10 bức tranh ‘vui nhộn’ về đời sống ở Việt Nam một thế kỷ trước

Cùng xem những tác phẩm lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản “10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ, tặng năm 1923” (10 peintures annamites représentant les métiers au Tonkin, don 1923) do một họa sĩ Việt Nam thực hiện đầu thế kỷ 20.

Ảnh: Gallica – Thư viện số thuộc Thư viện Quốc gia Pháp / Gallica.bnf.fr.

Bữa ăn của những người lính khố đỏ (đơn vị quân đội người Việt do Pháp tổ chức thành lập nhằm phụ trợ cho quân chính quy Pháp) tại một quán ăn.

Hai người đàn ông hút thuốc phiện.

Những người thợ bạc hành nghề.

Thợ cắt tóc dạo đang cạo râu cho một khách hàng trước hiên nhà.

Một người thợ lấy ráy tai cho khách hàng.

Những phụ nữ làm nghề đóng giày.

Thợ mộc.

Cặp vợ chồng nông dân dùng gàu tát nước vào ruộng ở Nam Định.

Cày ruộng bằng trâu trên đồng.

Cảnh xay lúa và sàng gạo tại một gia đình nông dân.

Theo KIẾN THỨC 

“Làm thế nào để múc nước bằng giỏ thưa?”, nữ sinh viên duy nhất đánh bại cả thạc sĩ để vào làm bằng câu trả lời giản đơn

Một vị quản lý cấp cao của doanh nghiệp nọ trong một buổi thuyết giảng đã được nghe câu chuyện kể về “Giỏ thưa múc nước”.

Có một thanh niên lúc nào cũng tự nhận mình thông minh, tài giỏi, học một hiểu mười, ngày ngày khoe khoang về trí tuệ của mình. Cho đến khi anh ta đọc một quyển giáo lý Phật gia, đọc đi đọc lại rất nhiều lần, anh ta vẫn không thể hiểu được. Anh tự nhủ rằng: “Lạ thật, rõ ràng mình hiểu nghĩa từng chữ một, nhưng ghép lại với nhau thì nghĩ mãi chẳng thông”.

Vậy là, anh ta tìm tới một khu rừng sâu, trong đó có một Thiền sư cao tuổi ẩn dật và hỏi ngài ấy rằng: “Thưa sư thầy, tôi vốn thông minh nhanh trí, nhưng đọc quyển giáo lý này lại đọc mãi vẫn không hiểu được ý nghĩa thâm sâu đằng sau từng câu từng chữ. Dù đã cố gắng rất nhiều lần, tôi vẫn không giữ được những lời lẽ này trong lòng. Tôi cảm thấy mình rất thất bại. Sư thầy có thể giúp tôi được không?”.

Vị Thiền sư bình tĩnh lắng nghe tất cả những gì thanh niên này giãi bày. Sau đó, ông lặng lẽ lấy một chiếc giỏ thưa được đan bằng tre vừa cũ vừa bẩn, phủ đầy bụi đất trong một góc đưa cho chàng trai và nói: “Tôi sẽ giúp cậu giải đáp nghi vấn này nếu cậu chịu cầm cái giỏ này đi múc cho tôi đầy một chậu nước.”

Chàng trai ngạc nhiên: “Vậy thì nước sẽ bẩn hết ư?”.

Vị Thiền sư chỉ mỉm cười gật đầu, không nói gì nữa.

Vậy là cậu thanh niên miễn cưỡng cầm giỏ đi tìm một con sông gần đó. Muốn nhanh chóng được nghe lời giải đáp, anh vục chiếc giỏ vào nước thật mạnh, rồi cố gắng chạy về thật nhanh.

Tuy nhiên, ngay khi vừa đi được vài bước, chiếc giỏ thưa đã không giữ được nước. Tất cả số nước múc lên đều tràn đi theo từng kẽ giỏ. Sau hàng chục lần thử đi thử lại, kết quả vẫn không hề khả quan. Có chạy nhanh lắm, bưng bít kiểu gì thì số nước trong giỏ cũng sẽ tràn hết khi anh ta đi được vài ba bước.

