Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Những ống cống cỡ lớn được đặt trong không gian sân vườn, bên trong lắp đèn, quạt, sơn màu rực rỡ cho khách ngồi uống nước.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Một quán cà phê trên đường số 6 (phường Tam Phú, quận Thủ Đức) thiết kế không gian với những ống cống làm chỗ ngồi cho du khách.

“Khi công ty thiết kế đưa ý tưởng ống cống mình rất ưng ý vì thấy lạ mắt. Sau đó mình thuê thợ đúc ống loại kích thước lớn vì ngoài thị trường không bán sẵn”, Phạm Minh Hoàng (31 tuổi, chủ quán) cho biết.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Trong không gian rộng hơn 700 m2, người chủ đặt bốn ống cống kế nhau thành một hàng. Mỗi ỗng có đường kính hơn 2 m, làm bằng bê tông cốt thép.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Các ống có chiều sâu gần 3 m, xung quanh là thảm cỏ, cây xanh bao bọc.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Bên trong ống cống được lắp thêm đèn, quạt, sơn màu sắc rực rỡ. Mỗi ống cống chứa tối đa 6 người ngồi uống cà phê.

“Dịp cuối tuần em hay ra đây học hoặc tán gẫu với nhóm bạn trong ống cống. Em thích ngồi ở đây vì bên trong yên tĩnh, mát mẻ và riêng tư”, Châu (17 tuổi) cho biết.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Quán được trồng nhiều cây xanh, hoa lá, đặt tiểu cảnh hồ nước, bonsai… Lối vào là mái vòm dài với những cây leo xanh tươi, thu hút nhiều bạn trẻ chụp hình.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Không gian sân vườn với điểm nhấn là hồ nước nằm ở vị trí trung tâm quán, bên dưới được thả cá Koi, chép.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Nhiều cây trồng xung quanh mang đến sự thoáng đãng, mát mẻ. Xanh, đỏ là hai tông màu chủ đạo của quán. Những tấm kính cường lực được lắp trên hồ tạo cho du khách cảm giác như đang ngồi trên mặt nước.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Phòng lạnh của quán gồm hai tầng, ban công hướng ra sân vườn. Bên trong phòng trang trí bằng những chậu kiểng, lọ hoa.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Chiếc cầu thang lên tầng lầu.

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Buổi tối, quán lung linh với những ánh đèn treo khắp sân vườn. Các chương trình ca nhạc thường xuyên được tổ chức dịp cuối tuần.

Quỳnh Trần / VNExpress

Người phụ nữ cướp ngôi vua của chồng, đưa nước Nga trở nên vĩ đại

Người ta cho rằng Ekaterina Đại đế thông minh, quyết đoán là kẻ tàn độc, nhưng cũng nhiều người nói bà là người cai trị khai sáng.

Những người phụ nữ thay đổi thế giới (Kay Woodward) viết về 25 người phụ nữ truyền cảm hứng. Cuốn sách đưa ra những thông tin cơ bản về nhân vật, hình minh họa sinh động kèm phần hỏi đáp truyền cảm hứng tới bạn đọc. Được sự đồng ý của Sách Đông A, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách.

Bà đúng là Đại đế nhưng tên thật của bà không phải là Ekaterina. Và quê của bà cũng chẳng phải ở nước Nga. Ekaterina Đại đế thực ra tên là Sophie và bà sinh ra tại một vùng ở Ba Lan, xưa thuộc Phổ, một vương quốc cận đại ở châu Âu.

Là một công nương Phổ, con đường đến ngai vàng nước Nga của bà khá phức tạp, khó khăn và đẫm máu, nhưng Ekaterina đã vượt qua hết mọi trở ngại – trong đó có chồng mình – một cách thông minh. Rồi khi đã là nữ hoàng, bà quyết không để cho ai quên được nền trị vì của mình.

