Sân thượng của ngôi nhà 300 m2 ở quận 12 được gia chủ bố trí phòng tập gym, bếp, vườn rau xanh và cả một hồ sen nở quanh năm.
Sau nhiều năm làm việc ở Đông Âu, vợ chồng anh Huynh, chị Gấm (cùng 48 tuổi) về nước, chọn Sài Gòn lập nghiệp. Ngôi nhà mà cặp vợ chồng này mới xây năm ngoái đã thỏa niềm mơ ước về một không gian xanh, là chỗ vui chơi, giải trí cho cả gia đình sáu người. Trên sân thượng, anh Huynh bố trí phòng tập và khu bếp hết 100 m2, còn lại để làm vườn.
Là người gốc Bắc, không hiểu kỹ về thời tiết miền Nam nên thời gian đầu “sự nghiệp trồng vườn” của anh Huynh chỉ toàn thất bát, trồng cây gì, chết cây đó.
Quyết tâm chinh phục khí hậu, anh mang cả bể kính nuôi cá lên sân thượng, đổ đất trồng cây để theo dõi xem cây phát triển qua mặt kính thế nào. Có hôm nửa đêm tỉnh dậy, anh chạy lên “rình” xem cây phản ứng ra sao với nhiệt độ, độ ẩm và gió.
Anh Huynh kể: “Vì không muốn dùng thuốc hóa học độc hại, có lần tôi tự chế các loại thuốc trừ sâu và thả sâu vào để xem loại nào hiệu quả”. Ông bố bốn con còn dành thời gian những đêm khuya đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm trong các hội nhóm trồng rau trên mạng Internet nhưng cũng không ăn thua.
Cuối cùng anh quyết định tự thiết kế mảnh vườn trên sân thượng sao cho phù hợp với không gian và thời gian của mình. Vườn được chia thành nhiều khu, mỗi một nơi đều tính toán theo số giờ đón nắng, hướng nào nhiều gió, vị trí nào gần vòi rửa… “Ở khe tường chỉ 20 cm tôi vẫn trồng được rau bí phát triển rất tốt bởi đoạn tường đó ngược hướng mặt trời”, anh nói.
Trồng rau chưa được một năm, nhà anh Huynh đã có ăn rau quả ăn không xuể. Mùa mồng tơi, bí, mướp nhiều, nhà anh “nài nỉ” hàng xóm cắt về ăn. “Vui nhất là từ ngày có vườn, chặt xong thịt gà mới sai con lên hái lá chanh, ớt; cua giã, lọc xong mới chạy lên cắt mướp”, anh cho hay.
Khu vực không có gì che, nắng cả ngày, anh thiết kế một hồ sen rộng 20 m2 từ các nguyên liệu đơn giản và rẻ tiền, chứ không phải xây kiên cố. Anh cho biết, chăm sóc sen khá dễ, một tuần mới phải bơm nước một lần, thi thoảng tỉa lá. Do khí hậu nên sen ở Sài Gòn nở quanh năm. Mỗi tháng nhà anh thu được cả cân hạt sen và gần như tuần nào cũng cắt hoa cắm một bình dưới phòng khách.
Đầm sen là nơi yêu thích nhất của gia đình anh Huynh và bạn bè anh. Ai đến chơi cũng thích qua đây chụp ảnh. “Có lần đầm quá đẹp, mấy mẹ con mải chụp ảnh để cháy cả nồi cá kho”, anh Huynh kể. Cứ tới ngày lễ là vợ anh Huynh dặn trước: “Nhà nhiều hoa rồi. Đừng có mà mua hoa nghe”.
Ban đầu anh lo ngại không có thời gian làm vườn, bởi vừa kinh doanh xây dựng, bất động sản, nhà hàng nên công việc rất áp lực. Nhưng mong muốn có một khu vườn như thuở nhỏ ở quê đã thôi thúc anh quyết tâm.
“Giờ đầu tư làm bài bản rồi thấy không mất nhiều thời gian chăm, mà tốn nhiều thời gian vào ngắm”, anh cười nói.
Khu vườn trở thành nơi thư giãn, giải trí cho anh Huynh và vợ con. Sau giờ làm căng thẳng, anh cởi bỏ bộ vest, mặc quần soóc, áo phông ướt đẫm mồ hôi để làm nông dân và hạnh phúc khi nhìn thấy vợ con vui đùa bên vườn lộng gió.
