Hồ Bắc nỗ lực hoạt động trở lại sau 2 tháng phong tỏa

 

Nhà ga, bến xe, giao thông công cộng bắt đầu hoạt động trở lại, người dân được tự do đi lại sau 2 tháng bị phong tỏa… Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đang nỗ lực hồi sinh.

Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 1 lifthubei_21_.jpg
Tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch virus corona mới khởi phát, đã chấm dứt 2 tháng phong tỏa từ ngày 25/3, cho phép hầu hết trong số 60 triệu dân tỉnh này tự do đi lại. Trong ảnh là đội ngũ nhân viên khử trùng chuẩn bị làm việc tại nhà ga đường sắt Vũ Hán hôm 24/3. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 2 lifthubei_10_.jpg
Ngoại trừ Vũ Hán, nơi sẽ dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 8/4, các địa phương còn lại tại Hồ Bắc đều dỡ bỏ phong tỏa từ 0h ngày 25/3, cùng với sự lắng xuống của dịch bệnh trên toàn Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 3 lifthubei_12_.jpg
Người dân Hồ Bắc giờ có thể tự do đi lại trong và ngoài tỉnh nếu được xác nhận khỏe mạnh với mã y tế do cơ quan chức năng địa phương cấp. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 4 000_1Q5797.jpg
Hành khách xếp hàng chờ mua vé tại ga đường sắt ở thành phố Ma Thành ở Hoàng Cương sáng 25/3. Người mua phải trình mã “xanh lục” chứng nhận sức khỏe tốt qua điện thoại để có thể mua vé. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 5 lifthubei_14_.jpg
Một chuyến tàu tời ga Vũ Hán hôm 24/3. Trong tuyên bố về việc dỡ bỏ phong tỏa, chính quyền Hồ Bắc yêu cầu quan chức địa phương thận trọng, không để xảy ra tình trạng người dân đi lại ồ ạt dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh mới. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 6 lifthubei_2_.jpeg
Từ cuối tháng 1, giao thông đến và đi từ Hồ Bắc đã bị đình chỉ hoàn toàn, giao thông công cộng cũng ngừng hoạt động để khống chế sự lây lan của virus được cho là lần đầu lây sang người tại Vũ Hán. Ảnh: AP/Xinhua.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 7 lifthubei_3_.jpg
Dù chưa chính thức dỡ bỏ phong tỏa, xe buýt tại Vũ Hán đã hoạt động trở lại. Trong ảnh, hành khách được kiểm tra thân nhiệt khi lên chuyến đầu tiên trong ngày của xe buýt số 518, xuất phát từ ga tổng hợp của nhà ga đường sắt Vũ Xương ở Vũ Hán sáng sớm 25/3. Ảnh: Xinhua.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 8 lifthubei_2_.jpg
Khẩu trang vẫn là vật bất ly thân với mọi người trong bối cảnh có những lo ngại rằng virus vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng, dù Hồ Bắc chỉ ghi nhận duy nhất một ca nhiễm địa phương trong một tuần qua. Ảnh: Xinhua.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 9 1125763765_15851033300291n.jpg
Theo một số tờ báo, giới chức y tế đã phát hiện nhưng không công bố những người nhiễm virus mà không có triệu chứng. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đối mặt làn sóng lây nhiễm thứ hai từ người nhập cảnh khi số ca nhiễm thuộc diện này tiếp tục gia tăng. Ảnh: Xinhua.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 10 lifthubei_5_.jpg
Đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc hôm 24/3 lên tiếng trấn an, cho biết các ca nhiễm không triệu chứng đều được phát hiện trong những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân và vẫn sẽ được cách ly, theo dõi chặt chẽ. Ảnh: Xinhua.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 11 lifthubei_9_.jpg
Trước khi có thông báo chính thức về việc dỡ bỏ phong tỏa, hạn chế đi lại đã từng bước được nới lỏng tại Hồ Bắc, người dân được phép đi làm trở lại. Trong ảnh, hành khách chờ lên tàu xuất phát từ Nghĩa Xương của Hồ Bắc đi Thâm Quyến hôm 23/3. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 12 lifthubei_20_.jpg
Dù chính quyền Hồ Bắc yêu cầu thận trọng, họ cũng thể hiện rõ mong muốn khôi phục kinh tế của tỉnh cũng như Trung Quốc nói chung, vốn đã chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Trong ảnh, công nhân nhà máy Dongfeng Honda ở Vũ Hán thực hiện quy định “cách ly xã hội” khi ăn trưa. Ảnh: AFP.
Ho Bac no luc hoat dong tro lai sau 2 thang phong toa hinh anh 13 lifthubei_15_.jpg
Chính quyền tỉnh hối thúc quan chức địa phương tái khởi động sản xuất một cách “tích cực và trật tự” và “làm việc chăm chỉ để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, khôi phục sự phát triển kinh tế xã hội sớm nhất có thể”. Ảnh: AFP.

