CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 9/3)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) sáng 9/3 tiếp tục công bố số ca nhiễm chỉ tăng rất ít, thêm 39 trường hợp, lên 80.735 ca; số ca tử vong tăng thêm 22 trường hợp, lên 3.119 người.
  • Theo Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, nhà chức trách ở Vũ Hán dự kiến đóng cửa tất cả bệnh viện dã chiến cabin di động vào ngày 10/3. Trước đó, Vũ Hán đã có 2 bệnh viện dã chiến cabin đóng cửa.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

“Mãi mãi” – James Longenbach

Lovers

James Longenbach (1959–) là nhà thơ và nhà phê bình văn học người Mỹ. Ông là giáo sư hàm Joseph Henry Gilmore ngành văn học Anh tại Đại học Rochester.

Mãi mãi

Có lần, trong một căn phòng không lớn hơn giường,
Tôi làm tình với một cô gái.

*

Bạn đã bao giờ làm tình với một cô gái?
Tôi từng chưa, rồi tôi làm rồi.

*

Một cô gái ngước nhìn lên tôi.
Cô nằm trên cỏ.

*

Có lần, sau một cuộc cãi vã khủng khiếp, tôi làm tình với một cô gái.
Chúng tôi lại là trẻ con.

*

Có lần, đang ăn kem,
Tôi ngửi thấy mùi của cô ấy trên tay.

*

Lần đầu làm tình với một cô gái tôi đã sợ;
Tôi nghĩ mình sẽ làm đau cô.

*

Một lần ở Ý và, cùng ngày,
Một lần ở Pháp.

*

Có nhớ cái tuần ở cabin?
Lần ở trước đống lửa, khi mọi người đã ngủ?

*

Có lần, chúng tôi làm tình để sinh em bé.
Có lần, một em bé đang ngủ trên giường.

*

Tôi đi qua công viên.
Một cô gái kéo quần jeans của cô ấy xuống từ từ.

*

Có lần, làm tình với một cô gái,
Tôi nghĩ mình là một người khác.

*

Tôi mãi mãi là một cậu bé.
Cô ấy đẩy tôi xuống dưới giường.

*

Chúng tôi đã làm gì sau đó?
Tôi đã làm gì trước đó?

*

Có lần, mà tôi không để ý, thế giới rẽ một lần,
Rồi hai lần, rồi biến mất.

*

Rẽ hai lần, và mọi thứ
Đều khác trước, mọi thứ đều như trước.

*

Không ai sống mãi mãi.
Anh yêu em. Em cũng yêu anh.

*

Có lần, trong một thế giới không lớn hơn một chiếc giường,
Em nói chúng ta sẽ là người yêu của nhau mãi mãi.

*

Đó là lần đầu tiên.
Lần thứ hai là bên biển.

James Longenbach, “Forever,” The Paris Review, No. 232, Spring 2020.

Copyright © 2020 by James Longenbach | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

10 nhà khoa học nữ ít người biết nhưng có đóng góp to lớn trong lịch sử

Khi nói đến các nhà khoa học nữ, cái tên Marie Curie có lẽ được nhắc đến nhiều nhất vì bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel năm 1903 và cũng là người đầu tiên nhận giải Nobel thứ hai năm 1911. Tuy nhiên trước thời của Marie Curie cũng có những nhà khoa học nữ, mặc dù ít được biết đến nhưng đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử nghiên cứu khoa học của thế giới.

1. Emilie du Chatelet (1706 – 1749)

Gabrielle-Emilie Le Tonnelier de Breteuil kết hôn với hầu tước Chatelet năm 1725, sau đó sống một cuộc sống khá yên bình cùng với 3 người con. Tuy nhiên khi ở độ tuổi 27, Emilie bắt đầu học toán học và vật lý một cách khá nghiêm túc.

