Trên các cành cây hoa gạo, hàng chục tổ ong đua nhau làm tổ từ năm này qua năm khác. Chủ nhân cây hoa gạo này đã từ chối nhiều người hỏi mua để giữ lại cây và bảo tồn những tổ ong.
Cây hoa gạo độc đáo trên nằm trong khu vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Hoàn (trú thôn Cầu Đất, xã Thành Sơn, Anh Sơn, Nghệ An). Đây được xem là cây hoa gạo độc đáo nhất tỉnh khi có đến hơn 30 tổ ong trú ngụ trên cành cây.
Do cây hoa gạo mọc ven đường nên mỗi khi người đi đường ngang qua đều tò mò ghé lại chiêm ngưỡng.
Theo bà Hoàn, cây hoa gạo này được gia đình trồng hơn 40 năm. Khoảng 5 năm qua, ong bất ngờ về làm tổ trú ngụ trên cây hoa gạo của gia đình bà.
Ban đầu từ một tổ ong thì sau đó nhiều đàn ong tiếp tục kéo đến làm tổ. Có lúc đỉnh điểm có đến hơn 46 tổ ong mật làm tổ trên các cành cây.
Cây hoa gạo độc đáo với hàng chục tổ ong đang trú ngụ. (Ảnh: Rạng Đông).
Thông thường, từ khoảng tháng 3-5, các đàn ong lại kéo nhau về cây hoa gạo của gia đình bà để làm tổ. Bởi đây là thời tiết thuận lợi, hoa gạo nở. Đến tháng 10 hàng năm, các đàn ong trên cây lại bay đi tránh rét.
Cứ thế, suốt 5 năm qua, cây hoa gạo của gia đình bà Hoàn đã là nơi trú ngụ cho hàng chục đàn ong.
“Ban đầu thì 1 rồi 3 đàn và cứ thế tăng dần. Năm 2018 là 67 ổ. Giờ ong đang về, có mấy chục đàn trên cây rồi. 5 năm qua phải có đến cả trăm đàn ong về đây làm tổ rồi“, bà Hoàn nói và cho biết, mặc dù ở vườn đối diện cũng có một cây gạo khác có cùng “tuổi đời” nhưng không hiểu lý do gì mà các đàn ong không chọn tá túc mà lại tìm đến cây gạo của gia đình bà. Điều này khiến bà Hoàn thấy kỳ lạ về cây hoa gạo của gia đình mình.
Cây gạo đang mùa nở hoa đỏ rực rỡ. (Ảnh: Rạng Đông).
Năm nay, cây hoa gạo của gia đình bà nở hoa đỏ rực cây. Đúng thời điểm này các đàn ong về nhiều tạo nên cây hoa gạo đặc biệt. Nhiều người đi đường ngang qua đều ghé lại chiêm ngưỡng và chụp ảnh làm kỷ niệm.
Bà Hoàn cho biết thêm, trước đó có nhiều người từng đến trả giá hỏi mua cây hoa gạo này với giá hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, bà Hoàn từ chối và quyết tâm giữ cây hoa gạo lại.
2 cây hoa gạo nằm đối diện nhau nhưng chỉ cây hoa gạo nhà bà Hoàn có ong về, cây còn lại không có một tổ ong nào. (Ảnh: Rạng Đông).
“Khi ong về nhiều, nhiều người đến nói xin tôi bắt ong rồi chia cho tôi. Nhưng tôi không đồng ý. Đàn ong tuy nhiều nhưng hiền lắm. Người đi đường dừng lại xem nhưng không bao giờ bị cắn. Chỉ khi nào có người ném hay phá tổ thì nó mới cắn“, bà Hoàn chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Lô Ánh Hồng – Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết, cây hoa gạo trên rất đặc biệt. Phía xã cũng tuyên truyền và vận động gia đình bà Hoàn cùng mọi người không được bắt ong mà chăm sóc để bảo tồn thiên nhiên.
“Giờ trên cây hoa gạo này có khoảng 30 tổ ong làm mật. Có lúc tổ ong lớn dài đến hơn 1,5m“, ông Hồng nói.
5 năm qua, có đến hàng trăm tổ ong lần lượt về trú ngụ trên cây hoa gạo này. (Ảnh: Rạng Đông).
Tổ ong nằm chi chít trên các cành cây hoa gạo. (Ảnh: Rạng Đông).
Năm 2018, có đến 67 tổ ong trên cây. (Ảnh: Rạng Đông).
Tổ ong lớn nhất dài hơn 1,5m. (Ảnh: Rạng Đông).
Dù có người hỏi mua và lấy mật ong nhưng bà Hoàn quyết tâm từ chối để bảo vệ ong. (Ảnh: Rạng Đông).
Cây hoa gạo lúc đỉnh điểm có nhiều tổ ong về làm mật. Người dân hiếu kỳ đến chụp ảnh làm kỷ niệm.
Cứ độ tháng 2-5 ong về, và tháng 10 lại bay đi nhưng khi nào cũng còn lại 1 vài tổ trên cây.
