Trung Quốc và Tổng giám đốc WHO phải chịu trách nhiệm cho đại dịch virus corona

World Health Organization director general Tedros Adhanom (L) shakes hands with Chinese President Xi jinping before a meeting at the Great Hall of the People in Beijing on January 28, 2020. - China urged its citizens to postpone travel abroad as it expanded unprecedented efforts to contain a viral outbreak that has killed 106 people and left other governments racing to pull their nationals from the contagion's epicentre. (Photo by Naohiko Hatta / AFP) (Photo by NAOHIKO HATTA/AFP via Getty Images)

Chúng tôi tin rằng tổng giám đốc của WHO, Tedros Ghebreyesus cùng với ông Tập Cận Bình của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý sai đại dịch chết người này. Ông Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc, và sau cuộc gặp với ông Tập vào tháng Một, ông Tedros đã giúp Trung Quốc tuyên truyền giảm mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ mắc và phạm vi của dịch COVID-19.

Ngay từ đầu, ông Tedros đã bảo vệ Trung Quốc mặc dù chính quyền nước này đã xử lý sai căn bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao. Khi số ca mắc bệnh và số người chết tăng vọt, WHO đã mất nhiều tháng để tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch, mặc dù dịch bệnh này đã sớm đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới do WHO đặt ra.

Khi Tổng thống Trump thực hiện một bước quan trọng để ngăn chặn virus corona tại biên giới Hoa Kỳ bằng cách ban hành lệnh cấm di trú rất sớm từ ngày 31/1, ông Tedros nói rằng các lệnh cấm và hạn chế di trú rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và có thể “có tác dụng làm tăng sự sợ hãi và kỳ thị, cũng như mang lại rất ít lợi cho sức khỏe cộng đồng”. Ông cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho các nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ.

Khi đáng lẽ ông ta nên tập trung vào các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu, nhưng thay vào đó ông Tedros đã chính trị hóa cuộc khủng hoảng và giúp ông Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm của mình đối với một loạt các hành động sai trái trong việc giải quyết dịch bùng phát. Ông Tedros đã sử dụng nền tảng của WHO để bảo vệ chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chẳng hạn, từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng Mười Một cho đến phong tỏa Vũ Hán và thậm chí cho đến tận bây giờ, Trung Quốc đã đang không trung thực về nguồn gốc và mức độ, tỷ lệ mắc bệnh của virus corona. Những người cố gắng phơi bày các thông tin về virus này đã bị giam giữ hoặc mất tích, các báo cáo và bài đăng trực tuyến của họ đã bị xóa. Trung Quốc đã đang thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và ông Tedros đã tham gia nỗ lực này bằng cách công khai ca ngợi sự “minh bạch” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này.

Khi ông Tập ra lệnh cho các quan chức y tế Trung Quốc tăng tốc phát triển thuốc bằng cách sử dụng “kết hợp thảo dược cổ truyền Trung Quốc với thuốc Tây”, ấn phẩm chính thức của WHO, “Hỏi & Đáp về virus corona (COVID-19)”, đã thực hiện một sự thay đổi tinh tế giữa hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung. Cư dân mạng Trung Quốc đã tìm thấy sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh của một danh sách các biện pháp được coi là không hiệu quả đối với COVID-19. Phiên bản tiếng Anh liệt kê bốn mục: hút thuốc, đeo nhiều khẩu trang, uống thuốc kháng sinh và các phương thuốc thảo dược truyền thống. Nhưng trong phiên bản tiếng Trung đã bỏ đi mục thứ tư: các phương thuốc thảo dược truyền thống. (Thời điểm bài viết này xuất bản [17/3], phiên bản tiếng Anh trong ấn phẩm của WHO cũng đã xóa mục đó.)

Trung Quốc gần đây đã cam kết chi 20 triệu USD để giúp WHO chống lại sự bùng phát dịch COVID-19. Ông Tedros đã gửi lời cảm ơn ông Tập vì điều này. Nhưng chúng ta cần lưu ý đến các mối liên hệ của Trung Quốc với quê hương của ông Tedros, đất nước Ethiopia. Ethiopia bây giờ được gọi là “Little China” của Đông Phi vì nó đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới Châu Phi và là chìa khóa cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở đó. Trung Quốc thực sự đã đầu tư rất nhiều vào Ethiopia.

