Ý tưởng chính của căn nhà là tạo ra một không gian ấm cúng, yên bình cho gia đình
Dự án có tổng diện tích 295 m2 với 3 tầng và 1 mái, được xây dựng năm 2019.
Ý tưởng chính của căn nhà là tạo ra một không gian ấm cúng, yên bình cho gia đình…
…với phong cách thiết kế kiến trúc đơn giản pha trộn hướng truyền thống trong kiến trúc Việt Nam và lối thiết kế theo phong cách hiện đại đơn giản.
Điều này được phản ánh trong trang trí những bức tường tại tầng 1 với gỗ sồi truyền thống, hoặc trên đầu giường của phòng ngủ.
Chất liệu terrazzo được sử dụng trong thiết kế sàn, hành lang và cầu thang tạo ra một bầu không khí mát mẻ dễ chịu.
Màu sắc tương phản cũng với vật liệu gỗ tạo ra sự hài hòa trong toàn bộ không gian.
Loài hoa được sử dụng trong thiết kế cảnh quan là hoa Thiên điểu. Loài hoa này được cho là biểu tượng của sự tự do, xinh đẹp và gia đình.
Tầng 1 của căn nhà là không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình, vườn trước, vườn sau, ở giữa là không gian sinh hoạt chính…
…với thiết kế như là một khu chức năng bao quanh phòng khách, bếp, phòng ăn và một toilet nhỏ.
Các khu vực chức năng chính được phân chia không phải bởi các phân vùng mà thông qua việc sử dụng độ cao sàn khác nhau, tạo cảm giác thú vị và không bị nhàm chán khi chủ sở hữu đi trên cùng một tầng.
Tầng 2 có phòng ngủ của bố mẹ, tầng này có phòng thay đồ riêng và có nhà vệ sinh trong phòng.
Căn phòng có hai góc nhìn, một là ban công nhìn xuống đường và một là cửa sổ nhìn xuống vườn sau.
Tầng 3 có 2 phòng ngủ cho 2 đứa trẻ. Mỗi phòng đều có cửa sổ thông gió tự nhiên và phòng thay đồ. Phòng tắm chung bên ngoài khá lớn, có chậu rửa riêng biệt tiện lợi. Tầng mái được thiết kế để đặt máy giặt và sấy khô cũng như phòng lưu trữ đồ gia dụng. Sân thượng ngoài trời là sân phơi và bố trí hệ thống kỹ thuật.
Bà Hoàng Thị Thế là con nuôi của Tổng thống Pháp Paul Doumer và người làm chứng ở đám cưới là thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và Đại sứ Pháp Albert Sarraut.
Năm 1931, Hoàng Thị Thế – con gái của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám với bà Đặng Thị Nho (tức bà Ba Cẩn) – kết hôn với ông Robert Bourgès, người Pháp gốc Bỉ tại Candéran, Bordeaux.
Sự kiện này và sau đó là hiện diện của Hoàng Thị Thế trên đất Pháp đã gây nên những chấn động trong dư luận thời bấy giờ.
Hoàng Thị Thế khi còn nhỏ (đứng cạnh cha Đề Thám). Ảnh tư liệu.
Con nuôi của Tổng thống Pháp
Theo cuốn Kỷ niệm thời thơ ấu (hồi ký của Hoàng Thị Thế viết bằng tiếng Pháp, Lê Kỳ Anh dịch, Omega+ liên kết NXB Khoa học xã hội phát hành) và các tư liệu liên quan (in trong cuốn sách), Hoàng Thị Thế có cuộc đời đầy biến động.
Bà sinh ngày 31/3/1901 ở Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang, tuổi thơ gắn với sóng gió của gia đình và những giai đoạn đấu tranh, trốn tránh trong núi rừng Yên Thế.
Đầu tháng 6/1909, bà bị Pháp bắt vào lúc cuộc khởi nghĩa Yên Thế thoái trào. Mẹ bà là Đặng Thị Nho, cũng bị bắt không lâu sau đó và chết trên đường đi đày đến Alger (25/11/1910). Cha bà, Hoàng Hoa Thám, bị giết ngày 10/2/1913.
