Sắc xuân trên cao nguyên đá

HÀ GIANG

Mỗi dịp xuân về suốt 10 năm nay, anh Nguyễn Hữu Thông (Bắc Giang) lại tìm đến cao nguyên đá để ghi lại cuộc sống đầy màu sắc tại đây.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Đường lên Phố Cáo trong màn sương mây chạy qua những nếp nhà trình tường và hoa mận khoe sắc trắng.

Phố Cáo nằm trên quốc lộ 4C, cách trung tâm thị trấn Đồng Văn hơn 30 km. Nơi đây vẫn tồn tại những ngôi nhà trình tường màu vàng đặc trưng, ấm áp mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Chiều xuân trên Phố Cáo với bờ rào đá bao quanh căn nhà cổ, bên cạnh là ụ rơm và hoa mận, đào.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Thông (Bắc Giang), thành viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, tác giả bộ ảnh cho biết, mỗi dịp xuân về, anh thường lang thang khắp rẻo cao Hà Giang để sáng tác, từ Phố Cáo, Lũng Táo, Sủng Là, Sà Phìn… ở Đồng Văn tới Tráng Kìm (Quản Bạ) hay Hoàng Su Phì.

“Các chuyến chụp ảnh mùa xuân Hà Giang được tôi thực hiện từ năm 2010, mỗi lần là một cảm xúc khác nhau. Những hình ảnh cây đào mọc bên bờ rào đá và nhà trình tường hiện không còn nhiều như xưa. Mái lợp fibro xi măng đang thế chỗ ngói âm dương, gạch ba banh thay tường đất”, anh Thông chia sẻ.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi dưới gốc cây đào đang mùa hoa nở rộ.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Đôi vợ chồng cày đất cho vụ mùa mới trong buổi sớm mùa xuân Phố Cáo.
Anh Thông kể, sau ba tháng ngủ đông, cao nguyên đá thức giấc với những mảng màu rực rỡ, tiếng chim lan tỏa khắp rẻo cao Hà Giang. Ánh nắng ấm áp thay cho những ngày mưa phùn. Hoa đào, hoa mận khoe sắc nên nền đá xám. Hoa cải ngập tràn thung lũng. Những mảnh đất cởi bỏ chiếc áo cỏ dại là lúc vụ mùa mới bắt đầu.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Hai bé gái người H’Mong trong mùa hoa cải vàng ở Phố Cáo.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Trong tiết trời xuân Phố Cáo, một nhóm người dân tộc tươi cười lúc thưởng thức rượu và các món ăn vùng cao.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Sủng Là trong mùa xuân. Xã vùng cao này nằm trên quốc lộ 4C, nối Yên Minh với trung tâm cao nguyên đá Đồng Văn. Khi du khách tới đỉnh dốc ngã 3 lối dẫn đi Phó Bảng, thung lũng Sủng Là sẽ hiện ra trước mắt với những ngôi nhà trình tường được bao quanh bởi màu vàng hoa cải và sắc trắng, hồng của hoa mận, hoa đào.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Thiếu nữ dân tộc H’Mong phơi đồ trên những cành đào tại Sủng Là, Đồng Văn.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Một bé gái người H’Mong tại Sủng Là.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Người cha cắt tóc cho con bên hiên nhà tại xã Lũng Cú, Đồng Văn.

Du khách đến Hà Giang thường ghé check-in cột cờ nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã cực Bắc của Tổ quốc.

Sắc xuân trên cao nguyên đá

Trải nghiệm mùa xuân nơi cao nguyên đá, du khách đừng quên thưởng thức bữa sáng tại chợ phiên Đồng Văn.

Bức ảnh “Bữa sáng ở chợ phiên” đạt giải thưởng Grand Prize tại cuộc thi ảnh quốc tế do tạp chí Smithsonian (Mỹ) tổ chức năm 2018. Một năm sau, bức ảnh tiếp tục đạt huy chương bạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 10 tại Việt Nam.

Huỳnh Phương

Ảnh: Nguyễn Hữu Thôn / VN Express

Bong Joon Ho – đạo diễn Hàn Quốc đại tài, phá vỡ 92 năm lịch sử của Oscar là ai?

Bong Joon Ho - đạo diễn Hàn Quốc đại tài, phá vỡ 92 năm lịch sử của Oscar là ai?

Phát triển phong cách làm phim độc đáo cùng sự kỳ công trong mỗi tác phẩm điện ảnh, Bong Joon Ho trở thành đạo diễn đầu tiên của Hàn Quốc tạo nên kỳ tích ở LHP Cannes 2019 và Oscar 2020.

Sinh trưởng trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật

Với 4 chiến thắng vang dội tại Oscar 2020 cho Phim hay nhất, Đạo diễn, Kịch bản gốc và Phim quốc tế xuất sắc, Parasite (Ký sinh trùng) không chỉ tạo nên kỳ tích cho điện ảnh Hàn Quốc mà còn đưa tên tuổi của Bong Joon Ho – vị đạo diễn đại tài nên một tầm cao mới.

