Nhan sắc danh ca Thái Thanh qua thời gian

Thời son rỗi, danh ca Thái Thanh chinh phục người mộ điệu bởi nét đằm thắm với mái tóc uốn bồng, nụ cười nheo mắt.

Thưở đôi mươi, dù không phải mỹ nhân sắc nước hương trời, Thái Thanh được yêu mến với nụ cười duyên, vóc dáng mình hạc xương mai. Xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống cổ nhạc, sau khi vào Sài Gòn, bà vẫn giữ cốt cách nền nã, khoan thai của một thiếu nữ gốc Hà Nội.

Thưở đôi mươi, dù không phải mỹ nhân “sắc nước hương trời”, Thái Thanh được yêu mến với nụ cười duyên, vóc dáng mình hạc xương mai. Xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống cổ nhạc, sau khi vào Sài Gòn, bà vẫn giữ cốt cách nền nã, khoan thai của một thiếu nữ gốc Hà Nội.

Thái Thanh bên chị gái - ca sĩ Thái Hằng (chú thíchvị trí). Cả hai là giọng ca trụ cột của hợp ca Thăng Long - ban nhạc được hâm mộ bậc nhất thập niên 1950-1960. Lúc đó, Sài Gòn còn có tam ca Ngọc Lê Hà (Hoàng Lê và Khánh Ngọc cũng là hai chị em ruột), bộ đôi Thái Thanh - Thái Hằng vẫn tỏa sáng với nét kiều diễm, sắc sảo cùng lối hát giàu học thuật.

Thái Thanh bên chị gái – ca sĩ Thái Hằng (trái). Cả hai là giọng ca trụ cột của hợp ca Thăng Long – ban nhạc được hâm mộ bậc nhất thập niên 1950-1960. Lúc đó, Sài Gòn còn có tam ca Ngọc Lê Hà (trong đó Hoàng Lê và Khánh Ngọc cũng là chị em ruột), bộ đôi Thái Thanh – Thái Hằng vẫn tỏa sáng với nét kiều diễm, sắc sảo cùng lối hát giàu kỹ thuật.

Thái Thanh bên hai anh trai - nhạc sĩ Phạm Đình Chương (trái) và nhạc sĩ Phạm Đình Viêm - hai thành viên của hợp ca Thăng Long. Thời kỳ này, bà để kiểu tóc uốn xoăn, rẽ ngôi giữa đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn thập niên 1960.

Thái Thanh bên hai anh trai – nhạc sĩ Phạm Đình Chương (trái) và nhạc sĩ Phạm Đình Viêm – hai thành viên của hợp ca Thăng Long. Thời kỳ này, bà để kiểu tóc uốn xoăn, rẽ ngôi giữa đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn thập niên 1960.

Thái Thanh bên các thành viên của hợp ca Thăng Long, gồm: nhạc sĩ Phạm Duy (trái, hàng trên) - anh rể, nhạc sĩ Phạm Đình Chương - anh trai, Phạm Đình Viêm - anh trai, ca sĩ Thái Hằng (trái, hàng dưới) - chị gái và ca sĩ Khánh Ngọc - chị dâu. 

Thái Thanh bên các thành viên của hợp ca Thăng Long, gồm: nhạc sĩ Phạm Duy (trái, hàng trên) – anh rể, nhạc sĩ Phạm Đình Chương (giữa) – anh trai, Phạm Đình Viêm – anh trai, ca sĩ Thái Hằng (trái, hàng dưới) – chị gái và ca sĩ Khánh Ngọc (giữa) – chị dâu.

Bước sang thập niên 1970, sau khi làm mẹ, Thái Thanh có nét đẹp phúc hậu, mặn mà. Bà là một trong những tên tuổi được nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - chủ tiệm ảnh Viễn Kính lừng danh - mời tham gia làm mẫu cho bộ sưu tập ảnh chân dung giai nhân Sài Gòn xưa.

