Quán cà phê lênh đênh

TP HCM

 Chiếc thuyền dập dìu theo sóng nước ở quận 7 là quán cà phê cho khách yêu thích sự khác lạ.

Quán cà phê lênh đênh

Nằm trên Kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, chiếc thuyền gỗ neo sát bờ được tận dụng làm quán cà phê. Cửa thuyền nhỏ hẹp là lối dẫn vào khu vực ngồi uống nước chứa khoảng 100 khách.

Thuyền gồm hai tầng, với không gian ngoài trời ở giữa và cuối thuyền trên tầng 2. Để lên thuyền, khách phải đi qua một đoạn cầu chông chênh bắc từ đường vào.

Quán cà phê lênh đênh

Bên trong quán sử dụng nội thất gỗ. Khách đến gọi nước tại quầy và sẽ được phục vụ tận chỗ ngồi. Nhân viên quán cho biết mô hình cà phê này mở gần 10 năm.

Quán cà phê lênh đênh

Không gian tầng trên rộng và thoáng đãng hơn, không cần lắp quạt như tầng dưới vì đã đón gió mát mẻ. Mỗi khi có tàu thuyền đi qua, chiếc thuyền sẽ lắc lư nhẹ theo sóng nước, khách tầng trên cảm nhận được sự lênh đênh rõ nhất như đang di chuyển trên sông.

Quán cà phê lênh đênh

Vị trí của “thuyền trưởng” nay dành cho khách ngồi được 4 người, hướng nhìn ra đường ngắm xe cộ qua lại.

Quán cà phê lênh đênh

Khu vực mở ở tầng 2 được chủ quán tận dụng trồng cây xanh bồi thêm cỏ xung quanh tạo không gian dịu mát. Nếu không nhìn xuống nước, khách có thể nghĩ đây là một nơi trên mặt đất.

Quán cà phê lênh đênh

“Quán mát và yên tĩnh, bọn em đến đây học bài và thư giãn thấy thoải mái”, hai bạn trẻ Long và Tài đã gọi vài lượt nước uống khi ngồi đây. Nhân viên quán cho biết nhiều khách nước ngoài cũng tới quán, và buổi tối là thời điểm đông khách nhất.

Quán cà phê lênh đênh

Tại khu vực cuối thuyền trên tầng 2, khách có thể nhìn bao quát không gian sông nước. Nơi đây lý tưởng để chụp ảnh vào ban ngày, ngắm hoàng hôn lúc xế chiều và hóng mát vào buổi tối.

Quán cà phê lênh đênh

Nước mía là đặc sản của quán, được biến tấu cùng một số loại trái cây khác. Giá mỗi ly mía (ảnh) tối đa 35.000 đồng. Ngoài ra, quán còn bán những thức uống phổ biến (cà phê, trà, đá xay, sinh tố…) và món ăn nhẹ (bánh mì, mì gói, khô bò, cá viên…) trong khoảng giá 20.000 – 55.000 đồng.

Vinh Tâm / VNExpress

Một me tây thuở Gia Long – Minh Mạng

Vừa rồi thấy bà Bé Tý, một me tây ở Hà Nội, được triều đình Huế ban cho kim bội hạng nhất, nhiều người hơi lấy làm lạ, tuy họ có biết rằng trước đây ba mươi năm cũng đã có một người như thế được phong tứ phẩm phu nhân là bà Tư Hồng.

Kỳ thực, dù bà Bé Tý, dù bà Tư Hồng, được triều đình ban cho phẩm hàm hay huy chương, cũng chẳng có gì là lạ hết. Từ hồi xứ ta bắt đầu có hạng đàn bà gọi là me tây, tức là bắt đầu họ đã nhận lãnh cái vinh dự ấy.

Chúng tôi xin kể cho bạn đọc nghe chuyện một me tây thuở Gia Long – Minh Mạng. Ấy là bà Nguyễn Thị Len (có nguồn ghi Nguyễn Thị Sen), vợ chúa tàu Phụng, tức ông Nguyễn Văn Chấn, người Pháp mà là một công thần của triều nhà Nguyễn, vốn tên là Vannier.

Theo sử chép, ông Vannier cùng đi với đức cha Bá-đa-lộc sang nước ta năm 1784, lúc vua Gia Long còn chưa dẹp yên loạn Tây Sơn và lên ngôi thiên tử. Ở giúp nhà vua cho đến năm 1829, dưới triều Minh Mạng, ông Vannier mới cùng đi về Pháp với ông Chaigneau, tức là Nguyễn Văn Thắng, chúa tàu Long.