Lúc đầu, Hoàng Thị Thế được Bouchet nhận trông nom, sau đó giao cho nhà tư sản Nguyễn Hữu Thu ở Hải Phòng chăm sóc. Khi Albert Sarraut sang làm Toàn quyền Đông Dương (từ ngày 15/11/1911 đến 3/1/1914), bà được ông nhận làm con nuôi, lấy tên là Marie Beatric Destham, rồi đưa qua Pháp học khi 16 tuổi.
Năm 1925, sau khi học xong tú tài phần 1, Hoàng Thị Thế được đưa về Việt Nam, làm thủ thư ở Phủ Thống sứ Bắc kỳ với tư cách viên chức Pháp. Bà ở cùng em trai tên Hoàng Văn Vi ở phố Hàm Long. Đến năm 1927, bà được đưa trở lại Pháp.
Trở lại Paris, bà được Albert Sarraut giới thiệu như một công chúa. Tổng thống nước Cộng hòa Pháp lúc này là Paul Doumer (từng là Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902) nhận làm cha đỡ đầu và cấp cho bà khoản trợ cấp nhiều tranh cãi.
Theo Tuần báo Thức tỉnh kinh tế Đông Dương (L’ Evil économique de l’Indochine, xuất bản ở Đông Dương, do ông H. Cucherousset là chủ bút) ra ngày 12/6/1932, bà được nhận phụ cấp 30.000 fr tiền đền bù những tài sản tịch thu của cha mình, gồm 30.000 ha đất mà bà đã yêu cầu số tiền đền bù 500.000 fr.
Năm 1930, Hoàng Thị Thế tham gia đóng phim Lá thư của Louis Mercanton. Bà tự xưng “công chúa Hoàng Thị Thế” và báo chí gọi bà là “Công chúa Trung Hoa”.
Hoàng Thị Thế trong bộ váy cưới. Bà kết hôn ngày 14/8/1931, ở Tòa thị chính Saint Amand. Ảnh chụp lại từ sách Kỷ niệm thời thơ ấu.
Người làm chứng cho cô dâu là cựu Toàn quyền Albert Sarraut
Năm 1931, Hoàng Thị Thế kết hôn với ông Robert Buorges, người Pháp gốc Bỉ. Đề cập sự kiện này,Tuần báo Thức tỉnh kinh tế Đông Dương ra ngày 25/10/1931 cho biết: Đám cưới diễn ra ở Tòa thị chính Saint Amand ở Caudéran ngày 14/8/1931.
Chú rể là Jean Joseph Bernard Robert Bourgès, 24 tuổi, không nghề nghiệp. Người làm chứng cho đám cưới là Albert Sarraut, Thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và Đại sứ Pháp.
Cuộc hôn nhân này đã gây nên phản ứng trên một số tờ báo, vì dòng chữ danh xưng “công chúa” Hoàng Thị Thế ghi trên giấy báo hỉ.
Tờ Hà Thành Ngọ báo số 1274 ra ngày 13/11/1931 đăng bài “Lễ cưới của cô Hoàng Thị Thế con của Đề Thám đã được cử hành ở nhà thờ Candéran bên Bordeaux”.
Bài báo cho biết vừa rồi, ở nhà thờ Candéran đã làm lễ cưới cho Hoàng Thị Thế – con Đề Thám, không phải như một số tờ báo Tây đã nói là vị công chúa con vua Tàu.
Thông tin về lễ cưới của Hoàng Thị Thế trên tờ Hà ThànhNgọ báo số 1274, ra ngày 13/11/1931. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Bài báo cũng cho biết báo Tây khen Hoàng Thị Thế là người rất đẹp, rất tươi, cử chỉ và ngôn ngữ giống như người đàn bà Pháp.
Bà nói tiếng Tây rất rành và thạo, là con nuôi Paul Doumer, hiện là Tổng thống Pháp và Albert Sarraut. Hai ông này đều là cựu Toàn quyền Đông Dương.
Lễ cưới do ông Ganthier làm chủ tọa. Trước mặt mọi người, ông đã đọc một bài diễn văn mừng cho cặp vợ chồng mới. Người làm chứng cho cho Hoàng Thị Thế là ông Albert Sarraut, còn người làm chứng cho Robert Bourgès là ông Réne Bubos.
