Kèn hồng bung nở

TP HCM

Kèn hồng được ví như anh đào đang nở rộ ở nhiều cung đường trong trung tâm thành phố.

Kèn hồng bung nở

Thời tiết TP HCM năm nay nóng sớm nên hoa kèn hồng cũng nở sớm hơn. Thông thường, hoa rộ sắc hồng vào khoảng cuối tháng 3 đến tháng 6. Cây kèn hồng được trồng ở trung tâm TP HCM từ năm 2009.

Kèn hồng bung nở

Hoa có màu hồng dịu nhẹ, nhìn từ xa nhiều người lầm tưởng là anh đào. Hoa kèn hồng, còn gọi là hoa hồng chuông, hoa hồng phấn hay hồng loa kèn dựa theo hình dáng và màu sắc của chúng. Cây hoa thân gỗ có nguồn gốc châu Mỹ ưa sáng, chịu nóng, phù hợp với đất khô nên thường được trồng nhiều ở đường đô thị.

Kèn hồng bung nở

Hàng cây kèn hồng vươn ngang cầu Calmette (quận 1) đang nở rộ, thu hút đông bạn trẻ tập trung ở thành cầu chụp ảnh.

Kèn hồng bung nở

“Đây là lần đầu mình biết Sài Gòn có hoa này dù mình sinh ra và lớn lên ở thành phố này. Đi qua nhiều lần nhưng giờ thấy nhiều người khoe ảnh trên mạng đẹp quá, nên mình cũng thử đến xem”, cô gái tên Khanh tươi cười tạo dáng, nói.

Kèn hồng bung nở

Bãi cỏ phía dưới cầu Calmette là nơi trồng cây kèn hồng, không gian rộng nên nhiều người thoải mái đi bộ chụp hình.

Kèn hồng bung nở

Khi hoa nở hầu hết các cành đều rụng lá trơ trụi, ít bóng mát. Hoa chỉ nở đẹp khoảng một tuần, vài ngày gió là rụng hết. Tuy nhiên, đợt hoa này tàn thì đợt khác lại bung nở.

Kèn hồng bung nở

Ngoài khu vực cầu Calmette đường Võ Văn Kiệt (quận 1), cây hoa còn được trồng tại một số con đường trung tâm thành phố như Võ Thị Sáu (quận 3), Điện Biên Phủ (quận 1), khu Trung Sơn (Bình Chánh) phía sát quận 7…

Kèn hồng bung nở

Đoạn đường Điện Biên Phủ gần 2 km, hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 1, hoa đang rộ nở. Đây là con đường được trồng hoa kèn hồng nhiều nhất.

Kèn hồng bung nở

Trên đường Võ Thị Sáu (quận 3), những cánh hoa hồng phớt rụng đầy mặt cỏ xanh và lối đi bên lề. Hàng kèn hồng tại đây cao hơn so với cây ở những con đường khác. Hoa nở đẹp nhưng khó chụp hình, cộng với không gian vỉa hè hẹp, xe cộ qua lại đông.

Kèn hồng bung nở

Cũng trong thời gian này, một rặng hoa giấy lớn ở gần Cầu Mống, cách dãy cây kèn hồng trên đường Võ Văn Kiệt vài trăm mét, cũng thu hút đông người đến chụp hình.

Du khách đến chụp ảnh hoa kèn hồng nên gửi xe ở các hàng quán xung quanh hoặc dựng xe gọn gàng ở vỉa hè, không nên dừng đỗ bên đường gây ùn tắc giao thông.

Tâm Linh / Vn Express

Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc chết vì virus corona

Lin Zhengbin, bác sĩ đầu ngành về ghép thận tại Trung Quốc, qua đời hôm qua ở Vũ Hán sau chưa đầy một tháng nhiễm virus corona.

“Chúng tôi là bạn thân suốt nhiều năm. Sức khỏe của anh ấy tốt và không có bệnh tật gì. Vì vậy, không ai ngờ tình trạng của anh ấy xấu đi nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng đến vậy”, Song Jianxin, đồng nghiệp của ông Lin Zhengbin tại Bệnh viện Tongji, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cho biết hôm 10/2.

Lin Zhengbin, bác sĩ tại Bệnh viện Tongji, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Peoples Daily.