Ông Tedros đã được bầu giữ chức tổng giám đốc WHO vào năm 2017, mặc dù thực tế rằng ông không được đào tạo làm bác sĩ y khoa và không có kinh nghiệm quản lý y tế toàn cầu. Là cựu bộ trưởng bộ y tế và bộ trưởng bộ ngoại giao Ethiopia, ông Tedros là thành viên điều hành của đảng chính trị Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF). Đảng này lên cầm quyền tại Ethiopia thông qua một cuộc đấu tranh năm 1991 và bị liệt là thủ phạm trong Cơ sở dữ liệu Khủng bố Toàn cầu. Sau khi ông trở thành người đứng đầu WHO, các nhà phê bình đã đặt câu hỏi về nỗ lực của ông Tedros nhằm bổ nhiệm ông Robert Mugabe khi đó đang là nhà độc tài tại Zimbabwe làm đại sứ thiện chí của WHO.

Đại dịch virus corona đã cho thấy ông Tedros không phù hợp để lãnh đạo WHO. Vì sự lãnh đạo của ông, thế giới có thể đã bỏ lỡ thời gian quan trọng để ngăn chặn đại dịch virus corona hoặc giảm thiểu độc lực của virus này. Thế giới hiện đang chiến đấu với sự lây lan gia tăng và nhiều quốc gia đã áp đặt các hạn chế. Là lãnh đạo của WHO, ông Tedros phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc quản lý sai các nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan của virus.

Bài viết của Bradley A. Thayer (giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas-San Antonio), và Lianchao Han (phó chủ tịch của Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc). Bài viết đăng lần đầu trên The Hill.

Theo Trithucvn

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

CẦN THƠ

Thiết kế chỉ đưa nắng vào hành lang hoặc những vị trí giao thoa giữa các phòng giúp căn nhà sáng mà không gây khó chịu cho chủ nhà.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Ngôi nhà có diện tích 135 m2 ở quận Bình Thủy là thành quả của gia chủ sau nhiều năm tích lũy. Yêu cầu của họ là một căn nhà vững chãi kiên cố, đủ phòng cho các con.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Trong khi nhiều công trình trang trí màu mè, gia chủ yêu cầu ngôi nhà hướng tới sự đơn giản. Các tổ hộp khối kết hợp màu tường trắng tạo nên sự mạnh mẽ, cuốn hút.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Tuy nhiên, khi trình bày ý tưởng đưa nắng gió vào nhà, các kiến trúc sư đã bị gia chủ phản đối vì nắng ở quê rất gắt, ai cũng sợ.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Để thuyết phục chủ nhà, kiến trúc sư giải thích rằng thiết kế chỉ đưa nắng vào các không gian phụ như hành lang hoặc những vị trí giao thoa giữa các phòng.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Nhờ đó, ánh sáng có thể tới các không gian sinh hoạt như phòng ăn, phòng khách mà không gây khó chịu.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Vạt nắng vào nhà còn vô tình trở thành những “đường phân chia” không gian, khiến ngôi nhà trở nên thú vị.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Để căn nhà đối lưu không khí tốt, các kiến trúc sư bố trí khoảng thông tầng lớn ở khu vực cầu thang.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Cũng nhờ khoảng thông tầng này, các thành viên gia đình dễ dàng quan sát và trao đổi với nhau. Một số khu vực hành lang biến thành chỗ đọc sách, thư giãn nhằm tăng sự giao lưu.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Người mẹ đứng ở bếp dễ dàng gọi các con ở tầng trên xuống ăn cơm mà không cần đi lên.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Thông tầng khu vực cầu thang còn tạo ra những góc nhìn khác nhau. Thay vì bước vội, gia chủ có thể vừa đi từ từ vừa quan sát căn nhà.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Ngoài ra, cột trụ cầu thang chạy từ tầng trệt lên mái nhà được bo tròn chứ không vuông vức với mục đích “làm mềm không gian” và tạo điểm nhấn.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Gầm cầu thang được tận dụng làm kho chứa đồ, chỗ nghỉ và cũng có hình khối tròn.