Bong Joon Ho sinh năm 1969 trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật với nền tảng giáo dục cao. Ông ngoại ông là Park Tae Won – một nhà văn nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh, tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh điển A Day in the Life of Novelist Gubo.

Cha ông là Bong Sang Gyun – một nhà thiết kế đồ họa, giám đốc nghệ thuật của Hãng sản xuất phim quốc gia.

Bong Joon Ho - đạo diễn Hàn Quốc đại tài, phá vỡ 92 năm lịch sử của Oscar là ai? - Ảnh 1.

Anh trai của Bong Joon Ho là Bong Jun Soo – một giáo sư tiếng Anh tại Đại học Quốc gia Seoul và chị gái của anh Bong Ji Hee – một nhà thiết kế thời trang và giám đốc của Hiệp hội Văn hóa Quốc tế.

Thừa hưởng niềm đam mê nghệ thuật từ gia đình, Bong Joon Ho từ những năm cấp 2 đã mơ ước được theo đuổi sự nghiệp phim ảnh. Tuy nhiên, do không nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ, khi lên đại học, ông đăng ký vào chuyên ngành xã hội học của Đại học Yonsei (năm 1988).

Trong thời gian học đại học, những hiểu biết về xã hội học giúp ông có những kiến thức, quan điểm mới mẻ giúp ích cho quá trình sáng tạo phim.

Bong Joon Ho - đạo diễn Hàn Quốc đại tài, phá vỡ 92 năm lịch sử của Oscar là ai? - Ảnh 2.

Ekip bộ phim Ký sinh trùng.

Ở trường, ông đồng sáng lập một câu lạc bộ điện ảnh có tên Yellow Door với các sinh viên từ nhiều trường đại học lân cận. Thời gian này, Bong Joon Ho đã thực hiện những bộ phim ngắn đầu tiên của mình là Memory Within the Frame và Incoherence.

Năm 1995, ông tốt nghiệp đại học và dành trọn thời gian để nghiên cứu về điện ảnh. Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật, Bong Joon Ho đã thử sức qua nhiều vai trò như đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, thậm chí là đạo diễn ánh sáng.

Những cố gắng của ông được ghi nhận khi liên tiếp các tác phẩm của vị đạo diễn tài ba cho ra mắt đều gây được tiếng vang lớn với người hâm mộ điện ảnh.

Chất “hài kịch đen” khác lạ, độc đáo

Phong cách làm phim của đạo diễn Bong vô cùng độc đáo, ông xây dựng bộ phim theo phong cách dark-comedy (hài kịch đen – gây cười dựa trên các vấn đề xã hội sâu cay, đáng sợ).

Ở phim của Bong Joon Ho, ông không xây dựng những nhân vật đẹp mỹ miều như nhiều tác phẩm điện ảnh, mà khắc họa những con người bình thường bị đẩy vào những tình huống trớ trêu của xã hội, buộc họ phải bộc lộ những góc đen tối trong tâm hồn.

Không những vậy, Bong Joon Ho cũng không ngại đề cập đến vấn đề căng thẳng và chế giễu chính trị thông qua những chi tiết ẩn dụ độc đáo, tinh tế.

Bong Joon Ho - đạo diễn Hàn Quốc đại tài, phá vỡ 92 năm lịch sử của Oscar là ai? - Ảnh 3.

Vì thế, các bộ phim của ông, từ Barking Dogs Never Bite (2000), Memories of Murder (2003), Mother (2009) và gần đây nhất là Parasite (2019) đều được các nhà phê bình phim quốc tế công nhận, khen ngợi.

Với Parasite, Bong Joon Ho trở thành vị đạo diễn đầu tiên của Hàn Quốc giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019 và cũng tạo nên kỳ tích chưa từng có cho điện ảnh châu Á tại Oscar 2020.

Năm 2017, trang web Metacritic đã xếp hạng ông đứng thứ 13 trong danh sách 25 đạo diễn điện ảnh giỏi nhất của thế kỷ 21.

Bong Joon Ho - đạo diễn Hàn Quốc đại tài, phá vỡ 92 năm lịch sử của Oscar là ai? - Ảnh 4.

Chiến thắng của Bong Joon Ho khiến người hâm mộ điện ảnh vỡ òa.

Ca ngợi tài năng của Bong Joon Ho, đạo diễn nổi tiếng Quentin Tarantino từng nhận xét: “Bong Joon Ho giống như Steven Spielberg của Hàn Quốc. Anh nói lên các thông điệp rất mạnh mẽ về chính trị xã hội, nhưng không làm ai đau đầu khi xem phim của mình.

Khán giả đến rạp xem phim của Bong Joon Ho sẽ được cười, được khóc, được chiêm ngưỡng những màn kỹ xảo, và họ sẽ không bao giờ phải xấu hổ trước những người thích chủ nghĩa kinh viện, vì phim của anh cũng có cả điều đó.”

