hộ lên án mạnh mẽ, còn Công tố viên Kim Gardner của St. Louis (người da đen) thì tuyên bố rằng những người biểu tình không nên bị tấn công bạo lực, văn phòng của bà đang điều tra nguyên nhân của sự kiện những người biểu tình bị đe dọa cá nhân này. Sau đó cặp vợ chồng kia đã đưa ra một tuyên bố rằng họ ủng hộ phong trào BLM và các cuộc biểu tình ôn hòa. Những lời này là biểu hiện chân thực, bởi vì việc kinh doanh của hai vợ chồng họ là bồi thường thương tích, chủ yếu là “bảo vệ các quyền dân sự bị tổn thương bởi các cơ quan thực thi pháp luật”, họ thực sự là người của Đảng Dân chủ và luôn tài trợ cho Đảng Dân chủ.
Những người biểu tình ủng hộ BLM tập trung trước nhà Giám đốc điều hành của Amazon là Jeff Bezos ở Washington – Ảnh: cắt từ video Youtube.
Giám đốc điều hành của Amazon là Jeff Bezos còn gặp phải trường hợp điển hình hơn. Ông là một người ủng hộ trung thành của phong trào BLM, tỷ lệ nhân viên da đen trong công ty ông đầu năm 2019 là 26,5%. Ngay sau khi bắt đầu chiến dịch của BLM đã cho biết cần tăng thêm trong năm nay ít nhất 30% nhân viên của công ty là người da đen (người châu Phi chiếm chưa đầy 13% dân số Mỹ), và trong tương lai sẽ tiếp tục tăng thêm; đồng thời ông cũng lên án mạnh mẽ bạo lực của cảnh sát, tuyên bố sẽ quyên góp 10 triệu đô la Mỹ cho các tổ chức công bằng xã hội; nhấn mạnh hủy bỏ các khách hàng cảnh sát, bởi vì thiết bị nhận dạng khuôn mặt rất dễ làm tổn thương những người tham gia phong trào, khiến họ cảm thấy bị đe dọa. Nhưng bất chấp việc ông ủng hộ cuộc cách mạng này, đội quân cách mạng BLM đã thiết lập một “bục xử trảm” trước khu vực ông sống tại Washington, khẩu hiệu trước “bục xử trảm” có nội dung: Hỗ trợ người nghèo chống lại người giàu!
—-ooOoo—-
Những người ủng hộ đã thay đổi sau cuộc cách mạng BLM
Mặc dù có rất nhiều video trực tuyến quay lại cảnh BLM đập phá và phóng hỏa khắp nơi trên nước Mỹ, nhưng nhiều người ủng hộ và giới truyền thông vẫn khăng khăng cho rằng hành vi phá hoại chỉ là một thiểu số, đa số là chính thống rất tốt, nhưng đến khi BLM xông vào đập phá biệt thự của họ thì họ mới thay đổi thái độ. Cheryl Selby, Thị trưởng của Olympia thuộc Washington và là người phe Dân chủ kiên quyết ủng hộ BLM, một ngày giữa Tháng Sáu nhà của bà ấy đã bị BLM xông vào đập phá và cướp bóc, ngay lập tức bà thay đổi thái độ, những “nhà cách mạng” từng được bà ca ngợi trở thành kẻ chủ nghĩa khủng bố (domestic terrorism).
Ảnh cắt từ video trực tuyến quay lại cảnh BLM đập phá và phóng hỏa tại Mỹ
Bà Leida Clausen – Thị trưởng của St. Louis đã phát video trực tiếp trên Facebook nêu tên và địa chỉ của những người yêu cầu cải cách cảnh sát, nhưng sau đó khoảng 300 người biểu tình đã đến trước nhà bà để phản đối và đòi Clausen từ chức. Khi Clausen xin lỗi xong đã gỡ bỏ video trực tiếp, công khai bày tỏ không tán thành Defund Police.