Tính ra ông Vannier kiều cư nước ta trong một thời gian dài đến 35 năm. Trong khoảng thời gian ấy ông có cưới một người đàn bà An Nam làm vợ và có đẻ ra nhiều con cái. Nhân đó bà me tây Nguyễn Thị Len đã được trở nên người sang trọng, trước thì ở giữa xã hội người Nam, sau đến ở giữa xã hội người Pháp.

Nhân đọc sách Tây hành nhật ký (Giá Viên biệt lục) chúng tôi phát kiến ra được cái dật sử này.

Năm Tự Đức thứ 16 (1863), vì muốn chuộc lại ba tỉnh phía bắc Nam Kỳ, nhà vua sai ba ông Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản sang sứ bên Pháp đình, chính ông Phạm Phú Thứ thảo ra sách Tây hành nhật ký, chép chuyện hàng ngày về việc sử.

Khí tiết trung nghĩa của công thần Phan Thanh Giản
Phái đoàn nhà Nguyễn do Kinh lược sứ Nam kỳ Phan Thanh Giản sang thăm Pháp.

Buổi chiều ngày 23 tháng 8 năm Tự Đức thứ 16, lúc sứ bộ đến ở Paris đã ba tuần lễ, cả ba ông sứ thần cùng tiếp bà me tây Nguyễn Thị Len tại Sứ quán, rồi từ đó thấy thỉnh thoảng lại chép đến Nguyễn Thị Len.

Nguyên trước đó mười ngày, bà Nguyễn Thị Len ở tại thành Lo-ri-ăng, nghe tin sứ bộ đến thì có gửi thơ cho ông Hà-ba-lý (Aubarez), một viên quan của Pháp đình giữ việc giao thiệp với sứ bộ, xin các quan sứ thần cho bà đến ra mắt. Các quan trả lời cho phép. Khi ấy bà Nguyễn Thị Len mới đi xe hỏa đến Paris với một cô con gái tên Marie. Khi hai mẹ con bước vào trong sứ quán, trông thấy người bản quốc, bà Nguyễn Thị Len khóc òa lên:

– Từ tôi theo chồng về ở bên này đến nay đã 37 năm. Tôi đã 75 tuổi rưỡi rồi! Khi chồng tôi còn sống, có hẹn với tôi rằng thế nào cũng trở qua An Nam một chuyến, không ngờ rồi chồng tôi qua đời đi, tôi mỗi ngày một già một yếu, lại lũ con ngăn trở mãi, sợ đời tôi không có ngày trở về cố quốc được!

Ấy là lời đầu hết bà Nguyễn Thị Len nói với ba vị sứ thần. Rồi bà chắp tay kính hỏi thăm đức hoàng đế vạn an và cảm ơn các quan sứ thần đã cho phép bà vào yết kiến, là sự bà cho là có phước lắm mới được.

Bà Nguyễn Thị Len ở lâu bên Tây nên có quên hết ít nhiều tiếng Ta. Trong khi nói chuyện, chốc chốc bà lại xen tiếng Tây vào, làm con gái bà, cô Marie cứ phải đứng bên mà nhắc.

Các quan sứ thần bảo kẻ hầu pha trà mời bà Nguyễn Thị Len uống.

Bà còn nói chuyện. Kể ra quê quán của mình ở Phường Đúc (không nói rõ tỉnh nào); cha, tên là Nguyễn Văn Dõng; hai anh, tên là Văn Hương và Văn Hữu; Văn Hữu làm chức cai đội thủy binh. Từ lúc bà sang Tây, không hề được tin tức ở nhà một lần nào.

Các quan bèn hỏi trong hàng thuộc viên cả một sứ bộ thử có ai biết gia thế bà Nguyễn Thị Len không. Thì có hai ông, Tạ Huệ Kế và Ngô Văn Nhuận nói có nghe biết một ít.

Bà Nguyễn Thị Len lấy Vannier, sinh hạ được đến mười người con: ba trai bảy gái. Bà đã có một đứa cháu nội trai, năm ấy vừa tròn 20 tuổi, mới vừa theo quan Tây sang Gia Định. Bảy con gái thì đã có chồng. Cô Marie sang bên An Nam, hai tuổi mới về bên Pháp, bây giờ đã 39 tuổi.

Một me tây thuở Gia Long - Minh Mạng

Mẹ con bà Nguyễn Thị Len đến Paris rồi thuê khách sạn mà ở, chờ cho đến ngày tiễn đưa sứ bộ trở về.

Sau đó hai hôm, ngày 25 tháng 8, là ngày lễ Vạn thọ, sanh nhật vua Tự Đức, sứ quán có mở tiệc chúc mừng. Hôm ấy cũng có mẹ con bà Nguyễn Thị Len dự tiệc, và một người con trai của bà lấy tên An Nam là Nguyễn Văn Lễ nữa, Văn lễ đã 51 tuổi.

