Sự lãng mạn trong tình yêu là một cái bẫy khổ đau mà nhiều người lầm tưởng là hạnh phúc

Nỗi buồn không thể giải quyết được bằng rượu, bia, hay bất kỳ loại chất kích thích nào. Và với tình yêu, sự lãng mạn cũng vậy. Nó không có nhiều ý nghĩa như chúng ta vẫn nghĩ.

Cứ mỗi mùa Valentine, hầu hết chúng ta đều được thấy những bức ảnh đầy nến và hoa, những dòng mùi mẫn, tình cảm mà các cô gái dành cho một nửa của mình. Chẳng phải tự nhiên mà tạo hóa gọi phụ nữ là giống loài phù phiếm.

Đàn bà thích những thứ lung linh, thích được cưng chiều, cung phụng. Với nhiều người, tất cả những điều đó được gói gọn trong hai từ “lãng mạn”. Chẳng phải chị em vẫn thường rỉ tai nhau rằng “Tìm một anh lãng mạn mà yêu, chứ yêu người khô khan như cục đá, chán chết!”.

Trong tình yêu, sự lãng mạn là một cái bẫy khổ đau mà rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng đó là hạnh phúc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Nelson Tsen

Kì thực, sự lãng mạn trong tình yêu cũng giống như hơi men của một loại bia, rượu. Khi nó còn tồn tại, chúng ta bị đắm chìm trong sự say sưa, chất ngất và chỉ nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất ở đối phương. Tuy nhiên, khi đã tỉnh táo, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy hụt hẫng và trống rỗng.

Bởi tình yêu vốn không được nuôi dưỡng bằng sự lãng mạn và chẳng ai trong chúng ta có thể lãng mạn sống qua ngày.

Khi bắt mới hò với ai đó, có phải bạn và người ấy bắt đầu ôm điện thoại cả ngày để nhắn tin, gọi điện hỏi han nhau bằng những câu nói đậm chất “ngôn tình”? Đến sinh nhật của đối phương, bạn dành hàng giờ trên mạng để nghiên cứu thật kĩ các kết quả tìm kiếm với từ khóa “những món quà lãng mạn nhất” và nghĩ ra đủ mọi cách để người đó bất ngờ khi nhận quà.

Những biểu hiện này chính là sự lãng mạn trong tình yêu.

Trong tình yêu, sự lãng mạn là một cái bẫy khổ đau mà rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng đó là hạnh phúc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nayem Uddin

Tuy nhiên, một thời gian sau, bạn lại có cảm giác mọi thứ đẹp đẽ dường như biến mất, sự ngọt ngào giảm dần và thay vào đó là đôi lần mâu thuẫn vì đủ mọi lý do. Các nhà tâm lý đã kết luận rằng, sự lãng mạn kéo dài theo thời gian sẽ biến một giấc mơ tình yêu tuyệt vời trở thành một cơn ác mộng đau đớn. Những lý giải cho hiện tượng này đều liên quan đến những đặc điểm tâm lý tự nhiên của con người.

Khi hẹn hò với đối tượng mình thích, Dopamine – một chất hóa học có trong não sẽ tiết ra để phản ứng lại với các nguồn tạo ra niềm vui. Từ đó khiến chúng ta có cảm giác hạnh phúc, ngây ngất và phấn khích. Bên cạnh đó, tình yêu cũng giúp bộc lộ những phần tính cách tiềm ẩn của con người. Chúng ta bỗng dưng trở nên tinh tế hơn và biết đồng cảm hơn.

Theo cách này, chúng ta cảm thấy cuộc sống trở nên mới mẻ và thú vị bởi những mặt khác của mình có cơ hội bộc lộ ra ngoài. Cảm giác mới lạ này cũng khiến não tiết ra Dopamine.

