Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

TP HCM

Từ ngôi nhà bị bỏ hoang trên mảnh đất chưa đầy 18 m2, gia chủ có tổ ấm mới đầy đủ công năng và độc đáo.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Ngôi nhà nhỏ tọa lạc trên mảnh đất 4,5 x 3,9 m trong một con hẻm ở quận 1 được cải tạo để phù hợp với nhu cầu của chủ nhà.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Trước đó, ngôi nhà bị bỏ hoang nhiều tháng, hư hại một phần, bên trong rất tối. Gia chủ muốn sửa sang sao cho nơi ở mới vừa nghệ thuật vừa tiết kiệm chi phí, có chỗ cho cửa hàng đồ da và hai phòng ngủ.

Để đáp ứng nhu cầu của gia chủ, các kiến trúc sư đề xuất giải pháp thay hai mặt tiền gạch cũ bằng mặt tiền gạch kính mờ và cửa sổ kết hợp với khung thép tối giản.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Các ô gạch kính mờ ở mặt tiền hướng Đông Bắc và Đông Nam cao 190 mm rộng 190 mm dày 95 mm, hút ánh sáng và thông gió tự nhiên mà không làm mất đi sự riêng tư.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Nhờ gạch kính mờ, ban ngày, công trình như hòa vào cảnh quan xung quanh.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Tối đến, đèn sáng, ngôi nhà như chiếc đèn lồng lấp lánh giữa khu phố.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Mặt tiền nhà còn có nhiều cửa sổ với các kích cỡ khác nhau, được nhân lên từ chiều cao, chiều rộng của gạch kính. Ngoài tác dụng lấy nắng gió, kết nối giữa không gian trong nhà với bên ngoài, chúng cho phép gia chủ thoải mái nhìn ra xung quanh mà không sợ phiền tới hàng xóm.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Trong nhà, tầng trệt dành riêng cho phòng trưng bày đồ da của gia chủ với một số cửa sổ trưng bày tích hợp kệ kính. Bếp, phòng giặt ủi, cầu thang và nhà vệ sinh nhỏ được giấu kín sau những cánh cửa kính trượt, chỉ mở khi cần thiết.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Ở tầng một, phòng ngủ, phòng tắm và đồ nội thất nằm gọn trong không gian rộng 14 m2.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Phòng tắm và tủ quần áo ẩn sau các vách ngăn kính. Màu xanh lá của sàn xi măng và hoa văn trên cửa kính kết hợp hài hòa với tông màu trung tính của nội thất.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Tầng thứ hai là hệ phòng ngủ chính và ban công.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Tấm lưới bên ngoài lớp gạch kính vừa tạo thêm chỗ trồng cây, vừa đóng vai trò “lớp da” thứ hai cho công trình, đảm bảo riêng tư và giảm nhiệt bên trong. Sau lớp gạch kính còn có rèm để gia chủ sử dụng khi cần.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Phòng tắm tối giản với vòi hoa sen, được đặt ở phía Tây để ngăn nhiệt mặt trời xâm nhập vào không gian ở.

Nhà siêu nhỏ bừng sáng nhờ gạch kính

Nội thất tiết kiệm không gian, kết hợp giữa các vật liệu hiện đại và truyền thống làm cho người ở vừa thấy mới mẻ vừa thấy gần gũi.

Bài: Minh Trang /Ảnh: SM Art Studio /Thiết kế: ROOM+ Design & Build

Nguyên mẫu nhân vật Tám Bính trong ‘Bỉ vỏ’ là ai?

 

Nguyên Hồng cho biết nhà ông ở Nam Định trước có bán cơm và “chứa trọ”. Ngày đó, có một khách đàn bà bị mọi người trong nhà ghê sợ và khinh bỉ.

