Biệt thự ‘lột xác’ sau cải tạo

Sau khi cải tạo, căn biệt thự đáp ứng tiêu chí sinh hoạt của chủ nhà mà vẫn tôn trọng bối cảnh xung quanh.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Biệt thự trong một khu đô thị ở Hà Nội được cải tạo lại cho phù hợp với gia đình gồm bố mẹ già, vợ chồng hai con và người giúp việc. Để đáp ứng các tiêu chí sinh hoạt đặc biệt của gia chủ mà vẫn tôn trọng quy định về chỉ giới và quy hoạch, các kiến trúc sư mất hai tháng để đưa ra phương án thiết kế thích hợp.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Sau cải tạo, mặt đứng công trình được giản lược đường nét.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Các ô cửa sổ trên mặt đứng sử dụng hệ lam bằng bê tông siêu cường lực và được phủ một lớp “rèm” bằng cây xanh rủ xuống.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Các tấm đan của hệ lam cao 2,8 m và mỏng 3 cm. Trên các tấm đan này có những lỗ thoáng được tính toán kỹ lưỡng để ánh sáng đi vào nhà vừa đủ, không gây chói mắt và nắng phía Tây không chiếu trực tiếp lên nội thất.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Hệ lam vừa điều chỉnh lượng nắng vừa tạo ra hiệu ứng thị giác thú vị cho căn nhà. Vị trí, thiết kế của cửa sổ cũng giúp các phòng sáng mà không ảnh hưởng tới sự riêng tư dù hướng ra các nhà hàng xóm đối diện.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Bên trong, do nhà có người già bị ốm, không gian tầng trệt được thiết kế xoay quanh hoạt động của bà.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Bà dù nằm trong phòng ngủ vẫn dễ dàng giao tiếp với các thành viên khác ngoài phòng khách, bếp ăn.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Điểm nhấn của ngôi nhà là cầu thang xoắn màu xanh.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

So với thiết kế cũ, kiến trúc sư đổi trục thang và phần mở của hố thang xuống tầng hầm.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Nhờ vậy, phòng của người giúp việc ở tầng hầm vẫn đủ nắng, gió và dễ dàng kết nối với không gian tầng trệt, thuận tiện cho việc chăm sóc người già.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Bên cạnh đó, thiết kế thang nhẹ nhàng nhưng tạo nên sự ấn tượng và trẻ trung cho công trình. Vì quá trình thi công phức tạp, phần cầu thang mất một tháng mới hoàn thiện.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Đồ nội thất đơn giản, vừa đủ cho nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Biệt thự 'lột xác' sau cải tạo

Sau khi cải tạo, gia chủ có ngôi nhà ưng ý mà vẫn hài hòa với cảnh quan xung quanh.

Bài: Minh Trang /Ảnh: Tuan Nghia Nguyen / Thiết kế: Nghia-Architect

6 chữ đơn giản nhưng “vạn năng”, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết!

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần nghe đến những chữ này. Hãy xem đó là những chữ gì.

Trước đây, có một người đàn ông luôn hy vọng mình có thể tìm được một phương pháp vạn năng, gặp việc gì cũng có thể giải quyết được. Thế nhưng tìm mãi không ra, ông ta tìm đến một trí giả xin chỉ bảo.

Vị thính giả nghe xong câu chuyện liền tặng cho ông ta một chiếc túi nhỏ. Mở ra xem, người đàn ông phát hiện trong đó có 3 mảnh giấy, lần lượt từng mảnh có viết: Bình tĩnh, đổi hướng, buông bỏ.

Người đàn ông không hiểu cho lắm nhưng vẫn bỏ những mảnh giấy vào túi và chào từ biệt trí giả.

1. Bình tĩnh

Người đàn ông này làm nghề bán chum vại. Hàng ngày, ông ta dậy tự rất sớm, gánh chum vại, băng qua một quãng đường núi gập ghềnh để đến được khu chợ bên kia núi.

Một hôm, trời còn chưa sáng, người đàn ông gánh chum vại đi, không may bước hẫng nên chiếc vại phía bên trái vừa đổ nghiêng sang một bên, nắp vại đã rơi và lăn xuống dưới theo đường núi.

