Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Một số vùng của Nhật Bản, Italy, Hy Lạp… có tỷ lệ người cao tuổi nhiều nhất thế giới, nhờ người dân ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Nhà văn người Mỹ Dan Buettner là người sáng lập ra dự án Khu vực Xanh, chỉ những nơi có người dân sống lâu và khỏe mạnh nhất. Với sự giúp đỡ của Hiệp hội Địa lý quốc gia, trong hơn một thập niên, ông đã tìm ra những nơi có tỷ lệ người trên 100 tuổi cao nhất và ít gặp các vấn đề về tim mạch, béo phì, ung thư và tiểu đường. Dưới đây là 5 khu vực được tìm ra. Ảnh: Rachel Quednau.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Sardinia, Italy

Sardinia là hòn đảo lớn thứ 2 của Italy, sau Sicily. Đảo là một trong những nơi có tỷ lệ người sống thọ cao nhất trên thế giới. Người dân thường sống đến 90 tuổi hoặc hơn. Đặc biệt, tỷ lệ người cao tuổi của nam và nữ giới trên hòn đảo là ngang bằng nhau. Ở các nơi khác trên thế giới, tuổi thọ nam giới thường thấp hơn.

Người dân ăn nhiều bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, trái cây và dầu của cây nhũ hương. Theo truyền thống, người Sardinia ăn phô mai làm từ sữa cừu ăn cỏ, chứa nhiều axit béo omega-3. Hàng ngày, họ uống một hoặc 2 ly vang đỏ. Thịt thường được dành riêng cho chủ nhật và những dịp đặc biệt. Ảnh: Vladimir Sazonov/Shutterstock.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, đời sống gia đình và các hoạt động xã hội giúp người dân ở Sardinia có tuổi thọ cao hơn. Mọi thành viên đều được chăm sóc, vì vậy tỷ lệ trầm cảm, căng thẳng và tự tử thấp. Người lớn tuổi không ở trong các trại dưỡng lão, mà được người thân và hàng xóm chăm sóc.

Maria Chiara Fastame, nhà tâm lý học ở Đại học Cagliari cho biết, ở đây người già không bị coi là gánh nặng, họ truyền tải những kiến thức và giá trị truyền thống cho thế hệ sau. Sau bữa trưa, người già thường gặp nhau tại quảng trường để trò chuyện, chơi trò chơi và giao lưu. Tiếng cười giúp họ giảm căng thẳng, minh mẫn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh: Andrew Balcombe/Shutterstock.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Okinawa, Nhật Bản

Nằm ở phía nam của Nhật Bản, quần đảo Okinawa được mệnh danh là vùng đất của những “người bất tử”. Cư dân ở đây có tỷ lệ người trên 100 tuổi cao nhất thế giới và ít mắc bệnh tim, đãng trí, đột quỵ, ung thư và tiểu đường. Ở Okinawa, cứ 100.000 người sẽ có 68 người sống trăm tuổi. Vì vậy, các nhà khoa học đã dành nhiều thập kỷ để khám phá về bí mật sống thọ ở vùng đất này. Ảnh: Simamusume/Shutterstock.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Người dân trên đảo có chế độ ăn chủ yếu gồm rau xanh, khoai lang, đậu nành, mướp đắng (khổ qua), còn lại là thịt nạc, hải sản, trái cây và trà. Một bữa ăn cơ bản thường gồm súp miso, rau xào, rong biển và trà hoa nhài. Hầu hết những cụ già trăm tuổi đều làm vườn, để vừa thu hoạch rau quả tươi, vừa giúp cơ thể vận động và giảm căng thẳng. Các dược liệu như gừng, nghệ và ngải cứu giúp họ tăng sức đề kháng. Đặc biệt, việc tắm nắng mỗi ngày giúp người dân nơi đây có xương và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, người dân còn duy trì truyền thống “moai”, nghĩa là vòng tròn bè bạn từ thời thơ ấu đến già của những người cùng sống trăm tuổi. Họ gặp nhau hàng ngày hoặc vài lần một tuần để trò chuyện, chia sẻ lời khuyên và cả hỗ trợ tiền bạc khi cần. Nghiên cứu cho thấy, những người bạn giúp họ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Ảnh: Blue Zones.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Ikaria, Hy Lạp

Hòn đảo xinh đẹp của Hy Lạp được mệnh danh là một trong những nơi lành mạnh nhất trên thế giới. Giống với các khu vực xanh khác, Ikaria có tỷ lệ người dân sống tới 90 tuổi cao. Theo các nghiên cứu khoa học, cư dân trên đảo ít mắc bệnh ung thư, tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ. Thậm chí, những cặp vợ chồng già vẫn duy trì đời sống tình dục và hoạt động thể chất tốt ở tuổi 90. Ảnh: Bill Weir/CNN.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Tuổi thọ của người Ikari cao được cho là nhờ các yếu tố địa lý, văn hóa, chế độ ăn uống. Những người sống lâu nhất thường sống ở vùng cao nguyên của đảo. Họ tập thể dục bằng cách làm vườn hay đi bộ tới nhà hàng xóm. Ngoài ra, bữa ăn thường ngày có nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và ô liu. Họ cũng thích uống trà thảo dược, gồm cây xô thơm, hương thảo cùng gia đình và bạn bè. Loại trà này có tác dụng lợi tiểu và kiểm soát huyết áp. Thay vì sữa bò, cư dân sử dụng sữa dê.

