Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Bao quanh ngôi chùa xây theo lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer là rừng cây sao, dầu cổ thụ, nơi trú ẩn của đàn dơi.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Chùa Dơi (hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup) nằm tại phường 3, TP Sóc Trăng, gắn với quần thể kiến trúc tiêu biểu về tín ngưỡng của dân tộc Khmer, được công nhận di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1999. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người Khmer. Trong ảnh là khu vực chánh điện của chùa, được bao quanh bởi rừng cây sao, dầu cổ thụ.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Hai du khách nước ngoài đi ngang qua mặt tiền chánh điện chùa Dơi hôm 16/2. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách đến chùa giảm so với trước đây.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Chánh điện chùa Dơi nhìn từ phía sau. Theo Thượng tọa Lâm Tú Linh, Phó Trụ trì của chùa, nơi này hình thành năm 1569, với kiến trúc đơn giản từ tre và mái lá. Trải qua các đợt trùng tu, chùa trở nên khang trang hơn như du khách thấy ngày nay.

Ngoài chánh điện, chùa Dơi còn có các kiến trúc đặc trưng của người Khmer như Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu bà Đen để người dân đến cầu nguyện.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1 – 1,5 m và trọng lượng 0,5 – 1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3 – 4h sáng hôm sau.

Thượng tọa Linh chia sẻ, cách đây mấy chục năm, đàn dơi hàng trăm nghìn con đậu kín trên cành nhưng nay số lượng đã giảm nhiều do bị săn bắt khi chúng đi kiếm ăn đêm. “Cảnh dơi bay rợp một khoảng trời rộng vào mỗi chiều tối chỉ còn trong ký ức”, ông nhớ lại.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Nữ du khách đang cầu nguyện trước tượng Phật Thích Ca bên trong chánh điện chùa. Pho tượng này làm bằng đá nguyên khối cao 1,5 m, ngự trên một tòa sen cao. Xung quanh tượng trang trí các hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Khmer.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Một vị sư thắp hương trong không gian yên bình của ngôi chùa.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Những vị sư đọc sách bên khung cửa. Phía trên các cột là tượng đắp nổi mô tả cảnh tiên nữ Khmer chắp tay hành lễ.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Các nhà sư của chùa khiêng những bao lúa vừa thu hoạch xong vụ đông xuân. Hình ảnh nhà sư lao động thu hoạch lúa hay phụ xây chùa là một nét đặc trưng tại các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Nhà sư đang giới thiệu với khách mô hình ghe cỡ nhỏ bên cạnh chiếc ghe ngo trưng bày trong khuôn viên chùa. Theo văn hóa tâm linh ở địa phương, mỗi chiếc ghe ngo (dài khoảng 22 – 27 m) là sản phẩm của một ngôi chùa, đại diện cho các ấp của người Khmer.

Huỳnh Phương

Ảnh: Đinh Công Tâm, Triệu Hớn Võ / VNExpress

Người làm nên đại sự: 3 sự không quản, 4 lời không nói, 5 kiểu nhờ vả không giúp

Người làm nên đại sự: 3 sự không quản, 4 lời không nói, 5 kiểu nhờ vả không giúp

Trong xã hội hiện đại, ai cũng mong muốn mình trở thành người thông minh, khéo léo, nhưng không phải ai cũng hiểu làm thế nào để trở thành người có tư chất như vậy. Bởi vì để đạt được mục đích đó phải trải qua sự trau dồi học hỏi, chứ không phải sinh ra vốn đã có.

Với một người thông minh mà nói, họ hiểu rằng có những sự không nên quản, có những lời không nên nói và có kiểu nhờ vả không nên giúp.

3 sự không quản

Không quản chuyện bao đồng

Xã hội luôn tồn tài một quy tắc ngầm, người quản quá nhiều chuyện bao đồng, sẽ bị xã hội bỏ rơi lại phía sau. Dù rằng nhiệt tình là tốt, tuy nhiên không phải nhàn rỗi rồi đi quản chuyện của người khác, bởi vì trong khi bạn lo chuyện của họ, thì họ đang dùng thời gian quý báu đó để lo tu dưỡng bản thân, rồi chợt một ngày bạn nhận ra, người ta đã bỏ xa bạn hàng vạn cây số.