Bước sang thập niên 1970, sau khi làm mẹ, Thái Thanh có nét đẹp phúc hậu, mặn mà. Bà là một trong những tên tuổi được nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu – chủ tiệm ảnh Viễn Kính lừng danh – mời tham gia làm mẫu cho bộ sưu tập ảnh chân dung giai nhân Sài Gòn xưa.

Thái Thanh tạo dáng trong studio với mái tóc búi xõa cùng phong cách trang điểm nhấn vào mắt, chân mày - xu hướng được ưa chuộng vào thập niên 1970. Dung mạo khả ái với giọng hát huyền thoại, Thái Thanh trở thành người trong mộng của nhiều nam nhân đương thời, trong đó có nghệ sĩ Trần Văn Trạch và nhà văn Mai Thảo.

Thái Thanh tạo dáng trong studio với mái tóc búi xõa cùng phong cách trang điểm nhấn vào mắt, chân mày – xu hướng được ưa chuộng vào thập niên 1970. Với dung mạo khả ái và giọng hát huyền thoại, Thái Thanh trở thành “người trong mộng” của nhiều nam nhân đương thời, trong đó có nghệ sĩ Trần Văn Trạch và nhà văn Mai Thảo.

Vào thập niên 1980, Thái Thanh vẫn giữ phong thái của một nghệ sĩ lớn (không rõ ý) dù đã ít đi hát, chỉ thỉnh thoảng nhận lời biểu diễn cho bạn bè thân thiết.Khánh Ly - một trong những danh ca cùng thời với Thái Thanh - từng ca ngợi vẻ đẹp của bà, đặc biệt là đôi mắt giàu biểu cảm và đôi tay tuyệt mỹ. Một lần, khi gặp Thái Thanh, Khánh Ly nói: Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, không cho ai được nhìn thấy hai bàn tay ấy khi cô hát.

Vào thập niên 1980, Thái Thanh dần ít đi hát, chỉ thỉnh thoảng nhận lời biểu diễn cho bạn bè thân thiết. Khánh Ly – một trong những danh ca cùng thời với Thái Thanh – từng ca ngợi vẻ đẹp của bà, đặc biệt là đôi mắt giàu biểu cảm và đôi tay tuyệt mỹ. Một lần, khi gặp Thái Thanh, Khánh Ly nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, không cho ai được nhìn thấy hai bàn tay ấy khi cô hát”.

Thái Thanh bên các con. Sau cuộc hôn nhân với tài tử Lê Quỳnh, bà có 5 người con. Trong đó, Ý Lan (áo hoa) thừa hưởng giọng hát và phong cách của mẹ, trở thành danh ca với các nhạc phẩm của Phạm Duy, Vũ Thành An, Phạm Đình Chương...

Thái Thanh bên các con. Sau cuộc hôn nhân với tài tử Lê Quỳnh, bà có năm con. Trong đó, Ý Lan (áo hoa) thừa hưởng giọng hát và phong cách của mẹ, trở thành danh ca với các nhạc phẩm của Phạm Duy, Vũ Thành An, Phạm Đình Chương…

Ở tuổi ngoài 60, Thái Thanh giữ nếp sống bình dị, thanh nhàn khi định cư tại California (Mỹ). Dòng nhạc của bà thời kỳ này hướng về đạo ca với các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy.

Ở tuổi ngoài 60, Thái Thanh giữ nếp sống bình dị, thanh nhàn khi định cư tại California (Mỹ). Dòng nhạc của bà thời kỳ này hướng về đạo ca với các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy.

Thập niên 2000, sau một lần đột quỵ, sức khỏe xuống dốc, Thái Thanh giải nghệ. Thỉnh thoảng, bà vẫn góp mặt ở các sự kiện lớn. Năm 2004, trong một chương trình ca nhạc, bà cùng Ý Lan song ca Bài ca sao - Nụ tầm xuân (Phạm Duy sáng tác). Bà chinh phục người hâm mộ khi vẫn giữ phong độ giọng hát cùng lối trình diễn tươi vui, sôi nổi. Ngày 17/3, Thái Thanh qua đời tại California, Mỹ sau nhiều năm trị bệnh, hưởng thọ 86 tuổi.