Cùng với triết gia Voltaire, cô đã xây dựng cả một phòng thí nghiệm vật lý tại dinh thự du Chatelet và bắt đầu quá trình nghiên cứu về bản chất của lửa. Đóng góp lớn của Emilie đối với nên khoa học nước Pháp đó là bản dịch tiếng Pháp cuốn sách Principia nổi tiếng của Isaac Newton, mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

2. Caroline Herschel (1750 – 1848)

Caroline mắc phải căn bệnh sốt phát ban đỏ và di chứng để lại khiến cho chiều cao của bà chỉ dừng lại ở 1,3m. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn đó, Caroline đã trở thành nữ thiên văn học đầu tiên phát hiện thấy sao chổi. Và sau đó vua George III đã bổ nhiệm và trả lương cho bà để thực hiện các nghiên cứu thiên văn, Caroline trở thành người phụ nữ đầu tiên được trả lương với tư cách là người làm việc trong lĩnh vực khoa học.

Chính bà cũng là người đã bổ sung thêm 550 ngôi sao vào bộ chỉ mục các ngôi sao được nhà thiên văn học hoàng gia Anh John Flamsteed biên soạn lần đầu. Bà cũng đã từng được nhận huy chương Vàng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh. Ở tuổi 96, Caroline vẫn nhận được huy chương Vàng khoa học do nhà vua Đức trao tặng.

3. Mary Anning (1799 – 1847)

Mary được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động tại Anh, cha cô thường đi khai thác hóa thạch để bán cho khách du lịch và chính từ đó mà Mary có niềm yêu thích với lĩnh vực cổ sinh vật học.

Mary đã thực hiện một loạt những khám phá mang tính cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XIX. Bà đã khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs. Đây là phát hiện vô cùng quan trọng giúp giải quyết các tranh cãi về sự tuyệt chủng của loài sinh vật cổ đại này.

4. Mary Somerville (1780 – 1872)

Niềm đam mê toán học của Mary Somerville bắt đầu từ một câu hỏi vui trên tạp chí thời trang. Để rồi sau đó, cô bé 14 tuổi này bắt đầu lao vào nghiên cứu đại số và toán học bất chấp lệnh cấm của cha mình.

Sau khi người chồng đầu tiên của Mary qua đời, bà cùng với nhà khoa học John Playfair nghiên cứu về tính chất từ tính và viết khá nhiều nghiên cứu về toán học, vật lý, hóa học và cả thiên văn học. Mary cũng là một trong hai người phụ nữ đầu tiên, cùng với Caroline Herschel là thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.

5. Maria Mitchell (1818 – 1889)

Năm 1847, Maria Mitchell đã trở thành nhà người Mỹ đầu tiên xác định được một sao chổi qua kính thiên văn. Theo cuốn sách “Maria Mitchell: Life, Letters, and Journals”, vào tối ngày 1 tháng 10 năm 1847 Michell đã phát hiện thấy một thứ ánh sáng chưa từng có trước đây qua kính thiên văn. Sau đó bà đã trở nên nổi tiếng với phát hiện của mình.

Cũng sau đó, một Hiệp hội thiên văn mang tên bà đã được thành lập và có rất nhiều đóng góp quan trọng trong ngành thiên văn học. Hầu hết những nghiên cứu của bà và Hiệp hội Maria Mitchell đều nhằm khám phá những điều chúng ta chưa biết về sao chổi. Trong đó, dự án Rosetta đã đặt nền móng cho việc hạ cánh tàu vũ trụ trên sao chổi ngày nay, để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sự sống có phải bắt nguồn từ những ngôi sao nhỏ bé này không.

6. Lise Meitner (1878 – 1968)

Nhà vật lý Lise Meitner được biết đến là “người sinh ra bom nguyên tử”. Sau khi nghiên cứu vật lý tại Đại học Vienna, Lise đã hợp tác với Max Planck và Otto Hahn để nghiên cứu phóng xạ. Bà là người đã phát hiện ra hiệu ứng Auger, khi một nguyên tử đột ngột giảm xuống một hoặc hai electron để ổn định bản thân. Tuy nhiên, quá trình này được đặt tên cho nhà vật lý người Pháp Pierre Auger, người đã phát minh ra phản ứng nguyên tử hai năm sau đó.