Chính vì vậy thay vì giành thời gian đi để ý chuyện không đâu, hãy tập trung tinh thần và sức lực để tu dưỡng bản thân, mở rộng thế giới quan.

Chuyện tình cảm

Với chuyện tình cảm của bản thân, bớt suy nghĩ than vãn, dùng thời gian đó để chăm chút bản thân, có như vậy khi gặp khó khăn sẽ không bị kích động, bình thản đối mặt.

Ít lo việc làm quân sư quạt mo cho người khác, xen ngang vào chuyện tình cảm của họ, bởi vì không ai biết rõ đằng sau của sự việc, có lẽ hôm nay mối quan hệ của họ đi vào ngõ cụt, nhưng ngày mai mọi khúc mắc được hóa giải. Vì vậy khi ai đó than vãn với bạn vì chuyện tình cảm, hãy lắng nghe thay vì đưa ra những lời khuyên bởi chúng ta không phải là người trong cuộc.

Không quản gia sự

Cổ ngữ có câu “Quan thanh liêm cũng khó định đoạt chuyện gia sự”. Cho nên chuyện gia sự không nên quản. Người thông minh trong việc nhìn nhận chuyện của người khác thường rất chú ý, sẽ không tùy tiện quản chuyện nhà chuyện cửa. Bởi vốn chúng ta không có quyền hạn và không có năng lực được phép làm điều đó.

Người làm nên đại sự: 3 sự không quản, 4 lời không nói, 5 kiểu nhờ vả không giúp - Ảnh 1.

4 lời không nói

Người xưa có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Chúng ta chỉ cần mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học được lời nào nên nói lời nào không. Với những người khéo léo, thông minh, sẽ không nói bốn lời này.

Không nói lời than vãn

Có một câu nói thế này “Mất bò mới lo làm chuồng, oán trời giận người cũng chẳng có nghĩa lý”. Đừng nói lời oán thán, nếu không trong mắt người khác bạn sẽ trở thành người đem lại năng lượng xấu, chẳng một ai lại thích người cả ngày mang bộ mặt cau có. Có sức lực đi oán trách trời đất, chi bằng đi học hỏi, nâng cao kiến thức của bản thân.

Không nói lời hồ đồ

Có một vài người gặp chút chuyện nhỏ đã làm kinh thiên động địa, suy nghĩ tầm phào, hơn nữa càng nghĩ càng đau lòng. Thế là bản thân nhốt trong ngõ cụt không thể thoát ra rồi nói năng hồ đồ, mà những lời này chỉ đem đến cho người khác sự khó chịu và suy nghĩ tiêu cực. Đứng trước một sự việc hãy phân tích thật thấu đáo, tìm giải pháp thay vì phát ngôn hồ đồ.

Không nói lời ngông cuồng

Hẳn chúng ta chứng kiến không ít một vài người chỉ với chút thành công mà đã kiêu ngạo đánh mất đi bản thân mình, cho rằng ta đây hơn người. Quả thực, nếu đã có thể thành công một phần chứng tỏ là người ưu tú, nhưng đừng chỉ vì một chút kiêu ngạo của bản thân mà có quyền ăn nói ngông cuồng, coi thường người khác.

Bạn nên hiểu rằng “Núi cao còn có núi cao hơn” một người thông mình sẽ hiểu thế nào là khiêm tốn và càng là người ưu tú thì càng hiểu sự tôn trọng người khác.

Không nói lời giả dối

Giữa người với người, quan trong nhất là tín nhiệm, niềm tin, và khó có được nhất cũng là niềm tin. Xây dựng cho người khác sự tin tưởng không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên đánh mất niềm tin đôi khi chỉ cần một câu nói.

Do đó, xin đừng nói lời dối trá để đánh mất niềm tin của người khác giành cho bạn.

Người làm nên đại sự: 3 sự không quản, 4 lời không nói, 5 kiểu nhờ vả không giúp - Ảnh 2.

5 kiểu nhờ vả không giúp

Có người nói thông mình là do trời ban còn lương thiện lại là một sự lựa chọn. Chọn lương thiện là một việc tốt nhưng tâm thiện càng cần phải biết tôn trọng bản thân. Ở đời cần hiểu nên lương thiện với đúng người, đúng việc.