Trong khi dự tiệc tại nhà riêng của Hoàng Thị Thế tại đường Carnot, thuộc về khu đất Pare Bordelais, ông Albert Sarraut có nói nhiều câu chúc mừng cặp vợ chồng mới “nghe ra có ý thương mến nhiều lắm”.
Sau lễ cưới, báo chí ở trong nước ra sức khai thác mối quan hệ của Hoàng Thị Thế với ông Paul Doumer, ông Albert Sarraut và theo sát những hoạt động của Hoàng Thị Thế trên đất Pháp.
Ngày 6/5/1932, Tổng thống Paul Doumer bị người Nga Gorguloff ám sát. Hoàng Thị Thế là người đầu tiên sơ cứu cho ông. Tờ Trung lập ở Sài Gòn nói bà “đau đớn thảm sầu” khi Paul Doumer mất.
Năm 1935, Hoàng Thị Thế sinh hạ con trai, đặt tên là Jean Marie Albert Arthur và tiếp tục có các vai diễn trong một số phim. Năm 1940, bà ly hôn Robert Bourgès.
Năm 1960, Hoàng Thị Thế trở về Việt Nam, lúc đầu ở Hà Nội, sau đó về Bắc Giang. Năm 1974, bà ở căn hộ số 31, E1 khu Tập thể Văn Chương, Hà Nội. Bà qua đời ngày 9/12/1988 và được đưa về Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang.
Thế hệ tôi, việc thầy giáo, cô giáo phang học sinh, nhiều vô kể, nhớ không xuể. Việc học sinh phang thầy cô thì hiếm, rất hiếm.
Còn việc cha mẹ học sinh phang thầy cô thì quả là không thấy. Không có trường hợp nào.
Tuổi thơ nhiều kỷ niệm, nhiều chuyện nhớ mãi, nhưng nhớ nhất vẫn là chuyện phang nhau, đặc biệt, cảnh thầy cô phang học sinh.
Những năm 79-80, chúng tôi học trường Nghi Phú, Vinh. Hiệu trưởng trường là thầy Thăng (tôi quên mất họ của thầy). Thầy cao lớn, tóc bạc trắng, mũi khoằm. Trông thầy y chang Wenger, huấn luyện viên đội Arsenal bây giờ. Thầy đi đôi dép cao su dễ chừng số 45-46. Đôi dép to bằng nửa cái cặp sách. Thầy Thăng khét tiếng hay đánh học sinh. Đánh ác. Thầy không đánh bằng tay mà bằng đôi dép của thầy.
Một buổi chào cờ sáng ngày thứ hai đầu tuần tôi nhớ mãi.
Buổi sáng, cái nắng vừa lên sao mà gay gắt. Khắp thân thể chúng tôi rôm sảy đốt tùm lum, mồ hôi ướt hết lưng, đậu lấm tấm trên mặt. Thầy Thăng đứng trên cao hô nghiêm, chúng tôi mỗi lớp xếp hai hàng, thẳng tắp. Đứa nhỏ đứng trước, đứa to đứng sau. Cuối hàng quân là thằng Công. Thằng này to nhất trường. To hơn cả bọn năm trên. Công con nhà buôn thịt lợn. Thời đó buôn thịt lợn là oách lắm, giàu lắm. Có thể so sánh như làm quan bây giờ. Thằng Công hay mặc áo ca rô Thái, quần xi ống loe Thái, dép tông cũng Thái. Thi thoảng hắn mượn con Honda 67 chở lợn của cha hắn phóng đến trường. Bọn tôi lác mắt. Công rất nghịch, mà chuyện hắn nghịch và sao chảnh là tất yếu. Hắn còn coi thường cả thầy cô nữa.
