Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

NHẬT BẢN 

Ngôi đền hình thành năm 1300, là nơi linh thiêng để cầu duyên và là điểm tham quan nổi tiếng.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Izumo Taisha (tỉnh Shimane) là một trong những đền thờ Thần đạo nổi tiếng, được xem như “báu vật quốc gia” của Nhật Bản.

Người dân tin rằng tất cả các vị thần trên đất nước Nhật tề tựu về đền vào tháng 10 (âm lịch) hàng năm để ban may mắn và duyên lành cho nhân gian. Bởi vậy, nơi đây được mệnh danh là miền đất của các vị thần.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Từ quốc lộ tới đền phải đi bộ 300 m qua ba cổng Torii truyền thống, với hai bên đường trải đá là bốn hàng cây tùng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, nhiều cây có đường kính gốc hơn 2m.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Người dân thực hiện nghi thức rửa tay tại Temizuya trước khi vào đền. Đây là nghi thức tẩy uế cơ thể và tâm hồn trước khi vào đền thờ bằng cách rửa sạch tay và miệng của mình. Điều quan trọng nhất trong cả quá trình thực hiện nghi thức là chỉ múc nước một lần, nên sử dụng một lượng nước vừa đủ.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Izumo Taisha còn được biết đến là ngôi đền cầu duyên cực kỳ linh nghiệm. Vị thần cai quản chính ở Izumo Taisha là Okuninushi – biểu tượng của mối nhân duyên và hôn nhân tốt đẹp, theo truyền thuyết có tên gọi “Chuyện về chú thỏ vùng Inaba”.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Truyền thuyết xưa kể về một chú thỏ đã lừa một bầy cá mập xếp thành một cây cầu để thỏ băng qua biển mà không cần bơi. Khi phát hiện mình bị lừa, những con cá mập đã tấn công thỏ. Trên đường đến cầu hôn công chúa Yakami xinh đẹp ở tỉnh Inaba, thần Okuninushi đã dừng lại để giúp đỡ chú thỏ và rồi, dù đến muộn thần vẫn được kết hôn cùng công chúa.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Ngôi đền chính nằm ở vị trí cao nhất, mái đền làm bằng tấm đồng, khung làm bằng gỗ bách Kiso, gỗ lót trụ đền làm từ đá Okazaki được vận chuyển từ tỉnh Aichi.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Đặc điểm mang tính biểu tượng nhất của Izumo Taisha là cuộn rơm shimenawa xoắn khổng lồ nặng đến 4,5 tấn, mang ý nghĩa của may mắn và hạnh phúc.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Bên trong đền chỉ dành cho những người hành lễ, người dân đến đền phải đứng bên ngoài vái vọng.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Theo phong tục, người đến cầu nguyện cần nghĩ đến tên, địa chỉ của mình và bày tỏ lòng thành trước khi bắt đầu. Nghi thức cầu nguyện đặc biệt chỉ có tại nơi đây là “2 lần cúi, 4 lần vỗ tay, 1 lần cúi”. Trong 4 lần vỗ tay, 2 lần cho chính bản thân mình còn 2 lần dành cho người thương. Sau đó, họ sẽ dùng đồng 5 yen để ném lên bó rơm khổng lồ hoặc những chiếc thùng gỗ ngay trước điện chính, nếu đồng 5 yen gắn vào bó rơm thì điều ước sẽ thành hiện thực.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Người Nhật tin rằng chỉ có tại Izumo Taisha mới có thần tình yêu. Hàng năm, ngôi đền thu hút đông đảo người dân trên khắp nước Nhật viếng thăm, đặc biệt là những bạn trẻ chưa tìm được một nửa của mình.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Vào đầu năm mới, người dân thường đến đền chùa đi lễ, mỗi người sẽ rút cho mình một thẻ xăm. Thẻ may mắn thì mang theo người, còn thẻ xui thì để lại và treo lên khung làm từ dây thừng và gỗ thông để “giải xui”.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Ngoài ra, một lá bùa có dòng chữ “kết nối và gìn giữ nhân duyên” mang theo người cũng được tin là góp phần giúp bạn sớm tìm được một nửa tâm giao của mình.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Khu vực xung quanh đền chính có đền thờ các vị thần khác nhau trong thần đạo (thần của sự may mắn, nghệ thuật – võ thuật, điều dưỡng..), nơi nghỉ chân, nơi ở của các vị thần tập hợp về Izumo vào tháng 10 âm lịch hàng năm.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản

Toàn cảnh đền Izumo Taisha tựa lưng vào núi, quanh năm mây mù bao phủ.

Ngọc Thành / VNExpress

Hào quang của vua Gia Long trong mắt Michel Gaultier

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn “Vua Gia Long”, cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.

Ông đã có hai công trình về các vị vua mở đầu triều Nguyễn là Vua Gia Long (xuất bản năm 1933) và Vua Minh Mạng (1936) – cuốn sách được nhận giải thưởng Therouanne của Viện Hàn lâm Pháp trao cho công trình sử học hay vào năm 1937. Sau đó, ông tiếp tục viết hai công trình biên khảo về vua Hàm Nghi mang tên Hoàng đế bị lưu đày và Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế An Nam, xuất bản vào các năm 1940 và 1959.

Hao quang cua vua Gia Long trong mat Michel Gaultier hinh anh 1 Gialong.jpg
Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier.

Cuốn sách chân dung vua Gia Long là tác phẩm đầu tiên của Gaultier, với mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến năm 1802 – thời điểm Việt Nam thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, chia rẽ. Thời điểm mở đầu của lịch sử nước ta được tác giả lựa chọn là năm 275 trước công nguyên, với sự xuất hiện của nhà Thục.

Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, dành toàn bộ chương I để kể về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam cho đến khi vua Quang Trung chiếm Thăng Long lần thứ ba năm 1789. Từ chương II và III mô tả về cuộc chiến của chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, thông qua câu chuyện song song của hai nhân vật Bá Đa Lộc và chúa Nguyễn Ánh.

Chương IV nói về hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau khi vua Gia Long lên ngôi, trong đó phần cuối chương này đề cập chi tiết đến tổ chức triều đình và quản lý đất nước, các luật lệ mà triều đình áp dụng cho đến khi ban hành bộ hình luật của triều đại, bộ Hoàng Việt luật lệ, tức Luật Gia Long được áp dụng từ năm 1818.

Mảng lịch sử thu gọn của đất nước Champa và Cao Miên cũng được tác giả đề cập khéo léo trong mối quan hệ của cuộc Nam tiến của nhà Nguyễn trong chương I và IV.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, tác giả nghiên cứu về các công trình hành chính của nhà vua, chính sách đối ngoại của ông. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nước Pháp bắt đầu dòm ngó Đông Dương, Gaultier phân tích chính sách thuộc địa của quận công Richelieu, cũng như sứ mệnh của các ông Kergariou và Chaigneau trong việc giao tiếp với vị vua nhà Nguyễn.

Với tài liệu của mình, Gaultier rút ra kết luận rằng các tác giả trình bày triều đại Gia Long như một giai đoạn trật tự và ổn định là thiếu chính xác. Bởi vì các tác giả này rút ra những định kiến ấy trong việc đọc biên niên sử được viết theo lệnh của triều đình Huế. Còn theo các tài liệu được công bố thời bấy giờ của cha Léopold Cadière, đã chứng minh rằng vua Gia Long bị ngập lút đầu trong những sự kiện.