Ngôi nhà dành cho gia chủ sợ nắng

Từ sự e ngại ban đầu, gia chủ hài lòng vì đã có căn nhà như ý. Tổng chi phí xây dựng công trình là 2,5 tỷ đồng.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Bùi Minh Quốc  / Thiết kế: Story Architecture

Người đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp đều hiểu thấu “cuộc đời không giống như mơ”: Luôn giữ vững sự tò mò, linh hoạt, kiên trì và tính lạc quan…

Người đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp đều hiểu thấu "cuộc đời không giống như mơ": Luôn giữ vững sự tò mò, linh hoạt, kiên trì và tính lạc quan...

Điều mà mỗi người có thể làm là hiểu rõ rằng, lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là một đường thẳng, mà nó là một con đường với nhiều chông gai, và việc mỗi cá nhân cần làm là trang bị cho bản thân những kỹ năng, kiến thức cần thiết để dù gặp chông gai nào ta cũng có thể đối mặt được.

Thử tưởng tượng bạn lập kế hoạch nghề nghiệp cho cuộc đời mình giống như một chuyến bay từ Hà Nội đến Paris:

Theo kế hoạch: Bạn đi làm kiếm đủ tiền mua vé máy bay, xin visa, đặt vé, lên máy bay bay đến nơi và sống sung sướng như mơ ước. Cũng giống như bạn học hết cấp ba, rồi học đến đại học, ra trường xin đi làm thực tập, rồi thành nhân viên chính thức, rồi lên sếp nhỏ, sếp to và kết thúc viên mãn.

Thực tế: thì lại không giống như là mơ, hành trình đi Paris của bạn bỗng nhiên gặp vô số vấn đề mà bạn không lường trước được, ví dụ như: bạn bị trộm ăn cắp hết tiền, đại sứ quán không cấp visa, COVID-19 ập đến không còn chuyến bay nào cả, vân vân và mây mây. Vậy bạn nên khóc lóc vì kế hoạch đặt ra không thành hiện thực, hay nên làm gì?

Người đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp đều hiểu thấu cuộc đời không giống như mơ: Luôn giữ vững sự tò mò, linh hoạt, kiên trì và tính lạc quan... - Ảnh 1.

Chúng ta cho rằng việc lập kế hoạch nghề nghiệp giống như một đường thẳng, chỉ cần lên kế hoạch thật kỹ là chúng ta sẽ đi đến đích thành công. Tuy nhiên thực tế lại không hề như vậy, có những điều mình có thể lên kế hoạch được, nhưng có những điều thì không thể. Ví dụ như dịch bệnh bỗng nhiên xuất hiện, công ty bất chợt phá sản, khủng hoảng kinh tế bất chợt kéo đến, tai nạn, vân vân – đều là những điều chúng ta không thể lên kế hoạch trước được. Điều mà mỗi người có thể làm là hiểu rõ rằng, lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là một đường thẳng, mà nó là một con đường với nhiều chông gai, và việc mỗi cá nhân cần làm là trang bị cho bản thân những kỹ năng, kiến thức cần thiết để dù gặp chông gai nào ta cũng có thể đối mặt được.

Lý Thuyết Ngẫu Nhiên Có Kế Hoạch

Trong tư vấn hướng nghiệp có một lý thuyết với tên gọi rất hay là ” Ngẫu Nhiên Có Kế Hoạch ” hay tiếng Anh là ” Planned Happenstance ” của giáo sư Krumbolt. Thuyết này được minh họa bằng một hình ảnh rất dễ hiểu trong sách “Kỹ năng tư vấn cá nhân” do VVOB phát hành như bên dưới:

Người đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp đều hiểu thấu cuộc đời không giống như mơ: Luôn giữ vững sự tò mò, linh hoạt, kiên trì và tính lạc quan... - Ảnh 2.

Hình ảnh này là câu trả lời đầu tiên cho vấn đề được nêu ở trên kia, phải làm gì khi chúng ta gặp những sự cố bất ngờ trên hành trình nghề nghiệp của mình? Việc đầu tiên đó là, mỗi người bản thân phải luyện cho bản thân được cái nhìn lạc quan trong mọi vấn đề, vì chỉ khi lạc quan thì ta mới tiếp tục đứng vững để tìm giải pháp.

Lấy ví dụ dịch COVID-19 hiện tại có thể làm ta bất ngờ bị mất việc vì công ty cắt giảm nhân sự. Vậy ta phải làm gì? Lên mạng xã hội than vãn, trách móc công ty, giận giữ, cau có, khó chịu và ôm cục tức? Hay coi như đây là một cơ hội để làm mới mình? Một cơ hội để suy nghĩ nghiêm túc về nghề nghiệp tương lai, một cơ hội để học thêm những kỹ năng mình còn đang thiếu, một cơ hội để tìm kiếm thử một số công việc làm freelance kiếm thêm thu nhập tại nhà.

