10 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo

10 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo

Người Do Thái không giàu có, họ cũng chẳng có sức mạnh phi thường, nhưng họ sử dụng tài trí của mình để trở thành một tộc người có trí thông minh cao nhất thế giới, đồng thời trở thành lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới.

Nếu được hỏi rằng dân tộc nào trên thế giới là thông minh nhất? Tin rằng 80% mọi người sẽ trả lời là người Do Thái.

Dù nổi tiếng thế giới vì sự thông minh, nhưng dân tộc này đã bị Hitler tàn sát trong Thế chiến II, và thậm chí còn gần như bị xóa sổ. Sự tàn khốc của cuộc chiến và sự tàn nhẫn của Đức quốc xã có thể được nhìn thấy trong bộ phim kinh điển “Danh sách của Schindler”.

Tuy nhiên, dù phải trải qua những làn sóng đẫm máu cùng những năm tháng bi thương, người Do Thái vẫn không bị đánh gục, thay vào đó, họ trỗi dậy một cách kỳ diệu. Họ không giàu có, họ cũng chẳng có sức mạnh phi thường, nhưng họ sử dụng tài trí của mình để trở thành một tộc người có trí thông minh cao nhất thế giới, đồng thời trở thành lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới.

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời nhất trên thế giới. Dân tộc chỉ chiếm 0,2% tổng dân số thế giới này đã tạo ra nhiều tài năng xuất chúng:

Trong số những người đoạt giải Nobel ở thế kỉ 20, người Do Thái chiếm 1/5.

Trong số 200 người có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ, người Do Thái chiếm một nửa.

Trong số các giáo sư của các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, người Do Thái chiếm 1/3.

Trong các tác giả hàng đầu Hoa Kỳ trong các lĩnh vực văn học, kịch, âm nhạc, người Do Thái chiếm 60%.

Các doanh nghiệp giàu có nhất thế giới, người Do Thái chiếm một nửa.

Trong số 40 người đứng đầu trong Danh sách người giàu của Forbes, 18 người là người Do Thái.

Ngoài ra còn có một số lượng lớn những con người vĩ đại như: Marx, Darwin, Freud, Einstein…

10 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo - Ảnh 1.

Albert Einstein, nhà vật lý học gốc Do Thái nổi tiếng

Vì sao người Do Thái lại trở thành tộc người thông minh nhất trên thế giới?

Câu trả lời chính là: người Do Thái xem trọng phương pháp học tập và giáo dục.

Theo luật điển của người Do Thái: “Đứa trẻ 5 tuổi là chủ nhân của bạn; 10 tuổi là nô bộc của bạn; tới 15 tuổi, cha mẹ con cái bình đẳng, không còn chức danh con trong gia đình.”

Thứ nhất, người ta nói rằng người Do Thái đổ mật ong vào “Kinh thánh” rồi để trẻ em liếm mật ong trên sách, vì vậy, trẻ em Do Thái sớm đã có ấn tượng tốt về sách và thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.

Thứ hai, người Do Thái có một phương châm: Nếu con gái lấy được học giả, bán gia sản đi cũng đáng; nếu cưới được con gái của học giả, bỏ ra tất cả tài sản cũng sẽ không tiếc rẻ.

Thứ ba, một phụ huynh người Do Thái hỏi con mình rằng, nếu một ngày nhà bị cháy, và con chỉ có thể đem theo một thứ, vậy con sẽ mang theo cái gì? Khi con trả lời rằng sẽ mang theo tiền, phụ huynh nói: đem theo tri thức, bởi vì tiền dùng rồi cũng sẽ hết, nhưng tri thức sẽ giúp con kiếm được nhiều tiền hơn.

Thứ tư, trẻ em Do Thái ngay từ nhỏ đã không dựa dẫm vào bất cứ ai, kể cả ba mẹ, chúng biết rằng phàm là chuyện gì, cũng phải dựa vào chính bản thân.

10 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo - Ảnh 2.

Dưới đây là 10 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo:

1. Một ly nước tinh khiết có thể trở nên bẩn vì một giọt nước thải, nhưng một cốc nước thải sẽ chẳng thể trở nên sạch sẽ hơn chỉ bởi sự hiện diện của một giọt nước sạch.

2. Trên thế giới này, có 3 thứ mà người khác không thể cướp được của bạn:

Một là thức ăn đã xuống dạ dày.

Hai là ước mơ cất giấu trong tim.

Ba là những cuốn sách đã đọc in sâu vào não.

3. Ngựa chạy trên đất mềm rất dễ ngã quỵ, con người thì dễ dàng té ngã trong những lời nói ngọt ngào.

4. Thế gian này không có sự phân biệt rạch ròi giữa bi kịch và hỉ kịch,

Bạn có thể bước ra từ trong bi kịch, đó chính là niềm vui.

Bạn chìm đắm trong niềm vui, đó chính là bi kịch.

10 bài học giáo dục kinh điển của người Do Thái và cách họ bồi dưỡng ra thế hệ ưu tú tiếp theo - Ảnh 3.

5. Nếu không đọc sách, đi vạn dặm đường, cũng chỉ là người đưa thư.

6. Khi hàng xóm của bạn đánh đàn vào lúc 2h sáng, tuyệt đối đừng làm lớn chuyện.

Bạn có thể thức dậy vào lúc 4h sáng, gõ cửa nhà anh ta và bảo rằng mình rất thích bản nhạc mà anh ta vừa đánh.

7. Nếu bạn chỉ ngồi đó chờ đợi, những chuyện xảy ra sẽ chỉ là “bạn đang già đi.”

8. Bạn bè thực sự không phải là ngồi với nhau nói không hết chuyện, mà là dù không nói gì, cũng sẽ không cảm thấy gượng gạo.

9. Thời gian là bậc thầy chữa lành những vết thương tâm hồn, nhưng tuyệt đối không phải là cao thủ trong giải quyết vấn đề.

10. Thà hối tiếc, còn hơn là bỏ qua cơ hội để hối tiếc.

Theo Alexx / Báo Dân sinh

Thế lực nào đang gây ra sự hỗn loạn tại nước Mỹ?

Cái chết của một người Mỹ da đen tên là George Floyd vào ngày 25/5/2020 đã thổi bùng lên làn sóng bạo lực chưa từng thấy. Những kẻ bạo loạn giả danh đòi Công lý cho George Floyd đã không kiêng dè tấn công bất cứ ai, từ cảnh sát cho tới dân thường và người biểu tình ôn hoà, đồng thời gây ra hàng loạt các vụ đốt phá, hôi của trên toàn nước Mỹ.

Liệu cái chết của George Floyd có nằm trong kịch bản hay không, hay nói cách khác, ai đang được hưởng lợi từ cái chết của George Floyd?

Câu trả lời tất nhiên là các thế lực tạo ra sự hỗn loạn và hủy diệt – tức là những phần tử chống nước Mỹ và chống chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nước Mỹ càng hỗn loạn trong năm bầu cử bao nhiêu, truyền thông cánh tả dưới sự chi phối của quyền lực ngầm và ĐCSTQ càng cường điệu hóa thảm họa và đổ lỗi cho Tổng thống Trump bấy nhiêu.

Về mặt logic, điều này thật vô lý. Vì Tổng thống Trump không liên quan gì đến cái chết của George Floyd. Nhưng nó khởi tác dụng gián tiếp cho chiêu trò chính trị, khi truyền thông cánh tả sẽ tận dụng triệt để xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành “cảm xúc” chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.

Truyền thông cánh tả sẽ xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành "cảm xúc" chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.
Truyền thông cánh tả sẽ xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành “cảm xúc” chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới. (Getty)

Cứu nguy cho cú vố miệng của Joe Biden

Cái chết của George Floyd chỉ xảy ra ít ngày sau khi ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden trả lời phỏng vấn một người da đen. Ông ta đã hớ hênh khi nói rằng: You aint Black enough, hàm ý là Bạn không phải là người da đen nếu không bỏ phiếu cho tôi

Tất nhiên, cộng đồng người da đen đã phản ứng trước phát ngôn phản cảm này, và Đảng Dân chủ đã phải trải qua một phen kinh hoàng bởi bình luận “thiếu suy nghĩ” của Joe Biden. Đảng Dân chủ lo sợ rằng, họ có nguy cơ bị vuột mất những lá phiếu “đen” vào ngày 4/11, khi nhiều người Mỹ da đen sẽ dồn bỏ phiếu cho Donald Trump.

Vừa thật trùng khớp, một kịch bản dường như đã được “dựng sẵn” cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày.

Đột nhiên bình luận hớ hênh của Joe Biden nhanh chóng bị lãng quên và truyền thông cảnh tả nỗ lực chuyển hướng đổ mọi “tội lỗi” cho Tổng thống Trump.

Vừa thật trùng khớp, một kịch bản dường như đã được "dựng sẵn" cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày.  
Một kịch bản dường như đã được “dựng sẵn” cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày. (Ảnh chụp video)

Từ một vụ việc xảy ra tại bang Minnesota, giờ đây những kẻ bạo loạn mượn danh nghĩa đòi Công lý cho George Floyd đã gây bạo loạn trên toàn nước Mỹ. Những kẻ khiêu khích cánh tả đã cổ vũ các “chiến binh” đập phá các cơ sở kinh doanh, đốt phá xe ôtô và các tòa nhà, gây ra tình trạng hỗn loạn vượt ngoài tầm kiểm soát.

Bằng chứng gây sốc: Các cuộc nổi loạn có bàn tay dàn dựng

Bạo lực đã bùng phát ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ liên tiếp trong vài ngày qua báo hiệu cho sự bất ổn dân sự kéo dài trong những ngày tới. Cái chết của George Floyd là một thảm kịch, và hầu hết người dân Mỹ đều bày tỏ ôn hoà phản đối việc cảnh sát lạm dụng bạo lực quá trớn.

Các cuộc bạo loạn ngày càng phơi bày mặt tối cho thấy những bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn rối ren như một cuộc “nội chiến”.