Ông ta vừa xót ruột vừa vội vã, miệng lẩm bẩm: “Lần này thì tai hại rồi, nắp vại vỡ rồi, chiếc vại này làm sao mà bán được đây, lại còn mất công gánh nó đi cả một đoạn đường dài.”

Nói xong, ông ta tức giận nhấc chân lên và đá chiếc vại xuống khỏi quang gánh rồi đi tiếp.

6 chữ đơn giản nhưng vạn năng, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết! - Ảnh 1.

Đi một lúc nữa thì trời sáng, người đàn ông nhìn thấy chiếc nắp vại lăn xuống dưới lúc trước đang nằm kề đám cỏ bên đường, chẳng sứt mẻ gì, trong lòng không khỏi mừng rỡ.

Nhưng rồi ông ta lại nghĩ, chiếc vại đã bị mình đá đi rồi, giữ lại cái nắp này liệu có tác dụng gì. Nghĩ vậy, ông ta không khỏi than thở: “Tạo hóa trêu ngươi”, càng nghĩ lại càng tức tối, ông ta rút đòn gánh ra đập cái nắp vỡ vụn.

Đến khi xuống đến chân núi, người đàn ông lại phát hiện ra chiếc vại nằm gọn trên bãi cỏ, chẳng hề xây xước. Ông ta vui mừng, hối hận lẫn lộn nhưng chiếc nắp vại đã vỡ, mọi việc có tiếc nuối cũng đã muộn.

Lúc đó, ông ta mới nhớ đến hai chữ BÌNH TĨNH trên mảnh giấy đầu tiên vị trí giả đưa cho mình. Ông đập tay vào chân mình, trách bản thân đã quá nóng vội.

2. Đổi hướng

Về sau, trong ngôi làng mà người đàn ông này ở rộ lên trào lưu đi nhặt ngọc trai. Đến cuối cùng, người đổ đến làng ông ta mỗi lúc một đông, ngọc trai vì thế ngày một ít đi.

Khi đó, nhiều người phải đứng trước 2 vấn đề: Ở lại thôn thì cơm ăn không đủ no mà trở về quê nhà thì không cam tâm vượt đường xá xa xôi lại ra về tay trắng.

6 chữ đơn giản nhưng vạn năng, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Tiến thoái lưỡng nan, mọi người đều rơi vào thế bí. Chứng kiến mọi người bế tắc như vậy, người đàn ông nhớ đến mảnh giấy thứ hai mà vị trí giả đưa cho mình: ĐỔI HƯỚNG.

Nghĩ một hồi, người đàn ông quyết định không tiếp tục tìm ngọc trai nữa mà chuyển sang dùng số tiền ít ỏi của mình đi mua lương thực, nước và quần áo về bán, nhờ đó mà kiếm được khá nhiều.

Ông ta lại dùng số tiền đó để sản xuất quần áo có độ bền cao, thỏa mãn được nhu cầu của những người săn tìm ngọc trai, trở thành phú thương giàu có ai ai cũng biết.

3. Buông bỏ

Một hôm, người đàn ông phát hiện vợ mình ngồi trong phòng, nét mặt buồn bã nên tiến lại hỏi xem đã xảy ra chuyện gì. Thì ra, người vợ buổi sáng ra chợ mua rau, chuẩn bị trả tiền thì phát hiện tiền rơi mất từ lúc nào. Trở về nhà, tìm một hồi không thấy đâu nên buồn rầu cả ngày.

6 chữ đơn giản nhưng vạn năng, giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết! - Ảnh 4.

Nghe xong, người đàn ông nhớ đến mảnh giấy thứ ba mà vị trí giả đưa cho mình khi trước: BUÔNG BỎ, liền nói với vợ mình: “Lần trước bà ra đường nhặt được tiền, cũng chỉ vui được một lúc, bây giờ bà mất tiền mà than thở buồn phiền suốt một ngày, cơm không thiết ăn, bà thấy có đáng không? Dù bà có buồn nữa thì tiền cũng không tìm lại được.”

