Văn phòng làm việc như resort tại Hội An

 

Ngôi nhà tại Cẩm An, Hội An mang đến một môi trường làm việc đặc biệt và đủ thoải mái cho tất cả nhân viên của công ty.

khong gian van phong doc dao, anh 1
Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất rộng 200 m2 gồm 2 tầng với 1 tầng trệt làm văn phòng và khu đào tạo; tầng 2 làm khu vực sinh hoạt kết hợp với sân vườn trên mái.
khong gian van phong doc dao, anh 2
Với chi phí xây dựng gần 2 tỉ đồng, ngôi nhà được kì vọng sẽ mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái nhất, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
khong gian van phong doc dao, anh 3
50 m2 diện tích của mảnh đất được các KTS của Chong Chóng bố trí khu vườn với nhiều cây xanh cùng lối đi lát đá nhằm tạo được sự gần gũi với thiên nhiên ngay từ khi bước vào cổng.
khong gian van phong doc dao, anh 4
Do đặc thù công việc cần sự sáng tạo nên đây cũng là nơi để các nhân viên tìm được góc riêng tư nhất cho mình.
khong gian van phong doc dao, anh 5
Ánh sáng và gió từ bên ngoài được khai thác tối đa nhằm tạo sự tươi mới và sức sống cho không gian văn phòng lạnh lẽo.
khong gian van phong doc dao, anh 6
Cách bố trí cây xanh xen kẽ với các không gian làm việc giúp con người và thiên nhiên luôn hoà hợp từ đó tăng sự sáng tạo và ý tưởng cho công việc.
khong gian van phong doc dao, anh 7
Việc lựa chọn màu sắc dựa vào các nguyên liệu tự nhiên cũng giúp mang đến sự thoải mái nhất định cho toàn bộ nhân viên.
khong gian van phong doc dao, anh 8
Sự sang trọng và hiện đại pha lẫn yếu tố thiên nhiên là chủ đề xuyên suốt của ngôi nhà.
khong gian van phong doc dao, anh 9
Gần gũi với cây cỏ nhưng chủ nhân vẫn đảm bảo tiện nghi và cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
khong gian van phong doc dao, anh 10
Khu vực bếp ngoài trời được bố trí nhằm mục đích tổ chức họp mặt bạn bè cũng như giúp các bữa BBQ thêm phần thú vị.

Quốc Toàn-Nguyễn Văn Chương / Zing

“Thứ duy nhất thuộc về mỗi người là gì?” và đáp án khiến nhiều người giật mình xem lại bản thân

"Thứ duy nhất thuộc về mỗi người là gì?" và đáp án khiến nhiều người giật mình xem lại bản thân

Ảnh minh họa.

Bạn có biết đó là thứ gì không?

Người yêu có thuộc về bạn không? Câu trả lời là: Không!

Tuy hai người cùng chung một thuyền, có phúc cùng hưởng, thân thể và tâm hồn giao hoà, nhưng rồi sẽ có ngày phải chia tay. Hai người có thể sống cùng nhau nhưng chưa chết đã chết cùng nhau, bên nhau đến đầu bạc răng chỉ là một mong muốn tốt đẹp mà thôi.

Tuy giữa bạn và chúng có mối quan hệ huyết thống gần gũi, có tình thân ruột thịt khó tách rời nhưng cũng chỉ có được những thú vui đoàn tụ, con cháu hiếu thảo, thăm nom, quan tâm lẫn nhau…

Khi bạn sang thế giới bên kia, con cháu cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ chẳng đón bạn quay trở lại thế gian.

Tiền bạc có thuộc về bạn không? Câu trả lời là: Không!

Bạn bạt mạng kiếm tiền nhưng rồi lại phải tiêu đi. Cho dù trong tài khoản ngân hàng có nhiều tiền tiết kiệm thì nó vẫn là vật ngoài thân, chết không mang theo được.

Nhà và xe có thuộc về bạn không? Câu trả lời là: Không!

Tuy bạn sống trong căn nhà lớn ấm áp, dễ chịu, nhưng vào ngày bạn lìa xa thế giới này, bạn chẳng thể mang theo và nhà hay xe khi đó cũng chẳng còn thuộc về bạn nữa.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là: Thứ gì mới thuộc về bạn? Câu trả lời, đó chính là sức khỏe.