Đông Phong / Zing

Tại sao TT Trump khăng khăng muốn khởi động nền kinh tế trong đại dịch?

Các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho một đợt bùng nổ kinh tế mà chúng ta chưa được chứng kiến trong hàng chục năm, nếu không muốn nói là chưa từng có. Nhưng nay, đối mặt với một cơn đại dịch đã kéo lùi nền kinh tế toàn thế giới, ông phải đối mặt với một nhiệm vụ không tránh được: cố gắng đẩy lùi cuộc khủng hoảng sức khỏe quốc gia trước mắt mà không tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế dài hạn mà hậu quả đối cuộc sống của người dân có thể còn tồi tệ hơn. 

U.S. President Donald Trump pauses while speaking during a briefing on the coronavirus pandemic, in the press briefing room of the White House on March 24, 2020 in Washington, DC. Cases of COVID-19 continue to rise in the United States, with New York's case count doubling every three days according to Governor Andrew Cuomo. (Photo by Drew Angerer/Getty Images)

Vì thế, trong khi việc tổng thống tiếp tục nhận được lời khuyên của các chuyên gia y tế là quan trọng, như từ Bác sĩ Anthony Fauci và những người khác, các tuyên bố gần đây của ông Trump cho thấy rõ rằng ông cũng có những tính toán phù hợp về những tác động nhân mạng đối với các quyết định về kinh tế mà ông sẽ phải đưa ra.

Đây là một kiểu phân tích đa chiều và là một quyết định cực kỳ khó khăn mà ông buộc phải thực hiện. Trong khi những nhà phân tích sách vở có sự xa xỉ của việc được tùy chọn những thống kê và những sự kiện mà họ muốn để chứng minh cho quan điểm của mình, tổng thống buộc phải cân nhắc đến tác động tới thế giới thật của mọi hành động mà ông làm. Và khi quyết định của bạn ảnh hưởng tới 325 triệu công dân Mỹ, thậm chí hàng tỷ người dân thế giới, thì số lượng biến số mà bạn phải cân nhắc là vô tận.

Trong tình huống này, mỗi quyết định cần có nguồn thông tin đầu vào cực kỳ tốt. Đây là điều ông Trump đã, đang thực hiện khi ông bổ nhiệm các chuyên gia hàng đầu thế giới vào “lực lượng tác chiến” chống đại dịch của mình.

Nhưng mỉa mai là, giới truyền thông thông Mỹ lại đang đóng vai trò tiêu cực. Họ khiến người Mỹ ngập lụt trong những kịch bản tồi tệ nhất và những dự đoán về ngày tận thế, thường là đến từ những người có động cơ chính trị bên trong. Chẳng hạn Andy Slavitt, một trong những kiến trúc sư của Obamacare, đã dự đoán rằng hệ thống bệnh viện quốc gia sẽ quá tải vào ngày 23/3. Rõ ràng lời tiên đoán này đã được chứng minh là trật lất.

Mô hình dự đoán mới của nhóm chuyên gia về Sinh thái học Tiến hóa của Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Oxford ám chỉ rằng “ít hơn 1/1000 người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị ốm nặng đến mức cần điều trị tại bệnh viện”. Gần như toàn bộ những ca tử vong vì virus Sars-CoV-2 xảy ra ở những người có nhiều yếu tố bệnh tật.

Vì thế, thay vì đóng chặt nền kinh tế trong nhiều tháng chưa biết bao giờ kết thúc, các quan sát này chỉ ra rằng chính phủ nên tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong dân số quốc gia, trong khi cho phép hầu hết người Mỹ quay trở lại làm việc. Cách này sẽ giúp duy trì hàng triệu việc làm và tái khởi động nền kinh tế.

