Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa

QUẢNG NAM

Thay vì cột nhà thẳng, ngôi nhà sử dụng hệ cột nghiêng với ý định mô phỏng dáng thân dừa, tạo ấn tượng với khách đến thăm.

Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Ngôi nhà nằm trên diện tích 450 m2 ở Cẩm Thanh, Hội An – khu vực nổi tiếng nhiều dừa và sông ngòi – là tổ ấm của một đôi vợ chồng.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Gia chủ thường xuyên đón tiếp người thân, bạn bè nên muốn ngôi nhà không chỉ đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà còn mới mẻ, gây ấn tượng với những vị khách.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Để đáp ứng yêu cầu của gia chủ, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế lấy cảm hứng từ phong cảnh địa phương. Thay vì cột nhà thẳng, họ sử dụng cột nghiêng, mô phỏng dáng thân dừa, tạo sự độc đáo. Những chiếc cột này cũng tạo thành hai hình chữ A ở mặt tiền, trùng hợp với tên vợ chồng chủ nhà là An và Ánh.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Hồ bơi dài 13 m với hình dáng uốn lượn nhẹ, kết hợp với hệ cột nhà nghiêng nhằm tái hiện hình ảnh dòng sông giữa hai hàng dừa.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Trong nhà, cột nghiêng cũng xuất hiện ở những không gian sinh hoạt chung rộng rãi và thoáng đãng.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Nhờ đó, chúng không gây ra sự vướng víu mà tạo nên hiệu ứng thị giác.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Đối với những không gian nhỏ riêng tư như phòng ngủ hay nhà vệ sinh, cột nghiêng “ẩn” trong tường, trở thành điểm nhấn trang trí.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Kết hợp với cầu thang, hệ cột nghiêng đem tới những góc nhìn khác lạ.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Nội thất các phòng đều theo xu hướng đơn giản.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Tuy nhiên, kiến trúc sư dành thời gian chăm chút cho từng chi tiết. Ví dụ, cửa phòng được trang trí theo hình lá dừa.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Đèn tường lấy ý tưởng từ hai chữ A, một chữ mảnh một chữ đặc. Chúng tượng trưng cho cá tính và sự hòa hợp, bổ sung lẫn nhau của hai vợ chồng chủ nhà đồng thời tạo sự liền mạch với hệ cột nghiêng.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Về bố cục, học hỏi từ nhà cổ Hội An, các kiến trúc sư dùng các mảnh vườn để chia công trình thành ba phần. Nhờ đó, ngôi nhà sẽ luôn luôn đủ ánh sáng và thông gió, ngay cả khi các công trình khác được xây dựng bên cạnh.
Ngôi nhà cột nghiêng cạnh rừng dừa
Cả trong lẫn ngoài nhà đều được bố trí nhiều cây xanh. Công trình nổi bật mà không bị lạc lõng với cảnh quan xung quanh.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Ha Phong Dang / Thiết kế: VRA Design

8 trào lưu sai lầm do ngành công nghiệp thực phẩm tuyên truyền

Về phương diện ăn uống, chúng ta cần thận trọng đối với các trào lưu, vì thông thường phía sau các xu hướng dinh dưỡng mang tính trào lưu đều do ngành công nghiệp thực phẩm tuyên truyền, thậm chí họ cũng sử dụng những người gọi là “chuyên gia” để tăng tính thuyết phục. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến liên quan đến ăn uống cần được “xét lại”.

(Ảnh: Shutterstock)

1. Chất béo chuyển hoá nhân tạo là an toàn

Bạn có biết chất béo chuyển hóa nhân tạo (trans fatty acids, TFA) được tạo ra như thế nào? Dầu thực vật lỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ cao và quá trình hydro hóa trong bể kim loại để biến thành dạng bùn rắn ở nhiệt độ phòng. Các nghiên cứu cho thấy nó có hại cho cơ thể người và có liên quan mật thiết đến tình trạng gia tăng nhanh bệnh tim.

2. Muốn giảm cân nên ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi 2 – 3 giờ ăn một lần

Các nghiên cứu đã chỉ ra, phương pháp ăn nhiều lần (mặc dù mỗi lần chỉ ăn lượng nhỏ) không ảnh hưởng đến đốt chất béo hoặc trọng lượng cơ thể. Cách tiếp cận đúng là: ăn một ít đồ ăn (đảm bảo thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng), và đợi cho đến khi cảm thấy đói hãy ăn lại.