Trong lý thuyết trên, giáo sư John Krumboltz nhấn mạnh rằng những sự kiện không thể dự đoán trước, những tác động ảnh hưởng xung quanh môi trường sống của chúng ta đều là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến con đường nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân nên trau dồi các kỹ năng sau, để luôn luôn vững bước dù chuyện gì xảy ra:

Người đạt được thành tựu lớn trong sự nghiệp đều hiểu thấu cuộc đời không giống như mơ: Luôn giữ vững sự tò mò, linh hoạt, kiên trì và tính lạc quan... - Ảnh 3.

Sự tò mò (Curiosity): khi chúng ta còn tò mò với những cơ hội xung quanh, chúng ta sẽ vẫn còn cơ hội để tiến lên phía trước. Trong lúc đại dịch đang phải làm việc tại nhà, tính tò mò về những công việc online có thể mang đến cơ hội cho chúng mình.

Sự kiên trì (Persistence): khó khăn nào rồi cũng qua, liệu chúng ta có đủ kiên trì để đối mặt với khó khăn đó đến đâu.

Sự linh hoạt (Flexibility): là chúng ta có thể thay đổi những thói quen hằng ngày hoặc thay đổi bản thân tùy theo sự kiện đang diễn ra. Ví dụ những ngày này phải làm việc tại nhà và cắt giảm tiền lương, ta tập tành ăn uống tiết kiệm, tìm đến những thú vui giải trí đỡ tốn kém hơn.

Sự lạc quan (Optimism): khi còn lạc quan, ta có thể nhìn thấy ánh sáng le lói trong một đêm tối mù mịt.

Chúc tất cả chúng ta vững bước trên con đường nghề nghiệp của mình.

Theo Anh Tuấn Lê / Trí Thức Trẻ

Vì sao cựu Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến bị truy tố

Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Đô đốc Nghuễn văn Hiển Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng

Ông Nguyễn Văn Hiến bị cáo buộc sai phạm thiếu trách nhiệm liên quan đến 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) rơi vào tay tư nhân, khiến Nhà nước thiệt hại hơn 939 tỉ đồng.

Diễn biến từ đất quốc phòng rơi vào tay tư nhân

Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hiến (cựu Đô đốc Hải quân, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Sai phạm của ông Hiến liên quan đến 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (quận I, TP.Hồ Chí Minh).

Liên quan đến vụ án, cơ quan công tố cũng truy tố Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo, Trần Trọng Tuấn bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý đất đai”; các bị can Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Quân chủng hải quân được giao quản lý các khu đất số 2, số 7-9, số 9-11 có tổng diện tích hơn 7.300 m2, trên đường Tôn Đức Thắng. Ngày 13.3.2006, Thường vụ Quân chủng hải quân họp và nhất trí phương án hợp tác kinh doanh khu đất trên và giao cho Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo trực tiếp chi đạo.

Công ty Hải Thành (thuộc Bộ Quốc phòng, do bị can Nga làm giám đốc) có nhiệm vụ thực hiện hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trên 3 khu đất này. Song, việc liên doanh đó phải bảo đảm giữ vững được chủ quyền, đúng quy định pháp luật và có lợi cho quân chủng.

Ngày 2.10.2006, Thành ủy, UBND TP.Hồ Chí Minh chấp thuận để Bộ Tư lệnh Hải quân sử dụng toàn bộ số tiền sử dụng đất, phục vụ cho giải phóng mặt bằng (nếu có) và đầu tư xây dựng doanh trại, cơ sở phúc lợi cho các đơn vị của hải quân.

Tuy nhiên, các bị can Nga, Thiềm (cựu Trưởng phòng kinh tế Quân chủng Hải quân), Thảo (cựu Trưởng phòng tài chính Quân chủng Hải quân) đã đề xuất Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và trực tiếp chuyển mục đích sử dụng 3 khu đất này sang đất làm kinh tế.

Cáo trạng cáo buộc, hành vi đó là trái quy định về quản lý đất đai.