Lin Zhengbin, bác sĩ tại Bệnh viện Tongji, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: People’s Daily.

Lin, 62 tuổi, là một bác sĩ danh tiếng với 30 năm kinh nghiệm thực hiện các ca ghép thận, được đồng nghiệp và bạn bè mô tả là người hòa nhã và ít nói. Ông qua đời chưa đầy một tháng kể từ khi phát hiện nhiễm chủng virus corona mới (nCoV).

Song, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Tongji, cho biết Lin nhắn tin đề nghị ông giúp đỡ sau khi được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng lúc đó bác sĩ 62 tuổi đã quá yếu và phải thở oxy.

Theo một bác sĩ giấu tên, Lin có thể nhiễm nCoV trong đợt kiểm tra sức khỏe tại khoa ngoại trú đông đúc. “Trung tâm kiểm tra nằm cùng tầng với khoa nhi vô cùng đông đúc. Nhiều người đến và đi, trong khi các biện pháp cách ly lúc đó chưa được áp dụng”, người này cho hay.

Chính quyền Trung Quốc không công bố có bao nhiêu nhân viên y tế mắc bệnh viêm phổi cấp, nhưng nhiều người được cho là đã nhiễm nCoV. Theo bài viết của nhóm bác sĩ tại Vũ Hán đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ hôm 7/2, 40 y bác sĩ cùng bệnh viện đã nhiễm nCoV từ các bệnh nhân trong tháng một.

Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về nCoV, cũng qua đời hôm 6/2 vì nCoV. Cái chết của bác sĩ 34 tuổi khiến công chúng tức giận và cho rằng chính quyền nợ anh một lời xin lỗi.

Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát từ thành phố Vũ Hán và đến nay đã lan rộng 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến hơn 43.000 người lây nhiễm và 1.018 người thiệt mạng. Chính quyền Vũ Hán đã tiếp tục siết lệnh phong tỏa, yêu cầu giám sát chặt chẽ hơn những tòa nhà có trường hợp nhiễm virus.

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm nay công bố tên gọi chính thức cho dịch viêm phổi do nCoV là Covid-19, đồng thời cho biết vaccine đầu tiên để điều trị Covid-19 có thể được đưa vào sử dụng trong khoảng 18 tháng tới.

Ánh Ngọc (Theo Washington Post )

Cuộc sống là kết quả các hành động: Cách bạn nhìn nhận quyết định điều bạn sẽ làm để thay đổi thực tại

Cuộc sống là kết quả các hành động: Cách bạn nhìn nhận quyết định điều bạn sẽ làm để thay đổi thực tại

Bài học cuộc sống đôi khi đơn giản đến bất ngờ. Ai cũng nói được nhưng thực hiện đến cùng mới khó.

Tất cả chúng ta, ai ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và phải khẳng định rằng, dù nó đang tốt hay xấu thì bạn cũng hoàn toàn có thể tác động được.

Nếu bạn đang thấy mình sống một cuộc đời không như mong muốn, nó chẳng nói gì được về bản thân bạn mà nó có nghĩa là cách bạn suy nghĩ đang không hợp lý. Ý thức quyết định hành động, cách bạn nhìn nhận cuộc sống sẽ quyết định những điều bạn sẽ làm để thay đổi thực tại. Và cuộc sống chính là một bản kết quả các hành động của bạn mà thôi.

Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình thì quan trọng nhất và sâu xa nhất là thay đổi cách bạn nhìn cuộc sống. Nếu bạn còn đang băn khoăn cần bắt đầu từ đâu thì đây là những lời khuyên dành cho bạn:

Tập trung vào những việc bạn muốn (không phải những điều không muốn) – “Mong là tôi không bị bệnh”, “Mong là không thất nghiệp” hay “Cầu xin cô ấy đừng rời bỏ tôi” là những suy nghĩ tiêu cực bạn cần loại bỏ khỏi tâm trí ngay từ bây giờ. Hãy tập trung vào những thứ bạn muốn đạt được, chúng sẽ giúp định hình tâm trí để dần dần có những hành động cải thiện cuộc sống.

Cuộc sống là kết quả các hành động: Cách bạn nhìn nhận quyết định điều bạn sẽ làm để thay đổi thực tại - Ảnh 1.