Thứ duy nhất thuộc về mỗi người là gì? và đáp án khiến nhiều người giật mình xem lại bản thân - Ảnh 2.

Chỉ có sức khỏe mới luôn ở bên sinh mệnh của bạn không xa rời, cùng đi hết hành trình của đời người. Sức khỏe chính là nền tảng bảo vệ, che chở và duy trì cho sinh mệnh của mỗi người, cho đến khi kiệt quệ năng lượng mới thôi.

Không có sức khỏe, sinh mệnh của con người cũng chấm dứt. Bởi vì thế, mỗi người chúng ta cần phải nhận thức được rằng: Sức khỏe là thứ duy nhất thuộc về mỗi người, là bảo bối vô giá. Hãy bảo vệ nó và đáp ứng mọi nhu cầu của nó.

Hãy làm tất cả những việc có tính bảo vệ sức khỏe như tập luyện, dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, phòng bệnh và chữa bệnh, giữ gìn vệ sinh, giữ tâm trạng thoải mái, đó là những việc cần thiết phải duy trì hàng ngày, không thể lơ là dù chỉ là một phút giây.

Chỉ khi có sức khỏe tốt, cơ thể có khoẻ mạnh, cuộc sống mới có chất lượng, tuổi thọ mới dài thêm. Ngược lại, khi sức khỏe không còn, sinh mệnh cũng tự khắc kết thúc vĩnh viễn.

Còn sinh mệnh là còn tất cả, mất đi sinh mệnh mọi thứ hóa hư không, chính vì thế, mỗi người chúng ta khi còn được sống là còn phúc, hãy nâng niu trân trọng sức khỏe và sinh mệnh của chính mình.

Sai lầm lớn nhất của đời người là lấy sức khoẻ để đổi lấy vật ngoài thân; nỗi bi ai lớn nhất của đời người là dùng sinh mệnh để đổi lấy phiền phức; phí phạm lớn nhất của đời người là lấy sinh mệnh để giải quyết rắc rối do mình gây ra!

Chẳng có điều gì sánh được bằng sức khoẻ. Hãy bảo vệ sức khoẻ mình thật tốt, quý trọng những gì chúng ta đang có!

Thứ duy nhất thuộc về mỗi người là gì? và đáp án khiến nhiều người giật mình xem lại bản thân - Ảnh 4.

Hãy suy ngẫm sự ví von này:

Một bộ quần áo giá 1 triệu, hoá đơn bán hàng có thể chứng minh.

Một chiếc xe giá 1 tỷ, hoá đơn giá trị gia tăng có thể chứng minh.

Một căn hộ giá 10 tỷ, giấy chứng nhận quyền sở hữu có thể chứng minh.

Còn một người rốt cuộc giá trị bao nhiêu, chỉ sức khoẻ mới có thể chứng minh.

Sức khỏe là tài sản vô giá của con người, còn sống, hãy biết nâng niu trân trọng. Đừng bao giờ coi trọng tiền bạc hơn mạng sống của mình. Mọi thứ khác trên đời đều không vĩnh viễn thuộc về chúng ta, chỉ có sức khỏe mới là của chúng ta mà thôi.

Sức khoẻ không còn, dù bạn có thắng được thế giới cũng chẳng để làm gì.

Bàn bày đồ ăn ngon, bạn phải có hàm răng khoẻ;

Tài sản kếch xù, bạn phải còn sống mà tiêu.

Muốn ngắm phong cảnh ven đường, bạn phải còn đôi chân có thể đi được;

Nhặt một núi vàng, bạn phải có sức mà lấy.

Người mót cá dưới mương nước, đó là đấng trượng phu

Người đếm tiền trên giường bệnh, đó là kẻ ngu ngốc.

Có một vị giáo sư đã nói một câu khiến người nghe phải suy ngẫm như sau:

Chẳng ai tán gia bại sản vì dưỡng sinh, chỉ có người tán gia bại sản, tiền mất tật mang vì không có một cơ thể khoẻ mạnh mà thôi.

Thứ duy nhất thuộc về mỗi người là gì? và đáp án khiến nhiều người giật mình xem lại bản thân - Ảnh 6.