Rõ ràng khi mới hẹn hò, nồng độ Dopamine liên tục tăng cao khiến cho não bộ trở nên hỗn độn và không thể nghĩ đến thứ gì khác ngoài yêu. Chúng ta chìm đắm trong men tình và hiện tượng lý tưởng hóa bắt đầu xuất hiện.

Trong tình yêu, sự lãng mạn là một cái bẫy khổ đau mà rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng đó là hạnh phúc - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Behance

Lúc này, hình ảnh của đối phương được vẽ nên với những màu sắc lung linh rực rỡ nhất và chúng hoàn toàn áp đảo nhận thức khách quan, đúng đắn của bạn về đối tượng đó. Bạn ngưỡng mộ người mình yêu, sẵn sàng “ngó lơ” hết mọi khiếm khuyết, lỗi lầm của họ.

Bạn trở nên mù quáng, luôn mơ mộng về một tình yêu lãng mạn đến hết đời và không thể nào gạt những ý nghĩ đó ra khỏi tâm trí mình.

Mặc dù hiện tượng lý tưởng hóa không làm chúng ta hoàn toàn mất nhận thức trước các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về một đối tượng chưa phù hợp nhưng nếu bạn là kiểu người hay chán nản hoặc có lòng tự trọng thấp, bạn càng có nhiều khả năng đánh giá người ấy ở mức cao hơn thực tế và bỏ qua các dấu hiệu rắc rối, chẳng hạn như họ là người không đáng tin cậy, có quá nhiều tật xấu hay đôi khi là thiếu tôn trọng bạn…

Sau giai đoạn lý tưởng ban đầu, chúng ta bước vào giai đoạn thử thách tình yêu khi bắt đầu biết thêm những khuyết điểm của đối phương. Lúc này, một số đặc điểm hấp dẫn trước đây bỗng trở nên phiền phức.

Trong tình yêu, sự lãng mạn là một cái bẫy khổ đau mà rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng đó là hạnh phúc - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Behance

Bạn tự hào rằng cô người yêu của mình rất ấm áp và chu đáo vì người ấy luôn nhắn tin để hỏi mình đi đâu, làm gì nhưng bây giờ, sự quan tâm ấy lắm lúc khiến bạn thấy thật phiền toái.

Bạn từng ngưỡng mộ sự táo bạo và quyết đoán của anh ấy nhưng giờ đây lại cảm thấy người yêu của mình thật thô lỗ và cộc cằn khi giải quyết vấn đề.

Bạn bị mê hoặc bởi tâm hồn vô tư, hồn nhiên của cô ấy nhưng bây giờ lại kinh hoàng bởi sự chi tiêu không tính toán.

Bạn từng hạnh phúc biết bao khi nghe anh chàng người yêu hứa hẹn về một tương lai tươi sáng nhưng lại phát hiện ra anh ấy rất hay nói dối…

Lúc này, những thứ mới mẻ lúc bắt đầu hẹn hò đã dần trở nên quen thuộc. Nồng độ của Dopamine hạnh phúc trong não dần dần cạn kiệt. Chúng ta bắt đầu trở lại với tính cách thật của mình và người ấy cũng vậy.

Sự bao dung để chấp nhận hết mọi hành vi tiêu cực của đối phương cũng từ từ biến mất. Ban đầu, bạn cảm thấy mình hoàn toàn có thể thích nghi với anh ấy hoặc cô ấy. Còn bây giờ, bạn đang cảm thấy chán nản vì những điều mình muốn không được đáp ứng.

Trong tình yêu, sự lãng mạn là một cái bẫy khổ đau mà rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng đó là hạnh phúc - Ảnh 5.

Bạn liên tục hỏi bản thân rằng có phải người mình yêu đã thay đổi. Những câu nói, hành động lãng mạn không còn diễn ra nữa. Người ấy bỗng trở nên bình thường, thậm chí không khác gì những người khác.

