TP HCM – Cây xanh trải từ tầng trệt lên mái kết hợp với nội thất đầy màu sắc biến căn nhà thành chỗ nghỉ dưỡng tại gia.
Ngôi nhà rộng 200 m2 ở Thảo Điền, quận 2 khiến người đi đường chú ý bởi nó “bị” cây xanh trùm kín từ dưới lên trên. Xuất phát từ lợi thế nằm gần sông và có hai mặt tiền của căn nhà, gia chủ cũng là kiến trúc sư, mong muốn tạo nên chốn nghỉ dưỡng yên bình mà độc đáo cho gia đình.
Quan niệm cây xanh là yếu tố đầu tiên của không gian sống chất lượng, gia chủ bố trí nhiều cây cối từ tầng trệt cho tới mái dù biết sẽ mất công chăm sóc.
Cây cối chiếm khoảng 15% diện tích mỗi tầng, vừa làm “mềm” mặt tiền vừa đưa mảng xanh vào các phòng. Để đỡ vất vả, gia chủ bố trí thêm hệ thống tưới tự động.
Để không gian phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau, gia chủ thiết kế bên trong nhà đơn giản. Sau này, nếu sở thích thay đổi, họ có thể thay đổi đồ đạc mà không lo “chọi” với tổng thể ngôi nhà.
Ở thời điểm hiện tại, nội thất căn nhà theo phong cách gypsy nhiều màu sắc, chủ yếu là vật lưu niệm vợ chồng gia chủ thu thập từ những chuyến du lịch.
Phòng khách nối liền với bếp. Với thiết kế lệch tầng, khu bếp nằm tách biệt phía sau mà không cần sử dụng vách ngăn.
Khu vực cầu thang dẫn lên các phòng ở phía trên được trang trí thêm mảng xanh và những ô kính màu.
Như không gian bên dưới, phòng ngủ đơn giản, ít đồ đạc nhưng vẫn ngập tràn màu sắc. Điểm đặc biệt là giường được thiết kế thấp hơn mặt sàn.
Ô cửa lớn ở mặt tiền và những ô cửa nhỏ bên hông nhà giúp gia chủ ngắm nhìn không gian xanh cũng như đón nắng gió từ sông Sài Gòn.
Thay vì nằm trong một khối kín, bồn tắm được đưa ra ngoài, kết hợp với thiên nhiên tạo thành spa tại gia.
Trên mái, gia chủ bố trí một bể bơi lớn kích thước 3 x 14 m.
Bể bơi này khai thác tối đa lợi thế hướng ra sông của căn nhà, cho gia chủ thỏa sức ngắm cảnh hoàng hôn và thành phố.
Kết hợp giữa không gian, thiên nhiên và kỷ niệm, ngôi nhà tách biệt với cuộc sống đô thị ồn ào, là nơi gia chủ nghỉ ngơi sau ngày làm việc căng thẳng.
người ta xếp nhà văn cao trên ăn mày một bậc, nhà văn đứng đầu trong đám thảo dân, đứng cuối trong các phẩm trật triều đình.
Hỏi: Có nghề văn không?
Đáp: Có! Nó cũng giống như những nghề khác. Như nấu ăn, thợ xây, buôn bán v.v.. Có thành bại, vinh nhục, giầu nghèo.
Hỏi: Nghề văn khác nghề khác thế nào?
Đáp: Có lẽ bởi nó vô chiêu, không có hình tướng. Nó là sản phẩm và kết quả của hoạt động vô thức nhiều hơn ý thức. Công cụ của nó là ngôn ngữ. Nó gần với tôn giáo và chính trị. Nó đi tìm Đạo, tìm ý nghĩa cuộc sống, tìm sự giác ngộ.
Hỏi: Sao chỉ nói “nghề”, không nói “nghiệp”?
Đáp: Nghiệp đến sau, cuối đời mới biết được. Có lẽ cũng không hẳn thế. Nó đến từ trước, từ kiếp trước với ai đó. Tôi nói nghề là nói đến vật chất, tiền bạc, kiếm sống. Tôi không hiểu những người nói “viết văn không phải là nghề mà là nghiệp của anh ta (hay chị ta)”. Nói thế to tát quá, đáng sợ quá. Nghiệp văn là một nghiệp chướng rất nặng, rất kinh khủng, nhiều hệ lụy. Nó là một chương trình tâm linh từ đâu đấy không ai hiểu được. Nhà văn (rốt ráo) trước sau gì vẫn phải – và chỉ là người đi tìm Đạo mà thôi. Anh ta dại dột chạy tế lên trước để vén tấm màn vô thức lên cho mọi người cảm thấy, trông thấy rồi sau đó để họ về nhà, họ ngẫm nghĩ và ý thức để sống cuộc đời của họ sao cho có Đạo. Một tác giả có độc giả hơi giống một thứ nam châm tinh thần hoặc tình cảm thế nào đó có hào quang thực sự. Jesus Christ là hình mẫu của một nhà văn cổ điển như thế. Người ta gọi ông là Chúa. Chúa Jesus Christ là nhà văn thất bại vĩ đại nhất trên thế gian này.
