Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong

TP HCM

Khoảng thông tầng cong, đặt giữa nhà giúp mọi phòng ngủ đều có hai mặt thoáng và sáng sủa. Gia chủ chỉ phải dùng đèn điện sau 17h.

Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Căn nhà 100 m2 ở quận Bình Tân là giải pháp cho một gia đình đông người, con cái dù đã kết hôn nhưng vẫn ở chung với bố mẹ vì chưa đủ điều kiện ra ở riêng.

Những căn nhà đông người, nhiều phòng ngủ thường có nhược điểm là bí, giảm liên kết giữa các thành viên. Để giải quyết các vấn đề này, kiến trúc sư đã đưa ra thiết kế thông thoáng cả về chiều ngang lẫn chiều đứng.

Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Ở tầng trệt, kiến trúc sư không bố trí vách ngăn giữa chỗ để xe và phòng khách mà chỉ dùng chậu cây và hệ lam gỗ với mục đích làm rộng không gian, giải phóng tầm nhìn. Chỗ để xe đủ cho hai chiếc xe hơi, phòng khi bạn bè tới thăm.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Về phương ngang, cầu thang một vế được ép vào một bên nhà.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Phía sau chỗ để xe, phòng khách thông với khu vực bếp – phòng ăn, tạo sự liền mạch và rộng rãi.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Về chiều đứng, kiến trúc sư bố trí khoảng thông tầng giữa nhà. Ban đầu, chủ nhà lo khoảng thông tầng choáng chỗ và nguy hiểm song lúc nhà hoàn thành thì rất ưng ý.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Khoảng thông tầng được thiết kế theo đường cong, chiếm khoảng 15% diện tích nhà.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Khoảng thông tầng giúp căn nhà đầy ánh sáng nhưng không bị nắng gắt. Gia chủ không cần dùng đèn điện cho tới 17h, đôi khi đến 18h nhà vẫn đủ sáng. Đây cũng là điểm gia chủ hài lòng nhất.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Cũng nhờ khoảng thông tầng mà tất cả bốn phòng ngủ đều có cửa sổ ở hai bên. Phía hướng ra thông tầng, kiến trúc sư không xây tường mà làm vách và cửa kính kết hợp với rèm để lấy nắng, gió đồng thời tăng sự kết nối. Khi cần riêng tư, người ở chỉ cần kéo rèm lại.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Tiếp xúc với thiên nhiên bên ngoài và thông tầng bên trong, các phòng ngủ đối lưu khí tốt và tạo sự giao lưu giữa các thành viên trong gia đình.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Nhà vệ sinh dùng kính mờ cũng tận dụng được ánh sáng và gió nên khô ráo, kháng khuẩn.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Khoảng thông tầng còn tạo ra sự sinh động và mềm mại cho căn nhà, tránh sự đơn điệu khi toàn bộ công trình và lan can sắt đều sơn trắng để giảm chi phí.
Nhà phố ngập nắng gió nhờ giếng trời hình cong
Ở mỗi vị trí, khoảng thông tầng và hành lang lại đem tới những góc nhìn khác nhau.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Bùi Minh Quốc

Thiết kế: Story Architecture

Đại gia trồng chanh.

Trước khi gắn bó với cây chanh vàng và thành công với nó, anh đã từng thất bại một lần khi khởi nghiệp bằng nông nghiệp. Vậy tại sao anh vẫn quyết tâm làm lại từ đầu từ chính nơi đã khiến anh phải bỏ quê đi biệt xứ?

– Hành trình lập nghiệp của tôi là một câu chuyện rất dài, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, phiêu lưu có, ngọt ngào có, đắng cay cũng nhiều, thấm đẫm mồ hôi và nước mắt.

Quê tôi vốn là một vùng thuần nông, bố mẹ tôi sinh được 5 người con nên tuổi thơ của tôi trải qua nhiều cơ cực, vất vả. Năm 13 tuổi, tôi quyết định bỏ học, trốn nhà lên khu vực chợ Long Biên (Hà Nội) làm thuê, đó là thời điểm năm 1993, khi đó nơi ấy còn là một bãi chợ hoang sơ. Ban đầu, tôi tham gia vào tổ bán báo xa mẹ, được 3 – 4 tháng, thấy không ổn, tôi lại bỏ đi bán hàng thuê, bán nước chè, thậm chí có thời điểm còn nhảy tàu Hà Nội – Thái Nguyên bán kem. Nghe có vẻ tôi như một đứa trẻ đường phố đúng không? Nhưng thú thực trong người tôi luôn có máu phiêu lưu.