Vào năm 1939, Meitner đã thử nghiệm việc bắn neutron vào các hạt nguyên tử và phát hiện ra quá trình phân hạch hạt nhân. Phân hạch hạt nhân thông qua các nguyên tử tách rời là chìa khóa để phát triển bom nguyên tử nhưng Meitner đã không được tham gia vào Dự án Manhattan. Mặc dù Meitner là người đầu tiên phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, nhưng cựu đồng nghiệp cùng nghiên cứu Otto Hahn đã mang về giải thưởng Nobel về hóa học cho ông vào năm 1944.

7. Irene Curie (1897 – 1956)

Irene Curie là con gái lớn của Pierre và Marie Curie, cô đã quyết định đi theo sự nghiệp nghiên cứu khoa học của cha mẹ mình. Một trong những nghiên cứu có tầm quan trọng nhất của Irene đã phát hiện ra các tia alpha của polonium, một trong hai nguyên tố phóng xạ mà Marie Curie từng nghiên cứu.

Năm 1934, Irene Curie và Frederic Joliot đã phát hiện ra các biến đổi của hạt nhân trong quá trình bắn phá đã tạo ra các đồng vị phóng xạ nhân tạo. Hai người đã nhận được giải thưởng Nobel hóa học vào năm 1935, trở thành cặp đôi cha mẹ và con cùng nhận được giải Nobel. Tuy nhiên do làm việc nhiều với các chất phóng xạ, Irene qua đời vị bệnh bạch cầu vào năm 1956.

8. Barbara McClintock (1902 – 1992)

Những nghiên cứu mang tính cách mạng của nhà di truyền học Barbara McClintock vào những năm 1940 đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về bộ gen của người. Khi bà công bố nghiên cứu của mình về bộ gen cây ngô, cộng đồng khoa học đã không đồng tình. Khi mà nghiên cứu của McClintock cho thấy rằng bộ gen là không phải cố định, nó có rất nhiều sự thay đổi qua các đời khác nhau, đó là chưa kể đến các đột biến.

Mặc dù phải nhiều năm sau đó các nhà khoa học mới chứng minh được lý thuyết của McClintock là đúng, sau đó bà đã được trao giải Nobel Sinh học năm 1983 và trở thành người phụ nữ tại Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng khoa học danh giá này.

9. Dorothy Hodgkin (1910 – 1994)

Dorothy từ sớm đã bộc lộ khả năng phi thường về hóa học và trong khi theo học tại trường đại học Somerville, bà đã nghiên cứu cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.

Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người. Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12 và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình, giải trừ quân bị trên thế giới.

10. Rosalind Franklin (1920 – 1958)

Nhà hóa học Rosalind Franklin đã bắt đầu sự nghiệp khoa học ngắn ngủi bằng việc nghiên cứu than và kết thúc bằng việc nghiên cứu giải phẫu của virus, nhưng đóng góp lớn nhất, cũng như gây tranh cãi nhất của cô là việc cố gắng giải mã cấu trúc của deoxyribonucleic acid hay còn gọi là DNA.

Với sự kiên trì và trí thông minh, bà đã chiến thắng định kiến xã hội và đảm nhiệm vị trí trợ lý nghiên cứu tại Đại học King ở London, sau khi đạt học vị tiến sĩ hóa học vật lý từ Đại học Cambridge. Tuy nhiên đóng góp lớn của bà trong việc giải mã cấu trúc DNA chỉ được công nhận sau khi bà qua đời ở tuổi 37.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Tình yêu không phải là điều duy nhất phụ nữ tìm kiếm

Phụ nữ có trí tuệ, tâm hồn cũng như trái tim. Phụ nữ có tài tăng, tham vọng và sắc đẹp. Tại sao phụ nữ phải bó buộc mình chỉ trong việc tìm kiếm tình yêu?

Ngày nay, vẫn còn rất nhiều phụ nữ không xem phim tình cảm, không mơ mộng về những điều lãng mạn. Nhưng điều đó đâu có nghĩa là họ không xứng đáng để yêu hay được yêu thương.