Bỉ vỏ – tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 – 2/5/1982) – là một trong những tác phẩm có nội dung thành công nhất của văn học Việt Nam hiện đại “thời tiền chiến”. Tác phẩm không chỉ đề cập đến số phận của những người cùng khổ, thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội, mà còn phơi bày nhiều góc khuất, mặt trái của đời sống xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Tác phẩm cũng đánh dấu việc định hình khuynh hướng sáng tác của Nguyên Hồng – nhà văn luôn đứng về những người lao động và luôn bênh vực những kẻ yếu thế…

Tại sao tiểu thuyết lại mang tên Bỉ vỏ

Trong cuốn hồi ký “Bước đường viết văn” (NXB Trẻ, 2019), nhà văn Nguyên Hồng cho biết, Bỉ vỏ được ông thai nghén ngay từ những ngày đầu ông theo mẹ và cha dượng về Hải Phòng tìm kế sinh nhai. Khi đó ông mới 16-17 tuổi (cha Nguyên Hồng mất khi ông 12 tuổi, mẹ ông cải giá, đi một bước nữa). Đó cũng là những tháng ngày gia đình ông khổ sở, vật lộn với cuộc sống (phải đi thuê nhà, mọi sinh hoạt của cả gia đình đều trông vào mấy hào vốn buôn trầu cau của mẹ).

Nguyen mau nhan vat Tam Binh trong 'Bi vo' la ai? hinh anh 1 128234.jpg
Nhà văn Nguyên Hồng thời trẻ. Nguồn: tienphong

Nguyên Hồng cũng cho biết ông tập viết và bắt đầu có những truyện ngắn đầu tiên (viết trong cảnh đói nghèo cùng cực) gửi đăng báo vào năm 1935. Sau những truyện ngắn này, ông dồn tâm sức viết Bỉ vỏ, cuốn tiểu thuyết được ông ấp ủ và “dàn xếp kỹ càng trong đầu óc” nhiều ngày tháng trước đó. Vào khoảng đầu năm 1936, bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết (khoảng 170 trang) hoàn thành. Nhắc lại thời khắc quan trọng này, Nguyên Hồng không khỏi xúc động: “Tôi đã muốn reo, muốn thét, muốn cười, muốn khóc…”.

Cũng trong cuốn hồi ký, Nguyên Hồng cho biết lý do tại sao ông lại đặt tên cuốn tiểu thuyết là Bỉ vỏ mà không phải là những cái tên khác như: Nàng thôn nữ lạc loài, Một kiếp trầm luân, Người con gái xấu số... Ông giải thích, bỉ là con, vỏ là ăn cắp. Một con ăn cắp. Cái tên này theo đúng tiếng lóng cả xã hội đương thời và theo đúng với cuộc đời nhân vật và câu chuyện của nó. Tiểu thuyết Bỉ vỏ chính là câu chuyện và cuộc đời của một con ăn cắp: Bính hay Tám Bính.

Nguyen mau nhan vat Tam Binh trong 'Bi vo' la ai? hinh anh 2 1.jpg
Bìa cuốn hồi ký Bước đường viết văn của nhà văn Nguyên Hồng (NXB Trẻ, 2019).

Bính vốn là một cô gái quê hiền lành, nhưng vì nhẹ dạ nên đã có thai với một gã thư ký đạc điền và bị bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Không thể chịu được những tục lệ cay nghiệt, đẻ xong, Bính phải bỏ làng ra đi. Ra đến Hải Phòng, Bính liên tiếp sa vào những cảnh thê thảm tàn bạo khác. Bị hãm hiếp, bị lừa lọc, trở thành tội phạm, rồi bị buộc phải làm nghề mại dâm.

Thoát khỏi nhà chứa, Bính lấy Năm Sài Gòn, một kẻ tứ cố vô thân, làm nghề du côn, anh chị ở Hải Phòng, đã trải qua không biết bao án tích. Bính yêu thương Năm Sài Gòn và muốn lôi kéo hắn về con đường làm ăn lương thiện, nhưng cô đã tính lầm vì không thể lay chuyển được chồng. Hai người bỏ nhau giữa những ngày sống trở nên khó khăn.

Bính trở về Nam Định lấy chồng mới làm mật thám gác xà lim. Nhưng rồi Bính cũng lại bỏ cuộc đời đó mà đi… Bính ra đi lại làm vợ của Năm Sài Gòn. Đến giai đoạn này, Bính theo hẳn nghề ăn cắp. Cuối cùng Bính bị bắt cùng Năm Sài Gòn trong một vụ vừa cướp của vừa giết người. Kẻ bị giết là một đứa bé con trai. Đau đớn thay đó chính là đứa con mà Bính đã phải cho đi khi còn đỏ hỏn.

Nguyên mẫu nhân vật Tám Bính là ai?