“Tôi coi sân thượng là một thử thách để rèn cho tôi sự sáng tạo, kiên nhẫn”, doanh nhân này cho biết thêm.
“World War Z” của tác giả Max Brooks và “The Stand” của Stephen King nằm trong 10 cuốn sách viễn tưởng nổi tiếng về dịch bệnh, virus và ảnh hưởng của chúng đối với thế giới.
Virus corona đang lan nhanh và đã cướp đi mạng sống của hơn 200 người tại Trung Quốc. Riêng tại nước này, số người bị nhiễm loại virus corona đã lên tới hàng nghìn người và vẫn liên tục tăng cao. Trên khắp thế giới cũng liên tục xuất hiện các ca nhiễm mới.
Loại virus này được đặt tên là 2019-nCoV và xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. 2019-nCoV không giống với bất kỳ chủng virus nào từng được biết đến và đang khiến dư luận lo ngại vì chưa ai biết nó ảnh hưởng đến dân số loài người như thế nào.
Có thể thấy sự lây lan và phát triển của virus corona dường như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết. Sự không chắc chắn xung quanh nguồn gốc và quá trình lây lan của loại virus này giống như những kịch bản từng được đề cập trong nhiều cuốn tiểu thuyết viễn tưởng trước đây.
Bệnh dịch hạch xuất phát từ các loại virus tương tự như corona, hay các bệnh khác như lao và ung thư đã là những chủ đề quen thuộc trong giới văn chương. Cuốn tiểu thuyết The Decameron năm 1353 của Giovanni Boccaccio đã nói về Cái chết đen, trong khi cuốn Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer đề cập tới cuộc hành trình của những người hành hương giữa một thế giới lây lan bệnh dịch hạch.
Và dưới đây là 10 cuốn tiểu thuyết về dịch bệnh và virus nổi tiếng gần đây và có ảnh hưởng lớn với độc giả toàn cầu.
The Stand
Cuốn tiểu thuyết kinh dị, giả tưởng về thời kì hậu tận thế của Stephen King. Cốt truyện là biên niên sử về một xã hội đổ vỡ hoàn toàn sau khi một chủng cúm vô tình được phát tán và lan rộng thành chiến tranh sinh học.
Cuốn sách đã ra mắt năm 1978. Ảnh: Amazon.
Cuốn tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim truyền hình năm 1994 do Mick Garris đạo diễn.
World War Z: An Oral History of the Zombie War
Cuốn tiểu thuyết kinh dị về ngày tận thế zombie năm 2006 của Max Brooks nói về một loại virus biến con người thành thây ma. Theo đó, một cậu bé đến từ một ngôi làng tên là Dachang ở Trùng Khánh, Trung Quốc là Bệnh nhân số 0 (bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus trong một đợt dịch bệnh) của toàn bộ dịch bệnh trong truyện.
Cuốn tiểu thuyết thành công này đã được chuyển thể thành phim do Brad Pitt thủ vai chính – nhân viên Liên hợp quốc Gerry Lane.
Andromeda Strain
Cuốn tiểu thuyết năm 1969 này của Michael Crichton đã theo chân một nhóm các nhà khoa học điều tra về sự bùng phát của một vi sinh vật chết người ngoài Trái đất ở Arizona, Mỹ.
Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 1969. Ảnh: Amazon.
Cuốn tiểu thuyết này là nền tảng của một bộ phim cùng tên của đạo diễn Robert Wise và cũng được chuyển thể thành loạt phim ngắn vào năm 2008.
The Passage
Cuốn tiểu thuyết năm 2010 của Justin Cronin khắc họa thế giới hậu tận thế tràn ngập những sinh vật như zombie, ma cà rồng bị nhiễm một loại virus dễ lây lan. Cuốn tiểu thuyết này và phần tiếp theo đã được chuyển thành loạt phim truyền hình của hãng Fox.
Inferno
Cuốn tiểu thuyết của Dan Brown từ năm 2013 tiết lộ về một loại virus hoạt hóa ngẫu nhiên và làm biến đổi DNA để gây ra sự vô sinh của 1/3 loài người. Cuốn sách này cũng đã được dựng thành phim cùng tên và Tom Hanks một lần nữa vào vai chính Langdon.