Theo Trithuctre.

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng

Đằng sau thành công khủng khiếp của Parasite là một nữ tỷ phú vóc dáng thấp bé nhưng đầy quyền lực.

Loạt sao thế giới hò reo: “Bật lên, bật lên”

Giải thưởng điện ảnh lớn nhất hành tinh Oscar vừa kết thúc lễ trao giải lần thứ 92 vào sáng nay theo giờ Việt Nam.

Vốn là giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Nghệ thuật Mỹ, Oscar khiến khán giả toàn cầu ngỡ ngàng khi quyết định trao giải cao nhất cho bộ phim Hàn Quốc của đạo diễn Bong Joon Ho.

Kỳ tích này đánh dấu một sự kiện lịch sử khi bộ phim Hàn đầu tiên và cũng là bộ phim nói tiếng nước ngoài đầu tiên chiến thắng tại hạng mục Phim hay nhất.

Thắng lợi chưa từng có tiền lệ này làm ngất ngây người hâm mộ xứ Hàn nói riêng và khán giả yêu điện ảnh châu Á nói chung. Vậy là lần đầu tiên giải Oscar bảo thủ và cũ kĩ đã chịu “cúi mình” trước tuyệt tác quá đỗi xuất sắc của một quốc gia khác.

Sau khi nữ diễn viên Hollywood gạo cội Jane Fonda xướng tên Parasite và nhà sản xuất Kwak Sin Ae phát biểu lời cảm ơn, ê-kíp tổ chức của giải Oscar đã vội vàng tắt đèn sân khấu, dự định khép lại buổi lễ. Nhưng rồi một bất ngờ có một không hai khác đã xảy ra.

Một người phụ nữ nhỏ bé lọt thỏm giữa đoàn làm phim Parasite tiến dần đến chiếc micro muốn nói thêm vài lời. Khi này cả khán phòng hàng trăm người chật kín những ngôi sao điện ảnh thế giới đã cùng đồng thanh hò reo “Bật lên! Bật lên” cùng động tác hất tay đòi ban tổ chức bật đèn sân khấu trở lại cho bà tiếp tục phát biểu.

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng - Ảnh 1.

Tom Hanks, Charlize Theron, Margot Robbie cùng hàng loạt ngôi sao hò reo cổ vũ cho người phụ nữ châu Á.

Một giọng nói tiếng Anh rành rọt vang lên làm khán phòng nín lặng trong bất ngờ, bởi các thành viên khác trong đoàn phim Parasite đều không thể nói lời cảm ơn bằng tiếng Anh mà dùng tiếng mẹ đẻ kèm lời phiên dịch.

Chào mọi người. Tôi rất muốn cảm ơn đạo diễn Bong. Tôi thích mọi điều ở cậu ấy. Nụ cười, mái tóc điên rồ. Cách cậu ấy nói. Cách cậu ấy đi lại. Và đặc biệt là cách cậu ấy làm đạo diễn. Và điều tôi thực sự thích nữa là khiếu hài hước và cách cậu ấy chế nhạo bản thân, không bao giờ tỏ ra nghiêm túc.

Cảm ơn Bong, cảm ơn rất nhiều. Và tôi cũng muốn cảm ơn tất cả những khán giả đã ủng hộ cho Parasite, những người đã làm việc với Parasite và những người luôn yêu quý Parasite“, bà nói.

Người phụ nữ đó là bà Miky Lee- nhà sản xuất của Parasite và cũng là nữ tỷ phú vô cùng quyền lực của ngành điện ảnh Hàn Quốc, người ôm mộng đưa phim ảnh xứ kim chi đến với Hollywood và toàn thế giới.

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng - Ảnh 2.

Bà Miky Lee phát biểu trước khán phòng chật kín những ngôi sao.

Tỷ phú Miky Lee là ai?

Miky Lee hay còn gọi là Lee Mi-Kyung đang giữ vị trí phó chủ tịch tập đoàn CJ. Đế chế trị giá 4 tỷ đô la Mỹ này không chỉ đứng đằng sau thành công của Parasite mà còn giữ vị trí quan trong trong ngành công nghiệp giải trí của cả Hàn Quốc.

Nữ tỷ phú 61 tuổi cũng là thành viên của gia tộc danh giá bậc nhất Hàn Quốc- gia tộc họ Lee sáng lập ra tập đoàn Samsung.

Miky Lee và anh trai thừa hưởng tập đoàn từ người ông ngoại với định hướng ban đầu là kinh doanh ngành hàng thực phẩm. Nhưng nữ tài phiệt Miky lại ôm giấc mơ to lớn cho điện ảnh xứ Hàn.

Thời tuổi trẻ, Miky Lee đam mê ngôn ngữ và các ngành nhân văn. Bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật, từng theo học các trường Đại học hàng đầu châu Á và lấy bằng thạc sĩ ngành Châu Á học tại đại học Harvard.

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng - Ảnh 3.