Cô gái không tin vào tình yêu

Natasha trong cuốn sách Mặt trời cũng là một vì sao là cô gái tin vào khoa học và những dữ kiện thực tế. Không phải vận mệnh. Không phải định mệnh. Càng không phải những giấc mơ chẳng bao giờ thành sự thật. Natasha yêu thích môn Vật lý, điều mà cha cô không thể nào hiểu được tại sao cô con gái nhỏ của mình lại quan tâm đến những thứ khô khan như vậy.

Tinh yeu khong phai la dieu duy nhat phu nu tim kiem hinh anh 1 A.jpg
Sách Mặt trời cũng là một vì sao.

Nếu tình cờ có gặp một chàng trai dễ thương nào đó trên đường phố New York thì Natasha sẽ chẳng phải kiểu con gái sẽ đổ anh ta ngay lập tức. Cô cũng không quan tâm đến mấy trò trắc nghiệm tình yêu trên các tờ báo và tạp chí, thậm chí sẽ cười khẩy vào mặt ai đó nếu họ bảo rằng con người có thể yêu nhau theo kiểu khoa học. Với cô, tình yêu chỉ là một chuỗi phản ứng hóa học và những sự ngẫu nhiên, nó không dành cho cô.

Nhưng có một sự thật còn quan trọng hơn thế, Natasha là một người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ và phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về Jamaica, nơi cô đã lãng quên đi tất cả bạn bè, phong tục tập quán của quê hương mình. Cô cố gắng níu kéo bằng cách đến gặp luật sư chuyên về nhập cảnh trong ngày cuối cùng trên đất Mỹ. Vậy nên trong bộ óc đang rối bời như vậy không còn chỗ trống nào để Natasha nghĩ đến việc yêu đương.

Cô gái chạy trốn tình yêu

Jubilee của Mạnh hơn cái chết thì mắc một căn bệnh vô cùng quái đản và hi hữu: Cô bị dị ứng khi chạm vào người khác. Chỉ cần tiếp xúc da với da người khác thôi là Jubilee sẽ nổi dị ứng khắp người, thậm chí có thể bị sốc phản vệ và nguy hiểm tới mất mạng. Vậy nên trong suốt gần 20 năm trời, Jubilee không có sự tiếp xúc trực tiếp với mọi người, cô thậm chí còn không được mẹ ôm ấp vỗ về, và đương nhiên cũng không có yêu đương gì hết.

Tinh yeu khong phai la dieu duy nhat phu nu tim kiem hinh anh 2 A1.jpg
Sách Mạnh hơn cái chết.

Nhưng thực tế rằng trong quá khứ, Jubilee đã từng thử yêu, chính xác là gần gũi và hôn một người con trai. Cô đã cố tự thuyết phục bản thân mình sẽ ổn sau nụ hôn này, rằng đánh đổi một chút đau đớn để được hôn cũng xứng đáng. Nhưng mọi thứ rốt cuộc không như tưởng tượng, bởi đó chỉ là một vụ cá cược của đám bạn học, và Jubilee thì suýt chết.

Vậy nên trong suốt 9 năm tiếp theo, Jubilee đã không bước chân ra khỏi nhà, sống một cuộc đời ẩn dật bằng số tiền trợ cấp từ mẹ cô, từ bỏ hoàn toàn ý định làm quen và yêu ai đó bởi tình yêu trở nên quá xa xỉ và cô thì không muốn chết nên đã chạy trốn hoàn toàn khỏi nó.

Phụ nữ không theo đuổi mỗi tình yêu, nhưng họ vẫn cần được yêu thương

Trong Little Women, nhân vật Jo March có nói một câu khiến khán giả xem phải nhớ mãi: “Phụ nữ có đầu óc và tâm hồn, và cũng có trái tim. Họ có tham vọng và tài năng, cũng có cả sắc đẹp. Và tôi chán việc mọi người nói rằng phụ nữ chỉ phù hợp với tình yêu. Tôi chán điều đó lắm rồi!”