3. Thông tin dinh dưỡng từ truyền thông chính thống là nguồn tin cậy

Đôi khi các phương tiện truyền thông chính thống chỉ công bố một số thông tin phù hợp với khẩu vị của họ, trong khi các kết quả thực nghiệm mâu thuẫn thì bị bỏ qua, thậm chí nhiều khi thông tin đăng tải sau lại mâu thuẫn với thông tin trước đã đăng.

4. Thịt có thể thối rữa trong ruột kết

Đây là quan điểm sai lầm. Cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng trong thịt. Trước tiên axit dạ dày sẽ phân giải protein trong thịt, protein sau khi được phân giải sẽ đi vào ruột non, sau đó tiếp tục được enzyme tiêu hóa loại mạnh phân giải tiếp, protein và các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể thông qua bức tường đường tiêu hóa, sẽ không để lại bất kỳ lượng thịt dư thừa nào trong ruột kết để bị thối rữa.

5. Trứng không phải là thực phẩm lành mạnh

Các nghiên cứu cho thấy hầu hết cholesterol trong máu không phải vì ăn lòng đỏ trứng mà tăng cao. Thực tế, trứng gà không gây bất kỳ hiệu ứng nguy hiểm nào đối với sức khỏe tim mạch. Trứng gà là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, và các chất dinh dưỡng đều nằm trong lòng đỏ trứng, việc bỏ đi lòng đỏ trứng hoặc kiên quyết không ăn trứng là sai lầm lớn trong chế độ dinh dưỡng.

6. Đồ uống có đường không gây béo phì

Bộ não không sử dụng đường làm nguồn cung cấp năng lượng, vì thế đối với cơ thể, bất cứ lượng đường nào đều là lượng calo dư thừa, nó chỉ có thể biến thành mỡ. Tất cả thức ăn vặt và thức uống có đường đều là loại thực phẩm dễ gây béo phì.

7. “Ít chất béo” là tốt cho sức khỏe

Ăn uống “ít chất béo” là một trong những ví dụ thất bại thảm hại trong hướng dẫn dinh dưỡng của giới truyền thông dòng chính. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cho dù mục đích để giảm cân hay kiểm soát bệnh tật, ăn uống quá ít chất béo là không tốt, nghiêm trọng hơn là việc tuyên truyền ăn ít chất béo dẫn đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung thêm đường để tăng hương vị. Thực phẩm ít chất béo trong thiên nhiên là có lợi cho sức khoẻ (như trái cây và rau các loại), nhưng thực phẩm chế biến có gắn nhãn “ít chất béo” thường chứa các thành phần khác có hại cho sức khoẻ.

8. Nước trái cây tốt hơn thức uống có đường

Nhiều người nghĩ rằng nước trái cây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nghe có vẻ hợp lý vì chúng có nguồn gốc từ trái cây. Nhưng đây là nhận thức sai lầm, vì thực tế thì hàm đường trong nước trái cây không khác gì hàm lượng đường trong thức uống có đường (ví dụ: Coke)! Do thiếu chất xơ và không phải nhai, khiến trong một khoảng thời gian rất ngắn người dùng sẽ tiêu hóa một lượng đường lớn. Một ly nước cam có chứa hàm lượng đường của hai quả cam. Vì vậy, nếu bạn muốn tránh những vấn đề sức khoẻ do đường thì cũng nên tránh uống nước trái cây.

Thanh Xuân / Trithucvn

Nhận diện 4 thói quen điển hình của người… ngu

Thế giới chúng ta sống có đủ loại người thông minh theo đủ cách khác nhau. Hầu như ai cũng coi mình là thông minh nhưng rất khó để nói điều đó chính xác không. Dù vậy, người thông minh chắc chắn sẽ không có những thói quen ngu ngốc sau.

Sự thông minh rất quan trọng, đặc biệt là với các bạn trẻ. Nó giúp một người có thể làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Theo The Independent, người ngu ngốc sẽ có 4 thói quen sau mà ai cũng phải tránh.

1. Trốn trách nhiệm

Đặc trưng nổi bật của kẻ ngu ngốc là trốn tránh trách nhiệm. Họ sợ mắc sai lầm và khi mắc sai lầm thì đổ trách nhiệm cho người khác. Trong khi đó, người thông minh lại học rất tốt từ sai lầm.