Các cuộc bạo loạn ngày càng phơi bày mặt tối cho thấy những bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn rối ren như một cuộc "nội chiến".  
Cuộc bạo loạn phơi bày nhiều mặt tối cho thấy bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn như một cuộc “nội chiến”. (Shutterstock)

Hãy bắt đầu từ vụ bạo loạn xảy ra ở New York, nơi người đứng đầu chính quyền tiểu bang là Thống đốc Andrew Cuomo thuộc Đảng Dân chủ đang trở nên bất lực hoặc cố tình bất lực, để những kẻ bạo loạn chiếm lĩnh đường phố, đốt phá và tấn công cả cảnh sát.

Theo ông John Miller, Phó ủy viên cảnh sát chịu trách nhiệm về tình báo và chống khủng bố của New York xác nhận, qua phân tích và điều tra đã có bằng chứng cho thấy nhóm bạo loạn lên kế hoạch chuẩn bị tấn công cảnh sát.

“Trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu, những người tổ chức nhóm vô chính phủ đã lên kế hoạch tăng tiền bảo lãnh. Họ đã lên kế hoạch tuyển dụng các đội y tế trong trường hợp có cuộc tấn công xung đột với cảnh sát”. 

Các nhà chức trách đã phát hiện một mạng lưới các trinh sát xe đạp phức tạp để hướng dẫn nhóm biểu tình bạo loạn đi theo các hướng khác nhau, nhằm mục đích có thể tập hợp các nhóm lớn hơn đến những nơi có thể dễ dàng thực hiện các hành vi phá hoại, thậm chí tấn công cả cảnh sát và đốt phá xe cảnh sát.

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

Anarchists, we see you!

Embedded video

159K people are talking about this

Rõ ràng đây không chỉ là đám đông giận dữ vô tâm mà những nhóm bạo loạn này đang được hướng dẫn và tổ chức có mục đích và điều này rất đáng báo động.

Tại Chicago, bà Thị trưởng Lori Lightfoot (Đảng Dân chủ) đã công khai thừa nhận rằng: “Không nghi ngờ gì nữa. Đây là một nỗ lực có tổ chức. Rõ ràng đã có những nỗ lực để biến tiến trình hòa bình thành một thứ gì đó bạo lực”. 

Bà Lightfoot không nói rõ liệu các nhóm này có phải là tổ chức chống phát xít cánh tả thường được gọi là Antifa, hay là các băng đảng đường phố địa phương? Tuy nhiên, bà này đã yêu cầu FBI, Cục Thuốc súng & Chất nổ và Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ giúp đỡ, điều tra các nhóm ném bom xăng và đốt phá.

Các nhà chức trách ở bang Minnesota, nơi khởi nguồn các vụ biểu tình bạo lực đã tìm thấy một số vật liệu dễ cháy được sử dụng để gây bạo loạn.

Ông John Harrington, Ủy viên An toàn công cộng của bang  Minnesota cho biết: Một số vật liệu dễ cháy đã được tìm thấy ở các khu phố nơi đã xảy ra hỏa hoạn. Một số hàng rào chắn được dựng lên cách đây vài ngày. Cảnh sát bang Minnesota cũng tìm thấy những chiếc xe bị đánh cắp dùng để vận chuyển các vật liệu dễ cháy. Hàng hóa và vũ khí bị mất cắp cũng được tìm thấy trong những chiếc xe bị đánh cắp này.

Tại một số thành phố khác, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy những chồng gạch được xếp gần hoặc ngay chính tại các địa điểm diễn ra biểu tình bạo động.

Cảnh sát tại thành phố Kansas thông báo rằng họ đã tìm thấy những viên gạch và đá tảng chất đống gần các địa điểm biểu tình xung quanh thành phố. Điều này dấy lên mối lo ngại rằng, các cá nhân hoặc các nhóm bạo động đã lên kế hoạch cướp bóc, phá hủy và tấn công thành phố vào cuối tuần qua.

Tại Baltimore, các quan chức thành phố đã phải phá dỡ các đống gạch và chai lọ tại trung tâm thành phố. Cảnh sát Baltimore xác nhận, họ đang làm việc với các đối tác thực thi pháp luật để tuần tra khu vực.

Tại một số thành phố khác, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy những chồng gạch được xếp gần hoặc ngay chính tại các địa điểm diễn ra biểu tình bạo động. 
Tại một số thành phố khác, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy những chồng gạch được xếp gần hoặc ngay chính tại các địa điểm diễn ra biểu tình bạo động.

Tương tự, tại thành phố New York, người ta phát hiện thấy một đống gạch “ngẫu nhiên” xuất hiện tại St. Marks Place và Seventh Street, mặc dù không có công trường xây dựng nào ở gần đó. Và sau đó, số gạch này đã “được” những kẻ bạo loạn ở Manhattan sử dụng làm vũ khí tấn công dân thường và cảnh sát.

Tại thành phố New York, người ta phát hiện thấy một đống gạch "ngẫu nhiên" xuất hiện tại St. Marks Place và Seventh Street, mặc dù không có công trường xây dựng nào ở gần đó.
Tại thành phố New York, người ta phát hiện thấy một đống gạch “ngẫu nhiên” xuất hiện tại St. Marks Place và Seventh Street, mặc dù không có công trường xây dựng nào ở gần đó.

Ở Texas, một đống gạch lớn xếp chồng lên nhau trước tòa án ở Dallas. Có điều, những đống gạch khổng lồ này được đặt ngay trên đường mà những kẻ bạo loạn sẽ đi qua để vào thành phố Frisco.

Ở Texas, một đống gạch lớn xếp chồng lên nhau trước tòa án ở Dallas.
Ở Texas, một đống gạch lớn xếp chồng lên nhau trước tòa án ở Dallas.

Các thành phố Kansas, Dallas và Fayetteville ở Bắc Carolina đều xuất hiện những đống gạch ngay giữa trung tâm các cuộc biểu tình bạo động. Thật khó để tin rằng, những đống gạch pallet đã được dàn dựng này là một sự trùng hợp ngẫu nhiên tại các địa điểm biểu tình trên khắp nước Mỹ, cho thấy mức độ lập kế hoạch và phối hợp các nhóm bạo loạn ở mức độ rất cao.

Đây là bằng chứng rõ ràng để khẳng định chính quyền Tổng thống Trump đang phải đối phó với một thế lực ngầm phức tạp hơn nhiều, và các nhóm biểu tình chỉ là những quân cờ biết “di động” mà thôi.

Với nền kinh tế vẫn chìm trong suy thoái bởi đại dịch virus Vũ Hán, và cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11 tới, những thế lực ngầm đang nuôi dưỡng cho sự tức giận và thất vọng sẽ dâng cao, kéo dài trong suốt mùa hè để thúc đẩy bạo lực trên toàn nước Mỹ khi ngày bầu cử cận kề.

Những thế lực ngầm đang nuôi dưỡng cho sự tức giận và thất vọng sẽ dâng cao, kéo dài trong suốt mùa hè để thúc đẩy bạo lực trên toàn nước Mỹ khi ngày bầu cử cận kề. 
Những thế lực ngầm đang nuôi dưỡng cho sự tức giận và thất vọng sẽ dâng cao, kéo dài trong suốt mùa hè để thúc đẩy bạo lực trên toàn nước Mỹ khi ngày bầu cử cận kề. (Getty)

Những kẻ bạo loạn Antifa có đồng minh là nghị viên Đảng Dân chủ

Mượn danh nghĩa đòi công lý cho George Floyd, nhưng những gì mà nhóm người thuộc tổ chức Antifa cho thấy họ đã làm ngược lại.

Phá hủy tài sản không phải là một hình thức phản kháng hợp pháp. Đốt phá và bắn trả cảnh sát không phải là công lý. Cướp trắng trợn tại các cơ sở kinh doanh và tấn công dân thường không phải là hành động ôn hoà. Đây đều là những hành động khủng bố.

Trong bối cảnh cướp phá bạo loạn và chính quyền các tiểu bang (thuộc Đảng Dân chủ) dường như bất lực để cho tình trạng phá hoại trở nên liều lĩnh, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ liệt Antifa vào danh sách tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, có một thành viên Quốc hội Mỹ lại đang công khai ủng hộ tình trạng bất ổn dân sự và những kẻ bạo loạn đường phố, khuyến khích những hành động thù hận và ác ý đội lốt đòi Công lý cho người da màu. Đó chính là dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez.

Dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez công khai ủng hộ tình trạng bất ổn dân sự và những kẻ bạo loạn đường phố, khuyến khích những hành động thù hận và ác ý.
Dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez công khai ủng hộ tình trạng bất ổn dân sự và những kẻ bạo loạn đường phố, khuyến khích những hành động thù hận và ác ý. (Getty)

Nữ dân biểu này đã hướng dẫn những kẻ biểu tình bạo lực cách che giấu danh tính như mặc trang phục màu trung tính và dài tay để che hình xăm, nhằm để được “dán nhãn” là biểu tình ôn hoà. Trong số những vật dụng mà nhóm bạo loạn được khuyến nghị mang theo gồm: Kính bảo hộ, khẩu trang và găng tay chịu nhiệt.

Ngoài ra, Ocasio-Cortez còn nhắc nhở quấn gọn tóc dài và không mang theo những thứ “nhạy cảm” để tránh bị bắt, bằng việc hiển thị hình ảnh con dao và ma túy. Thêm nữa, cô này cũng khuyến nghị những kẻ bạo loạn nên bỏ điện thoại ở nhà, hoặc nếu mang theo thì tắt Face/Touch ID trước, hoặc để chế độ máy bay. Tất cả các khuyến nghị này được đăng trên Twitter và Instagram thu hút tới 2,5 triệu lượt xem.

Bên cạnh đó, nữ dân biểu thuộc Đảng Dân chủ này cũng chỉ trích những người kêu gọi ngăn chặn tình trạng bất ổn dân sự. Nếu bạn kêu gọi chấm dứt tình trạng bất ổn này, và nếu bạn kêu gọi chấm dứt tất cả những điều này, nhưng bạn không kêu gọi chấm dứt các tiền đề tạo ra tình trạng bất ổn, bạn là một kẻ đạo đức giả.

Có điều, trong khi nữ dân biểu này lên tiếng bảo vệ những kẻ bạo loạn – mà theo cách suy lý của cô ta thì đó là những kẻ có đạo đức – vẫn tiếp tục đêm “hủy diệt” thứ tư liên tiếp bằng cách đốt cháy một nhà thờ tại Washington DC, phá hủy các di tích quốc gia và khiến một vài nhân viên mật vụ bảo vệ bên ngoài Nhà Trắng bị chấn thương.

