Ngôi nhà ‘hai trong một’ của giám đốc

TP HCMGia chủ là một giám đốc doanh nghiệp đã chọn giải pháp kết hợp căn nhà và văn phòng công ty, với hai luồng giao thông để đảm bảo riêng tư.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Trong bối cảnh giá thuê văn phòng ngày càng đắt đỏ, giám đốc một công ty thiết kế ở quận Tân Phú chọn giải pháp kết hợp văn phòng làm việc và nơi ở trong cùng một căn nhà rộng 86 m2.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Ngôi nhà năm tầng, hướng Tây, hứng nhiều nắng nóng. Để tránh nắng gắt mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, các kiến trúc sư bố trí hệ lam ngang và lớp cây xanh ở mặt tiền công trình.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Những chậu hoa giấy tạo điểm nhấn trên nền trắng của hệ lam.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Cũng nhờ hệ lam mà khi lên đèn buổi tối, công trình càng thêm nổi bật.

Bên trong nhà, để đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho không gian ở, kiến trúc sư tạo ra hai luồng giao thông riêng biệt. Các tầng văn phòng dùng thang bộ trước và sau nhà. Gia chủ sử dụng thang máy và thang bộ riêng.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Tầng trệt là chỗ để xe. Hai tầng trên làm văn phòng.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Không gian làm việc được bố trí để tận dụng lại bàn ghế, kệ công ty có sẵn.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Bên cạnh đó, kiến trúc sư đặt thêm nhiều mảng kính và cây xanh, vừa để lấy ánh sáng tự nhiên vừa tạo cảm giác thư giãn khi làm việc.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Không gian ở phía trên dành cho gia đình giám đốc gồm vợ chồng anh và hai con gái.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Để các em bé có chỗ chơi và yêu ngôi nhà của mình hơn, kiến trúc sư biến những không gian thường bị bỏ quên như gầm cầu thang thành khu thư giãn, đọc sách.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Lấy cảm hứng từ màu sắc logo công ty của người bố, nhóm thiết kế sử dụng màu vàng làm điểm nhấn trên nền màu trắng và xám để phối màu cho toàn bộ căn nhà. Màu sắc rực rỡ của nội thất tạo sự tương phản với màu trắng bên ngoài nhà.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Kiến trúc sư cũng đưa vào những món nội thất thông minh như chiếc bàn gập ở gần bếp. Nhờ đó, người mẹ có thể trông con học bài ngay cả khi nấu nướng.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Với hệ cửa kính lớn phía trước và sau công trình cùng các lỗ thông tầng trên mái, mọi không gian trong nhà đều đầy nắng, gió.

Ngôi nhà 'hai trong một' của giám đốc

Chi phí xây dựng công trình khoảng ba tỷ đồng.

Mặt bằng tầng trệt và tầng một.

Mặt bằng tầng hai và tầng ba.

Mặt bằng tầng bốn và tầng năm.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Tomqas

Nhà thơ Nguyễn Duy: ‘Vợ dìu ta từng bậc thang mòn’

Tập thơ “Vợ ơi” không chỉ là lời trìu mến nhà thơ Nguyễn Duy tặng vợ mà còn nói hộ tình cảm của biết bao ông chồng với người bạn đời.

Nguyễn Duy được biết đến với những vần thơ đầy tình cảm về quê hương, đất nước hay những trăn trở, suy tư với thế sự. Bên cạnh đó, ông cũng khiến bạn đọc xúc động với những bài thơ viết về người phụ nữ, những người bà, người mẹ, người em, người vợ.

Kể từ khi kết duyên năm 1971, bà Bùi Thị Hào – vợ nhà thơ Nguyễn Duy – là niềm cảm hứng, nhân vật trong nhiều bài thơ của ông. Trong gần 40 năm gắn bó (bà Bùi Thị Hào mất tháng 3/2019), ông đã sáng tác nhiều bài thơ với đủ cung bậc cảm xúc về vợ.

Nha tho Nguyen Duy: ‘Vo diu ta tung bac thang mon’ hinh anh 1 vo_oi_2.jpg
Tập thơ Vợ ơi. Ảnh: NXB Phụ nữ

Từ năm 1995, ông đã xuất bản tập thơ Vợ ơi với 20 bài dành tặng vợ. Mới đây, NXB Phụ nữ in lại tập thơ với phần minh họa đẹp từ bộ Lịch thơ Nguyễn Duy.

