Cặp vợ chồng chi 3 tỷ đồng tự thiết kế nhà phong cách mộc

Ngôi nhà được lên ý tưởng từ sở thích mộc mạc và gần gũi thiên nhiên của 2 vợ chồng tại Hội An.

ngoi nha tu thiet ke, anh 1
Paddy Boutique House (tên ngôi nhà) được xây dựng trên mảnh đất diện tích 100 m2 tại Cẩm Châu, Hội An với kinh phí 3 tỷ đồng bao gồm 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 1 tầng áp mái.
ngoi nha tu thiet ke, anh 2
Được thiết kế hoàn toàn dựa trên sở thích và kinh nghiệm của 2 vợ chồng, ngôi nhà mang trong mình phong cách mộc mạc nhưng sạch sẽ, gần gũi với thiên nhiên. Ngay từ ấn tượng đầu tiên, cầu thang với gỗ tự nhiên để thô chỉ đánh dầu, không xịt PU tạo cảm gíac mát mẻ, thân thuộc.
ngoi nha tu thiet ke, anh 3
Phòng ăn và gian bếp là nơi cả gia đình sum họp cũng như gặp bỡ bạn bè tới thăm. Ngôi nhà hiện có 2 vợ chồng và 2 con trai đang sinh sống.
ngoi nha tu thiet ke, anh 4
Do yêu thích màu xanh với sự nhã nhặn, tinh tế và bình yên nên đây cũng trở thành tông màu chủ đạo của ngôi nhà.
ngoi nha tu thiet ke, anh 5
Bên cạnh đó, toàn bộ nhà được sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên, đồ trang trí thủ công từ gỗ thô và mây. Tường giả bê tông, đá mài và gạch bông cũng được dùng làm điểm nhấn trong kiến trúc.
ngoi nha tu thiet ke, anh 6
Hai trong số 5 phòng ngủ còn được thiết kế bồn tắm mở và khu tắm đứng riêng tiện ích.
ngoi nha tu thiet ke, anh 7
Ngôi nhà được sử dụng toàn bộ ánh sáng vàng nhằm mang đến cảm giác ấm cúng.
ngoi nha tu thiet ke, anh 8
3 trong 5 phòng ngủ được thiết kế để ngắm được toàn cảnh đồng lúa mênh mông, bình yên.
ngoi nha tu thiet ke, anh 9
Tuy không quá sang trọng nhưng ngôi nhà mang đến sự thư giãn và thoải mái cho các thành viên gia đình.

5 tiểu bang nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ

Truyền thống lâu đời của người dân ta là quen với cách sống làng xóm, nơi tình thân máu mủ đồng hương gần gũi lại với nhau. Đây là một trong số tiểu những tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống trên đất Mỹ.

Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ là một trong những cộng đồng lớn tại quốc gia này. Phần lớn cộng đồng người Việt tại mỹ không định cư một cách rải rác mà tập trung ở một số tiểu bang có khí hậu gần giống với quê nhà và tạo thành những khu dân cư đa phần là người gốc Việt, điều này một phần phản ánh truyền thống lâu đời của người dân ta là quen với cách sống làng xóm, nơi tình thân máu mủ đồng hương gần gũi lại với nhau. Đây là một trong số tiểu những tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống trên đất Mỹ.

1. Tiểu bang California:

Là tiểu bang đông dân nhất đồng thời cũng là tiểu bang đứng thứ ba về diện tích trên đất Hoa Kỳ. Nơi đây có điều kiện tự nhiên khí hậu đa dạng và sinh động, hơn thế nữa tại vùng đất này còn có nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và còn là một trung tâm kinh tế quan trọng của nước Mỹ với những địa danh nổi tiếng như : Los Angeles với thế mạnh về thương mại và tài chính, Hollywood – thiên đường điện ảnh, thung lũng Silicon… Trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, đây là nơi mà người Việt tập trung đông nhất.

2. Tiểu bang Texas:

Đây là một tiểu bang nằm ở khu vực trung tâm vùng Tây Nam của Hoa Kỳ, có lượng dân số người Việt ở Mỹ đứng thứ hai tại Mỹ. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm, ở các vùng gần bờ biển khí hậu có phần ôn hòa hơn và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không quá lớn. Vào mùa hè, cái nóng bao phủ trên khắp tiểu bang Texas, đỉnh điểm của sự nóng nực có khi lên đến 35 độ C. Với người Việt ở Mỹ sống tại bang Texas, mùa đông là thời điểm có khí hậu dễ chịu nhất trong năm.