Bà Miky thời trẻ.

Năm 1994, ở tuổi 36, bà Miky Lee chính thức trở về đảm nhiệm công việc kinh doanh của gia đình. Chỉ một năm sau người phụ nữ liều lĩnh này đã đem về một hợp đồng đầy rủi ro nhưng cũng cực kỳ tham vọng- đầu tư 300 triệu đô la cho một xưởng phim tại Hollywood mang tên Dreamworks.

Ngày nay, khán giả yêu điện ảnh biết tới Dreamworks qua hàng loạt phim hoạt hình đình đám như Shrek, Kungfu Panda hay How to train your dragon. Người sáng lập Jeffrey Katzenberg từng nói rằng có hai người mà nếu không có họ thì sẽ không có Dreamworks, đó là nhà đầu tư đầu tiên Paul Allen và Miky Lee.

Tầm nhìn của bà tiếp tục được khẳng định khi xây dựng thành công cụm rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc, chiếm tới 50 thị phần và mở rộng trên nhiều quốc gia khác.

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng - Ảnh 4.

Miky Lee và người sáng lập hãng phim Dreamworks.

Nhưng sứ mệnh mà “bà trùm” Miky Lee đặt ra cho mình không chỉ dừng lại ở đó. Bà muốn tạo một nền tảng vững chãi cho nghệ sĩ xứ Hàn phát triển và gây ảnh hưởng ra toàn thế giới. Dưới sự bảo trợ của Miky, thế hệ đạo diễn xuất sắc mới được trỗi dậy.

Năm 2004, phim Oldboy của Park Chan Wook đạo diễn và Miky Lee đầu tư trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu tiên giành giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes danh giá đánh dấu bước thành công rực rỡ thứ nhất của bà. 16 năm sau, người phụ nữ quyền lực này một lần nữa đưa điện ảnh Hàn làm nên lịch sử với Parasite. Nhưng lần này là trên sân khấu giải Oscar với 4 tượng vàng trong đó có tượng vàng cao quý nhất.

Nữ tỷ phú châu Á nhỏ bé và câu chuyện khiến cả Hollywood nín lặng - Ảnh 5.

Nụ cười của Miky Lee rạng rỡ tự hào không kém bất cứ thành viên nào của đoàn phim Parasite.

Trả lời phỏng vấn báo Hollywood Reporter, Miky Lee tự coi mình như chiếc cầu nối văn hóa, đưa những giá trị văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. “Tôi hạnh phúc khi được làm chiếc cầu nối. Hãy bước trên người tôi. Chỉ cần có ai đó bước qua cây cầu này, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã thành công“, bà nói.

Sau chiến thắng tại Oscar, Miky Lee sẽ tiếp tục kết hợp với kênh HBO để thực hiện phiên bản chuyển thể Parasite thành series truyền hình Mỹ. Bàn tay của nữ tỷ phú Hàn Quốc ngày càng vươn dài tới khắp Hollywood bằng tài năng và lòng đam mê với điện ảnh.

@ Trithuctre

Tân Bí thư Hà Nội, ông Vương Đình Huệ và câu hỏi về ‘lãnh đạo kỹ trị’

Queen Maxima of The Netherlands visits vice prime minister Vuong Dinh Hue hình ảnhGETTY IMAGES
Ông Vương Đình Huệ tiếp Hoàng hậu Hà Lan Maxima khi bà thăm Việt Nam hồi 2017

Ông Vương Đình Huệ vừa được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, thay thế ông Hoàng Trung Hải thôi giữ chức vì bị kỷ luật do những sai phạm trong quá khứ tại Công ty gang thép Thái Nguyên (dự án TISCO II).

Theo bình luận của giới quan sát, dù việc này chỉ là biện pháp tạm thời (tức bước đệm) để ông Huệ tiến vào Tứ Trụ trong Đại hội 13 (tháng Giêng 2021), hay ông sẽ tiếp tục lãnh đạo Hà Nội thêm một nhiệm kỳ để giải quyết các vấn đề nhức nhối mà Thủ đô đang phải đối mặt, thì đường quan lộ của “cậu học trò nghèo quê gốc Nghệ An trở thành Phó Thủ tướng” rõ ràng là hết sức thuận lợi.

Tác giả David Hutt trên tờ The Diplomat (ngày 16/01) thậm chí còn nêu nhận định: ông Huệ có khả năng sẽ được Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn làm Thủ tướng trước khi về nghỉ, trong trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc nắm ghế Tổng bí thư, nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực các phe phái.

Nhân vật kỹ trị?

Có ý kiến cho rằng sự thăng tiến của Vương Đình Huệ là việc tốt, bởi ông này thường được xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất Việt Nam đương đại, do có học hàm giáo sư.

Ông Huệ cũng có bằng tiến sỹ tài chính tại Slovakia và từng giảng dạy tại Học viện Tài chính.