Liên quan đến tiền bạc, không giúp

Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm trong thời đại này. Giữa người với người một khi liên quan đến tiền bạc sẽ trở nên phức tạp, cho vay hay không cho vay luôn là một vấn đề khó nói, do vậy khi ai đó nhờ bạn việc liên quan đến tiền bạc, cố gắng tránh.

Người không biết cảm ơn, không giúp

“Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán”,

Tặng hoa hồng cho người biết thưởng thức, họ sẽ tặng lại bạn nụ cười, tặng hoa hồng cho một người không hiểu hai chữ cảm ơn, họ sẽ cho rằng hoa hồng có gai và bạn muốn hại họ.

Với người không biết cảm ơn, cũng đừng trách cứ bản thân dã dốc lòng giúp đỡ. Một kẻ không hiểu hai chữ cảm ơn, dù bạn có bỏ ra nhiều cỡ nào, họ đều cho rằng điều bạn làm là hiển nhiên, đến khi bạn không còn gì để giúp, thay vì giúp đỡ lại họ cho rằng bạn trở thành gánh nặng.

Việc quá khả năng, không giúp

Cổ nhân nói “Lực vi thể phụ trọng, ngôn khinh mạc khuyên nhân” ý chỉ không có khả năng thì không nên nhận việc quá sức, lời nói không có trọng lượng thì không nên khuyên bảo người khác. Việc trong phạm vi khả năng của bản thân, có thể giúp thì giúp. Việc quá khả năng thì đừng gượng ép

Gượng gạo làm người tốt, làm việc không đúng sở trường không chỉ tạo áp lực cho chính mình, chiếm trọn thời gian và sức lực của bản thân, thậm chí còn có khả năng nói một đằng làm một nẻo.

Hoặc là bạn hao tâm tổn lực nhưng họ lại cho rằng chuyện đó dễ như trở bàn tay, ngay cả lời cảm ơn cũng không có, về sau thấy bạn có thể lợi dụng mà tiếp tục nhờ vả.

Hoặc là, hứa sẽ giúp đỡ người khác, nhưng không thể hoàn thành, không chỉ làm rạn nứt tình cảm mà còn khiến họ mất niềm tin ở bạn.

Người hiểu được cách từ chối những lời nhờ vả quá sức cũng là một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành và nó đồng nghĩa là lựa chọn tối ưu cho bản thân và người khác. Vừa không làm khó bản thân, vừa cho đối phương sự lựa chọn mới.

Đừng vì sĩ diện mà nói lời từ chối, việc làm vừa sức mới là sự giúp đỡ tốt nhất.

Người làm nên đại sự: 3 sự không quản, 4 lời không nói, 5 kiểu nhờ vả không giúp - Ảnh 3.

Thay người khác đưa ra quyết định, không giúp

Điều hối tiếc lớn nhất trên thế giới thực ra bao gồm ba chữ “Tôi có thể”.

Mà ba từ này thường đặt vào hoàn cảnh đáng buồn như “Tôi phán đoán cái này là đúng nhưng cuối cùng tôi lại nghe theo lựa chọn của người khác, kết quả hối hận không thể quay đầu”.

Mỗi người đều có trách nhiệm đối với lựa chọn của bản thân, nếu ngay từ đầu đã nghe ý kiến của người xung quanh, thì cần phải có sự chuẩn bị rằng phán đoán của họ là sai.

Đổi góc độ là một người giúp ai đó đưa ra quyết định, bạn càng cần phải thận trọng, đừng vội vàng ra quyết định thay ai, đừng để sự nhiệt thành của bản thân trở thành sai lầm của ai đó.

Bởi vì bạn không thể hiểu rõ hoàn cảnh, không thể đứng ở góc độ của họ tổng hợp và xem xét toàn bộ các yếu tố, lúc nào đó khi có sự khác biệt về giá trị quan, sẽ khiến đối phương mất đi cái họ mong muốn, còn bạn lại hối hận cả đời. Thận trọng trong lời nói, đừng để câu chuyện hối tiếc nhất đời người của một người có bạn trong đó.

Không hiểu rõ chân tướng, không giúp

Một học giả Trung Quốc đã từng nói “Nếu chân tướng là một sự lợi hại, xin hãy chọn lời nói dối. nếu nói dối là một sư lợi hại, xin hãy chọn im lặng. Nếu im lặng là một sự lợi hại, xin hãy chọn rời xa”.