Tinh yeu khong phai la dieu duy nhat phu nu tim kiem hinh anh 3 little_women_5_1580962719204983303060.jpg
Những người phụ nữ trong phim Little Women.

Trong hai trường hợp trên, cả hai cô gái đều không theo đuổi tình yêu bởi những lý do riêng của họ. Natasha muốn đi theo ước mơ là một nhà khoa học dữ liệu và trở thành một phụ nữ vĩ đại, còn Jubilee thì để bảo vệ chính bản thân mình khỏi cái chết. Nhưng phụ nữ cũng có tâm hồn và trái tim như bao người khác, họ cũng có những giây phút yếu đuối và vẫn có thể mở lòng khi gặp được đúng người yêu thương họ.

Cậu bạn người Mỹ gốc Hàn Daniel đã trúng tiếng sét ái tình với Natasha ngay khi chạm mặt cô ở nhà ga tàu điện ngầm, và đã chứng minh bằng cả trái tim của mình để cho cô thấy rằng hai người có thể yêu nhau theo cách khoa học, yêu bằng lý trí và sự sẻ chia.

Còn anh chàng Eric, kể cả biết tình trạng bệnh lý của Jubilee, nhưng anh không hề thấy thương hại cô mà vẫn luôn tìm cách để cô hòa nhập với cộng đồng và cảm nhận được sự yêu thương của anh và mọi người xung quanh. Hai người đàn ông ấy đã vượt qua định kiến của chính bản thân, gia đình và cả xã hội về một chàng trai gốc Á yêu một cô gái gốc Phi, về một người bình thường yêu một người khác thường để tiến tới bảo vệ người mình yêu thương.

Yêu phụ nữ chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Nếu như không chấp nhận được đam mê và khát vọng, cũng như tình cảnh của họ thì sẽ chẳng thể nào khiến cô ấy mở lòng và yêu thương ngược lại được. Nếu quyết tâm và chân thành, cả vũ trụ sẽ giúp đỡ bạn, giống như cách vũ trụ đưa Natasha và Daniel, Jubilee và Eric đến gần với nhau. Luôn nhớ rằng, khi yêu phụ nữ cần nhiều dũng cảm hơn ta nghĩ.

Thu Hoài / Sach1hay / Zing

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không?

Có 4 yếu tố có thể đóng vai trò trong tình huống này: Một là khoảng cách giữa bạn và người nhiễm bệnh. Hai là bạn ở gần họ trong bao lâu? Ba là liệu người đó có ho, hắt hơi hoặc thở ra những giọt bắn từ đường hô hấp hay không? Và cuối cùng là chính bạn sẽ chạm tay lên mặt mình bao nhiêu lần.

Chỉ nhỏ bằng 1/900 so với sợi tóc người, nhưng chủng virus gây ra dịch Covid-19 lại đang gieo rắc nỗi lo lắng trên toàn thế giới. Tính tới thời điểm này, đã có hơn 93.000 bệnh nhân tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ được xét nghiệm dương tính với virus.

SARS-CoV-2 vô hình dưới con mắt người thường, và ngay cả các nhà khoa học cũng đang phải tìm hiểu những bí ẩn của nó. Mặc dù vậy, ít nhất 540 nghiên cứu đã được thực hiện cho tới thời điểm này sẽ cho chúng ta biết Covid-19 lây truyền như thế nào giữa người với người.

Các bề mặt đồ vật có nguy cơ mang virus? Tiếp xúc ở khoảng cách nào với người bệnh sẽ đặt bạn vào nguy cơ nhiễm bệnh? SARS-CoV-2 có lây qua đường tình dục hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt trả lời tất cả các thắc mắc đó.

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 1.

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây bệnh hay không?

Giả sử bạn bước vào một cửa hàng tạp hóa đông đúc. Trong số những người đang mua sắm tại đó, có một người nhiễm virus corona mới. Những yếu tố nào sẽ góp phần khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm từ người đó?