Nguoi phu nu cuop ngoi vua cua chong, dua nuoc Nga tro nen vi dai hinh anh 1 Ekaterina_1.jpg
Tranh mô tả Ekaterina cưỡi ngựa đến doanh trại các trung đoàn cận vệ đọc tuyên cáo lên án chính sách chống lại nước Nga của chồng mình.

Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst-Dornburg (Sinh: 2/5/1729, mất: 17/11/1796). Cha mẹ Sophie von Anhalt-Zerbst vốn mong muốn một đứa con trai khi sinh ra bà. Vì thất vọng, họ để cô quận chúa nhỏ lại cho một nữ gia sư chăm sóc và dạy bà tiếng Pháp, tiếng Đức, tôn giáo, lịch sử và âm nhạc.

Nhưng đến năm mười lăm tuổi, cô bé Sophie học thức cao nay đã trở nên rất hữu dụng đối với gia đình của mình. Gia đình bà là vương công quý tộc, nhưng họ cũng khá nghèo. Nếu Sophie có thể cưới được một nhà quý tộc lớn, thì gia đình của bà cũng sẽ giàu có và nổi tiếng lây…

Năm Sophie mười lăm tuổi, nữ hoàng Nga mời bà đến Nga. Đó là năm 1744, và người cháu của nữ hoàng, Đại Công tước Pyotr – cũng là người thừa kế ngôi báu – đang cần một người vợ. Sophie không thích Pyotr lắm nhưng bà thích cái ý nghĩ rằng mình sẽ được đội đế miện nước Nga. Và rồi còn có vướng mắc về mặt tôn giáo nữa – Sophie không theo đạo Chính thống giáo Nga.

Tuy cha bà phản đối, nhưng Sophie vẫn cải đạo theo Pyotr, đổi tên thành Ekaterina, và hai người thành hôn vào năm 1745. Cuộc hôn nhân này không mấy hạnh phúc. Tám năm sau họ mới có con, và ngay cả khi đó, vẫn có tin đồn rằng Pyotr không phải là cha đứa trẻ.

Khi nữ hoàng Elizaveta băng hà vào năm 1762, người cháu Pyotr của bà trở thành Nga hoàng Pyotr III. Ngay lập tức, ông khiến nước Nga và cả người vợ của mình nổi giận bằng cách đưa ra nhiều chính sách mới, và nhiều người đã lên kế hoạch lật đổ ông.

Khi Pyotr phát hiện ra kế hoạch này, Ekaterina đã can thiệp và tống giam chồng mình vào ngục. Bà bắt ông phải kí một văn bản thoái vị, và nữ hoàng Ekaterina II trở thành người nắm quyền cai trị nước Nga. Sau đó, chồng của bà bị giết.

Nguoi phu nu cuop ngoi vua cua chong, dua nuoc Nga tro nen vi dai hinh anh 2 CatherineTheGreat.jpg
Tranh vẽ Ekaterina trong sách Những người phụ nữ thay đổi thế giới.

Ngai vàng nước Nga không phải là món dễ xơi. Ekaterina không muốn bị lật đổ như chồng mình trước đó, nên trước hết bà tìm cách nắm chắc sự hậu thuẫn của các quý tộc khác, cũng như giới quân đội.

Điều tiếp theo trong chương trình của bà là phải cải cách đất nước. Bà tấn công vào hệ thống pháp lí lỗi thời, đổi lại luật pháp để mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bà nhấn mạnh vào việc phòng ngừa tội phạm, thay vì trừng trị người phạm tội sau khi sự đã rồi.

Bà cũng cho miễn học phí và viết nhiều sách ủng hộ hệ thống giáo dục. Và vì yêu thích nghệ thuật, bà cũng bảo trợ nhiều ngành nghệ thuật nữa, đặc biệt là kịch, opera, ballet, âm nhạc và hội họa. Tiền được đổ ra để phát triển thành phố Sankt-Peterburg, biến nó thành một trung tâm văn hóa của châu Âu.