Đây chính là những điều mà tổng thống muốn nói khi ông tweet; “Không thể để giải pháp tồi tệ hơn vấn đề”. Virus rất có khả năng đã gây ra suy thoái kinh tế. Chính phủ không nên biến nó thành một cuộc đại suy thoái bằng cách ra quyết định dựa trên khủng hoảng và lo sợ. Tạm thời phong tỏa để bảo vệ công chúng là bình thường, nhưng cưỡng ép cô lập toàn bộ nền kinh tế trong dài hạn là công thức phá hủy kinh tế mà từ đó chúng ta có thể không bao giờ phục hồi được.

Hãy cân nhắn một thực tế rằng Washington sắp bơm hàng nghìn tỷ vào nền kinh tế vốn đã phải tạm dừng trong vài tuần, và dù thế chúng ta vẫn đang phải đối mặt với một sự gia tăng đột biến trong thất nghiệp và sự đóng cửa của hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ. Hãy tưởng tượng tình huống mà công thức này tiếp diễn trong nhiều tuần, nhiều tháng nữa. Miệng ăn núi lở, bao nhiêu tiền chính phủ đổ vào cứu trợ cũng không bao giờ đủ. Chỉ có cách mở cửa lại cỗ máy kinh tế vĩ đại nhất là thị trường tự do Hoa Kỳ thì chúng ta mới đảm bảo có thể phục sinh từ đống tro tàn.

Tất nhiên, lựa chọn này phải được thực hiện theo một cách thức an toàn nhất. Một số đề nghị bao gồm: tiếp tục cách ly người già và người có bệnh từ trước – nhóm người gặp nguy hiểm lớn nhất trong đại dịch. Hậu quả về sức khỏe chung của mỗi ý tưởng cần được cân nhắc nghiêm túc. Nhưng chúng ta cũng phải tính đến tác động con người của việc mất việc, mất nhà và mất sự nghiệp – sự loại bỏ cuộc mưu cầu hạnh phúc, nói theo lời của các vị lập quốc chúng ta.

Các nhà kinh tế, các chủ doanh nghiệp nhỏ và những người Mỹ chăm chỉ không nên bị nguyền rủa là nhẫn tâm hay vô lý chỉ vì họ dám chỉ ra hậu quả kinh tế của những quyết định đang được thực thi.

Trong thời gian tôi làm việc tại Tòa Bạch Ốc, tôi thấy tổng thống là người cực kỳ giỏi trong việc lắng nghe các ý kiến đa chiều, suy xét vô số biến số và ra những quyết định dứt khoát mà ông tin là tốt nhất cho người Mỹ.

Hôm nay, có lẽ ông đang phải đối mặt với quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp tổng thống của mình. Liệu chúng ta có chấp nhận một thất bại kinh tế dưới tay của kẻ thù vô hình, hay chúng ta sẽ bảo vệ được người dân của mình song song với việc tái khởi động nước Mỹ? Tôi tin Tổng thống sẽ có lựa chọn đúng đắn.

Tác giả: Cliff Sims, cựu trợ lý đặc biệt kiêm Giám đốc Chiến lược Truyền thông tại Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Donald Trump.

Trọng Đức biên dịch  / Trithucvn

5 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền sau dịch bệnh

5 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền sau dịch bệnh

Kể từ khi bệnh dịch bùng phát tới nay đã được 3 tháng, công việc và cuộc sống của nhiều người bị xáo trộn. Có người nói, dịch bệnh là lúc khảo nghiệm con người tốt nhất…

Trong dịch bệnh, có người hoang mang không ngớt, có người bình tĩnh an nhiên; có người lo lắng mỗi ngày, có người bình yên an ổn.

Đợi sau khi dịch bệnh kết thúc, đây là những người “thoát ra” được nhanh nhất.

1. Người có tầm nhìn xa

Trước khi bệnh dịch bùng phát, không ít người chủ quan, cho rằng chuyện này còn cách mình rất xa, không chịu chuẩn bị, mặc kệ mọi chuyện càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Còn có những người nhanh nhạy, nhận thức ra được tầm nghiêm trọng của vấn đề, có những hành động dứt khoát.

Một người bạn Trung Quốc của tôi chính là người như vậy, sau khi tin tức về bệnh dịch bùng phát không lâu, cậu ấy ngay lập tức hủy vé về quê, mua đủ đồ ăn và khẩu trang, ở trong nhà không ra ngoài.