Bắt tay vào làm – Không có gì có thể hoàn thành nếu bạn chỉ ngồi đó và suy nghĩ, mong đợi. Bạn cần hành động ngay khi có ý tưởng. Ví như bạn muốn ngồi thiền, ý nghĩa của việc này chính là không làm gì trong vài phút, thì bạn cũng phải làm đi.

Thể hiện sự chủ động – Đừng thụ động chờ người khác làm xong hay hướng dẫn thì mới bắt tay vào làm. Khi có bất kỳ tranh cãi hay xung đột nào ở công ty, hãy lên tiếng chứ đừng ngồi ngoài cuộc tranh luận, vì suy cho cùng bạn cũng là một phần của tập thể. Bất kể đó là gì, hãy là người đầu tiên thực hiện, đề xuất ý tưởng, thực hiện những phép thử mới… Đừng là người làm theo. Hãy là người khởi tạo.

Đi ngược số đông – Ngay khi bạn có ý tưởng mới, hãy nhớ là chúng cũng phải được thực hiện một cách đặc biệt, với phong cách của riêng bạn. Là một người đi ngược số đông không dễ. Bạn có thể chỉ đơn giản trở thành một người lãnh đạo, một người dẫn đoàn vì những hành động cuối cùng để thực hiện ý tưởng lại không có tính đột phá, khác biệt. Các nghệ sĩ, người làm sáng tạo là đối tượng dễ bị rơi vào cái bẫy này nhất. Họ nghĩ họ là người khởi tạo sự cá biệt nhưng thực chất lại chỉ là người làm theo.

Thể hiện – Chúng ta đều phải công nhận cuộc sống này có nhiều khó khăn và đôi khi chúng ta chỉ muốn trốn tránh tất cả để cho tâm trí và cơ thể yên ổn. Nhưng để có một cuộc sống tốt hơn, bạn không thể cứ mãi trốn tránh. Bạn cần tập cách đối diện và xuất hiện, thể hiện trong mọi hoàn cảnh: dù khi mưa nắng, đối diện với người xấu người tốt, áp lực, lời khen hay sự chỉ trích…

Từ bỏ những thứ không đem lại hiệu quả (nhưng đừng bỏ cuộc) – Bạn rõ ràng không thể đập bỏ bức tường bê tông với một cây búa nhỏ. Cuộc sống cũng như vậy, có những thứ bạn cần phải bỏ xuống khi nhận thấy nó không đem lại hiệu quả cho mục tiêu đang hướng tới, mặc kệ lời người khác nói gì. Nhưng bỏ xuống không có nghĩa là từ bỏ, bạn vẫn cần tìm cách khác để đạt được kết quả mong đợi. Ví dụ như với bức tường kia, hãy tìm một cây búa tạ.

Giữ sức khỏe – Không người bạn đồng hành nào tốt hơn một sức khỏe tốt. Hãy luôn mạnh khỏe, luôn ở trong trạng thái tinh thần tốt nhất để sẵn sàng chấp nhận bất kỳ thử thách nào mà cuộc sống mang lại.

Nghỉ ngơi thường xuyên – Bạn không thể sử dụng 100% nặng lượng mọi lúc. Để có thể luôn mạnh khỏe để chiến đấu với cuộc sống, bạn cũng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục năng lượng. Hãy đảm bảo luôn có chiến lược đúng đắn về thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày, trong tháng và những kỳ nghỉ trong năm bạn nhé.

Bỏ qua những đối tượng bi quan – Sẽ luôn có những người ngăn cản bạn hành động, luôn đưa ra những ý kiến tiêu cực và cái nhìn không mấy sáng sủa về tương lai. Họ có thể là bất cứ ai, thậm chí là bạn bè, gia đình, vợ/chồng bạn. Hãy biết chọn lọc ý kiến, bỏ qua chúng một cách chủ động. Một người bi quan không nhất thiết là một người xấu, nhưng đôi khi nó kéo bạn xuống rất sâu.

Cuộc sống là kết quả các hành động: Cách bạn nhìn nhận quyết định điều bạn sẽ làm để thay đổi thực tại - Ảnh 2.