Người vợ nghe vậy, cảm thấy có lý nên trong lòng bất giác thoải mái dễ chịu.

Bình tĩnh, có thể giúp con người tránh được những hậu quả đáng tiếc do sự nóng vội gây ra, bình tĩnh ứng xử mọi việc, chúng ta có thể nắm bắt được cơ hội thay đổi sự việc.

Đổi hướng, khi con đường chúng ta đi bị tắc nghẽn, đổi phương hướng khác, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy đất trời bao la.

Buông bỏ, không đạt được những gì mình mong muốn, hãy buông bỏ, bỏ qua mọi việc cũng là bỏ qua cho chính mình.

6 chữ đơn giản này chính là cách thức xử lý chuẩn mực nhất khi chúng ta gặp phải bất cứ vấn đề gì. Hy vọng rằng chúng ta đều có thể lĩnh ngộ và nhận được sự trợ giúp từ đó.

Theo Tổ Quốc

Italy ghi nhận 627 ca tử vong trong một ngày, vượt xa kỷ lục của TQ

Italy thông báo thêm 627 ca tử vong, mức tăng cao nhất trong ngày ghi nhận tại quốc gia đã trải qua 4 tuần chống chọi với dịch Covid-19.

Với 627 ca tử vong mới, tổng số bệnh nhân chết vì Covid-19 tại đất nước tâm dịch của châu Âu đã lên tới 4.032 ngày 20/3, tăng 18,4% so với một ngày trước đó.

Hôm 19/3, Italy đã vượt Trung Quốc về tổng số ca tử vong.

Cho tới trước ngày 20/3, Italy chưa bao giờ ghi nhận hơn 475 ca nhiễm trong một ngày, trong khi Trung Quốc – nơi khởi phát dịch và đang chứng kiến đà giảm mạnh của ca nhiễm cũng như ca tử vong, chưa bao giờ ghi nhận quá 150 ca tử vong trong một ngày.

Tổng số ca nhiễm tại Italy hôm 20/3 đã lên tới 47.021, so với 41.035 ca của một ngày trước đó, tăng 14,6%, theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự.

Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Italy – vùng Lombardy vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm, với 2.549 ca tử vong và 22.264 ca nhiễm.

Trong số các ca nhiễm trên cả nước, 5.129 ca đã bình phục hoàn toàn, so với 4.440 ca một ngày trước đó.

Italy ghi nhan 627 ca tu vong trong mot ngay, vuot xa ky luc cua TQ hinh anh 1 italy_2.jpg
Italy đã trở thành quốc gia có số ca tử vong vì virus corona cao nhất thế giới. Ảnh: Getty.

Trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 10.316 ca tử vong vì virus corona kể từ khi dịch bệnh nổi lên ở Trung Quốc, và hơn một nửa trong số ca tử vong nằm ở châu Âu.

Hơn 250.000 ca nhiễm được phát hiện ở 161 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Trung Quốc, ngoài các trường hợp nhập cảnh, nước này không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm virus corona chủng mới trong nước trong ngày thứ 2 liên tiếp hôm 19/3.

Trung Quốc cũng ghi nhận chỉ 3 ca tử vong trong ngày 19/3, mức thấp nhất theo ngày trong hai tháng qua tính từ ngày 21/1, hai ngày trước khi Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh.

Theo số liệu được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố sáng 20/3, Trung Quốc đại lục (không tính Hong Kong, Macao và Đài Loan) ghi nhận 39 ca nhiễm mới trong ngày 19/3, toàn bộ đều là người vừa nhập cảnh Trung Quốc. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Trung Quốc không có ca nhiễm mới phát sinh trong nước.

Tổng cộng, Trung Quốc đã ghi nhận 80.976 ca nhiễm và 3.248 ca tử vong tại đại lục. Đến nay, 6.559 người đang được điều trị, với 2.136 ca bệnh nặng.

Số người thuộc diện nghi ngờ được thống kê trong ngày 19/3 là 31, nhưng không có ai tại Hồ Bắc, nơi Vũ Hán là tỉnh lỵ.

Theo Zing.

Ban hành 3 đạo luật chống Covid-19, vì sao ông Trump đặt trọng tâm trợ giúp người nghèo Mỹ?