Một nghiên cứu của nhà thần kinh học Jason Moser tại Đại học bang Michigan (Mỹ) cho thấy não của người thông minh và ngu ngốc luôn có những phản ứng khác nhau trước thất bại.

2. Luôn nghĩ mình đúng

Trong những cuộc xung đột hay tranh luận, người thông minh dễ cảm thông và hiểu cách nhìn của người khác hơn. Họ cũng có xu hướng biết cân nhắc và suy nghĩ kỹ lưỡng ý kiến của người khác.

Một đặc điểm khác của người thông minh là suy nghĩ, tư duy họ ở trạng thái mở, dễ tiếp nhận thông tin mới và rất nhạy với những thay đổi của tình hình.

Với người ngu ngốc, họ không hiểu và không chịu hiểu ý kiến của người khác. Suy nghĩ họ ở trạng thái đóng và quyết giành phần thắng trong những cuộc tranh luận.

Một đặc điểm nữa là sự tự cao của người ngu ngốc thường lớn hơn kiến thức của họ.

3. Phản ứng với tranh luận bằng cơn giận và thái độ hiếu chiến

Người thông minh cũng tức giận, nhưng cơn giận họ hơi khác với kẻ ngu ngốc. Trong cuộc tranh luận hay xung đột, kẻ ngu ngốc tức giận vì không kiểm soát được tình hình. Thay vào đó, họ dùng cơn giận và thái độ hiếu chiến để giành lại quyền kiểm soát.

Trong một nghiên cứu tiến hành trên 600 người trong suốt 22 năm, các nhà khoa học ở Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện có sự liên kết giữa chỉ số IQ và hành vi hung hăng. Họ cho rằng rất có thể tính hung hăng xuất hiện ở một người khi còn nhỏ sẽ cản trở phát triển trí tuệ khi lớn lên.

4. Kẻ ngu ngốc không hiểu cảm xúc của người khác

Nghiên cứu trên hàng nghìn người Mỹ của Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) phát hiện những người thông minh có khả năng đánh giá tốt cảm xúc và mong muốn của người khác hơn.

Trong khi đó, người ngu ngốc phải mất thời gian để hiểu cách suy nghĩ, mong muốn khác biệt của người khác. Do đó, ở họ cũng thiếu sự đồng cảm hơn.

Theo THANH NIÊN ONLINE

Alexandre Yersin và sự gắn bó với dân tộc Việt Nam

Dịch hạch là căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, có thời điểm làm giảm 2/3 dân số châu Âu và 1/3 dân số Trung Quốc. Chính bác sĩ Alexandre Yersin là người đầu tiên tìm ra vi khuẩn này và các nhà khoa học về sau khống chế nó hoàn toàn. Câu chuyện về Alexandre Yersin cũng là một câu chuyện thú vị khi cả cuộc đời trưởng thành của ông đều gắn bó với hai chữ Việt Nam.

Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa với đề tài bệnh Lao, nhưng Alexandre Yersin và thầy hướng dẫn của mình là giáo sư Roux nổi danh với phát minh ra vắc xin bạch hầu. Thành tựu của ông khiến thiên tài Louis Pasteur chú ý và được nhận vào làm ở viện Pasteur Paris danh giá. Nhưng máu thám hiểm trong người khiến ông nằng nặc xin nghỉ việc để đi làm thuỷ thủ tàu viễn dương “dù chưa có kinh nghiệm đi biển bao giờ”. Ông nói “đời mà không đi, thì còn gì là đời”.

Các lần đi thám hiểm và quay lại Pháp, ông đều được Louis Pasteur “mời ăn tối và nghe báo cáo”, “thấy thú vị trước các thông tin mới mẻ do Yersin kể”. Pasteur yêu cầu ông hãy làm gì thì làm cho trọn vẹn để “vang danh thiên hạ, giúp nhân loại”. Vâng lời thầy, Alexandre Yersin xách đồ đạc lên tàu vượt ngàn hải lý, mặc cho gió bão khôn lường. Hình ảnh học trò khăn gói xuống thuyền dọc ngang quả đất sau khi học xong là hình ảnh vô cùng đẹp của những người có lý tưởng sống.