Nhắc nhở bản thân về những gì bạn thực sự muốn – Chúng ta thực sự là những sinh vật rất hay quên. Bạn có thể miệt mài làm việc, cống hiến vì một điều gì đó rồi một sớm mai thức dậy, bạn chợt hỏi chính mình “Tôi phải làm gì với cuộc đời mình đây”. Bởi thế, bạn cần luôn nhắc nhở bản thân về ý nghĩa của cuộc sống tốt đẹp đối với chính bản thân, những điều quan trọng phải giữ, những việc nhất định phải làm… để không đi sai hướng và không hoang mang một sớm mai thức dậy.

Hoàng Lan / Theo Nhịp sống kinh tế

 

Đừng do dự, cứ dũng cảm bước ra khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc .

 

Nếu bạn muốn được tự do, hãy học cách sống thật tốt khi không có người đàn ông nào bên cạnh. Đó là tuyên ngôn đầy khác biệt về nữ quyền của con gái Dazai Osamu.

Từ bao đời, phụ nữ Á Đông đã bị trói buộc bởi những quan điểm của Nho giáo như: Tam tòng, tứ đức. Phần lớn trong số họ coi việc kết hôn là gắn bó trọn đời với một người đàn ông. Tại sao phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đời mình? Đó là câu hỏi lớn được đặt ra trong nhiều tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm là nữ.

Nữ quyền, không phải là một điều gì đó quá cao siêu hay xa vời. Đơn giản, đó là việc một người đàn bà được sống cuộc đời mà cô ta mong muốn. Nữ nhà văn Nhật Bản Yuko Tsushima đã mang đến cho người đọc một bức tranh mới mẻ, với gam màu êm dịu về nữ quyền với tiểu thuyết Lãnh địa ánh sáng.

Câu chuyện từ căn phòng nơi gác mái

Lãnh địa ánh sáng đưa người đọc đến một không gian nhỏ nhắn, nhưng tràn ngập ánh nắng. Từ căn phòng trên tầng áp mái của tòa nhà Fujino số 3, một người phụ nữ trẻ bắt đầu cuộc sống mới cùng đứa con gái lên ba. Cô vừa mới ly hôn chồng và quyết định thuê nơi này làm chốn nương náu cho hai mẹ con.

Để tìm được nơi ở ưng ý, người phụ nữ và chồng đã phải rong ruổi khắp nơi. Nhiều lúc, cô vợ tội nghiệp nghĩ rằng: Nếu không có chồng bên cạnh, liệu mình có thể sắp xếp ổn thỏa mọi thứ hay không? Đã có lúc, thiếu phụ cảm thấy mệt mỏi trong cuộc hôn nhân đầy rẫy những bất đồng. Cô quyết định ly thân và cảm thấy hoang mang.

Dung do du, cu dung cam buoc ra khoi cuoc hon nhan khong hanh phuc hinh anh 1 Lanh_dia_anh_sang.jpg
Tiểu thuyết Lãnh địa ánh sáng của Yuko Tsushima. Ảnh: I love book.

Vài tháng sau khi hai mẹ con cô rời đi, người chồng vẫn không gửi tiền trợ cấp. Fujino nói rằng tình hình tài chính của anh ta rất khó khăn, nên không thể chu cấp cho con gái. Với cô, đó không phải là chuyện gì mới. Từ khi hai người còn chung sống, người chồng bất tài ấy đã để vợ xoay sở một mình.

Khi người vợ trẻ quyết định ra đi, nhiều người khuyên cô nên suy nghĩ lại. Họ nói rằng cô sẽ chẳng tìm được người đàn ông nào yêu thương mình hơn Fujino. Lạ lùng ở chỗ, lời khuyên ấy đến từ một người mà cô chẳng thể ngờ.

Nữ quyền là được sống cuộc đời mà mình mong muốn

Sau khi vợ chồng cô ly thân, nhiều người đồn rằng Fujino đang cặp kè với một người phụ nữ đáng tuổi mẹ anh ta. Dù vẫn là vợ chồng, nhưng cô không buồn vì điều đó. Vào một ngày nọ, người đàn bà ấy đến gặp cô để tâm sự. Bà ta đã từng ly hôn. Giờ đây, khi sắp trở thành một bà lão già nua, thường xuyên làm bạn với sự cô đơn, người đàn bà ấy mới thấy hối hận về quyết định của mình.