Cuộc sống không có “nếu như”, chỉ có nguyên nhân và kết quả. Chỉ có yêu thương bản thân, chú trọng quan tâm đến sức khoẻ của mình mới có được một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống tốt đẹp. Bạn ngẫm xem đúng không?

Theo Trithuctre

Đào mộ nhục thi trong thời “Cách mạng Văn hóa” Trung Quốc

Đào mộ thời Cách mạng Văn hóa
Đào mộ thời Cách mạng Văn hóa

Hồ Kiều Mộc, Ủy viên Ban Bí thư Ủy ban Trung ương, viết «Tẩm viên xuân – Hàng Châu cảm sự» và nhờ Mao Trạch Đông chỉnh sửa giúp. Mao viết lời phê gay gắt trên bản thảo “Hàng Châu và nhiều nơi khác đều làm bạn với ma quỷ, hàng trăm năm qua chưa thể quét sạch. Chỉ đào mấy đống xương tàn mà cho là có thể giải quyết thì quá khinh địch. Đến một cái miếu cũng chưa thể động vào”. Năm 1964, Hồ Kiều Mộc đến Hàng Châu và nói với lãnh đạo Hàng Châu: “Chủ tịch Mao đi vãn cảnh ở Lưu Trang thuộc Tây Hồ, chứng kiến phần mộ của người xưa cảm thấy rất không vui!”.

Tỉnh ủy không dám sơ xuất, lập tức lên kế hoạch phá hủy những ngôi mộ của những danh nhân quan tướng thời xưa, như mộ Vu Khiêm (1398 – 1427), Trương Cang Thủy (1620 – 1664), Từ Tích Lân (1873 – 1907), Cầu Thiệu (1887-1920), Doãn Duy Tuấn (1896—1919)… cùng hàng loạt những tượng Phật và đài tưởng niệm chiến tranh.

Phá hủy tượng thờ thời Cách Mạng Văn Hóa
Phá hủy tượng thờ thời “Cách Mạng Văn Hóa”

Ngày 1/6/1966 có bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo với tựa đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, từ đây phong trào “phá tứ cựu” bắt đầu lên cao, còn gọi là thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” điên cuồng. Trên khắp cả nước, Hồng vệ binh bắt đầu đập phá chùa chiền di tích, hủy hoại miếu thờ tượng Phật, đốt sách vở, tranh chữ. Ngoài ra, tình trạng đào mộ thiêu hủy xương cốt đặc biệt phổ biến tại nhiều nơi.

Hồng vệ binh đang đập phá biển "Đại Thành Môn" ở Khổng Phủ.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.

Thời Mông Nguyên diệt nhà Tống cũng không dám hủy miếu Khổng; đến nhà thời Mãn Thanh xâm lược miếu Khổng cũng còn được giữ lại nguyên vẹn; Nhật Bản xâm lược cũng không đụng đến. Bất luận ai làm vua Trung Hoa cũng tôn kính Khổng Tử, nhưng “Cách mạng Văn hóa” là ngoại lệ. Vừa khởi đầu “Cách mạng Văn hóa”, Phó Chủ tịch Trung ương Khang Sinh đến tìm gặp Đàm Hậu Lan, cán bộ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đề nghị đến xử lý Khổng miếu ở Khúc Phụ. Khang Sinh nói: “Tôi nghĩ ba ngày ba đêm mới vẽ được bức họa ấn tượng này”. Khang đưa bức họa cho Đàm: “Đi đến đó, muốn phá gì thì phá”.

Khang Sinh chỉ thị: “Thứ gì nên phá thì phá ngay”.

Ngày 7/11/1966, Đàm Hậu Lan dẫn theo một nhóm người đến trước đài kỷ niệm anh hùng nhân dân tại Thiên An Môn tuyên thệ phá hủy “Khổng gia trang”. Đàm Hậu Lan dẫn đầu hơn hai trăm người, bừng bừng hào khí đi đến Khúc Phụ để phá hủy miếu Khổng. Từ ngày 9/11 – 7/12, họ đã “lập thành tích” phá hủy hơn 6000 văn vật và đốt đi hơn 2700 cuốn sách cổ, hơn 900 tranh chữ, hơn 1000 bia đá. Để đào mộ nhanh chóng, Hồng vệ binh đã phải dùng đến cả thuốc nổ. Sau khi lấy xương cốt Khổng tử cáo thị dân chúng thì cho thiêu hủy. Bia mộ của Văn Tuyên Vương (551- 479 TCN) cũng bị phá nát. Nhiều mộ của con cháu họ Khổng cũng bị đào lên cáo thị dân chúng.