Người Ikari còn có thói quen ngủ trưa, giúp làm giảm hormone gây căng thẳng, bảo vệ chức năng tim. Các mối quan hệ gia đình và xã hội tốt cũng giúp làm tăng tuổi thọ. Ảnh: Andrea Frazzetta.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Nicoya, Costa Rica

Bán đảo Nicoya được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển ngập nắng và khu rừng nhiệt đới. Tỷ lệ người dân sống khỏe mạnh đến 90 tuổi trên hòn đảo cao và tỷ lệ người tử vong ở độ tuổi trung niên thấp. Trong 5 bang của bán đảo này, người mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường hầu như không có. Ảnh: Costarica Times.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Cư dân ở đây có xương chắc khỏe và tỷ lệ bệnh tim thấp. Ngoài ra, họ thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, để có cơ thể khỏe mạnh. Chế độ ăn truyền thống gồm đậu đen, chuối, đu đủ, bí đỏ, khoai mỡ và bánh ngô, trái cây, rau xanh. Đặc biệt, người dân ăn ít vào buổi tối. Thịt, cá và trứng chỉ chiếm khoảng 8% trong khẩu phần ăn.

Người dân yêu thích công việc tay chân và tận hưởng nó như niềm vui mỗi ngày. Họ thường xuyên thăm hàng xóm, trò chuyện và nở nụ cười. Những người già thường sống chung với con cháu. Ảnh: Blue Zones.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Loma Linda, Mỹ

Loma Linda là một thành phố nép mình giữa thung lũng San Bernardio, California. Theo nghiên cứu, những người sinh sống ở đây có tuổi thọ cao hơn 8 – 10 năm so với tuổi trung bình của người Mỹ. Khác với 4 khu vực xanh còn lại, người dân ở thành phố sống lâu hơn nhờ vào tôn giáo của mình, Cơ Đốc Phục Lâm. Ảnh: Today.

Dân ở đâu khỏe mạnh và sống thọ nhất?

Những người theo đạo không uống đồ có cồn hoặc caffein. Thay vào đó, họ uống nước ép cà chua hoặc cà phê Roma, không chứa caffein. Việc uống 6, 7 ly nước mỗi ngày giúp người dân giảm 60% – 70% nguy cơ đau tim.

Họ cũng tuân thủ chế độ “ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày”, để giảm lượng calo dư thừa, giúp ngủ ngon hơn. Nhiều người duy trì chế độ ăn uống thuần chay với trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Với những người ăn mặn, thịt chỉ là bữa phụ.

Người dân trong thành phố thường dành thời gian với cộng đồng. Họ hạnh phúc khi chia sẻ những sở thích và thói quen với nhau. Việc tập thể dục, thể thao như đi bộ hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Cuối cùng, dù vẫn làm việc hàng ngày, họ vẫn dành thời gian từ tối thứ 6 đến hết ngày thứ 7 cho gia đình. Các thành viên có thể đi dã ngoại cùng nhau, nói không với mạng Internet, TV và công việc. Ảnh: David Mclan.

Lan Hương (Theo Blue Zones )

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc

Ít người biết rằng: Nhân loại từng sống trong một thế giới không có số 0!

Trong kỷ nguyên hoàng kim của các chữ số La Mã tồn tại từ thời Trung Cổ (giai đoạn lịch sử kéo dài từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15) không có sự công nhận tồn tại của số 0 (zero).

Tuy nhiên, việc số 0 không được sử dụng, không có nghĩa là nó chưa từng tồn tại trước đó! Ngày nay, việc tạo ra thế giới văn minh hiện đại của chúng ta, theo đúng nghĩa đen, là không thể thiếu con số này. Từ một con số không có hình hài, số 0 ngày nay đóng vai trò không thể quan trọng hơn trong hành trình khám phá và chinh phục không gian của loài người.

Dần về sau, các nhà khoa học nhận thức được những thách thức không hề nhỏ trong việc thiếu đi số 0 trong toán học. Những thách thức này chỉ được cải thiện một phần thông qua bàn tính – một công cụ tính toán được sử dụng chủ yếu tại châu Á trong những thế kỷ đầu Trước Công nguyên. Mặc dù không có số 0 trong các chức năng của bàn tính, thiết kế của nó đã cho phép các quy trình toán học được thực hiện chính xác.

Tuy nhiên, các nhà toán học dần dần nhận ra tầm quan trọng không thể tưởng tượng của số 0 đối với các hàm toán học cao hơn. Và thế số 0 ra đời, nhưng bắt nguồn từ đâu?

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 1.

Để tìm kiếm nguồn gốc của khái niệm số 0, chúng ta cần phải quay lại thời điểm khoảng 5.000 năm trước khi người Sumer thời kỳ đồ đồng đá (ở phía nam Lưỡng Hà, Nam Iraq ngày nay) nghĩ ra hệ thống đếm đầu tiên:

Hệ thống số đếm căn bản 60 – khác với Hệ thập phân mà chúng ta đã quen thuộc – và sử dụng các hệ thống riêng biệt để đếm các vật thể vật lý cũng như các khu vực hoặc khối lượng. Tuy nhiên, hệ thống đếm đầu tiên này không có số 0, thay vào đó sử dụng khoảng trắng.

Mặc dù phức tạp, nhưng hệ thống này đủ hữu ích để được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và tiếp tục được dùng rộng rãi ở nền văn minh cổ Babylon (trung tâm phía nam Lưỡng Hà) vào khoảng năm 400 TCN.

Không chỉ biết các phép tính bình phương, số Pi, khai căn và định lý tam giác vuông, người dân Babylon còn sử dụng hệ thống số đếm căn bản 60 này rất thông dụng vào đời sống. Tuy nhiên, bản thân hệ thống đếm của người Sumer cũng có những hạn chế nhất định và qua thời gian nhiều thế kỷ, bằng những bộ óc vĩ đại và ý tưởng tuyệt vời, người Babylon đã biến hệ thống đếm này bớt phức tạp hơn để tùy ý sử dụng, đây là nguồn gốc của giờ 60 phút và ngày 24 giờ hiện nay, giúp ích cho việc lập bản đồ, vòng tròn 360 độ…

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Việc sử dụng “khái niệm số 0” không chỉ xuất hiện ở Babylon mà tiếp tục phát triển một cách độc lập ở những khu vực khác trên thế giới. Đơn cử, nền văn minh Maya (Trung Mỹ) đã sử dụng biểu tượng giống con mắt để biểu thị cho “khoảng trắng” trong hệ thống lịch phức tạp của họ.