Các chuyên gia đồng ý rằng họ còn rất nhiều điều cần phải tìm hiểu, nhưng có 4 yếu tố có thể đóng vai trò trong tình huống này: Một là khoảng cách giữa bạn và người nhiễm bệnh. Hai là bạn ở gần họ trong bao lâu? Ba là liệu người đó có ho, hắt hơi hoặc thở ra những giọt bắn từ đường hô hấp hay không? Và cuối cùng là chính bạn sẽ chạm tay lên mặt mình bao nhiêu lần?

(Tất nhiên, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bạn cũng là một yếu tố chính, những người có hệ miễn dịch yếu và người già có khả năng nhiễm virus dễ dàng và dễ bị bệnh nặng hơn. Nhưng hãy giả sử bạn là một người trẻ tuổi và còn đang khỏe mạnh).

Giọt bắn chứa virus là gì?

Giọt bắn chứa virus là những giọt dịch nhầy trong đường hô hấp của người nhiễm bệnh, có thể được phát tán qua đường mũi, miệng, thậm chí là mắt khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện và… thở. Các nhà khoa học cho biết virus corona mới không thể tự nó bay lơ lửng một mình trong không khí, mà sẽ “tụ tập” lại trong các giọt bắn để đi cùng nhau.

Bên trong đường hô hấp của bệnh nhân nhiễm Covid-19, những con virus đã xâm nhập vào tế bào , gắn RNA của nó vào vật chất di truyền để chiếm lấy các bộ máy tế bào vật chủ để nhân lên. Khi số lượng virus đủ nhiều, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài. Một số lượng virus sẽ tiếp tục xâm nhập các tế bào mới, trong khi một số khác bị giữ lại trong dịch nhầy của người bệnh.

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 2.

Kin-on Kwok, giáo sư tại Trường Y tế và Chăm sóc sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Hồng Kông, cho biết, một con virus không thể “trần trụi” một mình đi ra ngoài đường hô hấp của người bệnh để lây nhiễm cho những người khác. Nó phải quá giang nhờ những giọt chất nhầy hoặc nước bọt của họ.

Những chất nhầy và nước bọt này được đẩy ra từ miệng hoặc mũi khi chúng ta ho, hắt hơi, cười, hát, thở và nói chuyện. Nghiên cứu cho thấy khi một người bệnh hắt hơi, họ có thể phát tán vào không khí 40,000 giọt bắn. Các giọt bắn này có thể di chuyển xa tới 6 m với vận tốc 50m/s.

Khi một người ho hoặc nói chuyện trong 5 phút, họ có thể phát tán 3.000 giọt bắn. Các giọt bắn khi ho có thể di chuyển trên phạm vi 2 m với vận tốc 10 m/s. Và ngay cả khi một người bệnh thở, họ cũng có thể phát tán các giọt bắn trên phạm vi 1 m với vận tốc 1m/s.

Nếu không gặp bất kỳ một vật cản nào trên đường đi, giọt bắn sẽ mang theo virus rơi xuống sàn nhà hoặc mặt đất. Ở bên ngoài vật chủ, virus không thể sống lâu, giọt bắn sẽ nhanh chóng khô đi và tùy theo các bề mặt mà nó đáp xuống, virus corona có thể tồn tại nhiều giờ cho đến nhiều ngày trên đó.

Trong trường hợp các giọt bắn từ người bệnh chạm được tới bạn, virus cũng phải đi đúng những cánh cổng của đường hô hấp để lây nhiễm cho bạn. Đó là qua mắt, mũi hoặc miệng. Một số chuyên gia tin rằng những cú hắt hơi và khi người bệnh ho có thể là hình thức lây truyền chính.

Giáo sư Kwok cho biết thêm rằng nói chuyện trực tiếp hoặc ăn chùng với người bệnh cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ nhiễm Covid-19. Julian Tang, một nhà virus học và giáo sư tại Đại học Leicester ở Anh, đồng ý với điều đó

Nếu bạn có thể ngửi thấy những gì người bệnh đã ăn trưa nay – như tỏi, cà ri, v.v. – nghĩa là bạn đang hít vào những gì họ đang thở ra, bao gồm bất kỳ virus nào trong hơi thở của họ“, ông nói.