Lúc đầu ba mẹ cậu ấy không hiểu vì sao, không chỉ mắng cậu ấy làm to chuyện, còn nhất định không đeo khẩu trang.

Sau đó bệnh dịch ngày một nghiêm trọng, một số nơi bắt đầu bị phong tỏa, tới lúc này ba mẹ cậu ấy mới biết sợ, nhưng lúc này thì khẩu trang sớm đã cháy hàng.

May mắn lúc đó cậu ấy gửi vài hộp khẩu trang mình mua trước đó về, ba mẹ cậu ấy mới yên tâm phần nào.

Tới lúc này ba mẹ mới khen, nói cậu ấy biết dự phòng.

Buxton có một câu nói nổi tiếng như sau: “Cuộc sống giống như bàn cờ vua, người có thể thông minh đoán trước được nước cờ mới là người chiến thắng.”

Đời người giống như bàn cờ, người cứ đi một nước lại nhìn một nước, được chủ định sẵn là sẽ thua rất thảm hại, gặp chuyện nhìn trước được vài nước mới có thể giành chiến thắng.

Nhìn nhận vấn đề xa hơn người khác một bậc, làm việc mới nhanh được hơn người khác một bước.

Khi tầm nhìn của mọi người chỉ xa được tới hôm nay, còn bạn có thể nhìn xa được tới 3 ngày sau, vậy là bạn đã thắng rồi.

 5 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền sau dịch bệnh  - Ảnh 1.

2. Người biết khống chế cảm xúc

Từ khi bệnh dịch xảy ra tới nay, cảm xúc của mọi người cũng lên xuống như tàu lượn siêu tốc.

Từ không quan tâm tới khủng hoảng cực độ, sau đó là bồn chồn lo lắng rồi mất phương hướng.

Hai hôm trước có một người bạn ca thán với tôi, nói ở trong nhà nguyên 1 tháng, đến chó cũng sắp phát điên rồi, huống chi là người.

Đặc biệt là mẹ cậu ấy, ngày nào cũng xem tin tức thật giả ra sao rồi cảm thán từ sáng tới tối.

Nhà có ai ho một vài tiếng thôi mẹ cậu ấy cũng lo cả nửa ngày, sợ bị nhiễm bệnh.

Vốn dĩ cả nhà lâu lắm mới có dịp ở cùng nhau lâu như vậy, nhưng vì cảm xúc lên xuống thất thường của mẹ mà suốt ngày to tiếng, tranh luận tới gà bay chó nhảy.

Cảm xúc tiêu cực ai chẳng có, gặp chuyện khủng hoảng, hoang mang cũng là chuyện thường tình.

Nhưng có những người có thể kịp thời khống chế cảm xúc, không để nó ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Còn có những người lại làm nô bộc cho cảm xúc, không những tự khiến mình không vui mà còn khiến cả những người xung quanh khó chịu.

Phát tiết là bản năng, có thể kiểm soát được cảm xúc mới là bản lĩnh.

Giống như John Milton từng nói: “Một người nếu có thể kiểm soát được sự bốc đồng, ham muốn và nỗi sợ hãi của mình, vậy thì anh ta còn thắng cả nhà vua.”

Người kiểm soát được cảm xúc mới có thể giữ được cái đầu lạnh mọi lúc mọi nơi, từ đó đưa ra những phán đoán và quyết định đúng đắn.

Người kiểm soát được cảm xúc mới có thể khiến bản thân và cả những người xung quanh luôn thoải mái, vui vẻ.

Khi bạn kiểm soát được cảm xúc, sự nóng nảy của mình, phúc khí mới ở lại với bạn.

 5 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền sau dịch bệnh  - Ảnh 2.

3. Người tự quản lý tốt bản thân

Vì bệnh dịch này mà mọi người bỗng nhiên có một kì nghỉ vô cùng dài.

Một kì nghỉ siêu dài nhưng lại không thể đi thăm người thân hay ra ngoài chơi, vốn dĩ có thể dùng khoảng thời gian này để làm rất nhiều chuyện, nhưng phần lớn mọi người lại xem nó như khoảng “thời gian vàng” để lãng phí.

Không có công việc bó buộc, không có trường học giám sát, rất nhiều người lập tức “lộ nguyên hình”.

Hết ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại dậy lướt điện thoại, chán lại ngủ, ngủ no mòng con mắt thì thôi.