Cũng trong cuốn hồi ký “Bước đường viết văn”, nhà văn Nguyên Hồng cũng đã trả lời một số câu hỏi xung quanh cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ như: Bỉ vỏ là truyện có thật không? Nếu là tưởng tượng, là hư cấu, thì tượng hư cấu đến mức nào?…

Nguyen mau nhan vat Tam Binh trong 'Bi vo' la ai? hinh anh 3 a1_0822.jpg
Nhân vật Tám Bính trong phim Bỉ vỏ do NSND Hoàng Cúc đóng.

Nguyên Hồng cho biết khi còn bé, ông thường phải đọc sách cho cha và bà nghe, phần lớn là truyện Tàu nên ông đã thuộc phần nào sử Trung Quốc xưa và các bộ tiểu thuyết với những nhân vật là các anh hùng nghĩa hiệp. Bên cạnh đó, ông còn biết đến Kiều qua lời kể của bà.

Nguyên Hồng cũng cho biết nhà ông ở Nam Định trước có bán cơm và “chứa trọ”. Ngày đó, có một người khách đàn bà khiến cậu bé Nguyên Hồng chú ý. Người này bị mọi người trong nhà ghê sợ và khinh bỉ. Y nằm ở một tấm phản tồi tàn mé trong lối vào nhà bếp. Người xanh bủng, trông còn trẻ và rã rượi, ốm yếu một cách kỳ lạ. Y ăn riêng, bát đũa phải rửa lấy và để ngay chỗ nằm. Về sau, Nguyên Hồng được biết, y làm nhà thổ, bị bệnh rất nặng. Dù bệnh nặng và chỗ nằm bốc mùi hôi thối, nhưng y vẫn trẻ đẹp, lẳng lơ, và khêu gợi.

Người tiếp theo là chị Lan, làm ở nhà thổ và có họ hàng xa với Nguyên Hồng. Hồi bé, có lần Nguyên Hồng vào cái nhà ghê khiếp của chị. Lúc đó chị đang đánh chắn, mặc quần đùi, cởi trần, đeo nịt vú, tóc vấn buột ra xã xượi… Người chị đen, gầy khẳng và thoảng ra mùi hôi thối của bệnh tật…

Nguyen mau nhan vat Tam Binh trong 'Bi vo' la ai? hinh anh 4 sach_bi_vo.png
Bìa cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ (NXB Văn học, 2015)

Nguyên Hồng cũng kể rằng, trường học của ông gần nhà thương và nhà tù. Nhiều lần đi học qua nhà thương ông được chứng kiến cảnh sinh hoạt của hàng chục người bị nhốt ở khu nhà thổ… Hầu hết da vàng ủng, thân thể thì lở loét sần sùi…

Vào những ngày mới ra Hải Phòng đi tìm việc và trong những ngày tập viết truyện ngắn đầu tiên, Nguyên Hồng thường lang thang qua phố Hạ Lý. Phần chính khu phố này là khu nhà thổ cặn bã của Hải Phòng… Khu này quanh năm nhớp nháp, mờ mờ hôi hám…

Đó là những người, cảnh, truyện Nguyên Hồng được nghe, được biết trước khi viết Bỉ vỏ. Vậy, trong số đó là đâu là nguyên mẫu để Nguyên Hồng xây dựng nên Tám Bính?

Nói về việc này, Nguyên Hồng cho biết những thứ kể trên chỉ đóng góp một phần nào đó cho công việc viết lách của ông mà thôi. Khi xây dựng Bỉ vỏ và Tám Bính, ông không tưởng nhớ đến ai cả. Hình ảnh Tám Bính, cuộc đời Tám Bính, hoàn toàn do ông tạo nên với tất cả tưởng tượng, suy nghĩ của ông về sự đau khổ mà ông đang sống và phải sống ở xã hội lúc bấy giờ. Nhân vật Tám Bính một phần của bao nhiêu người cùng cảnh, cũng có cả một phần của ông. Nguyên Hồng viết:

“Phải! chính sự đau khổ tôi phải sống và đang sống ở cái xã hội bấy giờ nên tôi đã tạo ra Tám Bính bị lừa phản, chịu oan ức; bệnh tật phá hoại thể xác, tội ác phá hoại tinh thần; con người cứ vùng lên, dập xuống, dập xuống lại vùng lên. Trải qua bao nhiêu cảnh đau đớn tủi nhục, tối tăm, tất cả trái tim và linh hồn bị xẻo, bị nướng, bị tan nát… tất cả những ước mơ trong sáng… bị tàn phá… bị xô đi bởi sức mạnh tàn nhẫn và độc ác vô cùng.