Ở đó, bạn đọc bắt gặp những nỗi nhớ nhung: “Đêm nay em anh ở đâu / cứ nhìn trăng ấy nhìn lâu thấy người” (Võng trăng). Đó có thể là sự tự trào của một người chồng: “Lúc xơ xác bờm xơm từ sợi tóc / đói lả mò về / cơm đâu / vợ ơi” (Vợ ơi).

Nguyễn Duy dùng thơ để tâm tình với vợ về nỗi niềm của những ông chồng chọn nghề cầm bút: “Ta rất gần biển rộng với trời cao / để xa cách những gì thân thuộc nhất / nồi gạo hết lúc nào ta chả biết / thăm thẳm nỗi lo mắt vợ u sầu” (Bán vàng).

Những năm tháng “tuổi xanh đã đi vào dĩ vãng”, Nguyễn Duy vẫn viết những vần thơ yêu thương: “Ứa nước mắt mà yêu nhau trọn vẹn / khấp khểnh đường dài thập thễnh bon chen / lắm lúc chữ nghĩa vô nghĩa tuốt / bàn tay bé con phủi bụi ưu phiền” (Yêu).

Nha tho Nguyen Duy: ‘Vo diu ta tung bac thang mon’ hinh anh 2 078e18e734bacfe210a0e40d1a10da4f.jpg
Nhà thơ Nguyễn Duy.

Tình cảm mà nhà thơ dành cho vợ gắn bó, trọn vẹn tới khi đầu bạc. Vợ ốm, Nguyễn Duy viết: “Nghìn tay nghìn việc không tên / Mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng / Thình lình em ngã bệnh ngang / Phang anh xất bất xang bang sao đành” (Vợ ốm).

Trong những bài thơ của mình, Nguyễn Duy nói thay những ông chồng lòng biết ơn với các bà vợ tần tảo, mang nặng gánh cơm áo, con cái trên vai. Ở đó còn là tình cảm yêu thương, thủy chung, son sắt; trong tình vợ chồng luôn có ân nặng nghĩa sâu.

Vợ ơi

Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy

ta chạy rông như gì nhỉ – quên đời

lúc xơ xác bờm xơm từ sợi tóc

đói lả mò về

cơm đâu

vợ ơi…

* * *

Và tao tác bạn bè cơn hoạn nạn

đòn du côn toé máu tâm hồn

Và tung toé cả bướm vàng bướm trắng

này giọt cay giọt đắng giọt buồn nôn

móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc

vợ dìu ta

từng bậc

thang mòn…

* * *

Đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh

một mình ta cô quạnh giữa muôn người

mặt sông lạ gợn nếp nhăn đuôi mắt

bủn rủn buồn

ta thầm kêu

vợ ơi…

Y Nguyên / Sách hay / Zing

Bức tranh condotel Việt trong tay những ông lớn trên thị trường

Một phần không nhỏ thị trường condotel Việt Nam đang nằm trong tay các ông lớn bất động sản như Vingroup, FLC, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang…

Buc tranh condotel Viet trong tay nhung ong lon tren thi truong hinh anh 1 info.jpg

Hà Bùi / Đôhọa: Nhân Lê / Zing.

Đồng Tâm: Vợ cụ Kình ngất xỉu khi công an đến khám nhà sáng 20-2


RFA


Sáng 20 tháng 2 năm 2020, khoảng 20 viên công an và những người mặc sắc phục Viện kiểm sát đến nhà cụ Lê Đình Kình ở làng Hoàng, xã Đồng Tâm đọc lệnh khám xét nhà.

 Vụ việc khiến cụ bà Dư Thị Thành, vợ cụ Kình bất ngờ ngất xỉu. Anh Trịnh Bá Phương, người có liên lạc gần gũi với gia đình cụ Kình nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại như sau:

“Khi họ đến thì họ đã đã yêu cầu là cụ Thành phải hợp tác, trước đó họ đọc một cái lệnh đó là lệnh khám nhà.