Đi ăn tiệc, bà Nguyễn Thị Len mặc y phục An Nam, khăn nhiễu và áo cặp hàng hoa; cô Marie cũng vậy. Bà kể chuyện rằng vào thuở Gia Long – Minh Mạng, chồng bà từng được ban cho triều phục và bà cũng được ban cho thịnh phục, đến những hơn mười cặp áo; áo bà mặc hôm nay tức là của ban cho.

Một người vợ Tây được nhà vua ban cho thịnh phục, đến những 10 cặp áo thì tưởng lại còn vinh hạnh hơn là phẩm hàm và huy chương nữa!

Trong tiệc bà Nguyễn Thị Len được mời vào chỗ long trọng. Nhờ ông Aubarez đem lịch sử bà giới thiệu giữa tọa khách nên các quan Tây mới được biết bà và tỏ ý kính trọng, trầm trồ khen ngợi không thôi.

Trong những ngày sứ bộ ở Paris, mẹ con bà Nguyễn Thị Len cứ hay tới lui sứ quán mà thăm viếng các quan. Tối hôm mồng 10 tháng 9, các quan trong bộ Ngoại giao Pháp đến chơi ở sứ quán thì cũng có gặp mẹ con bà ở đấy. Các quan hỏi biết lai lịch của bà thì ai nấy đều khen lao và an ủy.

Hôm đó, ba vị sứ thần hỏi bà Nguyễn Thị Len ở lâu tại Paris như thế, chẳng kẻo bỏ bễ công việc ở nhà chăng. Bà nói con cái đã ở riêng cả rồi, việc nhà chẳng có gì hệ lụy. Còn không bao lâu nữa sứ bộ sẽ về nước, bà muốn ở lại tiễn chân bà mới an tâm.

Quả nhiên đến ngày 26 tháng 9 các quan sứ thần sắp sửa rời Paris để đi sang Y-pha-nho thì mẹ con bà Nguyễn Thị Len lại đến sứ quán tống biệt. Cố nhiên lần này bà phải khóc nhiều hơn lần trước.

Các quan sứ thần chi ra 50 lượng bạc, 10 ngân tiền, 10 tấm vừa the vừa lụa cấp cho mẹ con bà. Số bạc và lụa chi cấp ấy về sau có đem bản kê khai trình ngự lãm.

Đọc chuyện bà Nguyễn Thị Len đây, hẳn độc giả phải cho là một me tây tốt số, có lẽ từ đó đến giờ, chưa có me tây nào sánh bì.

Quý là ở tại chỗ được theo ở với chồng trọn đời, lên bậc cụ, có đông con mà lại trai gái đã thành lập. Không có đâu như những kẻ khác, tiếng là lấy Tây mà rốt cục lại, chồng chẳng có mà con cũng chẳng có, chết một cái là “gia tài nhập quan”! Như thế, phẩm hàm đã chẳng làm chi rồi, mà huy chương cũng chẳng làm chi nữa!

Phan Khôi

Nguồn: Hà Nội báo, Hà Nội, s. 17 (29 Avril 1936), tr. 13 – 15.

Đăng lại từ trang lainguyenan.free.fr
Phần Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1937
Do nhà văn Lại Nguyên Ân sưu tầm

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 12/2)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Theo UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục cập nhật tính đến 9h sáng 12/2 là 44.653 ca, tăng 2.015 ca so với trước đó. Riêng tỉnh Hồ Bắc có thêm 1.068 ca nhiễm mới.
  • Số ca tử vong tăng thêm 97 ca (94 ca ở tỉnh Hồ Bắc), lên tổng cộng 1.113 người.
  • Theo SCMP, ít nhất 500 nhân viên y tế ở Vũ Hán đã nhiễm virus corona chủng mới, làm dấy lên thêm mối quan ngại về rủi ro với các y bác sĩ khi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh.
  • Lin Zhengbin, 62 tuổi, bác sĩ đầu ngành về ghép thận tại Trung Quốc, qua đời hôm qua ở Vũ Hán sau chưa đầy một tháng nhiễm virus corona.
  • Theo định nghĩa mới của UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, những ai dương tính với virus corona mới nhưng không có triệu chứng thì vẫn không được tính là đã nhiễm bệnh. Điều này có thể giải thích vì sao số ca nhiễm bệnh thống kê tại Trung Quốc bắt đầu giảm.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

