Kéo lưới rùng Sơn Trà

ĐÀ NẴNG

Qua góc nhìn trên cao, quang cảnh ngư dân kéo lưới rùng ở Mân Thái hiện lên như bức tranh ‘vũ điệu trên biển’.

Quang cảnh kéo lưới rùng gần bờ tại bãi biển Mân Thái, nép mình bên chân núi Sơn Trà. Kéo lưới rùng là phương pháp đánh bắt bằng lưới gần bờ độc đáo, lưới bao vây một vùng biển và kéo lưới lên bờ để thu hoạch cá.

Vịnh Đà Nẵng có dãy núi Sơn Trà án ngữ, che chắn và ít có sóng lớn nên kéo lưới bắt cá thuận lợi.

Kéo lưới rùng là công việc đời thường của ngư dân địa phương nhưng qua góc nhìn nhiếp ảnh từ trên cao, vẻ đẹp của lưới trở thành những tác phẩm nghệ thuật.

Công việc kéo lưới này được thực hiện vào sáng sớm, nếu mẻ lưới đầu tiên có cá tôm thì ngư dân tiếp tục thả các mẻ lưới tiếp theo.

Mỗi đội kéo lưới rùng khoảng 15 người và đợt kéo lưới gần 2 tiếng, bao gồm việc chèo ghe thúng ra biển thả lưới.

Lưới quây cách bờ hơn 1 km theo vòng cánh cung, trên bờ chia ra 2 tốp đứng về hai bên, kéo giật lùi và dần tiến lại gần nhau khi lưới được kéo lại gần bờ.

Những ngư dân, chủ yếu là đàn ông căng mình kéo lưới với đôi bàn tay thoăn thoắt và những bước chân chịu lực trên các làn sóng dạt vào bờ.

Trong ảnh là khi những tấm lưới rùng được kéo lên bờ và chuẩn bị trút cá, tôm ra sọt.

Trên bờ là những người phụ nữ sẵn quang gánh, thúng và sọt chuẩn bị để đựng mẻ cá kéo lên. Họ chia nhau mang về hoặc bán cho những người đi tắm biển, tập thể dục buổi sáng.

Mẻ lưới tiếp theo được nhiều cá hơn, có thể kể đến các loại cá như cá nục, cá trích và cá cơm. Vào những ngày may mắn ngay luồng cá, ngư dân có thể kéo được hàng trăm kg cá có giá trị cao và bán cho các thương lái.

Nghề truyền thống kéo lưới rùng của ngư dân Mân Thái có từ nhiều đời, đến nay vẫn là nghề mưu sinh chính. Trải qua bao thăng trầm, làng nghề này vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ, tạo thêm thu nhập và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống người dân miền biển Đà Nẵng.

Huỳnh Phương

Ảnh: Phạm Phùng/ VNExpress

Cô dâu chú rể diện cổ phục triều Nguyễn trong ngày cưới

Không váy cưới lộng lẫy, áo vest thanh lịch như bao đám cưới khác, cô dâu Thuỳ Anh, chú rể Thành Nam chọn cổ phục Việt Nam để diện trong ngày trọng đại.

