Ngôi nhà với bể bơi trên cao hướng biển Nha Trang

Với ưu thế địa lý, ngôi nhà mang lại trải nghiệm đặc biệt khi nằm thư giãn trên bể bơi và nhìn xuống toàn cảnh biển Nha Trang.

be boi huong bien anh 1
Nằm cách trung tâm Nha Trang 15 km về phía bắc, An’s House (tên ngôi nhà) được cải tạo từ một căn nhà cũ nằm ở vịnh Nha Phu có diện tích 120 m2 với thiết kế 3 tầng.
be boi huong bien anh 2
Không gian sảnh đón tạo ấn tượng với sự kết hợp của gỗ và gạch men tối màu. Gia chủ tận dụng những vật liệu sẵn có, đan xen các mảng gạch tạo nên một không khí sang trọng nhưng vẫn ấm cúng.
be boi huong bien anh 3
Ngôi nhà là sự kết hợp giữa chất liệu Polycarbonate và ánh đèn biến không gian trong nhà như một sân khấu trình diễn của ánh sáng.
be boi huong bien anh 4
Ngôi nhà được thiết kế nhằm tận dụng ưu điểm mặt đứng tiếp xúc với biển qua những không gian cởi mở và gần gũi với thiên nhiên.
be boi huong bien anh 5
Căn bếp cũng thể hiện được xu hướng thô mộc nhưng không quá cũ kĩ của ngôi nhà.
be boi huong bien anh 6
Điểm nhấn đặc biệt của công trình là hồ bơi hướng biển. Đây là nơi các thành viên trong nhà có thể đắm mình dưới nước, lắng nghe tiếng gió và sóng biển ngay bên ngoài.
be boi huong bien anh 7
Khu vực tầng thượng được bố trí bàn ghế gỗ tự nhiên giúp không gian tách biệt hoàn toàn với thành phố hiện đại phía xa.
be boi huong bien anh 8
Phòng ngủ thoáng đãng cùng các chi tiết trang trí tinh tế, ánh sáng và gió biển ngập tràn mang đến cảm giác thư thái mỗi sáng thức giấc.
be boi huong bien anh 9
Bình minh là lúc căn phòng hứng trọn được ánh mặt trời khiến sự thư giãn trở nên trọn vẹn hơn cả.
be boi huong bien anh 10
Khu vực bồn tắm và nhà vệ sinh được ngăn chia ước lệ bởi các vách polycarbonate cùng tầm nhìn hướng biển cho người dùng một cảm giác thú vị.
be boi huong bien anh 11
Hoàng hôn xuống là lúc người ở có thể thư giãn ở phía ngoài ban công cùng mùi mặn của gió biển và tận hưởng bầu trời.
be boi huong bien anh 12
Tất cả đem đến những trải nghiệm thực sự đặc biệt khi nghỉ ngơi, bỏ lại tất cả công việc, âu lo lại phía sau.

Quốc Toàn Ảnh: Mạnh Hiếu / Zing

Đâu là cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng?

“Tư duy đột phá” được biên soạn sau hơn 70 năm nghiên cứu chuyên sâu, đưa ra những nguyên lý, phương pháp tư duy để có thể giải quyết vấn đề hiệu quả trong thời đại mới.

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự phát triển khó kiểm soát của trí tuệ nhân tạo, thậm chí là thách thức ngoại giao giữa các quốc gia… đều là những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt. Vậy đâu là cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này?

Tu duy dot pha anh 1
Ảnh: Getty Images.
Tư duy phân tích đã lỗi thời?

Trên khắp thế giới, con người, các công ty và tổ chức khác nhau đang đương đầu với những thách thức lớn hơn cần giải quyết.

Vào năm 2009, Liên hiệp các Hiệp hội Quốc tế (UIA) xuất bản phiên bản mới của quyển Bách khoa toàn thư về các vấn đề của thế giới và tiềm năng con người, trong đó chỉ ra 56.564 vấn đề cụ thể.

javascript:”<!DOCTYPE html><html><body style=’background:transparent’></body></html>”

Dễ hiểu hơn, đối với các công ty và tổ chức, các vấn đề có thể là nhu cầu đổi mới các sản phẩm và dịch vụ, nhu cầu nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và lãng phí, giáo dục nhân viên, tuyển mộ nhân sự, hay tăng cường hiệu quả tiếp thị và bán hàng…

Thực tế, không chỉ có các công ty, tổ chức, mỗi ngày chúng ta đối mặt với hàng loạt vấn đề cá nhân khác nhau, chưa bao giờ xuất hiện hay trùng lặp.

Theo kết quả nghiên cứu của GS. Shozo Hibino, trong cuốn sách The Art Of Creating Living Solutions (tên tiếng Việt là Tư duy đột phá), 92% dân số sử dụng các kỹ thuật và tư duy đạt hiệu quả và năng suất kém.

Thật bất ngờ, nguyên nhân được GS. Shozo Hibino chỉ ra là phần lớn hệ thống giáo dục đã dạy chúng ta trở nên quen thuộc với phương pháp tư duy có tên là giản luận hóa, vốn có nguồn gốc từ xã hội châu Âu vào thế kỷ 17.

Giản luận hóa được khởi xướng bởi các nhà triết học, như một nỗ lực thay đổi lối tư duy cố gắng diễn dịch và kiểm soát niềm tin của các giáo lý và những giáo sĩ nhà thờ trong giai đoạn đó.

Tuy nhiên, với những vấn đề phức tạp ngày nay, tư duy phân tích đó tỏ ra “lỗi thời” trong việc giải quyết những vấn đề ngày một phức tạp và đầy biến động, nhưng lại liên kết chặt chẽ đến nhau của thế giới hiện đại.

Không những vậy, khi giải quyết một vấn đề này, những vấn đề khác lại tiếp tục phát sinh, thậm chí đôi lúc chúng nghiêm trọng hơn cả vấn đề trước đó.

Như việc phát minh ra phương tiện giao thông kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường, việc sáng tạo ra các kênh giải trí khiến con người trở nên dễ dàng mất tập trung…

Năm 1973, giáo sư Horst Rittel và Melvin Webber đã xuất bản một bài nghiên cứu về sự gia tăng của các vấn đề được gọi là “nguy hiểm”. Theo ông nhận định, có nhiều lý do khiến “giản luận hóa” không còn là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề trong thế giới hiện đại.

Một nhà khoa học khác cũng chứng minh, tư duy phân tích không phải là công cụ duy nhất để giúp chúng ta có thể giải quyết vấn đề.

Tu duy dot pha anh 2
Sách Tư duy đột phá do NXB Tổng hợp TP.HCM và First News phát hành.
Để giải quyết vấn đề, cần “tư duy đột phá”

Trong cuốn sách Tư duy đột phá, GS. Shozo Hibino, người đã dành phần lớn cuộc đời để nghiên cứu khẳng định chúng ta không thể chạy theo số đông, hay thậm chí “copy” cách giải quyết của vấn đề này sang một loạt những vấn đề khác, dù tưởng như chúng tương tự.

Ông cho rằng: “Thứ nhất, những con người liên quan trong tình huống luôn là khác nhau. Thứ hai, các mục đích cần phải đạt được cho mỗi trường hợp hầu như lúc nào cũng khác nhau, mặc dù tình huống có thể giống nhau.

Thứ ba, các công nghệ sẵn có và phù hợp cho giải pháp này có thể không phù hợp trong trường hợp khác. Cuối cùng, bất kỳ một vấn đề nào cũng liên quan đến một chuỗi các vấn đề đặc thù khác”.

GS. Shozo Hibino nhận định thay vì cố gắng phân tích, “mổ xẻ” vấn đề thành những thành phần nhỏ, những nhà tư duy toàn diện sẽ xem xét vấn đề theo tính chất riêng biệt, độc đáo của chính nó – hay dễ hiểu hơn là xem xét vấn đề hoàn toàn mới ngay từ đầu.

Những nhà tư duy toàn diện cũng luôn tìm hiểu vấn đề ở một phạm vi rộng hơn, thu hút nhiều bên liên quan tham gia giải quyết, sử dụng trực giác, quan tâm đến khía cạnh con người, nhìn nhận giải pháp theo bối cảnh hệ thống và trong mối liên quan đến các hệ thống khác…

Lấy ví dụ tư duy đột phá, GS. Shozo Hibino chia sẻ: “Khi quan sát ngành ngân hàng – một trong những ngành kinh doanh truyền thống, có mức độ tiêu chuẩn hóa cao, rất nhiều người nghĩ rằng nghiệp vụ ngân hàng là thứ gì đó khó có thể thay đổi.

Nhưng nếu nhìn kỹ lại, ta thấy càng lúc càng có nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để chuyển tiền, thanh toán, mua sắm thay vì đi ra ngân hàng như trước đây.

Điều này ngụ ý rằng những giải pháp đang là tốt có thể chẳng tốt chút nào trong 5 năm kế tiếp và nhu cầu cấp thiết cho một sự tiến hóa (evolution) có thể bị thay thế bởi cuộc cách mạng (revolution) cho những tình huống của cá nhân hoặc tổ chức”.