Trong thời gian đó, đế quốc Nga lớn mạnh nhanh chóng. Nhưng cũng có nhiều cuộc nổi dậy. Cuộc nổi dậy lớn nhất là khởi nghĩa Pugachyov năm 1773-1775, dưới sự ủng hộ của hàng nghìn nông nô và nông dân. Quân đội Nga cuối cùng cũng dập tắt được quân nổi dậy. Nhưng nó đã khiến Ekaterina thay đổi suy nghĩ của bà về vấn đề bình đẳng. Bà cho giới quý tộc nhiều quyền lực hơn để đàn áp người nghèo, giữ họ trong tầm kiểm soát.

Có người nói Ekaterina là một nhà cai trị khai sáng, nhưng cũng có người cho rằng bà quá tàn độc. Dù sao đi nữa thì bà vẫn ngự trên ngai vàng trong suốt ba mươi tư năm cho đến khi qua đời ở tuổi sáu mươi bảy.

Trích sách “Những người phụ nữ thay đổi thế giới” / Zing

CUỘC SỐNG NGẮN NGỦI ĐẾN GIẬT MÌNH

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đâu đó cỡ 72 tới 75 tuổi, nghĩa là lũ chúng ta ai cũng có thể sống được hơn bảy mươi năm cuộc đời. Nhưng nếu nghĩ kỹ, chúng ta sẽ thấy cuộc đời không dài như chúng ta tưởng.

Cuộc đời của con người có giai đoạn được sống vô tư, ít lo nghĩ và nhiều niềm vui nhất là khi còn được ba mẹ nuôi và đi học. Quãng thời gian hai mươi hai năm đó thật tuyệt vời, bởi khi đi học thì được chơi với bạn bè, về nhà được ba mẹ yêu thương. Mấy chục năm đầu của cuộc đời là những năm tận hưởng từng phút giây. Và lúc đó bạn và tôi cũng không có nhiều thông tin để âu lo, nếu nhà đói không có cơm ăn thì cũng chỉ biết là đói, chứ chả nghĩ được sâu xa hơn. Chí đến khi chúng ta tự mình phải lo lấy cho cuộc đời của mình và bắt đầu nuôi gia đình, thực hiện những ước mơ cá nhân, cuộc đời của chúng ta mới có nhiều nỗi lo. Nên tôi cứ tạm tính đa phần chúng ta đều trải qua 22 năm tuyệt vời nhất của cuộc đời. Nếu tuổi thọ của chúng ta là 72, chúng ta còn 50 năm được sống, được làm việc mình thích và được yêu thương.

Có thực là năm mươi năm không?

Trong mấy chục năm ấy, hết một phần ba thời gian chúng ta sử dụng để ngủ, với tôi là 1/5 số thời gian đó được dùng để ngủ. Như vậy, chúng ta dùng cỡ 16 năm để ngủ, và 34 năm có ý thức rằng mình đang sống và đang tồn tại. Trong ba mươi bốn năm đó, nếu chúng ta đều sống mỗi phút giây có ý nghĩa, 34 năm quả thật tuyệt vời. Còn nếu như, cuộc sống của chúng ta giống như địa ngục, thời gian chúng ta cảm thấy hạnh phúc và đủ đầy sẽ không còn bao nhiêu.

Có nhiều người lao đầu đi làm vì vật chất, vì lo cho gia đình, vì cái nhà, chiếc ô tô mà cắm đầu vào làm việc, nếu không may vào một công ty mà môi trường không tốt, những người xung quanh đều xấu tính, bạn cảm thấy lạc loài. Như vậy mỗi tuần, năm trên bảy ngày bạn đã thấy cuộc sống thật kinh khủng và bạn mong muốn đến cuối tuần thật nhanh. Nếu ngày bạn đi làm việc trong căng thẳng, đến đêm về bạn sẽ phải tìm cách để giải trí, như chơi game, coi phim. Một tuần hết năm ngày trong mệt mỏi chán chường, không biết có hể tính là sống không. Nếu bạn không xem đó là cuộc sống, thì số thời gian còn lại của bạn còn ngắn hơn nữa, chỉ là 11 năm thôi, bởi 23 năm còn lại là những ngày trong tuần rồi. Nếu hai ngày cuối tuần của cuộc đời bạn là những trận cãi vả giữa hai vợ chồng, là ngập tràn trong đống việc nhà mà bạn làm không cảm thấy vui, cuộc sống này có ý nghĩa gì? Lúc đó bạn được coi là những người “sống mòn” đấy bạn ạ. Chỉ đến khi bạn về hưu, lúc bạn 62 tuổi, và bạn chỉ còn 6-7 năm thực sự sống, nhưng nếu thân bạn mang bệnh tật, liệu rằng bạn có vui?