Texas là một tiểu bang có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào thích hợp phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, bông sợi và các hoạt động chăn nuôi.

3. Tiểu bang Wasington:

Tiểu bang được đặt theo tên của vị tổng thống Mỹ đầu tiên – Geogre Washington, năm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Vùng đất này có tổng diện tích 184.827 km², dân số: 7 triệu người (năm 2013), mật độ dân số: 39,6 người/km². Đa phần diện tích được bao phủ bởi rừng, do đó tiểu bang Washington chịu ảnh hưởng lớn bởi kiểu khí hậu từ núi xuống vùng ven biển.

Dân số người Việt sinh sống tại tiểu bang Washington xếp thứ 3 trên toàn đất Mỹ và phần lớn tập trung tại thành phố Seatle. Một số thế mạnh kinh tế của tiểu bang Washington thể hiện qua các ngành nghề mũi nhọn như: chế tạo máy bay, công nghệ sinh học và du lịch, đặc biệt là du lịch biển.Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là một ngành kinh tế phát triển mạnh tại tiểu bang này.

4. Tiểu bang Florida:

Nằm ở miền Đông Nam nước Mỹ . Tiểu bang Florida có địa hình đồi núi thấp, với một số lượng rất lớn các vùng hồ và rừng rậm, xen kẽ là các đầm lầy trải dài trên diện tích. Khí hậu nơi đây khá dễ chịu và vì thế cho nên thu hút rất đông lượng khác du lịch cũng như dân định cư, đây là vùng đất tắm trong ánh mặt trời quanh năm suốt tháng và sự ấm áp dễ chịu tìm đến trong những tháng ngày đông giá.

Nền kinh tế của Florida gây ấn tượng mạnh từ những lợi thế trong việc phát triển ngành du lịch. Một đường bờ biển dài khiến tiểu bang này được biết đến như một điểm dừng chân nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất thế giới. Hơn thế nữa, đây còn là tiểu bang tập trung nhiều những khu công viên giải trí nổi tiếng, có thể kể đến hai tên tuổi lớn là Orlando và Walt Disney World. Tiếp đó là những ngành công nghiệp cũng không kém phần quan trọng như sản xuất nước giải khát trái cây và khai khoáng. Cuộc sống người Việt ở Mỹ sống tại bang Florida cũng giống như ở các bang khác người Việt ở đây làm rất nhiều nghề, nhiều việc nhưng đa phần là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các trang trại và những dịch vụ chăm sóc cá nhân khác, đặc biệt là có rất nhiều người Việt làm nghề nail ở Mỹ

5. Tiểu bang New York:

New York là tiểu bang có khí hậu ảnh ướt quanh năm, tổng diện tích của tiểu bang New York là 141.089 km². New York xếp thứ 27 trong tổng số 50 bang của Hoa Kỳ về diện tích nhưng là tiểu bang có dân số lớn thứ 3 trên toàn đất Mỹ, đây còn là một trung tâm toàn cầu về thương mại và quốc tế. Nổi tiếng nhất trong các trung tâm tài chính và kinh tế của New York là phố Wall. Rất nhiều hãng công nghiệp hàng đầu nước Mỹ đặt trụ sở của mình tại đây. New York không chỉ là nơi có ảnh hưởng rất lớn về thương mại, tài chính mà còn là cả nền văn hóa và nghệ thuật của nước Mỹ.

Truyền thống lâu đời của người dân ta là quen với cách sống làng xóm, nơi tình thân máu mủ đồng hương gần gũi lại với nhau. Đây là một trong số tiểu những tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống trên đất Mỹ.

Theo tapchiVietkieu

TT Trump công kích ‘cách mạng văn hóa cánh tả’ trong diễn văn ở Mount Rushmore

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Công trình Kỉ niệm Mount Rushmore, ngày 3 tháng 7, 2020, gần Keystone, bang South Dakota.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Công trình Kỉ niệm Mount Rushmore, ngày 3 tháng 7, 2020, gần Keystone, bang South Dakota.

Tổng thống Donald Trump ngày thứ Sáu cáo buộc “những đám người giận dữ” tìm cách xóa bỏ lịch sử bằng những nỗ lực nhằm dỡ bỏ hoặc đánh giá lại các nhân vật lịch sử của Mỹ và sử dụng một bài diễn văn tại di tích Mount Rushmore để mô tả ông là thành trì chống lại chủ nghĩa cực đoan cánh tả.