Trên thực tế, bạn và người yêu đều thay đổi bởi chất hóa học trong não giúp bạn yêu say đắm, cuồng nhiệt đã tự động biến mất. Đây là điều mà bạn không thể nào kiểm soát được. Niềm vui sướng từ sự lãng mạn trong tình yêu đã không còn nữa và đến lúc bạn bắt buộc phải chọn tiếp tục hay dừng lại mối quan hệ này.

Sự lãng mạn trong tình yêu càng kéo dài bao nhiêu thì sau khi nó kết thúc, bạn càng hụt hẫng và chán nản bấy nhiêu. Cảm giác này tương tự như khi bạn say rượu. Càng say bao nhiêu thì sau khi tỉnh giấc, đầu óc bạn sẽ càng trống rỗng và mỏi mệt bấy nhiêu.

Những câu nói, hành động “ngôn tình” đầy ngọt ngào không phải là thứ tạo ra một tình yêu đích thực. Chỉ có sự sẻ chia, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau mới tạo nên một mối quan hệ gắn bó bền bỉ.

Lãng mạn chỉ là một loại gia vị mà thôi. Mà bạn biết đấy, thiếu một loại gia vị, món ăn cũng chẳng bớt ngon đi được. Nhưng lạm dụng một loại gia vị quá nhiều trong thời gian quá lâu, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cả tình yêu của bạn nữa đấy.

Theo Elle / Theo Trí Thức Trẻ

Vì sao dân ta gọi người Trung Quốc là ‘Tàu’? Cái danh xưng “

Tàu” có một lịch sử đặc biệt và nét đặc biệt này gắn liền với sự cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta, nước ta.

Một số người nghĩ đơn giản rằng sở dĩ ta gọi người Trung Quốc là “Tàu” bởi vì họ sang ta bằng “tàu”! Từ nguyên học đâu có dễ dàng và ngộ nghĩnh như thế.

Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu (trong tàu bè) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 艚 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào 艚 này cũng thông với chữ tào 漕, mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999) thì đều còn có nghĩa là “xe”. Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt.

Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa (nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ). Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay.

Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài.

Chúng tôi khẳng định rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan”. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9-1945 tại Sài Gòn, dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì theo họ hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”.

Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan – đây là tuyệt đại đa số – cũng được “vinh dự” gọi là “Tàu”. Thế là cái danh xưng “Tàu” có một lịch sử đặc biệt và nét đặc biệt này gắn liền với sự cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta, nước ta.

Theo AN CHI / NGƯỜI LAO ĐỘNG

Những câu nói đẫm chất ngôn tình của văn nhân Việt thuở trước

Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương. Để nói về cái ngây ngất của kẻ đang đắm mình trong men say của ái tình, văn nhân Việt đã thốt lên những lời dịu ngọt, đầy lưu luyến.

Khi đứng trước người con gái mình yêu, ngay cả một anh chàng nhút nhát cũng có thể thốt lên vài lời có cánh, huống hồ gì các văn nhân. Họ là những người đàn ông có thừa lãng mạn cùng sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ.

Lời tình tự của thi nhân trăm năm sau vẫn khiến kẻ đang yêu thổn thức. Dưới đây là những lời có cánh mà một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng dành tặng người mình yêu.

Nguyễn Đình Thi

“Ta nghĩ về em trong mỗi bước chân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn một lần nữa, ta vẫn sẽ chọn em. Nhưng ta vẫn cứ đặt em trong tim thôi, vì ta không muốn lấy mất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 1 Nguyen_Dinh_Thi.jpg
Mối tình của Nguyễn Đình Thi và nhà báo Pháp Madeleine Riffaud được nhiều người ngưỡng mộ. Ảnh: Ct.qdnd.vn.

Sinh thời, mối tình của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nữ nhà báo người Pháp Madeleine Riffaud được rất nhiều người ngợi ca và ngưỡng mộ. Tuy không thể thành vợ chồng, nhưng họ đã dành cho nhau một tình yêu đẹp: Cao cả, giàu hy sinh và rất chân thành. Sau khi trở về Pháp, bà Madeleine Riffaud không kết hôn và sống một mình đến cuối đời.