Tám Bính lẻ loi, bơ vơ, trơ trọi ấy, cũng có cả một phần tôi và một phần của bao nhiêu người cùng cảnh. Tôi mượn Tám Bính để đưa ra giữa ánh sáng ban ngày của một sự thật trong những sự thật của một hạng người, một số người. Tôi mượn Tám Bính để làm cho nhiều người thấy có một sự thật trong những sự thật như thế của xã hội”.

Sách hay / Zing / Minh Châu.

3 thói quen để sống đẹp như nhà triết học Aristoteles: Ngoài duy trì sự can đảm, lạc quan, còn cần điều quan trọng này nữa

3 thói quen để sống đẹp như nhà triết học Aristoteles: Ngoài duy trì sự can đảm, lạc quan, còn cần điều quan trọng này nữa

Chìa khóa để có một cuộc sống hạnh phúc, hưng thịnh là thực hành lối sống đạo đức mọi lúc, biến chúng thành thói quen hàng ngày.

Aristoteles luôn suy tư, trăn trở đi tìm giá trị cuộc sống của con người, bắt đầu từ những băn khoăn: Tôi được sinh ra giữa cuộc đời này để làm gì? Điều gì tôi sẽ đạt được gì từ những hoạt động của tôi? Mục đích cuối cùng của đời tôi là gì? Làm sao tôi có được cuộc sống tốt?… Đó là những vấn đề được đặt ra không của riêng ai.

Với những suy tư về con người, Aristoteles đã cố gắng trình bày quan điểm đạo đức của ông để giải quyết phần nào về những vấn đề như trên của nhân loại. Ông tập trung vào hoạt động của con người để tìm một hướng đi đúng đắn để sống đẹp, sống đúng giá trị của một con người thực sự.

Theo ông, chỉ có sống đạo đức mới có thể đến được với cuộc sống hạnh phúc và hưng thịnh. Mà chìa khóa để làm được điều đó là thực hiện sống đạo đức mọi lúc, biến chúng thành thói quen và thậm chí thành suy nghĩ, thành tâm trí. Trong số nhiều thói quen mà bạn có thể thực hành để tiệm cận với một lối sống đạo đức, đây là 3 thói quen thực tế nhất mà Aristoteles ưu tiên:

Sống can đảm

Aristoteles tin rằng mỗi đức tính (hoặc thói quen) đều ở giữa ranh giới của 2 tính cách. Sự can đảm quá mức dễ trở thành thô lỗ và thiếu hụt một chút lại trở thành hèn nhát. Bản thân sự can đảm cũng phải có giới hạn và có mức độ thể hiện nếu không muốn trở nên thô lỗ và mù quáng.

Ví dụ như bạn có một công việc 8 tiếng mỗi ngày nhưng không thực sự yêu thích nó. Bạn băn khoăn giữa việc ở yên một chỗ vì thu nhập (việc này bị cho là hèn nhát) hay bỏ việc để đi theo tiếng gọi của đam mê dù chưa có gì đảm bảo là sẽ có một nguồn thu đủ sống chứ chưa nói đến việc có thành công hay không. Lựa chọn giữa đi và ở có thực sự thông minh trong trường hợp này?

Sự can đảm không nằm ở việc bạn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ vì điều mình thích. Trong cuộc sống hiện nay, trước mọi hành động bạn đều nên được suy nghĩ cẩn thận. Thành lập thói quen suy nghĩ cẩn trọng sẽ giúp bạn kiểm soát hành động của mình và đưa ra những quyết định hợp lý.

Trên thực tế, điều này có vẻ giống như viết ra tất cả những lợi ích và bất lợi của tình huống bạn gặp phải. Nếu chúng ta can đảm hơn một chút, chúng ta có thể thay đổi tình huống này không? Nếu chúng ta quá vội vã, có điều gì có thể sẽ bị bỏ lỡ? Sự cẩn trọng trước mỗi quyết định lớn đã là chìa khóa để chúng ta hành động can đảm hơn rất nhiều.

Duy trì sự hài hước, lạc quan

Aristoteles nhấn mạnh những cuộc đối thoại là một phần quan trọng để có một cuộc sống tốt, trong đó sự hài hước là một phần “gia vị” nên có.