Thế giới

  • Singapore có 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 47. Hai người này đều không có tiền sử đến Trung Quốc.
  • Đức có 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 16.
  • Tàu Diamond Princess: Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, 39 ca nhiễm mới đã được xác nhận trên con tàu này, nâng tổng số ca nhiễm trên tàu tới thời điểm này lên 174. Trong số đó, có 4 người phải vào phòng chăm sóc đặc biệt với máy thở; 1 ca mới nhiễm là nhân viên kiểm dịch.
  • WHO đã đặt tên mới cho virus corona nCoV là “COVID-19” để tránh gây tiếng xấu cho người hoặc nơi nào, và cho biết 18 tháng nữa có thể có vắc-xin. Tổng giám đốc WHO cũng đã đổi giọng, cho biết COVID-19 đặt ra “một mối đe dọa rất nghiêm trọng với phần còn lại của thế giới.”
  • Hàn Quốc: Bộ Y tế Hàn Quốc đã cảnh báo công dân của mình không đi du lịch tới sáu quốc gia châu Á, bao gồm Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, do lo ngại về COVID-19. Còn Bộ Ngoại giao nước này hiện đang khuyến nghị sơ tán công dân khỏi tỉnh Hồ Bắc, đồng thời khuyên người dân không nên đi du lịch đến cả Hồng Kông và Macao.
  • American Airlines đã gia hạn thêm thời hạn ngừng bay đến Trung Quốc và Hồng Kông đến 23/4.
  • Một sinh viên Pakistan mắc kẹt ở Vũ Hán đang cầu cứu chính phủ nước này tiến hành các biện pháp sơ tán, cho biết cha của anh mới mất tại quê nhà, theo CNN.

Việt Nam

  • Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế và kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh COVID-19.
  • Đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM cho biết 29 người nghi nhiễm COVID-19 phải cách ly ở bệnh viện những ngày qua, hôm nay đều có kết quả xét nghiệm âm tính, thành phố không còn ca nghi nhiễm.
  • Tại Hải Phòng, 28 trường hợp nghi nhiễm virus corona mới, trong đó có 2 người nước ngoài, đều có kết quả âm tính với COVID-19.
  • TrithucVn

Người lương thiện sống độ lượng, người thông minh sống ích kỷ: Có 3 việc, càng ích kỷ, cuộc sống càng thăng hạng!

Người lương thiện sống độ lượng, người thông minh sống ích kỷ: Có 3 việc, càng ích kỷ, cuộc sống càng thăng hạng!

Trên thế giới này có “chín người mười ý”, chúng ta không thể nào làm hài lòng hết tất cả mọi người. Đối với những người coi thường chúng ta, không cần để ý; cũng không cần lãng phí cảm xúc buồn tủi hay bực bội làm gì, nên tận lực tránh xa họ càng xa càng tốt!

Einstein từng nói: “Một trong những điều tốt nhất trên thế giới này, chính là vài người bạn tri kỉ chơi với bạn thật lòng, nói ra lời thật tình”.

Trong xã hội này, dù là người ít nói hay giỏi kết giao đi nữa, cũng phải nên học cách kết bạn. Có người còn cho rằng: thêm một người bạn, thêm một lối ra. Thế nên bọn họ gặp ai cũng thân thiện kết giao, kiếm thêm càng nhiều người hơn nữa vào vòng bạn bè của mình.

Nhưng dù bạn có thật lòng hay chơi hết mình đến đâu đi nữa, không phải ai cũng dùng sự thật tâm để đáp lại bản tính lương thiện của bạn.

Do đó, làm người đừng nên quá độ lượng, đặc biệt là đối với những người, những việc thế này, càng sống ích kỉ càng tốt!

Người lương thiện sống độ lượng, người thông minh sống ích kỷ: Có 3 việc, càng ích kỷ, cuộc sống càng thăng hạng! - Ảnh 1.

1. Đối với những “chuyên gia” vay tiền không trả, nên tránh xa tuyệt đối!

Tiền là thứ duy nhất có thể khiến cho mọi người trên đời đều yêu thích và muốn có.

Mà điều nhiều người sợ nhất, cũng chính là nghe có người hỏi “mượn tiền” từ họ.

Thông thường, khi mượn tiền, mọi người đều là bạn bè. Nhưng khi trả tiền, có thể cả hai đã biến thành kẻ thù mất rồi.

Cách đây một thời gian, anh bạn cùng phòng phàn nàn với tôi về việc cho bạn vay 5 triệu nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy trả.

Người kia là bạn thân của anh ta, khi mượn thì hứa rằng đúng 2 tháng sau sẽ trả, nhưng hiện tại đã qua 6 tháng trời, vẫn chưa thấy người kia có động tĩnh gì.

Anh bạn cùng phòng tôi ngại mặt mũi, nên không dám đòi thường xuyên. Sau đó, vì anh ấy mới mua trả góp chiếc xe hơi nên muốn đòi người bạn thân kia lại tiền để trả mỗi tháng.