Sang Việt Nam, ông làm bác sĩ trên tàu giữa Sài Gòn, Manila, Hải Phòng rồi sau đó định cư ở Nha Trang, sau một lần tàu cập bến và ông phải lòng với cảnh sắc nơi đây. Đầu thế kỷ 20, ông tham gia hội đồng sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y khoa Đông Dương (nay là Y Hà Nội), xây dựng toàn bộ giáo trình sơ khởi và nhận thức y đức cho các thế hệ bác sĩ, quy hoạch các bệnh viện ở các tỉnh thành khắp Việt Nam theo khoảng cách địa lý để “ai bị bệnh cũng có chỗ gần nhất mà đến trị kịp thời”.

Alexandre Yersin và sự gắn bó với dân tộc Việt Nam

Nhưng Hà Nội cũng chỉ có thể giữ chân ông được 2 năm. Ông quay trở lại Nha Trang, thực hiện chuỗi những ngày làm khoa học và thám hiểm khắp núi rừng Đông Dương. Ông là người đã tìm ra cao nguyên Lang Biang và quy hoạch thành phố Đà Lạt, xây dựng viện Pasteur Đà Lạt và phát triển mạnh hơn cho viện Pasteur Sài Gòn, Hà Nội. Trại ngựa nuôi lấy huyết thanh sản xuất vắc xin của ông nằm ở suối Dầu là trại ngựa thuốc lớn nhất châu Á khi đó. Ông còn cho trồng cây ký ninh để trị bệnh sốt rét. Ông từng mong muốn Diên Khánh là thành phố dược phẩm, là nơi sản xuất thuốc men cho cả Đông Dương.

Alexandre Yersin cũng là người mang cây cao su, ca cao, cà phê (thậm chí ông cho thử nghiệm cây điều từ Brazil và tiêu đen từ Ấn Độ ở nông trại của mình), đến bây giờ chúng ta đã có hàng tỷ đô la xuất khẩu. Ông thử nghiệm nhiều giống cây ôn đới như cà rốt, súp lơ, su su, lay-ơn, cẩm tú cầu, xà lách xoong, cà chua… (hầu như tất cả các loại rau củ mang tiếng Pháp đều là do ông và bạn bè đồng sự ông mang qua). Ông còn nuôi cừu trồng nho ở Phan Rang, nuôi đà điểu ở Ninh Hoà, thử nghiệm trồng quy mô lớn cây cà phê ở Lâm Đồng, Đăk Lăk và Pleiku. Ông cũng là một triệu phú nhờ trồng cao su xuất bán cho hãng lốp xe Michelin và là cổ đông chính của ngân hàng HSBC. Ông cho rằng “tôi phải kiếm tiền kiểu khác chứ không tài nào cầm được tiền của các bệnh nhân”. Toàn bộ tiền lãi của ông đến nay vẫn còn và vẫn bí mật chuyển đều đặn về một quỹ từ thiện và quỹ nghiên cứu khoa học.

Alexandre Yersin sống một mình, giản dị ở Nha Trang đến cuối đời, một cuộc đời đầy ắp những chuyến đi thám hiểm và thành tựu. Nha Trang cũng là nơi tiếp cận điện ảnh đầu tiên của nước ta do ông mang về chiếu.

Có lần khi trẻ con vào nhà ông xem phim và nghịch phá những chậu hoa quý, gia nhân toan ra mắng nhưng ông bảo “đừng la trẻ nhỏ, nghe lớn tiếng chúng sẽ sợ”. Một lần ông lái xe hơi trên đường, một người dân bất cẩn lao vào xe ông và bị tai nạn. Dù lỗi của người đi bộ rành rành nhưng ông chạy xuống giúp họ băng bó, xin họ tha thứ và kiên quyết trả lại xe cho chính phủ, đi xe đạp, vì theo ông “dân chúng xứ này chưa quen luật lệ nên đi lại vô tư, mình đi xe đạp có va chạm thì cũng không gây thương vong cho họ”. Có lần ông lên Tây Nguyên tìm thuốc, người dân tộc đã bắt ông, định hành quyết. Nhưng họ nhìn vào mắt ông, thấy một sự chân thành và thiện lương kỳ lạ, họ quyết định thả ông ra. Ông sau đó chữa trị bệnh cho cả buôn làng và gửi thuốc men lên cho họ đều đặn. Ngôi nhà của ông là trại tế bần khổng lồ cho người sa cơ lỡ vận, ốm đau, bệnh tật, đói kém… của khắp vùng, mở cửa suốt ngày suốt đêm. Ông không có vợ con vì dâng hiến phụng sự cả đời cho khoa học, nhưng người ta kính yêu ông như cha mẹ ruột.