Xã hội hiện đại, trong cuộc sống và công việc, trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ở mảng bán hàng, biết kể chuyện cũng là một năng lực đỉnh cao, khởi nghiệp cần kể chuyện, sản phẩm cần kể chuyện, tiêu thụ, sách lược, thương hiệu cũng cần một câu chuyện…. có thể nói, kể chuyện hay, thu tiền không ngớt, biết “kể chuyện” là một năng lực kiếm tiền siêu việt!
Nhà thơ người Anh S.T. Coleridge từng nói: “Khi một người bước vào thế giới của những câu chuyện, mọi thứ sẽ trở nên khác biệt, và họ sẽ tự nguyện từ bỏ đi những hoài nghi trước đó”.
Xã hội hiện đại, trong cuộc sống và công việc, trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ở mảng bán hàng, biết kể chuyện cũng là một năng lực đỉnh cao, khởi nghiệp cần kể chuyện, sản phẩm cần kể chuyện, tiêu thụ, sách lược, thương hiệu cũng cần một câu chuyện…. có thể nói, kể chuyện hay, thu tiền không ngớt, biết “kể chuyện” là một năng lực kiếm tiền siêu việt!
Trên thực tế, các ông chủ lớn như Steve Jobs, Nhậm Chính Phi, Jack Ma… đều là những cao thủ kể chuyện, có thể thu phục, đánh động được lòng người chỉ với một câu chuyện.
Dưới đây là một câu chuyện nói về cách kiếm tiền bằng việc “kể chuyện”, bất luận bạn khởi nghiệp hay làm ăn buôn bán cũng nên xem xem, xem xong bạn sẽ hiểu vì sao kể chuyện cũng là một năng lực kiếm tiền.
Câu chuyện như sau:
Để đưa sản phẩm của mình ra thị trường, công ty Lanlay, một công ty có trụ sở tại California, Mỹ đã nghĩ ra một chiến lược marketing vô cùng công phu và tỉ mỉ.
Trước tiên, họ đăng một quảng cáo mang màu sắc huyền bí, kích thích sự tò mò trên các tờ báo lớn của Mỹ với tiêu đề: “Ngày xửa ngày xưa, một đôi bàn tay đã mở một câu chuyện huyền thoại đẹp đẽ…”.
Sau đó, họ nói với độc giả rằng câu chuyện đã được làm thành cuốn sách ảnh nhỏ, chỉ cần độc giả gửi thư yêu câu, sẽ có thể đọc toàn bộ câu chuyện một cách miễn phí.
Nhiều người sau khi đọc được quảng cáo này đã rất tò mò, lại vì miễn phí nên đã gửi thư yêu cầu đến. Rất nhanh sau đó, sách ảnh được gửi tới tay người đọc, và tất cả họ đều đọc được một câu chuyện cảm động như sau:
Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ, có một vị đầu bếp với tay nghề cao chuyên phụ trách nấu ăn cho đức vua, bất luận là sơn hào hải vị hay rau củ bình thường, anh ta đều có thể chế biến ra những món ăn vô cùng ngon miệng, khiến quốc vương vô cùng yêu thích.
Nhưng, bỗng một ngày, tay của người đầu bếp mắc phải một căn bệnh lạ, vừa đỏ vừa sưng phồng lên, không thể làm ra được bất cứ món ăn ngon nào nữa.
Đức vua rất lo lắng, truyền thái y tới chẩn bệnh cho người đầu bếp, nhưng không thu được kết quả. Người đầu bếp vô cùng buồn bã, chỉ đành rời khỏi cung điện, lưu lạc tới một thôn nhỏ trong núi chăn cừu cho người ta.
Mỗi ngày, người đầu bếp đều dùng tay vuốt chải cho lông cừu mềm mượt, cũng thường dùng tay nhổ đi những sợi dài.
Một điều kỳ lạ đã xảy ra, bàn tay của anh ta dần dần không còn đau nữa, những cục u sần sùi cũng xẹp dần theo từng ngày. Theo thời gian, căn bệnh lạ trên tay anh đã được chữa khỏi.
Người đầu bếp quay lại hoàng cung. Trước đó, đức vua vì không tìm được người đầu bếp nào có kĩ năng nấu nướng tài giỏi mà ăn không ngon, ngủ không sâu.
Sau khi ăn những món mà người đầu bếp nấu, đức vua bỗng vui vẻ trở lại. Tuy nhiên lúc này, vì người đầu bếp đang nuôi một bộ râu dài nên đức vua nhất thời không nhận ra anh ta, chỉ khen ngợi tài nấu nướng tuyệt vời của anh.
Sau đó, người đầu bếp quay trở lại với ngoại hình vốn có của mình, đức vua vừa bất ngờ vừa vui mừng, hỏi anh ta làm sao trị khỏi bệnh.
Người đầu bếp kể lại những điều mình đã trải qua, quốc vương vội vàng phái một nhóm nhà khoa học tiến hành phân tích nghiên cứu về lông cừu, kết quả phát hiện ra được một loại dầu tự nhiên trong lông cừu, có hiệu quả đặc biệt với các căn bệnh về da, sau đó, đức vua đặt tên nó là “Lanlay”, để nó tạo phúc cho loài người.