Không có việc gì để làm, thậm chí còn rảnh rỗi tới mức ngồi đếm hạt thanh long, tách hạt cà phê, dùng hạt dưa hấu vẽ tranh…

Đợi tới khi “kì nghỉ” kết thúc, ngoài việc cân nặng và tuổi tác không ngừng tăng ra thì chẳng thu hoạch được gì.

Còn những người tự giác, kỉ luật, biết quản lý bản thân lại coi đây như quãng thời gian tăng giá trị của bản thân, dùng khoảng thời gian này để hoàn thiện và đột phá.

Có người lợi dụng quãng thời gian này đọc hết mấy quyển sách, xem vài bộ phim ý nghĩa, sạc điện cho bản thân.

Có người lợi dụng quãng thời gian này tĩnh tâm lại suy nghĩ về sự nghiệp, xem bước tiếp theo nên đi thế nào.

Có người đăng kí tham gia vài lớp học trực tuyến, nghiêm túc học hành, trau dồi thêm kĩ năng mới.

Đợi khi “kì nghỉ” kết thúc, họ sẽ trở thành một người ưu tú, hoàn thiện hơn.

Thời gian rất công bằng, bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực, sẽ có được ngần đó thu hoạch.

Có một câu nói rất thấm rằng: nếu ngay cả bản thân mình bạn cũng không quản nổi, vậy thì cả đời này chỉ có thể bị người khác quản.

Khi bạn học được cách quản lý bản thân, bạn sẽ không ngừng tiến bộ, không ngừng kéo rộng khoảng cách với người khác.

Dẫu sao thì chỉ có những người chiến thắng được bản thân mới có thể bất khả chiến bại.

 5 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền sau dịch bệnh  - Ảnh 3.

4. Người có khả năng “xuôi theo chiều gió”

Bệnh dịch bùng phát khiến nguồn kinh tế của nhiều người chịu ảnh hưởng nặng nề.

Có một cư dân mạng than trời rằng công ty dừng sản xuất, không có lương, nhưng tiền nhà, tiền xe mỗi tháng vẫn phải trả, rồi còn tiền sinh hoạt hàng ngày phải lo, cả nhà đang từ kinh tế khá giả bỗng trở nên nghèo đói theo đúng nghĩa đen.

Có người khuyên anh ấy đi làm việc khác, anh ấy trả lời rằng: “Nhưng ngoài việc chuyên môn ra tôi không biết làm gì khác!”

Khi thu nhập ổn định, cả nhà cũng gọi là đủ sống, nhưng khi gặp phải tình huống bất ngờ, không có nguồn thu nhập, ngay lập tức trở nên rất căng thẳng.

Ngược lại có một người khác, hàng ngày ngoài công việc ra, cô ấy thích đọc sách, viết bài.

Khoảng thời gian trước khi công ty ngừng làm việc, có người hỏi cô ấy có lo không, cô ấy nói: “Không có gì phải lo cả, dù không có lương thì tôi cũng không bị ảnh hưởng nhiều lắm”.

Thì ra, cô ấy hiện tại đang là cộng tác viên cho một tờ báo mạng, lương nghề tay trái hàng tháng thậm chí còn nhiều hơn lương công việc chính.

Chúng ta đều đã từng nghe qua câu nói này: “Đừng để tất cả trứng gà vào chung một rổ.”

Ở thời đại này, không có cái gọi là “bát cơm sắt” ổn định, lối thoát của bạn càng nhiều, khả năng chống chọi với nguy cơ của bạn càng lớn.

Hay nói vui chính là khả năng xuôi theo chiều gió của bạn, không chỉ giỏi năng lực chuyên môn chính mà còn phải sở hữu cho mình nhiều kĩ năng, nhiều nghề tay trái khác nhau.

Không có công việc không đáng sợ, đáng sợ là ngoài công việc chính ra, bạn chẳng biết làm cái gì.

Thêm một vài kĩ năng, thêm một vài nguồn thu nhập, là thêm một “bảo hiểm nhân thọ” cho bản thân trong tương lai.

 5 kiểu người sẽ càng ngày càng đáng tiền sau dịch bệnh  - Ảnh 4.

5. Người có tư duy sáng tạo, đột phá

Bệnh dịch đối với nhiều người là nguy cơ, nhưng rất nhiều người tìm thấy cơ hội trong nguy cơ này.

Cứ nhìn Trung Quốc để thấy rõ.