trang phuc trieu nguyen anh 1
Ngày 1/7, bộ ảnh cưới diện áo cổ phục Nhật Bình và áo Tấc của Thuỳ Anh (sinh năm 1993, Cao Bằng) và Thành Nam (sinh năm 1996, Hà Nam) vào ngày trọng đại đang được nhiều người quan tâm. “Vốn là người yêu thích lịch sử, những giá trị truyền thống, cổ xưa nên mình muốn đưa những bộ cổ trang vào ngày cưới để tạo kỷ niệm và thêm phần nổi bật”, cô dâu chia sẻ với Zing.
trang phuc trieu nguyen anh 2
Cô dâu cho biết Nhật Bình là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi; lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần của triều đình nhà Nguyễn. Tùy phẩm cấp mà màu sắc, hoa văn của Nhật Bình có điểm khác biệt để phân định. Còn áo Tấc – hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng – là là lễ phục trang trọng thời Nguyễn. Tên “áo tấc” xuất phát từ phần viền áo rộng đúng 1 tấc.
trang phuc trieu nguyen anh 3
Từ thiết kế bối cảnh đến việc chuẩn bị đồ trang trí đều do Thuỳ Anh – Thành Nam cùng một người bạn thân tự tay thực hiện. Hoa tươi được chọn là hoa thiên điểu, phông cưới được thiết kế tỉ mỉ theo màu sắc cung đình Huế. Bàn ghế và những phụ kiện của cô dâu cũng được đặt làm riêng để có tạo hình giống nhất với cung phi, phu nhân triều đình nhà Nguyễn.
trang phuc trieu nguyen anh 6
Khi những hình ảnh về đám cưới của mình được chia sẻ trên diễn đàn và nhận nhiều lời khen từ mọi người, cô dâu Thuỳ Anh và chú rể Thành Nam rất bất ngờ.
trang phuc trieu nguyen anh 7
Cô dâu kể mình và ông xã quen nhau được ba năm. Ban đầu, đôi trẻ không nhận được sự ủng hộ của gia đình vì chênh lệch tuổi tác và khoảng cách địa lý. Sau nhiều lần thuyết phục và sự quyết tâm của đôi trẻ, hai bên gia đình đã đồng ý. Nửa kia của Thuỳ Anh là người đàn ông chín chắn, trưởng thành, là chỗ dựa cho vợ. “Trước đây mình tự lo mọi việc nhưng giờ có anh rồi, mình thấy gánh nặng được san sẻ bớt khi có người lo liệu cùng”, cô dâu Cao Bằng nói.
trang phuc trieu nguyen anh 8
Nhiếp ảnh gia Đàm Anh – người thực hiện bộ ảnh – cho biết anh rất ấn tượng và may mắn khi có cơ hội chụp một đám cưới hoài cổ. Khi lên tới phòng cô dâu anh đã rất ngạc nhiên vì bộ cổ phục. Hiện nay, đa số các bạn trẻ đều lựa chọn trang phục hiện đại trong ngày cưới. Bởi vậy, Đàm Anh rất vui khi thấy cô dâu, chú rể yêu thích và giữ gìn những nét văn hoá cổ truyền Việt Nam.

Kiều Trang  /Ảnh: Đàm Anh / Zing

Nhân phẩm nặng tựa núi, lương tâm quý hơn vàng: Làm người phải lấy lương tâm làm gốc, lấy nhân phẩm làm vốn

Chọn làm người ngay thẳng, dù đường đi có gập ghềnh trắc trở nhưng lại quang minh lỗi lạc. Chọn đầu cơ trục lợi, mặc dù có được thành công trước mắt nhưng khó tránh khỏi kết cục “trèo cao ngã đau”.

Nhân phẩm nặng tựa núi, lương tâm quý hơn vàng. Con người sống ở đời thường sẽ có một số nhân tố bên trong trở thành tiêu chuẩn nhận thức của người khác. Và tiêu chuẩn đó thường là lương tâm và nhân phẩm. Có lương tâm hay không? Nhân phẩm rao sao? Luôn là thước đo quyết định bạn là người như thế nào?

Trên con đường tìm kiếm thành công, để hành trang gọn nhẹ, chúng ta thường vứt bỏ đi nhiều thứ, nhưng chỉ cần còn lương tâm và nhân phẩm cao thượng bên mình, chắc chắn sẽ bảo vệ chúng ta thuận buồm xuôi gió.

Người mà không lương thiện, tâm sẽ không chính trực, dù gia sản bạc tỷ cũng khó lòng được người khác tôn trọng. Bởi vậy, làm người không được đánh mất lương tâm, không được tổn thương nhân phẩm mới dễ dàng tiến tới thành công.

Nhân phẩm nặng tựa núi, lương tâm quý hơn vàng: Làm người phải lấy lương tâm làm gốc, lấy nhân phẩm làm vốn - Ảnh 1.

01

Lương tâm là gốc rễ căn cơ để lập thân ở đời

Đường xa mới hay sức ngựa, sống lâu mới biết lòng người. Thế gian vạn vật thay đổi thất thường, lòng người càng khó nắm bắt hơn.

Cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra, dù ngụy trang tốt đến mấy cũng sẽ có chỗ sơ hở. Chỉ có tâm đủ lương thiện mới đủ sức để cắm rễ trong xã hội thay đổi thất thường này.

Sinh ra là người, nhất định phải có giới hạn, trái tim lương thiện chính là giới hạn tốt nhất của con người. Không được vượt quá giới hạn, không được đánh mất lương tâm.

Thời Đông Hán, Dương Chấn từng tới nhận chức tại quận Đông Lai. Trên đường đi qua huyện Xương Ấp, ông gặp lại tú tài Vương Mật, người từng được ông cất nhắc trước kia.

Vương Mật lúc bấy giờ đương chức huyện lệnh huyện Xương Ấp, vì muốn báo đáp ân tình nên dâng cho Dương Chấn một số vàng.