Thầy Thăng đang hô nghiêm, nhìn xuống vẫn thấy một thằng cuối hàng đội mũ lá rộng vành. Thầy thét lạc cả giọng:”Thằng kia, bỏ mũ xuống!”. Thằng Công đang bận tán mấy đứa con gái cuối hàng nên không nghe. Thầy Thăng huỳnh huỵch lao xuống. Trên đường chạy, thầy đã kịp tháo đôi dép cao su ra. Thầy lao vào thằng Công như mãnh hổ. Hai tay thầy quai hết sức vào đầu, vào vai, vào lưng thằng Công. Tiếng đập của thầy nghe bốp bốp, chạp chạp, dứt khoát lắm. Thằng Công quằn quại trên sân. Thầy Thăng hổn hển thở. Bọn chúng tôi chết lặng. Tôi thấy từ chân thằng Tiến đứng trước tôi một dòng nước chảy xuống. Mà có lẽ, không chỉ Tiến đái cả quần, nhiều đứa còn ỉa ra không chừng. Hồi đó, dù đã học lớp Sáu, lớp Bảy, lũ chúng tôi chưa có đứa nào có quần đùi hay quần xịp mặc trong. Cứ tồng ngồng vậy. Vì thế mà không may, đái hay ỉa ra thì “sản phẩm” rơi ngay xuống chân. Thầy Thăng đánh thằng Công chê chán rồi đi lên. Thằng Công bầm dập cầm cái mũ lá rộng vành đã tươm ra, lết khỏi hành quân. Hắn về nhà ư! Không. Hắn về lớp ư! Không. Hắn làm một việc khó ai ngờ. Hắn ra ngay đầu cổng trường, tay ôm ngực, chõ miệng thét vô:”Đ.M thằng Thăng! Đ.M thằng Thăng! Mày ta đây, ông giết! Ông giết!”.
Buổi lễ chào cờ vì thế mà đổ bể. Thầy Thăng cho giải tán.
Vài ngày sau thấy thằng Công đi học lại. Ai hỏi về đoạn kết hôm trước, hắn cười nhép:”Lão Thăng ra xin lỗi tao, mời vào học. Học thì học, tao đéo sợ!”.
Còn chuyện thằng Sơn đánh thầy Kỳ thì như thế này.
Thằng Sơn cũng ngổ ngáo như thằng Công, lại học dốt nữa. Dốt như con bò. Thầy Kỳ nhiều lần nhắc nhở nhưng hắn chẳng thay đổi gì. Thành tích của lớp bết bát, một phần, cũng tại thằng Sơn. Hôm xảy ra “chiến sự” là do thằng Sơn không làm bài tập toán, thầy Kỳ dùng thước gỗ lim (cái thước gỗ lim dài một mét, rộng chừng 7-8 phân, nặng độ nửa ký là nỗi khiếp đảm của lũ chúng tôi. Viết về cái thước này chắc phải tốn một tập giấy A4, loại 500 tờ). Thầy Kỳ quật vào hai bàn tay úp trên bàn của thằng Sơn. Tôi tính, nếu thầy Kỳ phang mạnh hơn chút, hai bàn tay của thằng Sơn văng ra khỏi người hắn không chừng. Thầy mới quật được hai nhát thì Sơn vùng bỏ chạy. Hắn chạy đi đâu không biết, độ mười phút sau, hắn chạy vào lớp, hai tay cầm hai cục đá, hắn lao vào thầy Kỳ, thầy Kỳ né được, bằng một thế rất chi là con nhà võ, thầy thoát ra được khỏi lớp, thầy chạy thoát thân. Thằng Sơn truy sát phía sau. Thầy Kỳ do cũng đi dép cao su như thầy Thăng nên chạy lạch bạch. Thằng Sơn chân ngắn nên cũng không thể chạy nhanh. Hai thầy trò đuổi nhau qua nhiều dãy phòng học. Chạy qua rồi chạy lại. Chúng tôi mỏi hết cổ để theo dõi. Một số không kìm được hiếu kỳ nên tháo dép chạy theo hai thầy trò. Cảnh tượng huyên náo và gay cấn. Cuộc rượt đuổi thực sự chấm dứt khi cả hai sắp đứt hơi. Thầy Kỳ quay về lớp. Hai con mắt của thầy lồi hẳn ra ngoài vì bị hơi thở gấp của thầy đẩy ra. Mồm thầy há hốc, tóc tai xoã lung tung giữa mặt. Thầy thoát chết. Sau vụ đó, thằng Sơn bỏ học. Nghe đồn, hắn vẫn hay chặn đường con thầy đánh te tưa. Mấy đứa con chịu không nổi, về nói với cha:”Cha dạy được thì dạy, không dạy được thì bỏ nghề, để thằng khốn nạn kia ngày nào cũng đánh bọn con, chắc chết!”. Nghĩ mà thương thầy quá!