GS. Shozo Hibino cũng nhận định, phương pháp tư duy đột phá EBT (Extraordinary Breakthrough Thinking) cũng là cách để các vấn đề được giải quyết một cách hài hòa trong bối cảnh tổng thể.

EBT là một tập hợp quá trình để tiếp cận vấn đề, cũng như một tập hợp công cụ để tìm kiếm và hình thành nên những giải pháp thực sự sáng tạo, tồn tại dài lâu.

EBT giúp bạn tập trung vào “sáng tạo giải pháp” – một cách để tối ưu hiệu quả trong cả ngắn hạn lẫn trung hạn thay vì tập trung vào “giải quyết vấn đề”, vốn dễ liên tưởng đến hiện tại và quá khứ.

GS.TS Shozo Hibino là một trong hai nhà sáng lập phương pháp Tư duy Đột phá (Breakthrough Thinking). Từ những năm 1970, GS. Hibino và đội ngũ đã phát triển, phổ biến các triết lý, phương pháp tiếp cận, các công cụ thực hiện và xúc tiến áp dụng EBT tại các công ty, tổ chức Nhật Bản và toàn cầu.

Huy Anh / Sách hay / Zing

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội

Nếu dòng chảy của tuổi tác đã không thể ngăn cản, vậy thì thay vì ngồi không ra đó nhìn mình lão hóa đi, chi bằng trong thời gian có hạn, nỗ lực biến mình trở nên tốt hơn. Bởi lẽ mỗi ngày chúng ta đang sống đều là ngày trẻ nhất trong cuộc sống tương lai của chúng ta.

01

Năm 2020, và lứa thế hệ 9X đầu tiên đã chính thức bước sang tuổi 30.

Rất nhiều người cảm thán rằng “Tuổi trung niên đã cách không còn xa nữa, nhưng vì sao tôi vẫn vô dụng như vậy.”

Sở dĩ sản sinh mối lo về tuổi tác đó là bởi quan niệm thâm căn cố đế của chúng ta.

Từ nhỏ tới lớn, chúng ta luôn được dạy rằng hãy trân trọng thời gian.

Và rồi, ngày ngày cứ thế trôi qua, chớp mắt cái đã 1 năm, còn bản thân thì vẫn dậm chân tại chỗ.

Cộng thêm với ảnh hưởng từ truyền thông mạng

“Phụ nữ qua 28 là không gả đi đâu được nữa.”

“Trước 30 tuổi nên sinh con.”

“Đàn ông qua 30 là xuống mã rồi.”

“Bước vào tuổi trung niên mà vẫn chưa nên được việc gì thì coi như xong!”

Cũng đang vô hình làm tăng thêm mối lo của chúng ta, khiến chúng ta khó mà đối mặt được với những con số gia tăng về tuổi tác.

Nhưng mối lo tuổi tác, có thực sự cần thiết?

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội - Ảnh 2.

02

Cứ để ý mà xem, không ít 9X giờ hay đùa (không biết đùa thật hay không) tự gọi mình là “bà già”, “ông già” hết cả rồi.

Rất nhiều người đã bắt đầu gia nhập vào hàng ngũ dưỡng sinh, thay nước ngọt có ga bằng những tách trà hoa cúc tốt cho sức khỏe.

Lúc trước xông pha tự do tự tại, giờ thu lại chỉ còn đúng hai nơi là công ty và nhà.

Hai hôm trước khi đang đi bộ, bên cạnh có hai bạn trẻ đang nhao nhao nói chuyện với nhau.

Một trong hai người nói: “Haizz… tuổi trẻ thật là tốt.”

Tôi dở khóc dở cười, mới hai mấy tuổi đầu, làm sao mà đã già rồi…

Nhưng nghĩ kĩ lại thì, chúng ta quả thực cũng không còn trẻ nữa.

Thế hệ 9X, những người đã ra đi làm được mấy năm, trong số đó không ít người đang rơi vào giai đoạn “nghẽn” của sự nghiệp.

Muốn nâng cao bản thân nhưng không có thời gian, công việc thì khó tìm mà cũng không dám nhảy việc.

Người mới thì mỗi năm một nhiều, sức khỏe hơn, năng nổ hơn, lại còn chấp nhận lương thấp, khiến họ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mình bị đuổi lúc nào không hay.

Áp lực công việc, áp lực hôn nhân, áp lực bị giục cưới, quả thực có chút lực bất tòng tâm.

“Nghĩ về hiện thực của mình, thỉnh thoảng tôi cũng lo lắng tới mất ngủ…”

Trên thực tế, làm gì có người trẻ nào không già đi.

Chủ động rút khỏi hàng ngũ tuổi trẻ chỉ chẳng qua cũng chỉ là vì cảm thấy lo lắng về tuổi tác tới mức tự ti và bất lực.

Phát triển bị giới hạn, người trẻ thì không ngừng gia nhập thị trường, có thể không lo lắng ư?

Nhưng một mặt khác, lo lắng về tuổi tác cũng ảnh hưởng tới tâm lý của những người chưa trưởng thành.

“Nhân lúc còn trẻ, phải hưởng thụ.”

Đây là lời của một cô bé mới chỉ 16 tuổi.

Cái độ tuổi vốn dĩ nên học hành, nhưng lại không muốn học vì cho rằng việc học là nhàm chán, vô vị.

Đối với cô bé, đời người sống là phải sao cho đáng, nếu không sẽ có lỗi với những năm tháng tuổi trẻ của mình.

Dẫu sao thì thứ mà người trẻ có là cơ hội, sai thì mình làm lại, vậy thôi.

Tôi bỗng nhiên ý thức ra được một điều, khi “lớn tuổi” trở thành một gánh nặng, thì “trẻ tuổi” tự nhiên sẽ trở thành cái vốn.

Ai cũng theo đuổi tuổi trẻ, trung niên, lão niên bị kì thị, dường như mất đi thanh xuân là mất đi niềm vui và giá trị của cuộc sống vậy.

Điều này khiến những người còn chưa trưởng thành hình thành nên tư tưởng hưởng thụ khi còn có thể trong khi đáng lẽ ra cần phải phấn đấu.

Họ không biết rằng, trẻ không nỗ lực, về già ắt bi thương.

Đợi tới ngày chín chắn hơn, bắt đầu phải đi đối mặt với áp lực cuộc sống rồi mới phát hiện ra mình chẳng có cái gì.

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội - Ảnh 4.

03

Vì sao lại xuất hiện lo lắng tuổi tác?

Vấn đề này khiến tôi nhớ tới một đồng nghiệp cũ tên Lưu.

Trong mắt tôi, cậu ấy là một người thành công, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp viên mãn.

Nhưng đối với cậu ấy, như vậy là chưa đủ.

Tiền nhà, tiền xe, tiền học chính học thêm học năng khiếu cho con, tiền dưỡng lão cho ba mẹ, tất cả đều khiến cậu ấy không dám thả lỏng.

Công việc hay quan hệ xã giao trong công ty, dù phiền phức tới đầu, cậu ấy cũng cố gắng hết mình đi xử lý.

45 tuổi, bảo trẻ thì cũng không trẻ, bảo già cũng chẳng già.

Có những người trẻ sớm đã tự do về tài chính, bắt đầu làm những điều mình yêu thích, còn bản thân thì vẫn đau đầu chuyện tiền bạc, cứ so sánh như vậy, khiến cậu ấy nghĩ mình là một kẻ thất bại.

Nhiều khi, chúng ta vì tuổi tác mà đâm ra lo lắng, không chỉ đơn thuần là vì sự lão hóa mà tuổi tác đem lại, mà quan trọng hơn là vì chúng ta biết mình thiếu đi những tích lũy tương xứng với tuổi tác, bao gồm năng lực, kinh nghiệm, tiền tiết kiệm

Cộng thêm với việc so sánh với người khác, lo lắng lại càng tăng lên thêm nhiều lần.

Hiện tượng này, tồn tại ở mọi độ tuổi.

Tuổ trẻ có nguy cơ của tuổi trẻ, trung niên có nguy cơ của trung niên, người già có ưu phiền của người già.

Ông lão 72 tuổi vì bị ngã mà xương cốt và chân không được tốt lắm.

Nhưng ông không nề hà gì, vẫn ngày ngày giúp đỡ vợ và con cái làm việc nhà, còn vì việc này mà tranh cãi với con cái.

Trong một lần đi lấy nước, ông lại bị ngã.

Người ta thường cho rằng có một vài người già không biết “lượng sức mình”, cho rằng mình còn trẻ khỏe như hồi thành niên trai tráng.

Nhưng thực ra, không phải vì họ không muốn chấp nhận mình già, mà là bởi họ không dám thua tuổi già, nên muốn chứng minh rằng “mình vẫn ổn”, chỉ có điều, đây suy cho cùng cũng chỉ là một sự an ủi.

Bởi lẽ lo lắng tuổi tác, nguyên nhân cốt lõi của nó là chúng ta sợ chết.

Sống, còn muốn làm rất nhiều chuyện, nhưng sinh mệnh lại có hạn.

Lúc nên thành gia thì chưa thành gia, lúc nên lập nghiệp chưa lập được nghiệp, sự thu hẹp lại của sinh mệnh cuối cùng tạo nên sự khủng hoảng về tuổi tác.