Lúc đó vào đêm khuya, ngoài hai người bọn họ, không có ai khác. Dương Chấn nhìn thấy vàng, liền từ chối ý tốt của Vương Mật.

Vương Mật thấy vậy vừa cười vừa nói: “Đêm khuya vắng người, không ai có thể biết chuyện được”.

Dương Chấn nghe xong, nghiêm nghị nói: “Trời biết, đất biết, ta biết, ông biết, sao lại nói là không ai biết?”

Hoàng đế sau khi nghe kể về sự tích của ông, đã thăng liền cho ông mấy cấp quan cùng lúc đồng thời ngợi ca ông là một người quan tốt, là người tài mà triều đình thực sự cần.

Đối nhân xử thế, không cần vạn sự như ý nhưng tuyệt đối không được hổ thẹn với lương tâm của mình.

Con người có thể không có tiền, nhưng không được giở mọi thủ đoạn lừa bịp người khác. Mọi việc có thể không hoàn hảo nhưng tuyệt đối không được đầu cơ trục lợi, đánh mất lương tâm.

Những người có thể bình yên vô sự trong thế giới thăng trầm vạn biến này không phải là nhờ của cải và quyền thế, mà chỉ đơn thuần là một trái tim và lương tâm trong sạch.

Dù thế gian này tăm tối không có mặt trời, dù bên cạnh là tiểu nhân hay quân tử, chỉ cần không hổ thẹn với lương tâm, mọi thứ sẽ như ánh sáng hào quang soi sáng bản thân và khúc xạ người khác.

Chúng ta luôn tin rằng, người lương thiện trời không phụ. Chân tâm cuối cùng sẽ chiến thắng sự dối lừa, thẳng thắn làm người rồi cũng sẽ tìm thấy người đồng hành với mình mà thôi.

Dù khổ, dù mệt, dù bị mắng chửi, dù không được thấu hiểu, chỉ cần lương tâm trong sạch, mọi thứ sẽ đều xứng đáng.

Có người nói: “Tâm mà không động, thì dù gió cũng chẳng sao”.

Thế giới này rất tàn khốc, xã hội này rất lạnh lùng, nhưng nếu giữ được lương tâm, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và không ai dám bắt nạt. Tâm an yên mới là dấu chấm viên mãn nhất của cuộc đời.

Nhân phẩm nặng tựa núi, lương tâm quý hơn vàng: Làm người phải lấy lương tâm làm gốc, lấy nhân phẩm làm vốn - Ảnh 2.

02

Nhân phẩm là vốn để bạn không ngừng tiến về phía trước

Trí tuệ đời người đó là: làm người trước, làm việc sau, trọng đức hơn trọng tài.

Con người sống ở đời, trí tuệ có thể ít một chút, năng lực có thể kém một chút, thậm chí không cần phải có quan hệ xã giao nhưng nhân phẩm cao thượng tuyệt đối không được thiếu.

Từ Thế Xương từng nói: “Phàm là lập công lập nghiệp đều phải lấy phẩm đức làm căn cơ”.

Đối nhân xử thế dựa núi, dựa nước, dựa người khác đều không bằng dựa vào chính mình. Và thứ đáng tin nhất của chính mình đó là nhân phẩm cứng cỏi.

Tương giao với người, bắt đầu bằng gì không quan trọng, nhưng cuối cùng chỉ xem nhân phẩm, bởi nhân phẩm mới là nền móng vững chãi nhất của mọi mối tương giao.

Mấy năm trước, khi Bạch Nham Tùng phỏng vấn Quý Tiễn Lâm, từng được nghe kể một câu chuyện thật:

Có một năm mùa thu, khi kỳ học mới của trường đại học Bắc Kinh chuẩn bị bắt đầu, một cậu sinh viên ngoại tỉnh tay xách nách mang bước vào cổng trường, vì đi đường xa quá mệt nên cậu sinh viên quyết định để hành lý ở ven đường.

Khi ấy vừa hay có một ông lão đi qua, cậu sinh viên mạnh bạo nhờ ông lão nhìn giúp hành lý để đi làm các thủ tục nhập học khác.

Ông lão vui vẻ nhận lời. Gần một tiếng đồng hồ trôi qua, cậu sinh viên hớt hải chạy về, cậu lo ông lão không đủ kiên nhẫn ngồi trông hành lý cả tiếng đồng hồ cho mình như vậy. Không ngờ ông lão vẫn tận hết trách nhiệm ngồi trông hành lý cho cậu sinh viên.

Cậu sinh viên cảm kích vô cùng, cảm ơn ông lão rồi hai người từ giã nhau.