Sự thay đổi đáng kể nhất mà người Babylon mang lại cho thế giới là việc chèn một khoảng trắng để biểu thị số 0 dường như không mấy hiệu quả, và họ bắt đầu thêm một dấu nhỏ (chẳng hạn là dấu chấm) vào giữa dãy số rất lớn.

Tuy nhiên, họ lại không bao giờ dùng dấu chấm để biểu thị số 0 ở cuối một số. Ví dụ, số 160 sẽ không được viết thành “16.”

Và quan trọng hơn hết, dấu chấm thay cho số 0 giống như việc người ta kết thúc dòng và phải xuống hàng vậy, và họ nhận ra sự thay đổi này không phù hợp nhưng không biết phải thay thế thế nào về sau.

Và rồi… những bộ óc toán học vĩ đại của Ấn Độ là làm nốt việc còn lại.

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 3.

Hệ thống số đếm của người Babylon đã đến Ấn Độ, một vùng đất khác có nền văn hóa bản địa tiên tiến, vào khoảng thế kỷ thứ 3, và cuộc “gặp gỡ” diễn ra rất quan trọng. Người Ấn Độ không xa lạ với khái niệm về số 0. Trên thực tế, đó là một khía cạnh quan trọng trong niềm tin tâm linh của họ.

Trong ngôn ngữ tiếng Phạn của Ấn Độ, thuật ngữ sunya (hoặc sunyata) biểu thị sự trống rỗng, khoảng trắng hoặc không có gì. Trong đạo Phật, sunya có nghĩa là Tính không, là trống rỗng, đây là khái niệm quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất của Phật giáo.

Dù là một khái niệm triết học trừu tượng về sự trống rỗng nhưng sunya lại rất hữu ích trong toán học khi được các nhà khoa học Ấn Độ cổ xưa sử dụng.

Nhà thiên văn học và nhà toán học vĩ đại của Ấn Độ là Brahmagupta (597–668 SCN) – “Cha đẻ của số 0”, là người đầu tiên trên thế giới đưa ra các quy tắc toán học tính toán bằng số 0 vào khoảng năm 650 SCN.

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 4.

Nhà thiên văn học và nhà toán học vĩ đại của Ấn Độ là Brahmagupta (597–668 SCN) – “Cha đẻ của số 0”. Nguồn: Baidu

Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử toán học hiện đại về sau, bởi nhờ có Brahmagupta, tiền thân của số 0 quen thuộc ngày nay nắm giữ vai trò quan trọng là phần giữ chỗ (Placeholder) và để tính toán kết quả của các hàm toán học.

Những phát kiến vĩ đại của người Ấn Độ trong lĩnh vực toán học (cụ thể là số 0) đã có cơ hội lan rộng theo các tuyến thương mại lớn thời xưa. Cuối thế kỷ thứ 8 SCN, số 0 đã đến thành Baghdad – một trung tâm quan trọng của nền văn minh Ả Rập rực rỡ thời kỳ đó, nơi tập trung và thu hút những trí tuệ hàng đầu của đất nước về tư tưởng, văn hóa, khoa học và thương mại.

Chính tại thành phố tuyệt vời đó, con số 0 thực sự bắt đầu sải bước. Việc sử dụng số 0 lan rộng khắp thành Baghdad đã lan tỏa những tri thức mới mẻ của con số này đến các khu vực lân cận ở Trung Đông cổ đại. Các nhà toán học và thương nhân nhận ra rằng hệ thống đếm 10 với số 0 là cơ sở giúp cho việc tính toán nhanh chóng và đơn giản hơn.

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 5.

Lan rộng như những tuyến đường thương mại, sự phổ biến hữu dụng của số 0 cũng mang đến những ý tưởng cách mạng mới cho chính nó. Từ thành cổ Baghdad, nền văn hóa Hồi giáo phong phú bắt đầu phát triển thông qua sự phát triển không ngừng của người Moor, cả về phương Đông và dĩ nhiên lẫn phương Tây.

Trong vài thế kỷ, đế chế Hồi giáo đã phát triển bao gồm toàn bộ miền bắc châu Phi và cuối cùng là toàn bộ miền nam Tây Ban Nha, thiết lập nên một vùng lãnh thổ trên bán đảo Iberia của người Moor có tên là Al-Andalusia. Cùng với thời gian và sự lớn mạnh của kinh tế, thương mại, số 0 trong các tính toán cũng phát triển theo giữa các thương nhân ở miền nam châu Âu.

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 6.

Đường cong biểu diễn tỉ lệ vàng cũng như các dãy số Fibonacci trong bức họa Mona Lisa của Da Vinci. Nguồn: Internet

Như vậy, hành trình ra đời và phát triển của số 0 có thể gói gọn từ người Babylon phát minh, sau đó được người Ấn Độ cải tiến và được người Ả Rập lan rộng dần đến khắp Âu châu.

Nhưng phải mất hàng trăm năm thì hệ thống chữ số Ả Rập đối đầu – và cuối cùng là chinh phục – những chữ số La Mã (vẫn còn được sử dụng trên khắp châu Âu và phần còn lại của Đế chế La Mã cũ).

Trong thời kỳ số 0 mới đến La Mã, tòa án nơi đây còn cấm sử dụng số 0, và con số này chỉ xuất hiện bí mật, lan truyền bí mật giữa các tầng lớp thương gia và thương nhân.

Cuộc cách mạng của số 0 bắt đầu tại chính Ý khi một học giả tên Fibonacci (tên đầy đủ Leonardo Pisano Bigollo, 1170-1250) – được một số người xem là “nhà toán học tài ba nhất thời Trung Cổ” – đã có công lan truyền hệ ký số Hindu-Ả Rập ở châu Âu qua dãy số Fibonacci kinh điển trong toán học [dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1].

Đến thế kỷ 13, các chữ số Ả Rập của Hồi giáo, bao gồm cả tính toán bằng 0, đã được phép sử dụng và phổ biến sau đó.

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 7.