Ban hành 3 đạo luật chống Covid-19, vì sao ông Trump đặt trọng tâm trợ giúp người nghèo Mỹ?

Hai trong ba đạo luật đầu tiên của Mỹ khi đối phó với Covid-19 và khó khăn kinh tế đều đặt trọng tâm vào trợ giúp những người thu nhập thấp và trung bình. Ông Trump đang làm ngược với nhiều quốc gia.

Một số quốc gia khi khủng hoảng đang diễn ra họ thường tập trung vào việc cứu giúp các doanh nghiệp và khôi phục sản xuất trong các gói trợ giúp kinh tế. Tuy nhiên, cách làm của Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng thì khác hẳn. Họ dành ưu tiên cao cho những người thu nhập thấp và trung bình. Cách làm này xem ra có vẻ ngược đời. Vấn đề đặt ra là tại sao Mỹ lại làm như vậy?

Những đạo luật liên tiếp chống Covid-19

Ngày mùng 6/3, Tổng thống Mỹ ký đạo luật khẩn cấp đầu tiên trị giá 8,3 tỷ USD. Gói cứu trợ này, ngoài việc tăng cường công tác phòng và ngăn ngừa dịch bệnh, còn có mục đích chính là giúp những người nghèo thu nhập thấp, những người không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm không chi trả việc xét nghiệm Coronavirus thì sẽ được chính phủ chi trả toàn bộ.

Cái này tương đối logic vì những người nghèo là những người dễ bị tổn thương khi bị dịch bệnh tấn công và nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì nhiều khả năng dù có bệnh họ cũng không muốn đi xét nghiệm hoặc điều trị vì tốn kém.

Chỉ hơn chục ngày sau, ngày 18/3 Tổng thống Trump lại ký đạo luật thứ hai có tên Family First Coronavirus Response Act (Đạo luật ứng phó với Corona và đặt các gia đình là ưu tiên cao nhất), trị giá trên 100 tỷ USD. Theo đó chính quyền Mỹ lập tức chi trả các khoản tiền cho những người lao động bị mất việc tạm thời, hoặc những người phải nghỉ 14 ngày do bị cách ly hoặc phải chăm sóc người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh. Khoản hỗ trợ này giúp trực tiếp các gia đình nghèo và trung lưu có thu nhập từ 133.000 USD trở xuống.

Bên cạnh đó, chính quyền nhiều tiểu bang ở Mỹ cũng cũng đưa ra các đạo luật khắt khe bảo vệ những hộ nghèo – những người dễ bị tổn thương nhất lúc này – như không được phép trục xuất những người đang thuê nhà, nhưng không đủ tiền để chi trả tiền nhà cho đến hết tháng 5/2020, nới lỏng khoảng thời gian nộp thuế và chi trả các loại hóa đơn thanh toán tiền điện, nước, khí đốt…

Ban hành 3 đạo luật chống Covid-19, vì sao ông Trump đặt trọng tâm trợ giúp người nghèo Mỹ? - Ảnh 1.

Và ngay trong tuần này Thượng viện cùng Hạ viện Mỹ phối hợp với Nhà Trắng thảo luận về một dự luật mới để trình Tổng thống Trump gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay trị giá trên, dưới 1.000 tỷ USD.

Gói kích thích kinh tế mới này dự kiến sẽ phân phát ngày lập tức trong vòng hai tuần khoảng 1.000 USD cho mỗi người lớn đi làm và có khai thuế và 500 USD cho người phụ thuộc. Cũng như hai đạo luật trước đó, đối tượng được nhắm đến của đạo luật mới cũng là những người thu nhập thấp, trung bình và các gia đình trung lưu.

Tất nhiên, phần lớn trong gói giải cứu kinh tế này là nhắm đến hỗ trợ các doanh nghiệp đang khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hàng không, khách sạn nhà hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin cũng cảnh báo Quốc hội rằng nếu không không có các gói cứu trợ kinh tế kịp thời thì nước Mỹ sẽ sớm rơi vào suy thoái kinh tế và con số thất nghiệp có thể tăng từ mức 3,6% hiện nay lên đến 20% trong thời gian tới.