Vào ngày mà bảy bang của Mỹ ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới lên cao kỉ lục, đại dịch đã len vào hàng ngũ những nhân vận thân cận của ông Trump. Kimberly Guilfoyle, một quan chức cao cấp của chiến dịch tranh cử và là bạn gái của Donald Trump Jr., xét nghiệm dương tính với virus corona ở South Dakota trước sự kiện này, theo Sergio Gor, một quan chức chiến dịch Trump. Trump Jr. xét nghiệm âm tính, ông Gor nói.

Sự kiện trước ngày Lễ Độc lập 4 tháng 7 của Mỹ thu hút 7.500 người, ngồi kín một kịch trường ngoài trời. Nhiều người không đeo khẩu trang bất chấp lời khuyên của các quan chức y tế, những người đã thúc giục người dân Mỹ tránh các cuộc tụ họp lớn để làm chậm sự lây lan của COVID-19.

Ông Trump không đeo khẩu trang ở nơi công cộng và không nói gì nhiều đến đại dịch trong diễn văn của mình.

Phát biểu bên dưới di tích điêu khắc nổi tiếng với chân dung của bốn tổng thống Mỹ, ông Trump cảnh báo các cuộc biểu tình về bất bình đẳng chủng tộc đe dọa nền tảng của hệ thống chính trị Mỹ.

“Phải nói cho rõ, cuộc cách mạng văn hóa cánh tả này được thiết kế để lật đổ cuộc cách mạng Mỹ,” ông Trump nói. “Những trẻ nhỏ của chúng ta được dạy ở trường là hãy ghét đất nước của chính mình.”

Trong tình trạng bất ổn khắp cả nước sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen tử vong trong khi bị cảnh sát khống chế ở thành phố Minneapolis, người biểu tình ở một số thành phố đã phá hoại các bức tượng của các nhà lãnh đạo, bao gồm các tướng lĩnh Liên minh Miền Nam lãnh đạo cuộc nổi loạn chống lại chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc Nội Chiến năm 1861-65.

Người biểu tình có lúc đã tìm cách kéo đổ nhưng không thành công một bức tượng của Tổng thống Mỹ Andrew Jackson bên ngoài Nhà Trắng. Ông Jackson, được biết đến với các chính sách dân túy, là chủ sở hữu nô lệ và đã buộc hàng ngàn thổ dân Mỹ phải rời bỏ nơi cư ngụ của họ.

“Những đám người giận dữ đang cố gắng kéo đổ tượng của các nhà lập quốc của chúng ta, phá hoại các công trình tưởng niệm thiêng liêng nhất của chúng ta và khơi ra một làn sóng tội phạm bạo lực tại các thành phố của chúng ta,” ông Trump nói.

Ông Trump, người nhấn mạnh chủ trương “luật pháp và trật tự” trong cách thức ứng phó các cuộc biểu tình, đã phản đối các đề xuất đổi tên các căn cứ quân sự của Mỹ vốn được đặt theo tên của các tướng lĩnh Liên minh Miền Nam.

Chương trình tối ngày 3 tháng 7 không phải là một sự kiện vận động tranh cử chính thức, nhưng ông Trump đã trình bày các chủ đề chính yếu nhằm khuấy động cơ sở ủng hộ của ông trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11. Nhiều người trong đám đông mặc trang phục ủng hộ ông và hô vang “Bốn năm nữa” trước khi chương trình bắt đầu.

Ông Trump hiện đang thua sút ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden trong các cuộc thăm dò dư luận ở các bang trọng yếu và nóng lòng vực dậy chiến dịch vận động tranh cử của ông thông qua một phản ứng cứng rắn đối với tình trạng bất ổn xã hội.

VOA

Quốc khánh Hoa Kỳ: Vì sao xã hội Mỹ không hoàn hảo nhưng luôn tốt hơn?

People react to a military flyover while President Donald Trump gives his speech during Fourth of July festivities in 2019 hình ảnhGETTY IMAGES

Ngày 4, tháng 7, năm 1776 – Một quốc gia mới ra đời.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khắc cốt, đi trước thời đại, vang vọng khắp thế giới: “Chúng ta khẳng định chân lý tự nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

Thấm thoát 244 năm trôi qua, bao nhiêu thăng trầm. Ngay cả lúc đất nước mong manh nhất là cuộc nội chiến Mỹ với 618,222 người chết, bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, để làm nền tảng cho chẳng những nước Mỹ, mà cả thế giới tự do, và niềm hy vọng cho tất cả những ai khát khao tự do, dân chủ.