Cuộc sống tùy dài mà ngắn, tuy ngắn mà dài. Nếu bạn thực sự yêu cuộc sống, tận hưởng từng phút giây, thì mỗi ngày trong cuộc đời đều là những ngày đáng sống. Nếu bạn chọn yêu thích công việc mình làm, yêu thương những người đồng nghiệp xung quanh mình, mỗi ngày bạn đi làm đều là những ngày đáng sống. Nếu mỗi phút giây bạn thức tỉnh đều là những phút giây hữu ích đối với bạn, thì cuộc sống này thật tuyệt vời.

Với tôi, dù có khó khăn đến cỡ nào đi nữa, dù có bất kỳ tác nhân nào mang lại những điều không tốt cho tôi đi chăng nữa, tôi vẫn luôn tâm niệm rằng, chỉ có mình mới thực sự là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của mình trở nên tích cực hay tiêu cực. Sống một cuộc sống luôn có mục tiêu, có ước mơ và hoài bão, sống một cuộc sống mà mỗi ngày tôi luôn dành tình cảm yêu thương của mình cho mọi người, cho từng đồng nghiệp và bất cứ ai tôi gặp trên đường, và yêu thương gia đình. Sống sao, mà mỗi ngày tôi luôn tạo ra được những nội dung mới mẻ, những bài viết hay, những bức ảnh đẹp, nhưng công việc có ích cho người khác, cuộc sống đó trở nên trọn ven từng phút giây. Sống như vậy mới đáng để sống.

Thế nên, dù cùng sở hữu sống năm còn lại của cuộc đời gần như nhau, nhưng chỉ có chính bạn mới quyết định được, những năm đó là những năm đáng sống hay không.

Năm nay, tôi đã sắp đến tuổi 37, nghĩa là tôi còn đâu đó cỡ 35 đến 40 năm để sống, và nếu trừ đi 13 năm để ngủ, tôi còn 26 năm để sống. Thế thì, phải sống làm sao cho ra sống với 26 năm đó. Làm sao để mỗi sáng sớm thức giấc, tôi sẽ không cảm thấy hối tiếc với những điều mình đã làm và đã trải qua trong ngày hôm qua.

Cuộc đời của bạn, dài hay ngắn cùng phần nhiều là do chính bạn tự quyết định!

By TUMIVN

 

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 “độ” người và việc!

Mọi việc trên đời đều có một điểm tựa cân bằng, mà điểm tựa này chính là “độ”.

“Độ” là thứ để đánh giá tình hình, khả năng tiến hoặc lùi, cũng như cách sống của một người.

– 01 –

Nói chuyện có mức độ

Plato từng có một câu nói rất nổi tiếng:

“Người thông minh nói, vì họ có lời phải nói. Kẻ ngu dốt nói, vì họ muốn nói.”

Ai cũng đều nói chuyện, nhưng không phải ai cũng biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói.

Người thông minh không chỉ biết cái gì nên nói, còn biết khi nào nên dừng, họ sẽ không bao giờ nói quá chừng mực.

Một bạn nhỏ A hỏi bạn nhỏ B rằng: “Chúng ta quen nhau đã lâu, cậu cảm thấy tớ có khuyết điểm gì cần thay đổi không?”

Bạn nhỏ B thành thật liệt kê một loạt khuyết điểm của A: nào là không đúng giờ, nói năng gay gắt, có đôi lúc nói không giữ lời… mà không hề nhận ra A đang tái mặt vì tức giận.