Quản lý đưa câu hỏi khó: Làm thế nào để múc nước bằng giỏ thưa?, nữ sinh viên duy nhất đánh bại cả thạc sĩ để vào làm bằng câu trả lời giản đơn  - Ảnh 1.

Cuối cùng, anh ta thất vọng não nề, lê bước trở về, trở lại chiếc giỏ không cho vị Thiền sư và đáp rằng “Tôi không làm được điều ông muốn”.

Vị Thiền sư đáp: “Không đâu, thực ra cậu đã làm được điều tôi muốn rồi”.

Trong khi cậu thanh niên không hiểu ra sao, vị Thiền sư đã giải đáp: “Người ta chỉ cần nhìn chiếc giỏ thưa này đều sẽ biết, nó không bao giờ có thể múc được nước. Chắc cậu cũng nhận thấy điều đó, nhưng để đạt được mục tiêu của mình, cậu vẫn quyết định thử, và thậm chí còn cố hết sức để thử theo nhiều cách khác nhau. Chỉ cần nhìn vào số đất cát bùn dơ bám trên giỏ nay đã trôi hết là tôi hiểu rằng cậu đã nỗ lực nhiều thế nào.

Trí tuệ của con người cũng vậy. Càng bỏ nhiều công sức, càng nỗ lực dám thử, dám mạo hiểm, dám tư duy thì cậu mới có khả năng thấu hiểu được đạo lý ẩn sâu đằng sau mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau”.

Thông qua câu chuyện này, vị quản lý hiểu ra rằng, lòng can đảm nhiệt tình là một nhân tố không thể thiếu trong quãng đường phát triển của mỗi một người. Ứng dụng vào công việc tuyển dụng nhân sự của mình, anh ta bắt đầu chú trọng tới việc tìm kiếm các nhân tố tiềm năng của ứng viên nhiều hơn là nhìn chằm chằm vào những kỹ năng, thâm niên, kinh nghiệm mà họ đã có sẵn.

Để làm được điều đó, trong những buổi phỏng vấn do mình tổ chức sắp xếp, vị quản lý không chỉ đưa ra các đề mục test kiến thức, kỹ năng, trình độ và ngoại ngữ mà còn kết hợp thêm nhiều câu hỏi IQ, EQ, đưa ra một số tình huống bất ngờ để ứng viên tự do phản ứng, thể hiện tư duy logic của mình.

Trong một lần, anh ta đã hỏi chính các ứng viên rằng: “Theo các bạn, có thể làm thế nào để múc nước bằng giỏ thưa hay không?”.

Ứng viên đầu tiên đứng dậy và trả lời: “Làm sao một chiếc giỏ thưa múc nước được? Bao nhiêu nước sẽ lọt xuống lỗ hết rồi còn đâu. Tôi nghĩ điều này là không thể nào”.

Một ứng viên khác lại thử: “Nếu là một chiếc giỏ thưa thì không thể. Nhưng nếu làm cho chiếc giỏ được đan chặt hơn, hoặc bọc nó bằng một lớp nilon, hay sử dụng keo hồ dán lại tất cả những chỗ trống, hạn chế không gian giữa các khe một cách tối đa thì vẫn có thể múc nước được”.

Trong lúc mọi người tranh cãi ầm ỹ về tính khả thi của việc này, một nữ sinh viên lại đưa ra câu trả lời: “Điều này rất dễ dàng mà. Vì câu hỏi chỉ yêu cầu ‘múc nước’ chứ không nêu rõ nước ở điều kiện nào, cho nên, lấy chỗ nước đó đem đi đặt vào tủ đá, tới khi nó đông lại thành băng, tôi có thể dùng giỏ thưa để múc lên rồi”.