Đi làm, một mình chăm sóc con gái nhỏ, nhiều lúc người mẹ trẻ cảm thấy mệt mỏi và bất lực. Nếu quay về với cuộc sống như trước kia, liệu cô có hạnh phúc không? Giống như con chim non lần đầu tập bay, ly hôn là bước ngoặt để thiếu phụ học cách trưởng thành.

Dung do du, cu dung cam buoc ra khoi cuoc hon nhan khong hanh phuc hinh anh 2 Yuko_Tsushima.jpg
Nhà văn Yuko Tsushima từng ly hôn và một mình nuôi dạy hai con trai. Ảnh: Japantimes.co.jp.

Với một câu chuyện bình dị kết hợp cùng lối kể nhẹ nhàng, đầy nữ tính tiểu thuyết Lãnh địa ánh sáng của Yuko Tsushima đã cho chúng ta một cái nhìn mới về nữ quyền. Không cần đến những tình huống gay gắt và bạo liệt, tác phẩm mang lại cho độc giả cảm giác yên bình giống như khi ngắm nhìn một bức tranh thủy mặc.

Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết này không có tên. Hơn 200 trang sách, tác giả cũng không dùng một dòng nào để tả về ngoại hình của cô. Dường như Yuko Tsushima không muốn nhắc tới một người đàn bà cụ thể. Bà muốn nhân vật của mình đại diện cho một thế hệ mới của phụ nữ Nhật. Họ là những con người độc lập, quyết đoán và sẵn sàng làm chủ cuộc đời mình.

Yuko Tsushima (1947-2016) là con gái út của nhà văn nổi tiếng Dazai Osamu. Tiểu thuyết Lãnh địa ánh sáng đã giúp bà giành giải “Gương mặt văn học Noma” vào năm 1979. Gia đình hay những câu chuyện xoay quanh các gia tộc lớn là chủ đề quen thuộc trong các tác phẩm của nữ tác giả này.

Lãnh địa ánh sáng đánh dấu một bước chuyển mình trong việc khai thác đề tài của Yuko Tsushima. Thay vì đề cậu đến mâu thuẫn của cá nhân trong gia đình như một số tác phẩm trước, bà mạnh dạn mang đến câu chuyện về gia đình bị khiếm khuyết với những trăn trở riêng của người phụ nữ. Nhiều người cho rằng nữ sĩ đã viết về câu chuyện của chính mình. Khi còn trẻ, bà cũng ly hôn và một mình chăm sóc hai con trai.

Yuko Tsushima không có ấn tượng gì về bố. Khi bà chào đời, cha đã thường xuyên vắng nhà, ông tự sát khi đứa con gái út chưa đầy 1 tuổi. Những hình dung về cha được xây dựng khi bà đọc các tác phẩm của ông. Có lẽ, đó cũng là lý do khiến cho hình tượng người cha trong các tác phẩm của nhà văn nữ này khá mờ nhạt.

Sách hay /Quỳnh Anh / Zing

CẬP NHẬT DIỄN BIẾN VỤ VIÊM PHỔI VŨ HÁN TRÊN THẾ GIỚI NGÀY 11/2/2020

Image may contain: one or more people, people standing, people walking and outdoor

Ảnh :Sau khi dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ bùng phát, nhiều thi thể xuất hiện trên đường phố. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