Khi một hệ thống số đếm mới được phổ rộng, thời kỳ Phục hưng toán học có thể bắt đầu.

Hãy cùng bắt đầu với René Descartes (1596–1650) – một triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, “cha đẻ của triết học hiện đại” – với hệ tọa độ Descartes (tọa độ Đề-các): Nếu không có số 0 thì làm sao chúng ta có gốc tọa độ giá trị (0,0) trên hệ trục tọa độ vuông góc mang tên ông?

Không chỉ dừng ở việc sử dụng số 0 cho hệ tọa độ Descartes, ông còn áp dụng những đột phá về khoa học và triết học để sử dụng những nguyên lý của đại số nhằm phát triển hình học giải tích (hình học Descartes).

Con số kỳ diệu nhất vũ trụ: Sau hành trình 1000 năm phục hưng, nó khiến nhân loại phải kinh ngạc - Ảnh 8.

René Descartes: Nhà khoa học vĩ đại đưa số 0 chạm đích đột phá toán học. Nguồn: Internet

Thành tựu rực rỡ của René Descartes trong toán học đã ảnh hưởng sâu sắc đến một nhà tư tưởng, nhà khoa học vĩ đại khác của phương Tây, Isaac Newton, người đã phát triển Vi tích phân (cùng với nhà bác học người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz).

Dưới trí tuệ vĩ đại của các nhà khoa học phương Tây, số 0 trở thành tiền đề không chỉ cho những thành tựu toán học rực rỡ mà còn đóng vai trò cực kỳ to lớn trong hành trình chinh phục vũ trụ của nhân loại: Vi tích phân là nền tảng khoa học vững chắc nhất cho những phương tiện để hiểu Trái Đất và vũ trụ.

Bởi nó là tiền thân của vật lý, kỹ thuật, lý thuyết tài chính và kinh tế, và dĩ nhiên nhiều hơn thế nữa. Nếu không có hệ nhị phân bằng 0 và 1, chúng ta sẽ không có máy tính, không có những nền tảng kỹ thuật số và thời điểm khi bạn đang đọc những dòng viết này cũng không bao giờ tồn tại.

Hàng ngàn năm từ sự không tồn tại (khoảng trống), đến không được công nhận, số 0 đã có hình hài và phát triển rực rỡ cách đây nhiều thế kỷ, để rồi ngày nay, nó đóng vai trò là một trong những con số cơ bản cho những khám phá thiên văn học vĩ đại gần đây nhất (đơn cử là lý thuyết “Tổng bằng 0” về vũ trụ của Stephen Hawking). Tất cả chứng minh một điều: Số 0 đã tìm được đường vào nền tảng của mọi mặt đời sống con người.

Bài viết sử dụng nguồn: MagellanTV

@ Shoha

 

Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết “vàng” ai cũng có thể học

Bà Lưu Tùng Hàn 93 tuổi, trong đó có 44 năm chống ung thư, bà vẫn sống rất khỏe mạnh. Bí quyết sống khỏe nằm ở 4 quy tắc.

Năm 1975, bà Lưu Tùng Hàn bị chẩn đoán mắc ung thư vú. Sau phẫu thuật nửa năm bà lại bị xuất huyết tử cung và phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Sau những ngày dài, bệnh ung thư của bà tái phát không ít và chuyển biến đến 3 lần. Tuy nhiên, đến nay bà 93 tuổi, và đã 44 năm chiến đấu với ung thư, bà Lưu vẫn rất khỏe mạnh, bà đã tổng kết lại 4 điều kinh điển chống lại ung thư.

Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết vàng ai cũng có thể học - Ảnh 1.

Năm 1975, bà Lưu Tùng Hàn bị chẩn đoán mắc ung thư vú.

1. Ý chí mạnh mẽ

Bà Lưu Tùng Hàn kể về một trường hợp điển hình: Năm 1975, có một đồng nghiệp cũ của bà Lưu cũng bị chuẩn đoán ung thư gan. Sau khi biết tin, ông ta đã rất sốc và không ăn uống gì những ngày sau đó. Bởi ông biết ung thư gan là “vua” của các bệnh ung thư, bệnh này chỉ có chờ chết. Vì vậy, tinh thần của ông suy sụp kéo theo thể trạng ngày càng gầy và yếu ớt. Một tháng sau đó, đồng nghiệp của bà Lưu đã chết.

Từ bài học của người đồng nghiệp, nên sau khi biết tin bị ung thư, điều đầu tiên bà Lưu làm là điều chỉnh tâm lý của mình. Bà nói: “Thay vì buồn bã, chúng ta phải suy nghĩ tích cực. Tôi không thể ngồi để chờ đợi cái chết, tôi phải sống để chiến đấu với căn bệnh, như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa”.

Năm 2006, con gái bà Lưu bị ung thư phổi, mặc dù đã tìm mọi cách để điều trị, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được cô con gái. Không lâu sau đó người con trai của bà Lưu cũng chết vì bệnh. Mất 2 người con liên tiếp, đó là nỗi đau cùng cực của một người mẹ. Tuy nhiên, bà Lưu chọn cách mạnh mẽ để vượt lên mọi nỗi đau. Bà nói: “Tôi là trụ cột tinh thần của gia đình, cũng là tấm gương của các con, nên tôi không thể gục ngã”.

Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết vàng ai cũng có thể học - Ảnh 2.

Từ bài học của người đồng nghiệp, nên sau khi biết tin bị ung thư, điều đầu tiên bà Lưu làm là điều chỉnh tâm lý của mình.

2. Tin tưởng vào bác sĩ và điều trị khoa học

Vào tháng 11/1975, bà Lưu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, sau nửa năm phẫu thuật ung thư vú, bà lại trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Vào tháng 6/1987, bà Lưu kiểm tra, các tế bào ung thư di căn đến phổi bên trái. Do bệnh tình phức tạp, khi đó các phương pháp y tế còn lạc hậu nên chẩn đoán không tốt, phương án điều trị khó thống nhất. Bà Lưu chủ động yêu cầu bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực kiểm tra. Bà nói với bác sĩ: “Sau khi phẫu thuật mở ngực có thể cắt bỏ khối u, nếu không có phương pháp nào cắt bỏ thì tôi cũng không hối hận”.