Hàn Mặc Tử

“Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em-người ta yêu”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 2 Han_Mac_Tu_trong_phim.jpg
Chuyện tình của Hàn Mặc Tử đã được nhắc đến nhiều trong phim ảnh và các nghiên cứu về ông. Ảnh: Phim Hàn Mặc Tử.

Chàng thi sĩ của thôn Vỹ Dạ nổi tiếng là người đào hoa và đa tình. Những mối tình thời trai trẻ của ông với các giai nhân nổi tiếng như: Hoàng Cúc, Mộng Cầm và Mai Đình đã khiến hậu thế tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Sự rung động tha thiết từ con tim đã tạo nên những cảm thức đẹp trong áng thơ vừa lãng mạn, lại phảng phất buồn.

Xuân Diệu

“Cả đời này, nàng sẽ mãi là người của ta. Vì ta đã chôn nàng vào tim mình rồi!”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 3 xuandieu.jpg
Nhắc tới thơ tình, người ta không thể quên Xuân Diệu. Ảnh: Tư liệu.

Khi nói về tình yêu, nếu không nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì quả thật là một thiếu sót lớn. Tác giả của Vội vàng đã dùng đôi mắt ướt của kẻ say tình để nhìn ngắm thế giới. Ai mới là người tình được ông nhắc tới ông nhắc tới trong những vần thơ? Đến bây giờ, điều đó vẫn là một câu hỏi lớn. Thế nhưng, người yêu thơ Xuân Diệu vẫn cảm nhận được ông đã yêu họ bằng trái tim chân thành.

Huy Cận

“Nếu hạnh phúc cũng có thể để dành, giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc đói lấy ra nhăm nhi, thì nhất định anh sẽ để dành lại cho đến những ngày bên em”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 4 Huy_Can.jpg
Với Huy Cận, hạnh phúc đến từ những điều giản đơn. Ảnh: Tư liệu.

Khi yêu, nhớ nhung là điều dễ hiểu. Giống như hàng ngàn, hàng vạn kẻ si tình trên đời; với Huy Cận, hạnh phúc đơn giản là được ở bên người mình yêu. Những ai từng trải qua xa cách và bị chia cắt bởi chiến tranh, chắc chắn sẽ hiểu được niềm vui nhỏ nhoi ấy, nó bình dị mà đáng quý vô ngần.

Nguyễn Bính

“Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lí! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 5 nguyen_binh_va_cac_ban.jpg
Nhà thơ Nguyễn Bính (thứ 2 từ trái qua) và các bạn. Ảnh: Dantri.com.

Nàng Juliet từng nói với chàng Romeo rằng: Chàng đừng lấy vầng trăng ra để thề thốt, vì trăng có khi tròn, khi khuyết. Vạn vật đều thay đổi, nên chúng dẫu có đẹp, cũng không thể so sánh với tình yêu. Tuy cách nhau mấy thế kỷ, nhưng đại văn hào người Anh và Nguyễn Bính đã có chung một nỗi niềm. Sao trên trời có khi không mọc, nhưng nếu đã si tình thì luôn da diết nhớ nhung.

Nguyễn Huy Tưởng

Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không? Đó là đều được anh yêu suốt 1.000 năm”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 6 Nguyen_Huy_Tuong.jpg
Trong lời tỏ tình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng vẫn nhớ về Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Nguyễn Huy Tưởng được mệnh danh là “người chép sử của Hà Nội bằng văn”. Ngay cả khi bày tỏ với người mình yêu, ông vẫn luôn nhớ tới thành phố nghìn năm tuổi cổ kính và hào hoa.

Nam Cao

“Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào”.