Bỏ qua “dấu mốc” nào đó, là không biết tiếp theo nên làm gì.

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội - Ảnh 6.

04

Nếu độ tuổi nào cũng có lo lắng riêng, vậy tuổi tác rốt cuộc có quan trọng hay không?

Tất nhiên quan trọng.

Tuổi trẻ đồng nghĩa với sức sống, đồng nghĩa với tâm thái cởi mở, hay sự phát triển nhanh chóng.

Nó còn đồng nghĩa với việc con người ta sẽ có nhiều cơ hội để thất bại và làm lại từ đầu hơn.

Nhưng dù là vậy thì tuổi tác cũng chẳng quyết định điều gì.

“Tuổi nào làm việc nấy”, chẳng qua cũng chỉ là xiềng xích chúng ta tự đặt ra cho mình.

Cứ nhìn ông cụ người Trung Quốc Từ Ngọc Khôn thì biết, cuộc đời ông có thể gọi là “ngược chiều với tuổi tác”

5 tuổi mất mẹ, 13 tuổi ba mất tích, vất vả cả đời, cuối cùng cũng chỉ có vài mẫu đất trồng rau.

Nhưng ông không can tâm tình nguyện, không can tâm cả đời chỉ quanh quẩn trên đất ruộng và ngôi nhà gạch.

Khi ông nói mình muốn đi vòng quanh thế giới, tất cả mọi người xung quanh đều phản đối.

“Hai cô con gái vẫn chưa lấy chồng, ông đi rồi hai đứa nó phải làm sao? Còn vợ ông nữa?”

Nghe vậy, ông chỉ còn biết gác chuyện này sang một bên, nhưng trong lòng thì vẫn không ngừng ước mơ.

Cho tới một ngày của 10 năm sau, ông đạp chiếc xe đạp của mình bắt đầu cuộc hành trình mà ông luôn ấp ủ.

Suốt dọc đường đi, ông đã từng gặp thú dữ, từng phải ăn thịt động vật sống, cũng từng suýt vô tình bị bắn chết…

Nhưng ông vẫn kiên trì được.

Suốt 12 năm trời, ông Khôn đi gần hết Trung Quốc, và để lại dấu chân của mình ở 25 quốc gia khác nhau.

Có người nói ông thêm phiền phức cho con cái, nói ông thần kinh không bình thường.

Nhưng ông không để ý, “đi ra ngoài ngắm nhìn nhiều thứ hơn, là lý tưởng của tôi.”

“Trước 60 tuổi tôi là một nông dân, là người cha, người chồng, sau 60 tuổi, tôi là một du khách, tôi muốn làm được hai việc trong cuộc đời mình.”

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội - Ảnh 8.

“Trước 60 tuổi tôi là một nông dân, là người cha, người chồng, sau 60 tuổi, tôi là một du khách”

Tuổi tác là vốn, nhưng không phải là sự hạn chế.

Xã hội học có một khái niệm gọi là “thời gian xã hội”.

Ý nghĩa khái quát là con người không hoàn toàn phải phụ thuộc vào tiến trình của sinh mệnh tự nhiên, mà sẽ chịu sự ảnh hưởng của bởi thời gian xã hội được con người ta thiết lập nên.

Chẳng hạn, trước 30 tuổi nên kết hôn, trước 35 tuổi sinh con.

Nhưng thời gian xã hội không phải không bao giờ thay đổi.

Cũng giống như việc chúng ta hay lấy cái gọi là “tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc” làm cái mốc, mà bỏ qua một điều rằng xã hội ngày nay đã thay đổi.

Muốn một người vừa học xong mấy năm ngắn ngủi sau đã có được sự nghiệp rực rỡ là điều vô cùng khó khăn.

Hơn nữa, thời gian xã hội cũng chỉ là tài liệu tham khảo, mỗi người đều có một khu vực thời gian của riêng mình.

Chúng ta có thể cho phép mình 30 tuổi vẫn trên con đường tìm tòi phương hướng cuộc sống, cũng có thể cho phép mình 80 tuổi rồi vẫn thử thách bản thân.

Sống theo tiết tấu của mình, không cần phải để giá trị quan của xã hội trói buộc.

Bởi lẽ cuộc đời, suy cho cùng cũng là của mình.

Đừng trói buộc cuộc đời bạn với mối lo tuổi tác: Thứ thuốc độc nhất của người lớn, đó là sống quá vội - Ảnh 9.

05

Có người nói: “Năm tháng thực ra là thứ có thể khoe khoang.”

Người trẻ nhiệt huyết, người trung niên trầm ổn, người già thấu lẽ đời, mỗi một giai đoạn đều có sự đặc sắc của riêng mình.

Còn con người ta, khi dừng bước không tiến về phía trước nữa, đó chính là lúc bạn thực sự già đi.

Vì vậy, muốn thoát ra khỏi những lo lắng về độ tuổi, hãy không ngừng làm mới bản thân.

Nhà tâm lý học Frank từng nói, theo đuổi ý nghĩa là bản năng cần thiết của con người, nó sẽ giúp con người ta đi đối đãi với cuộc sống một cách tích cực hơn.

Bất kể là học tập hay chăm sóc sức khỏe, bất luận là sở thích hay trách nhiệm, hãy đi làm những việc mà bạn cho là ý nghĩa

Nhưng hãy luôn nhớ một điều rằng, thay đổi cần tới thời gian, muốn nhanh nhanh chóng chóng thành công, ngược lại sẽ chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi hơn mà thôi.

Cũng đừng lo lắng sẽ không đuổi kịp người khác, chỉ cần có sự tiến bộ, thì mọi nỗ lực bỏ ra đều không uổng phí.

Cũng giống như một bà lão nọ, ở cái tuổi gần đất xa trời rồi mà vẫn muốn thi vào đại học.

Cháu trai hỏi bà: “Bà ơi, dù bà có vào được đại học thì học xong bà cũng 84 tuổi rồi, đã ở tuổi này rồi mà bà còn muốn làm gì vậy?”

Bà lão đáp: “Không cháu yêu ạ, dù không làm gì thì rồi bà cũng sẽ 84 tuổi thôi.”

Nếu dòng chảy của tuổi tác đã không thể ngăn cản, vậy thì thay vì ngồi không ra đó nhìn mình lão hóa đi, chi bằng trong thời gian có hạn, nỗ lực biến mình trở nên tốt hơn.

Bởi lẽ mỗi ngày chúng ta đang sống đều là ngày trẻ nhất trong cuộc sống tương lai của chúng ta.

Theo BÁO DÂN SINH

Lý Hiển Long nói về hiểm họa từ cuộc đối đầu Mỹ – Trung

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liệu có thay đổi cục diện một “nền hòa bình kiểu Mỹ” tại khu vực châu Á. Phản ứng của các quốc gia trong khu vực sẽ ra sao, chọn Mỹ hay chọn Trung Quốc?

Bài viết của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Bài viết được đăng trên Tạp chí Foreign Affairs.

Trong cuộc trò chuyện với cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào năm 1988, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng nói: “Trong những năm gần đây, người ta nói rằng thế kỷ tiếp theo sẽ là thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương, như thể điều đó chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. Tôi không đồng ý với quan điểm này”. Hơn 30 năm sau, Đặng Tiểu Bình đã chứng tỏ rằng mình có tài đoán trước. Sau nhiều thập kỷ thành công kinh tế phi thường, châu Á giờ đây là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong thập kỷ này, quy mô của các nền kinh tế châu Á sẽ lớn hơn các nền kinh tế khác trên thế giới cộng lại, điều chưa từng xảy ra trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, ngay cả lúc này, lời cảnh báo của Đặng Tiểu Bình vẫn còn có ý nghĩa: Một thế kỷ châu Á không phải là tất nhiên và cũng không phải là kết quả được báo trước.

Châu Á phát triển thịnh vượng là nhờ có “Pax Americana” – nền hòa bình kiểu Mỹ – vốn được duy trì từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, tạo ra bối cảnh chiến lược thuận lợi. Tuy nhiên, giờ đây, mối quan hệ rắc rối Mỹ-Trung đang đặt ra những câu hỏi sâu sắc về tương lai của châu Á và hình dạng của trật tự thế giới mới nổi. Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Singapore, đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, vì họ nằm ở điểm giao giữa lợi ích của các cường quốc khác nhau và phải tránh để không bị mắc kẹt ở giữa hay bị buộc phải đưa ra những lựa chọn làm mếch lòng các bên.