Hỏi: Nhà văn thất bại, vậy thế nào là nhà văn thành công?
Đáp: Như mọi người thường vẫn quan niệm thôi: “vinh thân phì gia”, “ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”, có được một giải thưởng gì đấy đáng giá.
Hỏi: Nghe có vẻ dung tục, tầm thường?
Đáp: Thường. Không phải tầm thường. Khác với tầm thường. Khó. Rất là khó!
Hỏi: Một nhà văn cần phẩm chất gì?
Đáp: Tôi không biết rõ lắm. Tôi chỉ nhắc lại lời của các cụ ngày xưa thôi. Lê Quý Đôn (1726-1784) nói: “Văn học không phải trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”. Lê Quý Đôn quan niệm như thế nghĩa là mặc nhiên đặt nhà văn vào vị trí một trí thức, thậm chí phải là người trí thức nhất trong cộng đồng.
Hỏi: Cổ điển quá, tuyệt đối quá!
Đáp: Đúng rồi. Rất cổ điển, tuyệt đối! Nhưng nên hướng về cổ điển và tuyệt đối. Tôi thì chưa thấy ai làm được như thế trong thế hệ mình.
Hỏi: Anh là ai?
Đáp: Tôi là một dạng ăn may, một nhà văn may mắn gặp thời. Tôi gặp được toàn những người rất tốt. Tôi ăn may…
Hỏi: Ăn may hay ăn mày?
Đáp: Thành công thì gọi ăn may! Hồi bé tôi rất thích truyện Trạng Lợn. Trạng Lợn đi qua một cái làng, định vào đấy nghỉ đêm, thấy ở cổng làng có dựng một cái chày đứng. Trạng Lợn thấy thế, bèn lấy bút ra viết vào tường hai chữ “đừng cháy” rồi bỏ đi. Thế nào đêm ấy làng này để củi lửa ra sao hóa ra cháy sạch! Chuyện ấy thật buồn cười, nó ám ảnh suốt cuộc đời viết văn của tôi.
Hỏi: Anh đã gặp chuyện gì tương tự thế chưa?
Đáp: Gặp nhiều chứ!
Hỏi: Ví dụ?
Đáp: Năm 2004, tôi được mời sang Pháp để ra mắt cuốn “À nos vingt ans” (Tuổi 20 yêu dấu). Hôm ấy có ông Jean Lacouture (1921-2015) một người quan trọng, là chuyên gia số 1 về Việt Nam của chính phủ Pháp. Câu đầu tiên ông ấy nói với tôi là: “Khi tôi đến Việt Nam thì anh vẫn còn chưa đẻ!” Tôi chẳng biết nói sao. Trước đấy người ta hỏi tôi: “Anh nghĩ thế nào về việc nhà văn được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh?”. Tôi hỏi: “Huân chương có tiền không?” Họ bảo: “Không!” Tôi bảo: “Vậy đấy là huân chương cho người yoga!” Họ bảo họ không hiểu. Tôi bèn lấy giấy vẽ một người cởi trần đóng khố, gày trơ xương đang đứng, còn bên cạnh có một người đội mũ phớt, mặc com-plet, miệng tươi cười, một tay cầm búa, một tay cầm cái đinh sắt dài 20 phân đóng vào ngực anh ta. Tôi bảo: “Đây là huân chương cho người yoga”. Họ cười hỏi: “Nếu được tặng huân chương ông có nhận không?” Tôi lắc đầu. Sau này tôi được nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh (Hiệp sĩ về Văn học và Nghệ thuật) ở Hà Nội, lúc ấy tôi mới biết hóa ra tôi đã được ngài Bộ trưởng Bộ văn hóa Pháp Jean-Jacques Aillagon ký cho tôi nhận huân chương ấy từ ba năm trước rồi.
Hỏi: Được nhận huân chương anh thấy sao?
Đáp: Vinh dự vô cùng! Tôi rất hãnh diện. Cả nhà tôi cảm động. Từ khi được nhận huân chương tôi không còn được “tự do” nữa (ý tôi muốn nói là “bừa bãi” nữa).
Hỏi: Anh nói ăn may. Thế ăn mày?
Đáp: Thường người ta xếp nhà văn cao trên ăn mày một bậc, nhà văn đứng đầu trong đám thảo dân, đứng cuối trong các phẩm trật triều đình. Giàu không ai viết văn cả (vì giàu thì hỗn, mà viết văn đòi hỏi khiêm tốn), ở đây trừ vài “người điên thiên tài” thực sự như Tào Tuyết Cần, Bồ Tùng Linh, Lev Tolstoy… là những trường hợp đặc biệt từ người giầu có do viết văn họ lại hóa ra nghèo. Nghèo thì cũng không ai đi viết văn cả (vì nghèo thì hèn, mà viết văn lại cần dũng khí, khi cần thì họ nhảy vèo xuống nước giống như Khuất Nguyên, thế là cả một nền chính trị đương thời bị mang tiếng). Nhà văn là người biết sống trung dung, phong lưu, tri túc, “cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm”. Không dễ gì tổ chức được một cuộc đời như thế. Rất khó, khó nhất không phải chỉ là tiền bạc, cũng khó nhất không phải chỉ là tri thức – mà khó nhất lại là đạo đức! Các cụ ngày xưa nói “có đức không đủ sức mà ăn” là vô cùng sâu sắc, vô cùng tế nhị.