Trong ngoài cung, ai cũng tranh nhau mua về sử dụng, “dầu cừu Lanlay” từ đó trở thành một sản phẩm làm đẹp phổ biến trên toàn thế giới.
Câu chuyện này mặc dù là do công ty Lanlay tự sáng tạo ra, dùng để tuyên truyền cho sản phẩm “dầu cừu Lanlay” của họ, tuy nhiên, nó lại đong đầy trí tưởng tượng phong phú, sự kỳ diệu, tình cảm đẹp và sự cảm động sâu sắc, lay động trái tim của độc giả.
Vì yêu thích câu chuyện mà nhiều người đã hào phóng mở hầu bao đặt sản phẩm này. Sản phẩm “dầu cừu Lanlay” nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và gặt hái những lợi ích kinh tế đáng kể.
Câu chuyện này nói với chúng ta rằng, làm kinh doanh, ngoài những kỹ năng thông thường ra, ta còn phải phá vỡ tư duy vốn có, phát triển trí tưởng tượng phong phú và tìm kiếm sự chiết trung phù hợp giữa một câu chuyện với một sản phẩm, để câu chuyện và kinh doanh được tích hợp hoàn hảo.
Thông qua các câu chuyện thu hút và đánh động tới cảm xúc của khách hàng, có được năng lực đỉnh cao này, kiếm tiền không còn là chuyện gì quá khó khăn.
Ở mỗi quốc gia, người ta lại có quan niệm khác nhau về niềm vui và hạnh phúc.
Quan niệm về hạnh phúc của mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau và hơn thế nữa là một vài nước còn đối lập nhau hoàn toàn về điều mà họ cho là niềm vui sướng trong đời.
Cùng dạo quanh một vòng thế giới để xem thử công thức sống vui vẻ của các nước khác là như thế nào nhé.
1. Italy
Người Ý luôn có một khát khao, đó là được ăn mặc đẹp, gây ấn tượng mạnh đối với người khác. Triết lý hạnh phúc ở đất nước này có tên gọi là “bella figura”, có thể tạm dịch là “hình ảnh đẹp”.
Cách đơn giản để cảm nhận hạnh phúc kiểu Italia là tận hưởng từng khoảnh khắc.
Ví dụ như khi bạn đang đi dạo trên đường, hãy khám phá thế giới xung quanh; khi bạn đang ăn, hãy cảm nhận thức ăn từng chút một lúc đưa vào miệng; và khi bạn chọn đồ để mặc, hãy tưởng tượng hình ảnh của bạn trong bộ quần áo đó.
2. Ireland
Ireland là một quốc gia sôi nổi. Đối với họ, được trở thành một phần của cái gì đó to lớn là rất quan trọng.
Nếu bạn muốn thử cảm nhận niềm vui của người dân đất nước này, hãy tới một sân bóng đá cùng với bạn bè hoặc cùng nhau ca hát với một chiếc guitar bên bếp lửa.
3. Ấn Độ
Ở Ấn Độ, người ta tôn trọng các giá trị của sự linh hoạt, tháo vát. Người dân địa phương có thể trông cũ kỹ nhưng bạn sẽ phải bất ngờ khi họ sử dụng những vật liệu nguyên thủy để tạo ra một thứ gì đó.
Bởi vì họ có rất nhiều tiêu chuẩn trong cuộc sống nên điều đó đã phần nào giúp người Ấn có khả năng xoay sở với mọi tình huống.
Nếu bạn muốn sống hạnh phúc như người Ấn, hãy thử suy nghĩ khác biệt khi bạn đang gặp phải một tình huống khó khăn trong cuộc sống.
4. Thổ Nhĩ Kỳ
Người Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng sự hòa hợp. “Keyif” là từ để miêu tả niềm hạnh phúc. Và để có được sự hòa hợp như người Thổ, bạn có thể thử bước đi trên bờ biển hoặc ngồi trên ban công cùng với một tách cà phê.
5. Sweden
Người Thụy Điển lại cố gắng tiết kiệm và trở thành người tiêu dùng thông thái. Ý nghĩ về hạnh phúc của họ có thể miêu tả như sau: “không quá nhiều, không quá ít, đủ lượng.”
Điều này không quá khó để thực hiện đâu, bạn chỉ cần mua những món đồ thực sự cần thiết, dùng đi dùng lại quần áo mấy năm liền và ăn uống đơn giản, lành mạnh.
6. Nhật Bản
Người dân đất nước mặt trời mọc lại dành tình yêu cho những điều tự nhiên, cái được gọi là “wabi-sabi”, họ rất quan tâm đến những điều cũ kỹ và không hề thích cái gì được làm quá giả.
“Kintsugi”- cái được người Nhật đặt cho “nghệ thuật của sự hồi phục”, họ quan niệm rằng hoàn hảo chỉ được tìm thấy ở trong những cái không hoàn hảo.
Chính vì thế, người Nhật thường xem những vết sẹo trên cơ thể hay bát đĩa bị vỡ là điều đặc biệt và duy nhất. Thay vì vứt bỏ chúng, họ sẽ tìm cách sửa chữa và hàn gắn lại.