Vị quản lý đưa ra kết luận, đây chính là câu trả lời thu hút anh nhất từ đầu tới giờ. Trong khi các ứng viên tốt nghiệp đại học, cao học chuyên sâu không ngừng làm phức tạp hóa vấn đề, nữ sinh viên này lại có thể tìm ra cách đột phá nhất từ sự đơn giản nhất. Cô chỉ tận dụng những hình thái khác nhau ở những nhiệt độ và hoàn cảnh khác nhau của nước, ở đây là trạng thái đóng băng, để giáp đáp vấn đề không tưởng này.

Ở bất cứ trường hợp nào, yếu tố “sáng tạo” tuy nói thì đơn giản, nhưng vẫn luôn là công cụ hữu hiệu nhất giúp chúng ta gây ấn tượng mạnh trong công việc, giúp nâng cao năng suất hơn so với việc lựa chọn một phương thức truyền thống ai ai cũng biết.

Biết tận dụng chính sở trường và tư duy logic để đơn giản hóa các nhiệm vụ được đề ra, đồng thời, giúp chúng ta tận hưởng công việc một cách thoải mái và vui vẻ hơn, chính là tiền đề để một người có thể phát triển thật xa hay không. Càng hoàn thiện năng lực sáng tạo, bạn lại càng có nhiều cơ hội để tự mình cải thiện kỹ năng, năng động nhiệt tình và làm ra nhiều thành tựu đột phá hơn.

Dương Mộc / Trithuctre

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn!

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn!

Căng thẳng như một con dao hai lưỡi: Vừa là bạn vừa là thù!

“Điều gì không khuất phục được bạn, sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn” như một câu thần chú khích lệ chúng ta vượt qua mỗi chướng ngại vật trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi nói đến tác động của căng thẳng lên bộ não, điều này chưa chắc đã đúng hoàn toàn.

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng của những căn bệnh (nếu có) khác. Không những thế, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm đến mức não bộ sẽ bị co lại do căng thẳng luôn tồn tại ở hầu hết thời gian trong cuộc sống. Tuy nhiên, thật may mắn là bạn vẫn có thể ngăn chặn điều này xảy ra.

Căng thẳng như một con dao hai lưỡi: Vừa là bạn vừa là thù!

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 1.

Xét một cách tổng thể, căng thẳng không hoàn toàn là một điều xấu bởi nó là bản năng để cơ thể tự bảo vệ mình. Ở cường độ thấp, căng thẳng tâm lý giúp con người có thêm động lực thích ứng với môi trường. Nó thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, ví dụ như khi ta cần sự tập trung, căng thẳng có thể là một nguồn năng lượng bổ sung để có thêm tự tin tham gia một cuộc thi đấu thể thao hoặc phát biểu trước công chúng.

Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống. Luôn luôn trong tình trạng căng thẳng có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng như đau đầu, đau dạ dày, huyết áp tăng cao, đau tức ngực và mất ngủ.

Căng thẳng quá mức có thể khiến não bộ nhỏ lại

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 2.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy những người liên tục trong tình trạng căng thẳng có kết quả rất thấp về bài kiểm tra trí nhớ. Không những thế, bộ não của họ cũng có kích thước nhỏ hơn so với những người có mức độ căng thẳng thấp hơn. Tình trạng co rút não này sẽ ảnh hưởng đến vùng chịu trách nhiệm ghi nhớ và học tập. Chính vì thế, căng thẳng càng kéo dài thì trí nhớ của bạn càng giảm sút cũng như khó có thể tiếp thu những điều mới trong quá trình học tập và làm việc.

Tiên sĩ Sudha Seshadri, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu trên cũng chỉ ra tình trạng căng thẳng ở hiện tại có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở 10 đến 20 năm sau. Ngoài ra, nó cũng có mối quan hệ đến các vấn đề tâm thần nghiêm trọng điển hình như trầm cảm.