Nhung cau noi dam chat ngon tinh cua van nhan Viet thuo truoc hinh anh 7 Nam_Cao.jpg
Khi suy tư về tình yêu, tác giả của Chí Phèo vẫn rất thực tế. Ảnh: Nam Cao qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Hữu Quý.

Nói đến Nam Cao là nhắc tới một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc. Bởi vậy, cách mà ông tỏ tình cũng đầy thực tế. Người ta không thể yêu nhau để rồi quên hết trăm ngàn mối lo thường nhật. Trước khi nhắc đến ái tình, người ta vẫn cần một cuộc sống đủ đầy. Khó khăn có thể là nấm mồ của tình yêu. Đó cũng chính là hiện thực không hề lãng mạn mà nhà văn đã tái hiện trong một số tác phẩm của mình.

Thụy Oanh / Sách hay / Zing

Mỹ đề nghị giúp chống virus corona, Trung Quốc vẫn im lặng sau 6 tuần

Lời đề nghị được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đưa ra ngay từ những ngày đầu trong cuộc chiến chống dịch virus corona chủng mới (Covid-19) tại Trung Quốc.

Gần 6 tuần sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) lần đầu đề nghị hỗ trợ Trung Quốc ứng phó với dịch virus corona, lời đề nghị vẫn chưa được chấp nhận, theo Giám đốc CDC, tiến sĩ Robert Redfield.

“Có rất nhiều thông tin mà chúng tôi không biết – đó là lý do tại sao tôi đề nghị hỗ trợ, trợ giúp trực tiếp và đưa người của CDC đến đó vào ngày 6/1 để thực sự giúp họ thu thập thông tin và cũng để giúp chúng tôi có thông tin chúng tôi cần sớm nhất để có thể đưa ra các khuyến nghị y tế công cộng phù hợp cho Mỹ”, ông Redfield nói với trưởng nhóm phóng viên y tế của CNN, Sanjay Gupta, trong cuộc phỏng vấn hôm 13/2.

Ông nói thêm: “Bức thư đó chưa được chính phủ Trung Quốc phản hồi. Chúng tôi thực sự tin rằng chúng tôi là những người giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực này và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ họ, nhưng họ là một quốc gia độc lập và phải đưa ra quyết định rằng họ muốn mời chúng tôi đến”.

My de nghi giup chong virus corona, Trung Quoc van im lang sau 6 tuan hinh anh 1 f7aa234d_30c8_44f3_9460_802e4150ef8f.jpg
Tiến sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Ảnh: Getty.

Đến sáng 14/2, cả thế giới đã có hơn 64.000 ca nhiễm virus corona chủng mới, khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Hơn 1.480 người đã tử vong, gần như toàn bộ tại Trung Quốc đại lục.

Ngày 12/2 ghi nhận số ca nhiễm mới tại Trung Quốc tăng gấp gần 10 lần so với số ca nhiễm mới một ngày trước, được cho là do thay đổi trong tiêu chí xác nhận lây nhiễm. Điều này một lần nữa gây ra hoài nghi về sự minh bạch của Trung Quốc, cũng như quan ngại rằng dịch bệnh có thể nghiêm trọng hơn những gì mà giới chức công bố.

“Chúng tôi hơi thất vọng vì chúng tôi không được mời đến và chúng tôi hơi thất vọng với sự thiếu minh bạch từ phía Trung Quốc”, ông Larry Kudlow, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, nói với phóng viên hôm 13/2.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nói rằng Bắc Kinh đã xử lý chuyên nghiệp”.

“Tôi nghĩ họ đã xử lý chuyên nghiệp và tôi nghĩ họ cực kỳ có năng lực. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập cực kỳ có năng lực”, ông Trump nói trong một chương trình phát thanh.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông có lòng tin với Bắc Kinh và hiểu được sự dè dặt của các quan chức Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin. Ông cũng nói Mỹ đang hợp tác với Trung Quốc, “cử đi rất nhiều người”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, tiến sĩ Redfied dự đoán rằng dịch bệnh có thể kéo dài “sang năm sau”, và cảnh báo “các vị có thể bắt đầu nghĩ về nó như bệnh cúm mùa”.