7. Scotland
Người Scotland lại yêu văn hóa của đất nước mình. Họ thích được đi vòng quanh các lâu đài, ăn những món ăn truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Nếu muốn thử cảm nhận, bạn hãy đi vòng quanh đất nước này và khám phá về văn hóa của họ nhé.
8. Thụy Sĩ
Triết lý về hạnh phúc của người Thụy Sĩ được đặt theo tên của VĐV quần vợt nổi tiếng Roger Federer, gọi là “Federerism”.
Người dân nước này tôn thờ sự chuẩn xác, trật tự và tinh thần sẵn sàng làm việc. Theo ý của những người dân Thụy Sĩ, bạn cần phải thành công mới có được hạnh phúc.
Nếu bạn đang hạnh phúc bởi vì bạn đạt được mục tiêu của mình trong công việc và cuộc sống, bạn chắc chắn là một “federerist.”
9. Đan Mạch
Dù người dân Đan Mạch không phải là những người thực sự chăm chỉ nhưng họ có chí tiến thủ đặc biệt trong công việc, điều này được gọi là “arbejdsglaede”, có nghĩa là “cảm thấy hạnh phúc và nhiều niềm vui trong công việc khi bạn là một người làm việc tốt”.
10. Hawaii
Đã từ lâu, ở Hawaii, việc chia sẻ vật dụng với những người xung quanh được xem là niềm vui. Với những người bạn hay họ hàng của bạn thì đó là niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.
11. Na-uy
Người Na Uy thực sự xem trọng sự dễ chịu và ấm áp, những bữa tiệc của họ luôn được sưởi ấm bởi bếp lửa và tất len.
Để giữ ấm bên trong người, họ thường uống ca-cao nóng. Từ “koselig” chính là để diễn tả sự ấm áp và thoải mái này.
12. Uganda
Có bài hát “Hakuna Matata” trong bộ phim nổi tiếng Vua Sư Tử, có nghĩa là “không thành vấn đề”, và nó cũng đại diện cho triết lý của người dân Uganda.
Để suy nghĩ tích cực, bạn nên cười thật nhiều và tránh xa những điều tiêu cực bằng một điệu nhảy vui vẻ.
13. Pháp
Người Pháp từng sống với một tiêu chuẩn là “ít và chậm”. Ở Pháp, người ta không thử làm nhiều thứ trong một thời gian ngắn.
Người Pháp ưa sự lãng mạn nên họ thường làm mọi thứ thật chậm rãi để có thể tận hưởng nó một cách trọn vẹn.
Hai cô giáo dạy văn trung học, họ không phải là nhà thơ, nhưng họ đã viết nên những câu thơ của họ để nói về hiện tình đất nước thời họ sống. Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh viết bài “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” (2016) giữa những ngày vùng biển quê nhà đang bị ô nhiễm nặng nêu lên những câu hỏi về những vấn đề nhức nhối của đất nước mong được chia sẻ và tìm một lời giải đáp. Cô giáo Chu Ngọc Thanh ở Gia Lai viết bài “Đất nước ở trong tim” (2020) ca ngợi sự đồng lòng đồng tâm của chính phủ và người dịch trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch cúm COVID-19 mong lan tỏa niềm vui. Hai cô giáo đều lấy cảm hứng từ đất nước và viết ra thành thực cảm xúc, suy nghĩ của mình. Họ viết thơ theo quan niệm về thơ của họ cốt để dùng hình thức đó bày tỏ được thái độ của mình trước cuộc sống, trước những ngổn ngang thế sự xã hội mà với lương tâm và trách nhiệm của một công dân họ thấy cần phải lên tiếng. Chê bai thơ họ làm ai cũng có thể, nhưng dám viết ra thật lòng mình, nhất là trong trường hợp bài thơ của Trần Thị Lam, thì không phải ai cũng có thể.
Thì đấy, các nhà thơ chuyên nghiệp đã viết gì trong thời cuộc hiện nay. Họ không viết gì cả! Họ cao đạo, họ làm nghề, nên họ giữ mình, họ im lặng và ngoảnh mặt trước những thảm cảnh tang thương của nước nhà, trước những khổ đau oan trái của người dân. Khi có một sự việc, một biến cố xảy ra trong cuộc sống, mạng xã hội phản ứng tức thì với rất nhiều ý kiến, trong đó có không ít những bài thơ sâu sắc, thấm thía của các người dùng facebook. Các nhà thơ nghĩ gì? Họ nghĩ đó không phải là thơ. Họ coi thế là “làm nhục” thơ. Và họ nghĩ viết thơ thế sự như thế là mất giá nên họ không viết. Họ đành câm để giữ giá thơ của họ. Họ không biết cô giáo Trần Thị Lam đã khốn đốn một dạo ra sao vì bài thơ của mình. Bài thơ đó nếu đứng tên một nhà thơ tên tuổi sẽ còn vang động hơn nữa. Nhưng các nhà thơ tên tuổi còn bận sợ hãi. Còn cô giáo ở Hà Tĩnh thì không. Vì cô không muốn đứng trên bục giảng nói dối học sinh của mình.