Thời điểm này, Quân chủng Hải quân chưa có báo cáo đề nghị Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Song bị can Thiềm và Thảo đã trình lãnh đạo xin ý kiến ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết xây dựng cao ốc, văn phòng cho thuê (thời hạn 45-49 năm), mức khoán 4-4,5 USD/m2/tháng.

Bị can Hiến, khi đó là Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ký nhiều văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xin chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng, đưa 3 khu đất vào hợp tác kinh doanh, xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê.

Thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhất trí về chủ trương nhưng chỉ đạo: “Không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vì sẽ bị mất đất”.

Cụ thể, tại lô đất số 2, tháng 7.2006, ông Hiến ký quyết định giao cho Công ty Hải Thành hợp tác với Công ty Cảnh Hưng, thành lập Công ty TNHH liên doanh Cảnh Hưng – Hải Thành, vốn điều lệ 15 triệu USD. Trong đó, Công ty Hải Thành góp 10% vốn, Cảnh Hưng 90% vốn. Việc liên doanh này thực hiện trong thời hạn 49 năm.

Tháng 11.2007, bị can Thảo ký báo cáo giải trình về 3 phương án cho Công ty Cảnh Hưng thuê khu đất số 2 gửi lãnh đạo Bộ Tư lệnh hải quân và Quân chủng Hải quân. Sau đó, phương án được chốt là “chuyển sang hình thức liên doanh góp vốn”.

Sau đó, ngày 17.12.2007, UBND TP.Hồ Chí Minh phê duyệt giá trị khu đất số 2 là 187 tỉ đồng để Công ty Hải Thành nộp vào ngân sách nhà nước khi khu đất làm dự án.

Tuy nhiên, từ văn bản đề nghị xem xét giải quyết cho ghi thu, ghi chi số tiền này vào thẳng tài khoản của Quân chủng hải quân, khi dự án đi vào hoạt động, Công ty Hải Thành sẽ chuyển toàn bộ số tiền thu được về Bộ Tư lệnh sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước, UBND TP.Hồ Chí Minh đã trình Bộ Tài chính và được đồng ý.

Ngày 21.5.2008, các bên ký hợp đồng góp vốn, theo đó Công ty Hải Thành góp 187 tỉ đồng (bằng giá trị quyền sử dụng đất).

Hiện tại Công ty Cảnh Hưng Hải Thành đã xây dựng tòa nhà 27 tầng nổi, 4 tầng hầm, và đã hoàn thiện 9 tầng đang cho thuê làm văn phòng. Tuy nhiên, phía Công ty Cảnh Hưng cũng đã bán hết cổ phần cho một số đối tác.

Mặt khác, hiện Công ty Hải Thành chưa nộp 187 tỉ đồng về Quân chủng Hải quân.

Tương tự, lô đất số 9-11 cũng được ký kết giữa Công ty Hải Thành và Công ty Mai Anh để thực hiện dự án xây dựng cao ốc đa năng, thời hạn 49 năm. Giá trị quyền sử dụng lô đất này được xác định là 248 tỉ đồng. Việc góp vốn cũng bằng hình thức Công ty Hải Thành 10%, Công ty Mai Anh 90%.

Ngày 8.9.2008, UBND TP.Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất số 9-11 Tôn Đức Thắng cho Công ty Hải Thành, mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh, thời hạn sử dụng 50 năm. Ngay sau đó, Công ty Hải Thành và Công ty Mai Anh ký phụ lục sửa đổi hợp đồng liên doanh, xác định vốn điều lệ của công ty liên doanh là 510 tỉ đồng, Công ty Hải Thành góp 248 tỉ bằng giá trị quyền sử dụng đất khu đất, tương ứng 48,64% với thời hạn 50 năm, Công ty Mai Anh góp 261 tỉ đồng, tương ứng 51,36%.

Theo đề nghị của Công ty Hải Thành, ngày 28.11.2013, UBND TP.HCM cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang Công ty TNHH Mai Thành. Sau khi liên doanh đi vào hoạt động, đến tháng 12.2009, các bên ký điều lệ Công ty TNHH Mai Thành sửa đổi, xác định vốn điều lệ công ty liên doanh là 1.050 tỉ đồng.

Trong đó, Công ty Hải Thành giữ nguyên số vốn góp, Công ty Mai Anh chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho Công ty TCO Việt Nam (Công ty Mai Anh còn 276 tỉ đồng chiếm 26,37%, Công ty TCO 525 tỉ đồng chiếm 50% vốn điều lệ).