Phải nói rằng bên trước ông Huệ, nhiều kỳ vọng tương tự cũng được gửi gắm lên vai các công Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đức Đam, Nguyễn Mạnh Hùng…và cả những nhân vật đã không may “ngã ngựa” như Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải (thạc sỹ ĐH Dublin, Ireland)…

Người ta tin rằng họ là đại diện của một thế hệ lãnh đạo mới, trẻ trung hơn, mang phong cách kỹ trị, dám nghĩ dám làm và ít giáo điều.

Kỹ trị (technocracy) là một cụm từ “thời thượng” ở Việt Nam những năm qua, phù hợp với chủ trương xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state), mô hình đã làm nên kỳ tích kinh tế của các quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore).

Singapore President Halimah Jacob hình ảnhGETTY IMAGES
Tổng thống Singapore Halimah Jacob là tiến sĩ luật, ĐH Quốc gia Singapore, và có kinh nghiệm quản trị trong ngành lao động, nghiệp đoàn, các vấn đề xã hội, phụ nữ và từng làm chủ tịch Quốc hội. Singapore nổi tiếng với mô hình quan chức ‘kỹ trị’

Sở dĩ có chủ trương này bởi kỹ trị thường được định nghĩa như một hệ thống quản trị, trong đó các nhà hoạch định sẽ được tuyển chọn dựa trên chuyên môn của họ, nhất là kiến thức khoa học trong các lĩnh vực, chứ không phải nhờ đảng phái, phe nhóm, quan hệ hay ý thức hệ.

Hệ thống này khá tương phản với quan niệm cho rằng nên để các đại diện do dân bầu nên ra quyết định trong chính phủ (tức mô hình dân chủ).

Đảng Cộng sản Việt Nam thường bám vào khái niệm này cùng với kinh nghiệm của Singapore để khẳng định chỉ duy nhất Đảng mới đủ năng lực lãnh đạo đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng.

Theo tôi, cần tránh lâm vào sự ngộ nhận ở đây.

Bởi nếu chỉ dựa vào một số tuyên bố hoặc phát ngôn “gây chú ý” để tùy tiện gán cho hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam đương đại hai chữ “kỹ trị” thì e có phần hơi vội vàng, nhất thiết phải nhìn vào quá trình hoạt động và những việc làm cụ thể của họ.

President Tsai Ing-wen distributes a red envelope to an old woman. hình ảnhGETTY IMAGES
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tặng bao lì xì ngày đầu năm Canh Tý người già. Hình chụp ngày 25/1/2020. Từng là giáo sư luật tại các trường Đại học Soochow và Đại học Quốc gia Chengchi, bà Thái Anh Văn còn có bằng tiến sỹ luật từ trường Đại học Kinh tế Chính trị London (LSE) danh tiếng.

Khác với các nhà hoạch định chính sách của những nền kỹ trị lừng danh tại châu Á thường trải qua đào tạo bài bản, điển hình như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… phần lớn lãnh đạo Việt Nam đều có bằng cấp cao nhưng ít giá trị, do tiêu chuẩn học thuật trong nước quá thấp, dẫn tới thiếu “thực học”.

Hoặc nếu họ có bằng cấp ‘kỹ trị’ thì bằng đó cũng phải xếp sau các tiêu chí đạo đức Đảng viên, bản lĩnh chính trị, và nhất là không thể thiếu chứng chỉ “lý luận chính trị”, do trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cấp, để thăng tiến.

Xin lấy ví dụ, ông Đinh La Thăng vốn học kế toán, nhưng lại đi lên từ phong trào văn nghệ Đoàn tại Tổng công ty Sông Đà, và cũng có tấm bằng tiến sỹ với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học” (năm 1996).

Đây là một tấm bằng rõ ràng là không có nhiều giá trị ứng dụng. Ấy vậy mà ông Thăng lại được nâng lên một tầm cao đáng giật mình khi gây thiệt hại, thất thoát trong quá trình làm quản lý nhiều hơn là tạo ra đóng góp.

Điều này càng cho thấy tâm và tầm của các lãnh đạo mang danh kỹ trị ở Việt Nam đến đâu.

Prime Minister Hayato Ikeda of Japan and his wifehình ảnhBETTMANN
Cố Thủ tướng Nhật Hayato Ikeda (1899-1965) và phu nhân. Ông Ikeda đã thiết kế ra ‘tầm nhìn Nhật Bản’

Để so sánh, cố Thủ tướng Nhật Bản Ikeda Hayato (1899 – 1965) từ khi còn làm Bộ trưởng Tài chính đã dày công nghiên cứu và cộng tác với các trí thức để đề xuất chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân – nhằm đưa GDP đầu người tăng gấp đôi sau 10 năm – cho cương lĩnh tranh cử năm 1960.

Nhờ tầm nhìn cùng sự lèo lái tài tình của ông, nước Nhật trên thực tế đã hoàn thành mục tiêu sớm hơn cả kỳ vọng (chỉ mất 7 năm), trong khi Ikeda còn không được may mắn để chứng kiến thành quả đó của mình vì qua đời năm 1965.