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 3.

Khoảng cách nào được coi là quá gần với một người nhiễm Covid-19?

Christian Lindmeier, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết, tốt nhất bạn nên giữ khoảng cách 3 feet (tương đương 1 mét) với người bệnh.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì cho biết, đứng trong vòng 6 feet (tương đương 2 mét) có thể mang đến rủi ro cho bạn.

Và khoảng thời gian nào được coi là quá lâu khi tiếp xúc?

Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có đáp án rõ ràng. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng thời gian bạn tiếp xúc với người bệnh càng lâu thì nguy cơ lây nhiễm của bạn sẽ càng cao.

Liệu bạn có thể phân biệt được ai đó đang nhiễm Covid-19 hay không?

Dường như là không thể. Hãy nhớ rằng hầu hết các bệnh nhân nhiễm Covid-19 chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ như cảm cúm. Một số người đã nhiễm virus thậm chí còn không có triệu chứng.

Điều này khiến cho chúng ta không thể biết chắc một người nào đó gần mình có đang nhiễm Covid-19 hay không, ngay cả các bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng cũng không thể làm được điều đó.

Tuy nhiên, WHO tới thời điểm này vẫn khẳng định rằng hầu hết các bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cho người khác đều đang biểu hiện các triệu chứng của Covid-19, đặc biệt là sốt, ho, khó thở. Vì vậy, nếu bạn thấy xung quanh mình có một người có các biểu hiện này, tốt nhất là hãy giữ khoảng cách với họ.

Virus có thể tồn tại trên tay nắm xe buýt, màn hình cảm ứng hoặc các bề mặt khác không?

Có. Sau khi nhiều người cùng đến một ngôi chùa ở Hồng Kông bị ốm, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe thành phố đã thu thập các mẫu phẩm từ khu vực này. Các vòi nước trong phòng vệ sinh và vải bọc trên Kinh Phật được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus corona mới.

Về mặt khoa học, virus SARS-CoV-2 chỉ là một trong số nhiều chủng corona tương tự đã được biết đến trước đó. (Chúng được gọi là virus corona (quầng sáng hoặc vương miện) vì có các gai protein nhô ra khỏi bề mặt giống với hình vương miện và phát sáng dưới kính hiển vi điện tử).

Một nghiên cứu về các chủng virus corona khác cho thấy chúng có thể tồn tại trên các bề mặt kim loại, kính và nhựa trong hai giờ cho đến 9 ngày.

Một bề mặt trông có vẻ sạch hay bẩn không thể nói cho bạn biết trên đó có virus hay không. Nếu một người bệnh nhiễm Covid-19 từng hắt hơi gần đó và một giọt bắn của họ rơi xuống bề mặt, một người sau đó chạm vào bề mặt đó có thể nhiễm virus. Số lượng giọt bắn và tải lượng virus tối thiểu để lây nhiễm cho một bệnh nhân mới hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Nhưng Gary Whittaker, giáo sư về virus học tại Đại học Thú y Cornell cho biết các chủng virus corona về cơ bản đều dễ bị tiêu diệt khi ở bên ngoài cơ thể. Nếu muốn tẩy trùng các bề mặt xung quanh mình, bạn chỉ cần sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn có chứa một trong số các thành phần sau:

Sodium hypochlorite (0.1 – 0.5%), 70% ethyl alcohol, Povidone-iodine (1% iodine), Chloroxylenol (0.12%), 50% isopropanol, 0.05% benzalkonium chloride (Quaternary Ammonium Compound) , 50ppm iodine in iodophor, 0.23% sodium chlorite, 1% cresol soap (sodium alkyl-ben-zene sulfonate) và Hydrogen peroxide (0.5-7.0%).

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 5.

Các hợp chất diệt khuẩn này có thể dễ dàng phá vỡi lớp vỏ mỏng manh của virus Covid-19 khiến nó bị bất hoạt hoặc trở nên vô hại.