Nữ dân biểu này lên tiếng bảo vệ những kẻ bạo loạn - mà theo cách suy lý của cô ta thì đó là những kẻ có đạo đức - vẫn tiếp tục đêm "hủy diệt" thứ tư liên tiếp bằng cách đốt cháy nhà thờ, phá hủy di tích quốc gia. (Getty)
Nữ dân biểu này lên tiếng bảo vệ những kẻ bạo loạn – mà theo cách suy lý của cô ta thì đó là những kẻ có đạo đức – vẫn tiếp tục đêm “hủy diệt” thứ tư liên tiếp bằng cách đốt cháy nhà thờ, phá hủy di tích quốc gia. (Getty)

Đảng Dân chủ: Để mặc tình trạng hỗn loạn và từ chối Vệ binh Quốc gia

Trong số hơn 40 thành phố đã xảy ra bạo loạn, thì có tới hơn một nửa trong số đó rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ bao gồm Los Angeles, New York, Chicago, Philadelphia, San Francisco, Detroit, Porland, Atlanta…. Điều đáng chú ý là, 22 thành phố này đều có thống đốc hoặc thị trưởng thuộc Đảng Dân chủ.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao sự “nhu nhược” và “bất lực” trước các nhóm biểu tình bạo lực đều rơi vào các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát? Câu trả lời chắc chắn là: Đảng Dân chủ muốn tạo ra sự hỗn loạn, để mặc cho những kẻ bạo loạn đập phá các cơ sở kinh doanh và tấn công dân thường. Mục đích để tạo ra bầu không khí sợ hãi khiến hầu hết người dân Mỹ sẽ chọn cách tiếp tục “trú ẩn” trong nhà, còn các chủ doanh nghiệp không thể mở cửa trở lại do bị cướp bóc và phá hoại.

Hệ quả sẽ là: Phá sản, thất nghiệp, kinh tế tụt dốc trong năm bầu cử. Các thành viên Đảng Dân chủ tiếp tục “ván bài” chính trị sinh tử với Tổng thống Donald Trump như đã từng làm trong đại dịch: Để mặc người già chết trong các viện Dưỡng lão; Khai khống số người tử vong vì virus Vũ Hán, tạo ra sự sợ hãi để “khuyến khích” người dân tiếp tục ở nhà.

Các thành viên Đảng Dân chủ tiếp tục "ván bài" chính trị sinh tử với Tổng thống Donald Trump như đã từng làm trong đại dịch. (Getty)
Các thành viên Đảng Dân chủ tiếp tục “ván bài” chính trị sinh tử với Tổng thống Donald Trump như đã từng làm trong đại dịch. (Getty)

Khi các thành phố Mỹ liên tiếp phải hứng chịu các vụ trộm cắp, phá hoại và tấn công cảnh sát, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ gửi quân đội đến để khôi phục lại trật tự nếu các thống đốc tại những tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát cố tình không ‘làm gì’.

Hơn 20.000 thành viên thuộc Vệ binh Quốc gia đã được điều động tới 29 bang để đối phó với bạo lực leo thang, tuy nhiên tiểu bang New York không nằm trong số đó. Thị trưởng thành phố New York là Bill De Blasio cho biết ông không muốn có cảnh vệ xuất hiện tại thành phố của mình, trong khi Thống đốc Andrew Cuomo lại tuyên bố sẽ tôn trọng ý muốn của Thị trưởng.

Điều lạ, bang New York lại là “điểm đen” trong bản đồ tấn công của nhóm Antifa, khi thành phố New York “thất thủ” trước sự tấn công điên cuồng của thành viên tổ chức này. Bất chấp lệnh giới nghiêm, cảnh sát New York cho biết đã có gần 700 kẻ bạo loạn đã bị bắt, và một số sĩ quan cảnh sát cũng bị thương trong các vụ tấn công bạo lực này.

Bang New York lại là "điểm đen" trong bản đồ tấn công của nhóm Antifa, khi thành phố New York "thất thủ" trước sự tấn công điên cuồng của thành viên tổ chức này.
Bang New York lại là “điểm đen” trong bản đồ tấn công của nhóm Antifa, khi thành phố New York “thất thủ” trước sự tấn công điên cuồng của thành viên tổ chức này. (Getty)

Theo số liệu của AP, có hơn 5.600 kẻ bạo loạn đã bị bắt giữ trong một tuần qua vì các hành vi phạm tội như trộm cắp, đập phá, chặn đường cao tốc và phá lệnh giới nghiêm.

Có điều, trong khi từ chối lực lượng Vệ binh Quốc gia mà Tổng thống Trump cử đến, để mặc cho đám bạo loạn đập phá, cướp bóc của dân thường, thống đốc Dân chủ lại tuyên bố những lời dối trá: Đây là thời điểm để hàn gắn vết thương, để gắn kết mọi người, và cách tốt nhất để bảo vệ các quyền dân sự là tránh xa bạo lực leo thang

Phải chăng các quan chức của Đảng Dân chủ tin rằng bạo loạn và cướp bóc là cuộc diễu hành ôn hoà?

Truyền thông cánh tả: Các cuộc bạo loạn gần như ôn hoà

Truyền thông cánh tả vốn được coi là tứ đại tà quyền tại Mỹ khi hầu hết các tờ báo chính thống tại Mỹ đều thuộc về phe Dân chủ.

Truyền thông cánh tả vốn được coi là tứ đại tà quyền tại Mỹ khi hầu hết các tờ báo chính thống tại Mỹ đều thuộc về phe Dân chủ. 
Truyền thông cánh tả vốn được coi là tứ đại tà quyền tại Mỹ khi hầu hết các tờ báo chính thống tại Mỹ đều thuộc về phe Dân chủ. (Getty)

Khi những người Do Thái bị đánh đập và giết chết trong các cuộc bạo loạn ở Crown Heights (New York) vào năm 1991, biên tập viên hàng đầu của tờ New York Times lúc ấy là AM Rosenthal đã viết một bài báo sấm sét lên án bạo lực và những kẻ cổ vũ cho bạo loạn.

Rosenthal viết: “Dùng sự bất bình hoặc tưởng tượng ra như một cái cớ cho bạo lực sẽ không bao giờ được chấp nhận, không phải bởi người da đen hay người da trắng, không phải bởi truyền thông, không phải bởi Tòa thị chính, không phải bây giờ, mà không bao giờ”. 

Gần 30 năm sau bài báo của ông, những cảnh tượng tương tự đã diễn ra trên khắp nước Mỹ: Những kẻ bạo loạn bắn chết và gây thương tích cho cảnh sát, dân thường bị tấn công, các cơ sở kinh doanh bị phá hủy, nhà thờ, sở cảnh sát bị đốt cháy… Nhưng các phương tiện truyền thông ngày nay đã đưa ra quan điểm hoàn toàn khác so với thời của AM Rosenthal.

Trong đại dịch virus Vũ Hán, nếu những người biểu tình ôn hoà bày tỏ sự thất vọng với lệnh phong toả hà khắc của bà Thống đốc Dân chủ Gretchen Whitmer (bang Michigan), thì hầu hết truyền thông cánh tả sẽ đồng loạt “bêu rếu” họ là những kẻ gây ra tình trạng hỗn loạn. Nhưng khi những kẻ biểu tình bạo lực đập vỡ cửa sổ và tấn công dân thường trong những ngày qua, truyền thông cánh tả cho rằng đó lại thuộc về phạm trù “công lý chủng tộc”.

Khi những người biểu tình ôn hoà yêu cầu tái mở cửa đất nước, thì truyền thông cánh tả nói họ gây ra tình trạng hỗn loạn. Nhưng đối với những kẻ biểu tình bạo lực, truyền thông cánh tả cho rằng đó lại thuộc về phạm trù "công lý chủng tộc".
Khi những người biểu tình ôn hoà yêu cầu tái mở cửa đất nước, thì truyền thông cánh tả nói họ gây ra tình trạng hỗn loạn. Nhưng đối với những kẻ biểu tình bạo lực, truyền thông cánh tả cho rằng đó lại thuộc về phạm trù “công lý chủng tộc”. (Tổng hợp)

Khi The Times công bố các cuộc gọi khẩn cấp của người dân tới cảnh sát do bị nhóm bạo loạn tấn công, Ban biên tập của tờ New York Times mà khi xưa biên tập viên Rosenthal từng cống hiến không những không có nổi một bài báo phản đối bạo lực như ông, mà thậm chí chỉ xoa nhẹ bằng những ngôn từ “mị dân” dối trá kiểu như “bạo loạn và cướp bóc là đáng tiếc, nhưng là kết quả của sự bất bình chính đáng”.

Kinh khủng hơn, phóng viên Nikole Hannah-Jones của New York Times còn lập luận rằng, việc những kẻ bạo loạn phá hủy tài sản không phải là hành vi bạo lực mà là hoàn toàn hợp lý. Cô này thậm chí còn tuyên bố rằng, chỉ có những kẻ vô đạo đức mới lên án hành vi này.

New York Times cho rằng những bất bình tương tự, chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc điều tra liên bang tích cực, tước bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho cảnh sát… và tất nhiên bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ.

Thậm chí một biên tập viên của New York Times còn chỉ trích lời hứa của Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt bạo lực là “một cuộc đàn áp gay gắt đối với những người biểu tình đòi công lý chủng tộc” và viện cớ bạo loạn là “những cuộc biểu tình bất bạo động, đôi khi có đổ máu”.

Để đạt mục đích chính trị của phe cánh tả, những cây bút của tờ New York Times không ngần ngại đánh tráo khái niệm, đảo lộn giá trị tốt xấu, thiện ác khiến một bộ phận không nhỏ những người hùa theo ủng hộ những kẻ bạo loạn, cướp bóc.
Để đạt mục đích chính trị của phe cánh tả, những cây bút của tờ New York Times không ngần ngại đánh tráo khái niệm, đảo lộn giá trị tốt xấu, thiện ác khiến một bộ phận không nhỏ những người hùa theo ủng hộ những kẻ bạo loạn, cướp bóc. (Getty)

Trong khi hãng tin AP cấm phóng viên sử dụng từ “cướp bóc”, NBC kiểm duyệt từ “bạo loạn” nhằm bảo vệ những kẻ côn đồ đang đập phá và đánh người, thì bình luận viên Chris Cuomo của CNN lại mô tả các cuộc bạo loạn là “một nhóm người thiểu số biểu lộ lời cầu xin tuyệt vọng mong được lắng nghe”.  Đứng trước một đồn cảnh sát đang bị đốt cháy, phóng viên Ali Velshi của đài MSNBC đã đưa tin cảm thán rằng, trong khi “các vụ hỏa hoạn đã được bắt đầu” thì những người biểu tình ở Minneapolis “nhìn chung không phải là những người ngang tàng”. 