Tác giả kết luận: “Vua Gia Long đã bị sức mạnh của những biến cố chính trị xô đẩy, buộc ông theo đuổi chính sách của các tiên vương bằng cách chú tâm gắn kết chặt sự nghiệp thống nhất vương quốc mà sự tương tranh của các dòng họ lớn có đặc quyền đã ngăn trở dài lâu”.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, PGS. TS. Bửu Nam, thành viên hoàng tộc triều Nguyễn đã nhận xét đây là một công trình biên khảo về vua Gia Long và lịch sử Việt Nam có những thành tựu đáng kể trong thời điểm xuất bản, nhưng cũng có một số hạn chế do quan điểm, lối viết sử thuộc địa của tác giả. “Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn để tham khảo”, ông Bửu Nam đánh giá.

Công trình này được Michel Gautier xuất bản tại Sài Gòn năm 1933, nhưng sau đó bị lãng quên trong lớp bụi thời gian, rồi tình cờ đến tay thầy giáo Đỗ Hữu Thạnh, người tu nghiệp tại Pháp và dạy tiếng Pháp ở Pháp quốc. Hứng thú với tác phẩm về vị vua mở đầu triều Nguyễn, thầy giáo Thạnh đã dành thời gian dịch cẩn thận, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia, học giả thuộc Hoàng tộc để hoàn thiện bản dịch. Tác phẩm vừa được NXB Thế giới cho ra mắt độc giả.

Lê Tiên Long / Sách hay / Zing

Tấn bi kịch lịch sử của Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly (1336-1407) là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Các sử gia Lê – Nguyễn chê mắng ông thậm tệ, các học giả hiện đại bắt đầu đánh giá lại ông, tuy nhiên việc “bình công luận tội” vẫn gặp nhiều vướng mắc.

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

Việc Hồ Quý Ly “cướp ngôi” nhà Trần mà các sử gia Lê – Nguyễn nguyền rủa là “bất trung, bất chính” ngày nay không có vấn đề gì đáng bàn cãi, vì thay một triều đại đã rệu rã bằng một triều đại khác là hợp với quy luật và lẽ phải. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có thể tóm tắt như sau:

Về chính trị, ông xây dựng một nhà nước tập quyền và thực hiện pháp trị. Về tư tưởng văn hóa, ông phê phán hệ tư tưởng Tống Nho hủ lậu, đề cao văn hóa dân tộc, dùng chữ Nôm vào các văn bản hành chính thay cho chữ Hán; đối với tăng nhân, ông bắt những người dưới 50 tuổi phải hoàn tục, những người trên 50 tuổi phải qua sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới tiếp tục cho tu hành, không đạt thì bị sa thải.

Về giáo dục, ông bỏ lối học tầm chương trích cú, đưa kiến thức thực hành, toán pháp và chữ Nôm vào chương trình học hành thi cử nhằm đào tạo ra những nhân tài hữu dụng. Về kinh tế, ông tước bỏ bớt đặc quyền đặc lợi của giới qúy tộc bằng chính sách hạn điền, hạn nô; thống nhất hệ thống đo lường trong cả nước; vừa chia lại ruộng đất vừa tiến hành khai khẩn đất hoang, mở rộng giao thông, phát triển các công trình thủy lợi, thực hiện công bằng về thuế khóa; đặc biệt, ông là ông vua đầu tiên cho phát hành tiền giấy để thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Về quốc phòng, ông xây dựng các tuyến phòng thủ kiên cố, xây dựng quân đội chính quy thường trực tinh nhuệ, với trang bị vũ khí hiện đại; có thể nói vũ khí của quân đội nhà Hồ là vũ khí hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.