** Tổng số ca nhiễm : 43,112.00
** Tổng số ca tử vong : 1,018.00
** Tổng số ca bình phục : 4,043.00
** Riêng tỉnh Hồ Bắc có thêm 2.097 ca nhiễm mới.
**Đoàn các chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Trung Quốc.Nhóm này gồm 10-15 người
**Lây nhiễm nCoV trong quân đội, cảnh sát vũ trang ĐCSTQ ngày càng nghiêm trọng.
**Việt Nam có ca nhiễm nCoV thứ 15 là bệnh nhi 3 tháng tuổi
** Steve Bannon, cựu Cố vấn Chiến lược Nhà Trắng cho rằng đây là một thảm họa Chernobyl sinh học.
** Lương Trác Vĩ, Giám đốc Bệnh viện Y thuộc trường Đại học Hồng Kông cho biết, căn cứ theo nghiên cứu về phân tích mô hình, hiện nay dịch virus corona mới cứ gần một tuần lại tăng lên gấp bội. Toàn bộ tình hình dịch bệnh sẽ “đạt tới đỉnh điểm” vào tháng 4, tháng 5, tới tháng 6, tháng 7 mới giảm dần.
**TQ liên tiếp xuất hiện xác chết kỳ lạ không rõ nguyên nhân.
Sau khi dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ bùng phát, nhiều cư dân mạng chụp được ảnh một số người đang đi trên đường phố đột nhiên ngã xuống đất tại nhiều khu vực khác nhau ở Trung Quốc. Đáng chú ý là một số người trước đó đang bước đi rất bình ổn, không hề có biểu hiện gì bất thường, bỗng nhiên ngã xuống mà không hề báo trước.

@  AnLe FB

Virus corona ‘giáng đòn’ đáng sợ lên nền kinh tế thế giới

Virus corona 'giáng đòn' đáng sợ lên nền kinh tế thế giới

Gần hai thập kỷ đã qua kể từ khi một chủng của virus corona được biết đến với tên SARS xuất hiện ở Trung Quốc, làm chết hàng trăm người và kéo theo sự ảm đạm cho nền kinh tế toàn cầu. Loại virus hiện nay đang hoành hành ở Trung Quốc thậm chí còn gây thiệt hại nặng nề hơn.

Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu kể từ thời điểm dịch SARS bùng phát năm 2003. Trung Quốc hiện là công xưởng của thế giới, tạo ra các sản phẩm như iPhone và là động lực đằng sau nhu cầu về các loại hàng hóa như dầu mỏ và đồng.

Trung Quốc cũng cung cấp hàng trăm triệu người tiêu dùng giàu có, sẵn sàng chi mạnh cho các sản phẩm xa xỉ, du lịch và xe hơi đắt tiền. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu vào năm 2003 nhưng nay đã chiếm 16% sản lượng toàn cầu.

SARS làm 8.098 người nhiễm bệnh và 774 người chết trước khi được khống chế. Chủng mới của virus corona xuất phát từ thành phố Vũ Hán, miền Trung đất nước, đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng và lây nhiễm cho hơn 40.000 người tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa Vũ Hán và nhiều thành phố khác nhưng virus vẫn tiếp tục lan nhanh.

“Sự bùng phát dịch bệnh có khả năng gây ra sự biến đổi to lớn đối với thị trường và nền kinh tế. Tuy nhiên, quy mô của những tác động cuối cùng sẽ được quyết định bằng việc virus phát tán và phát triển, mà việc này cũng như cách mà chính phủ phản ứng trước dịch bệnh là không thể dự đoán”, Neil Shearing, trưởng nhóm các nhà kinh tế của tổ chức nghiên cứu cố vấn kinh tế Capital Economics, nói.

Ngoài ra, nguy cơ càng trở nên lớn hơn khi thực tế rằng thế giới bên ngoài Trung Quốc cũng đã thay đổi từ năm 2003. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy các công ty xây dựng chuỗi cung ứng xóa bỏ đi ranh giới quốc gia, khiến các nền kinh tế trở nên kết nối và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

Các ngân hàng trung ương lớn đã sử dụng ngày càng nhiều hơn các nguồn lực mà họ thường sử dụng để chống lại suy thoái kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trong khi nợ toàn cầu lên đến mức cao chưa từng thấy. Chủ nghĩa dân tộc dâng cao có thể khiến việc phản ứng toàn cầu trở nên khó khăn hơn nếu dịch bệnh bùng phát.

Virus corona giáng đòn lên nền kinh tế thế giới và đây là những lý do khiến nó thực sự đáng sợ - Ảnh 1.

Một người dân đeo khẩu trang bảo vệ trên đường phố Vũ Hán vào ngày 5/2/2020. Ảnh: CNN

Dịch bệnh tác động lên các chuỗi cung ứng và công ty toàn cầu

Các nhà máy sản xuất ôtô trên khắp Trung Quốc đã phải đóng cửa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khiến các nhà sản xuất ô tô hàng đầu như Volkswagen (VLKAF), Toyota (TM), Daimler (DDAIF), General Motors (GM), Renault (RNLSY), Honda (HMC) và Hyundai (HYMTF) không thể trở lại hoạt động bình thường tại thị trường ôtô lớn nhất thế giới.