Bà lại nói: “Nếu có vấn đề rủi ro trong quá trình phẫu thuật, tôi sẽ viết giấy cam đoan tình nguyện yêu cầu thực hiện phẫu thuật, và mọi rủi ro đều không liên quan đến bệnh viện. Mặc dù, cuộc phẫu thuật này vô cùng mạo hiểm, nhưng có thể chẩn đoán chính xác được bệnh của tôi, ngay cả khi tôi không được cứu, nhưng vẫn có thể tích lũy kinh nghiệm lâm sàng và có lợi cho những bệnh nhân khác”.

Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết vàng ai cũng có thể học - Ảnh 3.

Bà nói với bác sĩ: “Sau khi phẫu thuật mở ngực có thể cắt bỏ khối u, nếu không có phương pháp nào cắt bỏ thì tôi cũng không hối hận”.

Trải qua nửa năm hợp tác điều trị, không chỉ các hạch bạch huyết ở phổi được tiêu đi mà thể chất của bà Lưu hồi phục tương đối tốt, bà lại một lần nữa không đầu hàng “con ma” ung thư, và lần thứ 3 đi qua cửa tử. Việc bà Lưu đã chiến đấu chống lại bệnh ung thư trong hơn 40 năm là chứng minh thực tế nhất cho việc ung thư có thể đánh bại, bệnh ung thư không phải là án tử như nhiều người nghĩ.

3. Sau khi bị bệnh, cơ thể rất yếu, nhất định phải tập thể dục

Là một bệnh nhân ung thư, bà Lưu đã trải qua quá trình điều trị chống ung thư vô cùng dài và đau khổ, phẫu thuật và thuốc đã khiến cơ thể bà Lưu rất yếu, nên cần phải hồi phục từ từ. Hiện tại, bà Lưu không những hồi phục sức khỏe gần như hoàn toàn mà còn có thể sống thọ như những người bình thường. Bà nói, bí mật chính là kiên trì tập thể dục, tăng cường thể chất.

Kiên trì vận động, luyện tập khí công: Trong nhiều thập kỷ chiến đầu với ung thư, bà Lưu không ngừng tập luyện thân thể. Vì tuổi đã cao, không vận động được mạnh, bà học một vài bài khí công với mục đich tăng cường thể chất. Bà cũng khuyên tùy theo thể trạng, sức khỏe từng người thì có thể chọn những môn thể thao khác phù hợp với bản thân.

Chăm chỉ làm việc nhà: Khi bà Lưu gần 60 tuổi, chồng bà đột nhiên qua đời vì cơn đau tim. Con gái của bà đã kết hôn và bà Lưu phải sống một mình trong thời gian dài. Các công việc như đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, vệ sinh các nhân bà đều tự mình hoàn thành, trong cuộc sống bà có thể tự chăm sóc bản thân đến tận bây giờ. Theo bà, việc duy trì những công việc sinh hoạt hàng ngày là cách để bản thân luôn vận động, giúp cơ bắp xương khớp không bị trì trệ.

Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết vàng ai cũng có thể học - Ảnh 4.

Trong nhiều thập kỷ chiến đầu với ung thư, bà Lưu không ngừng tập luyện thân thể.

4. Chế độ ăn uống “nghiêm ngặt”, không ăn thức ăn chiên rán

Trong cuộc chiến đấu với bệnh tật, chế độ ăn uống của bà Lưu cũng khác với người bình thường.

Ít dầu và ít muối hơn: Ăn ít dầu là điều đầu tiên bà muốn nhấn mạnh. Bà Lưu cho rằng, ăn nhiều dầu sẽ gây nên nhiều bệnh về tim mạch đặc biệt là đối với người bệnh như bà. Tiếp theo là ăn ít muối. Bà chủ yếu ăn đồ hấp, những món xào, nấu, hầm bà cho rất ít muối, thậm chí là không cho muối, bà chỉ cho một chút nước tương.

Ăn các loại ngũ cốc thô: Trong gian bếp nhà bà Lưu luôn có các loại ngũ cốc thô như: yến mạch, nếp cẩm, gạo lứt. Trước khi nấu thành cháo, bà thường ngâm trong vài giờ, đun sôi ngũ cốc ở nhiệt độ thấp, sau đó cắt cà rốt, khoai lang vào ninh nhừ, cuối cùng thêm rau xanh. Các loại rau xanh bà Lưu thường ăn là bắp cải tím, rau bina, khoai mỡ, bông cải xanh… Món cháo nhiều màu sắc, phong phú chất dinh dưỡng là món ăn bà ưa thích nhất.

Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết vàng ai cũng có thể học - Ảnh 5.

Trong gian bếp nhà bà Lưu luôn có các loại ngũ cốc thô như: yến mạch, nếp cẩm, gạo lứt.

Cố gắng không ăn thức ăn chiên, nướng: Bà Lưu chủ yếu hấp thức ăn, và không ăn những món chiên dầu và nướng. Bởi bà biết rằng, ăn những thức ăn chiên dầu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư, nên những người bệnh đặc biệt những người đã bị ung thư như bà tốt nhất không ăn.

Hiện tại bà Lưu đã 94 tuổi nhưng tai vẫn thính, răng vẫn đều, tóc cơ bản là màu trắng và thị lực rất tốt. Hàng năm bà đều thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, các cơ quan trong cơ thể vẫn rất khỏe mạnh. Bà Lưu là tấm gương khích lệ những người bị ung thư có sự tự tin, và kiên cường chiến đấu với bệnh tật.

(Nguồn: QQ) / Theo Hà Vũ / Báo Dân sinh

Tại sao chưa một chuyên gia Mỹ nào được phép vào Trung Quốc giúp ngăn dịch corona?