Đào mộ Khổng Tử trong thời Cách mạng Văn hóa
Đào mộ Khổng Tử trong thời “Cách mạng Văn hóa”

Vì chuyện này mà Khổng Đức Thành (Kung Te-cheng, 1920 – 2008), cháu đời thứ 77 của Khổng tử sống tại Đài Loan đã nhiều lần từ chối lời mời của chính quyền Trung Quốc Đại Lục, thề đến chết không trở lại Khúc Phụ, thậm chí còn không muốn gặp mặt người chị Khổng Đức Mậu đang nhậm chức Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc trọn đời tại Bắc Kinh.

Vào một ngày tháng 8/1966, thầy cô một trường trung học tại Thanh Đảo với tinh thần nêu cao khẩu hiệu “đưa thủ lĩnh phái bảo hoàng ra thị chúng” đã đào mộ của Khang Hữu Vi (1858 – 1927) biểu tượng cho phái bảo hoàng của giai cấp tư sản và quý tộc. Buổi chiều cùng ngày, xương cốt Khang Hữu Vi được bỏ vào một cái xe đẩy để các thầy trò đẩy đi thị chúng, họ tự hào đào được mộ nhân vật quan trọng nhất của phái bảo hoàng. Sau khi diễu hành xong, phần xương đầu Khang Hữu Vi bị treo lên và ghi chú dòng chữ “con chó Khang Hữu Vi, đại biểu cao nhất của phái bảo hoàng trên toàn quốc”, sau đó lại được gửi đến “Hội triển lãm Cách mạng Văn hóa thành phố Thanh Đảo”.

Mùa thu năm 1966, Hồng vệ binh trên tất cả các trường học của huyện Nam Bì cùng phe “Cách mạng Văn hóa” của một nhà máy quyết định thực hiện “phá tứ cựu”. Sau khi họ cột dây thừng kéo đổ bia mộ của Trương Chi Động (1837 – 1909) đã cùng nhau đập nát và phát thông báo trên toàn huyện, cho biết vào ngày 26/9 âm lịch đã đào mộ của Trương Chi Động.

Khoảng 8 giờ sáng, họ mang theo cuốc và xẻng, cầm cờ khua chiêng đi đến hiện trường. Hai tiếng sau họ đào lên một quan tài và lôi thi thể vợ chồng họ Trương ra làm nhục. Trong ngôi mộ không có gì đáng giá. Khi Trương Chi Động qua đời trong nhà không còn một xu, chỉ có sách vở và tranh chữ…

Ngày 28/8/1966, vì yêu cầu phê bình «Vũ Huấn truyện», Hồng vệ binh lại đào mộ Vũ Huấn (1838 – 1896), nhà hoạt động giáo dục thời Thanh, mang xương cốt ông ra thị chúng và thiêu hủy thành tro. Cùng năm, khi phê phán «Hải Thị bãi quan», phái “Cách mạng Văn hóa” đã đào mộ hủy cốt Hải Thụy (1514 – 1587, vị quan nổi tiếng nhà Minh. Trong mộ Hải Thụy chỉ có vài sợi tóc, răng, xương tàn và vài đồng tiền đồng. Tất cả bị cho vào trong một cái hộp để mang ra thị chúng, cuối cùng thiêu hủy thành tro.

Mồ mả của vua chúa từ thời thượng cổ cũng bị đập phá tan tành, lăng vua Thuấn (? – 2184 TCN) ở Vận Thành bị san bằng, trong lăng mộ ông có treo cái kèn đồng lớn. Điện chính của lăng Viêm đế và kiến trúc xung quanh bị hủy hoại và mọi thứ bên trong bị cướp sạch. Di hài của hoàng đế Vạn Lịch (1573 – 1620) và hậu phi bị lôi ra, xương đầu hoàng đế bị treo lên cây, sau đó cho thiêu hủy chung với xương cốt của hoàng hậu…Mộ của những quan tướng tiêu biểu khác bị đào lên có thể kể như: mộ Bao Chửng (999 – 1062) ở Hợp Phì, mộ Trương Cư Chính (1525 – 1582) ở Lăng Giang, mộ Vu Khiêm (1398 – 1457) ở Hàng Châu, mộ Hoắc Khứ Bệnh (140 – 117 TCN), Hà Đằng Giao (1592 – 1649)…