Hỏi: Đạo là con đường, đúng không?
Đáp: Đúng! Là con đường, con đường có nhiều chặng. Đích đến là Đức vậy. Nhà văn dùng ngôn ngữ văn học để hướng người đọc về “cái đang là” với đích đến là đạo đức. Ta sẽ lại còn nói tiếp về nó…
Về cơ bản, phổi của bệnh nhân sẽ cứng lại, ngập dịch và họ không còn thở được.
Covid-19 – căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra đặc trưng bằng những triệu chứng chẳng khác gì cảm cúm. Một người khỏe mạnh sẽ nhiễm virus sau khi hít phải các giọt bắn từ người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Sau đó, quá trình ủ bệnh âm thầm bắt đầu khi virus âm lên trong đường hô hấp. Các triệu chứng xuất hiện sau đó bao gồm ho, sốt, khó thở, đau đầu, sổ mũi. Nhưng chính xác thì bằng cách nào Covid-19 có thể tiến triển, để đặt một người chỉ đang sổ mũi vào máy thở và đôi khi giết chết họ?
Đối với hầu hết bệnh nhân, virus corona bắt đầu lây nhiễm và gây ra những tổn hại nặng nề nhất bên trong hai lá phổi của họ. Bởi suy cho cùng cũng giống như cúm, Covid-19 là một bệnh đường hô hấp.
Virus được hít vào từ những giọt bắn của một người bị bệnh, khi họ ho hoặc hắt hơi. Từ đó, nó sẽ xâm nhập đường hô hấp của một người khỏe mạnh và tìm đến phổi. Ở phổi, Covid-19 mới tìm thấy tế bào mục tiêu của chúng.
Giống với virus SARS trước đây, Covid-19 có các protein dạng gai để liên kết với thụ thể ACE2. Mà thụ thể này chỉ có trong các tế bào phổi và tim của con người. Nhưng cả hai chủng virus này đều buông tha trái tim, vì một lý do nào đó các nhà khoa học cũng chưa thể biết.
*Tham khảo bài viết của Bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Saint Paul: Hiểu đúng về họ virus corona để không hoảng loạn. Để cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 (virus corona mới) nhấn vào đây.
Matthew B. Frieman, một phó giáo sư tại Đại học Maryland – người chuyên nghiên cứu các chủng virus corona có độc tính cao cho biết: Về cơ bản, Covid-19 sẽ làm những gì tương tự virus SARS đã làm. Nó sẽ gây bệnh theo 3 giai đoạn: nhân lên, kích thích phản ứng miễn dịch quá mức và cuối cùng săn phẳng lá phổi của người bệnh.
Mặc dù vậy, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm virus corona đều kết thúc bằng một lá phổi mục ruỗng. Thống kê trước đây cho thấy chỉ có 25% bệnh nhân nhiễm SARS bị suy hô hấp nặng. Tương tự, dữ liệu mới cho thấy khoảng 82% các ca nhiễm Covid-19 chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ.
Nhưng trong trường hợp một ca bệnh nghiêm trọng thì sao? Virus corona sẽ nhanh chóng xâm chiếm được các tế bào phổi của con người thông qua những chiếc “cổng quẹt thẻ” ACE2. Những tế bào phổi có hai loại: những tế bào tạo ra chất nhầy và những tế bào có dạng lông gọi là vi mao.
Chất nhầy là một thành phần thiết yếu bên trong phổi, nó bảo vệ mô phổi khỏi những mầm bệnh và đảm bảo cho cơ quan hô hấp của bạn không bị khô. Các tế bào vi mao được nhúng trong chất nhầy, chúng chuyển động liên tục để dọn sạch các mảnh vụn lạ được hít vào theo đường không khí, chẳng hạn như phấn hoa hoặc virus.
Frieman giải thích rằng SARS rất thích lây nhiễm và phá hủy những tế vào vi mao này. Virus chèn RNA của nó vào DNA của tế bào phổi và chiếm quyền kiểm soát nó. Ở đây, nó sẽ lợi dụng cỗ máy sản xuất protein và vật chất di truyền của tế bào vi mao để tự tổng hợp và nhân lên hàng ngàn lần.
Khi tế bào phổi đã chứa quá nhiều virus, nó đơn giản là bị nổ tung, giải phóng hàng chục ngàn con virus để chúng tiếp tục đi lây nhiễm các tế bào mới. Phản ứng dây chuyền diễn ra khiến lớp vi mao trong phổi người bệnh bị bong tróc.