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, hầu hết các doanh nghiệp cũng dừng sản xuất, nhiều người ở trong nhà không ra ngoài, ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực tiêu dùng.

Chính vào lúc này, có người đã nhìn ra cơ hội: Nếu mua sắm trực tiếp bị ảnh hưởng, vậy thì tại sao không mua sắm online, mọi người sợ ra ngoài, vậy thì sẽ mang tới tận nhà cho họ.

Cứ như vậy, Jingdong bắt đầu chuyển đổi hình thức kinh doanh, Taobao ra đời, thương mại điện tử dần dần trở thành hình thức mua sắm chủ lưu tại Trung Quốc.

Nghèo thì thay đổi, thay đổi là sẽ thông, thông được là sẽ lâu dài, đạo lý này luôn thích hợp ở bất cứ thời đại nào.

Không có bất cứ môi trường nào luôn thuận buồm xuôi gió, khi môi trường xảy ra thay đổi, khi gió thuận biến thành gió nghịch, thứ nó khảo nghiệm con người không chỉ là năng lực, sự nhẫn nại, định vị mà còn cả khả năng vượt qua khó khăn.

Nếu một người quá cứng nhắc, bảo thủ, không biết biến hóa, vậy rất nhanh sẽ bị thời đại bỏ lại phía sau.

Chỉ có những người sáng tạo, đột phá mới có thể tìm ra được cho mình con đường mới, trở thành làn sóng tiên phong của thời đại.

Năm 1997, Netflix chỉ là một công ty nhỏ cho thuê DVD trực tuyến. Họ đã phá vỡ mô hình cho thuê ngoại tuyến truyền thống và trở thành ông vua của ngành cho thuê DVD thông qua các mô hình dịch vụ và vận hành ưu đãi, thuận tiện.

Vào năm 2007, ngay cả khi ngành công nghiệp cho thuê DVD vẫn đang phát triển tốt, Netflix đã quyết định đột phá một lần nữa, cho chuyển đổi từ cho thuê DVD sang phát trực tuyến các dịch vụ video.

Năm 2013, Netflix một lần nữa tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến với việc bước chân vào lĩnh vực sản xuất nội dung gốc, chuyển đổi từ phân phối nội dung sang sản xuất nội dung gốc.

Rất nhiều công ty lớn cùng thời với Netflix tại thời điểm đó đã biến mất trong làn sóng thay đổi của thời đại, chỉ Netflix, người chủ động phá vỡ quy tắc trò chơi, đã trở thành một huyền thoại lâu dài trong ngành.

Thời đại khi bỏ rơi bạn, sẽ không bao giờ nói tạm biệt.

Đừng đắm chìm trong những kinh nghiệm của quá khứ, đừng chôn mình trong những thành tựu trong quá khứ rồi ngủ quên. Thế giới đang thay đổi mỗi ngày, bảo thủ sẽ không cho ra lối thoát, đổi mới mới là bước ngoặt.

Trở thành một người chủ động, dám sáng tạo, dám đột phá, có như vậy mới có vĩnh viễn có thể bất khả chiến bại.

Có một câu nói rất hay, bạn trải qua giai đoạn dịch bệnh này ra sao, bạn sẽ trải qua cuộc đời như vậy.

Bệnh dịch cuối cùng rồi cũng sẽ qua đi, người nên tỏa sáng cuối cùng rồi cũng sẽ tỏa sáng.

Hi vọng tất cả chúng ta đều học hỏi được từ dịch bệnh này, tích lũy sức mạnh và phát triển trở thành một bản thân tốt hơn.

Theo Alexx / trithuctre

Vũ Hán vẫn chìm trong bóng đen của dịch bùng phát lại

Vũ Hán đã phong tỏa thành phố hơn 2 tháng. Tin mới nhất cho biết vào ngày 8/4, thành phố này sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, một người dân tại khu Thanh Sơn, Vũ Hán nói với Epoch Times rằng hiện nay, từ sáng đến tối mọi người đều nói về việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nhưng thực tế Vũ Hán vẫn đang chìm trong bóng đen của việc dịch bùng phát trở lại.