Không phải ai cũng có khiếu hài hước và cũng không phải ai cũng biết điểm dừng đúng lúc của những trò đùa. Sự cân bằng hoàn hảo giữa hai nhóm này là sự dí dỏm, hài hước một cách thông minh. Những người có khiếu hài hước tinh tế có thể biến mọi câu chuyện thành thú vị và hấp dẫn. Họ có một sự tinh tế nhất định để hiểu được nên nói hay không nên nói gì, biết cách trả lời một cách sáng tạo và hầu hết đều được mọi người xung quanh đón nhận.

Nhưng có vẻ như đây là một thói quen không hề dễ, bởi nó dường như thuộc về bẩm sinh và nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Để trở thành một người giao tiếp tốt thì việc đầu tiên bạn có thể làm là trở thành một người biết lắng nghe.

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng bạn hãy thử tin một lần. Bạn có để ý là khi mình nói chuyện với bạn thân thì câu chuyện có vẻ hài hước và thân thiết hơn không? Đó là bởi vì bạn hiểu người kia, bạn biết tính cách của người đó và có cách nói chuyện mà cả hai cùng thích. Lắng nghe giúp bạn hiểu được điều mà người đối diện thực sự muốn, từ đó có những hành vi phù hợp với hoàn cảnh và tình huống, tránh trở nên vô duyên.

Khiêm tốn là đỉnh cao của sự hiểu biết

Aristoteles xác định khiêm tốn có nghĩa là im lặng về những thành công của bạn. Tiềm ẩn trong sự khiêm tốn là kiến thức mà bạn bồi đắp, sự may mắn và những tốt đẹp trong cách bạn được nuôi dưỡng. Người khiêm tốn luôn biết rằng không có điều gì là hoàn hảo trong cuộc sống và như vậy việc khoe khoang bất kỳ điều gì cũng là sai lầm.

Không khoe khoang, họ cũng không phải là một người nhút nhát như nhiều người vẫn tưởng. Họ ít nói về bản thân đơn giản vì họ hiểu những điều nên hoặc không nên thể hiện, để tất cả mọi người đều cảm thấy bình đẳng trong câu chuyện chung.

Bạn có thể luyện tập sự khiêm tốn bằng hai điều: thứ nhất, coi trọng tất cả những điều làm nên thành công của bạn ngày hôm nay. Thứ hai, không ngừng nâng cao kho kiến thức của bản thân để “biết người biết ta”.

Theo Med / Hoàng Lan / Theo ICTVietNam

Bất kể là nam hay nữ, vùng cơ thể này càng sạch sẽ thì càng sống thọ

Tuổi thọ là thứ mà mọi người đều mong muốn. Mặc dù tuổi thọ nó có liên quan đến gen, nhưng không phải là không có cách giúp tăng cường tuổi thọ. Nhiều thói quen trong ăn uống và phương thức sống trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp chúng ta tăng tuổi thọ.

Tuy nhiên, có một cách để giúp con người luôn khỏe mạnh mà nhiều người có thể không biết: đó là duy trì vệ sinh răng miệng . Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe răng miệng có liên quan lớn đến tuổi thọ. Một cuộc khảo sát được công bố trên tạp chí “Cộng đồng Nha khoa” nói rằng, rụng răng có liên quan mật thiết đến tỷ lệ tử vong.

Các nhà nghiên cứu trong cuộc khảo sát phát hiện rằng, nếu một người đến 70 tuổi vẫn còn ít nhất 20 chiếc răng sẽ sống lâu hơn những người có ít hơn 20 chiếc răng ở tuổi 70. Miệng là “vùng thoải mái” của vi khuẩn và đây là môi trường đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Theo khảo sát, có hàng trăm loài vi khuẩn trong miệng.

Bất kể là nam hay nữ, vùng cơ thể này càng sạch sẽ thì càng sống thọ - Ảnh 1.

Có một cách để giúp con người luôn khỏe mạnh mà nhiều người có thể không biết đó là duy trì vệ sinh răng miệng.