Người bệnh sẽ ho ra chúng, cùng với chất nhầy, các mảnh vụn, bụi bẩn và cả hàng triệu virus Covid-19 vừa được nhân lên nhưng chưa kịp chui vào các tế bào phổi mới. Điều này gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm sốt, ho, khó thở và viêm phổi.
Giai đoạn một kết thúc khi quá trình viêm bắt đầu hình thành. Lúc này, giai đoạn hai được bắt đầu khi hệ thống miễn dịch phát hiện ra tổn thương trong phổi gây ra bởi những con virus ngoại lai. Nó bắt đầu huy động một đội quân tế bào miễn dịch tràn vào phổi nhằm tiêu diệt virus và sửa chữa những mô bị tổn thương.
Nếu người bệnh nhiễm Covid-19 có một hệ miễn dịch tốt, các tế bào sẽ làm đúng trách nhiệm của mình. Chúng chỉ tấn công virus và đóng quân ở những vùng phổi bị tổn thương. Các thiệt hại nhanh chóng được khắc phục và người nhiễm virus sẽ tự khỏi bệnh.
Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch đã bị trục trặc, đội quân tế bào của họ đơn giản là bị mất kiểm soát toàn bộ. Chúng sẽ chỉ tràn vào phổi và tiêu diệt bất kỳ một thứ gì trên đường đi của mình, cả các virus, cả các tế bào phổi còn đang khỏe mạnh.
Vì vậy, người bệnh lúc này sẽ phải chịu thiệt hại kép từ phản ứng miễn dịch của mình. Phổi sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn, với nhiều mảnh vụn hơn, gây tắc nghẽn và làm trầm trọng tình trạng viêm.
Ảnh chụp cắt lớp CT một lá phổi của bệnh nhân Covid-19 thể hiện các tổn thương ở hai thùy.
Trong giai đoạn thứ ba, tổn thương phổi tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến suy hô hấp. Quy mô của cuộc tấn công lớn đến nỗi ngay cả khi bệnh nhân may mắn sống sót, các tổn thương này ở phổi cũng sẽ trở thành những vết sẹo vĩnh viễn.
Giống như SARS trước đây, Covid-19 có thể đục ruỗng phổi, để lại một lá phổi thủng lỗ chỗ giống như tổ ong. Các tổn thương này có thể được nhìn thấy trên phim chụp X-quang của bệnh nhân, hai lá phổi đơn giản là trắng xóa.
Lá phổi sẽ tự bảo vệ nó bằng cách hình thành những vết sẹo và cứng lại. Đây là lúc bệnh nhân không thể tự hô hấp được nữa, các bác sĩ phải đặt máy thở cho họ. Cùng lúc đó, tình trạng viêm sẽ làm cho màng giữa các phế nang và mạch máu trở nên thẩm thấu hơn, gây tràn dịch và hạn chế khả năng hấp thụ oxy của phổi.
“Trong các trường hợp nghiêm trọng, về cơ bản bạn sẽ làm ngập phổi của mình và không còn có thể thở“, Frieman nói. Đó chính là cách mà Covid-19 giết chết bệnh nhân, cũng chính là những vật chủ của mình.
*Để hiểu đúng về virus corona đang gây ra dịch Covid-19, hãy cùng thử làm bài trắc nghiệm dưới đây:
Theo cập nhật đến 8h30 sáng ngày 17/2 từ UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng cao lên tới 72.436 ca (tăng 1.883 ca); số ca tử vong tăng thêm 98 ca, lên 1.868 người.
Trung Quốc Đại lục (*)
Tính đến 8h30 sáng 18/2, UB Y tế Nhà nước Trung Quốc công bố số ca nhiễm Covid-19 là 72.436 (tăng 1.883 ca so với trước đó); số ca tử vong là 1.868 (tăng 98 ca so với trước đó).
Nhà dịch tễ học nổi tiếng Trung Quốc Chung Nam Sơn ngày 17/2 dự đoán đỉnh dịch COVID-19 sẽ rơi vào tầm trung và cuối tháng 2. Ông Chung cũng lưu ý về số ca nhiễm bên ngoài tâm dịch Hồ Bắc đã liên tục giảm trong suốt 13 ngày qua. Ông nhận xét điều này cho thấy các biện pháp phong tỏa cực đoan mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng với Hồ Bắc thực sự hiệu quả, theo Đài CGTN.
Trong báo cáo mới “Nguồn gốc có thể của virus Corona 2019-nCoV”, các chuyên gia của Đại học Công nghệ Nam Hoa ở Quảng Châu (Trung Quốc) đưa ra nghi vấn rằng một trung tâm kiểm soát dịch bệnh gần chợ hải sản Vũ Hán có khả năng là nơi phát tán virus gây dịch COVID-19.
Chính quyền huyện Tân Hương, thị trấn Tín Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho biết một trường hợp nhiễm COVID-19 ở huyện này có thời gian ủ bệnh lên tới 34 ngày. Người này được xét nghiệm 2 lần đầu tiên cho kết quả âm tính, lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính.