Đừng lo lắng, bạn có thể kiểm soát mức độ căng thẳng của mình

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 3.

Vận động cơ thể: Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Úc, thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên ví dụ như những bài tập aerobic có thể cải thiện ghi nhớ cũng như duy trì sức khỏe não bộ khi chúng ta già đi. Tập luyện sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin- một loại hormone mang lại cho bạn cảm giác tích cực và lạc quan.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 4.

Ngủ đủ giấc: Không có gì đáng ngạc nhiên khi khoa học đã nghiên cứu, trong giấc ngủ, tâm trí của bạn vô cùng bận rộn. Đây là khoảng thời gian tâm trí của bạn được khôi phục và trở nên minh mẫn hơn khi bạn thức dậy. Nếu thiếu ngủ, bạn có xu hướng mệt mỏi, cáu giận và mất tập trung. Một nghiên cứu vào năm 2009 của Mỹ cho thấy những đứa trẻ dưới 10 tuổi nếu không ngủ đủ 8- 9 tiếng/ngày sẽ trở nên quá hiếu động, mất tập trung và có xu hướng bạo lực bởi giấc ngủ chính là nguồn bổ sung năng lượng cho não bộ.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 5.

Chế độ ăn hợp lý: Một chế độ ăn lành mạnh có thể tác động đến tâm trạng của bạn và thậm chí đẩy lùi tình trạng căng thẳng. Các loại ngũ cốc như gạo lứt, bắp, hạt kê,… có thể là lựa chọn lý tưởng bởi chất xơ trong ngũ cốc và các loại hạt giúp chuyển hóa mỡ và điều tiết sự hấp thu của đường – yếu tố quan trọng để kiểm soát cảm xúc.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 6.

Bên cạnh những người thân yêu: Nhận được những hỗ trợ tích cực từ các mối quan hệ sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ căng thẳng. Trò chuyện hay chia sẻ với gia đình và bạn bè sẽ giúp cơ thể tạo ra oxytocin, đây là một loại hormone giảm mức độ căng thẳng và lo âu khi chúng được phóng thích vào một số bộ phận ở não.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 7.

Thư giãn: Tham gia các khóa học yoga, thiền định hoặc một chuyến du lịch ngắn ngày có thể là một lựa chọn lý tưởng để đẩy lùi những áp lực cuộc sống. Dành một khoảng thời gian thoát khỏi những xô bồ của cuộc sống hằng ngày sẽ mang lại sự an tâm và một cái nhìn sâu sắc và từ đó những căng thẳng sẽ dần tiêu tan.

Anh Thơ / Trithuctre

Quan lộ của Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ

Ngày 7/2, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.

Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Tháng Giêng năm nay, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thông báo ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP. Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.

Hiện nay, giới quan sát đặt ra hai giả thiết:

Hoặc việc ông Vương Đình Huệ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ là biện pháp tạm thời từ nay tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng 2021. Theo đó, ông Vương Đình Huệ sẽ có khả năng được đề cử vào một trong Tứ Trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).

Hoặc nếu không vào Tứ Trụ tại Đại hội Đảng 13, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thêm một nhiệm kỳ.

Dù dự đoán ra sao, điều rõ ràng là con đường quan lộ của ông Vương Đình Huệ ngày càng thuận lợi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hình ảnhMANAN VATSYAYANA/GETTY IMAGES
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11/5/2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.

Trong khi đó, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.

Thời điểm đó, giới bình luận gọi đây là thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp xúc cử tri ngày 13/5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng bình luận: “Thẩm quyền là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng là cơ quan chuẩn bị để Trung ương quyết thôi. Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung 3 thì được 2, định bổ sung thêm 2 ủy viên Ban Bí thư thì được 1, so với yêu cầu về số lựợng thì chưa đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng.”

Báo chí nhà nước khi đó dẫn lời ông Trọng giải thích rằng, “trong không khí dân chủ này cơ chế phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến của người ta”.