Mấy hôm sau, trong buổi lễ khai giảng của trường, cậu sinh viên trẻ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra ông lão hôm trước trông hành lý cho mình chính là Quý Tiễn Lâm người đang ngồi trên ghế phó hiệu trưởng.

Bạch Nham Tùng cảm thán nói: “Tôi không biết cảm xúc của cậu sinh viên đó như thế nào, nhưng sau khi nghe xong câu chuyện này, tôi mãnh liệt cảm thấy rằng: Nhân phẩm mới là học vị cao nhất“.

Nhân phẩm của bạn như thế nào sẽ quyết định cao độ mà bạn đạt được như thế ấy. Những người công thành danh toại luôn là những người có đức hạnh, nhân phẩm đặc biệt xuất chúng. Và đó cũng chính là biểu hiện của nhân quả.

Nhân phẩm nặng tựa núi, lương tâm quý hơn vàng: Làm người phải lấy lương tâm làm gốc, lấy nhân phẩm làm vốn - Ảnh 3.

03

Thiện nhân kết thiện quả, ác giả thì ác báo

Điều kiện bên ngoài tốt xấu sẽ quyết định tốc độ đi của một người, nhưng phẩm chất bên trong mới quyết định đoạn đường dài ngắn.

Đi dù có nhanh nhưng không được xa, không được suôn sẻ thì cũng chỉ là vô tích sự.

Con người có cả năng lực lẫn phẩm hạnh dĩ nhiên là điều tốt. Nhưng nếu phải chọn một trong hai thì người tốt không có năng lực vẫn quý hơn là người xấu có năng lực xuất chúng.

Do vậy, dù khó lòng công thành doanh toại, lưu danh thiên cổ thì cũng đừng do dự làm một người tốt, làm một người có nhân phẩm. Chỉ cần có nhân phẩm bạn vẫn hoàn toàn có thể tồn tại và tỏa sáng trong nhân loại.

Nhân phẩm không khiếm khuyết tức là bạn đã thắng. Đời người như thuyền ngược nước, lương tâm và nhân phẩm chính là mái chèo.

Chỉ cần còn mái chèo thì dù ngược dòng vẫn có thể tiến về phía trước. Nhưng nếu đánh mất mái chèo, hoặc dù chỉ còn một cũng sẽ rơi vào thảm cảnh thuyền mất người vong.

Ngoại cảnh mặc dù có chút ảnh hưởng tới đường đi của bạn, nhưng không phải là nhân tố quyết định, quyết định thành bại là ở sự lựa chọn của bạn.

Chọn làm người ngay thẳng, dù đường đi có gập gềnh trắc trở nhưng lại quang minh lỗi lạc. Chọn đầu cơ trục lợi, mặc dù có được thành công trước mắt nhưng khó tránh khỏi kết cục “trèo cao ngã đau”.

Bị những vật ngoài thân mê hoặc không chỉ thôn tính lương tâm, đánh mất nhân phẩm mà còn tổn hại phúc báo. Làm người có thể hồ đồ, có thể anh minh nhưng tuyệt đối đừng quên để đường lui cho mình. Mà một trái tim lương thiện và một nhân phẩm danh giá chính là lựa chọn đường lui tốt nhất cho bạn.

Mong rằng chúng ta không quên lương tâm, không thua nhân phẩm. Đối nhân bằng trái tim khoan nhượng, xử thế bằng trái tim từ bi, đối xử với bạn bè bằng trái tim nghĩa khí. Làm những việc mà mình muốn, sống cuộc sống mà mình mơ.

Theo Ngọc Thủy / Trí thức trẻ

‘Bảy bài học cho Thế kỷ 21’


Yuval Noah Harari tại một cuộc phỏng vấn tại Berlin. (Hình: Daniel Naber / commons.wikimedia.org/wiki/File:Yuval_Noah_Harari.jpg)
Yuval Noah Harari tại một cuộc phỏng vấn tại Berlin. (Hình: Daniel Naber / commons.wikimedia.org/wiki/File:Yuval_Noah_Harari.jpg)

Trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, tôi mang cuốn sách ‘21 bài học cho Thế kỷ 21’ ra đọc. Cuốn sách hơn 350 trang của cây viết có tiếng Yuval Noah Harari đưa ra nhiều dự đoán về cuộc cách mạng công nghệ trong thế kỷ này và ảnh hưởng của nó tới loài người. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin điểm bảy bài học chính của cuốn sách.