Kết quả, người bạn kia mắng anh ta một trận, bảo anh ta là người “kẹt xỉ”, rồi dọn phòng đi luôn. Tình bạn giữa hai người tan vỡ, mà tiền bạc của anh ta cũng “bay” theo người bạn thân kia luôn rồi.

Tôi không phản đối việc cho bạn bè mượn tiền, nhưng tôi cực kì phản đối việc cho người như vậy mượn tiền.

Đời người “lên voi xuống chó” thất thường, nhất định sẽ có những lúc gặp khó khăn cần tiền gấp, tôi có thể cho bạn mượn, đó là cái “tình”, chứ không phải tôi mắc nợ bạn. Bởi vì tiền bạc mỗi người có đều do mồ hôi, công sức mà bản thân tự mình làm ra.

Trên thực tế, những người thích mượn tiền mà có thói quen “xài xong không trả”, thường có một đặc điểm: chính là họ chỉ muốn lợi dụng bạn, muốn chiếm lợi từ người khác, nên mới không chủ động tìm bạn trả tiền.

Người như vậy không được coi là bạn. Bạn bè thật sự sẽ giúp đỡ lẫn nhau, mà không bao giờ làm việc tổn hại đến lợi ích của đối phương như thế.

Nếu gặp phải người như thế, chúng ta cứ tránh càng xa càng tốt!

Người lương thiện sống độ lượng, người thông minh sống ích kỷ: Có 3 việc, càng ích kỷ, cuộc sống càng thăng hạng! - Ảnh 2.

2. Đối với những việc “được nhờ” mà không làm được, cứ dứt khoát từ chối!

Trên đường đời, chúng ta có thể quen biết rất nhiều người, nhưng dù chúng ta có “trải đời” đến thế nào đi nữa, cũng không thể nhìn người chuẩn 100%, không thể biết rõ được ai chân thật, ai giả dối.

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta được giáo dục phải biết giúp đỡ người khác. Nhưng không phải cái gì được “nhờ” cũng lao đầu vào “giúp” một cách mù quáng là hay.

Thực tế cho thấy, mỗi người đều có thể tự mình đứng vững thông qua hàng ngàn thử thách khắc nghiệt của xã hội. Chúng ta không giúp, họ vẫn có thể tự mày mò ra cách khác để giải quyết, chỉ có điều bước đường chông chênh hơn thôi!

Vậy khi gặp lời “nhờ vả” không hợp lí hoặc vượt quá khả năng của bạn thì sao?

Trước tiên, bạn hãy xem xét kĩ mối quan hệ của bạn với họ là gì?

Nếu họ là những người bạn thực sự, xem trọng bạn, đối xử tốt với bạn: Vậy hãy nói sự thật với họ, tôi tin họ nhất định có thể thông cảm cho bạn.

Ngược lại, đối với những người có quan hệ không thân hoặc không tốt: Cứ từ chối thẳng, đây cũng là dịp quan trọng để bạn đánh giá lại “cân nặng” của bạn trong lòng họ. Nếu họ phàn nàn, trách móc bạn, chứng tỏ họ không phải người bạn thực sự.

Bởi vì bạn bè đúng nghĩa sẽ hiểu và thông cảm cho nhau. Nếu họ coi trọng bạn, họ nhất định sẽ không làm khó bạn hay khiến bạn xấu hổ.

Những người chuyên gia quen bạn chỉ vì mục đích vụ lợi, đạt được thì vui vẻ, không được thì oán trách đều là bạn bè “giả tạo”.

Những người như thế, bạn nên dứt khoát từ bỏ, không cần khiến mình lún sâu vào rắc rối.

Người lương thiện sống độ lượng, người thông minh sống ích kỷ: Có 3 việc, càng ích kỷ, cuộc sống càng thăng hạng! - Ảnh 3.

3. Đối với những người coi thường bạn, quyết đoán cắt đứt đi!

Trong cuộc sống, không thiếu những kẻ hợm hĩnh, “mắt chó nhìn người thấp”. Đối với họ, chỉ có tiền và địa vị là đáng nhắc tới, còn những người có giá trị lợi dụng thấp, không đáng để họ quan tâm.

Lúc trước, tôi có xem qua một đoạn video, trong đó nhân vật chính là Phương, đang thực tập tại công ty. Tính tình cô hòa đồng, vui vẻ, cởi mở. Nhưng sau một thời gian, cô phát hiện ra có một người cùng bộ phận với cô, anh ta lúc nào cũng vậy, mỗi lần nói chuyện với cô đều “tỏ vẻ ta đây”, khinh bỉ cô.