Ông Vương Đình Huệ, khi đó tiếp tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, từ tháng 12/2012 tới tháng 1/2016, khi diễn ra Đại hội Đảng 12.

Vào Bộ Chính trị năm 2016

Nhưng tại Đại hội 12, ông được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.

Từ tháng 4/2016, ông chính thức là Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 7/2 năm nay, khi được điều động làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Với học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, ông Vương Đình Huệ được giới quan sát xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất trong chính giới Việt Nam.

Trong vai trò Phó Thủ tướng, ông Huệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực về kinh tế.

Trong đó có việc theo dõi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Việt NamÔng Vương Đình Huệ (trái) tại Đại hội 12 của ĐCSVN

Ông Huệ cũng là người trực tiếp chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

Ông giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi.

Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp…

Sinh năm 1957, với chuyên môn kinh tế, tài chính, ông Huệ được đồn đoán là một trong các ứng viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.

Theo truyền thống, các Thủ tướng Việt Nam gần đây, từ ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, đều xuất phát từ chức vụ phó thủ tướng.

Theo tiểu sử chính thức, từ 1979 tới 1985, ông Vương Đình Huệ là Giảng viên Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

Từ 1986 tới 1990, ông làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Việt Nam hình ảnhGETTY IMAGES
Ông Hoàng Trung Hải từng là phó thủ tướng từ 2007 tới 2016

Sau khi về nước, ông làm giảng viên ở Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, rồi trở thành Trưởng khoa Kế toán từ 1994 tới 1999.

Trong hai năm từ 1999 tới 2001, ông là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội.

Từ 2001 tới 2006, ông là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ông trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Đại biểu Quốc hội từ 2006 tới 2011.

Trong thời gian ngắn, từ tháng 8/2011 tới tháng 12/2012, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính.

Cuối năm 2012, Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương.

Ban này được gọi là Ban tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế, theo đường lối và Cương lĩnh của Đảng đã chỉ ra.

Ông Vương Đình Huệ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ cuối 2012 tới 2016.

Việc giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ nắm chức vụ lãnh đạo ở một cấp địa phương.

Việc điều hành Đảng bộ Thủ đô vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng, tỏa sáng trước Đại hội Đảng 13 năm sau.

BBC

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (7/2)

Virus corona mới: Những điều bạn cần biết

Đứng trước đại mỗi đại dịch bệnh truyền nhiễm, điều cần thiết là phải hiểu rõ nguồn lây, cơ chế gây bệnh, từ đó mới tìm được cách phòng ngừa hợp lý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì hiện nay chúng ta chưa có hiểu biết đầy đủ về loại virus corona mới (2019-nCoV) đang gây ra đại dịch trên toàn cầu. Tuy vậy, cũng giống như các loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp khác, cách phòng ngừa và phương thức lây truyền của chúng có những điểm tương đồng với nhau. Dưới đây là các khuyến cáo của các nhà chuyên môn về chủng nCoV này.

virus corona, Hải Dương
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

1. Virus corona 2019-nCoV lây truyền như thế nào?

Những hiểu biết hiện này của các chuyên gia y tế về loại virus 2019-nCoV là không nhiều. Những gì họ biết hiện nay là dựa vào những ‘chủng virus cùng họ’ đã từng được nghiên cứu trước đó, chúng thuộc họ virus kí sinh trên các động vật như lạc đà, trâu, mèo và dơi. Trong một số trường hợp hiếm gặp, virus này có thể lây bệnh từ người qua người như SARS, MERS và bây giờ là 2019-nCoV (1).