“Virus này có lẽ ở lại với chúng ta qua mùa này, qua năm nay. Tôi nghĩ cuối cùng virus sẽ tìm được chỗ đứng và chúng ta sẽ thấy sự lây nhiễm theo quy mô cộng đồng”, ông nói.

Đông Phong / Zing

Cố vấn của WHO: 2/3 người trên thế giới có thể nhiễm Covid-19

Cố vấn của WHO: 2/3 người trên thế giới có thể nhiễm Covid-19

Trong bối cảnh số ca dương tính với 2019-nCoV tăng vọt ở Trung Quốc, một nhà khoa học nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đã cảnh báo rằng diễn biến của dịch bệnh có thể còn tồi tệ hơn, bởi 2/3 dân số thế giới có thể nhiễm căn bệnh này.

Đó là nhận định của Ira Longini – một cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng giám đốc của Trung tâm Thống kê và Nghiên cứu Định lượng Các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Florida. Ông đã theo dõi nhiều nghiên cứu về sự lây truyền của virus corona tại Trung Quốc. Ước tính của ông cho thấy rằng số ca lây nhiễm Covid-19 có thể tăng lên hàng tỷ người, cao hơn rất nhiều so với con số 60.000 ở thời điểm hiện tại.

Nếu mức độ lây lan của virus đạt đến con số gần như vậy, thì rõ ràng rằng những biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt của Trung Quốc có nhiều hạn chế, trong đó có việc phong toả những khu vực có hàng chục triệu người sinh sống. Giám đốc WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus, từng bày tỏ sự ủng hộ với động thái này, ông cho rằng việc này giúp những địa phương còn lại ở Trung Quốc và thế giới một “khoảng trống” để chuẩn bị các động thái ứng phó.

Theo Longini, việc cách ly có thể giảm tốc độ lây lan, nhưng loại virus này đã có “cơ hội” đi khắp Trung Quốc và cả những nơi khác trước khi bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng. Theo phương pháp chẩn đoán mới, thì số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đã tăng lên 15.000 vào hôm 13/2.

Ước tính của Longini đưa ra dựa trên số liệu cho thấy mỗi cá nhân mắc bệnh thường truyền bệnh cho 2-3 người khác. Ông cho hay, vì thiếu những bài kiểm tra ra kết quả nhanh và triệu chứng bệnh không rõ ràng ở một số người, nên việc theo dõi tốc độ lây lan trở nên khó khăn hơn.

Nhà khoa học này nhận định, ngay cả khi có cách thức để giảm một nửa quy mô lây truyền, thì khoảng 1/3 thế giới vẫn bị nhiễm bệnh. Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở WHO ở Geneva: “Chỉ khi khả năng lây truyền thay đổi, thì các biện pháp giám sát và ngăn chặn mới có hiệu quả. Những trường hợp cách ly và cách ly do tiếp xúc với người bệnh sẽ không ngăn chặn được loại virus này.”

Longini không phải là chuyên gia duy nhất đưa ra nhận định về khả năng lây lan mạnh hơn của Covid-19. Neil Ferguson – một nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London, ước tính mỗi ngày có tới hơn 500.000 người có thể nhiễm bệnh ở Trung Quốc. Gabriel Leung – giáo sư ngành y tế công cộng tại Đại học Hồng Kông, cũng dự đoán gần 2/3 thế giới có thể nhiễm virus nếu dịch bệnh không được chế ngự.

Alessandro Vespignani – nhà sinh học đến từ Đại học Đông bắc Boston, cho hay, những ước tính về sự lây lan của dịch bệnh này là một phần trong nhiều khả năng có thể xảy ra khi dịch bệnh lan rộng. Ông cho rằng, thông tin về khả năng lây lan ra bên ngoài Trung Quốc có thể sẽ rõ ràng hơn trong vài tuần tới, đặc biệt nếu có nhiều biện pháp khác được đưa ra để kiểm soát.