Mộ văn nhân bị đào hủy như mộ nhà thư pháp nổi tiếng Vương Hi Chi (303 – 361), toàn khu quang cảnh đình vàng rộng 20 mẫu bị san phẳng; mộ Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) có vật tùy táng gồm ống thuốc lá sợi, sách kê dưới đầu, 4 con dấu riêng, hài cốt của nhà văn bị phá hủy ném ra ngoài đồng…

Thời kháng chiến Trung – Nhật, quân Nhật đào mộ Chương Thái Đàm (1868 – 1936) nằm dưới cây vải núi Nam Bính ở Tây Hồ. Một sĩ quan Nhật biết tin đã đến bắt quân lính làm lễ truy điệu lại. Cuối năm 1966, Hồng vệ binh san phẳng mộ Chương Thái Đàm và ném di thể ra đồng, quan tài cũng bị mang đi đâu không rõ.

Tưởng Giới Thạch đối đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng thua bỏ chạy khỏi Đại Lục nhưng mộ tổ tiên họ Tưởng thì còn ở lại, mộ mẹ ruột của Tưởng (ở Khê Khẩu, Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang) bị lãnh đạo sinh viên Đại học Thượng Hải đào lên, hài cốt bị ném vào rừng.

Mộ cha mẹ Tống Khánh Linh (1893 – 1981) ở nghĩa trang Vạn Quốc tại Thượng Hải, vì là cha mẹ vợ của Tưởng Giới Thạch (Tưởng lấy Tống Mỹ Linh, em Tống Khánh Linh) nên cũng bị Hồng vệ binh đào lên và quăng xương cốt đi. Trong «Tống Khánh Linh truyện» ghi lại: “Khi hình ảnh mồ mả gia đình bị phá hoại từ Thượng Hải truyền đến Bắc Kinh, lần đầu tiên những nhân viên làm việc trông thấy bà suy sụp tinh thần, than khóc đau khổ”. Một lá thư viết vội gửi cho Chu Ân Lai thỉnh cầu giữ gìn. Sau này tuy mộ họ Tống được sửa chữa lại nhưng tất cả phần tên tuổi anh chị em của Tống Khánh Linh trên mộ bia ban đầu đã không còn.

Tuyết Mai / Trithucvn

Bắc Kinh mua chuộc nước Mỹ như thế nào?

Bắc Kinh mua chuộc nước Mỹ như thế nào?

Phố Wall đang ở trong guồng quay đó vì tiền, và họ không nhận ra hoặc không quan tâm rằng họ đang bán rẻ Hoa Kỳ. Thương mại đã làm suy yếu tinh thần yêu nước của họ. (Ảnh: Getty Images)

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm bại hoại mọi sự vật và con người mà nó tiếp xúc – từ văn hóa của chúng ta, nền kinh tế cho đến chính phủ của chúng ta…

ĐCSTQ đang tiến hành chiến tranh thông tin để nhào nặn dư luận xã hội Mỹ và ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và chính phủ Mỹ vì lợi ích của họ.

ĐCSTQ không định hình dư luận bằng cách mua biển quảng cáo và quảng cáo trên TV. Kiểu thuyết phục đó là kiểu Mỹ.

Thay vào đó, họ lôi kéo sự hợp tác của lãnh đạo của chúng ta và mua toàn bộ các công ty của chúng ta.

Các phương pháp của Trung Quốc tinh vi và quỷ quyệt hơn, không chỉ đơn giản là gửi phong bì nhét đầy tiền mặt cho các cá nhân có ảnh hưởng tại Mỹ. Thông thường, đặc vụ (các cá nhân bị lợi dụng này) thậm chí còn không biết rằng họ đã được tuyển dụng.

ĐCSTQ thao túng lợi ích cá nhân của các mục tiêu của nó, biến họ thành các điệp viên trong vô thức.