Nguyên trạng ở châu Á phải thay đổi. Tuy vậy, cấu trúc mới liệu sẽ cho phép châu Á thành công hơn nữa hay sẽ kéo theo tình trạng bất ổn đầy nguy hiểm? Điều đó phụ thuộc vào những lựa chọn mà Mỹ và Trung Quốc đưa ra, dù là lựa chọn riêng hay chung. Hai cường quốc này phải xây dựng một sự dàn xếp cho phép hai bên cạnh tranh trong một số lĩnh vực mà không để cho sự ganh đua đó phá hoại sự hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Các quốc gia châu Á coi Mỹ là cường quốc lâu đời và sở hữu những lợi ích sống còn trong khu vực. Đồng thời, Trung Quốc là một thực tại rất gần với họ. Các nước châu Á không muốn bị buộc phải lựa chọn một trong hai. Và nếu một trong hai cường quốc này tìm cách buộc họ lựa chọn như vậy – nếu Washington tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc hay Bắc Kinh tìm cách xây dựng phạm vi ảnh hưởng độc quyền ở châu Á – thì hai bên sẽ lao vào cuộc đối đầu sẽ kéo dài nhiều thập kỷ và đẩy thế kỷ châu Á, vốn được báo trước từ lâu, vào nguy hiểm.

Hai giai đoạn của nền hòa bình kiểu Mỹ

Nền hòa bình kiểu Mỹ ở châu Á trong thế kỷ 20 có 2 giai đoạn rõ ràng. Giai đoạn đầu tiên là từ năm 1945 đến những năm 1970, trong những thập kỷ đầu của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và các đồng minh cạnh tranh với khối Xô Viết nhằm giành ảnh hưởng. Mặc dù Trung Quốc đã góp sức cùng với Liên Xô đối đầu với Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, những nền kinh tế nước này vẫn hướng nội và bị cô lập, hầu như không duy trì mối liên kết kinh tế nào với các nước châu Á khác. Trong khi đó, tại những nơi khác ở châu Á, các nền kinh tế thị trường tự do lại trên đà đi lên. Nhật Bản là nước làm được điều này sớm nhất, sau đó là các nền kinh tế công nghiệp hóa ở Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.

Nhân tố giúp châu Á có được sự ổn định và thịnh vượng chính là Mỹ. Nước này đã đứng ra bảo vệ một trật tự toàn cầu cởi mở, hội nhập và dựa trên các quy tắc, mang lại “chiếc ô an ninh” mà trong đó, các quốc gia trong khu vực có thể hợp tác và cạnh tranh trong hòa bình. Các tập đoàn đa quốc gia Mỹ đã đầu tư vào châu Á trên diện rộng, mang theo vốn đầu tư, công nghệ và các ý tưởng. Khi Washington thúc đẩy thương mại tự do và mở cửa các thị trường Mỹ với thế giới, hoạt động thương mại giữa châu Á và Mỹ đã phát triển.

Hai sự kiện then chốt vào những năm 1970 đã dịch chuyển nền hòa bình kiểu Mỹ ở châu Á sang giai đoạn mới: Chuyến thăm bí mật của Henry Kissinger, khi đó là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, tới Trung Quốc vào năm 1971, đặt nền tảng cho việc nối lại quan hệ Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ thù địch, và việc Đặng Tiểu Bình phát động chương trình “cải cách và mở cửa” vào năm 1978, cho phép nền kinh tế Trung Quốc cất cánh. Đến cuối thập kỷ này, nhiều rào cản kinh tế đã bị dỡ bỏ và thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng. Sau khi chiến tranh Việt Nam và thảm họa diệt chủng Pol Pot ở Campuchia kết thúc, Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực Đông Dương đã có thể tập trung năng lượng và nguồn lực của mình cho việc phát triển kinh tế, và bắt đầu theo kịp các nước khác ở châu Á.

Nhiều quốc gia châu Á từ lâu đã coi Mỹ và các nước phát triển khác là đối tác kinh tế chính của họ. Tuy nhiên, các nước này giờ đây ngày càng tận dụng những cơ hội mà sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra. Thương mại và du lịch với Trung Quốc đã phát triển, và các chuỗi cung ứng bắt đầu hội nhập chặt chẽ. Chỉ trong vài thập kỷ, từ một nền kinh tế tầm thường so với các nước khác ở châu Á, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất và là đối tác kinh tế lớn trong khu vực. Ảnh hưởng của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực cũng theo đó gia tăng.

Tuy nhiên, nền hòa bình kiểu Mỹ vẫn tồn tại, và những thay đổi căn bản về vai trò của Trung Quốc đã diễn ra trong khuôn khổ của nền hòa bình ấy. Trung Quốc không có được vị thế để thách thức sự ưu việt của Mỹ và không tìm cách làm như vậy. Quả thật, nước này đã coi châm ngôn “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình là tư tưởng chỉ đạo, ưu tiên việc hiện đại hóa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và khoa học công nghệ hơn việc xây dựng sức mạnh quân sự.

Do đó, các quốc gia Đông Nam Á được “cả chỉ lẫn chài”, vừa xây dựng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, vừa duy trì mối quan hệ vững chắc với Mỹ và các nước phát triển khác. Họ cũng làm sâu sắc thêm các mối quan hệ với nhau và chung tay nỗ lực tạo ra một cấu trúc mở cho sự hợp tác khu vực mà gốc rễ là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 1989, thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN năm 1994 và tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á hàng năm từ năm 2005.

Trung Quốc tham gia đầy đủ các tiến trình này. Hàng năm, Thủ tướng Trung Quốc đều tới thăm một nước thành viên ASEAN để gặp mặt nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN, sẵn sàng giải thích cách nhìn của Trung Quốc đối với khu vực và đưa ra cho các nước thành viên ASEAN những đề xuất nhằm tăng cường sự hợp tác với Trung Quốc. Khi lợi ích của Trung Quốc trong khu vực gia tăng, họ đã đưa ra các sáng kiến của riêng mình, trong đó có Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Những sáng kiến này đã giúp tăng cường sự can dự của Trung Quốc với các nước láng giềng và đương nhiên làm gia tăng sức ảnh hưởng của nước này.

Tuy nhiên, vì khu vực này có cấu trúc mở, nên Trung Quốc không thể có được ảnh hưởng độc quyền. Mỹ vẫn là bên tham gia quan trọng, củng cố an ninh và sự ổn định trong khu vực và tăng cường can dự kinh tế thông qua các sáng kiến như Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm châu Á và Đạo luật BUILD. ASEAN cũng có các cơ chế đối thoại chính thức với Liên minh châu Âu, cũng như với Ấn Độ và các quốc gia khác. ASEAN tin rằng một mạng lưới kết nối như vậy tạo ra khuôn khổ hợp tác mạnh mẽ hơn và không gian lớn hơn để thúc đẩy lợi ích chung của các nước thành viên trên trường quốc tế.

Cho đến nay, công thức này vẫn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cơ sở chiến lược của nền hòa bình kiểu Mỹ đã thay đổi căn bản. Trong 4 thập kỷ kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã biến đổi. Khi nền kinh tế, năng lực công nghệ và ảnh hưởng chính trị của nước này gia tăng theo cấp số nhân, quan điểm của nước này về thế giới cũng thay đổi theo. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không còn trích dẫn câu châm ngôn “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình nữa. Trung Quốc tự coi mình là một cường quốc trên đất liền và khao khát đồng thời trở thành một cường quốc trên biển; họ đã và đang hiện đại hóa lục quân và hải quân, nhắm tới mục tiêu biến quân đội của họ thành một lực lượng chiến đấu tầm cỡ thế giới. Trung Quốc ngày càng bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của họ ở nước ngoài và giành được điều mà họ coi là vị thế chính đáng của mình trong các vấn đề quốc tế; đây cũng là điều dễ hiểu.

Đồng thời, Mỹ vẫn là cường quốc nổi trội về nhiều mặt và đang đánh giá lại chiến lược lớn của mình. Khi tỷ trọng trong GDP toàn cầu của nước này giảm đi, không rõ liệu Mỹ sẽ tiếp tục gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định hay sẽ theo đuổi cách tiếp cận hẹp hơn, theo hướng “nước Mỹ trước tiên”, để bảo vệ các lợi ích của mình. Trong bối cảnh Washington đặt ra những câu hỏi căn bản về trách nhiệm của mình trong hệ thống toàn cầu, mối quan hệ của họ với Bắc Kinh ngày càng được xem xét kỹ lưỡng.

Những lựa chọn căn bản của Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc mỗi bên đều phải đối mặt với những lựa chọn căn bản. Mỹ phải quyết định xem họ nên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa liên quan tới sự tồn tại của mình và tìm cách kìm hãm Trung Quốc bằng tất cả các phương tiện sẵn có hay chấp nhận rằng Trung Quốc đã trở thành một nước lớn bằng chính sức mình. Nếu lựa chọn con đường thứ hai, thì Mỹ sẽ phải xây dựng một cách tiếp cận với Trung Quốc mà sẽ thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh bất cứ khi nào có thể và không để cho sự cạnh tranh này hủy hoại toàn bộ mối quan hệ. Lý tưởng nhất là sự cạnh tranh này sẽ diễn ra trong một khuôn khổ đa phương được nhất trí gồm các quy tắc và chuẩn mực tương tự như của Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Mỹ dường như nhận thấy đây là một sự điều chỉnh đầy đau đớn, nhất là với sự đồng thuận ngày càng gia tăng ở Washington rằng kế hoạch can dự với Bắc Kinh đã thất bại và cần áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn để bảo vệ các lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, dù nhiệm vụ của Mỹ có khó khăn đến đâu, thì việc nỗ lực nghiêm túc nhằm tạo điều kiện cho những khát vọng của Trung Quốc trong hệ thống các quy tắc và chuẩn mực quốc tế hiện tại vẫn là điều đáng làm. Hệ thống này áp đặt những trách nhiệm và hạn chế đối với tất cả các quốc gia, củng cố niềm tin, giúp xử lý những xung đột và tạo ra môi trường an toàn và ổn định hơn cho cả hợp tác lẫn cạnh tranh.