Chuyện học trò phang lại thầy, tôi hết vốn. Chỉ có chuyện của thằng Sơn thôi.
Trường tôi còn có nhiều thầy cô khác hay phang học trò. Có cô Tư cũng ác chiến lắm. Món “khoái khẩu” của cô là lao thước gỗ lim (giống thước thầy Kỳ) vào bất cứ đứa nào. Nói chuyện: lao. Liếc bài: lao. Ngáp: lao. Nói chung là lao hết. Cô Tư dùng thước thiện xạ lắm, thi thoảng mới trượt sang mục tiêu “vô tội” bên cạnh thôi. Cô chẳng kém gì một gã da đỏ với cây lao trong tay. Học giờ cô, trong mấy chục phút đó, chúng tôi phải ngồi thụp xuống bàn mấy lần. May mà có cái bàn chứ không thì đi viện cả. Cũng có nhiều trường hợp chưa đủ trình để né nên gãy răng, phồng môi, toét má. Ấy vậy mà không thấy phụ huynh nào kiện tụng gì. Thật may.
Còn nhiều chuyện phang nhau thời học sinh của tôi để kể, nhưng cuối cùng thì cũng sẽ kết luận thế này: Chuyện phang nhau trong trường học của ta đã trở thành truyền thống. Mà cái gì đầy đủ sức khỏe để trở thành truyền thống thì khó mai một.
Vài chục năm nay, ngành giáo dục nước nhà có nhiều đổi thay, các thầy cô giáo cũng được khuyến cáo là không nên dùng vũ lực với học sinh; các học sinh luôn được giáo dục tính nhân văn, nhân ái, không đánh nhau, thương yêu nhau, tương trợ nhau. Ấy vậy mà thực tế không được như mong muốn. Truyền thống phang nhau đang bùng lên dữ dội. Thầy trò phang nhau, nam nữ phang nhau, đặc biệt những năm gần đây, các học sinh nữ phang nhau rất khỏe, lên YouTube gõ: học sinh nữ đánh nhau, xem cả ngày không hết. “Điểm sáng” gần đây là phụ huynh nhiều nơi phang thầy cô giáo, sỉ nhục bằng nhiều hình thức, bắt quỳ gối, khủng bố, có nơi phụ huynh còn đưa cả súng ống vào trường, làm cả trường chạy như vịt.
Nhiều chuyện rùng rợn trước đây không có thì giờ có. Phong trào phang nhau không chỉ trong học đường, mà ngóc ngách nào của cuộc sống cũng phát triển mạnh. Mạnh hơn bao giờ hết. Bất cứ lý do nào, dù nhỏ như cái móng tay, cũng sẵn sàng phang nhau. Không hiểu cái giáo dục của ta sẽ đi về đâu! Truyền thống phang nhau bao giờ mai một?!
Thế mà có ai đó nhận định đất nước ta chưa bao giờ được như hôm nay, ngẫm thấy buồn.
Mỹ đã và đang “thoái vị” khỏi vai trò dẫn dắt thế giới, nhưng Trung Quốc còn lâu mới giành được vị trí này, theo các nhà phân tích.
Việc Trung Quốc thoát ly nhanh khỏi đại dịch Covid-19, trong khi Mỹ và châu Âu vẫn còn phải giải quyết khủng hoảng, tạo ra ưu thế đáng kể cho cường quốc châu Á trong việc thúc đẩy ảnh hưởng trên bình diện quốc tế.
Giờ đây, với việc Tổng thống Donald Trump dồn mối quan tâm chủ yếu tới kỳ bầu cử tháng 11, cũng như phải chật vật đối phó với làn sóng bất ổn sau cái chết của George Floyd, nước Mỹ càng khó khăn hơn trong việc duy trì vai trò dẫn dắt thế giới.
Liệu Trung Quốc có tranh thủ cơ hội hiện tại để đoạt lấy vị trí dẫn dắt thế giới vốn lâu nay được coi là của Mỹ?
Ngoại giao y tế
“Dù xử lý khủng hoảng (dịch Covid-19) rất kém trong giai đoạn đầu, đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở lại làm chủ tình hình. Giờ đây, nước này đang lấy bài học thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh để quảng bá hình ảnh trong và ngoài nước”, báo cáo “Thế giới hậu Covid-19” (The World After Covid-19) của Rasmussen Global đánh giá.