Thập niên 2000, sau một lần đột quỵ, sức khỏe xuống dốc, Thái Thanh giải nghệ. Thỉnh thoảng, bà vẫn góp mặt ở các sự kiện lớn. Năm 2004, trong một chương trình ca nhạc, bà cùng Ý Lan song ca “Bài ca sao – Nụ tầm xuân” (Phạm Duy sáng tác). Bà chinh phục người hâm mộ khi vẫn giữ phong độ giọng hát cùng lối trình diễn tươi vui, sôi nổi. Ngày 17/3, Thái Thanh qua đời tại California, Mỹ sau nhiều năm trị bệnh, hưởng thọ 86 tuổi.

Tam Kỳ (ảnh: NhacxuaFlickr

Danh ca Thái Thanh qua đời

MỸThái Thanh – “đệ nhất danh ca” của nền tân nhạc Việt Nam – qua đời hôm 17/3, thọ 86 tuổi.

Diễn viên – MC Đức Tiến cho biết bà mất lúc 11h50 phút tại hạt Orange, Nam California. “Hiện danh ca Ý Lan cùng người thân túc trực làm tang lễ cho bà. Xin vĩnh biệt tiếng hát vượt thời gian, thần tượng của bao thế hệ trong và ngoài nước”, anh nói.

Ý Lan – con gái Thái Thanh – cho biết những năm gần đây, sức khỏe bà rất yếu. Nhiều lần về nước, chị tiếc nuối vì mẹ không thể về hát cùng. Ca sĩ kể năm 2017: “Mẹ tôi già yếu lắm rồi. Chỉ một chuyến bay ngắn chừng một giờ đồng hồ tại Mỹ, bà vẫn khó mà đi được”.

Từ năm 2016 đến 2018, Thái Thanh phải nằm viện và truyền dinh dưỡng, không thể về nhà. Nằm trên giường bệnh, bà không nói được nhưng vẫn mấp máy môi nhẩm theo mỗi khi Ý Lan hát cho bà nghe. Để chăm sóc mẹ được chu đáo, ca sĩ thuê thêm hai người y tá túc trực trong bệnh viện. “Mẹ tôi rất muốn về quê hương hát cùng nhưng tiếc là sức khỏe bà không cho phép. Vì vậy, trong mỗi đêm nhạc ở Việt Nam tôi đều thể hiện lại một số ca khúc gắn liền với tên tuổi của mẹ như một cách thay mặt bà”, Ý Lan từng cho biết.

Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Bà là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, con gái là ca sĩ Ý Lan.

Năm 1946, Thái Thanh tản cư cùng gia đình vào Chợ Đại, Thanh Hóa – nơi bà bắt đầu hát lúc 14 tuổi. Cùng năm, Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. 16 tuổi, bà được Phạm Duy chỉ bảo về nhạc lý và kỹ thuật, đồng thời tự luyện tập, trau dồi kỹ năng xướng âm. Giọng hát của bà hợp với nhạc Phạm Duy, từ nhạc quê hương, nhạc tình cho tới các bản trường ca. Năm 1951, gia đình Phạm Duy về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo. Thập niên 1950, giọng hát của bà được yêu thích, từ giới trí thức đến khán giả bình dân. Thái Thanh xuất hiện trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình. Đầu thập niên 1970, bà cùng ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.

Giọng hát của bà chịu nhiều ảnh hưởng của chầu văn, quan họ, chèo. Bà tự học nhạc bằng cách đặt mua các sách luyện thanh bằng tiếng Pháp. Danh ca sở hữu giọng light lirico soprano (tạm dịch: nữ cao trữ tình mảnh).

Thái Thanh kết hôn năm 1956 với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn. Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình. Năm 1965, bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có ba con gái và hai con trai. Bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Mỹ định cư.

Mai Nhật /VNExpress

Chuyện vua Minh Mạng và tự do ngôn luận

Một trong những điểm lạ lùng độc đáo của vua Minh Mạng là chủ trương mà ngày nay chúng ta ghi trong Hiến Pháp: Tự do ngôn luận. Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên soạn bộ Minh Mạng chính yếu đã dành hẳn một thiên, gọi là “Quảng ngôn lộ”, nghĩa là mở rộng đường ngôn luận.