Hoặc nếu không thể vệ sinh các bề mặt ở nơi công cộng, miễn là bạn sẽ rửa tay sau khi chạm vào chúng và trước khi chạm tay lên mặt, bạn sẽ an toàn bởi các giọt bắn và virus của người bệnh không thể đi xuyên qua da vào cơ thể.

Đó cũng là lý do tại sao bạn không nên lo lắng về các bưu kiện hoặc hàng hóa được giao đến từ vùng có dịch. Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn có thể xịt nước khử trùng lên bề mặt của các sản phẩm này và rửa tay sau khi mở chúng.

Bạn có cần chọn xà phòng diệt khuẩn hay một loại xà phòng có nhãn hiệu cụ thể nào không?

Câu trả lời là không! Cả xà phòng diệt khuẩn và xà phòng thường đều hoạt động trên nguyên tắc rửa trôi virus và các mầm bệnh khác bám trên da tay bạn. Vì vậy, không nhất thiết phải chọn loại xà phòng.

Hàng xóm của tôi đang ho. Tôi có nên lo lắng không?

Không có bằng chứng cho thấy các hạt virus có thể đi xuyên qua tường hoặc thủy tinh, Tiến sĩ Ashish K. Jha, giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard cho biết. Ông chia sẻ nỗi lo lắng của mình ở các không gian công cộng hơn là những nguy cơ từ đường thông gió, miễn bạn giữ cho phòng của mình thoáng khí.

Một người hàng xóm bị nhiễm bệnh có thể hắt hơi trên lan can và nếu bạn chạm vào nó, đó sẽ là một con đường tốt hơn cho virus lây lan, tiến sĩ Jha nói.

Nếu vô tình đi qua một người nhiễm Covid-19, liệu tôi có bị lây hay không? - Ảnh 6.

Virus có lây qua đường tình dục hay không?

Hôn chắc chắn là một hành động có thể lan truyền virus, các chuyên gia cho biết. Mặc dù các chủng virus corona thường không lây qua đường tình dục. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để kết luận điều này với Covid-19, WHO tuyên bố.

Có an toàn không khi ăn chung nhà hàng với một người nhiễm virus corona?

Nếu người mắc bệnh chính là đầu bếp hoặc nhân viên nhà hàng, những người chuẩn bị bữa ăn cho bạn thì nguy cơ không thể được loại trừ. Tham gia một bữa tiệc buffet đông đúc cũng không phải lựa chọn tốt trong thời điểm này.

Tuy nhiên, giáo sư Whittaker cho biết việc hâm nóng hoặc làm chín thức ăn sẽ giết chết mọi virus trong thức ăn của bạn. Tiến sĩ Jha đồng tình với quan điểm này. “Với các nguyên lý chung, chúng tôi thấy rằng thực phẩm không phải là một cơ chế lan truyền dịch bệnh [Covid-19]“, ông nói.

Tôi có nên để chó và mèo ở cùng nhà với mình?

Giáo sư Whittaker cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chó hoặc mèo có thể nhiễm virus corona và lây nó cho chủ sở hữu. Trong một số trường hợp, thú cưng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và có tâm lý vững vàng hơn khi phải cách ly tại nhà mình.

Tham khảo Nytimes

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 8/3)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc sáng 8/3 mới công bố con số thấp kỷ lục về các ca nhiễm mới và ca tử vong mới ở Đại lục: 45 ca nhiễm mới và 27 ca tử vong mới.
  • Một khách sạn 5 tầng được chuyển thành nơi cách ly bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc đổ sập vào khoảng 19h ngày 7/3, có khoảng 70 người bên trong lúc xảy ra sự cố. Khách sạn tên là Xinjia Express ở Tuyền Châu. Hiện công tác cứu hộ vẫn đang được diễn ra.
  • Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Thượng Hải, Trung Quốc nhận định nếu không áp dụng các biện pháp quyết liệt để chống dịch COVID-19, số ca bệnh bên ngoài Trung Quốc sẽ tăng gấp 10 lần cứ sau 19 ngày.