Tôi lang thang bán hàng dạo khoảng 2 năm, đến năm 1995 thì chính thức về Long Biên kinh doanh trái cây, buôn củ đậu dưới gầm cầu. Thời điểm đó không có ngóc ngách nào của Hà Nội tôi không đặt chân đến.

Năm 18 tuổi, tôi về quê đi nghĩa vụ quân sự 2 năm, sau đó lại về gầm cầu Long Biên buôn bán trái cây, đó là thế giới của tôi, và nhờ đó tôi có một số vốn khá lớn. Nhưng tôi không ngờ chính những ngày tháng đó đã trở thành một phần nguyên nhân đẩy tôi đến những ngã rẽ khác và phải trả giá cho những quyết định có phần xốc nổi và vội vàng.

Có phải đó là khi anh quyết định lên Bắc Giang lập nghiệp bằng nghề trồng vải thiều và chăn nuôi?

– Đúng vậy, đó là thời điểm năm 2004, khi tôi tròn 25 tuổi và đã có một số vốn khá khá trong tay sau nhiều năm lăn lộn dưới gầm cầu. Bởi thời điểm đó, tôi thấy việc buôn bán các loại trái cây rất dễ, lợi nhuận khá cao nên cứ nghĩ việc làm nông cũng đơn giản. Thấy vải thiều được giá, tôi gom hết vốn liếng có được, vay mượn ngân hàng, bạn bè lên Lục Ngạn (Bắc Giang) mua đất trồng vải, xây chuồng trại chăn nuôi.

Nhưng tôi đã không tính đến việc khi mình bắt tay vào trồng cũng là lúc diện tích vải đã tăng chóng mặt, cộng với chi phí xây chuồng trại quá lớn nên tôi phải gánh khoản nợ lớn.

Năm 2008, khi vườn vải nhà tôi được thu hoạch cũng là lúc giá chạm đáy, cộng thêm với dịch cúm gia cầm bùng phát đã cho tôi đòn chí mạng, tôi chính thức phá sản với món nợ hàng trăm triệu đồng. Tuổi trẻ bồng bột, hay dao động, nghĩ gì làm nấy lại lần đầu tiên phải làm một việc quá sức với mình nên cái giá phải trả khá đắt. Tôi phải bỏ nhà trốn nợ lúc nửa đêm.

Và hành trình kiếm sống đầy gian truân ở xứ sở bạch dương của anh bắt đầu từ đó?

– Đúng vậy, sau khi bỏ nhà trốn nợ, nhờ một người anh bảo lãnh, tôi sang Nga làm thuê tại xưởng may. Được 1 tháng, người ta cho tôi lên làm quản lý một dây chuyền may. Mỗi ngày, tôi cật lực làm việc, vừa lái xe bỏ hàng vừa quản lý chuyền để trả số nợ ở quê nhà. Sau đó, khi đã đủ lông đủ cánh, tôi ra chợ Vòm (Matxcơva) kinh doanh buôn bán, được một thời gian thì chợ đóng cửa. Trong thời gian ở Nga, tôi cũng gặp được vợ mình.

Năm 2011, khi đã trả hết nợ và tích lũy được số vốn kha khá, tôi tách ra lập xưởng may riêng với 40 công nhân. Phải thú thật, việc này tuy chỉ làm chui nhưng mang lại thu nhập rất cao, nếu gặp thời có thể kiếm được mấy trăm nghìn đô. Ham kiếm tiền, năm 2012, tôi mở thêm xưởng nữa.

Nhưng đây có lẽ cũng là điều khiến tôi một lần nữa trắng tay, xưởng đang ăn ra làm nên thì tôi bị bắt do hoạt động sản xuất chui và bị đưa vào trại tị nạn cả tháng trời. Khoảng thời gian trong trại chưa bao giờ tôi thấy cay đắng đến vậy. Sau đó, tôi bị trục xuất về nước và một lần nữa rơi vào tình trạng trắng tay.

Thêm một bài học quá đắt cho những quyết định quá liều lĩnh và sai lầm. Nhưng ngay lúc đó, tôi nghĩ, không thể khóc mãi ở xứ người, phải trở về quê hương làm lại.