Dưới sự trị vì của vua Minh Mạng, nước Việt ta không những là quốc gia có cương thổ rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc, bao gồm đất liền và biển đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn là quốc gia cường thịnh nhất ở châu Á thời bấy giờ, vượt xa cả Nhật Bản.

Là một minh quân, có lẽ Minh Mạng là vị vua để lại nhiều di sản nhất cho dân tộc về cương vực lãnh thổ, về kinh tế và văn hóa, về quốc phòng, về ngoại giao và các chính sách an dân… Những di sản ấy không chỉ được ghi trong sử sách, mà ngày nay chúng ta còn có thể nhìn thấy trong thực tế, có thể “sờ mó” và thụ hưởng chúng. Các địa giới hành chính, hệ thống phòng thủ biên giới, bờ biển và hải đảo qua các giai đoạn tuy có dịch chuyển, tăng cường, gia cố, nhưng về căn bản đã được thiết lập dưới thời vua Minh Mạng. Ngày ấy nước ta mạnh đến mức có người chặn xa giá dâng thỉnh nguyện xin nhà vua đem quân lấy lại vùng Lưỡng Quảng, vốn thuộc đất Lĩnh Nam của ta từ thời Hai Bà Trưng, về lại cho Việt Nam. Tất nhiên nhà vua không làm cái chuyện tiêu tốn máu xương và thiếu khả thi đó nên bảo người ấy là “cuồng ngôn”, nhưng ông thừa sức khiến cho Trung Quốc không dám động đến một sợi lông chân của người Việt, không dám xâm phạm một ngọn cỏ của nước Việt. Đối với các nước lân bang, ông thực hiện chính sách hòa ái, vỗ về che chở, chứ tuyệt đối không ức hiếp. Ông còn phong quan tước cho các hậu duệ của hoàng tộc Chiêm Thành và trân trọng tấm lòng của họ đối với cố quốc.

Một trong những điểm lạ lùng độc đáo của vua Minh Mạng là chủ trương mà ngày nay chúng ta ghi trong Hiến Pháp: tự do ngôn luận. Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên soạn bộ Minh Mạng chính yếu đã dành hẳn một thiên, gọi là “Quảng ngôn lộ”, nghĩa là mở rộng đường ngôn luận. Nhiều bậc minh quân ngày xưa từng xuống chiếu cầu lời nói thẳng, nhưng thường là hư văn, ít tính khả thi. Vua Minh Mạng thì khác, ông rất ghét hư văn, ông hành xử một cách chân thành để đảm bảo thực chất.

Ngay sau khi lên ngôi, nhà vua hạ tờ sắc cho 6 bộ phải nộp tất cả các tờ tấu từ các nơi gửi tới, dù có “hợp lẽ” hay không, bởi vì trước đó các bản tấu dâng lên vua phải lập thành 2 bản, Bộ mở ra xem trước 1 bản, nếu thấy không cần thiết thì giữ lại không dâng lên. Ông làm vậy là để phòng ngừa các quan ở Bộ che lấp nhà vua, tự ý bác bỏ những lời ngay thật. Vua dụ bảo quan Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Thận: “Bề tôi thờ vua có thể phạm đến nhà vua chứ không được ẩn giấu điều phải, điều trái, điều nên làm hay không nên làm, mọi điều nhất thiết phải nói thực”.