Nếu không hiểu rõ chân tướng trước, có những sự không thể tùy tiện ra tay. Nếu bạn muốn giúp đỡ một người, trước tiên hãy hiểu rõ ngọn ngành sự việc.

Chúng ta hành thiện bằng cái tâm, không cần phải báo đáp, nhưng lương thiện mà không biết xem xét sẽ bị xem nhẹ, lương thiện mà không có nguyên tắc sẽ dễ bị lợi dụng.

Theo Thanh Hải Trí thức tre

IQAir: Ô nhiễm không khí Hà Nội vượt Bắc Kinh

Hà Nội vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc về nồng độ PM2.5 trong năm 2019. Trên toàn thế giới, mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội đứng thứ 7 trong số các thủ đô.

Nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội là 46,9 microgram/m3, đứng thứ hai ở Đông Nam Á trong số các thủ đô, sau Jakarta có nồng độ PM2.5 trung bình năm là 49,7 microgram/m3, theo báo cáo của IQAir, công ty công nghệ và thông tin chất lượng không khí toàn cầu.

Như vậy, Hà Nội đã vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc về nồng độ PM2.5 trong năm 2019. So sánh trên toàn thế giới, mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội đứng thứ 7 trong số các thủ đô.

Nếu so với cả các thành phố không phải thủ đô, Hà Nội đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. 5 thành phố đứng đầu đều của Indonesia.

IQAir: O nhiem khong khi Ha Noi vuot Bac Kinh hinh anh 1 Capture_o_nhiem_nhat_sach_nhat.JPG

Xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất (trái) và sạch nhất (phải) trong khu vực Đông Nam Á năm 2019. Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (tối 25/2)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Bà Trương Dĩnh, phó giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh tỉnh Thiên Tân, cho rằng nước này cần ít nhất 28 ngày không có ca nhiễm mới để xác định nCoV đã được khống chế thành công.
  • Các nhà khoa học tại Đại học Thiên Tân cho biết họ đã phát triển được loại vắc-xin uống cho COVID-19. Đại học Thiên Tân hiện đang tìm kiếm đối tác để thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin mới này.

Những tin đã đưa sáng 25/2:

  • UB Y tế Nhà nước Trung Quốc sáng 25/2 công bố số ca nhiễm là 77.659, tăng 314 ca so với hôm qua. Số ca tử vong là 2.663, tăng 70 ca so với hôm qua.
  • Ngày 24/2, Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Hồ Bắc đã công bố “9 vấn đề điển hình về việc vi phạm quy định kỷ luật trong công tác phòng chống dịch và về sự bất lực trong việc hoàn thành trách nhiệm và chức vụ”, trong đó gồm danh sách 10 quan chức tỉnh Hồ Bắc bị xử lý (cách chức hoặc cảnh cáo) vì vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh và xao lãng nhiệm vụ.
  • Ông Bruce Aylward, trưởng nhóm chuyên gia WHO đến Trung Quốc và Vũ Hán cuối tuần trước, đã ca ngợi công tác dập dịch của Trung Quốc là “phi thường” và “tham vọng, linh động nhất” trong lịch sử. Ông Aylward nói rằng thế giới “mắc nợ” Trung Quốc vì nước này đã kịp thời phong thành để hạn chế tốc độ lây lan của virus corona ra thế giới. Ông này cũng khẳng định số liệu giảm ca nhiễm mới ở đây là đáng tin: “Nhiều nguồn dữ liệu đều chỉ ra cùng một điều: Số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Trung Quốc đại lục đang giảm nhờ vào những biện pháp đã được tiến hành.”
  • Phóng viên chuyên về an ninh quốc gia Jenna McLaughlin trên Yahoo News mới đây tiết lộ giới tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện dấu hiệu cho thấy các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang xây dựng các kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp khỏi Trung Quốc – một dấu hiệu cho thấy mức độ lo lắng tiềm ẩn của nội bộ Bắc Kinh đối với dịch bệnh.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

***Hàn Quốc tăng thêm 84 ca COVID-19, tiệm cận gần 1000 ca.

***GS. Paul Hunter: Thế giới đã tiệm cận điểm bùng phát dịch quy mô lớn

Có học giả cho rằng sự phát triển của đại dịch này cách “điểm bùng phát” đại dịch toàn cầu ngày càng gần, cơ hội kiểm soát dịch bệnh này đang dần thu hẹp

Chủ nghĩa bài Trung: Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc

Two women wearing protective facemasks stand inside a shopping mall in Bangkok on 5 February 2020.hình ảnhAFP
Sự nghi ngại đối với người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu, thậm chí ngay cả ở châu Á

Sammi Yang lần đầu nhận thấy có cái gì đó ‘sai sai’ khi cô tới một phòng khám ở Berlin (Đức) và ngay lập tức bị cấm bước vào tòa nhà.