Theo David Heymann, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt học Nhiệt đới và Vệ sinh Dịch tễ London (London School of Hygiene & Tropical Medicine), các nhà nghiên cứu cần có thêm số liệu để hiểu rõ hơn về khả năng lây truyền của 2019-nCov. Ông nói: “Chúng ta thấy rằng những quốc gia khác ngoài Trung Quốc đang kiểm soát dịch bệnh khá hiệu quả.”

Nhận định về dự đoán của Longini và Leung, Heymann cho biết: “Tôi không nói rằng họ sai. Theo tôi, những ước tính sẽ thay đổi khi có thêm thông tin được công bố.”

Tham khảo Bloomberg / Trithuctre

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (tối 14/2)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • UB Y tế nhà nước Trung Quốc trong ngày hôm nay 14/2 đã điều chỉnh lại số ca nhiễm và số ca tử vong do “trùng lặp trong thống kê”. Cụ thể, số ca nhiễm từ 64.658 xuống 63.865. Số ca tử vong từ 1.486 xuống 1.381.
  • Giám đốc bệnh viện Jinyintan (Kim Ngân Đàm) ở Vũ Hán kêu gọi những người đã bình phục hiến máu để giúp đỡ những bệnh nhân khác, do phần lớn những bệnh nhân được chữa trị có thể tiết ra kháng thể với khả năng tiêu diệt virus. Hiện tại, biện pháp điều trị bằng huyết tương có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nặng.
  • Để kiểm soát dịch viêm phổi corona, nhiều thành phố Trung Quốc yêu cầu người dân chia sẻ dữ liệu vị trí và khai báo lộ trình di chuyển.
  • Phó chủ tịch UB Y tế Nhà nước Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay rằng 1.716 nhân viên y tế nước này đã bị nhiễm virus corona, trong đó 6 người đã tử vong. Trong số các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, 1.102 người ở thành phố Vũ Hán, khoảng 400 người khác ở các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc.
  • Trong buổi họp báo hôm nay tại Bắc Kinh, Bộ Tài chính Trung Quốc đã quyết định tăng ngân sách ứng phó virus corona lên mức 11,5 tỷ USD để cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên y tế. Mức chi này tăng gần 2 tỷ USD (13,81 tỷ NDT) so với con số 9,5 tỷ USD (66,74 tỷ NDT) để xử lý dịch viêm phổi corona mà Trung Quốc đưa ra tuần trước.
  • Một số ngôi làng ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đã giết hết chó nuôi trong làng vì sợ lây bệnh truyền nhiễm. Xem chi tiết.

Những tin đã đưa vào sáng 14/2:

  • Tính đến 8h sáng 14/2, UB Y tế Nhà nước Trung Quốc công bố số ca nhiễm Covid-19 là 64.658 (tăng 4.835 ca so với trước đó); số ca tử vong là 1.487 (tăng 120 ca so với trước đó). Đây mới là số liệu thêm vào từ tỉnh Hồ Bắc.
  • Theo thông tin lan truyền trên mạng, người dân Vũ Hán đang kêu gọi nhau “tự cứu mình” trong ngày 14/2. Lời kêu gọi hành động nêu thời gian thực hiện từ 8h đến 8h30′ tối 14/2 tại nhà. Cách làm: Tắt đèn 1 phút lúc 8h tối, sau đó đồng thanh gõ vào chảo hô to “Phản kháng”, hô các khẩu hiệu “Người Vũ Hán cố lên” “Người Vũ Hán tự cứu mình”, “Thả ngay Trần Thu Thực và Phương Bân”. Tiếp đó, hát điệp khúc kêu gọi vùng lên trong quốc ca Trung Quốc, thả tờ rơi và hoa giấy từ nhà, và phát sóng trực tiếp trên Internet hoặc quay video clip để phổ biến rộng rãi.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