Các nhà thơ nên xấu hổ trước hai cô giáo làm thơ.
Có thể hai cô đã đọc hoặc chưa biết những câu thơ sau đây của nhà thơ Chile Pablo Neruda (1904 – 1973), nhưng các nhà thơ chuyên nghiệp ở ta mà không biết chúng thì càng đáng xấu hổ. Trong bài thơ đúng như tên gọi “Giải thích” P. Neruda đã giải thích cho các đồng nghiệp và bạn đọc vì sao ông lại viết một thứ thơ trần trụi, nóng bỏng như vậy.
“Bạn sẽ hỏi vì sao thơ tôi
Không nói đến mộng mơ, hoa lá
Không nói đến những hỏa diệm sơn hùng vĩ
Của đất nước quê hương?
Hãy đến xem máu chảy trên đường
Hãy đến xem
Máu chảy trên đường
Hãy đến xem máu chảy
Trên đường”
(Đào Xuân Quý dịch từ tiếng Pháp)
Xin chú ý câu thơ “Hãy đến xem máu chảy trên đường” đã được nhà thơ lặp lại ba lần với cách ngắt câu khác nhau. Ông muốn nhấn mạnh máu đã chảy và nhà thơ phải đến xem thật kỹ, thật nhiều lần, thật tận mắt máu đã chảy thế nào để câu thơ viết ra không lạnh tanh. Máu người không phải là nước lã. Và thơ càng không thể đem nước lã pha vào máu.
Máu Đồng Tâm đã chảy.
Thơ có chảy máu cùng nhân dân?
Lẽ ra câu hỏi này Thủ tướng Chính phủ và những người lãnh đạo đất nước phải đặt ra cho các nhà thơ nhà văn gọi là chuyên nghiệp, cho Hội Nhà văn trung ương và các hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Nếu nhà chính trị hỏi được thế thì các nhà thơ sẽ ào ào viết ngay, không kiêng dè và sợ hãi. Còn một lời khen của thủ tướng, một bằng khen của chủ tịch tỉnh cho cô giáo Chu Ngọc Thanh vì coi bài thơ đó như một lời truyên truyền chống dịch theo kiểu tư duy và cách làm chính trị ở ta thì được các nhà thơ hân hoan chê bai thơ và nhân thể chửi xéo. Họ quên mất rằng nhiều tập thơ bài thơ được khen được giải lâu nay cũng chỉ vì ý nghĩa tuyên truyền cho chính trị, chứ giá trị thơ không có hoặc rất thấp.
Hơn một tuần kể từ khi có thông tin Tập đoàn Vingroup gửi đề xuất thực hiện hai dự án tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng diện tích 802,2 ha, xã Bình Ba tại đây như vừa trải qua một cơn “quay cuồng” được chi phối bởi dân đầu cơ, cò đất và dân đầu tư tứ xứ.
Chỉ ba ngày trước, cứ cách mỗi 10 m, người ta lại thấy một nhóm 5-7 người đứng hai bên đường trao đổi thông tin đất đai, chờ người đến tìm kiếm cơ hội đầu tư để mời chào. Trong khi đó, giao thông luôn trong tình trạng ùn tắc do mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe nối đuôi nhau, tập trung trên quốc lộ 56 đoạn đi qua xã Bình Ba.
Đến quán cà phê không để uống cà phê!
Trưa 20/2, dọc 2 bên đường quốc lộ 56, đoạn đi qua xã Bình Ba, Đá Bạc và Nghĩa Thành đã vắng cảnh giới cò đất đứng chào mời khách sau khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có những người đang cố “thổi giá” nhằm trục lợi từ vùng Châu Đức nắng gió…
Gần trưa, sau khi lái hai vòng xe trên quốc lộ 56, chúng tôi dừng lại tại một quán cà phê ven đường gần trung tâm xã Bình Ba trong vai những người đi xem đất để đầu tư.
Quán cà phê vườn có 5-6 nhóm khách, nội dung trò chuyện của hơn 40 con người chỉ xoay quanh những miếng đất tiền tỷ có giá khoảng 100-500 triệu đồng một mét ngang, không khí sôi động khác hẳn so với cảnh vắng vẻ ngoài đường.
Những quảng cáo rao bán đất được dán chằng chịt trên các gốc cây, biển báo dọc hai bên đường quốc lộ 56 đoạn qua huyện Châu Đức. Ảnh: Văn Nguyện.
Chỉ sau khoảng 10 phút kể từ khi chúng tôi gọi đồ uống, người đàn ông từ bàn bên cạnh đột nhiên quay qua bắt chuyện: “Em có đất để bán không?”.
Khi biết là khách đến tìm đất để đầu tư, nhóm 4 người đàn ông liền mời chúng tôi qua bàn của họ, giới thiệu những miếng đất trong “giỏ hàng” của mình.
Những người này cho biết ở khu vực xã Bình Ba, đất sào (1.000 m2) đang có giá khoảng 600-700 triệu/sào, trong khi đó đất mặt tiền quốc lộ đã tăng lên 400-500 triệu đồng một mét ngang. Đây được xem là giai đoạn đỉnh điểm ở Bình Ba tính đến nay trong cơn sốt đất.