Có lần, lãnh đạo giao cho cô một nhiệm vụ, bảo cô không biết cái gì cứ hỏi người cùng bộ phận kia.

Đúng là trong phương án đó có một chỗ cô không hiểu lắm, nên mới hỏi anh ta, kết quả anh ta liếc mắt khinh thường: “Cô có làm được hay không đó!”

Từ đó, Phương cố gắng hạn chế không bao giờ gặp anh ta nữa, trừ phi phải nói chuyện về công việc.

Thực tế, trên thế giới này có “chín người mười ý”, chúng ta không thể nào làm hài lòng hết tất cả mọi người. Đối với những người coi thường chúng ta, không cần để ý; cũng không cần lãng phí cảm xúc buồn tủi hay bực bội làm gì, nên tận lực tránh xa họ càng xa càng tốt!

Bởi vì dù chúng ta có làm bất cứ việc gì đi nữa, cũng không thể thay đổi lối suy nghĩ chủ quan của họ. Mà đã như vậy, chúng ta cũng không cần quá quan tâm, tử tế.

Khi tiếp xúc và kết giao với mọi người, dùng mắt nhìn cho rõ, dùng tâm cảm nhận thật kĩ, xem ai thật sự xứng đáng là “bạn”, xứng đáng để kết giao!

Theo Thiên Tuyết / Trí thức trẻ

ĐẠI DỊCH CORONA

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 1.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 2.

Bella Zhang kiệt sức ngồi xuống một tảng đá lớn bên ngoài bệnh viện đông đúc ở Vũ Hán. Trên tay cô cắm một chiếc kim truyền. Mẹ và em trai Zhang ngồi cạnh cô trong tình trạng tương tự. Mấy ngày qua, Zhang, 25 tuổi, một nữ nhân viên bán nước hoa có mái tóc màu xanh, bất lực nhìn từng người, từng người một trong gia đình mình có những triệu chứng giống với nhiễm virus corona.

Bà của Zhang là người đầu tiên có triệu chứng. Sau đó, ông cô, mẹ cô và hai chị em cô cũng có triệu chứng tương tự. Gia đình cầu xin sự giúp đỡ nhưng các bệnh viện trong thành phố, vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giường bệnh trầm trọng, đã không thể đưa họ đi. Ngày 1/2, ông của Zhang qua đời tại nhà.

“Họ bảo với chúng tôi hãy chờ đợi. Nhưng phải chờ tới lúc nào nữa. Gia đình tôi đã mất một người thân rồi”, mẹ của Zhang chia sẻ. Chiếc kim truyền trên tay gần như đã rơi ra khi bà cố gắng vẫy trong tuyệt vọng nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.

Thành phố Vũ Hán, nơi được coi là tâm dịch, đang căng mình chống lại dịch bệnh do virus corona chủng mới được đặt tên là 2019-nCoV gây ra. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa thành phố này và nhiều đô thị khác nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, biện pháp này cũng làm hạn chế nguồn lực y tế, vốn đã cạn kiệt của đô thị 11 triệu dân này.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 3.

Quá tải và không có khả năng đáp ứng, các bệnh viện trong thành phố đã từ chối nhiều trường hợp như gia đình Zhang, buộc họ phải về nhà và cách ly trong những căn hộ nhỏ, làm tăng nguy cơ lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình. Tính đến hết ngày 11/2, số ca tử vong vì cúm corona được xác nhận là 1.115 trường hợp với gần 45.168 ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Mắc bệnh ung thư phổi, ông của Zhang yếu đi rất nhanh sau khi có những triệu chứng nhiễm virus corona. Ông phải thở ô xi 30 phút buổi sáng và 30 phút vào ban đêm. Bị sốt cao, ông không thể ngủ được trong nhiều ngày. Zhang gọi điện tới bệnh viện nhưng họ nói rằng họ chỉ có thể đưa xe cấp cứu tới khi bố trí được giường bệnh. Tuy nhiên, xe đã không thể tới để đưa ông của Zhang đi…

Nhìn cảnh người đã nuôi dưỡng mình sắp chết, Zhang cầu cứu trên mạng xã hội, nơi vốn tràn ngập đồ ăn và ảnh đi du lịch nay đã trở thành nơi than khóc và cầu cứu. Trong nỗ lực cuối cùng, Zhang gọi được cho đường dây nóng của thị trưởng thành phố nhưng người trực không có câu trả lời. Anh ta hỏi gia đình cô định làm gì.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 4.

Về phần mình, gia đình Zhang cũng không có thời gian để than khóc. Sức khỏe của bà cô, người đầu tiên phát bệnh trong gia đình, đi xuống nhanh chóng. Họ đưa được bà tới bệnh viện và bác sĩ nói rằng ảnh chụp phổi của bà hoàn toàn trắng, dấu hiệu của viêm phổi nặng. Sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy bà bị nhiễm virus corona.