Hay cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (sinh năm 1923), nhờ vào nền tảng tri thức uyên thâm – được cả Nhật và Mỹ đào tạo, đã tốt nghiệp tiến sỹ tại Cornell với công trình Intersectoral Capital Flows in the Economic Development of Taiwan, 1895-1960 (tạm dịch: Luồng vốn liên ngành đối với sự phát triển kinh tế của Đài Loan, giai đoạn 1895 – 1960) nhận giải thưởng cho luận văn xuất sắc nhất của Hiệp hội Kinh tế Nông nghiệp Mỹ (năm 1968).

Ông Lý Đăng Huy đã góp công rất lớn vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp Đài Loan trong giai đoạn làm Bộ trưởng và sau dẫn dắt Đài Loan chuyển đổi sang dân chủ (xem thêm bài này)

Đối với trường hợp tân bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ, mặc dù hay được gọi là chuyên gia kinh tế nhưng tôi thấy ông hay dừng lại ở việc không làm mếch lòng ai và những câu nói thoạt nghe thì thâm thúy nhưng nghĩ lại chỉ là “vô thưởng vô phạt”.

Một số chuyên gia kinh tế như GS Trần Hữu Dũng (Mỹ) cũng từng nhiều lần bày tỏ sự hoài nghi về những tuyên bố hoặc nhận định khá thiếu “chính xác” của ông Huệ.

Chẳng hạn, trong một hội nghị mới đây về phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, khi được đối tác Hàn Quốc hỏi vì sao người Việt ít dùng điện thoại Samsung (made in Vietnam) so với iPhone, ông trả lời “Nếu có chuyện như vậy thì là do tỉ lệ nội địa hóa của Samsung thấp quá mà người Việt Nam thì luôn luôn ưu tiên dùng hàng Việt” – tức ông cho rằng iPhone là sản phẩm của Việt Nam. (xem nguồn tại đây).

Nếu là một nhà kỹ trị đúng nghĩa, ông Huệ hẳn phải hiểu rõ nguyên nhân khiến khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu sụp đổ là do sai lầm từ mô hình kinh tế chỉ huy, tập trung thay vì vận hành theo nguyên tắc của thị trường tự do.

Cũng theo cách tư duy đó, đáng ra ông phải không ủng hộ chủ trương thành lập siêu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp do chính ông theo dõi, chỉ đạo.

Đây là một biện pháp “dấu bụi dưới thảm”, chứ chẳng thể nào giải quyết triệt để khối nợ xấu và tình trạng thua lỗ bởi “đàn khủng long của nền kinh tế vị thành niên”, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà nhẽ ra cần được cổ phần hóa từ lâu.

Có lần ông còn nêu tiêu chí tuyển dụng cán bộ của siêu Ủy ban này là phải trong sáng, tự trọng (tiêu chuẩn này khá mơ hồ) thay vì yêu cầu người giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Cũng các tiêu chuẩn này khiến ông Nguyễn Hoàng Anh, cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, tỉnh chưa thoát nghèo và thường xuyên nhận cứu trợ ngân sách từ Trung ương, lại được chọn ngồi vào ghế chủ tịch của cái Ủy ban đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ lên đến hơn 5 triệu tỷ VND.

đường sắt Cát Linh - Hà Đông hình ảnhGIANG HUY
Công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đội vốn và chậm tiến độ, là một vấn đề bức xúc của thủ đô tân Bí thư Thành ủy Hà Nội phải giải quyết

Các thách thức cho tân bí thư Hà Nội

Trong trường hợp chưa kịp vào Tứ Trụ và ở lại Hà Nội hết một nhiệm kỳ, liệu ông Vương Đình Huệ sẽ giải quyết những bức xúc ngay trước mắt của Thủ đô như thế nào?

  1. Cần làm gì với công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông liên tục chậm tiến độ, khiến người dân Việt Nam lâm vào bẫy nợ nần của Trung Quốc?
  2. Làm sao cải thiện tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, sông hồ, thiếu khoảng không xanh, quy hoạch “hổ lốn” tại Hà Nội?
  3. Hay như bình luận của nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp từ Singapore, dư âm của biến cố Đồng Tâm ngay trước Tết có lẽ sẽ là một phép thử đầy khó khăn cho đồng chí Tân bí thư.

Cá nhân người viết tin rằng, trong một hệ thống coi trọng hồng hơn chuyên, tư duy nhiệm kỳ và căn bệnh thành tích lây lan quá nặng, sẽ rất khó có chỗ cho những nhà kỹ trị tài giỏi.

Thứ nữa, với chính sách điều động và luân chuyển nhân sự cấp cao như hiện nay của Việt Nam, các lãnh đạo nguồn trong diện được quy hoạch thường ít có thời gian để gắn bó với cơ sở và chuyên tâm làm những việc cụ thể, “ích nước lợi dân”, bởi họ còn bận “thi đấu” để tiếp tục đi lên.