Đại thi hào Nguyễn Du lúc đó giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ. Là một bậc tài danh nhưng Hữu tham tri Nguyễn Du lại nhút nhát ít khi dám tâu bày sự thật, khiến cho nhà vua phải nhắc nhở: “Ngươi cùng quan Hữu tham tri Bộ Lại đã được trẫm tri ngộ, đều nên hết sức mà tỏ lòng thành thật, nếu đã biết thì không điều gì là không được nói, dâng điều phải bỏ điều trái để làm tròn chức vụ, nếu chỉ nín lặng không nói thì còn có ích gì”. Liền theo đó, nhà vua đã ban chiếu tìm người nói thẳng. “Người muốn thấy hình dáng của mình phải nhờ đến gương tỏ, vua muốn biết lỗi lầm của mình phải đợi kẻ trực thần”, tờ chiếu viết, “lời nói các ngươi như vàng ngọc, được nói thẳng những điều lầm lẫn của trẫm mà không phải kiêng kỵ”. Ông không những kêu gọi các bề tôi, những “kẻ sĩ dám trái với nhà vua” mà còn “tìm đường ngôn luận cho đến cả người cắt cỏ, kiếm củi” nói thẳng sự thật về chính sự, về nỗi khổ của dân chúng và về sự sai trái của bản thân hoàng đế.

Do vậy mà vào thời của ông, có rất nhiều bản tấu thẳng thắn của các quan và thường dân, thậm chí có người còn đón xa giá để tâu trình trực tiếp. Mọi lời tấu đều được ghi nhận, điều gì hợp lý được đem thi hành ngay, những lời nói sai thì được nhắc nhở chứ không bắt tội (tất nhiên là trừ những lời quỉ quái hoặc vu cáo sai sự thật xuất phát từ ác tâm, gây tổn hại cho người vô tội).

Năm Minh Mạng thứ hai, vua ngự đến một trường thi, có người ở trấn Kinh Bắc dâng “15 điều quốc sách”, phần lớn là những điều vu khoát (những lời viễn vông không thực tế), người này bị quan sở tại bắt giữ, nhưng nhà vua nói: “Trẫm mở đường cho dân chúng được ngôn luận, đâu có vì câu nói mà bắt tội người ta”, rồi tha cho người ấy.

Năm Minh Mạng thứ tám, có sự kiện Thái Lan đem quân đánh nước Lào, triều thần nghị bàn không nên can thiệp, khi nào Thái Lan đem quân đánh vào nước ta thì mới tấn công. Quan Tham tri Bộ Lại Hoàng Kim Hoán dâng sớ hiến kế không thể bỏ rơi nước Lào, mà phải đem quân đến biên giới để nước Lào biết là có quân viện trợ mà hăng hái phục thù, sau đó ta đem quân tiến vào cùng với quân Lào hợp lực đại trương thanh thế tấn công Thái Lan, sau đó trả lại quốc hiệu và kén người bề tôi để bảo hộ nước Lào, nước Thái sẽ thế suy sức yếu không dám chống lại nước ta nữa. Đình thần nghị bàn cho rằng “Kim Hoán bàn việc binh trên tờ giấy, về lý lẽ, về tình thế, về địa hình nhiều điểm không thi hành được”. Nhà vua bảo đình thần nói đúng, nhưng ông cho rằng sự tâu trình của Hoàng Kim Hoán cũng là hết lòng lo toan việc nước, chẳng qua đó là “ý kiến của một người không tự biết là không hợp lẽ” mà thôi. Dù tờ sớ bị bác bỏ nhưng nhà vua vẫn lưu ý đình thần không nên vì vậy mà lui bước trong việc nói thẳng.

Vào năm Minh Mạng thứ mười bốn, quan Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Khoa Minh tâu rằng, trước đây có một số quân dân Nam bộ do bị ức hiếp nên phải theo giặc (chỉ cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi), nay giặc yên đã ra thú tội để được trở về quê quán, thế mà quan địa phương vẫn nã bắt tra tấn, việc đó gây bất an cho dân. Nhà vua bảo ông đã giáng tờ dụ không trị tội những người bị bắt hiếp phải theo giặc mà nay còn bắt bớ tra tấn và chưa ai nói với ông việc đó cả, “nay Nguyễn Khoa Minh đem việc ấy tâu bày thật đáng ban khen”.