Một bệnh viên ở tỉnh Hồ Bắc ngày 25/1 (Ảnh cắt từ video)

Trần Phúc (hóa danh), một thị dân tại khu Thanh Sơn, Vũ Hán nói với Epoch Times rằng: “Tại Vũ Hán có rất nhiều người nhiễm lại, những người trước kia được cách ly, điều trị tại bệnh viện container, đều dương tính trở lại. Hiện giờ bệnh viện không dám tùy ý tiếp nhận bệnh nhân, bên trên đã có chỉ thị.”

Chính quyền kiểm soát số người lây nhiễm được báo lên trên. Vậy thì những bệnh nhân dương tính trở lại thì làm thế nào, nếu không tiếp nhận chữa trị, liệu có dẫn tới một đợt truyền nhiễm mới không?

Trần Phúc nói: “Đây là một vấn đề rất lớn, dương tính trở lại, dịch sẽ bùng phát, virus ngày càng mạnh, ngày càng hung hãn. Tôi cảm thấy việc Vũ Hán thực sự dỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố căn bản là vô thời hạn.”

Ông phát hiện ra một vấn đề lớn khiến nhiều người lo lắng: “Còn một vấn đề rất đáng sợ, hiện nay tại các bệnh viện container, những nhóm y bác sĩ tới Vũ Hán chi viện từ khắp nơi trên toàn quốc, liệu có bị nhiễm bệnh? Liệu có vấn đề gì không? Bởi vì những người trong bệnh viện container hễ tập trung lại, ở đó vừa múa vừa hát, cũng là một vấn đề thực tế đã tồn tại. Điều này rất đáng sợ, đây là một vấn đề rất lớn.”

Ông lo lắng sau này dịch bệnh vẫn sẽ bùng phát quy mô lớn: “Hiện nay mới ổn định được một thời gian, không hiểu là ổn định hay che giấu, vấn đề này vẫn còn là một ẩn số. Vấn đề tương lai nên thu xếp thế nào? Tháng nào, năm nào Vũ hán mới thực sự được dỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố? Mọi người đều đang sống trong nỗi sợ nơm nớp.”

Dịch bệnh không thể nhổ tận gốc, vừa mong được dỡ bỏ lệnh phong tỏa, vừa sợ dịch bùng phát trở lại

“Đặc biệt là hiện nay, ngay cả tác nhân gây bệnh cũng rất khó tìm ra, triệu chứng lây nhiễm trở lại rất đáng sợ, không thể nhổ tận gốc, chính là một vấn đề rất lớn.” Ông nói: “Mọi người đều phải nhìn thẳng vào vấn đề này. Bởi vì vấn đề này vẫn chưa được nhổ tận gốc, thì nó vẫn đang gặm nhấm sinh mệnh. Vũ Hán sẽ lại bị phong tỏa vô thời hạn.”

Ông cho biết: “Mọi người vẫn đang nói về việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa hàng ngày, mong mỏi được dỡ bỏ phong tỏa, nhưng cứ nhiễm đi nhiễm lại như vậy, con người sẽ lại chìm trong bóng đêm.”

Đặc biệt là thời gian trước, tiêu chuẩn xuất viện tại bệnh viện container rất lập lờ. Bệnh nhân được xuất viện vẫn mang mầm bệnh. Một cư dân khác của thành phố Vũ Hán có tên Trương Dũng (hóa danh) cho biết: “Bệnh này căn bản là không có thuốc chữa, chỉ có thể hồi phục dựa vào thể trạng, sức đề kháng của bản thân mới có thể sống sót. Đây là vấn đề tiềm tàng.”

“Việc chữa trị liệu chỉ như chạy qua hàng nước, căn bản không thể chữa khỏi, chỉ có thể kéo dài thời kỳ bùng phát, nhưng thực tế lại không thể giải quyết được vấn đề.” Hơn nữa chi phí chữa trị lại đắt đỏ, “Với chi phí trị liệu đắt đỏ hiện nay, trong nước (Trung Quốc) chúng tôi từ 200.000 – 400.000 Nhân dân tệ (tương đương 666.000.000 – 1.300.000.000 VNĐ), có người thậm chí phải chi trả 700.000 tệ (tương đương 2.300.000.000 VNĐ) mới được chữa trị, mà còn không dám chắc sẽ chữa khỏi, chỉ là có thêm một cơ hội khỏi bệnh, kéo dài cái chết của bạn mà thôi.”