Do đó, giữ cho miệng của bạn khỏe mạnh không chỉ bảo vệ răng, mà còn ngăn ngừa những bệnh sau:

1. Viêm nội mạc tim: Nếu có vấn đề về sức khỏe trong khoang miệng, một số vi khuẩn trong khoang miệng và chất độc do chúng sản xuất sẽ xâm nhập vào máu khi nướu chảy máu hoặc có vết thương trong miệng, có thể dẫn đến viêm nội mạc tim do vi khuẩn

2. Bệnh tim mạch: Ngoài viêm nội mạc tim, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi khuẩn miệng cũng có liên quan đến bệnh tim mạch. Mặc dù không rõ những vi khuẩn này làm thế nào có thể gây bệnh tim mạch. Nhưng chuyên gia đã tìm thấy một số vi khuẩn miệng từ thuyên động mạch. Chúng ta đều biết rằng thuyên tắc động mạch có thể gây ra một loạt các bệnh tim mạch.

Bất kể là nam hay nữ, vùng cơ thể này càng sạch sẽ thì càng sống thọ - Ảnh 2.

3. Bệnh tiểu đường: Vi khuẩn có hại do bệnh răng miệng sản sinh, sau khi vào cơ thể, có thể phá hủy insulin và làm tăng lượng đường trong máu, có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Đối với những người trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, nếu xuất hiện vấn đề ở khoang miệng, nhất định phải cảnh giác với bệnh tiểu đường.

Bất kể là nam hay nữ, vùng cơ thể này càng sạch sẽ thì càng sống thọ - Ảnh 3.

Vi khuẩn có hại do bệnh răng miệng sản sinh, sau khi vào cơ thể, có thể phá hủy insulin và làm tăng lượng đường trong máu, có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

4. Loãng xương: Rất ít người nghĩ răng bệnh loãng xương có liên quan với các vấn đề về răng miệng. Trên thực tế, viêm nha chu và loãng xương ảnh hưởng lẫn nhau. Viêm nha chu mãn tính làm tăng các yếu tố viêm, từ đó có thể dẫn đến loãng xương. Một khi loãng xương xảy ra, nó sẽ dẫn đến giảm độ cứng của xương và làm tăng viêm nha chu.

5. Biến chứng khi mang thai và sinh nở: Khi phụ nữ mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể tương đối cao và các vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm nướu và bệnh nha chu rất dễ xảy ra. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy 18% trẻ sinh non và nhẹ cân có liên quan đến sức khỏe răng miệng của người mẹ.

Bảo vệ sức khỏe của khoang miệng có thể ngăn ngừa nhiều bệnh xảy ra, từ đó làm tăng tuổi thọ của con người.

Vậy chúng ta có thể làm gì để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn?

– Đánh răng buổi sáng và buổi tối: Để duy trì sức khỏe răng miệng, trước tiên bạn phải làm sạch răng và đánh răng ngày 2 lần là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, sau các bữa ăn, tốt nhất nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn từ răng.

Bất kể là nam hay nữ, vùng cơ thể này càng sạch sẽ thì càng sống thọ - Ảnh 4.

Để duy trì sức khỏe răng miệng, trước tiên bạn phải làm sạch răng và đánh răng ngày 2 lần là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Nha sĩ khuyên bạn nên vệ sinh khoang miệng và răng sáu tháng một lần (lấy cao răng) để loại bỏ mảng bám trên răng, giảm vi khuẩn trong miệng và ngăn ngừa các biến chứng do vi khuẩn xâm nhập quá nhiều vào máu.

– Tránh dùng chung bàn chải đánh răng: Trong mọi trường hợp không nên mượn bàn chải đánh răng. Nếu bàn chải đánh răng được chia sẻ với nhiều người, nó có thể gây nhiễm trùng chéo của vi khuẩn và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng.

(Nguồn: QQ) / Theo Hà Vũ / Báo dân sinh

Lý do virus corona đã lấy đi rất nhiều sinh mạng ở Ý

Sự kết hợp chết chóc giữa vi khuẩn kháng thuốc và và virus corona có thể là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở Ý tăng cao.

virus corona Ý
Đài truyền hình RAI tại quảng trường Piazza del Duomo, thông báo về những thay đổi trong quy định của thành phố để ngừa nguy cơ lây lan virus corona, Milan, ngày 28/2/2020. (Ảnh: Luca Ponti/Shutterstock)

Hơn 7.500 người đã qua đời ở Ý do đại dịch COVID-19. Tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân COVID-19 tại nước này đã khiến cả thế giới run sợ. Ít nhất, ở Nauy, NRK (Hãng thông tấn quốc gia lớn nhất của Nauy – chú thích của người dịch) trong một chương trình tranh luận của mình đã sử dụng Ý để phác thảo ra kịch bản tồi tệ của dịch bệnh trong tương lai tại Nauy.