Thay vào đó, nếu Mỹ lựa chọn tìm cách kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì họ sẽ có nguy cơ kích động phản ứng mà có thể sẽ đẩy hai quốc gia vào con đường đối đầu kéo dài nhiều thập kỷ. Mỹ không phải là một cường quốc đang suy yếu. Mỹ có khả năng phục hồi và sức mạnh rất lớn, trong đó phải kể đến khả năng thu hút nhân tài trên khắp thế giới; trong số 9 người gốc Hoa được trao giải Nobel trong các ngành khoa học, có tới 8 người là công dân Mỹ hoặc sau đó trở thành công dân Mỹ. Mặt khác, nền kinh tế Trung Quốc có động lực rất lớn và công nghệ ngày càng tiên tiến, khác xa với ngôi làng Potemkin hay nền kinh tế chỉ huy yếu ớt của Liên Xô trong những năm cuối cùng của nó. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai nước lớn này đều không có khả năng kết thúc theo kiểu Chiến tranh Lạnh, tức là bằng sự sụp đổ trong hòa bình của một bên.

Về phần mình, Trung Quốc phải quyết định xem họ nên hay không nên tìm cách đạt được những gì họ muốn với tư cách một nước lớn không bị ai cản trở, chiếm lấy ưu thế nhờ quy mô và sức mạnh kinh tế của họ – nhưng có nguy cơ phải đối mặt với phản ứng dữ dội, không chỉ từ phía Mỹ mà còn từ các quốc gia khác. Cách tiếp cận này có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng và thái độ oán giận, qua đó tác động tới vị thế và sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong dài hạn. Đây là một mối nguy hiểm thực sự: Một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy người dân ở Canada, Mỹ và các quốc gia châu Á và Tây Âu khác có cái nhìn ngày càng tiêu cực về Trung Quốc. Bất chấp những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm xây dựng sức mạnh mềm ở nước ngoài – chẳng hạn như thông qua mạng lưới các Viện Khổng Tử hay các tờ báo và đơn vị truyền hình quốc tế thuộc sở hữu của Trung Quốc – xu hướng này vẫn là tiêu cực.

Mặt khác, Trung Quốc có thể công nhận rằng nước này không còn nghèo khó và yếu ớt, đồng thời chấp nhận rằng thế giới giờ đây kỳ vọng nhiều hơn về họ. Trung Quốc không còn lý do chính đáng nào về chính trị để biện minh cho việc tiếp tục được hưởng những sự nhượng bộ và đặc quyền mà họ đã có được khi còn là một nước nhỏ và kém phát triển hơn, chẳng hạn như những điều khoản hào phóng dành cho họ khi gia nhập WTO vào năm 2001. Một Trung Quốc lớn mạnh hơn không chỉ phải tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực toàn cầu mà còn phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo vệ và nâng cấp trật tự thế giới mà nhờ đó Trung Quốc đã phát triển thịnh vượng đáng kinh ngạc đến vậy. Khi các quy tắc và chuẩn mực hiện tại không còn phù hợp nữa, Trung Quốc cần hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác để đưa ra những dàn xếp được sửa đổi mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận.

Con đường tạo ra một trật tự mới không hề đơn giản. Sức ép mạnh mẽ trong nước vừa thúc đẩy, vừa hạn chế những lựa chọn chính sách đối ngoại của cả hai nước. Chính sách đối ngoại hiếm khi được đề cập tới trong chiến dịch tranh cử tổng thống hiện nay của Mỹ, và khi chủ đề này được nói tới, thì trọng tâm chủ yếu vẫn là các biến thể của chủ đề “nước Mỹ trước tiên”. Ở Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo là duy trì sự ổn định chính trị nội bộ, đồng thời thể hiện sự tự tin của một nền văn minh cổ xưa một lần nữa đang trên đà trỗi dậy sau khi chịu đựng gần 2 thế kỷ yếu kém và nhục nhã. Vì vậy, không thể khẳng định chắc chắn rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ quản lý quan hệ song phương dựa trên những tính toán hợp lý về lợi ích quốc gia hay thậm chí cùng mong muốn có được kết quả cùng thắng. Hai nước không nhất thiết đi theo đường lối đối đầu, nhưng cũng không thể loại trừ điều đó.

Những động lực ở châu Á-Thái Bình Dương

Những động lực này sẽ diễn ra trên toàn thế giới, nhưng châu Á-Thái Bình Dương sẽ là một đấu trường quan trọng. Mỹ vẫn luôn có những lợi ích quốc gia sống còn trong khu vực này. Mỹ đã phải tiêu tốn nhân lực và vật lực để đánh bại Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương – một cuộc chiến suýt nữa đã khiến Mỹ mất đi 3 vị tổng thống tương lai. Mỹ đã tham chiến trong hai cuộc chiến tranh tốn kém ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, những cuộc chiến đã mang lại thời gian quý báu cho các nước ở châu Á củng cố xã hội và nền kinh tế của họ.

Những chính sách hào phóng và cởi mở của Mỹ, vốn đã làm lợi rất nhiều cho châu Á-Thái Bình Dương, xuất phát từ những lý tưởng chính trị sâu xa và hình ảnh mà Mỹ tự xây dựng về mình như là một “thành phố trên đồi”, “ánh sáng cho mọi quốc gia”, nhưng cũng phản ánh lợi ích được khai sáng của chính nước Mỹ. Một châu Á-Thái Bình Dương ổn định và thịnh vượng trước đây là bức tường bảo vệ các quốc gia thời Chiến tranh Lạnh, và sau này là một khu vực quan trọng trên thế giới, bao gồm nhiều quốc gia ổn định và thịnh vượng hướng về Mỹ. Đối với các doanh nghiệp Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương mang lại những thị trường đáng kể và các cơ sở sản xuất quan trọng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi châu Á lại là nơi có một vài trong số những đồng minh trung thành nhất của Mỹ, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như một số đối tác lâu đời của Mỹ như Singapore.

Trung Quốc cũng có những lợi ích sống còn trong khu vực. Ở Đông Bắc Á, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên vẫn còn phủ bóng đen. Trung Quốc nhận thấy ở Đông Nam Á nguồn năng lượng và nguyên liệu thô, các đối tác kinh tế và những tuyến đường liên lạc quan trọng trên biển. Họ cũng nhận thấy những vị trí án ngữ ở eo biển Malacca và Biển Đông phải được giữ trong trạng thái mở nhằm bảo vệ an ninh năng lượng của Trung Quốc. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng giữa Trung Quốc và Mỹ, đó là việc Trung Quốc coi châu Á-Thái Bình Dương là “khu vực lân cận bên ngoài”, theo cách nói kiểu Nga, và do đó có vai trò trọng yếu đối với an ninh của chính nước này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói rằng Thái Bình Dương đủ lớn để chứa cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng an ninh châu Á nên do người châu Á quản lý. Câu hỏi đương nhiên sẽ nảy sinh: Tập Cận Bình cho rằng Thái Bình Dương đủ lớn để cả Mỹ và Trung Quốc cùng tồn tại hòa bình, với các nhóm nước bè bạn và đối tác chồng lấn nhau, hay cho rằng Thái Bình Dương đủ lớn để có thể chia làm hai phần tương ứng với hai vùng ảnh hưởng cạnh tranh lẫn nhau của hai cường quốc? Singapore và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác không hề nghi ngờ về cách giải thích mà Trung Quốc ưa thích hơn. Mặc dù có thể không gây được ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng, nhưng các nước này tha thiết hy vọng rằng họ sẽ không bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sự hiện diện an ninh của Mỹ vẫn đóng vai trò cốt yếu đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu không có Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ buộc phải tính đến việc phát triển vũ khí hạt nhân; cả hai nước đều là quốc gia ở ngưỡng hạt nhân, và vấn đề này vốn đã thường xuyên xuất hiện trong diễn ngôn công khai của họ, đặc biệt là trong bối cảnh năng lực vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang ngày càng gia tăng. Các diễn tiến như vậy may thay vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng triển vọng của chúng sẽ không có lợi cho sự ổn định ở Đông Bắc Á cũng như nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Ở Đông Nam Á, Hạm đội 7 của Mỹ đã góp phần duy trì an ninh khu vực kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, đảm bảo các tuyến liên lạc trên biển an toàn và mở cửa, tạo điều kiện cho thương mại và kích thích tăng trưởng kinh tế. Dù sức mạnh quân sự đã gia tăng, Trung Quốc cũng không thể đảm nhận thay vai trò an ninh của Mỹ. Không giống như Mỹ, Trung Quốc có các tuyên bố lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông, cạnh tranh với một số nước trong khu vực vốn luôn coi sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc là một nỗ lực nhằm thúc đẩy các yêu sách này.