Trong đó họ yêu cầu cụ Thành phải hợp tác và nói rằng muốn đi khám toàn bộ ngôi nhà của cụ Kình.

Tuy nhiên cụ Thành không đồng ý, họ đưa ra một cái giấy bắt phải ký là không hợp tác với bên công an.”

Cũng theo cáo buộc của anh Trịnh Bá Phương, bên phía công an đã có những lời nói khiến bà Dư Thị Thành bị sốc, tăng huyết áp và té xỉu sau đó. Video được lan truyền trên mạng sau đó cho thấy nhà bà Thành có nhiều công an mặc đồng phục và cảnh bà Thành ngã gục ngay trước mặt các công an.

Anh Trịnh Bá Phương cho biết, một lúc sau có một người y tá đến tiêm cho bà Thành một mũi thuốc và lực lượng chức năng rút lui khi có nhiều người dân đến chứng kiến vụ việc. Gia đình cụ Kình cho anh Trịnh Bá Phương biết bà Dư Thị Thành đã tỉnh lại và đang được con cháu chăm sóc tại nhà.

Đài Á Châu Tự do đã tìm cách liên lạc với gia đình bà Dư Thị Thành nhưng các cuộc điện thoại đều không có người trả lời.

Trước đó vài ngày, công an Hà Nội cũng đến nhà cụ Lê Đình Kình đòi mang đi những tấm kính cửa có nhiều vết đạn bắn trên đó.

Như chúng tôi đã thông tin, rạng sáng ngày 9-1-2020, hàng ngàn cảnh sát cơ động được điều đến làng Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ các mục tiêu khi xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn cách đó khoảng hơn 3 km

Lúc đầu, Bộ Công an cho biết những người dân Đồng Tâm đã sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công các lực lượng quân đội đang xây dựng hàng rào, dẫn đến hậu quả 3 Công an tử vong, cụ Lê Đình Kình bị bắn chết, một người bị thương.

Tuy nhiên sau đó, Bộ Công an lại cho biết, người dân tấn công lực lượng chức năng ở cổng làng Hoành khi một chốt chặn của cảnh sát cơ động khi đi qua đây.

Bộ Công an cho biết đã có 22 người bị bắt giữ ở Đồng Tâm với các cáo buộc “giết người”, “chống người thi hành công vụ”, “sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép”. Người dân Đông Tâm cho biết chính quyền hiện vẫn giam giữ 27 người từ hôm 9/1 đến nay và gia đình họ không nhận được bất cứ thông tin nào từ người thân của mình.

Dạo gần đây, các nhà hoạt động đến thăm nhà cụ Lê Đình Kình và đến tận mắt chứng kiến hiện trường vụ việc đồng thời đòi hỏi tổ chức một cuộc điều tra độc lập về vụ việc ngày 9-1-2020.

Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết James Gallagher Phóng viên Y tế

 

Covid-19 – một loại virus gây viêm phổi nghiêm trọng bắt nguồn từ Trung Quốc đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Anh quốc.

Theo số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 19/02 cho biết đã có 74.185 ca nhiễm và 2.004 ca tử vong ở Trung Quốc đại lục.

Triệu chứng của bệnh

Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan.

Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi.

Các triệu chứng của virus corona
Các triệu chứng của virus corona

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh – giai đoạn giữa khi bị nhiễm virus và có những triệu chứng rõ rệt – có thể kéo dài tới 14 ngày.

Nhưng một số nhà nghiên cứu khác cho rằng thời kỳ ủ bệnh có thể dài tới 24 ngày.

Đồng thời, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết một số người có thể bị nhiễm virus trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Virus corona nguy hiểm chết người thế nào?

Dựa trên dữ liệu của 17.000 bệnh nhân nhiễm virus corona, WHO cho biết:

  • 82% phát triển các triệu chứng nhẹ
  • 15% phát triển các triệu chứng nghiêm trọng
  • 3% bị bệnh nặng

Tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này được đặt tên là Covid-19 này được ghi nhận khá thấp (từ 1% đến 2%). Tuy nhiên, các số liệu này không đáng tin cậy.