Rất nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ tử vong tại Ý cao phần lớn là do nước này có dân số già. Nhưng đó không phải là một cách giải thích đầy đủ, thuyết phục.

Bên cạnh việc bị dịch bệnh tấn công, Ý còn có một cuộc khủng hoảng ngầm khác khiến cho tình trạng mau chóng trở nên vô cùng tồi tệ. Sự kết hợp chết chóc giữa vi khuẩn kháng thuốc và virus corona có thể là một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tử vong tại Ý tăng cao.

Rất nhiều người nhiễm virus corona tại Ý không chết vì virus corona, mà chết vì nhiễm trùng thứ cấp nào đó do các loại vi khuẩn kháng thuốc gây nên. Vậy hai điều đó có liên quan với nhau như thế nào?

Cuộc tấn công của các loại vi khuẩn kháng thuốc 

Theo kiến thức phổ thông đã biết, các virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường làm giảm sức đề kháng của cơ thể, vì vậy chúng ta sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự như những loại virus thường gặp gây cúm mùa influensa hay cảm lạnh. Theo số liệu của Trung tâm Kháng sinh Anh Quốc, 10-30% số bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp do virus phải nằm viện bị nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn gây ra.

Virus bệnh COVID-19 khác biệt hoàn toàn với các loại virus cúm mùa, nó khiến cho hàng loạt bệnh nhân bị viêm phổi tiến triển nhanh. Những người bệnh nặng sẽ không thể tự thở để có đủ oxy giúp cho hệ miễn dịch có thể chiến đấu chống lại virus. Trong trường hợp các bệnh nhân nặng bị nhiễm khuẩn thứ cấp, kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Kháng sinh, xin nhấn mạnh, không có tác dụng gì đối với virus SARS-CoV-2, nhưng có thể giúp điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thứ cấp cho các bệnh nhân đang thoi thóp dưới máy thở.

Một nửa số bệnh nhân tử vong bị nhiễm trùng thứ cấp

Trong một nghiên cứu được đăng trên The Lancet mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy ½ số bệnh nhân tử vong ở Trung Quốc bị nhiễm trùng thứ cấp trước khi họ qua đời. Nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng thứ cấp là một trong những yêú tố quyết định dẫn đến tử vong ở bệnh nhân COVID-19.

Nguyên nhân là do vi khuẩn có thể tấn công các tế bào gốc quan trọng trong hệ thống hô hấp, thứ tối quan trọng để giúp cho phổi có thể phục hồi.

Tuy là một tác nhân nghiêm trọng, nhưng chứng viêm phổi gây ra bởi virus thường hầu hết đều có khả năng hồi phục, nhất là khi có sự trợ giúp của hệ thống cấp khí oxy bổ trợ như máy thở, các tế bào gốc ở phổi có thể chữa lành các tổn thương gây ra do virus. Nhưng khi các tế bào này bị vi khuẩn huỷ diệt, đó là dấu chấm hết cho cơ thể.

Rất may mắn, chỉ cần một loại kháng sinh đơn giản cũng có thể ngăn chặn vi khuẩn. Nhờ đó hệ miễn dịch có thể tập trung vào chiến đấu với virus, và bệnh nhân sẽ khoẻ trở lại. Ở Nauy, việc điều trị nhiễm khuẩn thứ cấp có lẽ sẽ khá đơn giản, do đó chúng ta có thể có hy vọng sáng sủa hơn về tỷ lệ tử vong do COVID-19. Nhưng ở Ý (và nhiều nước khác – lời người dịch), tình hình không khả quan như thế.

Vi khuẩn kháng thuốc

Tại châu Âu, Ý là nước có nhiều người tử vong do vi khuẩn kháng thuốc nhất. Hàng năm, có khoảng 11.000 người Ý tử vong vì nguyên nhân này. Con số tương tự ở Nauy chỉ có 69.

Số liệu gần nhất từ Cơ quan kiểm soát bệnh dịch châu Âu ECDC cho thấy, khoảng 30% các trường hợp bị nhiễm khuẩn E.coli ở Ý đã bị kháng thuốc với chủng kháng sinh cephalosporin thứ 3, một trong những loại kháng sinh rất quan trọng.