Trong khi nhiều trí thức Việt Nam đi Pháp để hưởng thụ sự văn minh có sẵn của xứ người, ông như cá bơi ngược dòng. Dù quê hương ông là đất nước Thuỵ Sĩ giàu có và xinh đẹp, dù tốt nghiệp trường Y Paris và là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới khi ấy, ông vẫn xuống tàu đi về phương Đông, một miền đất nghèo xa lạ. Ông đã chọn Việt Nam làm nơi sinh sống, làm việc và an nghỉ cuối đời. Ông luôn nói: “Tôi mãi mãi là một công dân Pháp, nhưng tôi yêu Việt Nam và tôi sẽ phụng sự cả tính mạng và cuộc đời tôi cho họ”.

Đám tang ông là đám tang lớn nhất Việt Nam lúc đó. Giây phút cuối đời, ông nhờ người quản gia dìu ông ra phía cửa sổ, nhìn về phía biển, nơi ghi dấu một thời dọc ngang tuổi trẻ, rồi trút hơi thở cuối cùng. Nghe tin ông mất, người dân Nha Trang bỏ hết công ăn việc làm để lo hậu sự. Tàu bè ngoài biển vội vã cập bến xóm Cồn, ngưng mọi hoạt động đánh bắt trong nhiều ngày. Những phụ nữ tiểu thương bán cá đã bỏ hết cá mắm tiền bạc danh lợi mỗi ngày, bỏ cái nón lá quen thuộc để đeo khăn tang trắng xoá trên đầu, xuống đường đưa tiễn, khóc hết nước mắt.

Alexandre Yersin và sự gắn bó với dân tộc Việt Nam

Người dân Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, các thành phố lớn khác châu Á yêu quý ông, nhất là người Hong Kong, nơi ông đã thành công trong việc giúp hàng triệu người dân ở đây thoát khỏi nỗi kinh hoàng do dịch cúm. Úc từng mời ông sang thành lập viện Pasteur cho họ nhưng ông đã từ chối. Hong Kong thì tìm mọi cách giữ ông lại, nhưng ông vẫn khăng khăng quay về dải đất hình chữ S mà ông trót yêu thương. Năm 1943, khi ông mất, trí thức toàn thế giới, đặc biệt giới Y khoa và giới thám hiểm đã bày tỏ sự thương tiếc vô hạn. Di chúc ông ghi giản dị: “Tôi muốn được an táng ở Suối Dầu, mộ thật nhỏ và nằm úp xuống, đầu quay về phía biển. Ông Bùi Quang Phương (cộng sự lâu năm) đừng cho ai đem thi hài tôi đi nước khác. Mọi tài sản xin tặng hết cho Viện Pasteur và những người cộng sự lâu năm đã làm việc với tôi”.

Nếu bạn đã từng một lần được tiêm chủng, chích ngừa hay thậm chí ăn cà rốt, uống cà phê, đắp mặt cà chua (trước đó thì người Việt chúng ta chỉ có cà pháo… để ăn với mắm tôm) thì hãy biết ơn Yersin. Công lao của ông với dân tộc này, với đất nước này là không bao giờ kể hết.

Các bạn có thể đọc thêm tư liệu về bác sĩ Yersin, có nhiều cuốn sách viết về ông. Đó là một người mà người Việt chúng ta phải mãi mãi nghiêng mình. Sách giáo khoa nên bổ sung nhiều bài học về ông để dạy ở các cấp học để thế hệ chúng ta mãi mãi biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo của sự văn minh, ở mỗi cá nhân và cả dân tộc.

Nguồn: Tài khoản instagram “Mỗi ngày một trang sách” (moingaymottrangsach.vn)

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 29/2)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) sáng 29/2 công bố số ca nhiễm của nước này tăng thêm 420 trường hợp, lên 79.252 ca; số ca tử vong tăng thêm 47 trường hợp, lên 2.835 người.
  • Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh mới đây cho biết đã phát hiện một “đơn vị làm việc” tại thành phố có nhiều người nhiễm virus corona chủng mới. Dù không trực tiếp nêu tên đơn vị này, vị trí được cung cấp lại trùng với địa chỉ của Trung tâm Quản lý An ninh Thông tin và Mạng máy tính Quốc gia Trung Quốc.
  • Theo SCMP, 85% bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc được điều trị bằng Đông y kết hợp cùng các loại thuốc tây chống virus khác.