Năm 1991, biên tập viên kỳ cựu Rosenthal hiểu những gì mà những người kế nhiệm ông tại New York Times đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Ông hiểu rằng, bạo lực không phải là một cuộc cách mạng hay “đảo chính” mà là một nỗi khiếp sợ kinh hoàng…

Đảng Dân chủ chính trị hoá cảnh sát để trói tay lực lượng này

Rạng sáng 2/6, cựu cảnh sát trưởng da màu David Dorn (77 tuổi) đã bị những kẻ bạo loạn bắn chết khi ông đang cố ngăn cảm chúng cướp đồ trong một cửa tiệm tại bang Missouri.

Trong khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi và tôn vinh cựu cảnh sát trưởng David Dorn trên Twitter, thì hầu như các đảng viên Dân chủ lặng thinh trước cái chết của ông. Nghịch lý là, cùng chung màu da như George Floyd, nhưng David Dorn qua đời khi ông đang thực thi bảo vệ chính nghĩa, và bị sát hại bởi chính những kẻ bạo loạn do Đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả đang ra sức o bế.

Trong khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi và tôn vinh cựu cảnh sát trưởng David Dorn trên Twitter, thì hầu như các đảng viên Dân chủ lặng thinh trước cái chết của ông.
Trong khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi và tôn vinh cựu cảnh sát trưởng David Dorn trên Twitter, thì hầu như các đảng viên Dân chủ lặng thinh trước cái chết của ông.

Trong các cuộc trấn áp bạo lực toàn nước Mỹ, các sĩ quan cảnh sát đã bị bắn, bị tấn công bằng gạch, đá và bom xăng. Một cảnh sát bị bắn và thương nặng khi đang cố gắng giải tán đám đông bên ngoài sòng bạc ở Las Vegas. Bốn sĩ quan bị trúng đạn ở thành phố St. Louis (bang Missouri) bởi những kẻ biểu tình có vũ trang. Tại Atlanta, sáu cảnh sát đã bị buộc tội sau khi một đoạn video cho thấy họ kéo hai thanh niên ra khỏi xe trong các cuộc biểu tình. Và tại một cuộc biểu tình ở Buffalo (New York), một chiếc SUV đã lao thẳng vào một nhóm sĩ quan, khiến ba cảnh sát bị thương.

Manny Ramirez, Chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát địa phương Fort Worth cho biết: “Những cuộc biểu tình kiểu này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của các cảnh sát và tạo ra không ít áp lực”. Trong khi một lãnh đạo cảnh sát ở St. Louis nói rằng: “Chúng tôi cảm thấy mình như những con tốt trên bàn cờ. Như thể có hẳn một kế hoạch và chúng tôi đang bị cả hai bên xoay vần (chính quyền địa phương và đám biểu tình) để họ đạt được mục đích”.

"Chúng tôi cảm thấy mình như những con tốt trên bàn cờ. Như thể có hẳn một kế hoạch và chúng tôi đang bị cả hai bên xoay vần (chính quyền địa phương và đám biểu tình) để họ đạt được mục đích".
“Chúng tôi thấy mình như con tốt trên bàn cờ. Như thể có hẳn một kế hoạch và chúng tôi đang bị cả hai bên xoay vần (chính quyền địa phương và đám biểu tình) để họ đạt được mục đích”. (Getty)

Hiện giờ, tại các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát, các thống đốc, thị trưởng dường như “bỏ lơ” việc kiểm soát tình hình, và để mặc cảnh sát phải đối đầu với đám biểu tình ngỗ nghịch. Đặc biệt tại bang New York, chính quyền của thống đốc Andrew Cuomo dường như bỏ rơi cảnh sát New York phải chống chọi lại với đám cuồng loạn tấn công, mà không có sự hỗ trợ của Vệ binh Quốc gia.

Thậm chí, bình luận viên Chris Cuomo – là em trai của thống đốc Andrew Cuomo còn trắng trợn bảo vệ những kẻ đập phá trênsóng CNN rằng: Có quá nhiều người coi những cuộc biểu tình là vấn đề. Không. Vấn đề là những gì mà buộc những người dân này phải xuống đường. Đó là sự bất bình đẳng và không có công lý. Xin vui lòng chỉ cho tôi biết chỗ nào những người biểu tình phải lịch sự và ôn hoà. Cảnh sát mới phải là những người được yêu cầu phải ôn hoà, xuống thang và giữ bình tĩnh.”   

Tình hình bạo loạn tại New York căng thẳng đến mức vừa qua Chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát New York đã phải tweet cầu cứu: Sở Cảnh sát New York đang bị mất kiểm soát thành phố. Chúng tôi không có vị lãnh đạo xứng hợp (thống đốc Andrew Cuomo). Những người đàn ông, phụ nữ bị ném gạch, xe ô tô bị đốt phá, và sự việc này diễn ra liên tục. Chúng tôi có lệnh giới nghiêm vào lúc 8h tối, nhưng bọn họ vẫn đang náo loạn trên đường. Tổng thống Trump đang theo dõi việc này. Tôi đang yêu cầu Tổng thống làm ơn, xin Ngài làm ơn gửi ngay nhân viên liên bang đến thành phố New York và theo dõi những gì đang diễn ra nếu thống đốc Andrew Cuomo không điều Vệ binh Quốc gia đến ngay lập tức, thì chính quyền liên bang xin hãy vào cuộc. Chúng tôi đang bị trói tay, chúng tôi đang bị buộc phải xuống thang (với nhóm bạo loạn).” 

Tại bang New York, chính quyền của thống đốc Andrew Cuomo dường như bỏ rơi cảnh sát New York phải chống chọi lại với đám cuồng loạn tấn công, mà không có sự hỗ trợ của Vệ binh Quốc gia. 
Tại bang New York, chính quyền của thống đốc Andrew Cuomo dường như bỏ rơi cảnh sát phải chống chọi lại với đám cuồng loạn tấn công, mà không có sự hỗ trợ của Vệ binh Quốc gia. (Getty)

Các vụ đập phá, cướp bóc tài sản và gây ra các cuộc bạo động tại Mỹ hiện nay chủ yếu do các thành viên của nhóm Antifa, hiện được coi là một tổ chức khủng bố trong nước của chính phủ liên bang.

Sự tàn bạo của cảnh sát trước cái chết của George Floyd có thể có hoặc có thể không có động cơ chủng tộc, điều này thật khó chứng minh. Tuy nhiên, bên cạnh việc cảnh sát lạm dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì các hành vi cướp bóc, đốt phá, phá hoại và tấn công dân thường cũng phải bị truy tố bất kể tín ngưỡng hay màu da.

Trớ trêu thay, khi các thống đốc và thị trưởng thuộc Đảng Dân chủ phản ứng mạnh mẽ với bạo lực của cảnh sát, thì họ và các thành viên Quốc hội Dân chủ như nữ dân biểu Ocasio-Cortez lại tảng lờ các cuộc biểu tình phá hoại này. Điều này không khác gì tiếp tay cho đám đông vô pháp, vô chính phủ càng có “đất” để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đe dọa đến an ninh của tất cả mọi người.

Có điều là, khi chính quyền tiểu bang cố tình dung dưỡng cho nhóm bạo loạn Antifa sẽ dẫn đến nguy cơ cảnh sát buộc phải áp dụng các chiến thuật trị an mạnh mẽ hơn. Khi cảnh sát bị đẩy vào tình thế bị đám đông hung dữ tấn công, họ rất khó kiềm chế và buộc phải nổ súng tự vệ.

Điều này sẽ dễ dàng tạo cớ cho những thế lực “chống Trump” chụp mũ đổ thừa cho cảnh sát và chính quyền của Tổng thống Trump tàn bạo với dân thường. Tất cả đều nằm trong kế hoạch đã được các thế lực ngầm dự trù sẵn trong năm bầu cử này: Đó là phải bằng mọi giá ngăn không cho Tổng thống Donald Trump tái đắc cử nhiệm kỳ hai…

Xuân Trường /NTD

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định để tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng xem loạt ảnh quý về lễ hội nổi tiếng này thập niên 1920 do người Pháp thực hiện.

Toàn cảnh khu vực diễn ra lễ hội Phủ Giày, Nam Định thập niên 1920.

Người hành hương tề tựu tại các lều lán trên đường vào lễ hội.

Các cây nêu được dựng bên ngoài phủ Tiên Hương, phủ chính thờ Liễu Hạnh công chúa tại quần thể di tích Phủ Dầy.

Quang cảnh trước cổng chính của phủ Tiên Hương.

Tại sân ngoài của phủ.

Người hành hương bên ngoài điện thờ.

Người dân tụ tập xem các bà đồng đang nhảy múa điên cuồng trong sân phủ.

Một phiên nhập đồng trong phủ.

Một bà đồng bên đống đồ vàng mã.

Những người hành hương ở phủ Tiên Hương.

Người hành hương sửa soạn lễ vật.

Một nam giới hóa vàng cho đồ lễ hình con hổ.

Một người nhảy mủa bên đồ lễ đang cháy, cạnh đó một người ngồi với que sắt xuyên qua gò má (xiên lình).

Người nhảy múa cũng cầm thanh sắt xuyên luôn vào má mình.

Một đồng nam thắp hương. Người ta nói rằng một phụ nữ trẻ đã nhập vào anh ta.

Đội rước rồng chờ đợi ở sân phủ.

Chiếc kiệu được đưa từ trong phủ thờ ra sân để rước đến núi Gôi cách đó 3 km.

Một người dùng loa kêu gọi đám đông nhường lối cho đám rước đi qua.

Nhóm phụ nữ vận chuyển đồ thờ tự đi theo đám rước.