Từ Nga trở về với hai bàn tay trắng, quay trở lại vạch xuất phát nhưng khác là có thêm một gia đình và đứa con phải chăm lo, anh làm thế nào để vượt qua khó khăn đó?

– Tôi quay lại nghiệp đi buôn như trước đây. Cả vốn liếng vay mượn được 17 triệu đồng vợ chồng tôi đi buôn dứa từ Thanh Hóa ra Hải Phòng sau khi được một người chị quen biết từ ngày còn ở Long Biên giúp cho một chỗ ở cửa chợ cầu Bính.

Trong quá trình buôn dứa tôi được bạn giới thiệu cho giống chanh vàng của Úc. Nhiều năm làm nghề buôn bán hoa quả cho tôi thấy, chanh là loại quả gia vị rất dễ bán, lúc nào thị trường cũng cần, trong khi giống chanh bạn tôi giới thiệu rất quý, cho quả quanh năm nên tôi quyết định mang về quê trồng.

Nhưng tại sao anh lại ghép chanh lên gốc bưởi?– Thú thực là “cái khó bó cái khôn” thôi. Quê tôi là vùng trồng cây có múi truyền thống, trong làng có rất nhiều cao nhân trong nghề ghép cây nhưng tôi lang thang từ nhỏ, không hề biết đến kỹ thuật chiết, ghép cây ăn quả. Lúc đó nhìn cái mắt ghép bé tí, tôi nghĩ trồng bao giờ cho có quả mà thu hoạch, vậy là tôi lăm le ghép số mắt chanh vàng mua về lên vườn bưởi Diễn 10 năm tuổi của bố, lúc đó, vườn bưởi đang cho quả khá tốt, giá bán cũng ổn định.

Tất nhiên, khi tôi đề đạt nguyện vọng, bố tôi gạt phắt đi, nhìn tôi từ đầu đến chân nhưng tính tôi vốn liều lĩnh từ bé, lợi dụng lúc ông cụ đi vắng, tôi phá sạch vườn bưởi, vườn nhãn đang cho quả ổn định để trồng chanh trên diện tích 1,7 mẫu đất canh tác của gia đình. Khi bố tôi về thì sự đã rồi, đành chấp nhận.

Ấy thế nhưng khi bắt tay vào ghép, tôi lại lóng ngóng không biết làm thế nào, nhờ một người anh trong làng thì họ bảo: “Tao làm cho mày 1 ngày thì mày phải trả công 4 ngày nhé”.

Tôi than với bố: “Sao cái công của con rẻ mạt thế?”, thế là bố tôi giới thiệu tôi đến gặp một thợ ghép mắt có tiếng trong vùng, người này giới thiệu cho tôi mấy kỹ thuật cơ bản, ném cho con dao ghép và bảo tôi về tự làm.

Nhát cắt đầu tiên tôi xém vào đầu ngón tay, đau buốt đến tận da thịt, và vết sẹo vẫn còn đến bây giờ, nhưng rất may mấy chục mắt ghép chanh vàng lên gốc bưởi đều phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh, chỉ sau một năm đã đơm hoa, kết trái.

Và từ đó là những mùa quả ngọt?– May mắn là như vậy, giống chanh vàng xa lạ với tất cả mọi người đã sống rất khỏe trên những gốc bưởi vững chãi, cho năng suất đến 50 tấn/ha, chanh làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đấy vì tôi gần như là người đầu tiên ở miền Bắc trồng giống chanh này.Tôi nhớ năm 2014, chuyến xuất hàng sang Trung Quốc giúp tôi bỏ túi 200 triệu đồng. Từ lúc đó, tôi đã nhận ra đây là thời cơ của mình, giống chanh này cho quả quanh năm nên còn gọi là chanh tứ mùa, tôi sẽ thống lĩnh thị trường ở thời điểm những giống chanh khác chưa vào mùa thu hoạch.

Bán được vài lứa chanh với giá cao, 26.000 – 27.000 đồng/kg, tôi quay trở lại Lục Ngạn (Bắc Giang), nơi tôi đã thất bại thảm hại với cây vải và gánh nợ, mua lại những quả đồi trồng bưởi hiệu quả kém để ghép mắt chanh vàng lên đó, được 2 năm, chanh phát triển tốt, cho thu hoạch, tôi bán lại, thuê mua đất ở nơi khác để trồng chanh.