Sau đó, UBND TP.HCM cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sang Công ty TCO và Công ty TNHH Mai Thành. Công ty TNHH Mai Thành đã xây dựng xong tòa nhà 34 tầng, hiện cho thuê làm văn phòng. Đến nay, Công ty Hải Thành chưa nộp về Quân chủng Hải quân 248 tỉ đồng.

Sai phạm vì tin tưởng cấp dưới

Cáo trạng cáo buộc, bị can HIến đã không kiểm tra, tin tưởng vào cấp dưới nên đã ký, phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định. Bị can cũng không kiểm tra việc góp vốn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sau khi ủy quyền cho giám đốc Công ty Hải Thành ký hợp đồng, bị can đã không kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị liên quan. Việc này dẫn đến việc bị đối tác dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thứ ba…

Hậu quả, Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trong thời gian 49 năm. Ngân sách Nhà nước bị thất thoát 939 tỉ đồng.

Hành vi của bị can Hiến là Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cáo trạng cho rằng bị can Hiến không có mục đích, động cơ vụ lợi cá nhân.

Việt Dũng / Lao Động

Trận chiến khốc liệt giữa hệ miễn dịch người với virus corona

 

Khi virus vào cơ thể, chúng chạy đua với thời gian để xâm nhập tế bào và tàn phá. Hệ miễn dịch chúng ta cũng “không nể nang chút nào” với virus.

Để tiếp tục tồn tại trong cơ thể người, virus buộc phải “nhanh chân”. Vì cơ thể người không ngồi yên.

“Hàng phòng ngự” của chúng ta, tức hệ miễn dịch, đã dàn sẵn đội hình tiếp đón mọi kẻ xâm lược.

Tran chien khoc liet giua he mien dich nguoi voi virus corona hinh anh 1 e5a47b96_682d_11ea_9de8_4adc9756b5c3_image_hires_171026_SCMP.jpg
Trận chiến giữa virus và hệ miễn dịch vô cùng tàn khốc, tế bào xung quanh bị “vạ lây”. Đồ họa: South China Morning Post.

Tấn công tổng lực

Virus SARS-CoV-2 đang gây đại dịch hiện nay cũng vậy. Khi hệ thống cảnh báo của cơ thể cảm nhận sự có mặt của virus, hệ miễn dịch sau hàng triệu năm tiến hóa, sẽ “tấn công tổng lực”, dẫn đầu là các tế bào lympho T.

Hệ miễn dịch là lý do loài người tồn tại đến ngày nay. Khi phát hiện ra mối đe dọa dựa vào vô số hóa chất “tuần tra” khắp cơ thể, hệ miễn dịch sẽ truy lùng quyết liệt kẻ xâm lược.

Những trận chiến đó có thể vô cùng tàn khốc, mọi thứ xung quanh sẽ bị phá hủy. Cũng giống nhưng phim về chiến tranh, mọi thứ bị thiêu rụi. Chỉ có điều đối với virus, chiến trường bị thiêu rụi đó lại là cơ thể chúng ta.

Hiểu được cơ chế tàn phá của virus cũng như cơ chế phản kháng của cơ thể là thiết yếu trong việc chống dịch.

Hệ miễn dịch không “nể nang” chút nào. Khi phát hiện ra tế bào nào bị nhiễm virus, bị virus biến thành nơi để sinh sôi, hệ miễn dịch sẽ “tóm” lấy tế bào đó, và bắn dữ dội các phân tử xuyên vào trong, giết chết tế bào và mọi thứ bên trong.

Trước cuộc chiến tàn khốc, virus đã tìm cách xâm nhập được vào cơ thể, lẻn qua các “lá chắn”, như chất dịch nhày ở mũi và họng, và truy lùng các tế bào mà chúng có thể “trưng dụng” – như cách diễn viên “trưng dụng” xe cộ trong phim hành động.

Đồng thời chúng tìm cách ngụy trang, né hệ miễn dịch – cuộc chơi “trốn tìm” có thể gây chết người.

Cuộc khiêu vũ kỳ lạ

Gene Olinger, nhà miễn dịch học tại viện khoa học MRIGlobal ở Mỹ, ví những giờ đầu tiên mầm bệnh xâm nhập cơ thể như cuộc “khiêu vũ giữa hệ miễn dịch và virus”.