Các số liệu tương ứng đối với chứng nhiễm trùng klebsiella cho thấy 26,8% vi khuẩn kháng với carbapenem. Theo ECDC, một số vi khuẩn kháng thuốc hiện đang là một trong các vấn nạn đặc biệt tại các bệnh viện ở Ý, chúng đã ít nhiều xâm chiếm vĩnh viễn các bệnh viện. Nếu một bệnh nhân corona không may bị nhiễm trùng thứ cấp do các chủng vi khuẩn kháng thuốc này gây ra, điều đó sẽ dấn đến nhiều khả năng các biện pháp điều trị nhiễm trùng thứ cấp không có tác dụng gì nữa.

Lạm dụng kháng sinh

Sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc có liên quan trực tiếp đến việc lạm dụng kháng sinh. Theo số liệu, các cơ quan y tế Ý dùng kháng sinh nhiều gấp đôi so với Nauy.

Tệ hơn nữa, ngành sản xuất thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn, tại Ý, tình trạng lạm dụng kháng sinh còn đáng báo động hơn. Hàng tấn kháng sinh quan trọng được sử dụng trong việc chăn nuôi, sản xuất thịt lợn tại Ý, nơi xuất xưởng 10 triệu con lợn mỗi năm.

Lombardia, nơi có thủ phủ của ngành chăn nuôi và công nghiệp tại Ý, hiện tại cũng có tỷ lệ tử vong cao nhất do dịch covid 19 gây nên. Cho đến nay, chỉ riêng vùng Lombardia đã có hơn 4000 nạn nhân covid, nhiều hơn con số tử vong của cả Trung Quốc cộng lại.

Điều đó cho thấy, rõ ràng có một sự liên quan giữa tỷ lệ tử vong và sự phổ biến của các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

70% số lượng của các chủng vi khuẩn E.coli trong ngành sản xuất thịt lợn tại Lombardia được gọi là các vi khuẩn ESBL – loại vi khuẩn kháng lại hầu hết các loại kháng sinh quan trọng nhất. Và điều quan trọng nhất là các vi khuẩn này tấn công cả con người.

Vấn đề tương tự tại Tây Ban Nha

Không có bằng chứng nào cho thấy virus corona, chỉ riêng mình nó, có thể nguy hiểm đến mức gây chết người, trừ khi xuất hiện sự có mặt của những kẻ ăn theo là vi khuẩn gây nhiễm trùng thứ cấp. Một hệ thống y tế tốt và nguồn lực các phòng bệnh chăm sóc đặc biệt (ICU) sẽ giúp sức đáng kể cho việc điểu trị, và hầu hết các bệnh nhân nghiêm trọng sẽ hồi phục được.

Nhưng sẽ rất tệ hại nếu các bệnh nhân nặng lại bị nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn kháng thuốc. Thực tế cho thấy rằng phần lớn bệnh nhân bị tử vong ở Ý do COVID-19 đáng lẽ đã có thể được cứu sống nếu kháng sinh phát huy tác dụng. Và đó thực sự là một vụ bê bối về chính sách y tế.

Điều đáng chú ý tiếp theo là Tây Ban Nha cũng có tỷ lệ kháng thuốc cao. Và cũng giống như Ý, Tây Ban Nha đang có số ca tử vong vì COVID-19 tăng cao.

Phải xây dựng biểu đồ tử vong do kháng thuốc

Hàng năm, trên thế giới có hơn 700.000 người chết do vi khuẩn kháng thuốc. Con số này có lẽ sẽ nhanh chóng tăng nhanh hơn trong giai đoạn khủng hoảng y tế hiện nay tại châu Âu. Vì vậy việc xây dựng một biểu đồ về số ca nhiễm COVID-19 bị tử vong do có liên quan đến vi khuẩn kháng thuốc là điều cần thiết.

Tại Nauy, đây là lúc chúng ta nên cảm thấy biết ơn vì các bác sĩ đã hạn chế sử dụng kháng sinh trong điều trị các chứng bệnh thông thường, và các nông dân đã luôn có ý thức khi dùng kháng sinh và các loại thuốc trong chăn nuôi.

Erik Martiniussen / Lê Hương dịch

Đăng theo Facebook Jend Huong với sự đồng ý của người dịch. Vui lòng đọc bài dịch gốc tại đây.

Link bài báo: https://www.aftenposten.no/meninger/kronikk/i/awEP27/derfor-tar-koronaviruset-saa-mange-liv-i-italia-erik-martiniussen