Một cụ bà chắp tay cầu nguyện trước đám rước kiệu.

Đám rước Mẫu trong lễ hội Phủ Giày.

Nhóm ông bà đồng tham gia lễ hội, có người lấy thanh sắt xuyên qua má.

Dưới chân núi Gôi.

Người hành hương đổ về chùa Gôi trên núi Gôi. Nhiều người nghỉ chân bên các tháp mộ.

Cửa hàng tranh thờ phục vụ người hành hương tại lễ hội Phủ Giày.

Quầy bán tượng phật, con giống… bằng đất nung tại lễ hội.

Bà thầy bói hành nghề trong một miểu thờ.

Sạp bán hương, vàng mã, đồ lễ.

Đám đông vây quanh người hát rong đang biểu diễn.

Các cậu bé in tranh thờ từ bản khắc gỗ để bán cho người hành hương.

Những kẻ trộm cắp tại lễ hội bị bắt giữ và cùm chân.

Một người ăn xin chờ được người hành hương bố thí.

Khung cảnh lễ hội nhìn từ đỉnh đồi gần đó.

RED VN

Một góc nhìn về ‘bệnh sĩ’ trong xã hội Việt Nam

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, bất cứ dân tộc nào cũng có sĩ diện. Tuy nhiên, sự sĩ diện này cao hay thấp, có ở mức cực đoan hay không lại tùy thuộc từng nền văn hóa và tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của lịch sử.

Biểu hiện của sĩ diện nhan nhản

Vậy, thế nào là sĩ diện? Ông Vỹ cho rằng, đó là việc người ta dùng những vẻ bề ngoài, những thao tác khoa trương trước người khác và dĩ nhiên, cái thao tác đó không phản ánh đúng tính chất con người đó mà chỉ để thỏa mãn sự khoe mẽ mà thôi. Tuy nhiên, ít nhiều điều đó cũng khiến anh khoan khoái. Còn về phía người đối diện thì đầu tiên họ bị nhầm, sau đó phát hiện ra bản chất của anh thì họ bực. Do đó, sự sĩ diện mang tính tiêu cực nhiều hơn.

Theo ThS Thạch Mai Hoàng, Bộ môn Nhân học, Đại học KH-XH&NV thì biểu hiện của thói sĩ này rất đa dạng. Chẳng hạn, đến nhà bạn ăn cơm, đáng ra anh sẽ ăn ba bát như ở nhà nhưng lại chỉ ăn một bát dù trong bụng vẫn đói; cứ tỏ ra ta đây đạo mạo, cái gì cũng biết nhưng thực chất đầu óc lại rỗng tuếch; đi ăn hàng luôn chừa lại một ít đồ ăn thay vì ăn hết… “Những biểu hiện của sĩ diện khiến ta gặp thường xuyên, nhan nhản ở bất cứ nơi đâu và bất cứ tầng lớp nào”, ông Vỹ khẳng định.

Sĩ diện bắt nguồn từ đâu?

Theo ông Vỹ, bản chất từ “sĩ diện” là mang vẻ mẫu của người lý tưởng. Thời phong kiến, theo truyền thống Nho giáo, sĩ quân tử được cho là mẫu người lý tưởng. Họ có học thức, có văn hóa, có đạo đức, lý tưởng, được xã hội mến mộ. Vì thế, họ là mục tiêu để bao người phấn đấu hướng tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng trở thành sĩ quân tử. Do đó, nhiều người đã cố tạo cho mình một vỏ bọc theo quy chuẩn của bậc sĩ quân tử để có được “tiếng thơm”.

“Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của sự sĩ diện là bản chất xã hội thiếu sự minh bạch thông tin. Những quy chuẩn của phát triển mập mờ, tạo cho con người dễ đội lốt dưới mọi hình thức trong ứng xử với cộng đồng”, ông Vỹ nêu quan điểm.

Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc lại lý giải ở một góc độ khác. Theo ông, cách đây gần hai thế kỷ, các nhà nghiên cứu Hofstede (Hà Lan) và E.Hall (Mỹ) đã chia các nền văn hóa thành hai loại: Các nền văn hóa dân tộc đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân (các dân tộc châu Âu và Bắc Mỹ) và các nền văn hóa dân tộc đặc trưng bởi chủ nghĩa tập thể (các dân tộc châu Á, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam).

Cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, một nhà nghiên cứu Mỹ đã nhận định: Văn hóa Nhật là văn hóa của sự xấu hổ. Đây cũng là nét chung của các nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tập thể, trong đó có Việt Nam. Chính văn hóa xấu hổ đã tạo nên tính sĩ diện.

Lý giải rõ hơn điều này, ông Ngọc nói: Trong một xã hội như phương Tây đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân, họ được tự do, tùy thích trong việc lựa chọn lối sống mà không nặng nề chuyện xem thái độ của những người xung quanh như thế nào. Bên cạnh đó, đạo Kito có tính chất cá thể. Bất cứ người theo đạo nào có tội mà đi xưng tội, được Đức Cha thay Đức Chúa xá tội cho thì lương tâm họ đã cảm thấy nhẹ nhàng.

Ngược lại, ở những dân tộc đặc trưng bởi chủ nghĩa tập thể thì họ sống trong mối quan hệ đan xen, chằng chịt với gia đình, họ hàng, làng xóm. Trong xã hội đó có những quy chuẩn đạo đức chung và mọi người cần tuân theo, chỉ cần anh đi chệch quỹ đạo đó sẽ bị người ta dò xét, thậm chí lên án. Văn hóa tập thể một mặt làm tăng tính cộng đồng, cộng cảm. Mặt khác, nó làm cho con người ta không dám thể hiện cái tôi rõ nét, từ đó mà sự đột phá, sáng tạo không cao, đúng hơn là nhiều khi người ta không dám sống thật với bản chất con người mình mà phải lựa theo tập thể.

Khi một người có lỗi lầm và bị phát hiện, dù họ có ân hận song cũng không thể xóa đi được mặc cảm, nỗi xấu hổ với gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm. Thậm chí, người ta vẫn đề phòng, nghi kỵ anh, dù lỗi đó đã qua rồi. Vì thế, nhiều người có xu hướng cố gắng giấu kín lỗi lầm mình mắc phải vì sĩ diện, vì xấu hổ.

Sĩ diện bao nhiêu là… đủ?

“Con người cần có tính sĩ diện. Thế nhưng, khi sĩ diện ở mức cực đoan sẽ gây ra những phiền toái, bị mất đi cơ hội, mang tiếng xấu…”, ông Ngọc nói.

Để minh chứng cho điều này, ông đưa ra một ví dụ: “Tôi có một bà bạn người Đức. Bà từng phàn nàn với tôi rằng bà có tặng cho chị giúp việc người Việt Nam một món quà Tết nhưng chị này không nói lời cảm ơn mà lẳng lặng cất đi. Theo bà thì đó là sự thiếu lễ độ. Tôi phải giải thích rằng đó là tính sĩ diện của người Việt. Chị ấy không cảm ơn không phải vì vô ơn mà sợ rằng khi nói ra lời cảm ơn ấy sẽ bị khinh bỉ là người vồ vập của cải. Chắc chắn, chị ấy sẽ tìm dịp khác để báo đáp lại”.

Ông Ngọc cũng cho rằng, sự sĩ diện của người Việt Nam không chỉ thể hiện qua lời nói, hành động mà còn qua cả nụ cười. “Người Việt Nam có thể cười bất cứ lúc nào. Nụ cười ấy nhiều khi không phải là vui thích mà để che giấu cảm xúc, là nụ cười vô duyên. Chẳng hạn, một người bị đau, thấy người khác hỏi han thì nở nụ cười tỏ ra mình không sao vì không muốn có cảm giác thương hại. Hay có trường hợp, mẹ ốm nặng ở quê, người này muốn nghỉ về thăm mẹ nên đến gặp ông chủ nhưng lúng túng và chỉ biết cười…?.

Rõ ràng, có những sự sĩ diện gây ra phiền toái. Thế nhưng, “nếu không có sĩ diện thì cũng đáng lo, vì có thể người ta sẽ hành xử không theo một quy chuẩn nào, khiến những người xung quanh coi thường, lên án”, theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ. Vậy, sĩ diện bao nhiêu được cho là đủ?

Trả lời cho câu hỏi này, ông Vỹ cho rằng, rất khó để định lượng được rằng mỗi người cần bao nhiêu sĩ diện và cần trong những trường hợp nào vì “mỗi cây mỗi hoa”. Cũng cần thấy rằng, sĩ diện còn tùy thuộc vào tính cách mỗi người. Có thể cùng một việc là để được nhận vào làm trong công ty nọ, nhân viên A sẽ lo quà cáp đến biếu sếp còn nhân viên B thì không vì anh ta chỉ muốn dựa hoàn toàn vào thực lực, không muốn mang tiếng quỵ lụy nhờ cậy ai. Điều này là do tính cách quyết định. Mà đã là tính cách thì khó sửa lắm.

Do đó, để biết sĩ diện bao nhiêu là đủ, theo ông Vỹ chỉ có thể “tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Góc nhìn đó thường gắn với lợi ích”.

“Trong nhiều trường hợp, khi người ta biết gạt đi tính sĩ diện để vì tập thể, vì lợi ích chung thì khi đó, sự sĩ diện được cho là đủ”, ông Vỹ nói.

 “Tính cách của mỗi người được tạo ra từ: Phản xạ cảm xúc mang tính tự nhiên; hình thành cái tôi khi ý thức được vị trí trong các mối quan hệ, chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa để hình thành nên những giá trị; do văn hóa, giáo dục chi phối. Do đó, thay đổi tính cách không dễ. Để người ta bớt đi tính sĩ diện thì có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là giáo dục”.ThS Thạch Mai Hoàng
.

Theo AN NHIÊN / KIẾN THỨC

CHUYỆN KỲ THỊ

Từ Thức

Chuyện xảy ra khi tôi còn trẻ, nghĩa là chuyện cổ tích.

Chạy xe trên xa lộ Paris-Caen. Một chiếc xe từ đằng sau, vượt ẩu, khi mình đã chạy vận tốc tối đa. Rồi ngoằn ngoèo trước mặt như rắn say rượu.