Virus dùng nhiều chiêu để tránh né mọi “tai mắt” của hệ miễn dịch trên khắp cơ thể.

Sau đó, sẽ là cuộc “chạy đua vũ trang” giữa virus và hệ miễn dịch, theo lời giáo sư Marjolein Kikkert từ trung tâm y tế của Đại học Leiden ở Hà Lan.

“Tất cả virus, bao gồm virus lần này (SARS-CoV-2), có nhiều cách để ‘luồn lách’ hoặc vô hiệu hóa phản ứng miễn dịch… có một cuộc chạy đua vũ trang, nhất là lúc đầu, khi virus cố gắng dập tắt những phản ứng đầu tiên”, bà Kikkert nói với South China Morning Post.

Trận chiến về cơ bản là vậy. Nhưng vì virus SARS-CoV-2 là virus corona chủng mới, các nhà khoa học chưa có đủ thời gian nghiên cứu, hiểu rõ trận chiến đó diễn ra chính xác như thế nào.

Vẫn chưa rõ vì sao một số người khỏe mạnh nhiễm Covid-19 lại có triệu chứng nặng, trong khi những người khác không bị nặng.

Tran chien khoc liet giua he mien dich nguoi voi virus corona hinh anh 2 02_AP.jpeg
Một mẫu vắc-xin đang thử nghiệm chống virus corona mới được đưa trở lại tủ đông. Ảnh: AP.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây

Những phỏng đoán của các nhà khoa học về SARS-CoV-2 dựa vào những nghiên cứu trước đây về phản ứng của hệ miễn dịch đối với các chủng virus corona có liên quan, như MERS hay SARS, cũng như những ghi nhận lâm sàng trong hồ sơ các bệnh nhân Covid-19.

Dựa vào những điều đó, có thể thấy “mọi phần của hệ miễn dịch tham gia vào việc chống lại virus này”, theo Stanley Perlman, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Iowa.

Hệ miễn dịch của cơ thể có thể rất quyết liệt và áp đảo, và trận chiến chống virus có thể rất tàn khốc, khiến cơ thể bị tàn phá tới mức tử vong, theo các nhà nghiên cứu.

Cụ thể, phổi, chính là nơi SARS-CoV-2 tấn công, là chiến trường “rất mong manh” trong cơ thể.

Đặc biệt, khi chống lại virus chưa từng gặp, chưa biết rõ, hệ miễn dịch sẽ còn quyết liệt gấp bội, làm cho nhiều tế bào, mô xung quanh bị “vạ lây”.

Tran chien khoc liet giua he mien dich nguoi voi virus corona hinh anh 3 d14d241a_64e8_11ea_8e9f_2d196083a37c_1320x770_171026_AFP.jpg
Hiểu được cơ chế tàn phá của virus cũng như cơ chế phản kháng của cơ thể là thiết yếu trong việc chống virus. Ảnh: AFP.

Đội hình bảo vệ

Khi hệ thống cảnh báo sớm của cơ thể mới phát hiện SARS-CoV-2, cơ thể sản sinh ra các “protein báo động” để cảnh báo với các tế bào xung quanh về sự xuất hiện của virus, và cũng “kích hoạt” nhiều phân tử miễn dịch.

Ngay lúc đó, virus vẫn gấp rút xâm nhập, tấn công thêm nhiều tế bào.

Phổi trở thành chiến trường, và sưng lên vì sự kéo đến đồng loạt của các tế bào miễn dịch, các phân tử, cũng như chất dịch cần thiết để các tế bào, phân tử này di chuyển.

Sau đó, các tế bào lympho T kéo đến, đi sâu vào niêm mạc của phổi để săn tìm và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus.

Khi tế bào lympho T tìm thấy tế bào nhiễm virus, chúng sẽ “bám chặt và bắn các phân tử xuyên qua tế bào, giết chết tế bào”, ông Olinger nói.

Các kháng thể, là các protein hình chữ Y, cũng kéo đến. Những phân tử này bao quanh virus, dập tắt các protein gai bên ngoài của virus mà virus dùng để bám vào tế bào khỏe mạnh.

Tiếp đến là sự yểm trợ của các tế bào bạch cầu lớn hơn, gọi là “đại thực bào” (macrophage), tới càn quét, “nuốt chửng” các xác virus chết thành các cụm. Như vậy, trận chiến càng diễn ra, các tế bào chết dính vào nhau thành những cụm lớn ở trong phổi.