Ông Mnuchin cũng úp mở, nếu đại dịch Covid-19 không sớm bị dập tắt, nếu kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới, thì chính quyền Trump sẽ không ngần ngại tung ra các gói kích thích kinh tế mới thậm chí còn lớn hơn so với gói kinh tế thứ ba này để vực dậy cỗ máy kinh tế lớn nhất thế giới.

Vì sao ông Trump lại nhắm tới người nghèo trong các đạo luật này?

(i) Đây là những thành phần đông đảo nhất trong xã hội, có tích lũy không đáng kể và cũng là những người dễ bị tổn thương nhất trước bất kỳ biến động kinh tế nào theo chiều hướng xấu đi.

(ii) Mỹ đã có kinh nghiệm xử lý khủng hoảng kiểu này trước đó. Trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933, những người lao động vốn đã nghèo lại càng trở nên cơ cực gấp bội và đó là lý do chính đưa đến sự ra đời của hệ thống an sinh xã hội (Social Security) được vận hành từ đó đến nay. An sinh xã hội được xem như một cái van đảm bảo cuộc sống bình thường cho bất kỳ người dân Mỹ nào trước các biến động kinh tế.

(iii) Một lý do khác là nếu như cuộc sống của người nghèo không được đảm bảo thì sẽ đưa đến một loạt các bất ổn xã hội và bất công gia tăng: Thất nghiệp tràn lan, tội phạm mặc sức hoành hành, con cái họ tức thế hệ tương lai của nước Mỹ sẽ đói nghèo và thất học cùng với rất nhiều các hệ lụy khác.

(iv) Trong điều kiện kinh tế bình thường, những người đang được cần trợ giúp hiện nay là nguồn lực lao động chính, những người đóng thuế và khách hàng lớn nhất giúp cho nền kinh tế lớn nhất thế giới vận hành trơn tru. Do đó, việc chính quyền trợ giúp họ cũng chính là việc chăm chút và nuôi dưỡng nguồn lực tương lai của nước Mỹ trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau khủng hoảng.

(v) Người Mỹ cũng đủ thực dụng để thấy rằng việc đổ tiền vào trợ giúp các doanh nghiệp – trừ những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, cung ứng các dịch vụ có tính thiết yếu đối với người dân và nền kinh tế – vào lúc này vừa không có hiệu quả, vừa tốn kém, lãng phí nguồn lực quốc gia. Đơn giản là vì có đổ tiền vào hỗ trợ sản xuất thì người dân cũng chẳng có tiền hoặc cũng chẳng thiết tha mua bán gì, như ô-tô hay nhà cửa chẳng hạn, trong lúc khó khăn kinh tế.

(vi) Điều cuối cùng tuy không ai nói ra công khai, nhưng lại được tính toán nhiều nhất đó là yếu tố chính trị.

Những người được trợ giúp hiện nay cũng chính là lực lượng cử tri đông đảo sẽ bỏ phiếu lựa chọn Tổng thống và các nghị sĩ của Hạ và Thượng nghị viện Mỹ trong mùa bầu cử diễn ra vào tháng 11 năm nay. Do đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy màu sắc dân túy in đậm trong các các dự luật và đạo luật này.

Kỳ thực là đang diễn ra một cuộc đua ngầm giữa một bên là Tổng thống Trump và các nghị sĩ Cộng hòa với một bên là các nghị sĩ Dân chủ xem ai thực sự “vì dân” hơn ai.

Còn người dân vừa được cưng chiều, vừa rung đùi ngồi phán quyết để chọn các “đầy tớ” – hiện đang “đánh nhau” chí tử, sứt đầu mẻ trán chỉ với mục đích duy nhất là được “lọt” vào mắt xanh của các ông bà chủ… đang chờ giải cứu!

Bài viết được chia sẻ bởi Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Phó tổng thư ký ASEAN. Đại sứ Hoàng Anh Tuấn từng có thời gian đảm trách cương vị Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao. Tiêu đề và sapo bài viết đã được đặt lại.

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn / Theo Nhịp Sống Việt