The Plague
The Plague xuất bản lần đầu năm 1947. Ảnh: Amazon.
Tác phẩm kinh điển này của Albert Camus được xuất bản năm 1947 và đề cập tới một loại bệnh dịch tràn qua thành phố Oran của Algeria. Dư luận tin rằng cuốn tiểu thuyết dựa trên sự kiện lịch sử về dịch bệnh tả đã giết chết rất nhiều người tại Oran vào năm 1849.
Cuốn sách này cũng được chuyển thể thành bộ phim truyền hình năm 1992 do Luis Puenzo làm đạo diễn và William Hurt đóng vai chính.
Station Eleven
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở vùng Great Lakes, Mỹ sau khi bị loại dịch bệnh hư cấu cúm lợn quét qua. Dịch bệnh này được đặt tên là cúm Georgia và đã giết chết phần lớn dân số thế giới.
Cuốn tiểu thuyết đã giành giải thưởng Arthur C. Clarke vào tháng 5/2015 và đang đàm phán để được chuyển thể thành cả phim và loạt phim ngắn của HBO.
I Am Pilgrim
Cuốn sách ra mắt năm 2013. Ảnh: Amazon.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà báo Terry Hayes được xuất bản năm 2013 và xoay quanh mối đe dọa liên quan đến việc tạo ra một chủng virus kháng vắc xin bệnh đậu mùa.
I Am Legend
Đây là một cuốn tiểu thuyết kinh dị hậu tận thế của tác giả Richard Matheson. Cuốn sách kể về nỗ lực sống sót của nhân vật chính Robert Neville – dường như là người duy nhất sống sót sau đại dịch giết chết phần lớn dân số loài người và biến những người còn lại thành những sinh vật giống như ma cà rồng.
Cobra Event
Câu chuyện kinh dị của Richard Preston năm 1998 khắc hoạ một cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học vào Mỹ. Loại virus mới Cobra được tạo ra, hợp nhất bệnh cảm lạnh thông thường với bệnh đậu mùa do virus, dẫn đến một loại bệnh mới về não.
Hầu hết các trường hợp trong đời sống, chỉ có một người khiến bạn tổn thương nhiều nhất, đó chính là bạn. Con người thường thiết lập lớp bảo mặt nạ bảo vệ riêng từ nỗi sợ hãi hay lo lắng không được yêu thương. Lớp mặt nạ càng dày, họ càng không thể cho phép mình đón nhận người có thể yêu thương họ thật lòng.
Chuyện kể rằng, có một cô gái tên Lan 28 tuổi vừa chia tay bạn trai cũ khoảng một năm về trước. Thời điểm ấy, Lan đang có chuyến công tác dài ở Singapore và người đàn ông kia đề nghị chia tay qua điện thoại bằng tin nhắn ngắn gọn: “Anh nghĩ chúng ta không hợp, chia tay em nhé.” Và từ đó, anh ta cắt đứt liên lạc với Lan. Lan bàng hoàng không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Thời gian khiến cảm xúc nguôi ngoai, mặc dù không còn gì luyến tiếc trong mối quan hệ này, Lan vẫn có cảm giác như còn điều gì đó chưa được giải quyết. Vì đặt trong tư thế là một người phụ nữ thành đạt và xinh đẹp, mối tình cũng đang độ yên ổn và đẹp đẽ, tại sao cô lại bị một chàng trai bình thường vừa mới ra trường đá?
Khoảng một thời gian sau đó, có vài người đàn ông thành đạt và tốt bụng muốn ở trong một mối quan hệ nghiêm túc với Lan. Nhưng vì gánh nặng trong lòng dẫn đến cảm giác chưa sẵn sàng, Lan từ chối. Để quên đi chuyện cũ và tránh xúc cảm bất an, cô làm việc cật lực hơn, đến văn phòng từ 8 giờ sáng và về nhà lúc 9 giờ tối.
Tự hỏi tại sao Lan không gọi cho người đàn ông từng chia tay mình qua điện thoại để xin một cuộc hẹn thích hợp, và từ đó giải quyết bao hiểu lầm tồn đọng và giảm gánh nặng cảm xúc cho cả hai? Nhưng câu trả lời của Lan là: “Nhưng, cái tôi của tôi….”