Một trở ngại khác khiến Trung Quốc không thể đảm nhận vai trò an ninh của Mỹ xuất phát từ thực tế rằng nhiều nước Đông Nam Á có các dân tộc thiểu số gốc Hoa, với mối quan hệ nhạy cảm với đa số dân chúng không phải gốc Hoa. Các nước này cực kỳ nhạy cảm về bất kỳ nhận thức nào cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng không nhỏ đối với người gốc Hoa trong nước – đặc biệt gợi nhắc đến sự hỗ trợ của Trung Quốc trong lịch sử đối với các cuộc nổi dậy ở Đông Nam Á cho đến đầu những năm 1980. Sự nhạy cảm này sẽ hạn chế vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề ở Đông Nam Á trong tương lai gần.

Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất với dân số đa sắc tộc có phần đông là người gốc Hoa. Trên thực tế, đây là quốc gia chủ quyền duy nhất trên thế giới có nhân khẩu học như vậy ngoại trừ chính Trung Quốc. Tuy nhiên, Singapore đã nỗ lực hết sức nhằm xây dựng một bản sắc quốc gia đa sắc tộc chứ không phải là một dân tộc gốc Hoa. Và họ cũng hết sức thận trọng tránh làm bất cứ điều gì có thể gây hiểu lầm rằng họ muốn biến mình thành tay sai của Trung Quốc. Do đó, phải đến năm 1990, Singapore mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, trở thành nước Đông Nam Á cuối cùng làm điều này, trừ Brunei.

Tất nhiên, Singapore và tất cả các nước châu Á khác đều muốn vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Họ hy vọng nhận được sự thiện chí và hỗ trợ của một nước lớn như vậy và góp phần vào sự tăng trưởng của nước đó. Các chuỗi cung ứng toàn cầu – dù là máy bay, điện thoại di động hay khẩu trang y tế – đã kết nối Trung Quốc và các nước châu Á khác với nhau. Tầm vóc to lớn của Trung Quốc đã biến nước này thành đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia châu Á khác, bao gồm mọi đồng minh hiệp ước của Mỹ trong khu vực cũng như Singapore và gần như các nước thành viên khác trong ASEAN.

Mỹ sẽ rất khó, hoặc gần như không thể, thay thế Trung Quốc trở thành nhà cung cấp chính trên thế giới, cũng như khó có thể hình dung bản thân Mỹ sẽ ra sao nếu không có thị trường Trung Quốc, vốn là nước nhập khẩu hàng hóa Mỹ lớn thứ ba, sau Canada và Mexico. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không thể thay thế vai trò kinh tế của Mỹ ở châu Á. Hệ thống tài chính toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào các thể chế tài chính của Mỹ, và đồng nhân dân tệ sẽ không thể thay thế đồng USD để trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới trong tương lai gần. Mặc dù các nước châu Á khác xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn sang Mỹ, nhưng các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Singapore. Các công ty lớn của Trung Quốc đang bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, nhưng sẽ mất nhiều năm trước khi Trung Quốc có các tập đoàn đa quốc gia với quy mô và mức độ tinh vi tương tự như các tập đoàn có trụ sở tại Mỹ, vốn liên kết các chuỗi sản xuất toàn cầu lại với nhau, kết nối châu Á với nền kinh tế toàn cầu và tạo ra hàng triệu việc làm.

Vì những lý do trên, các nước châu Á-Thái Bình Dương không muốn buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước. Họ không thể xa lánh Trung Quốc, và các nước châu Á khác sẽ cố gắng hết sức để không khiến cho bất kỳ tranh chấp nào chi phối các mối quan hệ chung giữa họ và Bắc Kinh. Đồng thời, các nước châu Á này coi Mỹ là một cường quốc lâu đời với các lợi ích sống còn trong khu vực. Họ tỏ ra ủng hộ – một số nước công khai hơn các nước khác – khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng Mỹ dự kiến “tái cân bằng” chính sách đối ngoại của Mỹ sang châu Á. Họ tự an ủi rằng mặc dù Chính quyền Trump đã đặt vấn đề chia sẻ chi phí và gánh nặng với các bằng hữu và đồng minh, những nước này cũng đề ra một chiến lược cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tuyên bố ý định xây dựng Bộ tư lệnh quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á này cũng công nhận Mỹ là một siêu cường toàn cầu, với những mối bận tâm sâu rộng và những ưu tiên cấp bách trên toàn thế giới. Họ thực sự cho rằng nếu căng thẳng gia tăng – hoặc thậm chí tồi tệ hơn, nếu xung đột diễn ra – họ không thể tự động nhận sự hỗ trợ của Mỹ. Họ muốn làm tròn bổn phận của mình để bảo vệ đất nước và các lợi ích của họ. Họ cũng hy vọng rằng Mỹ hiểu nếu các nước châu Á khác thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, thì điều đó không nhất thiết nghĩa là họ đang chống lại Mỹ. (Và tất nhiên, các nước châu Á này hy vọng Trung Quốc cũng hiểu điều tương tự nếu họ tăng cường quan hệ với Mỹ).

Một cấu trúc khu vực đồng bộ

Mỹ và Trung Quốc không phải là hai nước lớn duy nhất có ảnh hưởng lớn trong khu vực; các bên tham gia khác cũng có vai trò quan trọng. Nhật Bản đã đóng góp rất nhiều cho khu vực, xét tới quy mô và mức độ tinh vi của nền kinh tế nước này. Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản đã đóng góp tích cực hơn trước. Chẳng hạn, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản đã bước ra đảm nhận vai trò dẫn dắt hiệp định này. Điều đó đã khích lệ 11 nước thành viên còn lại hoàn thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giúp kết nối các nước phát triển và các nước đang phát triển ở hai bờ Thái Bình Dương và là một bước tiến hướng tới thương mại tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ấn Độ cũng có ảnh hưởng tiềm năng. Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã tuyên bố một sự thay đổi chiến lược thông qua chính sách Hướng Đông, và các nước khác trông đợi chứng kiến chính sách này được đưa vào thực hiện. Hội nghị cấp cao Đông Á có cả sự tham gia của Ấn Độ với tư cách thành viên vì các nước thành viên khác hy vọng rằng khi nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng, họ sẽ nhận thấy nhiều giá trị hơn trong hợp tác khu vực. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia ban đầu đàm phán thành lập Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất nhằm hợp nhất các nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tương tự như cách Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) (hiện được gọi là Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada) kết nối các quốc gia ở Bắc Mỹ. Sau các cuộc đàm phán kéo dài, năm 2019, Ấn Độ đã quyết định không tham gia RCEP; 15 nước tham gia còn lại đang tiến tới một điều gì đó quan trọng đã mất từ lâu mà không cần Ấn Độ.

Như hầu hết các quốc gia châu Á đã nhận ra, giá trị của các hiệp định như vậy không chỉ gói gọn trong những lợi ích kinh tế mà chúng mang lại. Đây là những nền tảng cho phép các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hợp tác với nhau, phát triển lợi ích nhờ vào thành công của một nước khác, và cùng với nhau hình thành cấu trúc khu vực và các quy tắc quản lý khu vực này. Các thỏa thuận khu vực như vậy phải mang tính cởi mở và bao trùm. Dù muốn hay không, chúng cũng không nên loại bỏ bất kỳ bên nào, làm suy yếu các thỏa thuận hợp tác hiện có, tạo ra các khối cạnh tranh với nhau hoặc buộc các nước phải chọn phe. Đây là lý do giải thích vì sao các nước tham gia CPTPP đã để ngỏ cánh cửa cho Mỹ quay trở lại ký kết, và cũng là lý do giải thích tại sao các nước đang nỗ lực lập ra RCEP vẫn hy vọng rằng ngày nào đó Ấn Độ sẽ gia nhập khuôn khổ này.

Đây cũng là cơ sở để các nước châu Á-Thái Bình Dương hỗ trợ các sáng kiến hợp tác khu vực như các khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Nhật Bản, Mỹ và các nước khác đưa ra, cũng như sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Nhiều nước châu Á khác coi việc hỗ trợ sáng kiến “Vành đai và Con đường” là một cách thức mang tính xây dựng phù hợp với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nếu được thực hiện đúng đắn và có kỷ luật tài chính, các dự án trong sáng kiến này có thể tăng cường hợp tác khu vực và đa phương cũng như giải quyết nhu cầu cấp bách về việc cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối tại nhiều quốc gia đang phát triển. Một số dự án như vậy đã bị chỉ trích vì thiếu tính minh bạch hoặc không khả thi, nhưng không có lý do gì để tin rằng tất cả các dự án trong khuôn khổ sáng kiến này, như vẫn thường được hiểu, sẽ mang lại gánh nặng không thể chống đỡ cho các quốc gia hoặc ngăn họ phát triển các liên kết của mình với các nền kinh tế lớn khác. Những hậu quả như vậy cũng sẽ không có lợi cho Trung Quốc vì chúng sẽ làm suy yếu vị thế và tầm ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế.