Kết quả, hai người nghỉ chơi nhau.

Dù mối quan hệ giữa hai người có tốt đến mức nào đi nữa, khi nói chuyện cũng nên “quản” chặt cái miệng của mình. Nói chuyện không biết chừng mực, kết quả nhất định bản thân phải chịu thiệt thòi.

Không phải cái gì biết cũng nên nói ra miệng. Nói là bản năng, nhưng muốn nói tốt phải thông qua rèn luyện.

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 độ người và việc! - Ảnh 1.
– 02 –

Làm việc có tốc độ

Có một tảng đá nằm dưới đáy nước, nó rất muốn nổi lên trên xem thử, nhưng không thể. Chuyện này khiến nó rất chán nản.

Có lần, sau nhiều ngày mưa lớn, tảng đá cảm thấy cát dưới cơ thể nó ngày càng ít, và nó đang dần dần nổi lên. Cuối cùng, một cơn sóng nước bất ngờ ập đến, đập vào tảng đá khiến nó lại chìm sâu xuống mặt nước.

Trong khoảng khắc, nó nhìn thấy thế giới trên mặt nước thật tươi sáng và đầy màu sắc.

Nó tiếc nuối vì mình đã không trồi lên nhanh hơn một chút, rồi than thở: “Tốc độ đúng là thứ thay đổi vận mệnh!”

Tốc độ làm việc của một người, quyết định thành bại của người đó.

Trong tác phẩm “Từ chối tầm thường” có câu:

“Tại sao nhiều người hay ghen tỵ với thành công của người khác?”

Đó là vì họ vốn dĩ có thể làm tốt một việc nhưng lại không muốn làm, sau đó vì lười biếng mà buông bỏ, chỉ đành bực tức, ghen tỵ, bôi xấu người thành công để che dấu sự bất tài của bản thân.

Cuộc sống không hoàn hảo, thực hành có ý nghĩa rất quan trọng, mà tốc độ chính một trong những thứ quyết định thành công!

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 độ người và việc! - Ảnh 2.
– 03 –

Cư xử có “tâm độ”

Đối xử tử tế với người khác cũng là đối xử tử tế với bản thân. Cư xử hòa bình và khoan dung với người khác không chỉ có thể khiến họ thoải mái mà còn giúp bạn gặt hái được sự bình yên trong nội tâm.

Người sống trên đời, tâm càng độ lượng, tầm nhìn càng xa, đường đi càng dài!

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 độ người và việc! - Ảnh 3.
– 04 –

Hành động có “lực độ”

Nhiều người thường hỏi tôi rằng bản thân nên làm gì nếu không thích công việc hiện tại?

Nếu bảo từ chức, anh ta lại không dám, vì sợ tìm không được việc tốt hơn.

Nếu kêu tiếp tục thích ứng, anh ta lại than phiền rằng đang ép bản thân làm điều mình không thích.

Nghe như anh ta đang lâm vào bế tắc trầm trọng.

Nhưng những người đứng ở tầng cao thực sự, dù bản thân có thích hay không, một khi còn ngồi tại vị trí đó, họ đều sẽ đem công việc hoàn thành thật tốt.

Trạng thái làm việc được tiết lộ nhiều nhất qua cách suy nghĩ và sức chịu đựng của một người.

Bất kể bạn có thích hay không, nếu đang giữ vị trí nào đó, hãy làm tốt nó.

Khi bạn chăm chỉ, đầu tư vào công việc, tiến bộ của bạn chính là món quà và cũng là động lực để bạn thăng tiến.

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 độ người và việc! - Ảnh 4.
– 05 –

Đọc sách chú trọng độ sâu

Khi còn trẻ, do kinh nghiệm hạn chế, chúng ta thường đọc những thứ như truyện tranh, truyện hài, truyện ma là nhiều.