Hiện, tổng diện tích chanh vàng ở Hưng Yên, Bắc Ninh của gia đình tôi đạt 32ha, sản lượng hàng trăm tấn/năm, 30% tôi cung ứng cho các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, chợ đầu mối trong nước, 70% hiện đang xuất khẩu sang thị trường Lào với giá 30.000 đồng/kg.

Người dân vùng Văn Giang, Khoái Châu của Hưng Yên vốn có truyền thống trồng cây có múi như cam Canh, cam Vinh, vậy tại sao anh lại chọn một giống cây lạ như vậy để làm lại từ đầu?

– Vì tôi sợ lặp lại bài học của cây vải thiều năm nào, tôi chọn khởi nghiệp với nó khi trạng thái bão hòa về diện tích đã lên đến đỉnh điểm, khủng hoảng thừa tất yếu sẽ xảy ra. Bạn cũng thấy, khi tôi bắt đầu lập nghiệp với cây chanh cũng là lúc diện tích cây có múi ở Hưng Yên, Bắc Giang và nhiều nơi khác bắt đầu bung nở, tôi phải chọn cho mình một hướng đi khác.

Không chỉ bạn ngạc nhiên với sự lựa chọn này, ngay cả với người dân trong làng, khi thấy tôi mang mấy cái mắt ghép chanh vàng về, họ nghĩ tôi bị “hâm” vì lúc đó đang là thời hoàng kim của cam, của bưởi. Nhưng một hai năm trở lại đây, thị trường cam, nhất là cam Canh đã bão hòa do diện tích tăng trưởng quá nóng.

Nếu như vài năm trước, giá cam Canh dịp Tết có thể lên đến 60.000 – 70.000 đồng/kg thì năm nay chỉ còn một nửa, trong khi chi phí sản xuất của giống cây này khá lớn. Tôi biết, nhiều người đã không còn đủ lực để theo đuổi cây cam Canh và đang dần phá bỏ nó.

Nhưng bạn có tin không, tôi đang có 20ha cam Canh khoảng 3 năm tuổi, vài năm nữa sẽ cho thu hoạch, và tôi tin lúc đó giá cam sẽ tăng trở lại. Cũng như với giống chanh vàng, tôi đang chủ động được về mặt thị trường nên không lo khâu đầu ra. Sau 8 năm khởi nghiệp với nông nghiệp, tôi nhận ra, việc chọn điểm rơi là vô cùng quan trọng.

Thêm nữa, tại sao đến thời điểm này, khi Tết Nguyên đán đã qua mà tôi vẫn có cam Canh bán ra thị trường và lúc này tôi có thể quyết định được giá, là bởi tôi đã thuê một kho lạnh ở Bắc Ninh để bảo quản cam trong đó, đợi đúng điểm rơi của thị trường để bung ra.

Nhưng có vẻ như anh không dừng lại ở thành công này, bằng chứng là anh liên tục cho ra đời những sản phẩm mới?

– Đấy cũng là một lần tôi liều lĩnh vì thực tế phôi chanh vàng rất quý nhưng nhận thấy nhu cầu chơi cây cảnh độc, lạ của người dân vào dịp Tết rất cao nên tôi đánh liều đánh cả một vườn chanh lên chậu tạo dáng chanh cảnh. Tôi dám khẳng định chưa ai dám làm việc này vì cho đến giờ giống chanh vàng vẫn rất quý.

Tôi bắt đầu làm chanh cảnh từ năm 2017 và thắng liên tục từ đó đến giờ. Năm 2017 tôi cung cấp ra thị trường 500 chậu, năm 2018, 2019 là 700 chậu, chậu nhỏ giá tầm 2 – 3 triệu đồng, chậu lớn có khi lên đến hàng chục triệu đồng nhưng thị trường rất rộng mở vì hàng độc, lạ, màu sắc vàng rực, bắt mắt.

Tôi cũng đang trồng thử nghiệm 12ha giống chanh vàng của Mỹ, quả to như cam Vinh, khi chín có màu vàng rất đẹp, loại chanh này đang được nhập khẩu và bán ở nhiều siêu thị với giá trên 100.000 đồng/kg, tôi đang sản xuất theo đơn đặt hàng và bán với giá 65.000 đồng/kg. Ngoài ra, tôi cũng đang tạo dáng để tết năm tới tung ra thị trường khoảng 1.000 chậu cảnh chanh vàng Mỹ.