Harari, tác giả cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt ‘Sapiens: Lược sử Loài Người’, mở đầu với tuyên bố điều tưởng như đã là dấu chấm hết của lịch sử thực ra đã chỉ là dấu ba chấm. Người ta đã ngỡ rằng câu chuyện dân chủ tự do đã thắng thế sau khi chủ nghĩa cộng sản phá sản và chủ nghĩa phát xít đã thất bại từ nhiều thập niên về trước.

Harari nói con ‘phượng hoàng tự do’ từng lâm nguy trong thập niên 1930 và 1940 khi Hitler giành hết thắng lợi này tới thắng lợi khác. Nó cũng gặp sự canh tranh mạnh mẽ của phe cộng sản cho tới khi Liên Xô sụp đổ hồi đầu thập niên 1990.

Tác giả cho rằng một trong những lý do nhiều nước về hùa với Moscow và Bắc Kinh trong nhiều chục năm chính là tiêu chuẩn kép của phương Tây. Đây là một trong những ví dụ được đưa ra: “[K]hi Hà Lan trỗi dậy vào năm 1945 sau năm năm chịu sự chiếm đóng tàn bạo của Phát xít, gần như điều đầu tiên họ làm là lập quân đội và đưa quân nửa vòng thế giới tới tái chiếm thuộc địa cũ của họ, Indonesia. Trong khi vào năm 1940 người Hà Lan từ bỏ sự độc lập của họ chỉ sau hơn bốn ngày giao tranh [với quân của Hitler], họ lại chiến đấu cay đắng trong hơn bốn năm để trấn áp [mong muốn] độc lập của Indonesia.”

Nhưng trong những năm 1990, mọi chuyện đã thay đổi và dường như nhân loại chỉ còn một lựa chọn duy nhất đó là “dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và phúc lợi xã hội do chính phủ [cung cấp]”. Mặc dù vậy lựa chọn này đã bị ngờ vực sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008 và chuyện Tổng thống Trump lên cầm quyền tại Hoa Kỳ cũng làm cho sự ngờ vực này càng lớn thêm. Hoa Kỳ không còn là thế lực thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do như trước nữa, Liên minh châu Âu EU chưa đủ sức thay thế trong khi các giá trị của Nga và Trung Quốc không hấp dẫn được ai. Thế giới bỗng quay trở lại thời chẳng có câu chuyện nào thuyết phục được đông đảo người dân trên hành tinh này nữa. Harari viết thêm rằng Nga thực ra là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới với 87 phần trăm tài sản tập trung trong tay của 10 phần trăm dân giàu nhất.

“Con người bỏ phiếu bằng chân. Khi đi vòng quanh thế giới tôi gặp rất nhiều người từ nhiều nước muốn tới Hoa Kỳ, Đức, Canada hay Australia. Tôi gặp vài người muốn tới Trung Quốc hay Nhật Bản. Nhưng tôi chưa gặp ai mơ di cư tới Nga,” tác giả viết.

Bài học thứ hai tác giả nói tới là mọi ngành nghề trên thế giới sẽ đều chịu tác động của trí tuệ nhân tạo và người máy. Máy móc từ chỗ chỉ cạnh tranh với con người trong những lĩnh vực liên quan tới lao động chân tay giờ đang tiến tới cạnh tranh với ông chủ của chúng trong cả lĩnh vực lao động trí óc. Harari nói tự động hoá sẽ gây chấn động đối với hệ thống tư bản nhưng chủ nghĩa cộng sản cũng sẽ chẳng lợi lộc gì từ cuộc khủng hoảng do trí khôn nhân tạo gây ra.

“Kế hoạch chính trị cộng sản kêu gọi cuộc cách mạng của giai cấp công nhân. Nhưng học thuyết này liệu còn ý nghĩa gì khi quần chúng mất giá trị kinh tế và phải chống chọi với sự vô dụng thay vì với sự bóc lột? Làm sao có thể bắt đầu cuộc cách mạng của giai cấp công nhân khi không có giai cấp công nhân?”

Bài học thứ ba được nêu ra là cơ hội và hiểm hoạ mà sự lên ngôi của thuật toán mang lại cho loài người. Cho tới nay con người vẫn được cho là có “ý nguyện tự do” và điều này được tôn trọng khi tất cả mọi người đều được quyền bỏ phiếu cho dù trình độ học vấn của mỗi người mỗi khác. Bầu cử hay trưng cầu dân ý được hiểu là phép thử cảm xúc của dân chúng thay vì đánh giá trình độ của họ. Harari cho rằng với sự phát triển của thuật toán và sự kết hợp của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, chẳng mấy chốc máy móc sẽ hiểu con người hơn cả con người hiểu cảm xúc của chính mình.