Bực mình, tôi cằn nhằn:

-Cái thằng đen này, chơi trò gì vậy?

Hai đứa con gái ngồi đằng sau. Cô lớn, 12, 13 tuổi gì đó, phản kháng:

Mais ça n’a rien à voir avec sa couleur de peau! (Chuyện đó không liên hệ gì tới màu da của anh ta!)

Con nít sống ở ngoại quốc, khi cần nói cái gì nhanh, hơi phức tạp, đều dùng tiếng địa phương. Câu đối đáp tiếp theo bằng tiếng Pháp, cho lẹ.

Bác tài hơi ngượng, chợt nhớ ở Âu Châu, con nít được dạy từ nhỏ kỳ thị chủng tộc là một điều cấm kỵ, thói xấu. Người ta nhìn nhận dễ dàng những tính xấu, trừ thói kỳ thị.

Thay vì nhận lỗi, nhưng một ông bố An Nam không thể xin lỗi, bèn chống chế:

-Đùa một chút, không được à?

-Có những chuyện không đùa được!

Ông bố thấm đòn, cô ái nữ thứ hai bồi thêm:

-Et c (ce n’est) même pas drôle. (Và câu đùa cũng chẳng có gì vui)

Nhờ con cái dạy bảo, từ đó ông bố bớt kỳ thị, bớt ngạo nghễ, và bớt nguỵ biện đôi chút.

BẤT ĐỒNG VĂN HOÁ

Nhớ chuyện cũ, tôi nói với vài người bạn đồng hương: người ta có quyền phản đối chuyện cảnh sát đè cổ George Floyd tới chết, bởi vì “lives mattercũng như các bạn có quyền phản đối, đả kích những kẻ lợi dụng cơ hội để đập phá, ăn cướp.

Cả hai đều là những chuyện xấu.

Một bên làm mất thanh danh của cảnh sát, một bên làm mất thanh danh của những người biểu tình ôn hoà. Và đe doạ tính mạng, tài sản của người khác.

Ăn cướp là ăn cướp, không thể nhân danh cái gì để bào chữa cho hành động đốt phá, trộm cướp.

Nhưng coi chừng. Lên án bạo hành, bất lương là một chuyện, gọi người khác là mọi, là bọn đen, nh, khỉ, kèm theo đủ mọi tĩnh từ tục tĩu, khinh miệt là chuyện khác.

Thứ nhất: không ai chịu trách nhiệm về chuyện mình sinh ra đen hay đỏ.

Thứ hai: chúng ta hơn ai để khinh miệt? Người da đen ít nhất cũng đứng hàng đầu về nhạc, thể thao, và… chuyện tranh đấu cho quyền bình đẳng.

Thứ ba: đó là kỳ thị chủng tộc, bị luật pháp nơi bạn đang sống nghiêm trị.

Thứ tư: thái độ, ngôn ngữ đó sẽ gây xung đột trong chính gia đình bạn.

Bởi vì trẻ em hay những người trẻ tuổi sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, được dạy dỗ để gột rửa óc kỳ thị chủng tộc, đối với thế giới, và con cháu chúng ta, là cái xấu nhất trong những cái xấu.

Ở trường học, họ sống chung, bình đẳng, thân thiện với bạn bè đủ mọi màu da. Họ sẽ ngỡ ngàng thấy cha mẹ có những ngôn ngữ như vậy, đối với chúng ta không có gì nghiêm trọng.

Thái độ kỳ thị của bạn sẽ làm cho không khí gia đình căng thẳng hơn, cái hố giữa các thế hệ Việt Nam sâu hơn.

Đừng ngạc nhiên khi thấy con cháu không muốn trao đổi gì với chúng ta nữa. Không phải chỉ vì ngôn ngữ bất đồng. Tệ hơn: văn hoá bất đồng.

Cuối cùng, nạn nhân đầu tiên chính là bạn.

BÌNH AN

Với những người làm báo Đảng trong nước, hồ hởi vì Mỹ có biểu tình bạo động, hỗn loạn, khác với xứ “bình an” là Việt Nam, Tàu, Bắc Hàn, tôi nhắc lại câu của Churchill: Chế độ dân chủ là chế độ tồi nhất, nếu không kể những chế độ khác. (Democracy is the worst form of government, except for all the others).

Biểu tình hỗn loạn là một trong những điểm yếu của các nước dân chủ. Rất khó có giải pháp, bởi vì tại các nước dân chủ, người ta không thể dàn quân, bắn bỏ người biểu tình như tại những xứ độc tài. Nhưng biểu tình là một hình thức diễn tả tự do tư tưởng. Dân có quyền cho mọi người biết mình nghĩ gì.

Tôi sống ở Pháp, nơi không có ngày nào không có biểu tình, đôi khi vì những lý do vớ vẩn. Bực mình thiệt, nhưng giữa một nước biểu tình suốt ngày, và một xứ “bình an”, “tụ tập đông người” là một cái tội, mở miệng là đi tù, việc lựa chọn không khó khăn. Tôi ghê sợ, vắt giò lên cổ, chạy thoát khỏi xứ bình an, dù là quê hương yêu dấu.

Paris, tháng 6/2020

Xã hội sa đọa – Trích hồi ký Nguyễn Hiến Lê

Ðiều đáng ngại nhất là sa đọa về tinh thần, tới mất nhân phẩm.

Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước.

Nếu một cán bộ nào bị dân tố cáo nhiều quá thì người ta cũng điều tra, đưa cán bộ đó tới một cơ quan khác (có khi còn dễ kiếm ăn hơn cơ quan cũ), đem người khác (cũng tham nhũng nữa) lại thay. Ít tháng sau dân chúng nguôi ngoai rồi, người ta lại đưa kẻ có tội về chỗ cũ. Người ta bênh vực nhau (cũng là đảng viên cả mà) vì ăn chịu với nhau rồi. Dân thấy vậy, chán, không phí sức tố cáo nữa. Có người bảo: “Chống chúng làm gì? Nên khuyến khích chúng sa đọa thêm chứ để chúng mau sụp đổ”.

Có những ông trưởng ti mỗi ngày một ve Whisky (tôi không biết giá mấy trăm đồng), hút hai ba gói thuốc thơm 555 (30 đồng một gói). Bọn đàn em của họ cũng hút thuốc thơm, điểm tâm một tô phở 6 đồng, một li cà phê sữa 4 đồng, sáng nào cũng như sáng nấy mà lương chỉ có 60-70 đồng một tháng.

Như vậy thì tất phải có những vụ ăn cắp của công (Kho một trung tâm điện lực nọ cứ bốn năm tháng lại mất trộm một lần mà không tra ra thủ phạm; rất nhiều bồn xăng bị rút cả ngàn lít xăng rồi thay bằng nước…), thụt két, ôm vàng trong ngân hàng để vượt biên, có khi tạo ra những vụ kho bị cướp, bị cháy, v.v… Y tá ăn bớt thuốc của bệnh nhân rồi tố cáo lẫn nhau, giám đốc biết mà không làm gì được. Lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ. Ăn cắp nhỏ thì chỉ bị đuổi chớ không bị tội, vì “họ nghèo nên phải ăn cắp”, mà nhốt khám họ thì chỉ tốn gạo nuôi. Vì vậy chúng càng hoành hành, ăn cắp, ăn cướp giữa chợ, cảnh sát làm lơ, còn dân chúng thì không dám la, sợ bọn chúng hành hung. Ăn cắp lớn, không thể ỉm được thì phải điều tra, bắt giam ít lâu, rồi nhân một lễ lớn nào đó, ân xá; không xin ân xá cho họ được thì đồng đảng tổ chức cho vượt ngục rồi cùng với gia đình vượt biên yên ổn.

Nạn “phe phẩy” (buôn lậu, làm chợ đen) còn bành trướng hơn nữa. Có thể nói một phần ba dân miền Nam (ở Bắc chắc ít hơn) làm nghề đó. Họ móc nối với những nhân viên kiểm soát, với giới xe đò; và cứ năm chuyến bị tịch thu một chuyến thì họ vẫn còn sống được. Chỉ có nghề đó là đủ ăn, đôi khi phè phỡn nữa, còn làm nghề gì khác cũng sạt nghiệp. Bọn “lơ xe” bán vé cho bọn buôn lậu đó, giấu hàng cho họ, kiếm mỗi ngày được 200 đồng, bằng lương tháng một bộ trưởng. Dĩ nhiên họ cũng phải chia một phần cho công an, kiểm soát viên. Họ hút toàn thuốc thơm, uống toàn cà phê fin (filtre: lọc), ăn một tô phở 6 đồng (giá 1980), bận toàn đồ Mĩ. Người ta gọi họ là các “ông lơ”. Một đứa cháu của tôi học lớp 9, vào hạng tiên tiến, thấy họ sống sung sướng như vậy, muốn bỏ học để học làm lơ xe, cũng bắt đầu hút thuốc lá, uống cà phê rồi.

Ngoài Bắc không có gạo ăn mà miền Tây trong Nam làng nào cũng cả chục lò -nghe nói có làng cả 100 lò- nấu rượu lậu để đưa lên Cao Miên và tiêu thụ ngay trong miền. Người ta pha vào trong rượu một chất hóa học gì đó -thuốc trừ sâu- cho nồng độ của rượu cao; uống rất có hại.

Người ta nói đã có những vụ buôn lậu thuốc phiện; nếu có thì cũng nhỏ thôi, kém xa thời Mĩ, Thiệu. Nhưng đồ lậu như vải, thuốc thơm, thuốc tây… thì khoảng một năm nay lan tràn thị trường: tàu Thái Lan đậu ngoài khơi, ghe tàu của mình từ bờ băng ra, đưa vàng ra đổi các thứ đó, cả đồng hồ điện tử từ Singapore hay Nhật Bản nữa.

Lại thêm dọc biên giới Việt – Miên, Miên – Thái có nhiều đường buôn lậu từ Thái qua Miên rồi qua Việt. Không biết vàng Việt Nam mỗi năm chạy ra nước ngoài bao nhiêu.