Xin hỏi nhỏ, với cơ ngơi như thế, thu nhập của anh từ chanh là bao nhiêu?

– Cây chanh tính ra chi phí sản xuất không quá cao, chỉ khoảng 5.000 đồng/kg do đây là loại cây chống chịu sâu bệnh, thời tiết khá tốt nên biên độ lợi nhuận của đạt khoảng 35%. Lợi nhuận từ cây chanh vàng đạt khoảng trên 5 tỷ đồng/năm, dòng tiền này tôi lại tiếp tục đầu tư cho sản xuất.

Với những kế hoạch anh chia sẻ, có vẻ như anh đang chuẩn bị cho những bước chuyển biến mới trong sản xuất?

– Đúng vậy, tôi đang ấp ủ xây dựng một kho lạnh để kéo dài thời gian bảo quản của chanh. Hiện, tôi đã thành lập Hợp tác nông sản Phú Quý với 60 hộ nông dân tham gia, diện tích trồng chanh vàng Úc đạt khoảng 60ha, đó là chưa kể nhiều trang trại vệ tinh ở Thanh Hóa, Bắc Ninh do tôi cung cấp giống. Sản phẩm của các thành viên hợp tác xã đều do tôi đứng ra bao tiêu, phân phối cho các đầu mối.

Vào mùa thu hoạch cứ 8h tối là mọi người mang hàng đến kiểm đếm, 4h sáng hôm sau xe vào vận chuyển. Nếu tôi chỉ làm một mình thì dù cố gắng đến mấy cũng không thể cung cấp đủ sản lượng cho thị trường, muốn đưa sản phẩm chanh vàng đi xa hơn, tôi phải liên kết với những nông dân khác.

Với diện tích chanh hiện có của hợp tác xã thì đến năm 2021 chắc chắn sản lượng có lúc bị dồn ứ. Vì vậy, tôi quyết định không đầu tư mở rộng diện tích chanh của gia đình nữa mà đầu tư xây kho lạnh để kéo dài thời gian bảo quản chanh, không tung ra thị trường ồ ạt ở thời điểm thu hoạch rộ. Dự kiến tháng 8/2020 tôi sẽ khởi công xây dựng.

Ngoài ra, tôi cũng đang dự định tham gia chuỗi chế biến nước ép chanh của một doanh nghiệp, hợp tác xã của tôi sẽ đảm bảo phần nguyên liệu sạch, an toàn cho chuỗi. Đây cũng là lý do tôi phát triển giống chanh vàng Mỹ vì giống này rất phù hợp với chế biến.

Tôi cũng xây dựng những trang trại vệ tinh chuyên làm phôi chanh cảnh, kỹ thuật tạo phôi tôi nhờ đến những công nhân chuyên làm cây cảnh ở Nam Điền (Nam Định). Riêng số tiền trả cho công nhân tạo phôi đã lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, mỗi người một công đoạn nhưng quan trọng là cây chanh vàng đang mang lại thu nhập cho nhiều gia đình. Tôi dám khẳng định nhưng hộ tham gia trồng chanh trong Hợp tác xã Phú Quý đều cho thu nhập ổn định.

Dịch viêm phổi cấp do virus corona đang khiến nhiều nông sản gặp khó khăn trong tiêu thụ. Theo anh, cần khắc phục tình trạng này như thế nào, và anh mong đợi gì trong năm tới?

– Do mấy năm trở lại đây tôi chuyển hướng sang thị trường Lào và tiêu thụ nội địa nên không quá bị ảnh hưởng, và thời điểm này cũng không phải là cao điểm của thu hoạch chanh.

Tuy nhiên, sau 8 năm làm nông nghiệp, tôi nhận thấy, khâu bảo quản sau thu hoạch của chúng ta quá yếu, ở các vùng chuyên canh cây ăn trái đang thiếu một hệ thống kho lạnh đủ lớn để giảm áp lực thị trường ở thời điểm thu hoạch rộ.

Chính vì vậy, trước mắt, tôi sẽ cố gắng hoàn thành việc xây dựng kho lạnh với công suất chứa khoảng 500 tấn, có kho lạnh tôi sẽ quyết định được thời điểm tung sản phẩm ra thị trường, thậm chí quyết định được giá cả.