Vâng, vấn đề là “cái tôi của tôi”!
Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một người khiến bạn bị tổn thương, đó là chính bạn. Bạn có biết điều đó? Bạn thường thiết lập các lớp bảo vệ riêng từ nỗi sợ hãi và lo lắng không được yêu thương. Khi lớp mặt nạ càng dày, bạn không cho phép mình đón nhận một người có thể yêu thương bạn thật lòng.
Mỗi người đều mang một chiếc mặt nạ vô thức
Đã khi nào bạn yêu mà không dám nói?
Đã khi nào bạn giận mà chưa dám bày tỏ?
Đã khi nào bạn buồn mà vẫn tỏ ra vui?
Đã khi nào dù không muốn nhưng bạn vẫn làm?
Đã khi nào bạn …. mà vẫn ….?
Đã khi nào bạn nhìn thấy người khác thờ ơ mà hiểu rằng họ đang yêu?
Đã khi nào bạn nhìn thấy người khác giận dữ mà hiểu rằng họ đang gặp chuyện ở ngoài?
Đã khi nào bạn nhìn thấy người khác cười mà hiểu rằng đằng sau đó là nỗi buồn vô tận?
Đã khi nào bạn thấy người khác làm điều gì đó cho mình mà hiểu rằng họ đang không làm vì điều họ muốn?
Mỗi ngày mới đến, chúng ta phải đối mặt với vô vàn điều phức tạp diễn ra quanh mình. Trong những lúc như vậy, chúng ta mang lên khuôn mặt của mình những chiếc mặt nạ MỘT CÁCH VÔ THỨC, nhiều đến nỗi đôi khi ta không biết được đâu mới là cảm xúc thật…
Giống như búp bê matryoshka của Nga, bạn sẽ phải tháo bỏ từng lớp mặt nạ một, đứng từ ngoài quan sát và cố gắng phân biệt con người thật của mình với các vai diễn mà bạn cho là mình suốt những năm qua, cho đến khi bạn tìm thấy được bản thể thuần tuý nhất của mình. Cho tới khi đó, hãy tháo bỏ mặt nạ. Hãy tháo bỏ tất cả những lớp mạt nạ của cái tôi kia đi.
Tối nay về nhà, bạn hãy khóa cửa phòng mình lại, ngồi trong không gian riêng tư và quen thuộc, bạn hãy đứng trước gương, nhìn vô mọi thứ mà bạn nắm giữ, hoặc khoác lên người. Nếu có cái gì vượt khỏi tiện ích cơ bản, hãy tháo ra, vì nó chỉ tồn tại ở đó để phục vụ cái tôi của bạn mà thôi. Hãy nhìn vào cái váy này, nó sinh ra để che chắn và bảo vệ cơ thể hay để dựng hình ảnh cá nhân của bạn? Nếu không phải xuất hiện thanh lịch trước mặt người khác, bạn có cần cái này không? Còn đôi giày này thì sao, nếu không cần thiết có sự chuyên nghiệp, bạn có mua đôi giày khác thoải mái hơn?
Một chút nữa, hãy nhìn vào trang sức, sơn móng tay và mái tóc của bạn. Có thứ nào phục vụ tiện ích cơ bản? Hãy xem nào, mỗi ngày, chúng ta đã khoác lên người bao nhiêu thứ chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình. Bạn có cảm thấy nhẹ nhàng khi lột bỏ được chúng xuống không? Nằm trên gường với bộ đồ ngủ thoải mái, thật sự sướng hơn đúng không nào?
Cũng giống như vậy, một lúc nào đó, bạn hãy nhìn vô cảm xúc của bản thân bạn. Cảm xúc đấy có phải là bạn không? Hãy quan sát chúng. Mỗi ngày, bạn có biết bao nhiêu xúc cảm: buồn, vui, tổn thương, đau đớn, hy vọng rồi thất vọng, gần như các cảm xúc ấy do thế giới bên ngoài tác động đến bạn, do vậy, cảm xúc là cái gì đó thất thường, diễn ra từ cái tôi của chính bạn. Khi sự tự nhận thức của BẠN trở nên sâu sắc hơn, rồi bạn sẽ đạt đến một nhận thức rất quan trọng: bạn không phải là cảm xúc của bạn.