Hiếm khi bạn nghe những người bị mua chuộc này nói rằng, “Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn là tuyệt vời, chúng ta nên nghe theo chỉ đạo của họ! Mọi người hay cùng ủng hộ nhé!”.

Thay vì vậy, họ sẽ nói điều gì đó theo kiểu “các hoạt động kinh doanh với ĐCSTQ cũng như kinh doanh theo kiểu chủ nghĩa tư bản thị trường tự do”, hay “chúng ta cần một thế giới hòa bình và hài hòa”, hay “đó là điều mà bất kỳ người có lý trí nào cũng sẽ ủng hộ“.

Nhưng tất cả những gì họ nói và làm – hay không nói và không làm – đều giúp thúc đẩy các mục tiêu của ĐCSTQ.

Một số trong những người có ảnh hưởng này có được lợi ích từ việc giữ nguyên hiện trạng.

Disney, công ty mẹ của ABC News, sở hữu một công viên vui chơi giải trí và phân phối các bộ phim ở Trung Quốc. Ditto NBC (Công viên / studio giải trí Universal), CBS (Paramount Studios) và CNN (công viên và studio chủ đề của Warner Brothers). Hollywood cần sự cho phép của chính phủ Trung Quốc khi phân phối các bộ phim của họ, vì vậy họ cho phép chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh thực hiện bước “kiểm duyệt cuối cùng”.

Trong nhiều thập kỷ, các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc đã từ chối lên tiếng ngay cả khi ĐCSTQ đột nhập vào máy tính của họ, đánh cắp bản thiết kế và sản xuất các sản phẩm của chính họ. Họ không chỉ không nộp đơn khiếu nại chống lại các vi phạm luật thương mại, mà họ còn đi xa hơn và ủng hộ việc tiếp tục mối quan hệ vô lý tương tự, việc này đã trao quyền cho Bắc Kinh. Họ sợ xúc phạm tới chế độ mà đang kiểm soát tuyệt đối việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Họ biết rằng Trung Quốc có thể giữ lại hoặc thu hồi giấy phép, áp đặt các hạn chế và thậm chí tịch thu các nhà máy của họ.

Các nhà tài chính ở Phố Wall kiếm tiền tỷ khi làm kinh doanh với chính phủ Cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh đã trao hàng tỷ đô-la cho Bridgewater Capital, một quỹ đầu tư tư nhân do Ray Dalio điều hành. Đương nhiên, bạn sẽ thường thấy Dalio trên TV nói với chúng ta rằng chế độ Cộng sản của Trung Quốc vượt trội so với chế độ của chúng ta.

Hank Paulson đứng đầu Goldman Sachs trước khi ông là Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Ông và các chủ ngân hàng đồng nghiệp ở Phố Wall đã và đang là những đối tác đáng tin cậy trong việc thúc đẩy đường lối của ĐCSTQ ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu tối cao. Phố Wall đang ở trong guồng quay đó vì tiền, và họ không nhận ra hoặc không quan tâm rằng họ đang bán rẻ Hoa Kỳ. Thương mại đã làm suy yếu tinh thần yêu nước của họ.

Phố Wall đã đẩy mạnh đầu tư quỹ hưu trí và quỹ chỉ số của Mỹ vào các công ty do chính phủ Trung Quốc kiểm soát. Điều này không chỉ đẩy tiền cho những kẻ độc tài, mà còn đe dọa biến hàng triệu người Mỹ bình thường thành những kẻ đồng lõa vô thức của Trung Quốc vì họ sẽ không dám đứng thẳng trước ĐCSTQ vì sợ lương hưu và danh mục đầu tư chứng khoán của mình bị đe dọa.

Bắc Kinh đã trực tiếp trả tiền cho các chuyên gia tư vấn quản lý của McKinsey & Company, và đáp lại, McKinsey sẽ nói với các khách hàng lớn của mình – bao gồm các công ty hàng đầu và các chính trị gia – rằng ĐCSTQ là một đối tác kinh doanh tuyệt vời và có trách nhiệm cao.

Sau đó là việc vận động hành lang của những nhà nhập khẩu. Mọi người từ Walmart và Hiệp hội Giày dép và May mặc (thực sự là hiệp hội nhập khẩu giày dép và may mặc) cho đến Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh đều đang phụ thuộc vào hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Họ vận động hành lang chống lại thuế quan đối với Trung Quốc – đây chính xác là những gì mà ĐCSTQ muốn họ làm. Lưu ý rằng nhiều tờ báo phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo đến từ các nhà nhập khẩu này và các nhà bán lẻ hàng hóa của họ.