Về lâu dài, nông dân cần thiết phải liên kết với các doanh nghiệp để chế biến sâu, khi có dây chuyền chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, bạn sẽ không phải lo lắng hiện tượng dồn ứ khi thị trường bị đóng băng hoặc tiêu thụ khó khăn.

Câu chuyện giữa chúng tôi và Nguyễn Hữu Hà cứ thế trôi đi giữa hương hoa chanh thơm mát, giữa những hàng chanh vàng đang vươn những lộc xuân mơn mởn, xen kẽ những chùm quả xanh trĩu trịt đầy cành. Đất Tân Dân phì nhiêu giờ đã trở thành một vùng chuyên canh cây có múi trù phú, những ngôi nhà cao tầng xinh đẹp mọc lên ngày càng nhiều. Vẻ đẹp đó, sự giàu có đó là nhờ những nông dân dám nghĩ dám làm, dám vượt lên những thất bại như Hà. Và tôi tin những khu vườn của Hà và người dân nơi đây sẽ ngát hương hoa để luôn cho những mùa quả ngọt.

Theo Đất Việt.

 

Giáo sĩ phương Tây nói về thuật chữa bệnh lạ lùng của thầy lang người Việt

Đã nhiều lần các bác sĩ Bồ Đào Nha bỏ mặc người bệnh rồi tưởng thế là đi đứt, nhưng khi tìm đến ông lang An Nam bệnh đã khỏi rất nhanh…

Đây là bài viết của giáo sĩ Cristoforo Borri (1583-1632) kể về các thuật chữa bệnh kỳ lạ của các vị lương y thời xưa ở Trung Kỳ (một trong ba kỳ của nước Việt Nam trước đây). Nguyễn Trọng Phấn biên dịch (có hiệu chỉnh một số đoạn để các độc giả ngày nay dễ hiểu hơn).

Về các ông lương y và phép chữa bệnh, tôi phải nói rằng ở Trung kỳ có rất nhiều lương y người Bồ Đào Nha và bản xứ; thường có những bệnh rất lạ, không có thuốc chữa đối với y sĩ Âu châu, thì ở đây các ông lang đã biết rõ căn chứng rồi và chữa được rất dễ dàng. Đã nhiều lần các bác sĩ Bồ Đào Nha bỏ mặc người bệnh rồi tưởng thế là đi đứt, nhưng khi tìm đến ông lang An Nam bệnh đã khỏi rất nhanh.

Những y sĩ bản xứPhương pháp của các y sĩ An Nam là khi bước vào buồng con bệnh, họ nghỉ một lúc để cho hết sự mỏi mệt trong khi đi đường. Sau đó họ bắt mạch rất ý tứ và cẩn thận; xong rồi họ nói rõ căn bệnh cho người ốm biết; nếu bệnh không còn chữa được, cứu được nữa thì họ nói thật: tôi không có thuốc để chữa, tỏ cho con bệnh rõ là không thể nào qua khỏi được; nếu họ đoán rằng nhờ thuốc họ mà người ốm lành bệnh được, họ sẽ bảo cho ta biết là họ có thuốc chữa và bao nhiêu lâu thì người ta đi đứng được. Xong rồi thì họ tính tiền công tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Cũng có khi họ làm giấy cam kết với gia chủ. Rồi họ kê đơn và bốc thuốc, không nhờ đến người khác bốc thuốc, một là để giữ kín, hết sức kín các đơn thuốc của họ, hai là họ không dám tin và nhờ người khác bốc thuốc thay họ. Nếu đúng hạn khỏi, bệnh nhân phải trả công cho thầy; nếu không khỏi thì thầy uổng công và mất tiền thuốc.

Không như thuốc ta làm cho người uống ghê tởm, “bụng mềm và dãn ra”, thuốc nam dễ uống như nước cháo và rất bổ, uống vào không cần phải ăn cơm. Nên một ngày người ốm uống mấy lần như ta uống nước xuýt. Đã không trái với lẽ tự nhiên, thuốc lại còn bồi bổ những bộ phận trong người, làm tiêu các khí độc, mà không hành người ốm.