Minh Mạng là ông vua quan tâm đặc biệt đến nỗi khổ của dân chúng. Suốt 21 năm làm vua, năm nào ông cũng giảm thuế cho dân, không năm nào tăng thuế, khi giá lúa lên dân gặp khó khăn thì xuất lúa kho bán rẻ cho dân để bình ổn giá, khi dân gặp hoạn nạn thì lập tức xuất kho cứu tế. Những gì gây phiền hà cho dân, dù là chuyện nhỏ nhất ông cũng kiên quyết bãi bỏ. Quan Nội vụ lang trung Lê Vạn Công thấy dân Quảng Bình phải lấy đá hoa cương cho Nhà nước rất khổ cực, nhân đó tâu: “Việc lấy đá ở tỉnh Quảng Bình không tiện cho dân chúng”. Vua cho kiểm tra thấy đúng, nên lập tức ra lệnh bãi bỏ, phạt quan địa phương và thưởng cho Lê Vạn Công. Nhân đó, giáng tờ dụ cho các quan: “Lê Vạn Công theo chỉ dụ đi bán thóc cho dân, đi quan tỉnh Quảng Bình mà để ý đến điều đau khổ của dân chúng, về kinh bảo trẫm, trẫm rất hài lòng, cho nên đặc cách hậu thưởng để nêu cho những người nói thẳng”.

Dẫn chứng cho việc triều đình cần những lời nói thẳng đến mức nào, nhà vua bảo trước đây ông đã cho trải chiếu trên điện để người muốn tâu việc gì thì quỳ xuống đó cho khỏi lạnh lẽo, nhưng ông không hiểu vì lẽ gì mà suốt hai năm không có ai đến quỳ vào chỗ ấy, cho đến khi gặp mưa to gió lớn ông sai cuộn chiếu đi thì thấy ở dưới còn có lớp chiếu bằng mây, ông mới biết quỳ vào đó đau đầu gối nên không có ai quỳ. Nhân đó ông kết luận: “Đến một việc nhỏ ngay trước mắt mà sự thông minh của trẫm còn không nghĩ tới, huống gì là việc khác”.

Minh Mạng không thích người ta tâng bốc. Ông là nhà thơ lớn, đã để hàng ngàn bài thơ hay, trong đó có nhiều bài là kiệt tác thi ca, nhưng quan niệm thi ca của ông rất khác với các văn nhân đương thời và đến ngày nay vẫn còn mới mẻ. Có lần nhân lúc tan chầu sớm, vua làm bài thơ “Bồn mai thịnh khai” (Chậu mai nở nhiều hoa), rồi gọi các đại thần là Phan Huy Thực, Lê Văn Đức, Hà Quyền đến bình chú. Các ông này tâu : “Học của bậc thánh uyên thâm, lũ hạ thần nông cạn này không thể mong bằng được một phần trong muôn phần”. Vua cười, nhân đó bảo: “Lúc nhàn rỗi vui cười nếu thấy sự việc gì cũng nên nói thẳng, trẫm đâu có đem chữ nghĩa cùng với lũ ngươi tranh hơn kém”. Thời đó, ở Trung Quốc có vô số các vụ án văn chương, nhiều văn nhân thi sĩ vì chữ nghĩa mà bị triều đình nhà Thanh bức hại, trong khi ở nước ta thời vua Minh Mạng không hề có văn nhân nào vì chữ nghĩa mà bị triều đình gây khó dễ. Nhà vua bảo: “Trước ông Dạng Đế nhà Tùy, nhân câu thơ ‘Không hương lạc yến nê’ (Chỗ bờ đập vắng người con chim yến rơi xuống bùn) của Tiết Đạo Thành mà đem lòng nghi kỵ, trẫm rất khinh bỉ”.

Theo HOÀNG HẢI VÂN / MỘT THẾ GIỚI

Trung Quốc dùng thuốc trị cúm của Nhật để điều trị viêm phổi Vũ Hán

Chính phủ Trung Quốc nói rằng họ đã quyết định chính thức sử dụng thuốc Avigan hay còn gọi là Favipiravir trị cúm của Nhật Bản để điều trị cho người nhiễm virus corona chủng mới, theo NHKđưa tin.