Cuộc cải cách sâu rộng của Hồ Quý Ly không thành công vì diễn ra quá ngắn trước cuộc xâm lược quy mô lớn của nhà Minh. Dù quyết tâm chống xâm lược và tổ chức cuộc chiến tranh vệ quốc một cách bài bản, nhưng nhà Hồ không đủ sức đương đầu với kẻ thù hùng mạnh. Nước mất, cả nhà Hồ Quý Ly bị bắt đi tha hương. Đổ hết tội làm mất nước cho cha con Hồ Quý Ly là không công bằng. Trách nhiệm còn của cả dân tộc này nữa.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất nước được các sử gia, kể cả các sử gia hiện đại, đề cập là nhà Hồ không được lòng dân. Hồ Nguyên Trừng đã từng nói với Hồ Quý Ly: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Lòng dân ở đây là gì? Thời nào cũng vậy, nước nào cũng vậy, dân chúng không tự mình theo hay không theo ai. Phải có “truyền thông”.

Ngày xưa không có các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở thì chỉ người có học mới đọc được, người có học là các nhà nho. Người dân biết được chuyện quốc sự ít hay nhiều và biết theo hướng nào đều thông qua các nhà nho này, chính họ là những người “định hướng dư luận”, “dẫn dắt tư tưởng” dân chúng. Mà hệ tư tưởng Tống Nho bảo thủ cuối thời Trần đã bén rễ bền gốc trong xã hội thông qua các nhà nho này, họ lạc hậu rất xa so với tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.

Theo ĐVSKTT, năm 1392 “Quý Ly soạn sách Minh Đạo gồm 14 thiên”, trong đó coi Chu Công là “tiên thánh”, hạ Khổng Tử xuống “tiên sư”, cho sách Luận Ngữ “có bốn chỗ đáng ngờ”, coi Hàn Dũ (một danh Nho thời Đường) là “đạo Nho” (ý nói cóp nhặt, trộm cắp tư tưởng của người khác), coi các bậc đại nho thời Tống như Chu Mậu Thúc, Trình Di, Dương Thi, La Trọng Tố, Lý Diên Bình, Chu Tử “tuy học rộng nhưng ít tài, không sát sự việc, chỉ thạo cóp nhặt văn chương người xưa”.

Cũng theo ĐVSKTT, năm 1395, Hồ Quý Ly lại chép thiên “Vô Dật” của Chu Công, dịch ra quốc ngữ để dạy vua chứ không dùng sách của Tống Nho, năm sau lại soạn “Quốc ngữ thi nghĩa” kèm một bài tựa theo ý mình, bỏ đi phần bình của Chu Tử. Việc hạ bệ Khổng Tử, mạt sát Tống Nho là những việc tày đình khiến cho các sử gia từ Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ cho đến Trần Trọng Kim sau này “nhảy dựng” lên.

Ngô Sĩ Liên viết: “Đạo của tiên thánh nếu không có Khổng Tử thì không ai phát huy được; hậu thánh sinh ra nếu không có Khổng Tử thì không còn ai làm khuôn phép nữa. Từ khi có sinh dân đến nay, chưa có ai nổi tiếng hơn Khổng Tử, thế mà Quý Ly lại dám khinh suất bàn về ngài thì thực là không biết lượng sức mình”. Vị sử thần này viết tiếp: “Chu Tử sinh vào cuối đời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh của các nhà nho Hán, Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải, vắt óc nghiền ngẫm, lý và tâm dung họp.

Ông giải thích thì tường tận, chỉ dẫn thì xa rộng, thực là tập đại thành của các tiên nho và cũng là khuôn mẫu cho những kẻ hậu học. Huống chi lại có Trình Tử xướng ơ trước, và Chu Tử bổ sung chỗ chưa hoàn hảo ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm rồi. Người sau mà có trước tác, thì cũng chỉ là mở mang cho rộng thêm, tô chuốc cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê bai bàn cãi”. Còn Ngô Thì Sĩ thì cho rằng việc Hồ Quý Ly giáng Khổng Tử xuống làm tiên sư là “người mù chê mặt trời, mặt trăng không sáng”.