Hàng ngàn người đang được điều trị nhưng có nguy cơ tử vong. Vì thế, tỷ lệ người chết vì virus corona có thể cao hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nắm được có bao nhiêu trường hợp bị nhiễm nhẹ mà chưa được báo cáo. Vì thế, tỷ lệ tử vong vì virus corona này cũng có thể thấp hơn.

Để so sánh con số này, cần đặt vào bức tranh chung: khoảng một tỷ người bị cúm mỗi năm, trong đó khoảng 290.000 đến 650.000 người tử vong. Điều này ghi nhận, mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm biến hóa hàng năm.

Virus corona có thể được điều trị hay chữa khỏi?

Hiện tại, việc điều trị dựa trên những điều căn bản như duy cho cơ thể bệnh nhân hoạt động bình thường, bao gồm hỗ trợ việc hô hấp, cho đến khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể tự chống lại virus.

Tuy nhiên, việc phát triển vắc-xin vẫn đang được tiến hành vơi hy vọng sẽ thử nghiệm thành công trên người trước cuối năm nay.

Các bệnh viện cũng đang thử nghiệm thuốc chống virus để đo lường sức ảnh hưởng của chúng.

Bản đồ hiển thị độ lây lan của virus corona
Bản đồ hiển thị độ lây lan của virus corona

Bảo vệ bản thân thế nào?

WHO khuyến nghị:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel rửa tay có thể diệt trừ virus
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi – lý tưởng nhất là dùng khăn giấy – và sau đó rửa tay để ngăn sự lậy lan của virus
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng – nếu tay bạn nhiễm virus có thể khiến virus đi vào trong cơ thể bạn
  • Đừng đến tiếp xúc quá gần với những người có triệu chứng ho, hắt hơi hoặc bị sốt. Họ có thể truyền những giọt nước chưa virus vào trong không khi. Lý tưởng nhất là giữ khoảng cách khoảng 1 mét.

Virus corona lan nhanh như thế nào?

Hàng ngày, các báo cáo ghi nhận thêm hàng ngàn trường hợp nhiễm mới.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng quy mô thực sự có thể lớn hơn 10 lần so với con số chính thức.

Số lượng các trường hợp nhiễm virus được cho sẽ tăng gấp đôi từ sau năm đến bảy ngày.

Virus corona lây lan sang 26 quốc gia và vùng lãnh thổ
Virus corona lây lan sang 26 quốc gia và vùng lãnh thổ

WHO cho biết tuy dịch bệnh bùng phát và được xem là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng vẫn có thể được ngăn chặn.

Nhưng một số chuyên gia, bao gồm cựu giám đốc của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ nói rằng, nó có thể trở thành một đại dịch – một dịch bệnh toàn cầu.

Cảm lạnh và cúm có xu hướng lây lan nhanh nhất vào mùa đông, hy vọng việc chuyển mùa có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát.

Việc nghỉ học cũng có thể giúp làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, một chủng virus corona khác – Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) – đã hoành hành vào mùa hè ở Ả Rập Saudi. Vì thế, cũng không có gì đảm bảo thời tiết ấm hơn sẽ ngăn được sự bùng phát.

Dịch khởi phát ra sao?

Virus này không thực sự “mới” – nó chỉ mới đối với cơ thể con người, được lây nhiễm từ loài này sang loài khác.

Những ca nhiễm đầu tiên được cho là có liên quan đến Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, Trung Quốc, ở Vũ Hán.

Ở Trung Quốc, người dân thường tiếp xúc khá gần gũi với những động vật mang virus. Chưa kể, với mật độ dân số dày đặc như Trung Quốc, căn bệnh này lại càng dễ dàng lây lan hơn.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars), cũng do một loại virus corona gây ra, được xác định bắt nguồn từ loài dơi. Sau đó lây nhiễm cho cầy hương rồi truyền sang người.

Dịch Sar, bắt đầu ở Trung Quốc năm 2002, đã giết chết 774 trong số 8.098 người mắc bệnh.

Người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnhhình ảnhGETTY IMAGES
Người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh

Virus hiện tại – một trong bảy loại virus corona – dường như không biến đổi gì cho đến nay. Các nhà khoa học vẫn tiến hành theo dõi sát sao dù virus corona này có vẻ ổn định.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 20/2)

Theo cập nhật đến 8h30 sáng ngày 20/2 từ UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng lên 74.573 ca (tăng 388 ca); số ca tử vong tăng thêm 113 ca, lên 2.117 người.