Vì thế, vấn đề của đất nước có lẽ nằm ở lỗi hệ thống nhiều hơn khi người dân chưa được quyền tự do lựa chọn người thực sự tài giỏi ra lãnh đạo mình.

Ở trong một mô hình “không giống ai” như vậy, bên cạnh tham nhũng, sai phạm là tất yếu, nhân tài sẽ rất khó xuất hiện, hoặc nếu có thì cũng chẳng làm được gì, chưa kể nguy cơ bị cho vào “lò đốt” nếu muốn làm khác.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, hiện đang sống ở Hà Nội.

 

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (tối 10/2)

Trung Quốc Đại lục (*)

  • Theo UB Y tế Nhà nước Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục cập nhật đến 6h tối 10/2 là 40.185 ca, tăng 2.959 ca so với trước đó.
  • Số ca tử vong lại tiếp tục có một ngày tăng kỷ lục, thêm 96 ca, lên tổng cộng 908 người.
  • Gần đây đã xảy ra tình trạng nhiễm bệnh tập thể tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Vũ Hán (Trung tâm), có ít nhất 50 bệnh nhân và 30 nhân viên y tế bị nhiễm nCoV, bao gồm cả phó viện trưởng, trưởng khoa và y tá trưởng của Trung tâm. Xem chi tiết.
  • Dịch bệnh tấn công Bắc Kinh, tin đồn Tập Cận Bình chạy khỏi Trung Nam Hải. Ngoài ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, trong số 7 Thường ủy Bộ Chính trị, có 5 người còn lại là Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính đều “bặt vô âm tín” trên các bản tin của các kênh truyền thông chính của ĐCSTQ. Xem chi tiết.
  • Tuy nhiên, trong 1 bản tin của CCTV ngày 10/2 đã phát hình ảnh ông Tập đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại 1 quận ở Bắc Kinh. Người dân thành phố này đã dần đi làm lại vào ngày hôm nay.
  • Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài CBS (Mỹ) hôm 9/2, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải bác tin đồn về nguồn gốc của virus corona, cho rằng bất kỳ lý thuyết nào về nguồn gốc loại virus này có liên quan đến chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học là “hoàn toàn điên rồ” và cảnh báo những cáo buộc đó có thể khuấy động sự phân biệt chủng tộc và bài ngoại.
  • 264 y bác sĩ tỉnh Sơn Đông và 155 y bác sĩ tại Bắc Kinh đã được điều động thêm đến Vũ Hán để hỗ trợ chống dịch viêm phổi.
  • Trong buổi họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết tính đến 8h sáng 10/2, có tổng cộng 27 trường hợp công dân nước ngoài tại Trung Quốc bị nhiễm virus nCoV, trong đó có 2 trường hợp tử vong là một công dân Mỹ và một công dân Nhật Bản; 3 trường hợp đã được chữa khỏi và xuất viện.
  • Theo số liệu của Tổng cục thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa công bố hôm nay 10/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Trung Quốc tăng mạnh tới 5.4% do ảnh hưởng của đợt nghỉ Tết và dịch corona đang hoành hành, trong đó giá thực phẩm tăng 20,6%, giá thịt lợn tăng 116% và rau xanh tăng 17,1% so với một năm trước.
  • Hiện các nhà máy tại Trung Quốc đã khôi phục được khoảng 73% năng suất sản xuất khẩu trang nói chung và 87% đối với khẩu trang y tế, theo Tân Hoa xã.