“(Các cụm đó) sẽ chặn đường thở, giảm lượng oxy”, Ashley St John, giáo sư tại trường y Duke-NUS tại Singapore, nhà nghiên cứu bệnh học, nói.

Các cụm xác tế bào này càng khiến phổi phải “căng mình”. “Các mô phổi cần phải dãn nở để lấp đầy oxy, nhưng giờ lại đầy tế bào miễn dịch và các chất dịch… có thể khiến người bệnh không thở đủ oxy”, bà nói.

Tran chien khoc liet giua he mien dich nguoi voi virus corona hinh anh 4 4394_AFP.jpg
Chưa tìm hiểu được ngọn ngành trận chiến giữa virus và hệ miễn dịch, việc tìm ra vắcxin có thể gặp trở ngại. Ảnh: AFP.

Hệ miễn dịch bị đánh lừa có thể gây tử vong

Ởmột số bệnh nhân, nếu đã đến giai đoạn này mà hồi phục được, phổi của họ vẫn có thể khôi phục. Nhưng một số bệnh nhân khác, phổi sẽ bị phá hủy vĩnh viễn.

Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy 80% số ca Covid-19 là nhẹ hoặc trung bình, 14% là nặng, còn lại 6% là nguy kịch – tức suy hô hấp, sốc nhiễm trùng máu, hay suy nội tạng.

Trên toàn cầu, khoảng 3,4% người nhiễm Covid-19 tử vong, theo ước tính của WHO, dù tỷ lệ này sẽ thay đổi khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến.

Các chuyên gia cho biết cách thức chính xác mà SARS-CoV-2 gây hại trong cơ thể đang được nghiên cứu, nhưng rõ ràng là căn bệnh gây hại nhất đối với người cao tuổi và người có miễn dịch yếu. Hơn 20% số ca bệnh trên 80 tuổi nhiều khả năng sẽ tử vong.

Tỷ lệ tử vong đối với những người có bệnh tuần hoàn, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính gấp đôi tỷ lệ tử vong trung bình, theo thống kê từ WHO công bố cuối tháng 2.

Tran chien khoc liet giua he mien dich nguoi voi virus corona hinh anh 5 e8554318_534a_11ea_8948_c9a8d8f9b667_image_hires_033536_VirPath_AFP.jpg
Các nhà khoa học tại phòng lab Đại học VirPath ở Lyon, Pháp, đang nghiên cứu cách điều trị virus corona. Ảnh: AFP.

Một số nhà nghiên cứu còn nêu giả thuyết trong giai đoạn “trốn tìm” ban đầu, virus cản phá các phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch bằng cách nhân bản quá nhanh để hệ miễn dịch không theo kịp, hoặc làm rối loại cơ chế tự điều tiết của hệ miễn dịch.

Có bằng chứng cho thấy điều đó có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức, khiến mô bị viêm. Nhiều loại tế bào sẽ kéo đến phổi để chống virus, nhưng không phải đúng những loại tế bào cần thiết, thành ra “lợi bất cập hại”, theo ông Olinger.

“Phổi là nơi tệ nhất để (hệ miễn dịch) mắc những sai lầm đó. Những tế bào (miễn dịch) kéo đến để giết, để bao vây, để kiểm soát viêm nhiễm… nếu quá nhiều có thể gây hại cho chính phổi. Tế bào phổi mất đi khả năng vận chuyển oxy có thể khiến các tế bào chết”.

Và điều này có thể dẫn đến tử vong, theo các nhà nghiên cứu. Nếu đúng vậy, chính hệ miễn dịch, chứ không phải bản thân virus, là thủ phạm gây hại cho phổi, khiến các tế bào trong cơ thể thiếu oxy.

Tìm hiểu tận gốc “trận chiến” giữa virus và hệ miễn dịch là điều khó, nếu không quan sát cách mỗi bên vận hành trên các tế bào và trên động vật.

Chưa tìm hiểu được ngọn ngành trận chiến đó, việc tìm ra vắcxin phòng SARS-CoV-2 có thể gặp trở ngại. “Làm sao chế được vắcxin hiệu quả nếu bạn không biết cơ chế nào để bảo vệ người bệnh cho tốt”, giáo sư Stanley Perlman nói.

Trọng Thuần /Zing VN