Theo Ngô Tất Tố thì những điều Hồ Quý Ly nói trong sách Minh Đạo “chẳng những ở ta từ trước đến hồi gần đây chưa ai nghĩ tới, mà đến ở Tàu, trừ bọn Thanh nho sinh sau Quý Ly ba bốn thế kỷ, cũng chưa có ai dám nói”. Tiếc rằng các bộ sách của Hồ Quý Ly đã thất truyền, nên ngày nay chúng ta không biết gì hơn một số dẫn chứng sơ sài kèm theo những lời mắng mỏ của các sử gia.

Những tư tưởng cải cách của Hồ Qúy Ly không những chưa đủ thời gian mang lại kết quả để làm thay đổi não trạng của đám nho sĩ mà còn gây sốc cho họ. Và như đã nói, sự phản ứng của đám nho sĩ kéo theo sự phản ứng của dân chúng, đó là một trong những nguyên nhân cản trở Hồ Qúy Ly tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm như nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần đã làm thành công trước đó. Tư duy, tầm vóc của Hồ Qúy Ly vượt xa tư duy, tầm vóc của dân tộc. Dân tộc không theo kịp ông nên quay lưng lại với ông.

Thực ra Hồ Qúy Ly không phải là không hiểu “lòng dân”, thực chất là não trạng “ngu trung” của đám hủ nho, nên ông cũng đã có một vài động tác đối phó, như việc không nhường ngôi cho người con trưởng có trí tuệ kiệt xuất là Hồ Nguyên Trừng mà nhường ngôi cho con thứ Hồ Hán Thương, là cháu ngoại của vua Trần Minh Tông, nhưng những động tác kiểu này không mấy thuyết phục. Con qủy sứ Minh Thành Tổ đã khôn khéo lợi dụng đúng thời cơ, giương ngọn cờ “phản Hồ phục Trần” thôn tính gọn nước ta.

Theo HOÀNG HẢI VÂN / MỘT THẾ GIỚI

Xà phòng “hủy diệt” virus như thế nào?

Dù bạn chạm vào bề mặt nào, rửa tay bằng nước và xà phòng cũng là cách tốt nhất để loại bỏ virus corona đang bám trên tay bạn trước khi nó khiến bạn mắc bệnh. Theo chuyên gia Greatorex, loại virus này không thể xâm nhập qua da bạn bởi lớp bên ngoài cùng là môi trường axit nhẹ, giúp ngăn ngừa hầu hết các tác nhân bên ngoài.

Mọi người thường nghĩ xà phòng là chất dịu nhẹ, nhưng nếu nhìn từ quan điểm vi sinh vật học, nó có sức công phá rất lớn. Một giọt xà phòng hòa tan trong nước đủ sức giết chết vô số các loại vi khuẩn và virus, bao gồm cả SARS-CoV-2. Sức mạnh “hủy diệt” của xà phòng đều nằm trong cấu trúc lai của nó.

Xà phòng được tạo nên từ các phân tử có hình ghim, mỗi phân tử lại có các đầu ưa nước giúp liên kết với nước và một đuôi kỵ nước thường liên kết với chất béo. Những phân tử này khi gặp nước sẽ tồn tại dưới dạng các đơn vị độc lập, tương tác với các phân tử khác trong dung dịch và tập hợp lại thành các bong bóng nhỏ gọi là micelle – với đầu hướng ra ngoài và đuôi nằm bên trong.

Một số loại vi khuẩn và virus có màng bọc lipid giống như các micelle hai lớp với hai dải đuôi kỵ nước kẹp giữa hai vòng đầu ưa nước. Những màng bọc này được gắn với các protein quan trọng cho phép virus xâm nhập tế bào và giúp vi khuẩn sống sót. Các mầm bệnh có loại màng lipid này bao gồm virus corona, HIV, virus gây viêm gan B và viêm gan C, herpes, Ebola, Zika…

Khi bạn rửa tay với xà phòng và nước, mọi vi sinh vật trên tay bạn đều bị “vây hãm” bởi các phân tử xà phòng. Đuôi kỵ nước của các phân tử xà phòng đang trôi nổi tự do này sẽ cố gắng tránh xa nước, và trong quá trình đó, chúng sẽ va vào các màng lipid của virus và phá hủy virus.