(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 

Thế giới

  • Tàu Diamond Princess: Ít nhất thêm 65 người trên con tàu này vừa được giới chức y tế Nhật Bản xác nhận dương tính với nCoV. Như vậy đến nay, tổng số người được xác định nhiễm nCoV trên tàu là 135 người, nâng tổng số ca nhiễm tính cho Nhật Bản là 161 ca. Hiện rất khó có thể làm xét nghiệm cho hơn 3.700 người trên tàu, mà chỉ có những người bị sốt, hay những ai có tiếp xúc với những người bị nhiễm mới được xét nghiệm. Tuy nhiên chính phủ Nhật đang lên kế hoạch để xét nghiệm hết tất cả số người trên tàu. Hiện tất cả mọi người đang bị cách ly cho đến ngày 19/2.
  • Anh có thêm 5 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm lên 8. Nước này cũng vừa tuyên bố dịch corona là “mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra” cho sức khỏe cộng đồng.
  • Malaysia xác nhận ca nhiễm thứ 18;
  • Hồng Kông xác nhận 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 38; hiện cảnh sát Hồng Kông đang truy tìm 9 người trốn việc cách ly sau khi đến Hồng Kông từ Đại lục, 2 trong số đó đã bị phát lệnh truy nã, mức án có thể lên tới 6 tháng tù và tiền phạt tương đương 3.200 USDNgoài ra, tin tức 9 người trong một gia đình nhiễm virus corona sau bữa lẩu tại một nhà hàng lẩu nướng ở Hồng Kông đã khiến cổ phiếu các hãng lẩu lao dốc trong sáng 10/2.
  • Bangladesh: Phi hành đoàn hãng hàng không Biman của nước này từ chối thực hiện chuyến bay đưa công dân từ các thành phố Trung Quốc bùng phát dịch nCoV về nước, khiến chính phủ Bangladesh phải hủy kế hoạch đón công dân về. Tuần trước, Bangladesh đã đưa 312 người từ Vũ Hán về, và lên kế hoạch chuyến thứ 2 cho 171 công dân khác.
  • Hồng Kông đang sản xuất lô khẩu trang vải kháng khuẩn đầu tiên và có thể tái sử dụng gồm 3.000 cái và sẽ phân phát các khẩu trang này cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương của thành phố vào cuối tuần này. Khẩu trang có 3 lớp vải và được cho là có hiệu quả trong việc bảo vệ người đeo khỏi loại các giọt nhỏ (droplet) và hạt bụi cũng như vẫn còn khả năng kháng khuẩn sau khi giặt 50 lần.
  • Hãng Kia Motors đã đình chỉ gần như tất cả các dây chuyền sản xuất tại ba nhà máy đặt tại các thành phố Gwangmyeong, Hwaseong và Gwangju từ hôm nay do vấn đề liên quan đến nguồn cung cấp dây điện từ Trung Quốc.
  • Ngành ô tô thế giới được cho là bị ảnh hưởng nặng nề do dịch corona do nguồn cung ứng phụ tùng từ Trung Quốc bị ngưng trệ. Trung Quốc là nhà cung cấp phụ tùng chính cho các nhà máy ô tô trên toàn thế giới, và khi các nhà máy này bị đóng cửa, thì các nhà máy khác trên thế giới cũng dừng hoạt động.
  • Airbnb đã dừng tất cả đặt phòng tại Bắc Kinh từ 7/2 đến 29/2.

 Những tin đã đưa sáng 10/2:

  • Hồng Kông có thêm 10 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 36 ca;
  • Singapore có 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 43 ca;
  • Tây Ban Nha phát hiện 1 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 2 ca;
  • Tổng Giám đốc WHO bày tỏ mối lo ngại về sự lây lan của virus corona từ những người không có lịch sử đi lại đến Trung Quốc, cảnh báo ‘mới chỉ thấy phần nổi của tảng băng’, kêu gọi tất cả các nước tăng cường nỗ lực chuẩn bị cho sự lây lan của virus corona.
  • Theo mô hình dự đoán của các nhà khoa học Anh tới từ Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh London, dịch viêm phổi cấp sẽ dự kiến đạt đỉnh vào khoảng giữa tới cuối tháng 2 ở Vũ Hán. Theo đó, cứ 20 người sẽ có 1 người nhiễm bệnh, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh tại Vũ Hán lên khoảng 500.000 người trong vài tuần tới.

Việt Nam

  • Ba bệnh nhân (2 nữ, 1 nam) ở Vĩnh Phúc bị viêm phổi do virus corona mới gây ra đã được xuất viện chiều nay 10/2 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Cả 3 đều là thành viên đoàn 8 người tập huấn ở Vũ Hán. Sau 14 ngày điều trị cách ly, các bệnh nhân hết sốt, hết ho, xét nghiệm 3 lần cho kết quả âm tính với nCoV.
  • Tính đến sáng 10/2, Sở Y tế Vĩnh Phúc giám sát y tế tập trung thêm 103 người do đã tiếp xúc gần bệnh nhân dương tính nCoV, nâng tổng số lên 249. Những người này được giám sát tại Trường quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.
  • Sở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 10/2, số trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV trên toàn thành phố là 52, trong đó 49 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV. Hà Nội hiện chỉ còn 3 trường hợp nghi ngờ, đang tiếp tục cách ly theo dõi.
  • Tại Quảng Ninh, số liệu từ Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, tính đến sáng 10/2, tổng số ca giám sát, được sàng lọc để làm xét nghiệm virus corona là 81 và đều có kết quả âm tính. Hiện không có trường hợp nào tại tỉnh còn chờ kết quả xét nghiệm.
  • Tại Thanh Hóa, tính đến ngày 10/2 có 11 trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV, trong đó 9 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính. 28 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nghi nhiễm cũng đã qua 14 ngày giám sát, hiện không có dấu hiệu viêm đường hô hấp.
  • Ngày 10/2, Bệnh viện dã chiến TP HCM đặt tại Trường Đào tạo thuộc Bộ Tư lệnh thành phố tại ấp Bàu Đưng (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) chính thức đi vào hoạt động với quy mô 300 giường bệnh.
  • Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đến nay đã xử lý gần 3.500 vụ đầu cơ, nâng giá bán khẩu trang. Hành vi vi phạm chủ yếu là găm hàng, không niêm yết giá, nâng giá bất hợp lý.