Trưởng thành rồi, suy nghĩ cũng chín chắn hơn, biết tích lũy kiến thức từ kinh tế đến đối ngoại, kỹ năng mềm, cách giao tiếp…

Ở tuổi trung niên, do sự gia tăng về tuổi tác và kinh nghiệm, sự hiểu biết về sách cũng trở nên sâu sắc hơn. Đọc vào thời điểm này là để áp dụng vào thực tế.

Đọc sách khi về già, tâm lý thường nhẹ nhõm; đọc sách, cũng là đang đọc bản thân!

Khi bạn thực sự yêu thích đọc sách, bạn nhận ra mình hiểu rõ bản thân hơn, biết mình muốn trở thành người thế nào, nên làm gì, sống ra sao?

Khi chúng ta đi qua biển người, đọc qua hàng ngàn bài thơ và nhìn lại, những trải nghiệm đó đã khắc sâu vào máu thịt của chúng ta, trở thành khí chất của cuộc sống.

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 độ người và việc! - Ảnh 5.
– 06 –

Tầm nhìn nên xem độ rộng

Điều quyết định sự khác biệt giữa người với người là tầm nhìn.

Tầm nhìn càng xa, phạm vi bản thân đi được càng lớn.

Khi đứng trên tầng hai, tôi nhìn thấy rác thải đầy mặt đất bên dưới. Nhưng khi đứng trên tầng 22, tôi nhìn thấy toàn cảnh thành phố.

Một người có tầm nhìn rộng, mới có thể nhìn thấy nhiều khả năng hơn, và không bị gò bó bởi những ràng buộc trước mắt.

Cuộc đời một người là cả quá trình nhìn trời, nhìn đất, nhìn chúng sinh, nhìn chính mình.

Tầm nhìn khác nhau sẽ tạo nên cuộc sống cách biệt và trải nghiệm sống không giống nhau.

Đừng phàn nàn vận mệnh không tốt, khi tầm nhìn hiện tại của bạn đang còn quá nhỏ.

Muốn viên mãn cả đời, tuyệt đối đừng quên 7 độ người và việc! - Ảnh 6.
– 07 –

Theo đuổi có cao độ

Có ba người thợ hồ đang xây tường, một người đi đến hỏi bọn họ đang làm cái gì.

Người đầu tiên giận dữ nói: “Cậu bị mù à? Tôi đang cực khổ xây một bức tường!”

Người thứ hai đáp: “Chúng tôi đang xây một tòa nhà.”

Người thứ ba niềm nở kể: “Chúng tôi đang xây dựng cuộc sống tốt đẹp.”

Mười năm sau nhìn lại, người thứ nhất vẫn làm thợ hồ, người thứ hai trở thành kỹ sư, và người thứ ba trở thành chủ sở hữu một công ty xây dựng.

Không có sự khác biệt trong công việc, tại sao đời sống 3 người lại khác nhau như vậy?

Đó là do lý tưởng theo đuổi bất đồng, tạo nên kết quả khác nhau.

Có câu ngạn ngữ thế này: “Dù chiếc bánh có to đến đâu, cũng không to bằng cái chảo.”

Tương lai mỗi người như một chiếc bánh lớn, bạn muốn nó to bao nhiêu, phụ thuộc vào “cái chảo” bạn mang lớn bấy nhiêu.

Goethe từng nói: Nếu ai ham chơi cả đời, anh ta sẽ chẳng đạt được gì; ai không thể làm chủ mình, sẽ luôn là một nô lệ.

Bạn theo đuổi cái gì, con đường số phận sẽ nương theo như thế.

Có cố gắng, cao độ mục tiêu bạn tìm kiếm là chiều cao cuộc sống mà bạn có thể đạt được.

Muốn sống ở cảnh giới cao, làm việc gì cũng nên chú ý đến 7 “độ” trên!

Theo Thiên Tuyết / Trí thức trẻ

COVID-19: Vì sao Trung Quốc lại có những ca “tái dương tính” sau khi khỏi bệnh và được xuất viện?

COVID-19: Vì sao Trung Quốc lại có những ca "tái dương tính" sau khi khỏi bệnh và được xuất viện?

Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã

Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nhiễm COVID-19 mới nào có liên quan đến các bệnh nhân “tái dương tính”, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng này.

Trong thời gian gần đây, một số tỉnh, thành của Trung Quốc đại lục liên tục phát hiện những trường hợp bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) sau khi được chữa khỏi và xuất viện lại có kết quả tái dương tính với loại virus này, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông).

Tính đến ngày hôm nay (5/3), tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc đã tăng lên 80.430 người, tổng số ca tử vong do dịch bệnh này tăng lên 3.013 người, Tuy nhiên, tổng số ca được xác nhận điều trị khỏi và hồi phục tại nước này cũng rất lớn – 52.208 người – theo số liệu được cập nhật liên tục trên trang thống kê worldometers.

Theo bộ tiêu chí được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ban hành, các bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 chỉ được phép xuất viện sau khi các triệu chứng bệnh lý đã thuyên giảm (hết sốt trong vòng 3 ngày, không có vấn đề về hô hấp và các thương tổn ở phổi bắt đầu hồi phục), và có 2 lần xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) liên tiếp cho ra kết quả âm tính với virus corona.

Nhiều người đã được xuất viện theo tiêu chí trên, nhưng vài ngày hoặc vài tuần sau đó, họ lại nhận được kết quả tái dương tính với virus corona.

Đầu tuần này, 2 trường hợp tại thành phố Thiên Tân – nơi có hơn 130 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận – đã phải trở lại bệnh viện sau khi nhận được kết quả tái dương tính với virus corona. Hai bệnh nhân này chỉ vừa xuất viện chưa đầy một tuần trước đó.

Thành phố Thiên Tân cũng từng phát hiện một trường hợp “tái dương tính” với virus corona sau 2 tuần xuất viện, theo SCMP.

Trong khi đó, tại tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc, các bác sĩ đã xác định rằng có đến 14% bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 tái dương tính với virus corona sau khi xuất viện. Số liệu này vừa được trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Đông công bố vào tuần trước.

Một số trường hợp tương tự cũng đã được phát hiện tại một số tỉnh, thành khác của Trung Quốc, trong đó bao gồm 2 tỉnh Giang Tô và Tứ Xuyên.

Vì sao lại có những trường hợp “tái dương tính” với virus corona?

Theo Giáo sư Jin Dong-yan, một nhà nghiên cứu virus phân tử tại trường Đại học Hồng Kông, thì những trường hợp kể trên không phải là tái nhiễm như một số người lo lắng, mà có thể là do việc xét nghiệm không được thực hiện đúng từ đầu.

Nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm, trong đó bao gồm chất lượng của bộ kit xét nghiệm và cách các bác sĩ lấy và lưu trữ mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân, Giáo sư Jin cho hay.

Tháng trước, ông Wang Chen, người đứng đầu học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, cho biết chỉ có khoảng 30-50% số ca được xác nhận nhiễm COVID-19 nhận được kết quả dương tính với virus corona khi làm xét nghiệm PCR. Lí do khiến sai số lớn như vậy là bởi dịch phết họng có thể gây ra kết quả âm tính giả, theo ông Wang.

Trước tình hình này, các quan chức y tế Trung Quốc đã khuyến nghị việc kết hợp lịch sử dịch tễ, chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh với kết quả xét nghiệm PCR đối với các trường hợp nghi nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, Giáo sư Greg Gray của trường Đại học Duke lại không đồng ý với kết luận rằng kết quả xét nghiệm sai dẫn đến các trường hợp âm tính giả.

“Tôi không nghĩ rằng chất lượng phòng thí nghiệm có vấn đề, nếu họ có kinh nghiệm thực hiện các xét nghiệm này. Kết quả âm tính giả có thể là do mẫu bệnh phẩm có mật độ virus quá thấp hoặc có chất lượng kém”, ông Gray nhận định.

Những ca “tái dương tính” có thể tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng hay không?