Giải mã sức mạnh của xà phòng - lá chắn vững vàng nhất trong cuộc chiến chống lại Covid-19: Vi khuẩn, virus cứng đầu nhất cũng phải đầu hàng - Ảnh 4.

Theo GS. Pall Thordarson – Trưởng khoa Hóa học tại ĐH New South Wales, “chúng hoạt động như một cái gậy sắt và phá hủy toàn bộ hệ thống”. Sau khi màng bọc bị phá hủy, các protein quan trọng bên trong virus sẽ tràn vào nước, giết chết các loại vi khuẩn và khiến cho virus bất hoạt.

Linh Hân /  Nhịp Sống ViệT

Dịch corona: Nhìn lại mối quan hệ của Trung Quốc với Ý, Iran, Hàn Quốc

Đã có một số ý kiến nhận định rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế của 3 nước là Ý, Hàn Quốc và Iran với Trung Quốc đã tạo điều kiện cho virus corona chủng mới (Virus Vũ Hán) lây lan, trở thành đại dịch toàn cầu. 

(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Nhìn vào diễn biến dịch bệnh trên thế giới, có thể thấy phần lớn các ca nhiễm bệnh sau ngày 25/2 đến từ bên ngoài Trung Quốc, với Ý, Iran, và Hàn Quốc nổi lên là các ổ dịch nghiêm trọng nhất. Tâm chấn của dịch bệnh đã đột ngột chuyển từ Trung Quốc ra thế giới, trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Tờ Epoch Times đã có cuộc thảo luận về tình hình dịch bệnh tại 3 quốc gia nói trên và mối liên hệ của những nước này với Trung Quốc.

Sự phụ thuộc của Ý vào Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ý, người Trung Quốc cũng là cộng đồng nhập cư lớn nhất tại quốc gia Nam Âu này. Các chuyên gia và các chính trị gia tin rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế của Ý với Trung Quốc đã góp phần vào cuộc khủng hoảng virus corona trong nước.

Andrea Delmastro Delle Vedove, một chính trị gia người Ý thuộc Đảng Bảo thủ Quốc gia Fratelli d’Italia (Những người anh em của Ý), đã nói với Epoch Times rằng cuộc khủng hoảng hiện thời cho thấy sự phụ thuộc vào Trung Quốc có thể mang đến vấn đề không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, mà còn là an ninh và y tế dự phòng quốc gia.

Ông Delle Vedove có nguyên nhân để lo lắng. Năm 2018, hơn 3 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến Ý, theo Reuters. Ba trường hợp nhiễm virus corona Vũ Hán đầu tiên xuất hiện tại Ý vào cuối tháng 1, hai trong số đó là khách du lịch Trung Quốc, theo The Guardian.

Điều này đã khiến Ý dừng việc nhập cảnh người Trung Quốc. Khi dịch bệnh và quan điểm chống Trung Quốc tăng cao trong cộng đồng, các công ty Trung Quốc bên trong Ý cũng đã tăng cường các hành động nhằm thay đổi nhận định của công chúng.

Công ty điện tử tiêu dùng Trung Quốc Xiaomi đã tặng hàng chục nghìn khẩu trang FFP3 cho Ý vào tuần trước, theo một bài đăng ngày 5/3 trên trang Facebook của công ty. Nhưng Delle Vedove nói rằng hành động này góp phần tăng thêm nỗi sợ hãi.

“Chúng tôi sợ khi họ mang ‘quà’ cho chúng tôi, bởi vì nếu virus corona không xuất hiện, chúng tôi đã không cần khẩu trang của họ. Chúng tôi hẳn là có thể đối phó với dịch bệnh nếu ban đầu Trung Quốc đã nói sự thật về ‘con quỷ’ này,” chính trị gia cho biết.