Vào chỗ này có một chuyện đáng kể: Một người Bồ Đào Nha ốm, nhờ các lương y Âu châu chữa mãi không khỏi; người ta đành bỏ mặc anh ta chết không đến thăm nom nữa; sau vời một ông lang bản xứ đến; ông này cam đoan chữa khỏi cho anh ta trong một kỳ hạn nhất định, nhưng căn dặn anh ta là trong lúc để ông chữa, anh ta phải kiêng cử, việc qua lại với đàn bà phải cấm ngặt; nếu anh ta trái lời thì không có thuốc nào chữa nữa; phải cử đàn bà mới sống được. Hai bên đồng ý làm giao kèo và ông lang nói chắc ba mươi ngày thì khỏi. Bệnh nhân uống thuốc, vài ngày thấy khỏe khoắn và không còn sợ cái việc mà ông lang đã cấm ngặt anh ta. Chuyện đến đấy thì ông lang lại thăm anh ta, thấy mạch khác, bảo anh ta sửa soạn việc ma chay đi vì ông không còn hy vọng gì nữa và hết phương cứu chữa rồi; bảo anh ta đừng quên trả tiền công đã hẹn trong giao kèo vì anh ta chết không phải lỗi tại ông ta. Việc đem đến cửa quan, án ra bắt người bệnh cùng ông lang; và án tuyên rồi thì anh Bồ Đào Nha kia hấp hối.

Lá cỏ thần kỳNgười Trung kỳ còn biết chích huyết nữa; nhưng họ quý máu người ốm hơn ta và họ không dùng những dao chích thông thường đâu: họ có những lông ngỗng trong có cắm “kim” bằng sứ rất sắc có cái to, cái nhỏ và hình răng cưa.

Khi phải cắt mở một huyết quản nào, họ đặt lên trên huyết quản ấy một chiếc lông ngỗng lớn vừa bằng bề ngang huyết quản, chiếc “kim” vào nông hay sâu đúng với ý muốn. Phải phục họ là sau khi lấy đủ máu rồi, họ chẳng cần đến băng bó, vải thấm hay dây buộc gì cả, chỉ cần lấy nước bọt thấm đầu ngón tay cái rồi đem ấn lên chỗ vết thương, họ làm cho thịt liền lại, máu ngừng chảy và vết thương chóng lành. Tôi đoán là vì họ dùng chiếc “kim” sứ có răng nên mạch máu chóng hàn miệng và liền được ngay.

Người Trung kỳ không thiếu những thầy giải phẫu. Tôi chỉ muốn đem cách họ đã chữa tôi và một người bạn ra làm thí dụ.

Tôi bị ngã từ nơi rất cao, dạ dày đập vào đá làm tôi thổ huyết và ngực bị tổn thương. Uống thuốc tây chẳng đỡ chút nào. Lúc đó có một ông lang chuyên nghề giải phẫu đến cho tôi một ít cỏ, giống như cỏ mercuriale của ta (một loại cây họ Thầu dầu), một phần ông ta đem giã và đắp lên khu vực dạ dày tôi; một phần đem sắc lấy nước cho tôi uống; và một phần bảo tôi ăn sống. Vài ngày sau, tôi hoàn toàn khỏi. Để tự thí nghiệm, tôi đã bắt một con gà con đem bẻ chân nó gãy thành nhiều đoạn rồi đem cỏ ấy đắp lên chỗ vết thương vài bữa thì con gà nguyên lành.

Một thầy dòng là bạn tôi bị bọ cạp đốt – nọc bọ cạp có thể làm chết người ở xứ này – cổ họng sưng phù ra và chúng tôi đã nghĩ đến phép sức dầu thánh cho thầy ta thì bỗng có một ông lang ngoại khoa đến. Ông thổi một nồi cơm với nước lã, xong rồi ông ta đặt nồi cơm xuống dưới hai chân thầy dòng, lấy chăn trùm kín thầy ta để hơi cơm và khói nóng không mất đi đâu được. Hơi bốc lên đến chỗ bị thương, thì thầy dòng thấy bớt đau, cổ hết sưng và người khỏe mạnh như không bao giờ bị bệnh cả.

Còn có nhiều việc tương tự như thế, nhưng thuốc dùng ngay tại xứ ấy công hiệu hơn là đem về đây. Riêng tôi có đem về một thùng nhỏ đại hoàng (rhubarbe), lúc xuống tàu còn tốt vào bậc nhất nhưng sau hai năm đi đường lúc về đến Âu châu thì đại hoàng biến chất đến nỗi tôi không nhận ra được nữa. Thế mới biết các dược thảo đem từ bên ấy về đây mất hết cả linh nghiệm.

S.T / RedVn

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (tối 5/3)

Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.