Phóng viên thể thao Chris Palmer của ESPN là người ủng hộ việc đập phá và phóng hỏa. Khi nhìn thấy hình ảnh về người thu nhập thấp không hoàn thành hủy hoại công trình tòa nhà bị cháy dang dở, đã gửi một lời kêu gọi trên Twitter: “Đốt cháy nó, đốt cháy tất cả” (Burn that’s—down.Burn it all down). Vài ngày sau ông đã xóa tweet. Lý do rất đơn giản: khu cộng đồng mà ông tự hào đã bị BLM xông vào đập phá. Lúc này, phóng viên cho biết: “Nếu bạn muốn đốt, hãy đốt khu vực của cá nhân bạn, đừng đến đây để đốt.”
Sự giả dối và tính hai mặt của văn hóa cánh tả cực đoan được phản ánh đầy đủ trong các sự kiện này.
—-ooOoo—-
Sự bất thường của phong trào BLM
Người Mỹ tất nhiên biết rằng cái chết của Floyd là do bạo lực thực thi pháp luật của cảnh sát, ban đầu phong trào bạo lực đường phố BLM là theo khẩu hiệu này. Nhưng Chính phủ đã không phạm sai lầm nào trong việc xử lý vấn đề này sau đó. Cho đến khi BLM mở rộng tình hình quá đáng, đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau và xảy ra vài sự kiện mang tính biểu tượng thì nhiều người bắt đầu thay đổi quan điểm.
Những sự kiện mang tính bước ngoặt này bao gồm:
Khu tự trị ở Đồi Capitol ở Seattle đã trần trụi, cho thấy kết quả của chiến dịch bạo lực BLM, đó là bạo lực hỗn loạn coi cuộc sống của con người như trò đùa – Thomson Reuters. (Về cơ bản nạn nhân là người da đen, họ dám đến đó là vì họ ỷ vào có màu da bảo vệ mình);
Người phụ trách BLM đã xuất hiện và tuyên bố rằng họ muốn lật đổ hệ thống dân chủ Mỹ và xây dựng quốc gia xã hội chủ nghĩa. Các tuyên bố phân biệt chủng tộc của các thành viên BLM hoàn toàn không liên quan đến thực tế, bởi vì trong thực tế luật pháp Mỹ thì tuyển sinh đại học và thị trường việc làm đều luôn bảo vệ quyền và lợi ích của người da đen. Chúng được coi là các khoản nợ nô lệ đã vướng trong lịch sử, mỗi người cần khoản bồi thường khổng lồ 400.000 đô la Mỹ và miễn phí tham gia kỳ thi, chi phí sinh hoạt cơ bản và nhiều đặc quyền khác dành cho người da đen.
Tính nợ lịch sử, phá hủy các di tích lịch sử Mỹ, phá tượng đài kỷ niệm các nhân vật lịch sử của Liên minh miền Nam trong thời Nội chiến Nam – Bắc, gần đây một số người biểu tình còn đe dọa phá hủy bốn tượng đài Tổng thống trên núi Rushmore ở Nam Dakota; ngoài ra còn có yêu cầu bãi bỏ các trường nổi tiếng của Mỹ như Đại học Yale, thậm chí Đại học Harvard, Georgetown.. vì do “những người buôn bán nô lệ” lập ra; tuyên bố rằng nên tính sổ xử lý tất cả những người tốt nghiệp Đại học Yale. Một số người biểu tình cũng tuyên bố rằng tên của Hợp chủng quốc Mỹ (United States of America) và thậm chí toàn bộ lục địa Mỹ, châu Mỹ (Americas) cũng có vấn đề, vì tên này xuất phát từ thực dân Ý và thương nhân buôn nô lệ Amerigo Vespucci (1454 – 1512).
Trong phong trào BLM lần này, hành vi ngu ngốc nhất ở cánh tả cực đoan là sử dụng khẩu hiệu của BLM “Người da đen đáng sống” (Black Lives Matter) nhấn mạnh đề cao vấn đề chủng tộc trên hết, phản đối khẩu hiệu “Tất cả cuộc sống quan trọng” (All Lives Matter, ALM) nhấn mạnh mọi chủng tộc đều bình đẳng. Cô Janovy tố nghiệp Đại học Havard thậm chí còn đe dọa những người ủng hộ ALM bằng ám thị bạo lực “cắt cổ họng”, cuối cùng đã bị công ty Deloitte hủy bỏ hợp đồng làm việc. Thị trưởng và các nghị sĩ của Đảng Dân chủ tại Seattle là những người ủng hộ BLM cũng hành động cho thấy họ không thực sự quan tâm đến quyền và cuộc sống của người da đen. Người con của công dân Horace Lorenzo Anderson Jr tại Seattle bị bắn thiệt mạng ở một Khu tự trị Seattle, trong một cuộc phỏng vấn với FOX, ông đã cho biết vô cùng bất ngờ khi nhận được cuộc gọi từ Tổng thống Trump ngay sau khi chôn cất con trai, cuộc điện thoại khiến ông cảm thấy sốc và quá xúc động. Ông nói với phóng viên rằng rất nhiều ngày đã trôi qua kể từ cái chết của con trai ông nhưng Thị trưởng thành phố Seattle vẫn dung túng thành lập khu tự trị và phớt lờ tình trạng hỗn loạn gây ra nhiều vụ án mạng, không để ý đến ông.