Cùng quan điểm với Delle Vedove, hai chuyên gia của Carnegie, Paul Haenle và Lucas Tcheyan, đã viết trong một phân tích tháng trước rằng “việc Bắc Kinh tiếp tục không minh bạch đã làm tăng thêm suy đoán về nguồn gốc thực sự của cuộc khủng hoảng và mức độ lây lan của bệnh dịch.”

Trong khi Delle Vedove bày tỏ lo ngại về “con quỷ sinh ra ở Trung Quốc,” Thủ Tướng Ý Sergio Mattarella đã đến thăm một trường học ở Rome với phần lớn là học sinh Trung Quốc vào đầu tháng trước để giảm bớt sự căng thẳng và thể hiện tình bạn bè với Bắc Kinh, theo Reuters.

Sau cử chỉ hữu nghị của Mattarella, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã cám ơn ông trong một bức điện được đọc bởi Đại sứ Trung Quốc tại Rome, Li Junhua, trong một buổi hòa nhạc tại dinh tổng thống vài tuần sau đó, Thông tấn xã Ý ANSA đưa tin.

“Đây là một cử chỉ cụ thể cho thấy tình bạn thật sự được nhìn thấy trong những lúc cần thiết và tôi vô cùng xúc động,” lá thư của ông Tập Cận Bình viết.

Đối với Delle Vedove, đây là nguyên nhân của sự lo lắng. Ông cáo buộc Trung Quốc không phải là một quốc gia an toàn và minh bạch, và nói rằng Trung Quốc không tôn trọng bất kỳ luật lệ nào, chỉ sử dụng chúng cho lợi thế của mình mặc dù là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Mối liên hệ của Iran với Trung Quốc

Trong khi virus tiếp tục lây lan từ Ý sang khắp châu Âu, thì tâm dịch tại Trung Đông là Iran. Các chuyên gia nói rằng dịch virus Vũ Hán ở quốc gia này cho thấy các mối quan hệ cấp cao giữa chế độ Trung Quốc và Iran.

Hãng hàng không Mahan của Iran đã tiếp tục bay giữa các thành phố của Iran và Trung Quốc mặc dù lệnh cấm đã được thông báo ngày 31/1, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng bên trong Iran và toàn bộ vùng Trung Đông.

Một bản thông báo ngày 2/2 trên trang web của hãng hàng không cho biết các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc chỉ bị dừng vào cuối tháng 2.

“Khamenei biết, biện pháp phòng vệ sinh học tốt nhất hẳn là nên nói cho người dân Iran sự thật về virus Vũ Hán khi nó lây lan sang Iran từ Trung Quốc. Thay vào đó, ông lại tiếp tục để các chuyến bay của hãng hàng không Mahan đến và về từ tâm dịch tại Trung Quốc và bỏ tù những ai lên tiếng,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter ngày 13/3.

Hãng bay Mahan đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt trong năm 2011 vì mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, một chi nhánh của quân đội Iran đã bị chính quyền Trump tuyên bố là một Tổ chức khủng bố nước ngoài vào năm ngoái.

Manjari Singh, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Trung Đông ở New Delhi, nói với Epoch Times trong một email rằng trường hợp của Iran thật kỳ lạ, bởi vì nước này bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt, nhưng vẫn bị đại dịch tấn công.

“Như vậy, có nghĩa là nó không quá bị cô lập như người ta tưởng!” bà nói.

Một bản tin của Radio Farda, một đài phát thanh tiếng Ba Tư được hỗ trợ bởi Quốc hội Hoa Kỳ, đã chứng thực điều mà bà Singh nói. Bản tin cho biết bất chấp lệnh cấm, một chuyến bay của Mahan (W578) đã bay từ Bắc Kinh đến Tehran vào ngày 21/2.