Tại sao chưa một chuyên gia Mỹ nào được phép vào Trung Quốc giúp ngăn dịch corona?

Giới quan sát khẳng định rằng tình trạng thiếu tin tưởng ngày một tệ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ đã ảnh hưởng đến việc Trung Quốc im lặng trước đề nghị giúp đỡ từ phía Mỹ.

Sự thiếu tin tưởng giữa Bắc Kinh và Washington đã cản trở việc Mỹ hỗ trợ Trung Quốc ngăn chặn bệnh dịch chết người lan rộng, tình trạng này đã đẩy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tình thế bế tắc về chính trị, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), giới chức Mỹ nói rằng ngay từ đầu họ đã đề nghị cử chuyên gia Mỹ đi theo nhóm chuyên gia của WHO vào đầu tháng 1/2020, thế nhưng dù rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trong cuộc khủng hoảng y tế công cộng, lời đề nghị từ phía Mỹ không được chấp thuận.

Vào ngày thứ Năm, giới chức Mỹ công bố chưa một người Mỹ nào được mời đến Trung Quốc để tham gia hỗ trợ ngăn dịch bệnh, dù rằng người Mỹ chiếm 13/25 cái tên mà phía WHO gửi sang Trung Quốc để tham gia nhiệm vụ này.

Trong ngày thứ Sáu, Tổng giám đốc WHO khẳng định rằng nhóm làm việc của WHO bao gồm 12 chuyên gia quốc tế và 12 chuyên gia từ Trung Quốc sẽ bắt đầu điều tra về sự lây lan của dịch bệnh và mức độ trầm trọng của nó.

Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Miky Ryan, cho biết ông tin rằng nhóm làm việc sẽ bao gồm các quan chức y tế từ Mỹ.

Giới quan sát khẳng định rằng tình trạng thiếu tin tưởng ngày một tệ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ đã ảnh hưởng đến việc Trung Quốc im lặng trước đề nghị giúp đỡ từ phía Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trước đây đã chỉ trích Mỹ vì đã không cung cấp đủ các biện pháp hỗ trợ đồng thời phản ứng thái quá khi công bố lệnh cấm đi lại.

Đồng biên tập viên báo China Neican, ông Adam Ni, nhận xét: “Việc Trung Quốc không muốn nhận sự giúp đỡ từ phía Mỹ, tôi nghĩ có nguyên nhân từ việc không muốn tạo ra hình ảnh yếu đuối và cần sự hỗ trợ, đặc biệt họ không muốn thể hiện điều đó với người Mỹ”.

Dựa theo con số mới công bố, số lượng các ca tử vong lên 1.596 và 56.249 ca lây nhiễm chỉ riêng trong tỉnh Hồ Bắc.

Trong ngày thứ Bảy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hối thúc cộng đồng quốc tế có phản ứng với dịch cúm corona đang lan rộng trên toàn thế giới.

Tính trên toàn thế giới, theo thống kê của WHO, hiện có 69.071 ca lây nhiễm, trong đó 1.666 người đã tử vong và 9.408 ca hồi phục.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 16/2)

Theo cập nhật đến 8h sáng ngày 16/2 từ UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng cao lên tới 68.500 ca (tăng 2.008 ca); số ca tử vong tăng thêm 142 ca, lên 1.665 người.

Trung Quốc

  • Tính đến 8h sáng 16/2, UB Y tế Nhà nước Trung Quốc công bố số ca nhiễm Covid-19 là 68.500 (tăng 2.008 ca so với trước đó); số ca tử vong là 1.665 (tăng 142 ca so với trước đó).
  • Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết đã tiến hành việc in tiền mới và khử trùng tiền cũ để phòng chống bệnh dịch lây lan. Tiền cũ sẽ được giữ lại theo kiểu “cách ly” trong hơn 14 ngày trước khi được bơm trở lại vào thị trường.
  • Nhu cầu về robot giao hàng đang tăng cao ở Trung Quốc khi lượng nhân viên sụt giảm và lệnh hạn chế ra ngoài được siết chặt tại nhiều nơi.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19

Thế giới

  • Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 15/2 nhấn mạnh đợt bùng phát virus corona chủng mới vẫn là tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc và ông không biết dịch sẽ lan tới đâu.
  • Du thuyền Westerdam: Bộ Y tế Malaysia cho biết một hành khách từng có mặt trên du thuyền Westerdam, con tàu chở khoảng 2.000 người mới cập cảng ở Campuchia, đã dương tính với virus corona chủng mới sau khi được xét nghiệm. Bệnh nhân là một nữ hành khách người Mỹ, 83 tuổi, đã bay từ Campuchia tới Malaysia hôm 14/2 cùng với 144 hành khách khác cũng của tàu này sau khi tàu cập cảng ở Campuchia. Trước đó, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam (Mỹ) và Philippines đã từ chối cho du thuyền này cập cảng do lo ngại dịch bệnh.
  • Hàn Quốc xác nhận ca nhiễm thứ 29 của nước này.
  • Mỹ: Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ đưa máy bay đến đón những công dân Mỹ muốn hồi hương hiện đang ở trên du thuyền Diamond Princess. Sau khi về đến Mỹ, những người này sẽ bị cách ly 14 ngày để theo dõi. Hiện Mỹ có khoảng 400 công dân trên tàu Diamond Princess, trong đó, cho đến nay, ít nhất 24 người đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Những người này sẽ phải ở lại Nhật điều trị.
  • Nhật Bản và du thuyền Diamond Princess: Nhật Bản có 12 ca nhiễm mới và du thuyền Diamond Princess có 67 ca nhiễm mới được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm tính cho Nhật Bản là 338 ca (52 ca trên đất liền và 286 ca trên tàu).
  • Bộ y tế Nhật Bản đã quyết định bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đối với các bệnh nhân nhiễm vi-rút corona mới bằng thuốc dùng điều trị HIV.
  • Pháp có 1 bệnh nhân quốc tịch Trung Quốc tử vong – ca tử vong đầu tiên ở châu Âu và thứ 4 ngoài Trung Quốc Đại lục. Bệnh nhân từ tỉnh Hồ Bắc đến Pháp ngày 16/1,  nhập viện ngày 25/1 và tình trạng xấu đi nhanh chóng sau đó, được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt trong nhiều ngày và qua đời ngày 15/2. Con gái của người này cũng nhiễm COVID-19 nhưng tình trạng sức khỏe diễn biến tốt và sắp được ra viện.
  • Hồng Kông: Các bệnh viện công tại đây đang đối mặt với sự thiếu hụt các thiết bị bảo hộ y tế (khẩu trang, bộ đồ chuyên dụng…). Nhà chức trách ước tính chỉ đủ dùng cho tháng tới, trong khi nhiều quốc gia siết chặt việc xuất khẩu, các đơn hàng đã đặt cũng được giao không đúng tiến độ.
  • Malaysia có 3 ca nhiễm mới, gồm 2 công dân Trung Quốc và 1 công dân Mỹ (từ du thuyền Westerdam), nâng tổng số ca nhiễm lên 22.
  • Thái Lan có 1 ca nhiễm mới là một nhân viên y tế, nâng tổng số lên 34. Trong đó, 20 người hiện đang điều trị trong bệnh viện, 14 người đã được xuất viện.
  • Singapore có 5 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 72.
  • Facebook: Hội nghị tiếp thị toàn cầu của Facebook dự kiến diễn ra tại trung tâm Moscone Center (San Francisco, Mỹ) từ 9 đến 12/3 tới với khoảng 4.000 người tham dự vừa bị thông báo huỷ trước lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh.