Trong khi NHC cho biết đến nay cơ quan này vẫn chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nhiễm COVID-19 mới nào có liên quan đến các bệnh nhân “tái dương tính”, thì các quan chức và bác sĩ địa phương có vẻ thận trọng hơn.

“Những bệnh nhân [tái dương tính] này vẫn chưa lây bệnh cho người khác, và một số ca bệnh đã nhận được kết quả xét nghiệm âm tính sau đó”, ông Guo Yanhong, một quan chức của NHC, phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ 6 tuần trước.

Trong khi đó, ông Song Tie, Phó Giám đốc trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Đông, không loại trừ khả năng những trường hợp “tái dương tính” có thể lây nhiễm cho người khác, dù đồng ý với phát biểu trên của ông Guo.

COVID-19: Vì sao Trung Quốc lại có những ca tái dương tính sau khi khỏi bệnh và được xuất viện? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Fox News

“Xét trên lý thuyết về kiểm soát dịch bệnh, bất cứ ai có kết quả xét nghiệm dương tính với virus đều được coi là một nguồn lây nhiễm”, ông Song nói.

“Thông qua các xét nghiệm, chúng tôi thấy rằng cơ thể của các bệnh nhân trẻ tuổi có thể sản sinh kháng thể trong vòng 2 tuần. Do đó, dù họ có kết quả “tái dương tính”, thì nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng vẫn là rất thấp.

Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng một số bệnh nhân lớn tuổi cần nhiều thời gian hơn để cơ thể tự sản sinh kháng thể. Do đó, nguy cơ những người này lây lan virus cao hơn”, theo ông Guo.

Bác sĩ Zhang Zhan tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán cũng đã cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm từ những người từng được chữa khỏi nhưng lại “tái dương tính” với virus corona chủng mới.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 31/1, bác sĩ Zhang cho biết cô đã ghi nhận trường hợp người thân của một bệnh nhân từng được chữa khỏi bị nhiễm COVID-19 sau khi bệnh nhân này xuất viện được 8 ngày. Người thân của bệnh nhân không hề tiếp xúc với người ngoài kể từ sau khi bệnh nhân trở về nhà.

Làm thế nào để hạn chế số người “tái dương tính”?

Trong nghiên cứu được công bố tuần trước, bác sĩ Zhang đã đề nghị tăng số lần xét nghiệm PCR trong tiêu chuẩn cho phép bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 xuất viện.

Trong số 44 người đạt tiêu chí xuất viện của NHC, có 26 người “tái dương tính” trong lần kiểm tra thứ 3.

“Tuy nhiên tỉ lệ người “tái dương tính” trong lần xét nghiệm thứ 4 đối với những người đã vượt qua 3 lần xét nghiệm là rất thấp”, vị bác sĩ này cho biết.

Tại Thượng Hải, bên cạnh những tiêu chí của NHC, bệnh nhân còn phải xét nghiệm thêm mẫu bệnh phẩm lấy từ hậu môn.

Ông Zhang Wenhong, người đứng đầu nhóm chuyên gia giải quyết dịch COVID-19 tại Thượng Hải cho biết, đến nay thành phố này vẫn chưa phát hiện ra trường hợp nào dương tính với virus corona qua xét nghiệm bổ sung nói trên.

Giáo sư Jin cho rằng phương pháp xét nghiệm mới này sẽ hạn chế đáng kể số ca “tái dương tính” với COVID-19, cùng với đó là một xét nghiệm kháng thể đang được nghiên cứu và có thể sẵn sàng đưa vào sử dụng trong tương lai.

“Xét nghiệm [kháng thể] dễ thực hiện hơn và ít yêu cầu về kĩ thuật hơn, nên khi loại xét nghiệm này sẵn sàng sử dụng, nó sẽ là công cụ bổ trợ đắc lực cho xét nghiệm PCR”, giáo sư Jin kết luận.

Xem thêm các tin tức về dịch COVID-19 tại đây.

Shoha

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 7/3)

Trung Quốc Đại lục (*)

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.