“Điều này đã đang diễn ra trong lĩnh vực y khoa. Những quyết định y khoa quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta không dựa trên cảm giác ốm yếu hay mạnh khoẻ, hay ngay cả các chẩn đoán của các bác sỹ, mà vào tính toán của máy tính vốn hiểu cơ thể của chúng ta hơn cả chúng ta. Trong vài thập niên tới, thuật toán Đại Dữ liệu với sự hỗ trợ của dòng dữ liệu sinh học liên tục có thể theo dõi sức khoẻ của chúng ta 24/7.”

Đó là một trong những cơ hội. Hiểm hoạ có thể là sự đột nhập “hệ điều hành con người” của chính phủ và các công ty nhằm tuyên truyền và quảng cáo. “[N]gay cả trong những xã hội được cho là tự do, thuật toán vẫn có thể có uy quyền vì qua kinh nghiệm chúng ta sẽ học cách tin vào chúng trong ngày càng nhiều vấn đề và sẽ dần mất đi khả năng tự đưa ra quyết định. Hãy nghĩ về cách mà chỉ trong hai thập niên hàng tỷ người đã đặt niềm tin vào thuật toán tìm kiếm của Google khi [thực hiện] một trong những việc quan trọng nhất: tìm kiếm thông tin đáng tin cậy và phù hợp.”

Tác giả cũng nêu khả năng các máy tính với trí tuệ nhân tạo sẽ hợp tác với các nhà độc tài và được sai khiến để theo dõi hay thậm chí kết liễu tính mạng của con người mà chúng chẳng hề thấy cắn rứt lương tâm, thứ mà chúng không có.

Bài học thứ tư là điều mà nhiều người đã dần nhận ra khi sử dụng các dịch vụ của Google, Facebook hay Baidu – chúng ta không phải là khách hàng mà là sản phẩm. Harari chỉ ra rằng mô hình kinh doanh của các công ty này cho tới giờ là “buôn sự chú ý” của chúng ta và khách hàng của họ là các công ty quảng cáo. Nhưng trong tương lai có thể ngành quảng cáo cũng không còn nữa vì chúng ta đâu còn ra quyết định. Thuật toán sẽ quyết hộ chúng ta mọi thứ. Con người và máy tính cũng có thể cộng sinh tới mức mà nếu tách khỏi máy tính, con người sẽ không còn vận hành được nữa. Viết tới đây trong đầu tôi không hiểu sao bỗng nhớ tới câu hát “nếu phải cách xa em [máy tính] anh chỉ còn bão tố”.

Bài học thứ năm là sự gắn kết giữa cộng đồng trên mạng và ngoài xã hội. Harari cho rằng mỗi người chúng ta có lẽ khó có khả năng kết thân với hơn 150 người. “Qua một ngưỡng nhất định, thời gian và năng lượng quý vị bỏ ra để biết các bạn trực tuyến từ Iran hay Nigeria sẽ lấy đi khả năng hiểu biết những người hàng xóm cạnh nhà bạn,” Harari viết. Ông cũng hy vọng Facebook sẽ chú trọng tới việc phát triển các cộng đồng không chỉ trên mạng xã hội của họ mà cả ngoài đời thực. Điều này sẽ khiến cho các hoạt động xã hội không bị tê liệt nếu Facebook không may bị các chính quyền độc tài ngăn chặn. “[Facebook] và các gã khổng lồ trực tuyến khác thường xem con người như động vật nghe nhìn – một đôi mắt và một đôi tai kết nối với 10 ngón tay, một màn hình và một thẻ tín dụng. Bước quan trọng tiến tới đoàn kết nhân loại là ý thức rằng con người có cơ thể [và cơ thể không chỉ ngồi một chỗ trên không gian ảo mà có thể di chuyển và kết nối với nhau ngoài đời thực].”

Bài học thứ sáu là lòng yêu nước xuất phát từ tinh thần dân tộc sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhưng sự kiêu căng xuất phát từ niềm tin ta là nước ưu việt có thể mang đến hiểm hoạ bạo lực. Harari cũng nhắc con người nhớ rằng loài người từng tồn tại “hàng trăm ngàn năm” trong những nhóm nhỏ chỉ vài chục người và sự đòi hỏi lòng trung thành của mỗi người với cả triệu người mà họ không quen biết mới chỉ tồn tại từ vài ngàn năm trở lại đây.