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Tính đến 8h30 sáng 20/2, UB Y tế Nhà nước Trung Quốc công bố số ca nhiễm COVID-19 là 74.573 (chỉ tăng 388 ca so với trước đó); số ca tử vong là 2.117 (tăng 113 ca so với trước đó). Có thể thấy số ca nhiễm mới đột ngột giảm mạnh so với những ngày trước đó. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 25/1.
  • Trung Quốc đã thu hồi thẻ báo chí của ba phóng viên báo Wall Street Journal, yêu cầu họ rời Trung Quốc trong 5 ngày vì bài báo liên quan đến dịch viêm phổi. Bài bình luận có tiêu đề “Trung Quốc – con bệnh thực sự của châu Á” đề cập đến dịch COVID-19 đăng trên trang nhất tạp chí Wall Street Journal hôm 3/2 bị Trung Quốc cáo buộc là “phân biệt chủng tộc”, “giật gân” và chỉ trích tạp chí vì không xin lỗi chính thức.
  • Chuyên gia y tế Trung Quốc Chung Nam Sơn cảnh báo lây nhiễm tại Vũ Hán vẫn sẽ chưa dừng lại do việc cách ly không hiệu quả; cần phải làm được việc cách ly bệnh nhân khỏi những người khỏe mạnh và tách biệt các bệnh nhân nhiễm virus corona với bệnh nhân cúm thông thường.
  • Một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc và được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Trung Quốc hôm thứ Hai cho biết virus corona mới rất dễ lây lan nhưng không gây tử vong như các bệnh tương tự trước đây như SARS hay MERS. Nghiên cứu này đã xem xét hơn 72.000 trường hợp được xác nhận và nghi ngờ nhiễm COVID-19.
  • Thêm 1 gia đình có 4 người tử vong do COVID-19 tại Vũ Hán: bà Liu Fan, 59 tuổi, phó y tá trưởng bệnh viện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, cùng 3 người thân trong gia đình là bố mẹ và em trai. Trước đó, cũng tại bệnh viện này, bác sĩ Lưu Trí Minh, 51 tuổi, giám đốc bệnh viện và là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng, cũng qua đời vì COVID-19. Ông được cho là đã bị nhiễm virus trong lúc điều trị cho các bệnh nhân.
  • Chiều 19/2, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tại Vientiane, Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ phòng chống virus corona và đánh giá cao công tác phòng dịch của Việt Nam. Ông Vương Nghị đề nghị Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

Thế giới

  • Du thuyền Diamond Princess ngày 19/2 thông báo có thêm 79 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 621. Xem chi tiết. Đã có nhiều chỉ trích đối với việc kiểm dịch trên du thuyền, được cho là nguyên nhân khiến bệnh lây lan nhanh chóng. Xem video.
  • Canada bắt đầu sơ tán công dân khỏi du thuyền Diamond Princess ở Yokohama, Nhật Bản từ tối hôm nay 20/2. Những người có triệu chứng bệnh sẽ không được phép lên máy bay, những người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được điều trị tại Nhật Bản. Đối với những người còn lại, khi trở về Canada sẽ phải cách ly trong 14 ngày. Canada có tổng cộng 251 công dân trên du thuyền Diamond Princess và 47 người dương tính với COVID-19.
  • Iran: Bộ Y tế Iran ngày 19/2 cho biết phát hiện hai người đầu tiên nhiễm virus corona tại nước này ở thành phố Qom, phía nam Tehran. Tuy nhiên, sau vài giờ nhập viện, hai người này đã tử vong “do tuổi già và vấn đề hệ miễn dịch”. Hai người này được cho là chưa từng ra nước ngoài bao giờ. Hiện chưa rõ hai người này lây bệnh từ đâu.
  • Hàn Quốc có 36 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 82. Trong số người nhiễm mới, 15 người được cho là bị lây từ một bệnh nhân không được cách ly kịp thời.
  • Ai Cập: Ca dương tính đầu tiên ở nước này vừa được đính chính lại là âm tính. Như vậy châu Phi là lục địa duy nhất không có người nhiễm bệnh.
  • Singapore có 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 84. Tất cả 3 ca nhiễm mới đều là công dân Singapore và không có tiền sử đến Trung Quốc.
  • Nhật Bản có 10 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 84.
  • Hồng Kông có 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 65. Hồng Kông ngày hôm qua cũng có ca tử vong thứ 2 vì virus corona.
  • Đài Loan có 1 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm là 23. Bệnh nhân mới nhất là chị gái của ca bệnh trước đó đã tử vong ở Đài Loan. Gia đình này có tới 5 người nhiễm virus.
  • Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các máy đo nhiệt độ ở các sân bay chưa phát hiện được ca nhiễm COVID-19 nào, trong khi đó có tất cả 10 người đã đi qua máy kiểm tra nhiệt độ mà máy không phát hiện ra nhưng sau đó kết quả xét nghiệm lại cho thấy dương tính với virus.
  • Mông Cổ sẽ đóng cửa tất cả các trường học cho đến cuối tháng 3 do lo ngại về tình trạng lây lan của virus corona.
  • WHO tin Triều Tiên vẫn chưa có ca nhiễm COVID-19 nào. Xem chi tiết.