Các bệnh nhân khác xì xào sau cánh cửa phòng khám; trong khi cô Yang – một nghệ sỹ trang điểm từ Trung Quốc – phải đợi bên ngoài trong thời tiết tháng Giêng lạnh giá.

Cuối cùng, bác sỹ của cô cũng xuất hiện. Và câu đầu tiên bà bác sỹ nói là: “Đây không phải là vấn đề cá nhân nhưng…”

Rồi bà bác sỹ nói: “Chúng tôi không nhận bất cứ bệnh nhân Trung Quốc nào bởi vì loại virus Trung Quốc này” – cô Yang kể với BBC. “Tôi không có cơ hội để giải thích và nói rằng tôi khỏe mạnh.”

Cô Yang không hề tới Trung Quốc thời gian gần đây.

Trong nhiều tuần kể từ khi virus corona lây lan khắp thế giới, xuất hiện vố số vụ việc kỳ thị chống người Trung Quốc hoặc bất cứ ai trông giống người châu Á.

Thậm chí ngay cả khi cảm thông tăng lên đối với các nạn nhân người Trung Quốc, đặc biệt với cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng – người đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của virus corona – cộng đồng người châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cho hay, phân biệt chủng tộc và bài ngoại liên quan đến virus này vẫn gia tăng.

Chống Trung Quốc và kỳ thị người Trung Quốc không phải là điều mới – Chủ nghĩa bài Trung là một hiện tượng đã tồn tại hàng thế kỷ.

Nhưng vô số cách mà Chủ nghĩa bài Trung thể hiện trong đại dịch corona cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp hiện nay giữa thế giới và Trung Quốc.

‘Không quen thuộc ở phương Tây, quá quen ở phương Đông’

Những chỉ trích thậm tệ liên quan đến virus corona đã xuất hiện khắp thế giới, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

Ở những nơi mà người châu Á là thiểu số như ở châu Âu, Mỹ và Úc, Chủ nghĩa bài Trung có vẻ bị thúc đẩy bởi những định kiến hời hợt rằng, người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh.

Bị gọi là “virus”, ví dụ, là rất phổ biến. Cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn công phân biệt chủng tộc.Các tiêu đề như ‘mối nguy hiểm màu vàng’, ‘Gấu trúc nhiễm virus Trung Quốc’, ‘Trẻ em Trung Quốc nên ở nhà’ xuất hiện trên các báo ở Úc và Pháp.

Với thông tin rằng, virus này bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật hoang dã và có thể lây từ loài dơi, các lời đùa cợt quen thuộc rằng, người Trung Quốc ăn mọi thứ ‘động đậy’ đã lan truyền khắp nơi

Trong khi các bình luận tương tự cũng xuất hiện ở châu Á, các chỉ trích chống Trung Quốc được thực hiện với giọng điệu bài ngoại ở mức độ sâu sắc hơn. Một chủ đề phổ biến là nghi ngờ có phải chính Trung Quốc đã làm lây lan virus này cho dân của họ.

Tại Singapore và Malaysia, hàng trăm ngàn người đã ký một thỉnh nguyện thư online kêu gọi cấm công dân Trung Quốc vào lãnh thổ nước mình. Và chính phủ cả hai nước này đã ‘cấm cửa’ với người Trung Quốc ở một số địa điểm.

Ở Nhật Bản, nhiều người gọi người Trung Quốc là “những kẻ khủng bố sinh học”, trong khi thuyết âm mưu về việc Trung Quốc làm lây nhiễm virus cho người dân, nhất là người Hồi giáo, đã sinh sôi nảy nở ở Indonesia và các nơi khác.