Anti-influenza Avigan Tablets produced by Japan's Fujifilm are displayed in Tokyo on October 22, 2014. Fujifilm said late on October 20 it would increase its stock of Avigan, which has been given to several patients who were evacuated from Ebola-hit West Africa to Europe.   AFP PHOTO / KAZUHIRO NOGI        (Photo credit should read KAZUHIRO NOGI/AFP via Getty Images)

Ông Zhang Xinmin, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học Quốc gia, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm thứ Ba (17/3) nói rằng hai tổ chức y khoa Trung Quốc đã phát hiện thuốc Favipiravir có hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Ông Zhang Xinmin nói rằng thuốc Favipiravir đã được thử nghiệm lâm sàng tại Vũ Hán (240 bệnh nhân) và Thâm Quyến (80 bệnh nhân).

Ông Zhang cho biết thử nghiệm tại Vũ Hán phát hiện rằng những người dùng thuốc Favipiravir mất trung bình 2,5 ngày để nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Trong khi, những người không dùng loại thuốc này phải mất trung bình 4,2 ngày để nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.

Quan chức Trung Quốc nói thêm rằng bệnh nhân dùng thuốc Favipiravir có thể hết ho trong khoảng 4,57 ngày, so với 5,98 ngày với những người không dùng thuốc này.

Ông Zhang cho biết thử nghiệm tại Thâm Quyến cho thấy những người dùng thuốc Favipiravir mất 4 ngày để về âm tính sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona. Trong khi đó, những người không dùng Favipiravir, trung bình phải mất 11 ngày mới cho kết quả âm tính.

Theo thử nghiệm lâm sàng nêu trên, khoảng 91% những người dùng thuốc Favipiravir có phim chụp X-ray thể hiện tình trạng phổi được cải thiện, trong khi tỷ lệ này ở người không dùng thuốc Favipiravir chỉ vào khoảng 62%.

Thuốc Favipiravir có mức độ an toàn cao và rõ ràng có hiệu quả trong điều trị”, ông Zhang khẳng định với báo giới.

Theo The Guardian, thuốc Favipiravir do công ty Fujifilm Toyama Chemical sản xuất. Đây là công ty con của tập đoàn Fujifilm của Nhật Bản chuyên sản xuất máy ảnh. Thuốc Favipiravir được phê duyệt sử dụng tại Nhật Bản để điều trị cúm từ năm 2014.

Một nữ phát ngôn viên của Fujifilm nói rằng công ty này không bình luận gì về thông báo của chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng thuốc Favipiravir vào điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới. Fujifilm chỉ sản xuất thuốc Favipiravir theo đơn đặt hàng của chính phủ Nhật Bản và không có ý định thương mại hóa loại thuốc này.

The Guardian dẫn thông tin từ Công ty Dược phẩm Hisun Chiết Giang cho biết hãng dược phẩm này đã được phê duyệt sản xuất thuốc Favipiravir tại Trung Quốc để sử dụng điều trị cúm mùa và các chủng cúm mới ở người trưởng thành. Hiện chưa rõ phía công ty Fujifilm và chính phủ Nhật Bản có phê duyệt cho Hisun Chiết Giang được sản xuất thuốc Favipiravir tại Trung Quốc hay không.

Năm 2016, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp thuốc favipiravir trong gói cứu trợ khẩn cấp cho Guinea để nước này ứng phó với dịch virus Ebola.

Các bác sĩ tại Nhật Bản cũng đang sử dụng thuốc favipiravir trong nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Giới y học Nhật Bản hy vọng thuốc favipiravir sẽ ngăn chặn virus corona nhân lên trong bệnh nhân.

Tuy nhiên, tờ Mainichi Shimbun dẫn một nguồn tin từ bộ y tế Nhật Bản cho biết thuốc favipiravir không có hiệu quả đối với người bệnh có triệu chứng nặng. “Chúng tôi đã cho 70 đến 80 người dùng thuốc favipiravir, nhưng dường như thuốc này không có hiệu quả tốt khi virus đã nhân lên nhiều rồi”, nguồn tin nói với Mainichi Shimbun.

Một quan chức y tế Nhật Bản nói với Mainichi Shimbun rằng vào đầu tháng Năm thuốc favipiravir có thể được phê duyệt dùng trong điều trị người nhiễm virus corona chủng mới. “Nhưng nếu các kết quả nghiên cứu lâm sàng bị trì hoãn, thì việc phê duyệt này có thể cũng bị trì hoãn”.