Việt Nam

  • Việt Nam có thể đủ điều kiện công bố hết dịch nếu sau 28 ngày từ ngày 13/2 không ghi nhận thêm ca nhiễm mới COVID-19 nào, theo TS Đặng Quang Tuấn, quyền Cục trưởng cục y tế dự phòng.
  • Hiện 16/16 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đều có sức khoẻ ổn định, âm tính với virus, 13/16 người đã xuất viện. Dự kiến tất cả những ca còn lại sẽ được xuất viện trong tuần này.
  • Theo Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, bệnh nhân Hồng Kông ủ bệnh COVID-19 khó gây lây nhiễm khi du lịch Đà Nẵng, do thời điểm bệnh nhân rời khỏi Đà Nẵng (ngày 1/2) đến lúc phát bệnh (ngày 12/2) là 11 ngày, nên nhận định bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian ở tại Đà Nẵng là không chắc chắn và thiếu cơ sở.
  • Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết từ ngày 20/2, cửa khẩu Tân Thanh sẽ thông quan hàng hóa trở lại.
  • Phó giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết tàu du lịch biển Silver Spirit (Bahamas) vừa cập cảng Tiên Sa, có gần 200 du khách châu Âu. Những người này đã được kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt trước khi lên bờ. Tất cả du khách trên tàu đều không có bất thường về sức khỏe.

Bảo Minh (t/h) / Trithucvn

Helen Raleigh: ‘Viêm phổi Vũ Hán’ kéo theo ba tác động lớn với TQ

Nhà nghiên cứu chính sách di dân Trung Quốc Helen Raleigh trong bài viết trên Fox News hôm 17/3 đã nhận định, dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ xuất hiện từ cuối năm 2019 sẽ đưa đến ba tác động lâu dài cho Trung Quốc Đại Lục, một trong số đó là nhiều người Đại Lục có thể di cư ra nước ngoài sau khi dịch bệnh kết thúc. 

Nhà nghiên cứu chính sách di dân Trung Quốc Helen Raleigh đã viết trên Fox News rằng ‘viêm phổi Vũ Hán’ sẽ kéo theo ba tác động lâu dài đối với Đại Lục, một trong số đó là nhiều người Đại Lục có thể di cư ra nước ngoài sau khi dịch bệnh kết thúc. (Ảnh: CNA)

Bà Helen Raleigh, một người phụ nữ gốc Hoa, hiện là nhà nghiên cứu chính sách nhập cư tại Viện Centennial Institute ở Colorado, Mỹ. Bà đã viết trên Fox News: “Một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cao cấp ở Trung Quốc dự đoán rằng virus corona mới có thể lên đến đỉnh điểm trong tháng này. Tôi rất mong các nhà khoa học và chuyên gia y tế có thể tìm ra biện pháp chữa trị loại virus chết người này càng sớm càng tốt. Nhưng sau khi dịch bệnh được ngăn chặn, nó vẫn sẽ để lại nhiều ảnh hưởng lâu dài với Trung Quốc và khu vực khác trên thế giới.”