Việc phát triển các dàn xếp khu vực mới không đồng nghĩa với việc từ bỏ hoặc gạt sang một bên các thể chế đa phương hiện có. Những dàn xếp và thể chế đa phương phải rất khó khăn mới đạt được này tiếp tục mang lại cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước nhỏ, một khuôn khổ để cùng hợp tác và thúc đẩy các lợi ích tập thể. Tuy nhiên, nhiều thể chế đa phương hiện thời đang cấp thiết cần được cải cách: chúng không còn hiệu quả, xét tới các thực tiễn kinh tế và chiến lược hiện nay. Chẳng hạn, kể từ khi vòng đàm phán thương mại Uruguay kết thúc năm 1994, WTO đã nhận thấy ngày càng khó có thể đạt được các thỏa thuận thương mại có ý nghĩa, vì bất kỳ thỏa thuận nào cũng đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ 164 thành viên, vốn có những lợi ích và triết lý kinh tế rất khác nhau. Và từ năm 2019, Cơ quan phúc thẩm của WTO đã bị tê liệt do thiếu số đại biểu cần thiết theo quy định. Đây là sự tổn hại đối với tất cả các nước, những bên cần làm việc một cách mang tính xây dựng hướng tới cải tổ các tổ chức như vậy thay vì làm giảm tính hiệu quả của chúng hoặc bỏ qua chúng.

Tia hy vọng tha thiết

Các lựa chọn chiến lược mà Mỹ và Trung Quốc đưa ra sẽ định hình đường nét của trật tự toàn cầu đang nổi lên. Các cường quốc cạnh tranh là lẽ tự nhiên. Nhưng khả năng hợp tác của họ mới là bài kiểm tra thực sự cho tài trị quốc, và nó sẽ quyết định liệu nhân loại có đang đạt được tiến bộ hay không trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phổ biến vũ khí hạt nhân và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Đại dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở rõ ràng về mức độ quan trọng của việc các quốc gia cần phải hợp tác. Dịch bệnh không phân biệt biên giới quốc gia, và hợp tác quốc tế là điều vô cùng cấp thiết nhằm kiểm soát đại dịch và giảm thiểu tác hại của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tốt đẹp nhất, việc tăng cường phản ứng tập thể trước dịch COVID-19 sẽ là thách thức vô cùng to lớn. Thật không may, đại dịch đang làm trầm trọng thêm sự đối địch giữa Mỹ và Trung Quốc, làm gia tăng sự ngờ vực, cạnh tranh giành thế thượng phong và đổ lỗi cho nhau. Điều này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, và dường như không thể tránh khỏi, nếu đại dịch trở thành một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng tâm điểm của tình huống này sẽ giúp tập trung sự chú ý và nỗ lực thảo luận khôn ngoan hơn.

Trong khi chờ đợi, các nước châu Á đang vô cùng bận rộn ứng phó với đại dịch và nhiều trở ngại khác trong việc cải thiện đời sống người dân và tạo ra một khu vực an toàn và thịnh vượng hơn. Thành công của họ – và viễn cảnh về một thế kỷ của châu Á – sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Mỹ và Trung Quốc có thể vượt qua các khác biệt giữa họ, xây dựng lòng tin lẫn nhau nhằm duy trì một trật tự thế giới ổn định và hoà bình hay không. Đây chính là một vấn đề căn bản trong thời đại của chúng ta.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 

Tập Cận Bình và kế ‘sát kê hách hầu’ tại Hong Kong


Xé pano có hình Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Ahmedabad, Ấn Độ, 24 tháng Sáu.
Xé pano có hình Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Ahmedabad, Ấn Độ, 24 tháng Sáu.

Cả thế giới đang phản đối Cộng sản Trung Quốc về đạo luật mới gọi là “Quốc gia An toàn Pháp,” người Việt gọi là Luật An Ninh Quốc Gia. Đạo luật, áp dụng riêng cho Hồng Kông, có nhiều điều cấm đoán, đe dọa khắc nghiệt hơn mọi người dự đoán.

Ban hành luật nhằm trấn áp phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông vào ngày 1 tháng Bẩy, Trung Cộng đã chọn đúng thời điểm thuận tiện nhất.

Các quốc gia khác đang phải đối phó với trận đại dịch Covid-19 và lo kinh tế thế giới suy thoái. Hai nước Tây phương quan tâm đến Hồng Kông nhất là Anh quốc và Mỹ, đều bị bệnh nặng nhất. Tổng thống Mỹ đang lo vấn đề tranh cử cuối năm nay. Bang giao giữa các nước châu Âu và Mỹ đang căng thẳng. Trung Cộng đã nhân cơ hội này thi hành kế “Sát Kê Hách Hầu,” giết gà để dọa khỉ!

Dân Hương Cảng phải đóng vai trò con gà cho Tập Cận Bình đè cổ, vặt lông. Nhưng “khỉ” là ai? Là những nước nào? Họ Tập có thể nhắm hăm dọa Đài Loan, các nước từ Nhật Bản tới Nam Hàn, và tất cả các nước Đông Nam Á.

Tập Cận Bình “đánh” Hồng Kông làm gương. Ai cũng biết rằng phong trào Dân chủ tại Hồng Kông được cả thế giới hoan hô và hỗ trợ. Các thủ lãnh của phong trào được mời điều trần trước quốc hội Mỹ và các nước khác. Ai cũng nghĩ Bắc Kinh cần đất Hồng Kông vì đó là cửa ngõ thông thương với thế giới tư bản; sẽ phải nương tay với dân Hồng Kông vì đã ký kết khi được Anh Quốc trao trả năm 1997.

Năm đó, kinh tế Trung Quốc còn đang trên đường thay đổi. Đặng Tiểu Bình đã phải nhịn, không đòi chiếm lại, nhập Hồng Kông vào, thành một đô thị tự trị như Thượng Hải, như Trùng Khánh. Trung Cộng đã chấp nhận cho Hồng Kông vẫn thuộc nước Tàu nhưng được giữ nguyên hệ thống hành chánh, tư pháp, kinh tế, tài chánh, gọi là “nhất quốc lưỡng chế.” Đặc biệt, dân Hương Cảng vẫn giữ các quyền tự do dân sự mà họ đã được hưởng dưới chế độ thuộc địa với hệ thống tư pháp độc lập và một guồng máy hành chánh thanh liêm. Đổi lại, dân Hồng Kông và Đô la tiếp tục bỏ tiền vào lục địa làm ăn. Các ngân hàng và công ty Trung Quốc có thể dùng thị trường Hồng Kông làm kho hàng trước khi xuống tàu xuất cảng; làm nơi thu đô la, đi vay tiền, trao đổi hoặc đầu tư, và là nơi học hỏi các kỹ thuật, khoa học, phương pháp quản lý của Tây phương.

Nhờ chiến thuật của Đặng Tiểu Bình cho nên Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh và Quảng Châu thu hút được tiền đầu tư và các cơ sở ngoại quốc vào làm ăn. Các thành phố lớn trong lục địa phát triển mạnh thì vị thế tương đối của Hồng Kông đi xuống.

Trong thập niên 1990 kinh tế Hương Cảng lớn bằng 27 phần trăm sản lượng của cả Trung Quốc. Năm nay, còn chỉ còn bằng dưới 3% và tiếp tục xuống thấp hơn sau những cuộc biểu tình năm ngoái. Năm 2019 Hồng Kông đứng hàng thứ ba trong danh sách các “trung tâm tài chánh quốc tế,” sau New York và London. Năm nay đã tụt xuống hàng thứ sáu, sau Tokyo, Thượng Hải và Singapore; Bắc Kinh xếp hạng bảy.

Dù bị dân Hồng Kông phản đối bằng thái độ lạnh lẽo tẩy chay, ngay ngày hôm sau, 2 tháng Bảy, Trung Cộng đã bổ nhiệm hai chức vụ mới để thi hành “Quốc gia An toàn Pháp.”

Bắc Kinh phong Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) làm “thự trưởng” đứng đầu “Bảo Vệ Quốc gia An toàn Công thự,” là một tín hiệu không lành. Trịnh Nhạn Hùng đã nổi tiếng hung dữ từ năm 2011 khi chỉ huy cuộc đàn áp xã Ô Khảm khi dân chúng nổi lên đòi lại đất ruộng bị cưỡng chiếm, giống như dân Đồng Tâm ở Việt Nam. Nhờ hành động tàn bạo ở Ô Khảm, Trịnh Nhạn Hùng đã thăng quan tiến chức, lên làm bí thư tỉnh Quảng Đông.

Người thứ nhì là Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), trước đây phụ trách “văn phòng liên lạc” với Hồng Kông, sẽ đóng vai “Quốc gia an toàn sự vụ cố vấn” cho bà Lâm Quách Nguyệt Nga, Carrie Lam, trong Ủy ban Bảo Vệ Quốc gia An toàn mới lập. Lạc Huệ Ninh nói gì chắc bà “hành chánh trưởng quan” cũng gật đầu!

Dùng kế Sát Kê Hách Hầu, Tập Cận Bình không ngần ngại bóp cổ con “Gà” Hồng Kông. Ông ta nhắm hăm dọa những con “Khỉ” nào?