Sự tụ họp thành những nhóm khổng lồ khiến người ta có thể làm được những việc vô cùng lớn lao mà cộng đồng nhỏ khó lòng làm được nhưng nó cũng có thể gây ra những cuộc đại chiến. Bởi vậy sẽ là lý tưởng nếu nhân loại nhìn nhận mình như thành viên của một nền văn minh duy nhất và cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh mà không quan ngại tới ranh giới quốc gia. Một trong những vấn đề đó là tình trạng thay đổi khí hậu do việc khai thác và sử dụng thái quá nhiên liệu hoá thạch của con người.

Bài học thứ bảy là đừng có phát hoảng vì khủng bố. Harari viết rằng khủng bố có khả năng kiểm soát tinh thần của chúng ta rất tốt dù trên thực tế chúng giết rất ít người. “Kể từ ngày 11/9/2001, mỗi năm khủng bố giết khoảng 50 người ở Liên minh châu Âu, 10 người ở Hoa Kỳ, khoảng bảy người ở Trung Quốc, và chừng 25.000 người trên toàn cầu (chủ yếu ở Iraq, Afghanistan, Pakistan, Nigeria và Syria). Trong khi đó, mỗi năm tai nạn giao thông làm thiệt mạng 80.000 người châu Âu, 40.000 người Hoa Kỳ, 270.000 người Trung Quốc và 1,25 triệu người [trên toàn thế giới]. Tiểu đường và mức [tiêu thụ] đường cao làm chết 3,5 triệu người mỗi năm trong khi ô nhiễm không khí làm bảy triệu người chết.”

Lý do người ta lo sợ khủng bố hơn những thứ gây chết chóc hơn rất nhiều chính là khả năng reo rắc nỗi sợ của chúng. Khủng bố hầu hết không gây hư hại gì cho đối thủ của chúng về khả năng quân sự và đó cũng không phải mục đích của chúng. Khủng bố mong muốn đối thủ phản ứng thái quá và do vậy gây ra “cơn bão chính trị và bạo lực quân sự” lớn hơn nhiều so với những gì khủng bố có thể tự chúng gây ra.

Harari nói những kẻ khủng bố không tư duy như các vị tướng quân đội mà như những nhà “biên đạo kịch”. “Giống như những kẻ khủng bố, những người chống khủng bố cũng phải suy nghĩ như các biên đạo kịch… Trên hết, nếu chúng ta muốn chống khủng bố một cách hữu hiệu, chúng ta phải nhận ra rằng không điều gì những kẻ khủng bố làm có thể đánh bại chúng ta. Chúng ta là những người duy nhất có thể đánh bại chúng ta nếu chúng ta phản ứng thái quá theo cách không đúng đối với sự khiêu khích của khủng bố.”

Điều này cũng đúng với sự khủng bố tinh thần của các chính thể cộng sản. Họ chẳng đánh đập hay bỏ tù quá nhiều người so với hàng chục triệu hay cả tỷ dân chúng, nhưng cả triệu hay ngàn triệu người dân lại có phản ứng sợ hãi thái quá và ngoan ngoãn tự biến mình thành những con cừu dễ bảo. Hy vọng hơn một phần năm nhân loại đang sống dưới các chế độ tự nhận là cộng sản sớm sử dụng ý nguyện tự do của họ trước khi thuật toán tước đoạt mất ngay cả điều được coi là thiêng liêng của loài người cho tới ngày hôm nay.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook – https://www.facebook.com/haynhi3005/. Các bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Đối đầu Mỹ – Trung nguy hiểm hơn chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô?

Dù căng thẳng hơn 40 năm, quan hệ Mỹ – Liên Xô thực tế lại ổn định hơn quan hệ Mỹ – Trung vốn đang diễn biến theo chiều hướng đáng lo ngại.

Nhiều ý kiến cảnh báo nếu không có biện pháp giải nhiệt, khó tránh khỏi bùng nổ một cuộc đối đầu với quy mô còn lớn hơn cuộc chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô hồi thế kỷ 20.

Đối đầu Mỹ – Trung khác gì căng thẳng Mỹ – Liên Xô?Trong bài viết mới đây trên đài RT, GS quan hệ quốc tế Artyom Lukin thuộc ĐH Liên bang Viễn Đông (Nga) chỉ ra ba diễn biến chính trong mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đầu tiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trên một loạt lĩnh vực vốn từng là sân nhà của Mỹ như kinh tế, công nghệ, quân sự khiến Washington lo Bắc Kinh đang ngày càng tiệm cận khả năng soán ngôi đầu thế giới của nước này. Thứ hai, quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc đang rất phức tạp quanh chuyện đại dịch COVID-19. Thứ ba, sức nóng kỳ bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới đang tạo áp lực buộc Tổng thống Donald Trump phải có hàng loạt động thái rắn với Trung Quốc nhằm củng cố vị thế trong mắt cử tri.