Việt Nam

  • 18h ngày 15/2, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và hãng hàng không Vietnam Airlines thực hiện đường bay Đà Nẵng – Quảng Châu (Trung Quốc), chở theo 47 hành khách Trung Quốc. Khi đưa những người này về nước xong, máy bay trống về lại Đà Nẵng.
  • 1 nam thanh niên ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đến nhà bạn gái ở Bình Lư, tỉnh Lai Châu chơi khiến 13 người tiếp xúc với anh này phải cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Anh này đã về địa phương và tiếp tục cách ly theo quy định.
  • UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) xác nhận địa phương vừa phối hợp với Trung tâm y tế cách ly tại nhà, theo dõi 3 trường hợp từ Vĩnh Phúc đến địa phương này. Tuy nhiên sau đó đêm 14/2, 3 người này đã tự ý rời khỏi khu vực cách ly và đi khỏi địa phương.
  • UBND huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cho biết địa phương đang cách ly tại chỗ chị Trần Thị Thùy Linh (28 tuổi, trú xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước) sau khi người này từ Trung Quốc về. Cụ thể, ngày 9/2, chị Linh từ sân bay Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) bay sang Thái Lan rồi tiếp tục bay từ Thái Lan về sân bay Đà Nẵng. Ở cả hai nơi, chị Linh đều không được giám sát y tế. Sau đó, chị Linh ở một khách sạn tại quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và tiếp xúc với 4 người khác tại đây rồi về quê ở huyện Tiên Phước và khai báo với chính quyền địa phương.
  • UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết địa phương đang cách ly tại chỗ 4 người từ tỉnh Vĩnh Phúc đến tạm trú tại nhà dân ở xã Điện Thắng Bắc.
  • Sở Y tế Phú Thọ bác bỏ thông tin bệnh nhân dương tính với Covid-19 ở Bình Xuyên từng đi xe khách tuyến Việt Trì – Cửa Lò. Sở yêu cầu chấm dứt cách ly với những người liên quan.
  • Thủ tướng yêu cầu kiên quyết rút giấy phép lao động của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tự ý rời khỏi khu cách ly, không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.
  • Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc mong muốn người dân trên cả nước không có sự phân biệt đối xử với người Vĩnh Phúc.
  • Hàng loạt du thuyền quốc tế hủy điểm đến Việt Nam với gần 20.000 khách trong tháng 2 năm nay.
  • Bắc Kạn: 173 lao động Việt Nam trở về từ Trung Quốc sẽ được cách ly 14 ngày tại doanh trại trung đoàn 750, thành phố Bắc Kạn.

Bảo Minh (t/h) / Trithucvn

Thời khắc thay đổi triều đại có khi đến từ những trận dịch

“… Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lượt, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau…”.

Đó là nhận định về triều đình thời hậu Lê của nhà bác học Lê Quý Đôn trước khi nó sụp đổ hoàn toàn.

Nguyễn Trãi cũng từng viết trong bài thơ Quan Hải:

“Họa phúc hữu môi phi nhất nhật”
(Họa hay phúc đến không phải từ một ngày, mà có căn nguyên từ sâu xa).

Theo tôi những triều đại khi đã mục ruỗng, thối nát từ trong lòng của nó hệt như một căn bệnh nan y mà không thuốc thang nào có thể chữa chạy được.

Thời khắc thay đổi đôi khi có thể đến từ những sự việc tưởng chừng như rất bình thường, đơn giản nhưng lại là mồi lửa.

Những cuộc cách mạng trên thế giới những năm gần đây đều như vậy.

Sự kiện làm nổ ra cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia vào tháng 12 năm 2010, là khi cậu sinh viên Mohamed Bouazizi bị cảnh sát tịch thu hàng hóa của mình, trong nỗi đau bần cùng, trước thì thất nghiệp giờ lại bị cướp trắng trợn trên phố nên đã tự thiêu.

Thảm kịch ấy xảy ra bởi Tunisia sau nhiều năm dài chịu sự cai trị độc tài của tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali đã làm cho xã hội có quá nhiều vấn đề bất cập: thất nghiệp, giá cả thực phẩm leo thang, tham nhũng và tự do ngôn luận bị kìm kẹp.

Sau “mồi lửa” ấy là cuộc xuống đường ôn hòa trên khắp cả nước, đủ để khiến ông Ben Ali phải bỏ chạy sau 23 năm cầm quyền và đem lại tổng tuyển cử tự do.