Rasmussen Global là tổ chức nghiên cứu do cựu Thủ tướng Đan Mạch đồng thời là cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen sáng lập.
Theo báo cáo, sau khi tạm thời giải quyết được khủng hoảng dịch bệnh trong nước, Bắc Kinh đã tiến hành “ngoại giao y tế” bằng cách cung cấp trang thiết bị và sự trợ giúp y tế tới nhiều nước.
Đối tượng hỗ trợ của Trung Quốc rất đa dạng, từ các nước giàu có và dân chủ lâu đời như Ý, Tây Ban Nha tới các nước lân cận như Philippines, Malaysia.
Đây là đường lối mà chính quyền Trung Quốc gọi là “Kiện khang ty thao chi lộ” (Con đường tơ lụa sức khỏe), ngầm liên hệ với chiến lược Vành đai – Con đường mà nước này đang ra sức xây dựng để khuếch trương vai trò của mình.
hình ảnhGETTY IMAGESÔng Tập Cận Bình rất muốn bảo đảm danh tiếng của Trung Quốc trên sân chơi toàn cầu
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực như viễn thông, giao thông, công nghệ tại nhiều nơi trên thế giới.
Trong mục Ý kiến trên báo The New York Times, nhà phân tích Joshua Kurlantzick từ Council on Foreign Relations, một tổ chức tư vấn của Mỹ, viết: “Bắc Kinh coi cuộc khủng hoảng Covid-19 là cơ hội để giành lấy vị thế lãnh đạo toàn cầu đúng lúc Hoa Kỳ thoái vị, một ý niệm khiến các nhà quan sát lo ngại”.
Đánh giá này được đưa ra giữa lúc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, đang “thoái vị” khỏi một số trách nhiệm quốc tế. Mới nhất là tuyên bố “rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới” của ông Trump vào hôm 29/5.
Không khẳng định, nhưng báo cáo Rasmussen Global nghi ngờ liệu Covid-19 sẽ càng đẩy nhanh sự suy giảm trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ và xói mòn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho hợp tác đa phương. Hoặc liệu cuộc khủng hoảng sẽ tạo ra một chiến thắng Dân chủ vào tháng 11 để thúc đẩy trở lại vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.
Giữa lúc khủng hoảng dịch bệnh chưa tan, nước Mỹ lại đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu rộng khác.
Sau khi người đàn ông da đen George Floyd “bị giết” trong khi đang bị cảnh sát bắt giữ, biểu tình và bạo động đã nổ ra tại hàng chục thành phố. Cách mà ông Trump dùng cảnh sát và Vệ binh Quốc gia, cũng như tuyên bố sẽ điều động quân đội, để đối phó với các cuộc bạo loạn cũng hứng chịu nhiều chỉ trích.
Chật vật đối phó với các vấn đề quốc nội, Tổng thống Trump càng ít rảnh rang hơn để có thể quan tâm tới các vấn đề quốc tế. Trong bối cảnh đó, ý niệm về việc Trung Quốc chớp lấy thời cơ càng hiển lộ rõ hơn.
Không thể là Trung Quốc
Nhiều nhà nghiên cứu, phân tích quốc tế cơ bản đồng ý với nhau hai điểm: Thứ nhất là Trung Quốc đang mạnh lên nhanh chóng và đang có chủ ý giành lấy vai trò dẫn dắt thế giới; Thứ hai là Mỹ cần phải củng cố lại vai trò và trách nhiệm của mình đối với thế giới nếu muốn duy trì vị thế của mình. Tuy nhiên, dù đang mạnh lên nhanh chóng, vai trò dẫn dắt thế giới của Trung Quốc vẫn còn bị nghi ngờ.
Không chỉ cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc có nhiều điểm mờ ám, cách mà họ đối xử với các quốc gia khác trong nhiều vấn đề, chẳng hạn tranh chấp tại Biển Đông, cũng khiến nước này không thể hiện được tư cách lãnh đạo.