Thời điểm trước Tết Nguyên đán, đất mặt tiền quốc lộ 56 qua địa bàn được rao với giá 70-80 triệu đồng một mét ngang, qua Tết giá tăng vọt lên 200-300 triệu đồng.
“Em định đầu tư bao nhiêu tiền, lướt hay để lâu, giờ đất ở đây khó kiếm, giá cũng cao lắm rồi, nhưng nếu em cần thì vẫn tìm được, đất bọn anh vẫn có”, người đàn ông tên Đ. tự nhận là môi giới lâu năm ở Bình Ba nói.
Ông Đ. giới thiệu cho chúng tôi một lô đất cách đường lớn 200 m rộng hơn 500 m2 với giá 180 triệu đồng một mét ngang, tương đương khoảng 2,5 tỷ đồng.
“Nếu chỉ lướt thì em cũng có thể ký gửi lại chỗ anh và ra mức giá mong muốn, khi nào gặp khách ưng để mua thì em cho anh tiền hoa hồng, mười hai mươi triệu vậy thôi”, người đàn ông nói thêm.
Nhân viên của quán cà phê kể lại: “Cuối tuần trước, người ta đến đây đông lắm, quán nhà em chật kín người. Ai cũng nói chuyện đất đai, nhiều người mang theo cả xấp tiền lớn và ký kết các loại giấy tờ, hết tốp này đến tốp khác, có cả những khách đi xe hơi biển tỉnh khác đến”.
Hợp đồng đặt cọc được cò đất ở Bình Ba sử dụng để ký kết với khách hàng. Ảnh: Văn Nguyện.
Xung quanh chúng tôi là khách đầu tư đến trao đổi thông tin thị trường, những nhóm “cò đất tay ngang” vẫn trong những bộ quần áo xuề xòa chỉ chờ có khách để dẫn đi xem đất, hay cả những người môi giới chuyên nghiệp ăn vận tươm tất luôn mang theo sẵn giấy tờ của những miếng đất đang chờ được sang tên đổi chủ.
“Anh nói em nghe ở cái quán này chẳng có ai đến để uống cà phê đâu, mọi người ở đây chỉ có mua bán đất thôi”, một người đàn ông trong nhóm 4 người nói với chúng tôi.
“Tháo chạy” khỏi Bình Ba
Tuy nhiên, dường như đến nay, cơn “sốt” đất ở Bình Ba đã nguội dần sau những động thái của chính quyền địa phương.
Khi được hỏi về mức độ sôi động của thị trường những ngày qua, một người tên B. sinh năm 1991 kể lại: “Một ngày anh có khoảng 3-4 giao dịch là chuyện bình thường, và việc một ngày một miếng đất ở đây đổi đến 3-4 chủ cũng có. Nếu em xuống đây chỉ 3 ngày trước thôi thì đông vui lắm luôn, như đi chợ bán cá vậy.”
Một người khác trong nhóm môi giới ngỏ ý mời chúng tôi đi xem những khu đất ở khu vực lân cận, cách đó từ 5-10 km như xã Nghĩa Thành, Đá Bạc hay Kim Long với lý do ở đó đất còn rẻ, chưa bị đẩy lên quá cao, dễ có lời cho những khách đầu tư thích “lướt”. Dọc hai bên đường đến các xã giáp với Bình Ba này là những tờ rơi, tờ quảng cáo bán đất được dán chằng chịt trên các gốc cây.
“Gia đình em yên tâm, đã là đất ở Châu Đức này mua bao nhiêu cũng có lời, “dự án” cũng chuẩn bị làm rồi”. “Dự án” mà người này nói đến là thông tin truyền tai nhau về việc Tập đoàn Vingroup đang có phương án đầu tư tại 2 khu vực có tổng quy mô 802,2 ha tại thị trấn Ngãi Giao và xã Bình Ba, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thậm chí nhóm người này còn cho biết có người nổi tiếng cũng đã tìm đến đây để mua đất để thuyết phục chúng tôi, “Khoảng 2 giờ chiều hôm qua một MC nổi tiếng cũng về đây mua đất quá trời, còn nữ diễn viên khác cũng mua mấy miếng rồi đó. Em cứ nghĩ đi, diễn viên còn dám về đây mua thì mình sợ gì”.
UBND xã Bình Ba cắm biển cảnh báo người dân về tình trạng lập dự án “ma” nhằm phân lô, bán nền tại địa bàn. Ảnh: Văn Nguyện.
Thế nhưng không khí hôm nay đã vắng vẻ hơn, bên đường còn lác đác một vài nhóm môi giới cho các mảnh đất đã được phân lô kẻ vẽ, trong khi không còn những đoàn khách ngồi ôtô nối nhau từ tỉnh khác đến hỏi mua đất. Lực lượng CSGT, CSTT Công an huyện Châu Đức mới đây phải can thiệp để giải tán hàng trăm xe máy, ôtô gây ùn tắc, cản trở giao thông.