“Ở phương Tây, Trung Quốc bị nhìn nhận như vậy và bị loại bỏ, và Chủ nghĩa bài Trung ở đó có khuynh hướng sinh ra từ sự không quen thuộc. Nhưng ở châu Á và Đông Nam Á, nó sinh ra từ quá nhiều sự quen thuộc,” Giáo sư Donald Low, một học giả tại Hong Kong, người nghiên cứu về chính sách công Trung Quốc, nói.

Ở châu Á, nhiều thế kỷ qua, cái bóng của Trung Quốc đã phủ lên các lĩnh vực như tranh chấp khu vực, bất bình về lịch sử và làn sóng di dân Trung Quốc. Gần đây, các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và việc họ giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương đã làm dấy lên sự tức giận và nghi ngờ đặc biệt ở Đông Nam Á – nơi có dân số Hồi giáo đáng kể.

Tiền và đầu tư Trung Quốc đổ vào khu vực được chào đón, nhưng cũng làm dấy lên ngờ vực về sự thống trị và bóc lột với rất ít lợi lộc đem về cho kinh tế địa phương.

Thậm chí, ngay cả trong các nước chủ yếu là người Hoa, như ở Hong Kong và Singapore, đã có một sự gia tăng trong tình cảm chống đại lục, một phần do những lo lắng kéo dài về việc người Trung Quốc nhập cư, bản sắc, cũng như ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

A view of a mural referring to the coronavirus outbreak that was created by the street artist Laika near Piazza Vittorio in the Chinese district of Rome, Italy, 4 February 2020Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionKỳ thị cũng tạo ra sự phản kháng chống phân biệt chủng tộc, như đã thấy trong bức tranh graffiti của Ý này có nội dung: ‘Có một dịch bệnh của sự thiếu hiểu biết ở khắp nơi … Chúng ta phải bảo vệ chính mình.”

‘Kinh ngạc và coi thường’

Một số người tin rằng làn sóng bài Trung này chủ yếu là do việc Trung Quốc đã cư xử thế nào, cả trong khủng hoảng hiện thời và trong các năm gần đây trên trường thế giới.

Thái độ chung đối với Trung Quốc là một hỗn hợp của “kinh ngạc và coi thường,” Giáo sư Low cho hay.

Đối với một số người đang xem xét cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona,”có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc về những gì người Trung Quốc có thể làm, chẳng hạn như xây bệnh viện trong vài ngày. Nhưng cũng có sự khinh miệt vì họ không thể kiểm soát những thứ như buôn bán động vật hoang dã, hoặc tính minh bạch.”

Người Việt trụ lại Hàng Châu giữa mùa virus corona

Giới chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ quá chậm trễ trong các báo cáo và kiểm soát ban đầu về dịch bệnh, và đã bị trừng phạt vì cách họ đối xử với bác sỹ Lý Văn Lượng – người từng bị cảnh sát điều tra khi ông gửi thông tin cho đồng nghiệp cảnh báo sự xuất hiện của virus corona.

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách quảng bá một Trung Quốc mạnh mẽ và tự tin, thông điệp được truyền đi là Trung Quốc là một đối tác có trách nhiệm, trong khi nước này đã đầu tư hàng triệu đô la vào các nước khác trên khắp thế giới.

Nhưng Trung Quốc không ngần ngại tăng cường ‘sức mạnh cơ bắp’, như đã thấy trên mặt trận truyền thông khốc liệt trong thời gian chiến tranh thương mại với Mỹ; hay việc có thêm bằng chứng về chương trình gián điệp nhà nước sâu rộng của Trung Quốc, và việc họ không ngừng đặt ra các yêu sách đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

“Họ muốn được yêu mến, nhưng cũng muốn được e sợ,” Giáo sư Low nói.

Sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc dẫn đến số lượng khách du lịch và sinh viên đến thăm và sống ở khắp nơi trên thế giới tăng vọt hơn bao giờ hết, khiến sự hiện diện của nước này rõ rệt hơn. Các báo cáo lẻ tẻ về hành vi xấu cùng với sự hiện diện đông đảo của họ đã làm nảy sinh những định kiến về khách du lịch Trung Quốc thô lỗ hay sinh viên Trung Quốc siêu giàu vung tiền qua cửa sổ.