Trung Quốc hôm 16/2 bắt đầu đưa vào sản xuất lô thuốc chống COVID-19 có tên là Favilavir. Đây cũng là loại thuốc đầu tiên được Trung Quốc phê duyệt đưa vào sản xuất kể từ khi dịch bùng phát. Theo Bộ KH&CN Trung Quốc, Favilavir là một trong ba loại thuốc cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị virus corona chủng mới trong các thử nghiệm lâm sàng.
Tân Hoa xã cho biết Bắc Kinh có kế hoạch chuyển đổi một khu công nghiệp thành xưởng sản xuất khẩu trang mới trong vòng 6 ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa dịch. Xưởng này dự kiến sẽ sản xuất được 250.000 khẩu trang/ngày. Công việc xây dựng sẽ bắt đầu từ 17/2 và kết thúc vào 22/2.
Truyền thông Trung Quốc mới đưa tin ông Thường Khải (Chang Kai), một đạo diễn tại Hãng phim Hồ Bắc, đã qua đời vì nhiễm COVID-19. Cha, mẹ và chị của ông cũng tử vong do dịch bệnh.
SCMP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận có chuyên gia Mỹ trong đoàn của WHO gồm 12 người. Đoàn chuyên gia này sẽ được đưa đi Bắc Kinh, Tứ Xuyên và Quảng Đông để đánh giá về công tác chống dịch COVID-19 của Trung Quốc. Bắc Kinh không đả động gì tới khả năng đi vùng dịch Hồ Bắc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/2 tuyên bố sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chống dịch COVID-19 và cung cấp các hỗ trợ cần thiết khi tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản diễn biến phức tạp.
Chi nhánh Ngân hàng Quảng Châu thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết sẽ tiêu hủy tất cả tiền mặt được thu thập từ các bệnh viện, chợ tươi sống và xe buýt để đảm bảo các giao dịch tiền mặt được an toàn trước sự lây lan của COVID-19.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.
Thế giới
Theo hướng dẫn từ WHO, số liệu các ca nhiễm ở trên tàu Diamond Princess và ở Nhật sẽ được tách riêng.
Du thuyền Diamond Princess: thêm 99 ca nhiễm mới được xác nhận trên tàu, nâng tổng số lên 454. Hiện chưa rõ số liệu mới có bao gồm 14 công dân Mỹ có kết quả dương tính mới nhưng được phép lên chuyến bay hồi hương hay không. Một số nước đã và đang quyết định hồi hương công dân, gồm Mỹ, Canada, Ý, Hồng Kông, Úc…
Nhật: số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng, tổng cộng đã có 66 ca. Chính phủ Nhật Bản cảnh báo dịch bệnh đang bước vào “giai đoạn mới”, đồng thời khuyên người dân tránh tụ tập đông người. Nhật Bản cũng tuyên bố hủy lễ kỷ niệm sinh nhật của Nhật hoàng vào ngày 23/2. Ban tổ chức giải Tokyo Marathon cũng hủy sự kiện vào ngày 1/3 tới vì lo ngại dịch bệnh.
Tổng Giám đốc WHO nói trong cuộc họp báo ngày 17/2 tại Geneva rằng mọi kịch bản diễn biến dịch COVID-19 đến giờ vẫn còn nguyên và các con số do Trung Quốc cung cấp nên được xem xét, lý giải một cách thận trọng. Ông cho biết số liệu của Trung Quốc cho thấy biểu đồ số ca nhiễm mới đang có xu hướng đi xuống, song vẫn còn quá sớm để nói rằng xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong tương lai.
Chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO Mike Ryan tiếp tục nhận định quy mô dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc vẫn chưa thể gọi là “đại dịch”, lý giải nó sẽ được gọi là đại dịch nếu tốc độ lây lan bên ngoài Trung Quốc cao hơn và nhiều hơn.
Campuchia: Bộ Y tế Campuchia bác bỏ thông tin nói Thủ tướng Hun Sen nhiễm COVID-19.
Hồng Kông xác nhận thêm 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 60. Chính quyền Hồng Kông mới đây cho biết sẽ phạt nặng 2 người vi phạm quy định về kiểm dịch, mức phạt tối đa được quy định là hơn 3.200 USD và 6 tháng tù.
Đài Loan và Singapore, mỗi nước xác nhận thêm 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên lần lượt là 22 và 77.
Thái Lan có 1 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 35.
Hàn Quốc có 1 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 31.
Việt Nam
Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng dịch COVID-19 chiều 17/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Chính phủ Việt Nam “không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ mà thay vào đó, có giải pháp khó hơn, tức là làm sao vẫn duy trì điều kiện đi lại cho người dân, du khách, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, thương mại nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người dân”. Ông Phúc cho biết phải chống bằng được loại virus này, “điều rất đáng mừng mà Chính phủ ghi nhận thấy là vừa qua không có bất kỳ nơi đâu có biểu hiệu trên nóng dưới lạnh, hay trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”.
Cũng trong phiên họp trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn các địa phương để chuẩn bị điều kiện công bố hết dịch đối với các tỉnh đã đảm bảo đủ điều kiện như Khánh Hòa (đã qua 30 ngày không phát hiện thêm trường hợp bệnh), Thanh Hóa (đã qua 23 ngày không phát hiện thêm dịch bệnh).