Loại virus lây từ người sang người là do tiếp xúc gần. Khi người mang mầm bệnh ho, hắt hơi hay xì mũi, sẽ tạo ra những giọt nước nhỏ trong không khí trong phạm vi khoảng 6 feet (tương đương với 1,83m). Những giọt nước nhỏ có mang virus này bắn vào không khí một khoảng thời gian, rồi rơi xuống các vật dụng xung quanh trong phạm vi nói trên. Người ở gần khi hít phải, hoặc bị bắn vào miệng, mắt, mũi thì sẽ nhiễm virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chưa hoàn toàn chắc chắn việc sờ vào các vật dụng hoặc bề mặt có mang virus rồi sờ lên mũi, mắt, miệng thì có bị lây nhiễm hay không, nhưng về lý thuyết thì điều này là có thể.

2. Phòng bệnh nCoV như thế nào?

Vì cơ chế lây truyền của virus là thông qua việc tiếp xúc gần, vậy nên tránh tiếp xúc với nguồn bệnh là yếu tố cốt lõi. Dưới đây là một số khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (2).

  • Rửa tay bằng xà bông ít nhất 20 giây sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi xì mũi, sau khi ho và sau khi hắt hơi.
  • Khi không có nước và xà phòng thì có thể dùng dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn ít nhất 60%. Khi thấy tay bẩn thì phải rửa tay bằng xà phòng.
  • Không đưa tay chưa được rửa sạch lên mắt, mũi và miệng.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh khi không cần thiết.
  • Dùng khăn giấy che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó bỏ ngay vào sọt rác.
  • Rửa sạch và khử trùng thường xuyên những vật dụng và những vị trí hay tiếp xúc trong nhà.

Ngoài ra Tổ chức Y tế Thế giới còn khuyến cáo không nên ăn thịt gia súc, gia cầm sống hoặc những đồ ăn chưa được nấu chín (3).

3. Khi nào cần đeo khẩu trang?

Theo các chuyên gia thì việc đeo khẩu trang chỉ có hiệu quả trong trường hợp:

  • Người đang bị bệnh hoặc người nghi ngờ bị bệnh hoặc có chỉ định cách ly.
  • Người đang chăm sóc người bị bệnh hoặc tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh.

Trong hai trường hợp này thì nên đeo khẩu trang loại N95 trở lên mới có tác dụng phòng ngừa (4).

Việc đeo khẩu trang đối với các trường hợp khác có thể tạo nên tâm lý yên tâm giả và làm lơ là các biện pháp phòng ngừa khác. Tuy nhiên đeo khẩu trang cũng một phần có tác dụng làm người đeo ít sờ tay lên mũi, miệng và mắt hơn (4). Do đó, trong những điều kiện ít nguy cơ thì có thể cân nhắc không nhất thiết phải đeo khẩu trang.

4. Khi nào cần đi khám Bác sĩ?

Bạn nên đi gặp Bác sĩ khi có một trong các triệu chứng sau (3):

  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở

5. Có cách nào để phòng bệnh hiệu quả hơn không?

Tăng cường sức đề kháng của bản thân cũng là một cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Một lối sống cân bằng hợp lý sẽ giúp bạn tăng khả năng đề kháng của mình với virus. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trà xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của virus trong phòng thí nghiệm, giúp làm giảm tỷ lệ bị nhiễm cúm và cảm lạnh (5).

Ngoài ra, một nghiên cứu của tiến sĩ Bruce Barrett, Đại học Wisconsin được tiến hành vào năm 2012 cho thấy thiền định hoặc luyện tập giúp làm giảm tỷ lệ bị viêm nhiễm đường hô hấp đến 40-50% (6). Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Bruce vào năm 2018 cũng cho kết quả thiền định giúp làm giảm đáng kể khả năng bị nhiễm cúm và viêm hô hấp (7).

Các nghiên cứu về tác hại của rượu cho thấy, lạm dụng rượu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch đặc biệt hàng rào miễn dịch bảo vệ của đường hô hấp cũng suy yếu do đó dễ bị mắc nhiễm trùng đường hô hấp (9).

Tiến Phong (t/h)