Không có thuốc đặc trị, chỉ có thể sống chết cùng “virus Trung Cộng”

Trương Dũng nói với phóng viên Epoch Times rằng, những ca chẩn đoán nhiễm bệnh tại thành phố Vũ Hán không xác thực. Ông nói: “Hôm đó, tôi còn nhớ rất rõ, bốn ca chẩn đoán nhiễm bệnh của thành phố Vũ Hán được báo lên. Kỳ thực tại khu dân cư của chúng tôi đã có 2 ca rồi. Nhưng bốn ca đó là chẩn đoán của phòng khám, hai ca tại khu chúng tôi còn chưa báo lên trên.”

“Khu dân cư Hán Dương đều dương tính trở lại, vì họ hàng thân thích của tôi đều ở Hán Dương, em trai họ tôi, chị gái họ đều sống tại Hán Dương. Hán Dương không chỉ có một người, mà là toàn bộ khu dân cư, xe cộ không được phép đi lại trên đường, toàn bộ đều phải đi đường trên cao, đều là tình hình này.”

“Thông tin bệnh viện container được dọn sạch sẽ khiến tâm lý mọi người vô cùng hoang mang.” Ông nói: “Không thể dọn sạch, anh có biết vì sao họ muốn dọn sạch sẽ không?” “Hơn nữa bạn tôi nói rằng toàn bộ bệnh viện container đã bị tháo dỡ, nhưng họ lại xây dựng một bệnh viện container khác, có sức chứa 4.000 người, tại đường vành đai thứ tư. Tới lúc đó có lẽ chỉ cần phát bệnh mọi người sẽ phải vào trong đó.”

Trước tình hình dịch bệnh phát triển không mấy lạc quan, Trương Dũng nói: “Cho nên tôi đều nói với người nhà rằng, sau này ra đường đều phải đeo khẩu trang. Bởi vì bạn sẽ không biết được ai mắc bệnh, ai không. Việc phòng hộ sau này không thể thiếu. Ra khỏi cửa là phải đeo khẩu trang.”

Ông biểu thị: “Thị dân chúng tôi đều nghĩ như vậy. Dẫu sao không có thuốc đặc trị, thì con người đành phải cùng sống chết với virus. Không bùng phát thì thôi, hễ bùng phát thì sẽ biết ai là người xui xẻo.”

Truyền thông tuyên truyền thu hút người Hoa về nước, tiềm ẩn nguy cơ “kinh tế cách ly”

Không chỉ tình hình dịch bệnh không mấy lạc quan, ông Trần Phúc cho rằng, việc tuyên truyền thu hút người Hoa về nước, cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. “Người Hoa trên toàn thế giới đều muốn về, đều phải cách ly khi về nước, thì làm thế nào? Sẽ phải đối mặt với một vấn đề rất lớn. Còn vấn đề chữa trị, cách ly, sau đó còn vấn đề ăn ở. Hy vọng chính quyền nên cẩn trọng, điều này rất đáng sợ, sau này hễ dịch bệnh bùng phát trở lại, thì việc này đồng nghĩa với điều gì? Nghĩa là không thể nhổ tận gốc một cách căn bản, Vũ Hán sẽ bị phong tỏa vô thời hạn.”

Trần Phúc nói, nhưng hiện tại có thể thấy rằng, một mặt thu hút người Hoa về nước, mặt khác lại đang phát triển kinh tế cách ly: “Trước đây có tài chính đất đai, sau này lại ổn định kinh tế, bây giờ lại có kinh tế dịch bệnh, rồi lại có kinh tế cách ly.”

Điều này rất mỉa mai: “Bởi vì những người bên ngoài về tới Vũ Hán, đều phải tự động cách ly 14 ngày, ở tại khách sạn, hiện giờ đã bắt đầu phải tự trả chi phí.” Ông nói, “Hình thành nên một nền kinh tế cách ly, hiện giờ cách ly đã trở thành một dây truyền sản xuất, trở thành một ngành kinh tế mới. Rất nhiều người về nước, tự nguyện cách ly, việc tự trả phí lại hình thành nên một dây truyền sản xuất.”

Kênh truyền thông phải nhìn thấu sự thực, đưa tin chân thực

Dẫu chính quyền đã công bố sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4, nhưng người dân Vũ Hán vẫn vô cùng lo lắng. Ông Trần Phúc nói: “Vì còn tiềm ẩn hiểm họa lây nhiễm trở lại rất cao, quả thực chúng tôi vô cùng lo lắng cho Vũ Hán.”

Cao Tịnh (theo Epoch Times)