Theo truyền thông trong nước, trong 16 ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam, 7 ca đã xuất viện, 6/9 ca đã âm tính với virus, dự kiến xuất viện trong hôm nay 18/2. Như vậy Việt Nam còn 3 ca đang điều trị gồm cháu bé 3 tháng tuổi, Việt kiều Mỹ và ca nhiễm mới nhất (thứ 16).
Kết quả xét nghiệm lần thứ nhất của cháu bé 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với COVID-19 (đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương) đã âm tính. Mẹ bé không bị lây.
Bệnh nhân Việt kiều 73 tuổi điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã có kết quả âm tính 5 lần nhưng do còn điều trị bệnh sẵn có nên sẽ ở lại bệnh viện thêm một thời gian.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế TP chủ trì, chọn các bác sĩ có năng lực đến học hỏi kinh nghiệm phòng dịch hực tiễn từ vùng dịch Vĩnh Phúc.
PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách và Phát triển
hình ảnhVNA/TTXVNTổng bí thư ĐCSVN, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (giữa, hàng đầu) phát biểu trong một cuộc họp của bộ chính trị
Trò chơi vương quyền (Game of Thrones) là một bộ phim truyền hình giả tưởng của Mỹ về sự tranh giành để kế vị ‘Ngai Vàng’, miêu tả khá trung thực bối cảnh thời Trung cổ, đã thu hút người xem kỷ lục trên tivi và có một lượng fan hâm mộ quốc tế rộng rãi.
Khát vọng quyền lực thời nào cũng lớn, mà đỉnh cao là ‘vương quyền’. Chiếm đoạt, tranh giành, chuyển giao… là những trò chơi với các âm mưu và thủ đoạn khốc liệt trong các thiết chế khác nhau, và luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người vì bản năng nguyên thuỷ.
Chế độ đảng cộng sản toàn trị mang những đặc điểm khác biệt trong tiến trình phát triển loài người. Được trang bị bởi hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin chế độ này ra đời bởi cách mạng vô sản và thiết lập nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sau hơn 70 năm tồn tại chế độ này đã sụp đổ vào đầu những năm 1990.
Quá trình chuyển đổi theo hai hướng, đều chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng khác nhau về chính trị. Đối với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ chế độ dân chủ kiểu phương Tây dần thay thế. Trung Quốc, Việt Nam… duy trì chế độ đảng cộng sản lãnh đạo thực thi cải cách và hội nhập kinh tế đã mang lại những thành tích kinh tế.
hình ảnhGETTY IMAGESDàn diễn viên Game of Thrones nhận giải ở Lễ trao giải Điện ảnh Emmys tại Los Angeles tháng 9/2019
Tuy nhiên, do mâu thuẫn về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc thị trường mà sự bất ổn chế độ diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện căng thẳng ở trước các kỳ đại hội đảng cộng sản, và ở Việt Nam, theo các nhà quan sát, lên đỉnh cao ở Đại hội 12.
Nay, trước thềm Đại hội 13, ‘trò chơi vương quyền’ sẽ là sự chuyển giao ‘tứ trụ’ sau thời kỳ bất ổn. Sự quan tâm đến những nhân sự cấp cao cụ thể là nhu cầu của số đông, nhưng liệu sự bền vững của chế độ có được đảm bảo là điều cần lưu ý trong cải cách.
Đảng cộng sản liệu có thể lãnh đạo kinh tế thị trường sẽ thay đổi như thế nào? Làm sao chế độ có thể bền vững nếu người dân đứng ngoài trò chơi vương quyền? Đó là những câu hỏi được đặt ra và không dễ có câu trả lời tức thì.
‘Cao điểm bất ổn’
hình ảnhGETTY IMAGESChủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Thị Kim Ngân (phải) trong một chuyến công du nước ngoài
Mỗi sự thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt ở Bộ Chính trị, giờ đây đều được dư luận quan tâm. Hơn thế, việc kém công khai minh bạch trong chế độ đảng trị, khép kín bởi những quy định riêng, nên thường kích thích ‘sự tò mò’ của dân chúng.
Bộ Chính trị Đảng CS VN, ngày 9/1/ 2020 cảnh cáo Uỷ viên BCT, Bí thư Thành uỷ Hà Nội và điều chuyển làm Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng. Ngày 7/2 một uỷ viên BCT, Phó Thủ tướng được phân công thay thế giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội…
Những suy đoán, mang tính cá nhân, nên việc tranh luận sôi nổi, rằng liệu ông Vương Đình Huệ sẽ giữ vị trí gì, kế nhiệm tổng bí thư hay thủ tướng, trong ‘tứ trụ’ hay liệu ông Hoàng Trung Hải có bị án kỷ luật nào, kiểu như ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư thành uỷ TP Hồ Chí Minh hay không?… ‘Trò chơi vương quyền’ đến hồi quyết liệt?