Sau đây là một vài điểm chính trong 3 tác động của dịch bệnh đối với Trung Quốc Đại Lục mà bà Helen Raleigh đã nêu ra trong bài viết của mình.

Tác động thứ nhất: Virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ sẽ làm sâu sắc và khuếch đại hiệu ứng “tách rời”

Raleigh cho rằng, thương chiến Mỹ – Trung đã kích hoạt “sự tách rời” của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong cuộc chiến thương mại, các công ty sản xuất của Mỹ đã bắt đầu dịch chuyển các nhà máy và chuỗi cung ứng ra khỏi Đại Lục để tránh phải chịu mức thuế quan cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại, do dịch bệnh bùng phát, nhiều nhà máy và doanh nghiệp ở Trung Quốc rơi vào tình trạng tạm ngừng hoạt động và chưa biết khi nào mới có thể phục hồi. Đồng thời, nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ đều áp đặt lệnh hạn chế di chuyển đến Trung Quốc và ngược lại. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc xem có nên “tách rời” khỏi Trung Quốc hay không.

Ví dụ, Trung Quốc là một trong những thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô lớn của thế giới. Gần đây, nhà sản xuất ô tô Hyundai đã phải đóng cửa nhà máy lắp ráp tại Hàn Quốc vì không thể nhập được phụ tùng ô tô cần thiết từ Trung Quốc. Một số nhà sản xuất ô tô khác cũng đang phải lên Kế hoạch B nhằm đảm bảo nguồn cung đầy đủ linh kiện phụ tùng cho lắp ráp.

Từ các hãng xe hơi đến các nhà sản xuất gậy khúc côn cầu, hầu hết công ty trên khắp thế giới đều đã nhận ra sự bất lợi khi họ phải dựa vào một quốc gia duy nhất cung cấp các mặt hàng cần thiết. Không chỉ có “sự tách rời” của kinh tế Mỹ-Trung là không thể đảo ngược, mà xu thế tách rời này đang có khả năng khuếch đại đến nhiều quốc gia khác. Raleigh nói rằng, trong thời gian tới chúng ta có thể chứng kiến nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Tác động hai: Trung Quốc sẽ không thể trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao

Raleigh tin rằng việc “tách rời” sẽ thúc đẩy tác động dài hạn thứ hai: Trung Quốc có thể bị kẹt vĩnh viễn trong “Bẫy thu nhập trung bình” (Middle-income Trap). “Bẫy thu nhập trung bình” là một hiện tượng kinh tế phản ánh nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng bị đình trệ ở mức thu nhập trung bình thấp và không thể trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao. Ngân hàng Thế giới định nghĩa một nền kinh tế “thu nhập trung bình thấp” là một nền kinh tế có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong khoảng từ 1.000 – 12.000 USD. Theo định nghĩa này, Trung Quốc đã dừng ở một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp trong suốt hơn 20 năm qua.

Raleigh còn nói, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rất muốn kinh tế Trung Quốc không bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Tuy nhiên, do nợ gia tăng, sự già hóa dân số và tốc độ cải cách kinh tế chậm lại, kể từ năm 2012, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm thấp từ hai con số xuống tăng trưởng một con số. Năm 2019, thương chiến Mỹ – Trung tiếp tục tác động xấu đến kinh tế quốc gia hơn 1 tỷ dân này.

Theo số liệu chính thức phía chính quyền Bắc Kinh công bố, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 đạt mức 6,1%, mức tăng trưởng chậm nhất trong ba năm qua. Giới chức Bắc Kinh vốn hy vọng mức chi tiêu của người tiêu dùng trong nước có thể đảm bảo duy trì kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, giá thịt lợn tăng vọt do tác động của dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng của người Trung Quốc trong năm qua. Các chuyên gia cho rằng, hiện tại đã không còn thời gian cho Trung Quốc đi từ nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp đến mức thu nhập trung bình cao nữa.