Trong tình trạng này, bà cần được đưa vào một trong những bệnh viện của thành phố nơi có thể chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm virus corona. Ở đó, các bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe, điều trị bằng thuốc kháng virus và thuốc kháng HIV cũng như thở khí oxy. Tuy nhiên, không có giường nào trống.

Bác sĩ bảo rằng Zhang và mẹ cô cũng nhiễm bệnh. Em trai cô đang được xét nghiệm. Họ được yêu cầu trở về nhà. Cha cô, người 50 tuổi, là thành viên duy nhất của gia đình chưa nhiễm bệnh. Ông ngủ ở phòng khách, cách xa những người còn lại. Họ đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi ngủ và thay phiên nhau chăm sóc bà cô, người đang thở một cách nặng nhọc.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 5.

Hàng ngày, Zhang đưa bà vào viện để lấy thuốc lúc nửa đêm, khi số người xếp hàng ngắn hơn. Ban ngày, cô cùng mẹ và em trai quay lại viện, hòa vào hàng dài người đang chờ đợi….

Đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của công chúng cũng như mong muốn ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền Vũ Hán, trong những ngày gần đây, đã đưa những người có dấu hiệu nhiễm bệnh tới các khu cách ly tạm thời. Trước đó, chỉ những trường hợp bị xác định nhiễm bệnh mới được đưa đi cách ly.

Chính phủ Trung Quốc đang chuyển đổi các sân vận động và các khu triển lãm thành các trung tâm cách ly. Tuy nhiên, giường bệnh được kê sát nhau cùng với lối đi chật hẹp làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa các bệnh nhân. Được nhận vào khu cách ly hôm 6/2, Zhang và mẹ cô, một người về hưu, coi đó là lựa chọn duy nhất nhằm tránh lây bệnh cho cha cô.

Trong các khu cách ly, có rất ít không gian riêng tư trong khi phòng tắm bị hạn chế. Những chiếc giường được sưởi ấm bằng loại đệm điện. Nhân viên y tế đo nhiệt độ của những người trong khu cách ly 3 lần mỗi ngày và chọ họ thuốc và 3 bữa ăn miễn phí….

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 6.

Ca bệnh đầu tiên do chủng virus lạ của corona xuất hiện tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm ngoái và nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Nhà chức trách Trung Quốc đã phải đóng cửa nhiều thành phố ở tỉnh Hồ Bắc và các khu vực lân cận nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Nhiều chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc cũng đã bị đình chỉ.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 7.

Vũ Hán là thành phố có 11 triệu dân, lớn hơn London và New York. Ngày 22/1, nhà chức trách Trung Quốc thông báo có 26 người chết vì chủng virus corona mới được đặt tên là 2019-nCoV. Đến ngày 11/2, số người tử vong trên toàn cầu của cúm Vũ Hán là 1.115 trường hợp, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 8.

Cúm Vũ Hán ban đầu được cho là không lây từ người sang người. Tuy nhiên, những bằng chứng không thể chối cãi đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phải thay đổi cách hành động. Sự kiện được coi là bước ngoặt xảy ra vào ngày 13/1 khi Thái Lan phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên. Đó là một công dân Trung Quốc. 18 ngày sau, nhà chức trách Thái Lan xác nhận trường hợp đầu tiên virus corona lây từ người sang người ở nước này.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 9.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 10.

Nhiều thành phố châu Á đột ngột rơi vào tình trạng “cháy” khẩu trang. Tại Đặc khu hành chính Hồng Kông, người dân phải xếp hàng xuyên đêm để được mua khẩu trang với giá cao gấp 5 lần bình thường. Khẩu trang được sử dụng để phòng ngừa virus lây lan trong thời kỳ ủ bệnh, khi người nhiễm bệnh phát tán virus dù chưa có bất kỳ triệu chứng nào.

Cần lưu ý rằng khẩu trang phẫu thuật bán sẵn trên thị trường không đảm bảo sẽ ngăn chặn hoàn toàn việc lây lan virus. Những chiếc khẩu trang phẫu thuật đơn giản mà đa số người dân sử dụng được thiết kế để chặn các hạt nhỏ đi vào từ mũi và miệng. Nó quả thực có tác dụng giảm nguy cơ lây nhiễm nhưng không thể hoàn toàn ngăn chặn loại virus này.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 12.

Thông thường, virus lây lan qua dịch trong lúc hắt hơi hoặc ho. Phần lớn các giọt nhỏ hơn 100 micromet (0,1 mm).