Theo S&P Global Ratings, dịch bệnh bùng phát sẽ khiến các nhà sản xuất xe hơi ở Trung Quốc phải cắt giảm sản xuất tới 15% trong quý đầu tiên. Toyota hôm 7/2 cho biết sẽ đóng cửa các nhà máy đến ít nhất là ngày 17/2.

Các nhà sản xuất những mặt hàng xa xỉ vốn chủ yếu dựa vào lượng khách hàng Trung Quốc mua sắm trong nước cũng như nước ngoài, nay cũng bị ảnh hưởng lớn. Thương hiệu Burberry (BBRYF) của Anh đã đóng cửa 24 trên 64 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục và lãnh đạo hãng này cảnh báo virus đang gây ra “hiệu ứng tiêu cực với nhu cầu hàng xa xỉ”. Hàng chục hãng hàng không toàn cầu cũng hủy các chuyến bay đến và đi khỏi Trung Quốc.

Sự ảnh hưởng càng rõ rệt hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Qualcomm (QCOM), nhà sản xuất linh kiện điện thoại lớn nhất thế giới, cảnh báo dịch bệnh gây nên những bất định “đáng kể” đối với nhu cầu điện thoại thông minh và nguồn cung dùng để sản xuất chúng.

Hiện tại, hình hình thiếu hụt các linh kiện lắp ráp ô tô cũng đã khiến Hyundai (HYMTF) phải đóng cửa nhà máy ở Hàn Quốc và Fiat Chrysler (FCAU) phải lên kế hoạch dự phòng để tránh trường hợp đóng cửa như một nhà máy của họ tại châu Âu.

Các nhà kinh tế nói rằng mức độ gián đoạn hiện tại đang ở trong tầm kiểm soát. Nếu số lượng các ca nhiễm mới bắt đầu giảm và các nhà máy ở Trung Quốc mở cửa trở lại, thì sẽ là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý I và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nếu virus tiếp tục lây lan, thiệt hại kinh tế sẽ gia tăng nhanh chóng.

Mohamed El-Erian, trưởng nhóm cố vấn kinh tế của Allianz (ALIZF), nói với CNN rằng ông lo lắng nhất về nguy cơ tác động lan truyền đối với nền kinh tế.

“Đầu tiên, nó làm tê liệt khu vực bị dịch bệnh bùng phát. Sau đó, thiệt hại nhanh chóng lan rộng ra cả nước, làm suy yếu thương mại quốc nội, tiêu dùng, sản xuất và di chuyển của người dân”, El-Erian cho biết.

“Nếu virus vẫn chưa được khống chế, quá trình này càng lan rộng hơn, bao gồm ngưng trệ thương mại khu vực và toàn cầu, cản trở chuỗi cung ứng và du lịch”, ông nói thêm.

Nguy cơ dịch bệnh

Các nhà kinh tế đã rất vất vả để ước tính thiệt hại mà dịch bệnh có thể gây ra bởi tính đặc thù của dịch bệnh. Dịch bệnh thậm chí còn có thể gây thiệt hại nặng nề hơn cả thiên tai như bão lũ hay sóng thần hoặc các sự kiện khó lường khác.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), một đại dịch có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế tới gần 5% GDP toàn cầu, tức hơn 3.000 tỷ USD. Thiệt hại do những đợt dịch yếu hơn như dịch H1N1 năm 2009 cũng đã “xóa sổ” 0,5% GDP toàn cầu.

“Một đại dịch lớn giống như một trận đánh bất ngờ tới toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc và trên diện rộng”, Ngân hàng Thế giới đánh giá về đại dịch vào năm 2013. (Hiện tại, virus corona ở Vũ Hán chưa được tuyên bố là đại dịch).

Tuy nhiên, virus không phải là yếu tố gây ra những thiệt hại đó. Thay vào đó, cách thức tiêu dùng, giao dịch của người dân và phản ứng của các chính phủ trước tình hình bệnh dịch ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại.