Dễ thấy, dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ đã giáng thêm một đòn mạnh nữa vào kinh tế Trung Quốc vốn đang ở trạng thái không mấy lạc quan. Do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như lệnh phong tỏa tại hơn 80 thành phố trên toàn quốc, hàng loạt ngành nghề tại Trung Quốc đã suy giảm nghiêm trọng như du lịch (cả trong nước và quốc tế), ngành bán lẻ, ngành dịch vụ (nhà hàng, khách sạn)… Nhiều nhà máy đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần, nhân công nhiều nơi cũng không thể đi làm trở lại sau dịp Tết do bị phong tỏa ở địa phương… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện đang vô cùng lao đao, ít nhất một phần ba trong số đó đã cạn tiền mặt.

Hàng trăm triệu cư dân Trung Quốc đang chịu lệnh phong tỏa vẫn chưa nhìn thấy ánh bình minh. Họ chưa biết khi nào mới có thể trở lại với cuộc sống bình thường và có thể đi làm. Nếu tình trạng này tiếp diễn, một số doanh nghiệp phải đối diện với tình trạng đóng cửa và số người thất nghiệp cũng sẽ gia tăng.

Chính quyền Bắc Kinh có thể lại sử dụng các biện pháp tương tự như trước đây để kích thích nền kinh tế, như hạ lãi suất, bắt buộc các ngân hàng quốc doanh cho các doanh nghiệp nhỏ vay, giảm thuế cá nhân và giảm tiền thuê nhà… Mặc dù các biện pháp này có thể ngăn kinh tế Trung Quốc bước vào suy thoái, nhưng chắc chắn không đủ để tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Tác động thứ ba: Trung Quốc có thể xuất hiện làn sóng di dân quy mô lớn

Raleigh nói rằng, trong suốt vài chục năm trở lại đây, hầu hết người Trung Quốc đều phải chấp nhận chịu sự hạn chế về quyền lợi và tự do để đánh đổi lấy thịnh vượng và ổn định mà Bắc Kinh cam kết sẽ mang đến. Không giống như phong trào biểu tình dân chủ ở Hồng Kông và chiến dịch giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, dịch bệnh do virus corona mới ảnh hưởng đến toàn bộ người dân Trung Quốc theo các cách khác nhau, rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh, thậm chí tử vong.

Đối mặt với nỗi sợ hãi dịch bệnh và lo lắng cuộc sống thường nhật của mình bị phá vỡ, người dân Trung Quốc ngày càng ý thức được rằng, nếu chính quyền sớm đưa ra thông báo về dịch bệnh, giống như “người thổi còi” đã lên tiếng hồi tháng 12 năm ngoái, thì tất cả những khổ nạn mà họ đang phải đối mặt hiện nay có thể đã không diễn ra.

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng do nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ cuối cùng đã kích phát sự phẫn nộ và tức giận của công chúng đối với chính quyền Bắc Kinh trong việc che giấu tình hình dịch bệnh, đối với những quan chức bất tài và dối trá. Họ ngày càng thất vọng vào chính quyền, khi mà các nhà lãnh đạo đặt sự ổn định chính trị và ổn định xã hội cao hơn sinh mệnh của người dân. Làn sóng yêu cầu tự do ngôn luận được dấy lên như thác lũ, nhưng nhanh chóng bị chính quyền tìm cách dẹp yên, thậm chí còn đe dọa những ai dám lên tiếng sẽ phải “trả giá đắt”.

Raleigh cho biết, gần đây có hai phóng viên Trung Quốc đã “biến mất” sau khi đăng một số video thương tâm từ Vũ Hán lên mạng. Mặc dù viễn cảnh hàng triệu người xuống đường phản đối chính quyền sẽ không diễn ra như ở Hồng Kông, nhưng nhiều người do tức giận và thất vọng, sẽ tìm nơi di trú an toàn cho bản thân và gia đình sau khi đại dịch kết thúc. Do đó trong tương lai gần, làn sóng người Trung Quốc di dân quy mô lớn dẫn đến dòng vốn lưu động theo là điều khó tránh khỏi.

Cuối cùng Raleigh kết luận, chỉ trong vài ngày tới, chúng ta có thể sẽ hiểu thêm hoặc thấy rõ ràng hơn sự tác động của dịch bệnh đối với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Minh Ngọc / Trithucvn