Cổ phiếu của công ty Fujifilm Toyama Chemical đã tăng mạnh vào thứ Tư (18/3) sau những bình luận của quan chức Trung Quốc, đóng cửa phiên buổi sáng tăng 14,7% ở mức 5.207 yen, sau một thời gian ngắn trước đó đạt mức cao nhất trong ngày là 5.238 yen, theo Reuters.

Xuân Thành / Trithucvn

SARS, cúm lợn, Zika và COVID-19: Đâu mới là thảm họa thực sự của loài người?

SARS, cúm lợn, Zika và COVID-19: Đâu mới là thảm họa thực sự của loài người?

Sự bùng phát virus corona nghiêm trọng hơn so với dịch cúm H1N1 hay dịch cúm lợn năm 2009.

Sự bùng phát của virus corona đã dấy lên mối lo ngại mang tính toàn cầu, với 200.000 trường hợp dương tính trên toàn thế giới. Nhưng đối với một số người, sự bùng phát của corona làm họ nhớ lại những dịch bệnh đã từng reo rắc nỗi kinh hoàng những năm về trước, bao gồm SARS, MERS, virus Zika và cúm lợn.

Vậy mức độ ảnh hưởng của virus corona lớn đến mức nào khi so sánh với những đại dịch trước đó?

Trước hết, chúng ta biết rằng virus corona không gây tử vong cao như SARS năm 2003 – đại dịch đã giết chết khoảng 10% trong tổng số 8.098 trường hợp được xác nhận mắc bệnh hô hấp. Và mức độ gây tử vong của corona còn thấp hơn nữa khi so sánh với hội chứng hô hấp Trung Đông, hay còn gọi là MERS, đã giết chết khoảng 34% trong số khoảng 2.500 trường hợp được xác nhận kể từ khi được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2012 tại Ả Rập Saudi.

Tuy nhiên, cả hai căn bệnh trên đều dễ dàng ngăn chặn hơn so với COVID-19, bởi COVID-19 là căn bệnh được gây ra bởi một chủng virus mới. Đã có hơn 200.000 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona, với tỷ lệ tử vong là khoảng 9%, theo dữ liệu mới nhất .

“Nó đã lan rộng hơn cả SARS và MERS. Ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh hơn”, Aria Bendix, một phóng viên khoa học cao cấp của Business Insider cho biết. “Nhưng rất ít người chết vì căn bệnh này.”

Sự bùng phát virus corona nghiêm trọng hơn so với dịch cúm H1N1 hay dịch cúm lợn năm 2009. Hai đại dịch này đã lây nhiễm từ 700 triệu đến 1,4 tỷ người trên toàn thế giới nhưng chỉ có tỷ lệ tử vong là 0,02%. Và trong năm 2015 và 2016, đã có hơn 500.000 trường hợp bị nghi ngờ nhiễm virus Zika, dẫn đến 18 trường hợp tử vong. Zika cũng được cho là gây ra sự tăng đột biến “tật đầu nhỏ” ở trẻ em.

Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Zika lây truyền chủ yếu qua muỗi, trong khi virus corona lây lan qua giọt bắn từ đường hô hấp như nước bọt hoặc chất nhầy.

“Đó là lý do tại sao che miệng khi bạn ho hoặc che mặt khi bạn hắt hơi là vô cùng quan trọng để bạn không lây truyền virus sang người khác”, Bendix nói. “Mặc dù chúng tôi không biết sự bùng phát sẽ lan rộng như thế nào, các trường hợp nhiễm bệnh đã bắt đầu giảm dần ở Trung Quốc, nơi chủng này bắt nguồn.”

Ông cho biết thêm: “Số lượng các trường hợp đang giảm xuống. Ít người bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc hơn. Và nếu các quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản có thể thực thi một số biện pháp ngăn chặn tương tự, chúng ta cũng có thể thấy dịch bệnh ở đất nước họ giảm dần.”

Tham khảo Business Insider