Về cấu trúc an ninh, quan hệ Mỹ – Trung đang dần chuyển mình sau hàng chục năm cạnh tranh toàn diện sang đối đầu tổng lực. Trong khi đó, theo GS Lukin, dù Mỹ và Liên Xô kẹt trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, quan hệ hai bên về cơ bản tương đối ổn định và chỉ xảy ra một số diễn biến có thể xếp vào loại đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Theo ông, toàn cầu hóa yêu cầu các quốc gia phải phụ thuộc lẫn nhau để cùng đạt sự thịnh vượng chung. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này cũng làm gia tăng nguy cơ bùng phát mâu thuẫn nếu các bất đồng trong quá trình hợp tác không được giải quyết ổn thỏa.

Về mặt địa chính trị, chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô chủ yếu diễn ra ở châu Âu cùng một phần châu Á. Trong khi đó, đối đầu Mỹ – Trung mở rộng ra toàn khu vực Tây Thái Bình Dương. Lợi thế địa chiến lược của Washington và Moscow khi đó được định hình rõ ràng và có giới hạn cụ thể. Ngược lại, đến nay vẫn chưa thể xác định được điểm dừng và lợi thế của đối đầu Mỹ – Trung nằm ở đâu.

Đáng ngại hơn cả, thời gian gần đây Mỹ và Trung Quốc đều không ngần ngại điều khí tài quân sự đến hoạt động ngay sát lực lượng của bên kia ở Tây Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Những động thái này về lâu dài sẽ là mồi lửa châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng thật sự với hậu quả không thể lường trước.

Căng thẳng Mỹ – Trung Quốc là trường hợp điển hình cho thấy toàn cầu hóa không phải là con đường trải hoa hồng đưa thế giới đến kỷ nguyên hòa bình lâu dài. Thực tế, đây là con dao hai lưỡi có thể khiến quan hệ các quốc gia căng thẳng hơn.GS Artyom Lukin
.

Xung đột ý thức hệ sẽ quay trở lại?

Theo GS Lukin, phần lớn quan điểm vẫn cho rằng đối đầu Mỹ – Trung chủ yếu là về vấn đề tranh giành quyền lực chứ không mang màu sắc xung đột ý thức hệ nhưng diễn biến thời gian qua cho thấy góc nhìn này không còn phù hợp nữa. Đơn cử, Bắc Kinh gần đây đang đẩy mạnh quảng bá mô hình quản trị đủ khả năng thay thế mô hình quản trị của Mỹ và phương Tây. Các giá trị mà Bắc Kinh hiện đang theo đuổi cũng trái ngược hoàn toàn với các giá trị của phương Tây.

“Đây là điểm khá nguy hiểm vì lịch sử cho thấy những cuộc xung đột ý thức hệ, đấu tranh cho những giá trị chung lại có sức tàn phá khủng khiếp. Hiện ông Trump là một vị tổng thống thuần kinh tế nhưng mọi chuyện có thể thay đổi khi một tổng thống khác lên thay” – GS Lukin nhận định.

Ông Joe Biden là một chính trị gia chuyên nghiệp nên chắc chắn sẽ xem trọng vấn đề mâu thuẫn ý thức hệ hơn. Theo GS Lukin, nếu ông Biden đắc cử, khả năng ông sẽ tiếp tục duy trì các chiến lược nhằm đảm bảo vị thế cường quốc số một toàn cầu và có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ đối đầu với Trung Quốc. Cần nhớ, ông Biden từng phục vụ dưới quyền của cựu tổng thống Barack Obama, người đã tiến hành chiến dịch tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương để kìm hãm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Lựa chọn của châu Á – Thái Bình DươngTrong bài viết vào đầu tháng 6 cho tạp chí Foreign Affairs, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc kinh tế chặt chẽ vào Trung Quốc nhưng lại được Mỹ đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị.

Trong bối cảnh rối ren này, các chính phủ cần phải linh hoạt để thay đổi chính sách tiếp cận nhằm tránh thiệt hại, tránh bị dồn về một phía.

“Điều cần thiết là các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương phải ý thức được rằng mỗi cái bắt tay, mỗi thỏa thuận kinh tế đều ẩn chứa một lập trường chính trị. Nếu không cẩn thận, khả năng làm phật ý một trong hai siêu cường trên là rất cao ” – theo Thủ tướng Lý.

.

Theo PHÁP LUẬT TPHCM