Đồng thời, UBND xã Bình Ba cũng đã cắm biển cảnh báo người dân về tình trạng phân lô bán nền dự án ma, đề nghị người dân cảnh giác, không thực hiện giao dịch, mua bán trên địa bàn xã.
Sẽ xử lý nghiêm tình trạng bán dự án “ma” tại Châu Đức
Trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Nguyên Dinh, Chủ tịch huyện Châu Đức khẳng định tập đoàn Vingroup đến nay mới chỉ đến địa phương làm việc ở mức khảo sát vị trí khu đất chứ chưa có kế hoạch gì về việc thành lập dự án.
Đồng thời, ông Ngô Văn Luận, Trưởng phòng Kinh tế – hạ tầng UBND huyện Châu Đức cũng cho biết hiện phía cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều chỉ đạo liên quan đến tình trạng “sốt đất” tại địa phương.
Cụ thể, UBND huyện Châu đức yêu cầu tăng cường thông tin và khuyến cáo người dân về việc Tập đoàn Vingroup mới chỉ được tỉnh đồng ý chủ trương khảo sát, nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư, các thông tin đăng tải trên mạng đều không phải là thông tin chính thức từ doanh nghiệp, chính vì vậy đề nghị người dân tỉnh táo, không bị tác động bởi hiệu ứng đám đông, tham gia đầu cơ đất đai, có nguy cơ cao thiệt hại về kinh tế cho bản thân và gia đình.
Đồng thời, ngày 19/2, UBND huyện cũng ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu điều tra, xác minh và xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo dự án, phân lô rao bán đất nền trái pháp luật trên địa bàn Châu Đức; cảnh báo cho người dân biết về những khu vực có dự án “ma” được rao bán với hình thức góp vốn, đặt chỗ… không đúng quy định.
Theo cập nhật đến 8h30 sáng ngày 22/2 từ UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng lên 76.288 ca (tăng 824 ca); số ca tử vong tăng thêm 109 ca, lên 2.345 người.
Trung Quốc Đại lục (*)
Tính đến 8h30 sáng 22/2, UB Y tế Nhà nước Trung Quốc công bố số ca nhiễm COVID-19 là 76.288 (tăng 824 ca so với trước đó); số ca tử vong là 2.345 (tăng 109 ca so với trước đó).
Vũ Hán đang có kế hoạch xây dựng thêm 19 bệnh viện dã chiến khác để tiếp nhận thêm các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Sau khi hoàn thành, tất cả bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán dự kiến cung cấp 30.000 giường. Vũ Hán đã chuyển đổi 13 địa điểm hiện có thành bệnh viện tạm thời, với tổng số 13.348 giường và khoảng 9.313 giường đã được đưa vào sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, theo Phó thị trưởng Vũ Hán.
Viện nghiên cứu Vũ Hán vừa đăng tâm thư bác bỏ tin đồn chế tạo virus, nói họ hoàn toàn trong sạch và không có gì phải hổ thẹn về những gì đã làm và sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Bức thư cho biết những lời đồn “đã gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà nghiên cứu của chúng tôi ở tuyến đầu, cũng làm gián đoạn nghiêm trọng công tác nghiên cứu của viện nhằm chiến đấu với dịch bệnh”.
Tổng Giám đốc WHO cho biết nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu cùng các chuyên gia Trung Quốc sẽ tới Vũ Hán trong hôm nay 22/2. Nhóm này trước đó đã tới điều tra dịch bệnh ở Bắc Kinh, Từ Xuyên và Quảng Đông từ ngày 17/2. Nhóm chuyên gia WHO sẽ thu thập các mẫu động vật hoang dã, tìm hiểu về nguồn gốc của chủng virus mới và nghiên cứu để xác định liệu có còn trường hợp lây truyền từ động vật sang người hay không, đồng thời sẽ tới thăm và kiểm tra điều kiện kiểm dịch ở các bệnh viện tạm thời tại Vũ Hán.
Các ca nhiễm virus corona tăng nhanh tại hai bệnh viện Bắc Kinh làm dấy lên lo ngại dịch bệnh có thể đang bùng phát tại thành phố này.
Triệu Kiến Bình, chuyên gia đầu ngành về bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc, lưu ý có những trường hợp nhiễm virus corona sau khi hồi phục được xét nghiệm lại vẫn phát hiện dấu vết của loại virus này. Một số nghiên cứu tại Canada cũng có kết quả tương tự. Xét nghiệm chất dịch từ mũi và cổ họng từ một cặp đôi đã hồi phục sau khi nhiễm virus corona cho thấy vẫn có dấu vết của virus.
Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo những trường hợp nhiễm virus corona bệnh nặng đối diện nguy cơ tử vong cao hơn bệnh nhân mắc Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Không giống như Sars, vốn chỉ tập trung vào phổi, chủng virus corona mới còn tấn công nhiều cơ quan quan trọng khác như tim và thận, có thể dẫn đến suy đa tạng. Người cao tuổi bệnh tình có khả năng trở nặng cao hơn. Khó cứu được họ nếu trên hai cơ quan bị suy chức năng cùng lúc.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết virus corona được thải ra trong phân của những người nhiễm bệnh có thể giúp giải thích lý do nó lây lan rất nhanh. Đó có thể là lý do nó gây ra dịch bệnh trên tàu du lịch Diamond Princess với cường độ thường thấy với virus noro gây bệnh dạ dày, cũng lây lan dọc theo con đường đó.