Quá trình bất ổn diễn ra đồng thời với chuyển đổi sang kinh tế thị trường khi mâu thuẫn về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc thị trường ngày càng gay gắt… Và ‘cao điểm’ bất ổn được cho là diễn ra vào nhiệm kỳ trước đại hội 12, khi đa phần Uỷ viên Trung ương khoá 11 đã không đồng thuận trước một số quyết định của Bộ Chính trị, như việc bổ sung hai chức danh trưởng Ban Nội chính TƯ và Ban Kinh tế TƯ vào Bộ Chính trị năm 2013 và không kỷ luật nguyên thủ tướng, ‘đồng chí X’, năm 2014.
Mặc dù Đại hội 12 đầu năm 2016 diễn ra căng thẳng, nhưng ‘nút thắt’ đã được gỡ, khi sự đồng thuận, ‘cân bằng’ cũng đạt được với 180 Uỷ viên BCHTƯ, 19 Ủy viên Bộ Chính trị, và ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn tiếp tục nhiệm kỳ 2 giữ cương vị Tổng bí thư.
Củng cố ‘vương quyền’ chỉ là giải cứu
Chế độ đảng cộng sản toàn trị ra đời bởi cách mạng chuyên chính, trong đó cá nhân ‘lãnh tụ’ có vai trò to lớn. Bởi vậy, thế hệ ‘khai quốc công thần’ được sùng kính. Họ thường nắm quyền lãnh đạo suốt đời.
Ở Liên Xô cũ, sau Joseph Stalin nắm quyền hơn 31 năm, Leonid Breznev (1906-1982) làm tổng bí thư 18 năm, từ 1994 đến 1982, ở Trung Quốc Mao Trạch Đông (1893 – 1976) giữ chức Chủ tịch Đảng, thực quyền tối cao 33 năm, từ 1943 đến 1976 và ở Việt Nam Lê Duẩn (1907-1986) là lãnh đạo Đảng CS Việt Nam có thời gian tại vị lâu nhất với gần 26 năm…
hình ảnhOTHER/BÁO TUỔI TRẺBộ Chính trị thay đổi nhân sự lãnh đạo đảng ở ba thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có tân bí thứ thành ủy Vương Đình Huệ (giữa) được điều động tới Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải (trái)
Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang thị trường chế độ toàn trị gặp phải vấn đề ‘nguỵ vương’, nhất là việc chuyển giao từ thế hệ ‘khai quốc công thần’ đến các thế hệ kế tiếp. Đó là năng lực của lãnh đạo kế nhiệm vương quyền. Làm sao có thể chọn được ‘vị vua anh minh’ để duy trì ‘vương triều’? Liệu có cơ chế nào để đảm bảo rằng ông ta sẽ giúp tái hiện những ‘nhân vật anh minh’ nối tiếp hết thế hệ này sang thế hệ khác?
Đảng cộng sản cũng thực thi một số quy định như lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể, giới hạn về nhiệm kỳ công tác và độ tuổi, lựa chọn dựa vào phẩm chất và năng lực và coi trọng thử thách thực tế qua các vị trí công tác… Tuy nhiên, việc nảy nở các quan hệ phức tạp của xã hội tư bản thân hữu, sự cấu kết giữa các quan chức với doanh nghiệp để chiếm đoạt tài nguyên và tài sản công, những hiện tượng ‘thái tử đỏ’, ‘cả họ làm quan’, ‘bảo trợ chính trị’, ‘nhóm lợi ích’, trục lợi, tham nhũng … đã phá vỡ các quy định trên.
Đảng nhận định quá trình này là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’, và một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống đang đe doạ sự tồn vong của chế độ. Bởi vậy, tăng cường chiến dịch cống tham nhũng và củng cố tổ chức đảng là lựa chọn nhằm tập trung quyền lực cho Bộ chính trị, Ban bí thư và cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Năm 2017 ông kiêm luôn chức Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời.
Tránh nguy cơ sụp đổ chế độ nên việc củng cố ‘vương quyền’ là giải cứu. Nhưng những kết quả chống tham nhũng và sắp xếp nhân sự cho thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang làm chủ ‘tình hình’. Ngoài ra, những thành tích kinh tế từ đầu nhiệm kỳ Khoá 12, đang hỗ trợ tính chính danh của đảng, bởi vậy củng cố thêm những nỗ lực của ông.
Chuyển giao ‘vương quyền’ là trọng tâm
Vì lý do giới hạn tuổi, nhiệm kỳ công tác và sức khoẻ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ coi việc chuyển giao ‘vương quyền’ là một trọng tâm. Ngoài việc điều động, bố trí nhân sự chuẩn bị cho đại hội, nhiều quy định về đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, nêu gương của lãnh đạo cấp cao… cũng được ban hành. Mới đây, ngày 2/2/2020 Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố Quy định 214, thay thế Quy định 90 năm 2017, của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp. Theo các nhà phân tích, Quy định 214 cụ thể hơn đối với nhiều chức danh lãnh đạo cao cấp, đồng thời tiêu chuẩn mới cho chức Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’ trước Đại hội Đảng 13…
hình ảnhGETTY IMAGESNhiều người dân Việt Nam vẫn có thói quen chủ yếu theo dõi tin tức chính trị của đảng và lãnh đạo nhà nước qua báo chí chính thống của đảng.