Bạn không phải là cảm xúc của bạn
Nếu bạn là một người hành thiền, rồi bạn sẽ nhận thấy sự chuyển đổi vi tế mà vô cùng quan trọng – rằng cảm xúc chỉ đơn giản là những gì bạn cảm thấy, chứ không phải con người bạn. Cảm xúc chuyển từ bản thể (tôi) sang trải nghiệm (tôi cảm thấy). Cảm xúc trở thành những gì bạn trải nghiệm trên cơ thể, vì vậy bạn sẽ lập tức chuyển từ “Tôi tức giận” sang “Tôi trải nghiệm sự tức giận trên cơ thể tôi”. Sự chuyển đổi vi tế này là cần thiết vì nó cho thấy loài người có khả năng làm chủ các cảm xúc.
Nếu có ai đó khiến bạn bị tổn thương nhiều nhất, thì đó là chính bạn. Đạt-lai Lạt-ma từng chia sẻ: tuy rằng bạn không thể khiến một suy nghĩ hoặc một cảm xúc không lành mạnh không khởi lên, bạn có sức mạnh để buông thả nó đi, và một tâm trí đã được rèn luyện kỹ càng sẽ có thể buông thả nó đi ngay khoảnh khắc nó khởi lên.
Cảm xúc tiêu cực giống như con quái vật tức giận, nó cần ăn các câu chuyện và cảm xúc tức giận của bạn. Nếu không có cái gì cho nó ăn, quái vật này sẽ để bạn yên và đi chỗ khác.
Người Việt hôm nay đang gắng sức để trốn chạy khỏi nước mình. Trốn chạy dù lưu vong. Trốn chạy để hy vọng. Không chỉ với kẻ đi mà còn với vô vàn người ở lại.
1. Tháng Chạp trời Hà Nội mù sương. Sớm 9h, mưa phùn lất phất, hạt bay liêu xiêu trong gió. Những chấm người vội vã di động trong cái lạnh trên mặt đất thẫm màu vì ướt. Chưa đầy một tháng nữa sẽ là Tết, cái ngày dễ khiến người ta phiền lòng vì những chúc tụng, những bữa cơm rời rạc và đầy tràn. Nó nhắn tin: “Em đặt vé máy bay rồi. Tết năm nay em ăn Tết ở nhà!“. Nó hớn hở như khoe quà. Đôi khi mọi người mơ hồ không rõ nó đã đi bao năm. “8 năm, em đi từ 2011“, nó nhớ rành rọt. Những ngày rời nhà trọ, lội trong tuyết, tất bật phụ bếp rồi nấu hàng trăm suất ăn cho tới khi kiệt sức dạy nó biết đếm thời gian. Nó vẫn đang đếm thời gian, đếm xuôi cho tới ngày về Tết, và đếm ngược cho đến ngày… ly hôn.
Về pháp lý, nó đã 2 lần vợ. Lần đầu để đi. Lần hai để kiếm tiền trả nợ cho “ván bạc” ban đầu.
Thằng nhỏ giờ đã đang mang quốc tịch khác.
Nhưng những năm tuổi xuân của nó, tuổi 20 mãi nằm trong những bối rối không nói được thành lời. Đôi khi nó tin việc cố gắng là cần thiết. Bố mẹ toan tính, vay nợ, sắp đặt cho kết hôn giả đều là vì sửa soạn cho tương lai của nó. Tương lai của nó cũng là tương lai của cả nhà. Rồi biết đâu cả đời con nó, cháu nó. Rời nước mà đi, chuyện đó nào có ai nghĩ khó. Nhưng đôi khi, những đêm 2h sáng không thể ngủ, những hồ nghi và cơn mù mịt dằn vặt nó trong thống khổ. Tỵ nạn sinh kế hay tỵ nạn ước mơ? Ước mơ để sống của nó đang bó khung trong tháng ngày xa lạ. Cuộc sống vốn đâu đơn thuần chỉ có ăn và mặc.
Ở cố hương của nó bây giờ, đi tìm xứ khác định cư đã trở thành câu chuyện thời thượng. Những ai đã đánh tiếng đi, vô tình chạm mặt người khác sẽ được đón bằng lời hỏi thăm: “Bao giờ đi?“. Đi được là mừng. Rồi người ta chép miệng nghĩ bao giờ mình mới có “cửa”. Dù đi ở đây chính là lưu vong, là rời bỏ nơi họ chôn nhau cắt rốn!