Có đồ lậu thì luôn luôn có đồ giả. Bọn tàu Chợ lớn cái gì cũng làm giả được, từ rượu tới thuốc hút, dầu thơm… nhiều nhất là dược phẩm Tây phương, vì thứ này vừa hiếm vừa đắt. Một bác sĩ khuyên tôi đừng mua Ampicilline, B12, Vitamine C (chích), Syncortyl ở chợ trời. Chị hốt rác trong khu tôi ở mỗi buổi sáng thấy trong thùng rác một bọc lớn đầy ống Vitamine C để chích. Có tới 200 ống, mỗi ống 2cc, mà chỉ bán cho người ta có 6 đồng. Chỉ khổ dân quê. Thế nào cũng có y sĩ, y tá chích cho họ thứ đó và chém 5 hay 3 đồng một mũi.

Nạn cờ bạc không công khai như trước, nhưng nạn “xổ số đuôi” thì công khai rồi; người ta bàn nhau nên đánh số nào, số nào ở ngay giữa chợ. Xưa mỗi tuần chỉ xổ số một lần, nay mỗi tuần bảy tám lần vì tỉnh nào cũng xổ số, tự trị mà! Người dân chỉ ngong ngóng chờ giờ xổ số để dò số mà bỏ bê công việc. Nhiều người sạt nghiệp, nhưng cũng có nhiều người nhờ đó kiếm được miếng ăn; thầy giáo hồi hưu, đại úy đi cải tạo về, ngồi bán giấy số ở chợ, kiếm được mươi đồng một ngày.

Nạn cho vay nặng lãi cũng kinh khủng. Một cán bộ giáo dục, đảng viên, cho bạn trong sở vay 100 đồng, mỗi tuần trả lời 20 đồng, tính ra mỗi năm 1.000 đồng, vốn được nhân lên gấp 10. Bạn hàng ở chợ không chơi hụi tháng như xưa nữa, mà chơi hụi tuần, hụi ngày!

Nạn đĩ điếm đã hết đâu. Ngay cuối năm 1975, một cán bộ cách mạng đã bảo các bạn kháng chiến ở bưng về mắc bệnh hoa liễu hết rồi; một số cán bộ rất nghiêm trang đạo mạo -có kẻ ngoài 70 tuổi- từ Hà nội vào, năn nỉ các bạn trong Nam chỉ chỗ cho họ hưởng thú mê li đó một lần cho biết mùi. Chỉ khác là bây giờ người ta làm nghề đó một cách không lộ liễu quá như trước. Họ rất thích sách khiêu dâm, các loại sách này loại truyện chưởng lan ra Bắc từ mấy năm nay rồi.

Tóm lại bao nhiêu xấu xa thời trước vẫn còn đủ mà có phần còn tởm hơn nữa.

Trích hồi ký Nguyễn Hiến Lê (Tập 3)

Chiến tranh tiền tệ: Liệu Mỹ có dội ‘bom nhiệt hạch’ vào hệ thống tài chính Trung Quốc?

Có một mối quan ngại ở Bắc Kinh là Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ loại Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ. (Ảnh: Getty)

Cuộc chiến Mỹ-Trung đang lên đến cao trào trong lĩnh vực tài chính, tử huyệt của Trung Quốc đã xuất hiện: có khả năng Mỹ sẽ ra đòn trừng phạt tài chính đối với Trung Quốc bằng cách loại Bắc Kinh khỏi hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ sau khi Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Giới chuyên gia tin rằng đòn trừng phạt này (nếu có) tương đương với việc thả “bom nhiệt hạch” vào hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài gần 3 năm qua đã leo thang thành cuộc chiến tài chính – tiền tệ với chính sách trừng phạt ngày một mạnh mẽ từ phía Mỹ. Các động thái chính sách của chính quyền Trump cho thấy Mỹ đã và đang thực thi sách lược cắt đứt mọi nguồn tài chính đổ vào Trung Quốc. Nhưng là cường quốc nắm trong tay nhiều công cụ tài chính – tiền tệ đến mức có thể làm chủ cuộc chơi, Mỹ hẳn sẽ không dừng lại ở việc ngăn chặn dòng tài chính của Mỹ và các nước đồng minh chảy vào Trung Quốc.

Khi áp đặt luật an ninh quốc gia mới cho xứ Hương Cảng thì Trung Quốc chắc chắn phải đối mặt với các chỉ trích và đòn trừng phạt thương mại, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây. Nhưng không chỉ vậy, một câu hỏi mới và rắc rối đột nhiên xuất hiện đối với Bắc Kinh: liệu chính quyền Trump có sử dụng sức mạnh của đồng đô-la Mỹ (USD) để làm tổn thương Trung Quốc như một đòn trừng phạt? Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ thống tài chính – tiền tệ của Trung Quốc, với kho dự trữ ngoại tệ của nước này… nếu Mỹ loại các công ty của Trung Quốc và hệ thống tài chính của Bắc Kinh ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD?

‘Bom nhiệt hạch’ của Mỹ có thể tàn phá hệ thống tài chính đang tổn thương nặng nề của Trung Quốc 

Mặc dù xác suất Trung Quốc sẽ bị đối xử như Nga hay Iran hiện vẫn được đánh giá là “ở mức thấp”, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đề cập đến các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính Hồng Kông hoặc Trung Quốc, nhưng nguy cơ leo thang cuộc chiến tài chính Mỹ-Trung đang gia tăng. Trong đó, không thể loại trừ khả năng doanh nghiệp và tổ chức tài chính của Trung Quốc bị cắt khỏi khỏi hệ thống thanh toán đồng USD. Nếu điều này xảy ra, giới chuyên gia tài chính Trung Quốc tin rằng sẽ không khác gì bỏ một “quả bom nhiệt hạch” vào nền tài chính vốn đang rất mong manh của Bắc Kinh (theo South China Morning Post).

Các quan chức và nhà phân tích cho biết nếu Washington cắt đứt hệ thống tài chính và doanh nghiệp của Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng USD, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng như hệ thống nhắn tin thanh toán quốc tế Swift và Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Clearing House (Chips), thì nó có thể gây ra một cơn sóng thần tài chính mà sẽ đẩy hệ thống tài chính toàn cầu vào trạng thái chưa từng có.

“Đây rõ ràng là một lựa chọn hạt nhân của Hoa Kỳ”, một quan chức Trung Quốc tiết lộ sau khi được thông báo về các cuộc thảo luận nội bộ về cách đối phó của Bắc Kinh trước phản ứng có thể của Mỹ đối với luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông. “Nó sẽ làm tổn thương Trung Quốc”. Quan chức này – người từ chối tiết lộ danh tính – cho biết là ở Bắc Kinh, kịch bản này vẫn được coi như là một sự kiện có xác suất thấp, và là phương sách cuối cùng. “Một hành động như vậy sẽ gần với một cuộc chiến tranh nóng hơn là chiến tranh lạnh” (South China Morning Post dẫn nguồn tin nội bộ).

Tác động tới các lợi ích là quá lớn vì nó có thể làm thay đổi nghiêm trọng bối cảnh kinh tế của thế giới trong nhiều năm tới.

Phụ thuộc vào USD – Trung Quốc khó “hung hăng” 

Giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc dựa vào đồng USD như một phương thức thanh toán cho hầu hết các hoạt động thương mại, tài chính và đầu tư quốc tế, với các tổ chức tài chính ở Hồng Kông thường đóng vai trò cửa ngõ. Việc Trung Quốc sử dụng đồng USD đã giúp Mỹ duy trì “đặc quyền quốc tế” của đồng USD – một cụm từ được sử dụng bởi cựu bộ trưởng tài chính Pháp Valéry Giscard d’Estaing vào năm 1965 – trong hệ thống tiền tệ quốc tế.

Quan điểm của Bắc Kinh về đồng USD rất phức tạp. Một mặt, chính phủ Trung Quốc nằm trong kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, hơn một nửa trong số đó là tài sản bằng USD. Bắc Kinh cũng coi đồng USD là một loại tài sản chiến lược, họ hạn chế khả năng công dân Trung Quốc đổi nhân dân tệ (CNY) lấy đồng USD tối đa là 50.000 USD mỗi năm và cảnh giác với các công ty chuyển USD ra khỏi đất nước.

Mặt khác, trong thập kỷ qua Bắc Kinh đã cố gắng hết sức làm suy yếu sức mạnh của đồng USD. Cựu thống đốc ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã đề xuất vào năm 2009 rằng một loại tiền tệ có chủ quyền mới nên được tạo ra để thay thế đồng USD.

Trung Quốc đã khuyến khích sử dụng đồng CNY trong các khu định cư thương mại, họ đã thiết lập một thị trường ở Thượng Hải để giao dịch các hợp đồng tương lai dầu thô bằng đồng CNY, và họ đã phát triển một hệ thống thanh toán CNY xuyên biên giới, ký kết hàng chục giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương và thậm chí tạo ra ngân hàng đa phương của riêng mình.

Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ đạt được thành công hạn chế vì đồng USD vẫn là lựa chọn hàng đầu của các thương nhân, nhà đầu tư và ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Việc sử dụng quốc tế của đồng CNY bị giới hạn so với đồng USD – con số mới nhất từ ​​hệ thống Swift cho thấy đồng CNY chỉ chiếm 1,66% giao dịch thanh toán quốc tế so với 43% của USD.

Ngoài ra, hơn 70% giao dịch thương mại sử dụng CNY trong thanh toán quốc tế diễn ra tại Hồng Kông, nơi có hệ thống tài chính và tiền tệ riêng biệt với đại lục. Bởi vì đồng đô-la Hồng Kông có tỷ giá neo theo đồng USD và có thể tự do chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác, nó phục vụ như một phương tiện để Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn toàn cầu.

Mối lo ngại đang gia tăng rằng Hoa Kỳ có thể quyết định làm suy yếu hoặc thậm chí phá vỡ các liên kết này, tước quyền tiếp cận tài trợ toàn cầu của Trung Quốc trong khi làm suy yếu vị thế của Hồng Kông như một trung tâm tài chính quốc tế.