Tôi đến New York vào mùa Thu lá trở màu năm 1981, khi đã là một thanh niên 19 tuổi. Một người tị nạn tay trắng, trình độ chập chững trung học, bỏ đã lâu, tiếng Anh vài chữ. Nước Mỹ bao dung đã nâng đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi trải qua hai năm trung học, đại học, rồi thạc sĩ. Cho tôi cả một tương lai, và một gia đình trọn vẹn. Văng vẳng tiếng người bạn: “Nếu mày ở Việt Nam thì trình độ mày chỉ có chạy xe ôm”.

Không riêng tôi, bao trăm ngàn người Việt đã được cho cơ hội để học hành, làm việc và xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất đầy cơ hội này.

Chúng tôi chăm chỉ làm ăn. Làm thân cây mắm và cây đước bồi đắp cho thế hệ tương lai. Bây giờ, thế hệ trẻ đã đạt được thành công rực rỡ trên hầu hết các ngành nghề khác nhau: thương mại, tài chính, nghệ thuật, báo chí, chính trị, luật pháp, y khoa, kỹ thuật, khoa học, quân sự, giáo dục, v.v. Và cứ như thế, thế hệ kế tới lại nối tiếp.

Donald Trump waves as he boars Air Force One prior to departing from Joint Base Andrews in Maryland, July 3, 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Kinh tế nước Mỹ là đầu tàu của cả thế giới. Năm 1947, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, tổng sản lượng của Mỹ là 2 ngàn tỉ Đô la.

Năm 2019, tổng sản lượng của Mỹ đã tăng gần 20 ngàn tỉ. Chỉ riêng California tiểu bang tôi ở, tổng sản lượng 2019 là 3200 tỉ. Nếu là một nước riêng, California chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và Đức. Quận hạt Orange County với 3.3 triệu dân, nơi tôi ở, có tổng sản lượng là 271 tỉ, so với tổng sản lượng của Việt Nam năm 2019 đạt 266 tỉ.

Sức làm ra tiền khủng khiếp cho tất cả mọi người, trong xã hội Mỹ pháp quyền và sáng tạo, đã thu hút hầu hết các chất xám khắp thế giới, để giúp cho người dân thêm cuộc sống địa đàng. Một ví dụ: Khoảng 15% thu nhập hàng tháng, $600-$750 Đô la, của một gia đình Việt trung bình 4 người ở Mỹ cho đồ ăn có chất lượng hàng ngày.

Khi mới đến nước Mỹ, hay Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tôi được nghe đất nước này là một “melting pot”, nồi soup chan hòa.

Tất cả các dân tộc không phân biệt, sẽ được trộn lẫn để cùng một tiếng nói, tư tưởng, đồng lòng.

Nhưng dần dần, tôi nhận ra ý tưởng là như thế, nhưng nước Mỹ thực ra là một dĩa rau salad, với rất nhiều kiểu nước chấm. Đôi khi chỏi nhau vì sắc tộc, văn hóa, tư duy, thế hệ, và quyền lợi. Mặc dù sau cùng, hầu hết đều ăn được phần của mình một cách ngon lành.

The busts of George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt and Abraham Lincoln at Mount Rushmore National Monument hình ảnhGETTY IMAGES
Đài tưởng niệm quốc gia Mount Rushmore

Nước Mỹ có hai khối chính: Khối bảo thủ và khối cấp tiến. Một phần đã quen cách sống truyền thống, không muốn thay đổi, nhất là khi sự thay đổi có thể khiến niềm tin, kinh tế, công ăn việc làm của họ bị xáo trộn.

Nhưng thế hệ mới và những người cấp tiến lại muốn hướng tới thay đổi. Đó là định nghĩa đối lập của đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Hai thế lực giằng co. Và cứ thế, con thuyền Hoa Kỳ cứ dích dắc đi tới.

Thủ Tướng huyền thoại Anh Quốc Winston Churchill từng nói: “Dân Chủ là kiểu mẫu tệ nhất của quản lý đất nước, ngoại trừ tất cả những kiểu mẫu khác ( democracy is the worst form of government except all those other forms). Rõ ràng một nước Mỹ hoàn hảo còn xa lắm, nhưng đất nước này đã mang đến cho tôi và những người thân yêu của tôi tất cả những gì chúng tôi cần.