2. Năm 2018 kết thúc bằng ồn ào “quốc thể” quanh việc 152 người Việt mua tour du lịch để bỏ trốn tại Đài Loan. Năm 2019 bắt đầu bằng những tấm hình người Việt chui trong giường hộp, tủ lạnh trốn ở lại Đài Loan để tìm sinh kế. Từ gần 1 triệu người sau năm 1954 đến hàng triệu người sau năm 1975, người Việt đã hoảng hốt di tản, tỵ nạn từ Bắc vào Nam, tỵ nạn ra nước ngoài. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong.
Không ai nghĩ sau ngày “đổi mới”, người Việt còn ra đi khốc liệt hơn thế. Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2017, 2.727.398 người Việt Nam đã di cư ra nước ngoài [1]. Trong 28 năm qua, mỗi năm có trên 97,4 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài, bình quân mỗi tháng có hơn 8.000 người Việt ra đi. Mà dễ hình dung hơn, cứ mỗi giờ, 11 người Việt rời khỏi Việt Nam.
Bản đồ di cư của người Việt Nam. (Nguồn: IOM)
Năm 2018, số hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam nhiều hơn 82 lần so với số hồ sơ xin nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam (4.418 hồ sơ xin thôi so với 45 hồ sơ xin nhập, 9 hồ sơ xin trở lại quốc tịch), theo số liệu của Bộ Tư pháp.
Những người rời Việt Nam, họ đi đâu? Hơn 1,4 triệu người đã tới Mỹ, 238 nghìn người di cư sang Australia, hơn 190 nghìn người rời nước qua Canada. Đó chỉ là 3 nước mà người Việt chọn để đi đông nhất. Khác với những năm 1954, 1975, làn sóng di cư âm thầm mà dai dẳng sau ngày “kinh tế đổi mới” khiến người Việt có mặt ở khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước đó, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có.
Sau năm 1975, họ bằng mọi giá phải thoát khỏi nước mình. Sau năm 1990, chẳng có lý do gì để họ ở lại. Theo IMO, người Việt đang di cư để lao động. Di cư du học. Di cư do hôn nhân. Di cư do nhận con nuôi. Di cư do buôn bán người. Trong nghĩa Hán Việt, di cư (移居) chỉ là dời chỗ ở. Còn người Việt đơn thuần hơn, họ gọi tên cho những cuộc ra đi của đồng bào mình là tỵ nạn.
Tỵ (避) có nghĩa là tránh, lánh xa; nạn (難) nghĩa là tai họa, khốn ách. Tỵ nạn (避難) có nghĩa là lánh họa, tránh điều không may xảy tới. Tất cả đều đang lánh họa, sợ hãi cho điều tai ương đang trờ tới.
Những làn sóng người Việt ra đi từ hơn bốn mươi năm trước “tỵ nạn chính trị”, hai mươi năm kéo dài tới nay “tỵ nạn sinh kế”, “tỵ nạn giáo dục”, “tỵ nạn môi trường”. Đó đâu đơn giản chỉ là di cư. Với rất nhiều người, họ đang trốn chạy, trốn chạy vì mưu sinh, trốn chạy để học hành, trốn chạy để cống hiến năng lực, trốn chạy để thở trong một môi trường không ô nhiễm tệ nạn, thiếu nhân quyền.