“Hơn nữa, ca nhiễm đầu tiên xảy ra tại Qom, một thánh địa tôn giáo, nhưng cũng là thành phố có phần lớn các dự án của Trung Quốc được đặt tại đây. Mối liên hệ với Trung Quốc chính là ở tại đó,” bà Singh cho biết.

Nicole Robinson, một trợ lý về Trung Đông của tổ chức Heritage Foundation đặt tại Washington cũng nói với Epoch Times trong một email rằng hàng trăm sinh viên Trung  Quốc và các giáo sĩ trẻ học trong các hội thảo về Iran tại Qom.

Bà Singh cho biết chính quyền đã che đậy và thiếu minh bạch về nạn dịch viêm phổi Vũ Hán ở Iran kể từ khi nó bắt đầu.

“Có lẽ Iran không muốn việc giao thương của họ với Trung Quốc bị gián đoạn. Đó là lý do tại sao họ đã khiến virus lan rộng mà không tiết lộ nó. Những biện pháp cảnh báo đã không được thực hiện và việc du lịch đến và từ Trung Quốc đã không được giám sát,” bà Singh nói.

Trong khi truyền thông nhà nước Iran, Thông tấn xã Cộng hòa Hồi giáo (IRNA), thông báo 724 người đã chết vì virus corona tính đến ngày 15/3, thì Ban thư ký của Hội đồng Kháng chiến Quốc gia Iran (NCRI), một tổ chức chống lại chế độ, cho biết con số đã vượt quá 4.500 trong một báo cáo ngày 14/3.

Người Hàn Quốc giận giữ vì chính quyền thỏa hiệp với Trung Quốc

Khi cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán gia tăng ở Hàn Quốc, quan điểm chống Trung Quốc ở trong nước cũng tăng lên, người dân đổ lỗi cho chính phủ không áp đặt các hạn chế du lịch đối với Trung Quốc trong những ngày đầu của nạn dịch.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Đông Bắc Á của tổ chức Heritage Foundation, Bruce Klinger, cho biết trong khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn Trung Quốc tạo điều kiện cho cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên trước khi cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào ngày 15/4, nhưng người dân không hài lòng với điều này.

“Virus corona đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Hàn Quốc. Các nhà phê bình cáo buộc ông Moon đã quá thỏa hiệp trước Bắc Kinh khi do dự áp đặt các hạn chế du lịch đối với du khách Trung Quốc trong giai đoạn đầu của nạn dịch,” Klingner nói với Epoch Times trong một email.

Công chúng Hàn Quốc rất tức giận đối với Tổng thống Moon sau khi ông gửi các thiết bị y tế trị giá 5 triệu USD đến Vũ Hán trong những ngày đầu của nạn dịch. Vấn đề đã trở nên tồi tệ tại Hàn Quốc khi virus lây lan nhanh chóng tại nước này, gây ra tình trạng thiếu hụt các vật tư y tế.

Hơn 1,4 triệu người Hàn Quốc đã ký một bản kiến nghị trên trang web của Tổng thống tính đến ngày 11/3, yêu cầu luận tội Tổng thống Moon về cách xử lý virus corona và các chính sách ‘thân Trung Quốc’ của ông.

“Cách Tổng thống Moon phản ứng với dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc cho thấy dường như ông giống Chủ tịch của Trung Quốc hơn Tổng thống của Hàn Quốc,” bản kiến nghị cho biết.

“Tại Hàn Quốc, giá của khẩu trang đã tăng hơn 10 lần và đã hết sạch hàng, người dân rất khó để mua được khẩu trang,” bản kiến nghị nói.

Bản kiến nghị cũng quy trách nhiệm cho chính phủ Hàn Quốc khi không hạn chế người Trung Quốc vào nước họ. Sau khi dịch bệnh bùng phát, 5 triệu người Trung Quốc được cho là đã đến Hàn Quốc trước khi Vũ Hán bị phong tỏa.

Gia Huy (theo Epoch Times)