Nhìn lại chính trường Mỹ trong vài năm qua, tôi nhận thức rằng, nền tảng của nước Mỹ dân chủ hóa ra mong manh và có thể bị xô đổ.

Tôi nghiệm ra một điều: thực ra không phải chỉ nhờ bản Tuyên Ngôn Độc Lập hay Hiến Pháp Hoa Kỳ mà nước Mỹ hùng mạnh đến ngày hôm nay.

Cái chính làm nó hùng mạnh là vì những công dân Mỹ chân chính. Những người được giáo dục, có văn hóa, có tư cách, và yêu chuộng tự do đã gìn giữ hệ thống pháp quyền không bị lung lay vì quyền lợi riêng tư. Nước Mỹ sản sinh ra rất nhiều người như thế. Họ dám bỏ cả sự nghiệp tương lai để bảo vệ tiếng nói trung thực của họ, để bảo vệ đất nước và nền tảng hiến pháp thấm nhuần trong máu thịt của họ.

Năm 2020 là một năm đầy biến động chưa từng thấy trong gần 40 năm tôi sống ở Mỹ. Từ luận tội tổng thống, một việc vốn chỉ xảy ra ba lần trong lịch sử Mỹ. Một cơn đại dịch trăm năm mới có một lần, đến ngày hôm nay vẫn còn tăng. Dẫn đến thất nghiệp chưa từng thấy từ thời Đại Suy Thoái, 1930. Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử cấm cửa dân Mỹ vào. Rồi nổi loạn đòi hỏi nhân quyền cho người da đen khắp nơi chưa từng có. Nguyên nhân cho các biến động này là sự chia rẽ trầm trọng của người dân.

Niềm tin vào sự liêm chính của các đảng phái đối đầu hầu như không có. Tin tức giả lan tràn chưa từng thấy trên mạng xã hội, được chia sẻ, phát tán vô tội vạ, không kiểm chứng, không trách nhiệm. Người nhận tin tức giả hay không, hợp mắt, khoái tai củng cố thêm cho niềm tin của họ.

Nhìn vào căng thẳng tình hình hiện nay, tôi cảm thấy xã hội gần như muốn đổ bể. Tôi cảm thông cho những người có định kiến ở các khía cạnh khác nhau, theo tầm nhìn và kinh nghiệm cá nhân của họ. Trong gần 40 năm ở Mỹ, tôi chưa bao giờ cảm thấy lo âu như ngày hôm nay. Đất nước Mỹ mà tôi biết, dường như có thể thay đổi hoàn toàn trong những năm tháng tới.

Nhưng, dựa trên lịch sử nước Mỹ thăng trầm trong suốt 244 năm qua, tôi vẫn có niềm tin. Cuộc kháng chiến giành Độc lập khỏi ách thống trị của Anh Quốc năm 1776 đã cho chúng tôi vùng đất tự do này. Nội chiến tàn khốc nhưng đã giải phóng cho những người nô lệ vào năm 1865, bảo đảm cho những người da màu như tôi và các con tôi không bị phân biệt và được đối xử bình đẳng theo luật pháp. Phụ nữ có quyền bỏ phiếu đúng 100 năm trước, 1920, cho phép con gái của tôi có quyền chọn người đại diện.

Phán quyết Brown vs Board of Education năm 1954 giúp con tôi có thể học chung trường với người da trắng. Đạo luật Dân Quyền (Civil Right Act) năm 1964 nhờ cố gắng tranh đấu bất bạo lực không ngừng nghỉ của Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. và phong trào dân quyền người da đen, trừng phạt những người phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc gốc gác. Hôn nhân đồng tính được công nhận vào năm 2015 sau những tranh đấu không mệt mỏi chống lại giáo điều và định kiến, để con người đồng tính có thể sống đúng với chính họ sau những năm bị đối xử bất công, đau khổ về tinh thần và bị ruồng bỏ.

Nước Mỹ chưa bao giờ hoàn hảo. Nhưng lịch sử đã chứng minh, đất nước này vẫn đang tiếp tục cố gắng để các thế hệ sau được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn, như đã hứa từ thời lập quốc: “mọi người sinh ra đều bình đẳng.” Họ có:”quyền được sống, quyền được tự do, và mưu cầu hạnh phúc”. Mục sư Martin Luther King đã có một giấc mơ nhưng chưa thành. Riêng tôi, tôi vẫn luôn có niềm tin về một xã hội tương lai tốt hơn cho con cháu da màu của mình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.