“Thuyền nhân” (Ảnh trái: FB Thuyền nhân Việt Nam); Ô nhiễm rác thải trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi (Ảnh phải trên: Shutterstock);
Lội bắt cá, xúc tép ở rạch Cầu Tôm, Đồng Tháp (Ảnh phải dưới: Lê Nhật Vương Anh)
Người nghèo, kẻ bất đắc chí ra đi. Người có tiền, quan chức cũng dọn đường lưu vong để hưởng thụ. 3 tỷ USD người Việt đổ vào mua nhà ở Mỹ công bố năm 2017 chỉ là thống kê sơ bộ của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR), con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Nhưng dù là giới có tiền, người có học hay kẻ cùng đường, chọn con đường tha hương có lẽ ít nhiều vì cùng chung nhau một điểm. Không còn hy vọng vào sự thay đổi của xã hội Việt Nam, họ “tỵ nạn niềm tin”. Không ai muốn sống trong một xã hội từ chối sự thay đổi. Niềm tin bị cùn mòn khi cái ác quá lớn còn lòng thiện lương liên tục phải gắng gượng mỗi ngày. Trong môi trường nhiễm độc, bất kỳ ai cũng có thể trở thành Đặng Văn Hiến, Hoàng Công Lương. Người bần cùng phải chết. Người thanh thiện cũng không tha. Thay vì an sinh, giáo dục và y tế Việt Nam lại trở thành hiểm họa. Xã hội bất tín, giả dối trở thành thói quen để sinh tồn. Quan chức lo ngày “đứt cương”, còn dân sinh thì mỗi lúc sợi dây thuế phí càng thít chặt mặc tệ sách nhiễu, lạm thu, hối lộ đương nhiên tồn tại. Người dân bị cấm nói lên sự thật của đất nước mình…
Theo Gallup, ít nhất 50% người Syria muốn bỏ nước ra đi vì nội chiến không biết bao giờ kết thúc. Khoảng 2 triệu người Venezuela đã chạy khỏi đất nước trong năm 2018. Còn tại Việt Nam, người dân đang tha hương vì thiếu đói. Ít nhất 180.000 người Việt bị đẩy sang nước khác sau thảm họa Formosa. Kiều hối gửi về góp phần tăng GDP và ngoại tệ cho Chính phủ.
Tìm xứ khác định cư, ngay thời bình, đã trở thành mưu cầu để hạnh phúc.
Nơi không người thân, không có ký ức, vẫn rất nhiều người ra đi.
Nhưng khi những xô đẩy của cuộc sống xứ lạ qua đi, sự hoang hoải ở lại. Lao động, làm việc nơi xứ người cần gấp đôi sự kiên cường. Một nửa để thiêu đốt ngày xanh. Một nửa để nuôi lòng ở lại.
Cá chết dưới sông do nguồn nước bị ô nhiễm. (Ảnh: Shutterstock)
3. Người Việt Nam chúng ta sinh sống trên một vùng lãnh thổ mở rộng qua nhiều biến cố lịch sử, thời gian khác nhau, tiếp nối mà thành hình dựa trên các giá trị văn minh của nhiều nền văn hóa. Nơi giữa mỗi miền, trải qua các thế hệ, phong tục, tập quán khác nhau, phương ngôn khẩu ngữ khác nhau, thói quen dưỡng dục cũng khác. Vậy điều gì đã liên kết chúng ta lại thành một thể? Không phải là ở các sản vật văn minh mà là cái gốc văn hóa và truyền thống.
Sự gắn kết văn hóa của một dân tộc khởi nguồn từ sự gắn bó sâu sắc với đất đai và thiên nhiên. Trong cái toàn thể của tự nhiên, con người dần hình thành các phương thức hành vi để phù hợp với cộng đồng, thích ứng với môi trường tự nhiên để tồn tại. Triết lý tinh thần được tạo ra từ đó. Đó đơn giản là đạo lý – giá trị chung mang tính phổ quát – hướng con người tới cách tư duy và hành vi đúng đắn. Vì sự khác biệt địa khu, lịch sử, mà tâm thức của mỗi dân tộc mỗi khác. Nhưng mỗi dân tộc mang một nội hàm văn hóa riêng, ăn sâu vào ký ức của cộng đồng. Nên dù sinh sống trên lãnh thổ này hay vùng đất khác, tâm thức của mỗi người dân mỗi dân tộc vẫn mang theo dấu ấn văn hóa của dân tộc đó. Khi lịch sử bị đoạn đứt, phong tục tập quán, ngôn ngữ bị tách rời, tự nhiên và các di sản văn minh bị hủy hoại một cách hệ thống, những người thuộc về dân tộc ấy dần trở nên cô độc, đánh mất bản tính tự ngã khi văn hóa không còn.
Nỗi niềm thương quê nhớ xứ từng là điều day dứt khôn nguôi đối với thế hệ đánh cược cả mạng sống để rời nước sau năm 1975. Bốn mươi năm, hai mươi năm sau, tâm thức đó thế nào trong nghĩ suy của mỗi con người Việt còn ở lại và đã di cư sang xứ người?