Khi những nhóm lợi ích cục bộ này nói rằng đó là “lợi ích quốc gia”, chúng ta sẽ tiếp tục con đường hợp tác hiện tại với Trung Quốc; thực ra đó không phải lợi ích quốc gia nào cả mà là lợi ích kinh doanh của chính họ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu cách mua chuộc sự ảnh hưởng của giới kinh doanh nước ngoài. Nhà báo và tác giả tài chính Eamonn Fingleton giải thích cách đế chế Trung Quốc mở cửa cho nguồn vốn quốc tế trong thế kỷ 19.

“Các nhà đầu tư nước ngoài đã thành lập liên minh với giới tinh hoa địa phương, những người này lại trở thành những người vận động hành lang cho vốn nước ngoài. Tiền nước ngoài nhanh chóng tràn ngập chính phủ và về cơ bản vô hiệu hóa việc hoạch định chính sách độc lập. Chẳng mấy chốc, giới tinh hoa địa phương cũng đồng nhất lợi ích với người nước ngoài”, ông viết.

ĐCSTQ đã học được từ lịch sử đó và bây giờ diễn cùng một vở kịch, chỉ có điều là ngược lại. Họ đã mua giới thượng lưu Mỹ và sử dụng họ như những người vận động hành lang ở Washington. Giới tinh hoa đã tự đồng hóa lợi ích của họ với lợi ích của ĐCSTQ. Các doanh nghiệp Mỹ trở thành người xin lỗi, khóc mướn và vận động hành lang thay cho Bắc Kinh.

ĐCSTQ sử dụng chiến thuật tương tự trên khắp thế giới.

Đức, Pháp và Anh cũng có các tập đoàn toàn cầu háo hức đắm mình trong dòng tiền của ĐCSTQ. Liên minh Châu Âu và Đức gần như im lặng khi Bắc Kinh đè bẹp Hong Kong. Các nhà ngoại giao ở Brussels và Berlin đã nghe theo các tập đoàn không muốn phá vỡ hoạt động kinh doanh với Bắc Kinh.

Hãy nhớ điều này vào lần tới khi bạn nghe thấy ai đó nói “chúng ta không thể đi một mình, chúng ta phải hợp tác với các đồng minh” để đối đầu với Trung Quốc.

ĐCSTQ có kinh nghiệm trong việc bóc tách đồng minh. Nó khai thác điểm yếu của các mục tiêu để tranh thủ chúng.

Doanh nhân thích tiền, vì vậy Bắc Kinh cung cấp các cơ hội thương mại sinh lợi. Các chính trị gia cần tiền, vì vậy ĐCSTQ có các nhà tài trợ tranh cử để làm việc theo ý của họ. Các nhà hoạch định chính sách cần tin rằng họ là những nhà tư tưởng lớn và là các bộ não chiến lược, vì vậy ĐCSTQ che giấu chương trình nghị sự dân tộc của mình bằng ngôn ngữ của “toàn cầu hóa”, “chủ nghĩa toàn cầu” và “một tương lai hậu quốc gia”. Các phóng viên dễ bị suy nghĩ kiểu bầy đàn và tư tưởng trào lưu. Họ tự kiểm duyệt trong trạng thái bất định về trí tuệ và phụ thuộc vào các nguồn tin quyền lực từ Phố Wall và ở Washington, vì vậy ĐCSTQ tìm cách dùi sâu vào những điểm yếu này.

ĐCSTQ làm bại hoại mọi sự vật và con người mà nó tiếp xúc – từ văn hóa của chúng ta, nền kinh tế cho đến chính phủ của chúng ta.

Về tác giả:

Curtis Ellis là giám đốc chính sách với các chính sách America First (đặt nước Mỹ lên hàng đầu). Ông từng là cố vấn chính sách cao cấp cho chiến dịch Trump-Pence 2016, trong Nhóm chuyển tiếp của Tổng thống, và là cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ tại Văn phòng Lao động Quốc tế vụ.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đức Thiện / NTD