“Tôi không tin rằng Hoa Kỳ đang suy giảm vai trò của mình, nhưng các quốc gia khác, như Trung Quốc, đang phát triển nền kinh tế và tăng cường năng lực và khả năng quân sự. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh và với Lực lượng vũ trang của mình, Hoa Kỳ vẫn là cường quốc quân sự toàn cầu”, ông Raul Pedrozo, cựu sĩ quan Hải quân Mỹ và là chuyên gia luật quốc tế, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
“Các cường quốc như Trung Quốc sẽ không bao giờ được coi là lãnh đạo thế giới trừ khi họ tôn trọng quyền của các quốc gia khác, hành xử có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Pedrozo lưu ý.
hình ảnhCSISMục tiêu quốc gia của Tập Cận Bình
Cách mà Trung Quốc gia tăng áp lực theo hướng hạn chế quyền tự do của người dân và thu hẹp quyền tự quyết của đặc khu hành chính Hong Kong cũng khiến nước này trở thành một “hình mẫu xấu”.
Chính cách hành xử của Trung Quốc tác động vào nhận thức chung của cộng đồng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo một kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm 2019, người dân khu vực này vẫn thích Mỹ hơn Trung Quốc.
Với những hỗ trợ hoặc giao thương hàng hóa của Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19, phản ứng của các nước cũng khác nhau.
Sau khi Slovakia chi 16 triệu đôla Mỹ để mua bộ xét nghiệm của Trung Quốc, Thủ tướng Igor Matovic nói rằng: “Chúng tôi có một tấn và chưa dùng tới.” Ít nhất một quan chức Phần Lan phải từ chức liên quan đến việc mua khẩu trang “không sử dụng được” của Trung Quốc.
Dù Trung Quốc không được đánh giá cao trong triển vọng giành lấy vai trò lãnh đạo thế giới, vị thế của Mỹ cũng đang bị thách thức. Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ cần thay đổi cách tiếp cận của mình để khôi phục lại vị trí mà họ đang đánh mất.
Raul Pedrozo
Các cường quốc như Trung Quốc sẽ không bao giờ được coi là lãnh đạo thế giới trừ khi họ tôn trọng quyền của các quốc gia khác, hành xử có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế
“Nếu Hoa Kỳ muốn cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, thì vai trò lãnh đạo Hoa Kỳ nên được thể hiện vào việc xây dựng một cái gì đó tích cực từ cuộc khủng hoảng thay vì cố gắng sử dụng cuộc khủng hoảng đó để cô lập và xa lánh Bắc Kinh”, giáo sư Michael Green và Evan Medeiros nhận định trong bài viết chung trên tạp chí Foreign Affairs.
Ông Alexander Vershbow, từng làm đại sứ Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, Nga và NATO, mới đây đã đánh giá:
“Ngay cả khi đảng Dân chủ trở lại Nhà Trắng, sẽ mất rất nhiều thời gian để xây dựng lại vai trò lãnh đạo của Mỹ và khôi phục lại niềm tin và sự tin tưởng từ phía các đồng minh truyền thống, điều vốn đã mất đi do dịch Covid-19 cũng như hành động rút khỏi WHO.”
“Tôi nghĩ rằng thái độ được phản ánh trong chủ trương rút khỏi vị trí lãnh đạo có nguồn gốc sâu xa trong nền chính trị Mỹ và sẽ không dễ dàng – ngay cả khi có sự thay đổi chính quyền – trở lại như trước kia”.
Nền kinh tế Mỹ có lẽ đang trong thời điểm tụt dốc sâu nhất kể từ sau Đại suy thoái 2008-2009, nhưng người Mỹ vẫn nghĩ Tổng thống Donald Trump giỏi xử lý các vấn đề kinh tế hơn ứng viên tổng thống đề cử của Đảng Dân chủ, ông Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi họp báo thường nhật về tình hình chống dịch virus corona Vũ Hán (Youtube)
Theo khảo sát mới đây của Wall Street Journal/NBC News, cử tri Mỹ đã chọn Tổng thống Trump thay vì chọn ứng viên Biden khi được hỏi ai là người giỏi nhất trong việc ngăn chặn thất nghiệp và đưa người Mỹ trở lại làm việc, 48% chọn ông Trump, 35% chọn ông Biden.