Các nước miền Đông và Đông Nam Á không phản đối mạnh mẽ như các nước Âu, Mỹ. Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đã từ chối không ký chung một thông điệp, cùng Mỹ, Anh, Úc và Canada cảnh cáo Trung Cộng, trước khi Luật An Toàn Quốc gia ra đời. Chuyến đi thăm Nhật Bản của Tập Cận Bình vào tháng Tư bị hoãn vì bệnh dịch, nhưng chiến thuyền Trung Cộng vẫn diễu võ khiêu khích hàng ngày ở quần đảo Senkaku.

Không riêng gì thủ tướng Nhật, Thủ tướng Anh Boris Johnson sau khi than phiền về đạo luật mới của nước Tàu cũng chỉ hứa sẽ cho dân Hồng Kông được tị nạn dễ dàng. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chỉ nói bà “lo lắng” về tính chất tự trị của Hồng Kông. Nói chung, người ta công nhận Hồng Kông trước sau vẫn thuộc Trung Quốc, đạo luật an ninh quốc gia là chuyện nội bộ của họ với nhau!

Dư luận Mỹ phản ứng mạnh nhất. Quốc hội Mỹ đã thông qua hai đạo luật mới trước khi đạo luật An ninh Quốc gia của Bắc Kinh ra đời. Mỹ sẽ “trừng phạt” bằng cách đối xử với các công ty và ngân hàng Hồng Kông không khác gì các công ty Trung Quốc, vì xứ này không còn tự trị nữa. Theo Phòng Thương mại Mỹ ở Hồng Kông thì một phần tư trong số 1,300 công ty Mỹ hoạt động ở đó đang tính sẽ di chuyển đi nơi khác. Nhật Bản có 1,400 công ty đặt cơ sở tại Hồng Kông, với 26,000 dân Nhật thường trú không phản ứng như vậy.

Phản ứng của giới kinh doanh và đầu tư địa phương cho thấy họ không lo ngại kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngày 23 tháng Sáu, Công ty S&P ở Mỹ xác định không hạ thấp điểm tín dụng (credit rating) của Hồng Kông; nói rõ rằng việc áp dụng luật an ninh quốc gia mới sẽ không ảnh hưởng tới giao dịch thương mại giữa Hồng Kông và Mỹ, sẽ không gây tai hại cho sự phát triển kinh tế tài chánh của lãnh thổ này!

Có lẽ vì thế nên ngày 2 tháng Bẩy, Thị trường Chứng khoán Hồng Kông mở cửa sau khi Đạo luật An toàn Quốc gia ra đời giữa những tiếng phản đối ồn ào khắp thế giới, Chỉ số Hang Seng (Hằng Thịnh) đã tăng lên gần 3 phần trăm. Nhiều nhà đầu tư cho rằng Trung Cộng chỉ nhắm ngăn chặn phong trào đòi tự trị, còn mọi việc kinh doanh sẽ không có gì thay đổi. Phó thủ tướng Lưu Hạc đã trấn an họ rằng Trung Cộng sẽ tiếp tục bảo vệ vai trò một “trung tâm tài chánh quốc tế” của Hồng Kông.

Những thương gia địa phương vẫn giữ quan hệ mật thiết với Bắc Kinh tỏ ra tin lời ông Lưu Hạc, người thường được Tập Cận Bình cử đi Mỹ thương thuyết. Nhà tỷ phú giầu nhất xứ, ông Lý Gia Thành (Li Ka-shing), nói rằng mọi người không nên diễn giải quá đáng về các hậu quả xấu trên nền kinh tế.

Trung Cộng có thể chỉ bóp cổ con gà Hồng Kông mà không giết! Bóp cổ, tức là ngăn chặn phong trào đòi độc lập của giới thanh niên Hương Cảng! Và họ đã thành công. Những nhóm thanh niên tổ chức biểu tình từ năm ngoái đã tuyên bố tự giải tán, để tránh không vi phạm đạo luật cấm những hành động “phản loạn” chống chính quyền, đòi độc lập, và thông đồng với nước ngoài; mặc dù sẽ không “hỏi tội” các hành động trước khi luật mới được ban hành.

Nhưng đạo luật An toàn Quốc gia còn rất mơ hồ khi nói đến những tội “phản loạn!”

Ngày 2 tháng Bẩy, phát ngôn viên chính quyền Hồng Kông nói rằng khẩu hiện “Quang Phục Hương Cảng – Thời đại Cách Mạng” mà sinh viên thanh niên vẫn hô hào từ năm qua sẽ bị cấm vì có tính chất “phản loạn,” đòi độc lập.

Nhưng nhiều luật gia, từ ông chủ tịch Luật sư đoàn Hồng Kông cho tới một số nghị viên thân Bắc Kinh tỏ ra nghi ngờ lối giải thích đó. Hô hào “Quang Phục Hương Cảng” có phải là đòi tách thành phố ra khỏi Trung Quốc hay không?

Hai chữ “Quang Phục” có thể hiểu là “giải phóng,” nhưng không nhất thiết có nghĩa là đòi ly khai và độc lập! Hai chữ này chỉ nặng nề vì từ năm 1950 Thống chế Tưởng Giới Thạch mỗi năm vẫn hô hào “Quang Phục Lục địa!” Và năm 2016, một ứng cử viên, với chủ trương đòi tự trị, đã dùng khẩu hiệu “Quang Phục Hương Cảng” khi tranh cử vào hội đồng thành phố.

Cuối cùng, dân Hồng Kông được tự do hô khẩu hiệu “Quang Phục Hương Cảng – Thời đại Cách Mạng” hay không sẽ do tòa án quyết định! Cho nên cả thế giới sẽ theo dõi xem Bắc Kinh vẫn còn tôn trọng truyền thống tư pháp độc lập của Hồng Kông hay không!

Nếu ông Lưu Hạc nói đúng ý của Bắc Kinh, là muốn tiếp tục duy trì Hồng Kông như một “trung tâm tài chánh quốc tế” thì họ sẽ không can thiệp trắng trợn vào ngành tư pháp. Không phải vì họ sợ sệt gì ai, nhưng bởi vì họ không cần can thiệp nhiều hơn nữa! Nếu nền tư pháp ở đó bị nghi ngờ là không còn độc lập, thì cả thế giới tài chánh, ngân hàng quốc tế sẽ lánh xa vì không cảm thấy đồng tiền của họ được an toàn nữa.

Mặc dù vị thế tương đối của Hồng Kông đã xuống thấp nhưng Bắc Kinh vẫn cần “trung tâm tài chánh quốc tế” này. Các xí nghiệp trong lục địa vẫn cần cánh cửa mở này để gây vốn và bán hàng. Hồng Kông vẫn là nơi thu hút nhiều tiền đầu tư vào lục địa nhất, vì người ta tin tưởng vào nền tư pháp ở đó, không dám tin vào các tòa án ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Một nửa số vốn đầu tư của nước Tàu đổ ra nước ngoài hiện vẫn đi qua cửa Hồng Kông. Bắc Kinh sẽ không có lợi gì khi phá địa vị độc đáo của Hồng Kông.

Thực ra thì Tập Cận Bình không quan tâm đến dư luận thế giới bao nhiêu. Trước đây đã nhiều lần Bắc Kinh bị cả thế giới lên án, về chính sách của họ đối với dân Tây Tạng, Tân Cương, nhất là sau cuộc tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, cuối cùng công việc làm ăn vẫn tiếp tục.

Vậy tại sao Tập Cận Bình lại phải lăm le bóp cổ con gà Hồng Kông với đạo luật an ninh mới? Tập muốn dọa những con khỉ nào?

Có lẽ Tập Cận Bình muốn nhắm vào những con khỉ ngay trong sở thú của mình, là người dân lục địa Trung Hoa!

Dân Trung Quốc đang bất mãn. Nền kinh tế đã bắt đầu chậm lụt trước khi cơn đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán lan ra khắp thế giới. Khi kinh tế cả thế giới ngưng trệ vì con virus Vũ Hán thì các công ty Trung Quốc sẽ khó bán hàng, nhiều người sẽ thất nghiệp. Năm nay, lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung Quốc đã không dám loan báo chỉ tiêu phát triển kinh tế.

Chính vì phải lo trấn áp người dân trong lục địa mà Tập Cận Bình đã gây ra những xung đột mới tại biên giới Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Narendra D. Modi đã bắt thóp được chỗ nhược của Tập Cận Bình là mối lo kinh tế nước Tàu lung lay, cho nên ông đã trả đũa bằng những đòn kinh tế: Cấm dân Ấn Độ sử dụng gần 60 ứng dụng (app) trên mạng phát xuất từ Trung Quốc!

Tập Cận Bình dùng đạo luật an ninh tại Hồng Kông cũng để đe dọa và ngăn chăn dân trong nước không được bắt chước thanh niên, sinh viên Hương Cảng.

Người dân trong lục địa suốt năm qua theo dõi các phong trào xuống đường ở Hồng Kông cũng đang tự hỏi tại sao họ không được hưởng những quyền tự do biểu tình, tự do phát biểu, hô khẩu hiệu như dân Hồng Kông?

Đó chính là những con khỉ dần “hách,” khi Tập Cận Bình ra tay chẹt cổ người dân Hương Cảng theo kế Sát Kê Hách Hầu!

Ngô nhân Dụng / VOA