Người dân ở trong nhà để phòng dịch dẫn đến cắt giảm mua sắm, tạm dừng công việc và du lịch, cắt giảm những nhu cầu tiêu dùng và năng lượng. Các công ty và chính phủ ra quyết định đóng cửa quán xá, cửa hàng, tạm đóng cửa nhà máy, tạm dừng sản xuất.

“Và cứ như vậy, sự việc ngày càng phát triển về phạm vi và mức độ. Nó có thể kết thúc vô cùng nghiêm trọng mà hiện tại chúng ta không thể đo đếm được”, William Reinsch, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, người từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia Mỹ, nói.

Theo ông Shearing, những đại dịch cho thấy nền kinh tế Trung Quốc thường bị tác động trong quý đầu tiên của năm, nhưng thường nhanh chóng đi vào quên lãng sau khi virus được khống chế.

“Miễn là việc đóng cửa nhà máy không dẫn đến tình trạng mất việc làm, vào giờ này năm sau, số liệu về GDP hầu như cũng không thay đổi nhiều so với nếu không có ảnh hưởng của virus”, ông nói.

Chúng ta có thể làm gì?

Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng phòng vệ và có các biện pháp chống lại các ảnh hưởng của virus corona lên nền kinh tế. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất chủ chốt vào tuần trước và bơm một lượng tiền mặt khổng lồ vào thị trường để giảm áp lực cho các ngân hàng và người vay. Các quan chức cũng công bố giảm thuế và hỗ trợ mới dành cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Trung Quốc ngày nay cũng dễ lâm vào khủng hoảng hơn so với 17 năm trước khi dịch SARS bùng phát.

“Hiện nay, Trung Quốc có nợ cao hơn, căng thẳng thương mại với đối tác thương mại chủ chốt và tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm dần lại trong một số năm, là những điểm yếu khiến nó bắt đầu đối diện với khủng hoảng”, Raphie Hayat, nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng Hà Lan ING, nói.

Các chuyên gia của Capital Economics kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ công bố những biện pháp bổ sung trong những ngày tới. Nếu virus tiếp tục lây lan rộng, họ tin rằng Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ những mục tiêu lâu dài để kiểm soát các khoản nợ và bơm tiền trực tiếp cho nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương của các nước và vùng lãnh thổ láng giềng gồm Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan và Philippines đã hạ lãi suất trong những tuần qua. Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan có thể cũng sớm hành động tương tự.

Những các “ông lớn” của thị trường tài chính thế giới đã khá mệt mỏi sau một thập kỷ chiến đấu với tăng trưởng kém kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngân hàng Trung ương EU đưa ra lãi suất âm trong năm 2014 và chưa hề tăng lên kể từ đó đến nay. Ngân hàng Nhật Bản cũng có hành động tương tự. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm qua. Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng ông rất thận trọng theo dõi tình hình.

Trong khi đó, mức nợ đã tăng vọt ở Mỹ, Nhật và các nước ở châu Âu bao gồm Italy, hạn chế tác động đến nền kinh tế nếu kinh tế toàn cầu rơi vào trạng thái bất ổn một lần nữa. Nợ toàn cầu, bao gồm vay vốn từ các hộ gia đình, chính phủ và các công ty đã tăng gấp 3 lần so với quy mô của nền kinh tế toàn cầu, tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận, theo Viện Tài chính Quốc tế.

Một điều quan trọng nữa là liệu các chính phủ có khả năng điều hành, ứng phó với dịch bệnh hay không, lý tưởng nhất là dưới sự giúp đỡ của các tổ chức đa quốc gia. Điều này đặc biệt đúng bởi theo WB, sự chuẩn bị cho nguy cơ đại dịch là rất thấp. Sự phối hợp có thể sẽ gặp khó khăn trong thế giới ngày càng chia rẽ khi chủ nghĩa dân tộc được đề cao hơn sự hợp tác.

“Rõ ràng, các tổ chức đa quốc gia đang phải chịu nhiều áp lực và có ít cơ hội hơn so với 10 năm trước đây. Nhưng nếu lạc quan, chúng ta có thể tin rằng đối diện với một dịch bệnh toàn cầu, các tổ chức toàn cầu vẫn có vai trò quan trọng để đối phó dịch bệnh”, Shearing nói.

Tham khảo CNN