Nếu Mỹ tung ‘bom nhiệt hạch’: không chỉ Trung Quốc, nhiều ngân hàng trung ương cũng tăng thêm rủi ro thanh khoản đồng USD do lỡ tin tưởng vào Bắc Kinh 

Dù không có sức mạnh với đồng USD như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Nhân dân Trung quốc (PBoC) đã vượt trên cả FED về tổng giá trị hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với hơn 20 ngân hàng trung ương (NHTW) các nước lên tới 523 tỷ USD: đổi đồng CNY lấy USD (cũng chỉ là ngoại tệ dự trữ) tại PBoC. Tổng giá trị hợp đồng hoán đổi ngoại tệ của PBoC hiện đã gấp 20 lần so với thời điểm năm 2008 (25 tỷ USD). Các NHTW tin tưởng và ký kết hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với PBoC hầu hết là NHTW các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

PBoC lấy được niềm tin của NHTW các nước nhờ vào khoản dự trữ ngoại hối ở mức hơn 3.800 tỷ USD thời đạt đỉnh cao (2015) và hiện chỉ còn 3.107 tỷ USD. Ngoài ra, việc chính quyền Trung Quốc cũng như PBoC tích cực tuyên truyền về triển vọng kinh tế xán lạn và đưa ra các con số thống kê được “làm đẹp” về tỷ lệ dự trữ cao nhất thế giới, nợ xấu ở mức an toàn (hiện mới 2,08%), tăng trưởng 2 con số và “hình thế xã hội tốt đẹp, ổn định” cũng là nguyên nhân giúp PBoC mở rộng “phối hợp” và có vai trò dẫn dắt trong thị trường công cụ phái sinh ổn định thanh khoản nếu nền kinh tế các nước đối tác thiếu hụt đồng USD.

Khi ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với FED, NHTW nước A chỉ cần đổi đồng nội tệ của họ trực tiếp lấy USD của Mỹ. Còn khi ký với PBoC, NHTW nước A dự trữ bằng đồng CNY của Trung Quốc, họ đổi CNY của Trung Quốc lấy USD tại thời điểm khủng hoảng thanh khoản. Đây chính là mấu chốt rủi ro lớn với cả đồng CNY của Trung Quốc (đe dọa giảm giá của đồng CNY khi khủng hoảng) và cả nguy cơ NHTW nước A không nhận được đồng USD mà họ đang cần gấp để hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế của họ nếu PBoC thất tín.

Do vậy, nếu lệnh trừng phạt của Tổng thống Trump về loại bỏ hoàn toàn Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán đồng USD thì sức tàn phá của “lựa chọn hạt nhân” này sẽ không chỉ ở Trung Quốc. NHTW các nước và đối tác kinh doanh của Trung Quốc hẳn là sẽ sớm có động thái chính sách ứng phó để ngăn rủi ro từ Trung Quốc tác động tới khả năng thanh khoản đồng USD của mình.

Mỹ từng cắt doanh nghiệp và ngân hàng Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng USD – nhưng chưa trừng phạt trên diện rộng

Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với một số công ty và ngân hàng Trung Quốc trước đây. Zhuhai Zhenhua, một công ty dầu khí nhà nước, đã bị trừng phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, trong khi Ngân hàng Kunlun cũng bị cắt khỏi hệ thống thanh toán của Mỹ. Nhưng các biện pháp trừng phạt này thường được nhắm mục tiêu cụ thể mà chưa áp dụng ở mức độ rộng hơn với cả hệ thống tài chính hay toàn bộ doanh nghiệp Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã lo ngại về quyền lực của đồng USD. Thủ tướng Trung Quốc thời kỳ trước, ông Ôn Gia Bảo, nói vào tháng 3 năm 2009 rằng ông đã “hơi lo lắng” về vấn đề an toàn của lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ khổng lồ mà Trung Quốc nắm giữ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng tiền tệ bất thường – bơm tiền trực tiếp vào hệ thống tài chính bằng cách mua trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ và chứng khoán có thế chấp – để chống khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Quyết định của NHTW năm nay sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng trong nỗ lực giúp nền kinh tế Mỹ sống sót sau đợt bùng phát coronavirus đã một lần nữa làm tăng sự chú ý ở Trung Quốc.

Huang Qifan, cựu thị trưởng thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc, cho biết hồi tháng 5 rằng Hoa Kỳ “không nên liên tục phát hành nợ cũng như nới lỏng định lượng vô hạn” vì rủi ro của nó đối với giá trị của đồng USD.

Nợ quốc gia của Mỹ đã tăng trên 25 nghìn tỷ USD từ 22 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã nhanh chóng vào mua trái phiếu kho bạc, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và thậm chí tín dụng doanh nghiệp, để hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Họ cũng đã mở các loại hình cho vay mới đối với các NHTW nước ngoài để giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm USD trên thị trường tài chính quốc tế, bao gồm cả Hồng Kông.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang kêu gọi tăng tốc nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào đồng USD. Li Yang, một thành viên của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, người đã tư vấn cho NHTW, góp ý trong một diễn đàn trực tuyến vào tháng 5 rằng Trung Quốc phải tăng tốc quốc tế hóa đồng CNY và sử dụng sức mạnh kinh tế của nó để thúc đẩy vai trò của đồng tiền này ra nước ngoài trước những rủi ro bất lợi trong lĩnh vực tài chính.

Lê Minh / NTD

Chuyên gia địa chính trị dự báo: Chỉ 3 đến 4 năm là Trung Quốc sẽ sụp đổ

Chuyên gia địa chính trị dự báo: Chỉ 3 đến 4 năm là Trung Quốc sẽ sụp đổ

Cũng giống như Mao Trạch Đông chịu trách nhiệm trong cuộc Đại Nhảy vọt, Giang Trạch Dân trong đại dịch SARS, chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa Corona. (Ảnh: Getty Images)

Chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Trung Quốc, Peter Zeihan, cho rằng sự sụp đổ của Trung Quốc trên thị trường thế giới sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 hoặc 4 năm. Ý kiến này hoàn toàn có cơ sở khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng các dấu hiệu gần đây – tất cả đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nguy hiểm…

Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Peter Zeihan đã trả lời phỏng vấn của kênh Fox News trong thời gian gần đây. Trong buổi phỏng vấn, ông đưa ra một số nhận định táo bạo về Trung Quốc.

Phóng viên: Peter, hãy nói cho tôi biết. Rõ ràng là ông đã thấy từ trước sự đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này sẽ định hình 100 năm tiếp theo. Sẽ có một trật tự thế giới mới sau đợt bùng phát virus này, và Trung Quốc đang hành động rất hung hăng, bởi vì chúng ta biết rằng họ cần phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc đã cố gắng lợi dụng tình huống này như thế nào, và có phải là họ thậm chí còn đang cố gắng thay thế Hoa Kỳ để trở thành cường quốc duy nhất?

Peter Zeihan: Cho phép tôi đính chính điều anh vừa nói một chút. Đây không phải là cuộc chiến của thập kỷ hay thế kỷ. Đây không phải là cuộc so găng ngang hạng. Điều này sẽ không kéo dài cả thế kỷ đâu. Nó có lẽ chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 năm thôi.

Lý do duy nhất mà Trung Quốc là một nước thống nhất với nền kinh tế quan trọng là bởi vì Hoa Kỳ đã tạo ra một trật tự toàn cầu như vậy (toàn cầu hóa) và vì nhiều lý do khác nhau thì Hoa Kỳ đang rời bỏ cái trật tự này. Trung Quốc không có sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường/vành đai thương mại và càng không thể ảnh hưởng cả hệ thống toàn cầu, cho nên đây thực sự là hồi kết của họ… 

Trung Quốc không thể vận hành bình thường nếu không có hệ thống toàn cầu… Nếu không có hệ thống toàn cầu thì sẽ không tồn tại Trung Quốc.

Phóng viên: Vậy là ông dự đoán rằng sự trỗi dậy Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu kết thúc. Ông nhìn nhận như thế nào về những điều đang thực sự diễn ra?

Peter Zeihan: Lịch sử Trung Quốc rất dài và đa dạng, có rất nhiều tiền lệ về việc Trung Quốc sụp đổ như địa ngục trong thời gian ngắn như thế nào. Theo như tôi theo dõi trong vài tuần qua thì các ủy viên Bộ chính trị cộm cán của Trung Quốc đều chắc chắn rằng không có cách nào Trung Quốc có thể tiếp tục tiến lên nếu Hoa Kỳ không duy trì trật tự thế giới mà họ đã làm trong 70 năm qua. Cho dù đó là Tổng thống Trump hay tổng thống khác kế nhiệm thì đây cũng thực sự là hồi kết của trật tự toàn cầu (toàn cầu hóa). 

Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi phải duy trì trật tự này, và Trung Quốc thì không thể tồn tại nếu không có nó. Như vậy họ đã chấp nhận rằng nó (trật tự toàn cầu) không phải là thứ họ có thể copy hay tự mình tạo ra được. Do đó họ phải chấp nhận một đất nước Trung Quốc đóng kín về chính trị (cô lập); họ phải lựa chọn giữa 2 mô hình: một Trung Quốc kết nối với các phần của thế giới đang tan rã hoặc cố gắng giữ nội bộ được đoàn kết… Và tất nhiên họ sẽ lựa chọn sự ổn định quyền lực được càng lâu càng tốt… Và kết quả là họ nói dối và đổ tội cho mọi người. Ý tôi là, họ đã từng cố gắng đổ tội cho nước Ý khi nước này đang ở đỉnh dịch. Thật là lố bịch. Họ làm vậy không phải vì chúng ta, mà họ muốn khuấy động sự oán hận trong chính đất nước của họ, nhằm giữ cho trung tâm chính trị của họ không bị đổ vỡ… Đó không phải là chiến lược hay ho nhưng thực sự thì nó là thứ tốt nhất mà họ có.

Phóng viên: Điều đó thật là hay. Ông nói rằng Nhật Bản đang rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng rút khỏi. Rất nhiều người muốn Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cố gắng giữ vững quyền lực trong nước và cố gắng sinh tồn trước những dịch chuyển chính trị toàn cầu to lớn và bất lợi, cộng với sức ép của một nền kinh tế 1,4 tỷ dân cần phải vận hành…

Peter Zeihan: Trung Quốc từ 6 năm trước khi ông Tập nắm quyền thì họ chỉ quan tâm đến tập trung quyền lực để chuẩn bị cho điều này; họ biết từ lâu rằng ngày này sẽ đến… 

Những nhận định trên đây phù hợp với những gì đã đưa ra trong bài 8 rắc rối kinh tế lớn có thể là lý do khiến Trung Quốc phải ‘phát tán virus có tính toán’.

Đức Duy / NTD