Sự rạn nứt văn hóa không chỉ bắt đầu bằng những suy đồi về văn hóa trong xã hội Việt trong vùng lãnh thổ Việt. Sự rạn nứt văn hóa khơi nguồn khi những giá trị văn hóa truyền thống bị phá bỏ, di sản bị coi là lạc hậu, giá trị quan thay đổi khi sức mạnh hay sự giàu có được tôn vinh làm thước đo phẩm giá. Trong cơn đứt gãy ấy, dòng di cư thời hiện đại của người Việt không chỉ đơn thuần là một cuộc chuyển dịch mang tính địa khu. Tự bản thân nó đã mang tâm thức lưu vong khi người Việt phủ định văn hóa Việt, các giá trị nhân sinh hình thành trong nền văn hóa đó. Sự luyến tiếc, nhớ thương, những thói quen sinh hoạt, tập quán Việt vẫn được người Việt tại hải ngoại giữ gìn tựa như chỉ dẫn rằng có một nền văn hóa giàu nhân sinh đã tồn tại, có các giá trị văn hóa tinh thần không thể bị thay thế của người Việt.
Năm 1944, luật sư Raphael Lemkin đưa ra thuật ngữ “Cultural Genocide” – Diệt chủng văn hóa, như một phần của tội diệt chủng. Dù chưa được chính thức thừa nhận trong công ước về quyền con người của Liên Hợp Quốc, thuật ngữ này vẫn được lưu ý trong các nghiên cứu về tính tồn vong của một nhóm cộng đồng. Từ góc nhìn về nạn diệt chủng người bản địa ở Canada, nhà xã hội học Andrew Woolford và giáo sư Adam Muller (cùng tại Đại học Manitoba, Canada) cùng đi đến lập luận: “Nếu như diệt chủng là việc phá huỷ nhắm vào sự tồn tại của một nhóm nào đó – tức là nhắm vào điều tạo nên nhóm đó – thì tất cả những hành động được thiết kế để làm cho nhóm đó bị huỷ diệt – về tài sản, văn hóa, chính trị, kinh tế hoặc bất cứ điều gì – đều được tính là diệt chủng” [2].
Trong xã hội Việt hôm nay, mỗi ngày trôi qua, lại có thêm những cá nhân phải chịu đau đớn bởi bất công xã hội, áp bức và cướp bóc, phủ định tín ngưỡng. Trong cái nhìn về toàn thể, sự tổn thương đối với các giá trị văn hóa đang thực sự gieo rắc nỗi đau lên toàn bộ cộng đồng. Những cuộc tấn công vào di sản văn hóa đã và đang làm lung lay nền tảng tinh thần cơ bản của mỗi người: Niềm tin. Niềm tin vào sự thay đổi của xã hội. Niềm tin vào giá trị cốt lõi về tình người. Niềm tin rằng lẽ phải và sự thật là điểm tựa cho công lý. Niềm tin người chính trực được tôn vinh, người thiện lương được đền đáp. Niềm tin xã hội có người giàu, người nghèo, nhưng người nghèo không phải bỏ xứ đi, người giàu không tìm đủ mọi cách “đào xới” nước mình… Khi văn hóa sa đọa, những niềm tin ấy bị rớt xuống đến đáy. Đó là lý do người Việt ra đi, âm thầm và mạnh mẽ như sự đổ vỡ trong nền tảng xã hội.
Hơn bốn mươi năm qua, Việt Nam hiện hữu trước thế giới với tư cách của một quốc gia đã thôi tiếng súng. Có những biến động nằm trong dòng chảy phát triển, có những biến động mà hệ quả để lại là sự đổ vỡ của tự nhiên, của văn hóa, và di sản. Dù ở lại hay ra đi, nhiều người Việt vẫn tiếp tục trăn trở về sự đổi thay của đất nước. Ai cũng hiểu niềm tin là điều cần níu giữ. Không phải chỉ riêng niềm tin vào sự khởi sắc của văn minh xã hội, mà là niềm tin về những giá trị văn hóa hài hòa – cái gốc của nền tảng đạo đức xã hội. Từ bỏ các luân lý phản giá trị, khôi phục văn hóa, tìm về với các giá trị phổ quát của nhân loại, đó mới là lối đi để người Việt Nam rũ bỏ những bế tắc hiện nay, tìm về cội nguồn của chính mình.
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.