Trung tâm Y tế Cộng đồng thành phố Thành Đô cho biết một bệnh nhân nhiễm virus corona ban đầu được xuất viện ở thành phố đã phải nhập viện trở lại vì có kết quả dương tính sau thời gian cách ly tại nhà. Một số trường hợp tương tự ở những khu vực khác cũng được ghi nhận.
Ủy ban Y tế Nhà nước Trung Quốc khuyến nghị các bệnh nhân hồi phục nên tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, đeo khẩu trang và giảm thiểu tham gia hoạt động ngoài trời sau khi xuất viện để tránh nguy cơ nhiễm các loại bệnh khác.
Chợ Thương mại Quốc tế Nghĩa Ô tại tỉnh Chiết Giang mở cửa hoạt động trước kế hoạch ban đầu 3 ngày, với kỳ vọng khôi phục các hoạt động kinh tế địa phương sớm trở lại bình thường. Quyết định mở cửa sớm được đưa ra sau khi không có ca nhiễm mới nào xuất hiện ở thành phố này suốt một tuần qua. Cùng ngày, Thành phố Dệt may Chiết Giang, một trong những khu mua sắm sản phẩm dệt may lớn nhất tại thành phố Thiệu Hưng, cũng trở lại hoạt động. Việc hai trung tâm thương mại lớn hàng đầu Trung Quốc mở cửa sớm cho thấy chính phủ Trung Quốc đang quyết khôi phục hoạt động kinh tế.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.
Một người là tình nguyện viên ở Vũ Hán trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết, khu vực hỏa thiêu thi thể địa phương một ngày có thể thiêu từ một đến hai ngàn thi thể và đã đang thiêu như vậy hơn 20 ngày. Ngoài ra, một nhân viên y tế ở Vũ Hán cũng cho biết, tỷ lệ tử vong của người có triệu chứng nặng là hơn 50%.
Theo RFA, khoảng 3000 nhân viên y tế ở Trung Quốc được cho là đã bị lây nhiễm COVID-19. Từ Văn Lập (Xu Wenli), một tình nguyện viên ở Vũ Hán chia sẻ với RFA rằng vật dụng phòng hộ cho các nhân viên y tế tại tuyến đầu vô cùng thiếu thốn, có người mặc một bộ quần áo bảo hộ trong 2 ngày, cũng có người tự chế đồ dùng phòng hộ, nhân viên y tế Vũ Hán trở thành nhóm dễ bị lây lan nhất.
Ông Từ nói: “SARS cũng không nặng như thế này”. “Các nhà tang lễ ở Vũ Hán đang phải hoạt động ngoài giờ để hỏa táng các thi thể hết ngày này qua ngày khác.” “Họ có thể hỏa thiêu một đến hai ngàn thi thể trong một ngày, mà họ đã đang thiêu như vậy đến nay hơn 20 ngày rồi.”
(Ảnh chụp website RFA)
Một tình nguyên viên ẩn danh nói với RFA, sở dĩ tỷ lệ tử vong cao là vì bệnh nhân chỉ được điều trị khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn bị nặng rồi. Người này cho biết: “Phần là do người dân thiếu hiểu biết, phần là do Chính phủ làm.”
“Họ phong tỏa tin tức, nếu đợi đến lúc mọi người biết thì quá muộn rồi, bảo đảm họ cơ bản là chỉ còn chờ chết.”
“Tin tức nội bộ cho thấy tỷ lệ tử vong của người bị bệnh [COVID-19] nặng là 50%“, người này cho biết thêm.
Cô Mã, một nhân viên y tế thuộc bộ phận hậu cần của Bệnh viện Số 1 Vũ Hán nói với RFA: “Vốn là triệu chứng nhẹ, nhưng không cách nào đề kháng virus, nên sẽ diễn biến thành triệu chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong của triệu chứng nghiêm trọng là trên 50%, nếu dùng phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) thì thông thường là đã có triệu chứng nặng. Nếu sử dụng máy móc này cho bệnh nhân, thì chi phí sẽ rất cao.”
Sau vụ việc ông Lưu Trí Minh, Giám đốc Bệnh viện Hán Xương tại thành phố Vũ Hán qua đời do lây nhiễm COVID-19 vào ngày 18/2, ngày hôm sau lại có tin nói bà Vương Bình, Giám đốc Bệnh viện số 8 thành phố Vũ Hán nguy kịch vì nhiễm COVID-19. Có cư dân mạng để lại bình luận nói, giám đốc bệnh viện cũng bị lây nhiễm nữa, nói chi là những nhân viên y tế thông thường; điều này cũng cho thấy rõ nhân viên y tế Vũ Hán ở tuyến đầu bị lây nhiễm trên phạm vi rộng đã là chuyện rất phổ biến.