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 13.

Khẩu trang phẫu thuật được thiết kế để ngăn chặn nước bọt bắn từ người này sang người khác và các bề mặt gần đó, ngăn chặn vi trùng phát tán qua đường miệng. Trong khi khẩu trang N95 bảo vệ người dùng khỏi các hạt có đường kính 0,3 micromet. Khi được đeo đúng cách, nó có khả năng lọc 95% các hạt nhỏ trong không khí.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 14.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 15.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dù việc đeo khẩu trang y tế có thể hạn chế sự lây lan một số bệnh về đường hô hấp, nó không đủ để ngăn chặn mọi sự nhiễm trùng. Biện pháp phòng vệ tốt nhất là những cách kháng khuẩn hàng ngày: rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên mặt, tránh đến nơi đông người và giữ khoảng cách xa với người đối diện. WHO cũng khuyến cáo chỉ nên sử dụng khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng ho hay hắt hơi, hoặc chăm sóc cho người nghi nhiễm virus corona.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 16.

Ít nhất 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh các du khách từ Trung Quốc hoặc từ tỉnh Hồ Bắc trong khi nhiều hãng hàng không hủy các chuyến bay tới nước này.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 17.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 18.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 19.

Chưa đầy một tháng, số người chết vì cúm Vũ Hán trên toàn thế giới đã tăng tới 910 trường hợp. Các ca tử vong bắt đầu được công bố ngày 20/1 và tăng mạnh những ngày sau đó. Ngày 9/2, số trường hợp tử vong vì cúm Vũ Hán ở Trung Quốc lập kỷ lục với 97 người thiệt mạng. Chỉ riêng tại Trung Quốc, số người nhiễm bệnh và tử vong vì cúm Vũ Hán đã vượt đại dịch SARS trên quy mô toàn cầu vào năm 2002-2003.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 20.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 21.

Một số người nhiễm bệnh không có bất cứ dấu hiệu gì trong khi những người khác có các biểu hiện nghiêm trọng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 22.

Trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi với sức đề kháng kém là đối tượng dễ phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 23.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 24.

Khoảng 5 triệu người dân Vũ Hán đã rời thành phố trước khi nơi này bị phong tỏa, thị trưởng Zhou Xianwang ngày 26/1 cho biết. Phần lớn những người này tớ các thành phố lớn khác của tỉnh Hồ Bắc, theo Baidu, công cụ tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc. Dưới đây là top 30 điểm đến trong 2 ngày cụ thể:

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 25.

Flight Master, nền tảng đặt phòng và tra cứu du lịch lớn nhất của Trung Quốc, cho biết 3 trong số 10 điểm đến nước ngoài từ Vũ Hán trong thời gian từ 30/12/2019 đến 22/1/2020 là các sân bay tại Thái Lan. Ngày 30/1, Thái Lan xác nhận 14 ca dương tính với virus corona, trở thành nơi có số ca nhiễm bệnh lớn nhất ngoài Trung Quốc.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 26.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 27.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 28.

Việc bùng phát dịch bệnh được cho là có liên quan tới Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Chợ này sau đó đã bị đóng cửa. Nhiều tuần sau khi khu chợ của thành phố miền Trung Trung Quốc trở thành “tâm dịch”, nhà chức trách cho biết việc lây nhiễm từ người sang người là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 29.

Virus corona đại diện cho hàng loạt loại virus hiện diện ở động vật mà có thể mang nguy cư cho con người. Mối liên hệ giữa thịt của các loại động vật hoang dã được bán ở chợ hải sản Hoa Nam được công bố có thể là nguyên nhân dẫn đến trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở con người.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 30.

Những loài động vật được quảng cáo bán ở chợ Hoa Nam.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 31.

Việc giết thịt diễn ra ngay trên đường phố.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 32.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 33.

Vũ Hán là một trong những cảng trung gian lớn nhất trên dòng sông Dương Tử với các tàu thuyền tấp nập đổ tới Thượng Hải và Trùng Khánh. Với 6.397 km chiều dài, Dương Tử là con sông dài nhất châu Á và dài thứ 3 thế giới. Nó được sử dụng để vận chuyển lương thực, hàng hóa và giao thông.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 34.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 35.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 36.

Số liệu cập nhật đến ngày 26/1.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 37.

Số người Trung Quốc sống trong các thành phố bị phong tỏa tính tới ngày 26/1 còn lớn hơn dân số của hàng loạt quốc gia.

Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 38.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 39.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 40.
Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan - Ảnh 41.
Bài: Vũ Hà – Linh Anh
Thiết kế: 7PM
Nguồn: New York Times – SCMP

Theo Trí Thức Trẻ12/2/2020