Phong trào BLM được Đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông chính thống như New York Times và CNN ủng hộ, đã đưa nước Mỹ vào “văn hóa khủng bố”, loại “kiểm duyệt chính trị” kiểu Mỹ này vẫn tiếp tục; dưới loại “kiểm duyệt chính trị” này, nhiều cá nhân và tổ chức phải cúi đầu, cố gắng tự giải phóng và tránh bị chụp mũ “phân biệt chủng tộc”. Kết quả của “văn hóa khủng bố” này là Calvin Klein (CK) đã tạo ra một bảng quảng cáo mới trên đường phố New York có thể được xem như là biểu tượng của phong trào BLM, người mẫu là Calvin Klein – một người chuyển giới nam thành nữ, đồng tính, da đen, đạt đến giới hạn cùng cực về đúng đắn chính trị của Đảng Dân chủ, đã lật đổ tính thẩm mỹ thông thường của thế giới loài người.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là một số nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi nhận thấy được, như nhà kinh tế học nổi tiếng Thomas Sowell của Viện Hoover (Hoover Institute), hay cô Candace Owens rất năng động trong những năm gần đây, họ đã vượt qua giới hạn của chính trị màu da và mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, ngày càng nhiều người như vậy, từ những người nổi tiếng đến cựu chiến binh, cả những thanh niên bình thường người da đen đã chỉ trích phong trào BLM.
Sự thật đã chứng minh rằng cho dù đó là Defund Police hay tính nợ lịch sử, đó đều là sản phẩm của một thiểu số người cánh tả cực đoan ở Mỹ, vốn không được đông đảo mọi người trong xã hội hoan nghênh. Kết quả khảo sát của “Báo cáo Rasmussen” mới nhất cho thấy, trong các cuộc thăm dò về Defund Police chỉ có 17% tin rằng cảnh sát nên bị giải tán, 59% phản đối mạnh mẽ và 27% cho rằng nên cắt giảm ngân sách nhưng không được giải tán cảnh sát. Trong một cuộc thăm dò yêu cầu đóng cửa Núi Rushmore (Đồi Tổng thống) ở Nam Kodata, 75% cử tri Mỹ phản đối đóng cửa hoặc thay đổi, chỉ 17% cho rằng nên đóng cửa hoặc thay đổi. Đáng chú ý là chỉ 17% số người ủng hộ việc bãi bỏ cảnh sát và tính nợ lịch sử hầu hết là những người dưới 40 tuổi, điều này cho thấy nền giáo dục cánh tả ở Mỹ trong hơn 20 năm qua có vấn đề nghiêm trọng.
Bạo lực đường phố do người đồng sáng lập BLM là Patrisse Cullors khởi xướng, cho dù được sự ủng hộ toàn lực của Đảng Dân chủ, nhưng hiệu quả khác xa với mong muốn của Đảng Dân chủ. Cùng với thái độ của người dân Mỹ đối với phong trào này thay đổi, cuối cùng Đảng Dân chủ đã buộc phải lặng lẽ thu hồi và trở lại chiến trường của bầu cử chính trị. Trong xã hội phương Tây, mặc dù bầu cử chính trị còn nhiều vấn đề không như mong đợi, nhưng sau tất cả vẫn là cỗ máy giữ ổn định cho xã hội.
Hà Thanh Niên / Tri thức VN (Bài viết được UP Media ủy quyền độc quyền cho Vision Times, vui lòng không tùy ý in lại hoặc sao chép).