Thế giới

  • Nhật Bản có thêm 4 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 255 (gồm 219 ca ở du thuyền Diamond Princess và 36 ca tại lãnh thổ trên đất liền).
  • Mỹ: Giới chức tại Nhà Trắng bày tỏ sự hoài nghi trước các số liệu về dịch viêm phổi Trung Quốc đưa ra, tuyên bố “thất vọng” với sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh.
  • Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng tác động của dịch bệnh do COVID-19 lên nền kinh tế Singapore hiện đã vượt qua tác động của SARS năm 2003, thừa nhận nền kinh tế Singapore có thể bước vào giai đoạn suy thoái.
  • Hồng Kông: Một trong số chuỗi nhà hàng lớn nhất Hồng Kông – LH Group cho biết tạm dừng kinh doanh tại tất cả 16 nhà hàng lẩu (khoảng 40% nhà hàng của họ) trong bối cảnh cư dân thành phố lo ngại dịch bệnh lây lan. Hồng Kông cũng vừa phát hiện 3 ca mới, nâng tổng số lên 56 ca.

Những tin đã đưa vào sáng 14/2:

  • Nhật Bản xác nhận ca tử vong đầu tiên do virus corona mới. Bệnh nhân là 1 phụ nữ 80 tuổi ở Kanagawa. Đây là ca tử vong thứ 3 ngoài Trung Quốc đại lục (trước đó là ở Philippines và Hồng Kông). Nhật cũng có 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 251.
  • Hồng Kông có thêm 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 53. Hai người mới phát hiện là mẹ con, đã từng ăn cùng với 3 ca đã được xác nhận trước đó tại một nhà hàng hải sản.
  • Mỹ có thêm 1 ca nhiễm mới là một người được sơ tán từ Vũ Hán về, hiện đang cách ly ở Căn cứ không quân ở Texas, nâng tổng số ca nhiễm tại Mỹ lên 15. Giới chức cho biết có thể sẽ có thêm những ca mới được phát hiện ở căn cứ này.
  • Singapore có 8 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 58. 8 ca này đều có liên hệ với những ca đã được xác nhận trước đó.
  • Giám đốc CDC (Mỹ) Robert Redfield cho biết đã gần 6 tuần kể từ khi CDC lần đầu tiên đề nghị hỗ trợ Trung Quốc đối phó với dịch bệnh, nhưng đề nghị vẫn chưa được phía Trung Quốc chấp nhận. Ông Redfield cũng nói một người nhiễm bệnh dù không có triệu chứng nhưng vẫn có thể truyền virus cho người khác.
  • Giám đốc chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết cách tính mới của Trung Quốc không áp dụng cho thế giới. Bên ngoài Trung Quốc đại lục, ca nhiễm được xác nhận chỉ khi có kết quả xét nghiệm chính thức trong phòng thí nghiệm.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế Croatia Vili Beroš phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của các Bộ trưởng Y tế EU, cho biết đóng cửa biên giới trên toàn Liên minh châu Âu là một lựa chọn nếu dịch bệnh leo thang.
  • Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của dịch viêm đường hô hấp cấp ở Triều Tiên, bày tỏ sẵn sàng tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế giúp hạn chế dịch bệnh lây lan tại quốc gia Đông Bắc Á này.
  • Phóng viên Edward Lawrence của Fox News vừa dẫn nguồn tin của Nhà Trắng cho biết: “Các nguồn tin từ chính quyền tin rằng Trung Quốc đã giảm số lượng báo cáo các ca nhiễm ở Trung Quốc xuống ít nhất 100.000. Ngoài ra, các nguồn tin cho biết chính quyền Trung Quốc còn báo cáo dưới số liệu thực các ca tử vong một cách “nghiêm trọng.”
  • @Trithucvn.