Cuộc cách mạng tại Tunisia lại trở thành một “mồi lửa” tạo nên làn sóng dân chủ làm sụp đổ hàng loạt các chế độ độc tài khác như tại: Ai Cập, Libya, Yemen… từ đó đã tạo nên một Mùa Xuân Ả Rập.

Năm 2014, tại Ukraine cuộc cách mạng dân chủ Euromaidan nổ ra và đã lật đổ chế độ của ông Victor Yanukovych từ “mồi lửa” là sự kiện tổng thống nước này từ chối tiến trình hội nhập với EU để tham gia Liên minh Á-Âu do Nga đứng đầu.

Nhưng căn nguyên trước đó là tổng thống Yanukovych giữ tư tưởng thân Nga và lệ thuộc quá nhiều vào nước Nga, và có những chính sách đi ngược với lòng dân.

Cùng lúc, Ukraine có tệ nạn tham nhũng tràn lan, làm cho những căng thẳng, bất mãn trong lòng xã hội trở nên gay gắt.

Sau cuộc cách mạng ấy là một loạt các thay đổi trong hệ thống chính quyền Ukraine, cùng với việc khôi phục lại bản hiến pháp dân chủ trước đây và một cuộc bầu cử tự do.

Những dự báo trong lòng xã hội Việt Nam

Tôi cho rằng, dưới sự thống trị toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam giờ đây đã trở thành một xã hội mà rất đông người chỉ biết chạy theo lợi ích vật chất, sẵn sàng giẫm đạp lên nhau và bất chấp nhân cách.

Bất công xã hội trở nên gay gắt, tham nhũng, lợi ích nhóm tràn lan từ trung ương cho đến địa phương như một quốc nạn mà không thể nào ngăn chặn được.

Trước viễn cảnh ấy, con số người di cư tìm môi trường sống tốt hơn cứ tăng lên.

Theo thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) thì mỗi năm Việt Nam có khoảng 100.000 người di cư ra nước ngoài, chưa kể đến số lượng những người di cư bất hợp pháp.

Năm 2019 vừa qua đã từng xảy ra một thảm kịch dẫn đến 39 người Việt chết ngạt trong xe container khi đang tìm đường nhập cư lậu vào nước Anh.

Không ít quan chức cũng đã âm thầm chuyển tiền bạc, tài sản và đưa gia đình ra nước ngoài định cư, bởi bản thân họ cũng không còn tin rằng quyền lực của đảng sẽ chống đỡ được lâu dài, và kiểu cai trị ấy không thể mãi duy trì bằng tuyên truyền và súng.

Để giữ quyền lực, nhà cầm quyền thực hiện chế độ “công an trị” nhằm bóp nghẹt tự do ngôn luận, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

Sự kiện 3000 cảnh sát cơ động nửa đêm xông vào thôn Hoành để giết cụ già Lê Đình Kình một cách trái luật, hòng dập tắt phản kháng của người dân trong vấn đề thu hồi đất đai là một minh chứng, làm nhiều người rất phẫn nộ.

Thêm nhiều thách thức hiện tại

Lịch sử thế giới hàng nghìn năm từng xuất hiện nhiều trận đại dịch vô cùng đáng sợ, nó như khúc nhạc dạo đầu báo trước sự thay triều đổi đại hoặc cảnh báo sự bại hoại về đạo đức trong xã hội đương thời.

Dịch bệnh do virus Covid-19 vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp ở Trung Quốc và Việt Nam mà chưa có một chuyên gia nào có thể đánh giá được hết những hậu quả về con người và kinh tế nó sẽ để lại.

Bỏ mặc những cảnh báo ngay từ khi xảy ra dịch bệnh, nhà nước này vẫn mở cửa biên giới để những người từ tâm dịch Vũ Hán nhập cảnh ồ ạt vào Việt Nam. Đó là một sự tắc trách lớn.

Thiết nghĩ, nếu Việt Nam trở thành ổ dịch thứ hai sau Trung Quốc, thì khi đó nhà cầm quyền không những phải đối mặt với những sức ép và chỉ trích mạnh mẽ từ phía người dân, mà còn là một thách thức lớn lên cả hệ thống chính trị.

Cũng qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ta thấy Việt Nam với vai trò là nước có nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc thì khả năng khó tránh khỏi liên lụy nếu nền kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái.

Và một khi Trung Quốc muốn vượt qua những khủng hoảng ấy bằng cách thực hiện cải cách toàn diện, để trở thành một xã hội dân chủ, kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, thì liệu điều đó có phải là một “mồi lửa” để Việt Nam thay đổi?

Lịch sử mấy nghìn năm của Việt Nam đã từng chứng kiến sự hưng thịnh, suy tàn của biết bao triều đại.

Mà điều đó diễn ra nhanh hay chậm đều phụ thuộc rất nhiều vào bản chất nhân nghĩa, chuẩn mực pháp luật hay bạo tàn của mỗi triều đại ấy. Mà Việt Nam hiện nay với một thể chế độc đảng toàn trị thì chắc chắn không thể nào tránh được.

Tất nhiên thật khó có thể giả định trước được sự kiện nào hay thời khắc nào là “mồi lửa” châm ngòi để thay đổi xã hội.

Như ví dụ các nước khác, từng có một sinh viên tự thiêu, hoặc một chính sách nào đó đi ngược lại với lòng dân làm quần chúng trở nên phẫn nộ.

Rất rất nhiều sự kiện và đốm lửa khác nhau khó tiên liệu hết được, nhưng nhìn chung với một xã hội hủ bại như Việt Nam hiện nay thì bất kỳ một tình huống nào cũng dễ thành dấu mốc khép lại một triều đại, mở ra một trang sử mới, mà chính bản thân của rất nhiều người cộng sản còn lương tri vẫn đang ngày đêm trông đợi.

Theo tôi, nếu xảy ra thì đó là một quy luật tất yếu của lịch sử.  

Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Đông Phong, 

bút danh của một luật sư từ Sài Gòn.