Về xử lý nền kinh tế nói chung, Tổng thống Trump cũng nhận được tín nhiệm của cử tri hơn Biden, 48% so với 37%.
Đại dịch virus corona Vũ Hán đã tàn phá nền kinh tế Mỹ, khiến tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao như thời hậu Thế chiến hai và nền kinh tế bị thu hẹp đáng kể.
Trước thực trạng nền kinh tế ảm đạm như vậy, chỉ 5% cử tri đánh giá kinh tế Mỹ là “hoàn hảo”, giảm từ 18% trong khảo sát vào cuối năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ đánh giá nền kinh tế là “tốt” cũng giảm từ 35% hồi tháng 12/2009 xuống còn 17%.
Tỷ lệ đánh giá nền kinh tế Mỹ là “kém” đã tăng lên 45%, từ 14% vào cuối năm ngoái. Những người đánh giá nền kinh tế “chỉ bình thường” vẫn duy trì ổn định ở quanh mức 30%.
Tỷ lệ tán thành công việc của ông Trump trong tháng Sáu là 45%, giảm 1% so với hồi tháng Tư, nhưng vẫn cao hơn 1% so với cuộc khảo sát vào tháng 12/2019. Những người biểu đạt tán thành mạnh mẽ công việc ông Trump đang làm chiếm 31%, giảm 3% so với cuối năm ngoái, trong khi tỷ lệ tán thành vừa phải tăng 3% lên 14%. Tỷ lệ phản đối mạnh mẽ công việc ông Trump đang làm là 47%, tăng 3% so với cuối năm 2019.
40% người Mỹ nói họ có cảm tình tích cực đối với ông Trump, trong khi 37% người Mỹ nói họ có cảm tình tích cực với ông Biden.
Tuy nhiên, trong khảo sát đối đầu trực tiếp giữa hai ứng viên tổng thống, khi được hỏi nếu cuộc bầu cử được tổ chức hôm nay bạn sẽ bỏ phiếu cho ai, ông Biden đã thắng ông Trump tới 7% (49% so với 42%).
Thậm chí ông Trump còn thua ông Biden tới 14% trong cuộc khảo sát mới đây của CNN. Tỷ lệ chọn ứng viên Đảng Dân chủ là 55%, trong khi chọn ông Trump chỉ 41%. Tháng trước, ông Biden dẫn ông Trump chỉ 5% (51% so với 46%).
Theo RealClearPolitics, tính trung bình các cuộc thăm dò trước bầu cử từ năm ngoái tới nay, ông Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump 7,8%.
Trong cuộc khảo sát của CNN, 42% cử tri được hỏi nói rằng những vấn đề liên quan tới phân biệt chủng tộc là cực kỳ quan trọng đối với quyết định bỏ phiếu của họ trong cuộc bầu cử tháng Mười Một, cao hơn một chút so với 40% chọn kinh tế, 39% chọn chăm sóc sức khỏe, và 31% chọn dịch bệnh virus corona.
Theo khảo sát của CNN, 63% cử tri nói rằng ông Biden xử lý vấn đề phân biệt chủng tộc tốt hơn Tổng thống Trump. Số người chọn ông Trump giải quyết phân biệt chủng tộc tốt hơn ông Biden chỉ là 31%. Trong vấn đề xử lý dịch bệnh virus corona, ông Biden cũng vượt trên ông Trump 14 điểm phần trăm.
Điểm chung giữa khảo sát của CNN với khảo sát của Wall Street Journal/NBC News là cử tri Mỹ đánh giá ông Trump xử lý vấn đề kinh tế giỏi hơn ông Biden. Ông Trump vượt ông Biden 5% về giải quyết vấn đề kinh tế theo khảo sát của CNN, và vượt 11% theo khảo sát của Wall Street Journal/NBC News.
Phản ứng với kết quả khảo sát của CNN, ông Trump gọi các cuộc thăm dò dư luận của hãng tin này cũng là Giả như các tin tức của họ.
“Các cuộc khảo sát của CNN là Giả như Tin tức của họ. Các số liệu tương tự, và tồi tệ như thời điểm đối đầu với Hillary Lươn lẹo. Đảng Dân chủ sẽ phá hủy nước Mỹ!”, ông Trump viết trên Twitter hôm 8/6.