Việc đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp với những quy hoạch nhân sự có thể còn thay đổi, nhưng không thể là thách thức. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở ‘thế thượng phong’ trong nguyên tắc lãnh đạo tập thể để đạt đồng thuận theo ‘quy hoạch’.
Khi mục tiêu chung là lý tưởng cộng sản thì bất kì tiêu chuẩn hay quy phạm đạo đức nào cũng là thứ yếu. Và thông thường, vị lãnh đạo tối cao là người duy nhất có quyền xác định mục tiêu cho các thành viên trong tổ chức. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với người cán bộ là lòng trung thành tuyệt đối đối với đảng, và lý tưởng.
Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển đổi kinh tế sang thị trường thì tiêu chuẩn lựa chọn người lãnh đạo theo ý thức hệ có thể mâu thuẫn với năng lực điều hành và thích nghi với thực tế đang thay đổi phức tạp. Nói cách khác, mâu thuận giữa đảng trị và kỹ trị làm suy giảm hiệu quả điều hành của bộ máy công quyền.
Tất cả các yếu tố trên thách thức tính trung thực của cán bộ đảng viên.
Ngoài ra, vấn đề là liệu có thể có một cơ chế tự giám sát quyền lực khả thi, hữu hiệu, khi không thể kiểm soát được tài sản của họ từ nhiều lỗ hổng luật pháp trong xã hội với những quan hệ thân hữu phức tạp?
‘Vương quyền’ cũng cần kiểm soát
Nên chăng cần đặt việc chống tham nhũng, tập trung quyền lực và củng cố tổ chức đảng trong bối cảnh cải cách thể chế, trong đó quyền lực ở mọi vị trí, kể cả ‘vương quyền’, cũng cần có cơ chế kiểm soát.
Khi quyền lực được tập trung càng cao, thì các đảng viên, cán bộ chỉ là phương tiện phục vụ cho những mục tiêu lý tưởng cao đẹp và các giá trị đạo đức cách mạng, thì những đặc điểm mang tính chất của chế độ toàn trị sẽ xuất hiện. Đó chính là hệ thống giải trình và chịu trách nhiệm thiếu dân chủ trong tổ chức, và hơn thế là trước nhân dân.
hình ảnhGETTY IMAGESCác ông Đinh La Thăng (đứng) và Trịnh Xuân Thanh (ngồi bên trái, hàng đầu) đều nói các ông sợ bị chết trong tù, theo truyền thông Việt Nam
Đảng không được dân bầu trực tiếp, nên tính giải trình và chịu trách nhiệm chủ yếu được thực hiện trong tổ chức theo chiều từ cấp dưới lên cấp trên. Nếu một cán bộ đảng viên có ‘khuyết điểm’, và đảng muốn trừng phạt, thì anh này buộc phải giải trình, và chịu trách nhiệm tuỳ theo mức độ vi phạm. Chiều ngược lại hiếm khi xảy ra hoặc mang tính hình thức. Ngoài ra, sự giải trình và chịu trách nhiệm mang tính đạo đức nhiều hơn là pháp lý. Chính quyền không thể ‘xử lý’ khi đảng chưa có ‘ý kiến’.
Đặc điểm nêu trên dẫn đến hậu quả là quyền lực ngày càng bị tha hoá, mà biểu hiện rõ nhất là việc lạm dụng bạo lực và quản trị yếu kém của bộ máy tập trung quan liêu, đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường đòi hỏi tính công khai, minh bạch, thông tin và kiến thức đầy đủ, kịp thời.
Người ta đang tuyên truyền đề cao quá thái rằng ‘chính phủ điện tử’, ‘trí tuệ nhân tạo’, ‘internet vạn vật’ và nhiều hình thức công nghệ truyền thông hiện đại có thể loại trừ tính quan liêu của bộ máy toàn trị. Tuy nhiên, vấn đề lại chính ở chỗ liệu đảng, chính quyền có khả năng đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của quần chúng cũng như tôn trọng ý kiến của họ về cách quản trị xã hội hay không.
‘Trò chơi vương quyền’ tác động đến cuộc sống của đất nước, của mọi người, bởi vậy cần có sự tham gia của họ. Kinh tế thị trường mang lại nhiều quyền hơn cho người dân, trong đó quyền kinh tế. Và càng độc lập hơn với đảng, nhà nước, họ càng đòi hỏi quyền tham gia chính trị.
Do vậy, tính giải trình và chịu trách nhiệm đối với quần chúng cần phải được thể chế hóa thông qua bầu cử để làm sao các nhà lãnh đạo luôn có cảm giác bị giám sát bởi nhân dân. Nếu lãnh đạo không làm việc đúng đắn thì họ sẽ không được nhân dân bầu nữa.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.