A Chinese tourist wearing a medical protection mask walks at the Red Square in Moscow, Russia, 26 January 2020hình ảnhEPA
Khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh khiến sự hiện diện của họ rõ nét hơn trên khắp thế giới

Dĩ nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng có chung nỗi nghi ngại về Trung Quốc như chúng ta có thể thấy rõ ở Tây Âu, Mỹ và châu Á. Người dân Nam Mỹ, châu Phi và Đông Âu nhìn nhận về Trung Quốc tích cực hơn, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Một số nhà quan sát và chính phủ Trung Quốc nói rằng các đối thủ của Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Chủ nghĩa bài Trung, với các cơ hội và quyền lực chính trị mà họ có thể gặt hái được từ đó.

Du lịch Hà Nội sau Tết đình trệ vì virus corona

Những năm gần đây, một số lượng đáng kể những chỉ trích chống Trung Quốc đến từ Mỹ – đặc biệt dưới thời chính phủ Trump, theo Giáo sư Barry Sautman, một nhà xã hội học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.

Chính Mỹ đã có lịch sử lâu dài về Chủ nghĩa bài Trung, đáng chú ý nhất là Đạo luật Loại trừ Trung Quốc năm 1882 cấm lao động người Trung Quốc sau làn sóng nhập cư bắt đầu từ Gold Rush. Làn sóng hiện nay trùng khớp với việc này, và có lẽ một phần là do sự gia tăng của chủ nghĩa bản địa bài ngoại của Mỹ, cũng như phần còn lại của thế giới, Giáo sư Sautman nói.

“Trung Quốc hiện này đang được nhìn nhận là kể thách thức quyền bá chủ của Hoa Kỳ, và hầu hết mọi khía cạnh của những gì chính phủ Trung Quốc đang làm đã bị chỉ trích nặng nề. Kết quả là rất nhiều người trên thế giới nhắm vào đó, và nó dựa trên Chủ nghĩa bài Trung đã ăn sâu trong lịch sử, như ở châu Á,” ông nói.

“Tấn công Trung Quốc khi họ đang đuối”

Trong vài tuần qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài bình luận buộc tội chủ nghĩa kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đáng chú ý là bằng tiếng Anh và nhắm vào độc giả toàn cầu.

Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ các bài tường thuật trên truyền thông quốc tế về cách họ đối phó với dịch virus corona, mặc dù một vài trong số đó là các chỉ trích được đăng trên truyền thông địa phương. Trung Quốc gọi đó hoặc là thông tin sai lệch, hoặc kỳ thị chống lại Trung Quốc. Người dẫn chương trình nổi tiếng Liu Xin của CGTN so sánh việc này với “tấn công Trung Quốc khi họ đang yếu”.

Chính phủ Trung Quốc chính thức chỉ trích các nước, nhất là Mỹ, đã “tạo ra và giao rắc nỗi sợ hãi” bằng cách ban hành lệnh cấm nhập cảnh “không cần thiết” đối với du khách Trung Quốc.

Trong khi đó, căng thẳng và thất vọng đối với sự kỳ thị ngày càng sâu sắc tại nhiều cộng đồng thiểu số Trung Quốc và châu Á, khi đại dịch diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc.

“Tôi thấy sợ hãi”, cô Yang, nghệ sỹ trang điểm ở Berlin mà chúng tôi đề cập ở đầu bày nói. Yang dự định sẽ tránh ra ngoài trong vài tuần tới.

Không phải những gì cô Yang trải qua tại phòng khám đã khiến cô hoảng sợ. Một người bạn Đức gốc Á gần đây cũng bị quấy rối tại một nhà ga xe lửa, trong khi một phụ nữ Trung Quốc bị tấn công dã man trên đường về nhà. Cảnh sát Berlin xếp vụ này vào loại phân biệt chủng tộc. Người phụ nữ Trung Quốc khẳng định trên mạng xã hội rằng bà bị gọi là “virus” và bị đánh đập sau khi bà chống trả.

“Tôi không muốn cự cãi với những người gọi tôi là virus. Tất cả những điều họ biết là những thứ mà họ đọc trên báo, và ta không thể thay đổi suy nghĩ của họ”, Yang nói.

“Thậm chí nếu tôi cho họ xem visa của tôi, nói với họ tôi thường trú ở đây, điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì tất cả mọi thứ họ thấy chỉ là gương mặt Trung Quốc của tôi.”

bbc